Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CAFE Ở VIỆT NAM NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁC SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CAFE
Ở VIỆT NAM NĂM 2012

Môn

: Kinh tế vi mô

Giáo viên hướng dẫn:
Người thực hiện

:

Mã LHP

:

Hà Nội, 2020
1


Mục lục
Thành viên.................................................................................................2
Mục lục......................................................................................................3
Lời nói đầu................................................................................................4
A-Cơ sở lí thuyết.......................................................................................5


1. Cầu..................................................................................................5
2. Cung................................................................................................7
3. Giá cả thị trường.............................................................................8
B- PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CAFE Ở VIỆT NAM
NĂM 2012.................................................................................................9
I- Phân tích cung cầu của thị trường café ở Việt Nam năm 2012.............9
1. Phân tích cung.................................................................................9
2. Phân tích cầu...................................................................................11
II- Phân tích giá cả thị trường....................................................................13
1. Thị trường cân bằng........................................................................13
2. Trạng thái thiếu hụt và dư thừa trên thị trường...............................14
3. Cung và cầu thay đổi.......................................................................17
4. Biện pháp điều chỉnh cân bằng thị trường......................................18
C-KẾT LUẬN...........................................................................................18

2


Lời nói đầu
Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng trở nên tất bật, căng
thẳng ngày càng nhiều. Đồng thời đời sống người dân ngày càng được
nâng cao, xu hướng uống cà phê thư giãn đang dần trở thành nhu cầu
phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Giờ đây, giới trẻ còn chọn cà phê
là cớ tụ tập, gặp gỡ nhau thật nhanh và thuận tiện. Với người bận rộn,
những người làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chun mơn, kỹ
thuật viên thì cuộc hẹn bên ly cà phê cũng là “thượng sách”. Một tách
cafe mỗi buổi sáng sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái trước khi bước
vào một ngày làm việc mới. Những giây phút thư giãn, nhâm nhi tách
café cùng bạn bè, người thân sẽ là nhữnggiây phút để mọi người cùng
nhau trò chuyện, hàn huyên tâm sự, chia sẻ những lo toan, muộn phiền

từ công việc, từ cuộc sống… giúp mọi người gần gũi, hiểu nhau hơn.
Việt Nam cũng là một đất nước có nhiều điều kiện và tiềm năng cho việc
phát triển sản xuất café.
Hãy cùng nhau tìm hiểu về cung, cầu và thị trường café ở Việt Nam năm
2012 để thấy rõ hơn điều đó.

3


A- Cơ sở lý thuyết
1. Cầu:
Khái niệm: Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng của hàng hóa và
dịch vụ đó mà người tiêu dùng sẵn lịng mua tương ứng với các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian xác định.
Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Cầu bao gồm cầu cá nhân
và cầu thị trường. Cầu thị trường là cầu của tất cả mọi người trong thị trường và
bằng tổng các cầu cá nhân (theo từng mức giá). Trên thị trường có rất nhiều yếu
tố tác động đến cầu, ngồi yếu tố giá cả hàng hóa thì cịn có các ngun nhân sau:
Thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan
(hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung), các kỳ vọng, dân số …
Các yếu tố tác động đến cầu:
-

Số lượng người mua (): N tăng => Cầu tăng

-

Thu nhập của người tiêu dùng:




Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng => cầu tăng

4


+ Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng => cầu giảm.

- Giá hàng hóa có liên quan đến tiêu dùng()
+ Y là hàng hóa thay thế cho X thì Py tăng => cầu về X tăng
+ Y là hàng hóa bổ sung cho X thì Py tăng => cầu về X giảm
- Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng tác động thuận chiều đến cầu
- Kì vọng của người tiêu dùng
 Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng => cầu hiện tại tăng
 Kỳ vọng về giá Px tương lai tăng => cầu hiện tại tăng
- Chính sách của chính phủ
Thuế  => (D), trợ cấp  => (D), …
- Các yếu tố khác: thời tiết, thiên tai, …

5


2. Cung:
Khái niệm: Cung là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người bán có khả năng
bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định, với giả định các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus).
Quy luật cung: Khi giá cả của các hàng hóa tăng lên thì lượng cung cũng
tăng trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Cung bao gồm cung thị trường
và cung cá nhân, cung thị trường là cung của toàn bộ thị trường và bằng tổng

cung cá nhân. Ngồi giá cả của hàng hóa thì cung chịu sự chi phối của các nhân
tố: Cơng nghệ, giá cả các yếu tố sản xuất, các kỳ vọng, sự điều tiết của Chính
Phủ…
Các yếu tố tác động đến cung:
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành ()  => Cung 
- Tiến bộ về công nghệ: khi có sự tiến bộ về cơng nghệ sản xuất sẽ làm
đường cung dịch chuyển vể bên phải.

- Giá của yếu tố đầu vào của q trình sản xuất (chi phí sản xuất ): có tác
động ngược chiều đến cung
- Chính sách của chính phủ:

6


Thuế  => Cung  và trợ cấp  => Cung 
- Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất
Giá hàng hóa thay thế trong sản xuất  => Cung 
Giá hàng hóa bổ sung trong sản xuất  => Cung 
- Kỳ vọng về giá cả:
Kỳ vọng về giá cả hàng hóa đang xét  => Cung 
+Các yếu tố khác: Thiên tai, dịch bệnh …
3. Giá cả thị trường
Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao
dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, khơng chịu những áp lực buộc phải
thay đổi. Đó cũng là trạng thái được tạo ra được sự hài lòng chung giữa người mua
và người bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn
lịng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua.

7



Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều
người bán, đồng thời khơng có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có
xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính
lượng cung.

B- PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
CAFE Ở VIỆT NAM NĂM 2012
I- Phân tích cung cầu của thị trường café ở Việt Nam năm 2012
1.Phân tích cung
Bảng số liệu lượng cung café năm 2012:
Thời gian

Cung(triệu hộp)

Tháng 1
3
Thán 8
3,2
Tháng 12
3,4
Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị đường cung:

Giá(nghìn
đồng/hộp)
32
34
36


Qua bảng số liệu trên ta thấy: giá cả và lượng cung có mối quan hệ thuận với
các yếu tố khác là khơng đổi, lượng cung về hàng hóa có khuynh hướng tăng khi
giá của hàng hóa đó tăng, cụ thể: tháng 1 giá một hộp cà phê là 32.000 đồng/ hộp
8


thì nhà sản xuất cung ra thị trường là 3 triệu hộp, nhưng đến tháng 8 giá một hộp
cà phê tăng lên 34.000 đồng/ hộp có sự tăng mạnh 2.000đồng/ hộp chính điều đó
đã thúc đẩy nhà sản xuất sản xuất thêm 200.000 hộp (tháng 8 sản xuất 3,2 triệu
hộp) để cung ra thị trường. Khơng dừng lại ở đó, đến tháng 12 thì giá cà phê lại
tiếp tục tăng từ: 34.000 đồng/ hộp lên 36.000 đồng/ hộp tăng 2.000 đồng / hộp.
Chính sự tăng lên của giá đã đưa nhà sản xuất sản xuất thêm 200.000 hộp. Như
vậy, chính do yếu tố giá của sản phẩm tăng lên trong thời gian qua, nên cung của
cà phê cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao giá bán cao hơn lại dẫn đến lượng cung tăng lên?
Câu trả lời ở đây là: Nếu như giá của các yếu tố đầu vào như: đường, cà phê nhân,
giá thuê nhân công… không đổi vẫn giữ nguyên mức giá ban đầu thì khi giá hàng
hóa cao hơn, có nghĩa như vậy nhà xản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và
điều này đã kích thích hãng sản xuất nhiều hơn.
Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu khi các yếu tố
khác không đổi? Câu hỏi được đặt ra là: những yếu tố khác là gì? Những yếu tố
khác liên quan đến đường cầu được chia ra làm 3 loại: công nghệ phù hợp với nhà
sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào và quy định của Chính phủ. Một sự thay đổi
của một trong số ba yếu tố trên sẽ làm dịch chuyển đường cung, thay đổi lượng
cung tại mỗi mức giá. Trên cơ sở đó ta lần lượt xem xét các yếu tố đó để thấy được
sự tác động của các yếu tố khác đến lượng cung cà phê trong thời gian qua.
+ Giá của các yếu tố sản xuất: Nếu mức giá đầu vào thấp hơn (giá nguyên
liệu thấp hơn, lương nhân công rẻ hơn...) sẽ khiến hãng cà phê sản xuất nhiều hơn
ở các mức giá. Câu hỏi được đặt ra là nếu giá nguyên liệu nhập vào rẻ hơn trước
(chẳng hạn: tháng 1 là 50.000 đồng/kg cà phê nhân đến tháng 8 giảm còn 48.000

đồng/kg và đến tháng 12 giảm còn 47.500 đồng/ kg? Giá thuê mặt bằng thấp hơn
do Chính phủ điều tiết giá nhà ở? Với mức giá chi phí cho nguyên liệu thấp hơn,
tương ứng với mức chi phí sản xuất cà phê thấp hơn, sản xuất sẽ tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn cho công ty. Điều đó đã thúc đẩy các cơng ty khơng ngừng mở rộng quy
mô sản xuất và tăng nhanh về số lượng ở tất cả các mức giá khác nhau.
+ Thay đổi về công nghệ sản xuất: việc tăng nhanh về lượng cung cà phê ra
thị trường cũng có thể là do quá trình sản xuất được thay thế bằng một công nghệ

9


mới cho sản lượng cao và chi phí sản xuất thấp. Có thể nói đây cũng là lí do khiến
lượng cà phê cung ra thị trường nhanh chóng ở tất cả các mức giá khác nhau.
+ Sự thay đổi kì vọng của nhà sản xuất: Nếu các phần trên chúng ta bàn tới
sự thay đổi lượng cung cà phê ra thị trường là do công nghệ thay đổi, giá đầu vào
của ngun liệu rẻ. Khơng dừng lại ở đó sự thay đổi đấy cịn có thể do kì vọng
trong q trình sản xuất của cơng ty. Sự dự đốn của nhà sản xuất về sự thay đổi
trong tương lai về giá bán của hàng hóa, giá của các yếu tố đầu vào đều có ảnh
hưởng đến cung của cà phê. Qua đó, ta có thể thấy một yếu tố có lợi cho việc cung
ứng được dự đốn thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.
+ Mặt khác, sự tăng lên đó có thể nhờ được sự trợ giúp của Chính phủ ở
dạng nâng đỡ: giảm thuế…. Trong q trình sản xuất cơng ty được Chính phủ trợ
cấp giá hoặc giảm thuế tạo ra một khoản tiền để đầu tư sản xuất thêm.
2. Phân tích cầu
Bảng số liệu lượng cầu café năm 2012
Thời gian
Cầu(triệu hộp)
Tháng 1
3,4
Tháng 8

3,2
Tháng 12
3
Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị đường cầu:

Giá(nghìn đồng/hộp)
32
34
36

10


Qua ví dụ trên ta thấy, giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch, với điều kiện
các yếu tố khác là không đổi. Cụ thể, khi giá cà phê thấp ở mức giá là 32.000
(đồng/hộp) thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng và có khả năng mua nhiều đơn vị cà
phê hơn là: 3,4 triệu hộp. Đồng thời, những người tiêu dùng mới sẽ sẵn sàng gia
nhập thị trường. Tỉ lệ nghịch được thể hiện rõ nét khi giá cà phê tăng lên ta thấy
được sự giảm sút của lượng cầu đối với loại mặt hàng này từ 3,4 triệu hộp xuống
còn 3,2 triệu hộp giảm đáng kể 200.000 hộp. Đặc biệt, số lượng mua này tiếp tục
giảm khi cà phê tăng lên 36.000 đồng/ hộp giảm mạnh còn 3 triệu hộp, giảm
200.000 hộp so với tháng 8 khi cà phê chỉ với giá 34.000 đồng / hộp.
Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi của giá cả hàng hóa đó làm
lượng cầu thay đổi. Song khi các yếu tố khác (không phải là giá của hàng hóa như
đang phân tích) thay đổi thì mọi lượng cầu ở từng mức giá cụ thể sẽ thay đổi,
chẳng hạn:
+ Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến cầu, qua đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu
dùng. Thông thường thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có khả năng mua nhiều
hàng hóa hơn (có thể trong tháng 8 thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nên nhu

cầu cà phê cũng tăng) phục vụ cho nhu cầu của mình. Ngược lại, khi thu nhập giảm
11


thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa (ta có thể thấy trong tháng
8-12 lượng cầu cà phê giảm mạnh đó có thể là do thu nhập của người tiêu dùng
giảm hoặc tăng không đáng kể để đáp ứng nhu cầu cà phê của mình như trước).
+ Giá cả của các hàng hóa có liên quan: hàng thay thế như: chè, nước ngọt…
có giá cả ổn định và rẻ hơn cà phê nên người tiêu dùng sẽ dùng những mặt hàng đó
thay cho cà phê, đó cũng là lí do làm cho cầu về cà phê giảm dần.
+ Kì vọng: nếu người tiêu dùng đốn trước được rằng trong thời gian tới nhất
là trong tháng 8 giá cà phê có sự tăng lên đột biến, thì cầu hiện tại về cà phê trong
tháng 1 sẽ tăng lên rất nhanh và ngược lại khi họ tích đủ lượng cà phê rồi thì tới
tháng sau cầu về nó sẽ giảm. Đây là lí do để giải thích rằng: trường hợp xảy ra cơn
sốt giá cà phê vào tháng 8 nhưng người tiêu dùng vẫn đổ xô đi mua và kết quả đến
tháng 12 thì lượng cầu về cà phê giảm mạnh.
II- Phân tích giá cả thị trường
Từ bảng số liệu
Thời gian
Tháng 1
Tháng 8
Tháng 12

Cung(triệu hộp)
3
3,2
3,4

Cầu(triệu hộp)
3,4

3,2
3

Giá(nghìn đồng/hộp)
32
34
36

Ta có phương trình:
QD = 6,6 – 0,1P
QS = -0,2 + 0,1P
1.Thị trường cân bằng:
QD=QS
↔6,6 – 0,1P= -0,2 + 0,1P
↔PO=34
↔QO=3,2

12


- Qua bảng số liệu trên ta biết được mức giá cân bằng là 34.000 đồng /
hộp (điểm E), tại đó sản lượng cân bằng là 3,2 triệu hộp, sản lượng người mua
muốn mua và sản lượng người bán muốn bán.
- Khi xuất hiện trạng thái khơng cân bằng thì các yếu tố khác sẽ thúc đẩy thị
trường đi đến trạng thái cân bằng,ổn định.
2. Trạng thái thiếu hụt và dư thừa trên thị trường:
a. Trạng thái thiếu hụt:

13



-

Tại những mức giá thấp hơn 34.000 đồng, lượng cầu vượt q lượng

cung và nhiều người mua nản lịng. Đó là sự thiếu hụt. Khi đó thị trường xảy ra
hiện tượng dư cầu tức là lượng cầu vượt quá lượng cung tại một mức giá.
-

Phân tích:

Tại mức giá P1=32.000 nhỏ hơn giá cân bằng trên thị trường PO=34.000
 Nhà sản xuất không thu được lợi nhuận nên lượng cung thấp (Q S1 =
3.000.000)
 Lượng cầu mà người tiêu dùng mong muốn là Q D1 = 3.400.000 Trên thị
trường sẽ thiếu hụt một lượng hàng hóa là 400.000 hộp.
 Khi đó một số người tiêu dùng sẽ không mua được lượng hàng mà họ
cần Tạo áp lực cạnh tranh giữa những người tiêu dùng.
 Để mua được hàng, họ sẽ yêu cầu một mức giá cao hơn và với mức giá này thì
sẽ khuyến khích những người bán để họ gia tăng lượng cung hàng hóa.
b. Trạng thái dư thừa:

14


-

Tại mức giá trên 34.000 đồng, lượng cung lại vượt quá lượng cầu. Khi

này, người bán có hàng tồn kho không bán được. Đây được gọi là hiện tượng dư

cung, hay cung vượt quá lượng cầu tại một mức giá cho phép. Như vậy, chỉ duy
nhất tại mức giá 34.000 đồng, mức giá cân bằng, thì lượng cầu và lượng cung mới
bằng nhau. Tại đây, mong muốn của tất cả mọi người được đáp ứng tại mức giá
cân bằng.
-

Phân tích:

Tại mức giá P3=36.000 lớn hơn giá cân bằng trên thị trường PO=34.000
+ Tại mức giá P3 = 36.000
 Nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao nên lượng cung cao Q S3=
3.400.000
 Lượng cầu mà người tiêu dùng mong muốn chỉ là QD3= 3.000.000
 Trên thị trường sẽ dư thừa một lượng hàng hóa là 400.000 hộp.

15


 Trên thị trường sẽ dư thừa nhiều hàng hóa,tạo áp lực cạnh tranh giữa các
nhà sản xuất.
+ Nếu các nhà cung cấp muốn bán thêm sản phẩm thì bắt buộc phải hạ giá
xuống.
+ Khi hạ giá đến mức P0=32.000 thì thị trường sẽ quay về trạng thái cân
bắng.
3.Cung và cầu cùng thay đổi:

P

S0


D*

E
P
0
P
*
0200

S*

D0

2200

0
Q* Q0

Q

- Theo bảng số liệu ta có cung và cầu cùng thay đổi tại:
P1 = 32; QD1 = 3,4 ; QS1 = 3
P3 =36; QD3 =3; QS3 = 3,4
E (Q0; P0 ) là điểm cân bằng
- Ta có:
+ QD1 - QD2 = 0,4
 QD1 > QD2  QD giảm
+ QS4 - QS1 = 0,4
 QS1 < QS3  QS tăng
16



Có: QD giảm > QS tăng  Cầu giảm > Cung tăng
 P* < P0 và Q* < Q0
 Giá và lượng cân bằng đều giảm.

4. Biện pháp điều chỉnh cân bằng thị trường
Để cho thị trường được cân bằng, chính phủ đã đưa ra các biện pháp kiểm
sốt giá cả thị trường với việc quy định mức giá sàn, giá trần, cụ thể:
+ Giá sàn: làm cho người mua không được trả thấp hơn mức giá tối thiểu
nhằm bảo vệ những người sản xuất hoặc người cung ứng hàng hóa. Do đó, giá sàn
thường được áp dụng khi người mua trả giá quá thấp đối với một mặt hàng nào đó.
Vì vậy, giá sàn chỉ có ý nghĩa khi nó cao hơn giá cân bằng nhưng nó lại làm cho thị
trường mất cân bằng – dư cung. Biện pháp này được thực hiện khi giá cà phê đạt
mức giá 36.000 đồng / hộp từ đó gây ra hiện tượng dư cung (200.000 hộp)
+ Giá trần: làm cho người bán khơng được phép địi cao hơn một giá tối đa
nhất định và được đưa ra nhằm hạn chế không cho giá tăng lên một mức đáng kể
nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, giúp Chính phủ kiểm soát các mục tiêu
kinh tế vĩ mô tốt hơn. Nhưng biện pháp này vẫn còn hạn chế làm cho thị trường
mất cân bằng gây ra hiện tượng dư cầu. Biện pháp này được áp dụng trong trường
hợp giá cà phê dưới mức giá 34.000 đồng / hộp, từ đó gây ra hiện tượng dư cầu
200.000 hộp.

C - KẾT LUẬN
Sự biến động của thị trường là điều mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải đối mặt.
từng sản phẩm xuất hiện trên thị trường đều phải chịu những tác động từ nhiều
phía làm biến đổi sự cân bằng về lượng cung và lượng cầu. Qua sự tìm hiểu về thị
trường cà phê trong năm 2012 chúng ta có thể thấy được sự biến động của sản
phẩm này do chịu tác động từ nhiều phía. Giá cà phê tăng lên nhanh chóng là do
các tác nhân từ nhiều phía như: giá nguyên liệu, thị hiếu của người tiêu dùng. Điều

17


đó dồi hỏi phải có sự can thiệp của Chính phủ một cách kịp thời để giá cà phê trở
về mức cân bằng tạo ra sự có lợi cho cả hai bên: nhà sản xuất và người tiêu dùng.

18



×