Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.57 KB, 13 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

36.

1Ngơ
2Nguyễn

Thái Hà*

Đức Khiêm**

Tóm tắt
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là nguồn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát
triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước nói
chung, ở mỗi địa phương nói riêng, tạo thế và lực mới cho việc phát triển nền kinh tế
nhanh và bền vững. Bài viết trình bày thực trạng nguồn vốn FDI, phân tích tác động của
đại dịch Covid-19 đến thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Qua
đó, trình bày quan điểm và giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
bối cảnh mới nhằm nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI phục vụ quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch Covid-19 và những
năm tiếp theo.
Từ khóa: Mơi trường đầu tư, phát triển kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Mở đầu
Sự bùng phát dịch Covid-19 đã đưa đến những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có
những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế tồn cầu. Bởi vậy, các kịch bản và dự
đốn liên quan đến các tác động đối với kinh tế Việt Nam cũng tương quan với các tác động
đối với kinh tế của các quốc gia trên thế giới sau đợt bùng phát đại dịch Covid-19. Điểm
đáng chú ý, nền kinh tế Việt Nam có mối liên kết lớn mạnh và ngày càng tăng với các nền
kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư. Trong đó, động lực quan trọng cho sự tăng


trưởng và phát triển kinh tế của nước ta nói chung, ở mỗi tỉnh, thành nói riêng là dòng vốn
FDI. Hơn hai thập niên, sau ngày tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu nhất
định trong thu hút nguồn vốn FDI. Khu vực vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trước tác động khó lường của
* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
** Trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc | Email liên hệ:

510


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

đại dịch Covid-19, cộng đồng quốc tế nói chung, mỗi quốc gia nói riêng, trong đó có Vĩnh
Phúc đã đưa ra nhiều kịch bản nhằm tìm phương án tối ưu để phát triển kinh tế, đảm bảo
các vấn đề an sinh xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tác động của dịch Covid-19 đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đại dịch Covid-19 xảy ra ở Trung Quốc đã nhanh chóng lây lan và đang tác động mạnh
mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Ngày
11-3-2020, WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Đến nay, khi dịch
tại Trung Quốc tạm lắng xuống, thế giới lại phải hứng chịu làn sóng bùng phát của dịch
“giai đoạn 2”, thậm chí cịn tác động mạnh hơn so với “giai đoạn 1” từ Trung Quốc. Hiện
nay, dịch có diễn biến khó lường, nhiều nền kinh tế hàng đầu đã trở thành ổ dịch mới và
có diễn biến rất phức tạp như: Mỹ, EU (Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Đức), Anh, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Đơng (Iran)… Tính đến ngày 28-9-2020, dịch bệnh đã lây lan tới 215
quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc Covid-19, số tử vong
vì Covid-19 đã vượt 1 triệu người, hơn 24 triệu người đã khỏi bệnh. Tại châu Á, Ấn Độ

là quốc gia có số ca mắc nhiều nhất châu lục với hơn 6 triệu người. Việt Nam đứng thứ
165 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới về số ca mắc bệnh [4]. Tính đến hết ngày 3-32021, tồn thế giới đã ghi nhận 115.722.872 ca nhiễm virus SARS-CoV2 gây bệnh Covid19, trong đó có 2.569.926 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 91.373.522
người. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Mỹ với 531.296 ca tử vong trong
tổng số 29.443.219 ca mắc Covid-19, tiếp đến là Ấn Độ với 157.471 ca tử vong trong số
11.156.748 ca mắc Covid-19, Brazil ở vị trí thứ 3 với 259.271 ca tử vong trong số
10.718.630 bệnh nhân. Hiện Brazil đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới trong khi
các hệ thống y tế đang đứng trước nguy cơ quá tải [8]. Số liệu trên là tín hiệu đáng mừng
về những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc khống chế sự lây lan của đại dịch Covid
-19. Tuy nhiên, diễn biến dịch tại nhiều nước, đặc biệt là Brazil và châu Âu vẫn hết sức
phức tạp. Nhiều quốc gia và thành phố lớn trên thế giới phải áp dụng quyết liệt các biện
pháp cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội, làm nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ. Các tổ
chức và chuyên gia y tế đều chưa xác định được đỉnh dịch ngoài Trung Quốc và chưa thể
xác định được khi nào dịch bệnh sẽ được kiểm sốt và kết thúc. Có thể thấy mức độ ảnh
hưởng của dịch bệnh vẫn tiếp tục trầm trọng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sản xuất và
tiêu thụ toàn cầu.
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu, rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tếxã hội, kéo theo hàng loạt vấn đề mà các khu vực kinh tế đang phải đối mặt như: Thiếu
511


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, thị trường cung - cầu trong nước bị thu hẹp, hoạt
động xuất, nhập khẩu bị đình trệ… Đó là những khó khăn chung của cả nền kinh tế thế
giới và Việt Nam. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của
đại bộ phận doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Đây là hệ quả tất yếu khi đại dịch bùng
phát, người dân Việt Nam và các nước thuộc thị trường xuất khẩu truyền thống của nước
ta: Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật… phải thực hiện giãn cách xã hội, lao động mất việc làm,
thu nhập giảm sút nên nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Trong các báo cáo chính thức, tất cả

các tổ chức quốc tế đều tỏ ra bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời gian
tới trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. JPMorgan (4-2020) dự báo nền kinh
tế thế giới sẽ mất 5,5 nghìn tỷ USD, tương đương 8% GDP vào cuối năm 2021. IMF (42020) dự báo kinh tế tồn cầu có thể phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất
kể từ cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của
kinh tế thế giới sẽ ở mức (-3%) trong năm 2020, và phục hồi mạnh mẽ ở mức 5,8% vào
năm 2021. Tất cả các nền kinh tế phát triển đều có mức suy giảm nghiêm trọng và tốc độ
tăng trưởng âm trong năm 2020, ở mức (-6,1%), nhưng phục hồi mạnh mẽ trong năm
2021 lên mức 4,5%. Tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự
báo cũng sẽ bị suy giảm, song ở mức độ nhẹ hơn, và sẽ phục hồi tốt vào năm 2021; riêng
các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở khu vực châu Á vẫn duy trì được mức tăng
trưởng dương (1% năm 2020) và phục hồi ở mức 8,5% năm 2021, trong đó Trung Quốc
tăng trưởng ở mức 1% trong năm 2020 và 9,2% trong năm 2021, Ấn Độ 1,9% (2020) và
7,4% (2021), ASEAN -0,6% (2020) và 7,8% (2021). Đặc biệt, trong báo cáo mới nhất (62020), OECD cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu tương ứng với hai kịch bản: Một là
dịch bệnh được kiểm sốt; hai là làn sóng Covid-19 lần thứ hai trong năm 2020. Theo đó,
với kịch bản thứ nhất, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thế giới sẽ
giảm 6% trong năm 2020 và tăng 5,2% trong năm nay. Ở trường hợp thứ hai, làn sóng
Covid-19 lần thứ 2 tấn cơng, các số liệu cho nền kinh tế toàn cầu sẽ là âm 7,6% trong
năm 2020 và cộng thêm 2,8% vào năm 2021. OECD dự báo kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng
âm 7% trong năm 2020, còn khu vực Eurozone tăng trưởng âm 9%. Kinh tế Italia, Pháp
và Anh có thể suy giảm tăng trưởng đến hơn 11% [1]. OECD cũng nhấn mạnh khơng có
quốc gia nào có thể mong đợi sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ theo một trong hai kịch bản.
Trong dự báo mới đây nhất của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia dựa trên mơ hình NIGEM, tốc độ tăng trưởng thế giới sau khi giảm mạnh trong Quý
II do tác động của dịch Covid 19 (dự kiến -11,85%) sẽ chậm dần xuống (-2%) trong Quý
III-2020 và bắt đầu phục hồi trở lại từ Quý IV-2020 với mức tăng trưởng 1,2%. Trung
Quốc dự báo sẽ phục hồi sớm hơn các nước khác khoảng một quý, đạt tốc độ tăng trưởng
dương 5,3% và 7,5% trong các quý III và IV-2020. Các nền kinh tế chủ chốt được dự báo
512



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

sẽ cải thiện dần trong 2 quý cuối cùng của năm 2020. Cụ thể, kinh tế Mỹ dự báo (-4,2%)
trong Quý III và (-0,93%) trong Quý IV-2020, kinh tế Nhật Bản dự báo sụt giảm lần lượt
(-5,6%) và (-1,32%); châu Âu (-5,7%; -2,85%) trong các Quý III, IV-2020. Đặc biệt, tăng
trưởng của Singapore dự kiến ảnh hưởng nặng nề trong Quý II-2020, tuy nhiên cũng được
dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng ở mức 4,32 và 11,81% trong Quý III và IV-2020. Điều
này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới theo quý năm 2020 (%, so với cùng kỳ năm trước)
TT

Thế
giới

Mỹ

Châu
Âu

Nhật
Bản

Trung
Quốc

Hàn
Quốc


Singapore

Inđônêxia

1

Quý III

- 2,01

- 4,22

- 5,70

- 5,60

5,28

- 1,90

4,32

- 0,95

2

Quý IV

1,27


- 0,93

- 2,85

- 1,32

7,49

- 1,38

11,81

- 2,79

3

Cả năm

- 3,54

- 5,48

- 5,73

- 6,29

2,10

- 2,59


- 5,43

- 2,77

Dự báo của NCIF trên cơ sở mơ hình NIGEM.
Nguồn: http:--ncif.gov.vn-Pages NewsDetail.aspx?newid=22171

Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc kìm chế thành
cơng dịch Covid-19 và khơng có ca nhiễm mới trong năm 2020, tuy nhiên, trước những
diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã làm cho các hoạt động sản
xuất, kinh doanh bị đình trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, gây
ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của tỉnh. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2020 của tỉnh
Vĩnh Phúc đạt thấp so với năm 2019, trong đó vốn FDI đạt 500 triệu USD, với 30 dự án
cấp mới và 45 dự án tăng vốn, bằng 43% so với năm 2019 và đạt 90,9% so với kế hoạch;
vốn FDI dự kiến đạt 7.200 tỷ đồng, với 45 dự án cấp mới và 10 dự án tăng vốn, mặc dù
đạt 130,9% so với kế hoạch năm song chỉ bằng 47% so với năm 2019 [6,tr.8]. Sự sụt giảm
về số vốn thu hút đầu tư trong năm 2020 chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 nên các nhà đầu tư từ nhiều thị trường truyền thống của tỉnh như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan… đã dừng triển khai tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Bên cạnh đó,
do chính sách hạn chế nhập cảnh người nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến nhiều doanh
nghiệp thiếu hụt chuyên gia, người lao động trình độ cao khiến các doanh nghiệp này
phải tạm ngừng sản xuất, cắt giảm lao động. Việc tuyển dụng lao động mới gặp khó khăn
do tâm lý lo ngại dịch bệnh. Một số doanh nghiệp FDI đã giảm doanh thu, lợi nhuận dẫn
đến thua lỗ, tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Nhiều dự án vệ tinh của
Tập đoàn Samsung hoạt động trong lĩnh vực điện tử bị sụt giảm số lượng đơn đặt hàng,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may có đối tác khách hàng tại Mỹ, các
nước châu Âu cũng bị tạm dừng hoặc cắt giảm đơn hàng.
513


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc xác định: “Lấy phát triển công nghiệp làm nền
tảng, phát triển dịch vụ, du lịch là mũi nhọn và coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là
nhiệm vụ quan trọng” [5,tr.102-107]. Vĩnh Phúc đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế,
phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường đầu tư kinh
doanh cởi mở, thơng thống có tính hấp dẫn và cạnh tranh nhằm kêu gọi, thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, coi đó là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội, tăng
nguồn thu ngân sách, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nông thôn, nâng
cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh
Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc - Thành cơng của doanh nghiệp chính là thành cơng
và niềm tự hào của tỉnh” [8,tr.3], Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc ln xác
định doanh nghiệp là động lực phát triển, là đối tượng để phục vụ. Vì vậy, chính quyền
ln tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp đều được bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đất đai, hạ tầng điện nước,
ưu đãi thuế, đào tạo nghề và tuyển dụng lao động, tiếp cận vốn, thông tin liên lạc, quan
tâm đào tạo lao động, đẩy mạnh nguồn kinh phí xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội
phục vụ cho người lao động.
Vĩnh Phúc đặt mục tiêu: “Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững… Phấn đấu đến
năm 2025 đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, thành một trong những
trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, thu nhập thực tế bình quân
đầu người cao hơn cả nước, đạt mức 80-85.000.000” [3,tr.63]. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
đã quyết liệt trong việc chỉ đạo tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục
hành chính và thực hiện nhiều nội dung hỗ trợ các dự án lớn trong quá trình triển khai,
thực hiện dự án theo biên bản ghi nhớ. Công tác xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư
thuận lợi và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh được chú trọng và không ngừng nâng cao. Đây là kênh quan trọng nhất trong
xúc tiến đầu tư, mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mọi thành phần kinh tế

đầu tư sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt chỉ tiêu đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2016-2020, chỉ rõ: “Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mọi thành phần kinh
tế đầu tư sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt chỉ tiêu đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVI đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020
đạt 7-7,5%; tổng sản phẩm nội tỉnh đến 2020 bằng 1,5-2,0 lần so với năm 2015; Giai đoạn
2016-2020, thu hút mới 1,3-1,5 tỷ USD vốn đăng ký từ các dự án FDI và 14-15 nghìn tỷ
đồng vốn đăng ký dự án FDI, phấn đấu đến năm 2020 có 10 nghìn doanh nghiệp” [9,tr.1]
514


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

và xác định: “Lấy cải cách thủ tục hành chính làm khâu đột phá” và nhấn mạnh: “Cải
thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm có tính
chiến lược của tỉnh, chú trọng thu hút, phát triển doanh nghiệp lớn, có uy tín, năng lực
sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, không ảnh hưởng mơi trường, khuyến khích đổi
mới cơng nghệ sản xuất, kinh doanh, đáp ứng hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm phát triển nhanh và bền vững”
[9,tr.18]. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ và lãnh đạo tỉnh trong việc tập trung tháo
gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường
đầu tư kinh doanh của Vĩnh Phúc được cải thiện rõ rệt. Tỉnh đã nỗ lực thực hiện giảm
thời gian giải quyết các thủ tục; vận hành hiệu quả Trung tâm hành chính cơng tỉnh,
huyện, bộ phận một cửa, một cửa liên thông ở cấp xã và các sở, ngành; cung cấp dịch vụ
công trực tuyến thông qua phần mềm ứng dụng cho bộ phận một cửa, phần mềm dịch vụ
công trực tuyến, phần mềm ứng dụng quản lý văn bản; Tiếp tục duy trì chương trình “Cà
phê doanh nhân” định kỳ vào chiều thứ 6 hằng tuần… Nhờ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh

của tỉnh những năm qua luôn ở trong tốp đầu của cả nước. Vĩnh Phúc đang dần hiện thực
hóa mục tiêu trở thành tỉnh cơng nghiệp và hồn thành khung đô thị cho thành phố Vĩnh
Phúc trong tương lai, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp,
dịch vụ, du lịch của khu vực Đồng bằng Sông Hồng và cả nước để cấu trúc lại nền kinh
tế theo hướng phát triển bền vững.
Nhờ thu hút được dòng vốn FDI nên kinh tế của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, tốc
độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
(GRDP) năm 2019 tăng 8,05% so với năm 2018, đạt 118.398 tỷ đồng. Vĩnh Phúc là một
trong số các địa phương có ca bệnh đầu tiên của cả nước, nền kinh tế với tỷ trọng khu
vực FDI cao, đã và đang hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống
chịu cịn hạn chế do đó đã chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch. Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện “mục
tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động
kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách
của Chính phủ về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn
đầu tư công, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trong quý II, năm 2020 đại dịch bùng phát
mạnh ở trong nước và trên thế giới, cả nước tập trung phòng chống dịch bằng các biện
pháp cách ly, giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh của các
ngành kinh tế. Bởi vậy, năm 2020, lần đầu tiên Vĩnh Phúc có mức tăng trưởng âm trong
6 tháng đầu năm trong 10 năm trở lại đây, giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước. Tuy
nhiên, từ đầu Quý III-2020, nhờ thực hiện các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ của
Chính phủ, các cấp, các ngành, kinh tế của tỉnh đã nhanh chóng phục hồi, đạt mức tăng
515


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

4,20% so cùng kỳ. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 2,21%.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,88%; khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng 3,92%; khu vực dịch vụ tăng 0,32% so với cùng kỳ năm 2019. GRDP năm
2020 ước tăng 2,21% so với năm 2019, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2015-2020
[2,tr.17]. Dù có mức tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa
phương, nhưng trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của địa dịch Covid-19 thì mức tăng
trưởng trên là động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Vĩnh
Phúc nỗ lực phấn đấu trong năm 2021 và những năm tiếp theo nhằm đưa Vĩnh Phúc phát
triển ngày càng giàu mạnh.
Năm 2020, thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Sở
Kế hoạch - Đầu tư đã chủ động phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu
tư tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư trực tuyến bảo đảm tuân thủ chính sách giãn cách
xã hội; thực hiện giảm thời gian cho các nhà đầu tư làm thủ tục thành lập doanh nghiệp,
đăng ký kinh doanh qua mạng, cơng bố các thủ tục hành chính, các quy hoạch của tỉnh.
Tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI quý IV-2020 ước đạt 6.316,9 tỷ đồng, tăng
12,75% so với quý trước. Lũy kế cả năm ước đạt 18.983,3 tỷ đồng, tăng 11,38% so với
năm 2019. Với sự hỗ trợ tích cực của tỉnh, Ban Quản lý Các KCN tỉnh đã tạo điều kiện
thuận lợi giải quyết thủ tục nhập cảnh đối với các chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ
thuật cao người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn; đẩy mạnh cung
cấp các dịch vụ, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, đầu tư xây
dựng nhà máy và hoạt động sản xuất, năm 2020, đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận điều
kiện đầu tư mới cho 02 dự án, trong đó: 01 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 500
nghìn USD và 01 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 100 tỷ đồng; điều chỉnh tăng
vốn cho 07 lượt dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 82,27 triệu USD. Tổng
vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong năm 2020 là 82,77 triệu USD và 100 tỷ
đồng. Các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 15 dự án FDI mới và 32 lượt tăng vốn đầu
tư với tổng vốn đăng ký đạt 221,61 triệu USD (trong đó: vốn cấp mới là 40,74 triệu USD;
vốn tăng thêm là 180,86 triệu USD), bằng 42% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2019,
đạt 67% kế hoạch năm; thu hút 02 dự án FDI mới và 02 lượt tăng vốn đầu tư với tổng
vốn đầu tư đăng ký là 414,66 tỷ đồng (trong đó: vốn cấp mới là 393 tỷ đồng; vốn tăng
thêm là 21,66 tỷ đồng), bằng 16% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2019, đạt 50%

kế hoạch năm [2,tr.10].
Đến nay, số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các KCN là 369 dự án, gồm 63 dự án
FDI với tổng vốn đầu tư 14.977,15 tỷ đồng và 306 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 4.270,35
triệu USD. Trong đó,có 314 dự án đang hoạt động SXKD, chiếm 85,1% tổng số dự án;
21 dự án đang triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị nhà xưởng; 29 dự án cấp
516


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

mới và đang làm các thủ tục triển khai dự án; 5 dự án FDI thuộc diện giãn tiến độ, đang
làm thủ tục chấm dứt hoạt động (chiếm 1,3% tổng số dự án). Vốn đầu tư khu vực nhà
nước: Ước vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước Quý IV-2020 đạt 2.980,3
tỷ đồng, tăng 17,59% so với quý trước. Lũy kế cả năm ước thực hiện 7.978,1 tỷ đồng, đạt
87,41% kế hoạch năm 2020, tăng 36,61% so với cùng kỳ [2, tr.9]. Công tác quản lý đầu
tư công được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh quan tâm chỉ đạo, giám sát chặt chẽ; UBND tỉnh quyết
liệt trong điều hành, thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin và kịp thời cho ý kiến, giải
quyết vướng mắc khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, trong đó tập trung vào
cơng tác giải phóng mặt bằng, thi cơng cơng trình và giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra với quy mơ tồn cầu, song các hoạt động
kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư tiếp tục được tỉnh quan tâm. UBND tỉnh đã ban hành
Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của
Chính phủ và Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp
cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với
dịch Covid-19. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động xúc tiến đầu tư
tiếp tục được thực hiện thơng qua hình thức mạng xã hội, zalo, điện thoại hoặc bằng văn
bản đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2020
tuy giảm so với năm trước nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra, trong đó vốn FDI ước đạt

666,16 triệu USD, bằng 57,49% so với năm 2019 và vượt 21,12% so với kế hoạch (550
triệu USD) với 31 dự án cấp mới và 44 dự án tăng vốn; vốn FDI ước đạt 7.468,73 tỷ đồng,
bằng 49,54% so với năm 2019, vượt 35,8% so với kế hoạch (5.500 tỷ đồng) với 44 dự án
cấp mới và 10 dự án tăng vốn. Lũy kế đến hết năm 2020 tồn tỉnh có 412 dự án FDI cịn
hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,1 tỷ USD và 803 dự án FDI với tổng vốn đầu tư
hơn 98,3 nghìn tỷ đồng [6,tr.10-11].
2.2. Giải pháp thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay
Thành cơng Vĩnh Phúc nói riêng và của Việt Nam nói chung trong kiểm sốt và khống
chế đại dịch Covid-19 cùng những chính sách tích cực nhằm khơi phục kinh tế đang thu
hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vượt qua những con số khiêm tốn thu hút
đầu tư 8 tháng đầu năm 2020 do Covid-19, với nhiều chương trình xúc tiến và mơi trường
thơng thống, đây chính là cơ hội vàng để Vĩnh Phúc đón làn sóng dịch chuyển dịng vốn
đầu tư FDI vào các KCN. Nhiều tập đoàn toàn cầu hiện diện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
như: Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Italia); De Heus (Hà Lan); Deawoo;
Patron Vina, Heasung Vina, Cammsys (Hàn Quốc); Prime Group (Thái Lan); Weldex
(Mỹ)… Bên cạnh nhà đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc cũng nhận được sự quan tâm lớn
của nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong nước như: FLC, VinGroup, SunGroup, Công ty
Hồng Hạc Đại Lải, Sông Hồng Thủ đô, Thép Việt Đức… Tất cả những nhà đầu tư này
517


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch
Covid-19 tất cả các nhà đầu tư đều bị sụt giảm doanh thu, để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp khi đến với địa phương, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã
liên tục tổ chức các buổi đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, vào đầu tháng
3-2020, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các sở, ngành, hiệp hội doanh nghiệp tại

địa phương đã có buổi đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong KCN Thăng Long
Vĩnh Phúc. Trong buổi đối thoại, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị máy móc đã được đề cập.
Đồng thời, lãnh đạo địa phương cũng cam kết, tỉnh đã có cơng văn gửi Chính phủ, đề
xuất hỗ trợ các khoản vay lãi suất thấp, giãn, hoãn, miễn giảm thuế cho một số doanh
nghiệp và sẽ triển khai ngay khi nhận được công văn đồng ý của Chính phủ. Ngày 20-62020, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị bàn các giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội năm
2020. Đây là cuộc họp chưa có tiền lệ, được coi như một “hội nghị Diên Hồng” của tỉnh
từ tái lập đến nay khi triệu tập toàn bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, người
đứng đầu các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội tham dự, thảo luận và đề xuất các giải
pháp cấp bách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung, xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu. Nhiều đồn cơng tác
của doanh nghiệp nước ngồi đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại nhiều tỉnh thành trong cả
nước, trong đó có Vĩnh Phúc. Sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế và đẩy lùi, làn
sóng tìm kiếm cơ hội đầu tư từ nước ngồi vào Việt Nam càng trở nên đặc biệt sôi động,
từ các “ông lớn” như Apple, Google, Amazon… đến những công ty có thương hiệu mạnh
trên tồn cầu đều bày tỏ ý định đặt đại bản doanh sản xuất ở Việt Nam. Đón bắt cơ hội
khơng thể tốt hơn này, cùng với các địa phương Bắc Ninh, Hải Dương Quảng Ninh, Bình
Dương… Vĩnh Phúc đã nhanh chóng “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư trên khắp thế
giới đến nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư. Để hoàn thành mục tiêu thu hút đầu tư 3
tháng cuối năm 2020, khoảng 10-12 dự án FDI, vốn đăng ký đạt 120-150 triệu USD; thu
hút mới khoảng 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 100-300 tỷ đồng, tỉnh Vĩnh Phúc
đã chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với các dự án đã đầu tư hiệu quả
tại các KCN trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy dòng vốn tái đầu tư của các dự án đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh làm tăng quy mô và giá trị vốn đầu tư, thúc đẩy quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, chuyển giao công nghệ, tạo đà cho phát triển kinh tế bền vững và
cân bằng giữa dòng vốn FDI.
Để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
phải tiếp tục huy động nguồn lực rất lớn đầu tư cho phát triển. Bên cạnh phát huy tối đa
nguồn nội lực của tỉnh, cần kết hợp hài hòa, sử dụng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài
518



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

nước, nhất là nguồn vốn FDI. Nhằm tăng cường thu hút dịng vốn FDI có chất lượng và
sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, trước hết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, cải
cách hành chính, tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực quốc
tế, bảo đảm vận hành hiệu quả các loại thị trường; thúc đẩy nhanh q trình thị trường
hóa các yếu tố sản xuất, khắc phục hạn chế, bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,
phát triển hệ thống doanh nghiệp trong tỉnh, coi trọng doanh nghiệp tư nhân. Năm 2020
là năm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội giai đoạn 2011-2020 mà Chính phủ đã đề ra và cũng là năm cuối trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020, là năm bản lề, tạo nền tảng
vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn trong Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo. Do vậy, việc thu hút và sử
dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh hiệu quả, thực chất, đi vào chiều sâu, đảm bảo phát triển
bền vững trước tác động khó lường của dịch Covid-19 nói riêng và tác động quốc tế trong
bối cảnh hiện nay nói chung, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ giữa
doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp FDI, nâng cao vị trí của tỉnh Vĩnh Phúc thì chiến
lược trong thu hút nguồn vốn FDI cần:
Thứ nhất, định hướng lĩnh vực đầu tư, các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ
cao, thân thiện với môi trường, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, các dự án trong các lĩnh
vực: công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, vật liệu mới,
cơng nghiệp hỗ trợ của ngành lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, xây dựng phát triển hạ tầng
KCN, dự án du lịch, dịch vụ, trường đào tạo nghề tầm cỡ khu vực và quốc tế, kêu gọi,
xúc tiến các hoạt động đầu tư vào các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
logistics, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản xuất thiết bị y tế, giáo dục đào tạo

và các dịch vụ hiện đại khác, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông
minh, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng
công nghiệp 4.0. Đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng, xuất khẩu với đầu tư phát triển sản
phẩm, dịch vụ có giá trị cao. Tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI vào các ngành mà tỉnh đang
có lợi thế so với các địa phương khác, nhưng ưu tiên vào các khâu có giá trị gia tăng cao,
gắn với quy trình sản xuất thơng minh, tự động hóa.
Hai là, định hướng địa bàn đầu tư, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, tập trung thu
hút các dự án FDI đầu tư vào các KCN, gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường,
xử lý triệt để tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các KCN, CCN. Từng bước hình thành các
trung tâm cơng nghiệp theo vùng, khuyến khích thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ của
ngành sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng xe máy. Bên cạnh đó, cần hồn thiện cơ chế, chính
sách nhằm tạo động lực mới trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các KCN, CCN
519


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ
tục hành chính về đầu tư. Thiết kế quy trình giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư một
cách minh bạch, xây dựng cơ chế giám sát các hoạt động đầu tư chặt chẽ, đồng bộ và tạo sự
thống nhất cao của tất cả các cấp lãnh đạo trong hệ thống chính trị của tỉnh. Đồng thời, vận
dụng tối đa chính sách ưu đãi của Nhà nước để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, chủ động kết
nối với các doanh nghiệp có thương hiệu, có uy tín, có tiềm lực tài chính trong và ngồi nước,
vận dụng một cách linh hoạt các chính sách về thu hút đầu tư nước ngồi của Chính phủ, áp
dụng tối đa các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, tạo niềm tin để doanh nghiệp yên tâm
sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1-1-2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà

nước năm 2021, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Chương trình hành
động 02/Ctr-UBND ngày 18-01-2021 với phương châm hành động của năm 2021 “Đoàn
kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” cùng những giải pháp cụ thể nhằm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tạo
nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05
năm giai đoạn 2021-2025. Năm 2021, thực hiện công tác thu hút đầu tư với phương châm
khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển sản xuất và dịch vụ, phù hợp
với tình hình thực tế về bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện ảnh hưởng của
dịch bệnh Covid-19, Vĩnh Phúc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác xúc tiến đầu tư. Nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư tại chỗ bên cạnh việc tăng cường
các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. UBND tỉnh đã đưa ra 11 giải pháp thực hiện
chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021. Trong đó, tập trung đơn đốc cơng tác đền bù, giải
phóng mặt bằng và thủ tục về đầu tư khu cơng nghiệp để sớm có mặt bằng sạch cho nhà
đầu tư dễ dàng lựa chọn, tìm kiếm địa điểm đầu tư. Trong Quý I-2021, Thủ tướng Chính
phủ đã ký 03 Quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật KCN Sông Lô II với quy mô 165,66 ha; KCN Thái Hịa - Liễn Sơn - Liên Hịa với
quy mơ 145,27 ha và KCN Tam Dương I với quy mô 162,33 ha, tổng mức đầu tư của 3
dự án hơn 8 3.590 tỷ đồng, dự kiến sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn nhằm phát triển
kinh tế khu vực phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các quyết định đầu tư mới và mở
rộng quy mô của các nhà đầu tư. Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên
địa bàn tỉnh trong Quý I ước đạt 7.304,92 tỷ đồng, giảm 5,99% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước ước đạt 1.119,88 tỷ đồng, giảm 2,07%;

520


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước đạt 2.327,56 tỷ đồng, giảm 27,57%; vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ước đạt 3.857,50 tỷ đồng, tăng 13,01% so với cùng kỳ năm trước. [7,tr.8].
Ba là, định hướng đối tác và thị trường, chú trọng thu hút nguồn vốn FDI từ các nước
phát triển hàng đầu thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, các tập đoàn đa quốc gia nắm
giữ ngồn vốn lớn, cơng nghệ tiên tiến, trình độ quản trị hiện đại, các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan… nhưng phải đảm bảo điều kiện nâng cấp công nghệ và gia nhập mạng sản
xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, hướng đến và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với các
đối tác tiềm năng đến từ châu Âu (Đức, Italia...). Chủ động theo dõi, nắm bắt, đánh giá
xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI và công nghệ ở các nước phát triển, các tập đoàn
kinh tế xuyên quốc gia để lựa chọn, thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế phù hợp
với điều kiện và định hướng phát triển của địa phương. Song song đó, cần tận dụng tối
đa những điều kiện thuận lợi nhờ việc nền kinh tế Việt Nam trong thị trường của Cộng
đồng kinh tế ASEAN và cơ hội do các hiệp định thương mại tự do đã có để thu hút dịng
vốn FDI đầu tư vào tỉnh.
Ngồi ra, Đảng bộ, UBND tỉnh khuyến khích triển khai những chính sách như: Bảo
đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; Thúc đẩy mạnh doanh nghiệp phát triển và
ứng dụng khoa học công nghệ trong thương mại điện tử, giao vận, chuyển phát, thanh
toán điện tử trên môi trường số; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để làm động lực
cho tăng trưởng kinh tế; Hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cho vay hỗ trợ
doanh nghiệp vượt khó khăn, bên cạnh việc khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay,
cũng như có chính sách để duy trì số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng như
lượng vốn đăng ký kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
Covid-19, cần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chậm chuyển nợ thành nợ xấu; Phát huy mạnh
mẽ tính năng động, sáng tạo của khu vực kinh tế tư nhân; có các giải pháp tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thúc đẩy đầu tư đầu tư khu
vực tư nhân; Tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư
nước ngồi, nỗ lực cải thiện mơi trường kinh doanh; tận dụng cơ hội thu hút các luồng

vốn đầu tư dịch chuyển vào địa phương.
3. Kết luận
Năm 2020 đã đi qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dần đi vào ổn
định và tiếp tục đà tăng trưởng sau khi đã khống chế thành công sự lây lan của dịch Covid19 vào cuối tháng 4-2020. Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid19, cộng với những yếu tố bất thường của tự nhiên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ
đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng chống dịch
521


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM

bệnh, vừa tập trung duy trì và phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân. Nhờ sự nỗ lực
của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 tuy có suy giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng
vẫn cơ bản hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là trong việc thu hút dòng vốn
FDI tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
Tài liệu tham khảo
1. Ban dự báo kinh tế Ngành và Doanh nghiệp (2020), Dự báo triển vọng kinh tế thế giới những
tháng cuối năm 2020. Truy cập ngày 04-4-2021 tại: http:--ncif.gov.vn-PagesNewsDetail.aspx?newid=22128.
2. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tháng 8 và
8 tháng đầu năm 2020.
3. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ
XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Lưu hành nội bộ).
4. Hải Yến (2020), Bản tin dịch COVID-19 trong 24h: Tử vong do COVID-19 trên toàn cầu vượt 1 triệu
người. Truy cập 18-2-2021 tại: https:--suckhoedoisong.vn-ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-tu-vongdo-covid-19-tren-toan-cau-vuot-1-trieu-nguoi-n180759.html.
5. Nguyễn Văn Trì (2018), Vĩnh Phúc thành cơng trong thu hút các dự án công nghiệp, cải thiện
hạ tầng kinh tế xã hội địa phương. Kỷ yếu Hội nghị: “30 năm thu hút đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr.102-107,

tại:http:--www.trungtamwto.vn-download-16865-Kỷ yeu Hoi nghi 30 nam - Vietnamese.pdf.
Cập nhật ngày 4-4-2021.
6. Tổng cục thống kê, Cục thống kê Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2020.
7. Tổng cục thống kê, Cục thống kê Vĩnh Phúc (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm
2021 tỉnh Vĩnh Phúc.
8. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh ủy về một số biện pháp cơ
bản cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2016 - 2021.
9. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Quyết định Số: 3189-QĐ-UBND, ngày 11-10-2016,Quyết định phê
duyệt Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2016 - 2020.
10.Nguồn:https:--suckhoedoisong.vn-sang-4-3-viet-nam-khong-ca-mac-covid-19-the-gioi-vuot1157-trieu-ca-n187612.html, truy cập ngày 4-4-2021.

522



×