Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN văn học yếu tố HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY đi SÔNG ơi của NHÀ văn NGUYỄN HUY THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.71 KB, 20 trang )

YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN
CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
A. GIỚI THIỆU CHUNG:
I. TÁC GIẢ NGUYỄN HUY THIỆP:
I.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ ơng cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960, gia đình
chuyển về quê, định cư ở xóm Cị, làng Khương Hạ, Hà Nội. Năm 1970, ông
tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lên dạy học tại Tây Bắc
đến năm 1980. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo,
sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi
về hưu. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn
đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là “tiểu
thuyết đầu tay”, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ơng được chính thức xuất bản bởi
Nhà xuất bản Công An Nhân Dân.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và
những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng
gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam
đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Ngồi ra, ơng cịn viết
kịch, thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các
truyện ngắn của ơng) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong
nước.
I.2. Phong cách và quan điểm sáng tác:
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lạ về mọi phương diện văn chương, như nhà
phê bình Phạm Xn Ngun có lần nhận xét: “Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ,
nghệ thuật lạ. Tôi không bất ngờ khi hay tin Nguyễn Huy Thiệp nhận được một

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1



1


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

giải thưởng nghệ thuật cao quý của nước Pháp, bởi đương nhiên phải thế.
Nhưng tôi lại dành trọn ngạc nhiên khi đọc bài viết mới của ông trên tuần báo
Văn nghệ trẻ số 28. Tôi chú ý đến trí tưởng tượng của nhà văn”. Truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp rất giàu trí tưởng tượng. Phẩm chất tưởng tượng, chính là
phẩm chất cốt lõi nhất trong động-thái-viết của Nguyễn Huy Thiệp, được thiết
kế trên một nền tảng ý thức triết luận rất rõ ràng. Nguyễn Huy Thiệp đã biết
cách nén thật chặt dung lượng một tiểu thuyết trong một truyện ngắn, và những
vấn đề thường nhật bỗng chốc lóe sáng ý nghĩa trong tác phẩm như trong
truyện Tướng về hưu, Khơng có vua của ơng. Cách xây dựng nhân vật truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã được lạ hóa uyển chuyển. Lần đầu sáng chói
trên báo Văn nghệ năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp tự biết mình là nhà văn “gặp
thời”. Song, ông lại biết chắc: “Nếu thời đến, mà nội lực khơng có cái gì cả,
hoặc khơng có một sự chuẩn bị gì thì nó cũng trơi qua một cách vơ ích.” Quả
thật, bằng phong cách và quan điểm sáng tác của mình Nguyễn Huy Thiệp đã
sớm khẳng định được tài năng trên văn đàn từ lúc trở thành hiện tượng cho đến
nay.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUYỀN THOẠI:
II.1. Khái niệm huyền thoại:
Trong khoa học về huyền thoại, huyền thoại thường được định nghĩa là
những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người đã hình thành và
có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào. Huyền thoại là những truyện về các
vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị
thần, với các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu (thời gian khởi nguyên),
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo

lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hố. Huyền thoại còn được
dùng để chỉ hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới.
Khoa học về huyền thoại đã xác nhận sự sáng tạo huyền thoại là hiện tượng
quan trọng trong lịch sử văn hoá nhân loại. Trong các cộng đồng xã hội nguyên
thuỷ, hệ huyền thoại là công cụ, là phương thức cơ bản của việc hiểu biết thế
giới. Hệ huyền thoại là sự cấu thành của những tư tưởng cổ xưa nhất của các

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

2


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

cộng đồng người. Trong huyền thoại, có sự pha trộn, đan kết những yếu tố phơi
thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Về sau, khi từ hệ huyền
thoại có tính ngun hợp đó, các hệ tư tưởng khác nhau đã tách biệt và phát
triển riêng rẽ, thì huyền thoại vẫn cịn giữ được vai trị quan trọng của nó trong
lịch sử văn hố, khơng chỉ với ý nghĩa là một di sản của thế giới quan nguyên
thuỷ và của hình thức kể chuyện cổ xưa, mà một số đặc trưng của sự nhận thức
huyền thoại có thể vẫn được bảo tồn lâu dài trong nhận thức của nhân dân và
các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, khoa học, đặc biệt là tôn giáo và
văn học nghệ thuật. Khái niệm “thi pháp huyền thoại” được dùng ở đây bên
cạnh nghĩa chung với khái niệm thi pháp trong văn học nghệ thuật đích thực,
cịn bao hàm nghĩa thi pháp của huyền thoại dưới cái nhìn huyền thoại như là
tiền sử của văn học.
II.2. Bản chất huyền thoại:
Tài liệu huyền thoại thế giới phân chia huyền thoại thành hai nhóm lớn: nhóm
các hệ huyền thoại của các nền văn minh cổ đại như Hi Lạp, La Mã cổ đại, Ai
Cập, Ba Tư, Ấn Độ… và nhóm huyền thoại của các xã hội cộng đồng nguyên

thuỷ, cổ sơ. Theo sự tổng kết của E.M.Meletinsky thì có thể tóm tắt như sau:
1. Trong các xã hội nguyên thuỷ, huyền thoại có quan hệ chặt chẽ với ma
thuật, với nghi lễ và thực hiện các chức năng duy trì các trật tự tự nhiên và xã
hội và chức năng kiểm tra, giám sát xã hội.
2. Tư duy huyền thoại có những đặc tính riêng về mặt lôgic và tâm lý.
3. Sự sáng tạo huyền thoại là hình thức tư duy cổ xưa nhất của con người,
là một thứ ngôn ngữ tượng trưng mà con người đã dùng để mơ hình hố, phân
loại và giải thích tự nhiên, xã hội và bản thân mình.
4. Những đặc tính của tư duy huyền thoại có sự giống nhau nhất định với
những sản phẩm của trí tưởng tượng của con người không những chỉ trong
những thời kỳ cổ xưa nhất mà cả trong những thời kỳ lịch sử khác nữa. Do đó,

CAO HỌC VHVN, K21: NHĨM 1

3


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

với tư cách là phương thức tư duy thống trị tồn xã hội thì huyền thoại vốn là
một hiện tượng đặc trưng cho các nền văn hoá cổ sơ, song với tư cách là một
“mảnh” hoặc một “trình độ” nhất định nào đó thì huyền thoại vẫn cịn tồn tại
trong các nền văn hố khác nhau, đặc biệt là trong văn học nghệ thuật là các
hình thái phần nào có những đặc tính chung với huyền thoại (như tính ẩn dụ
chẳng hạn).
Nói chung, có thể dễ dàng thấy trong suốt tiến trình lịch sử văn học thế giới,
sáng tác văn học đã kế thừa và sử dụng thường xuyên các truyền thống huyền
thoại vào những mục đích nghệ thuật đa dạng của mình.
III. THI PHÁP HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM:
1. Sự thâm nhập của huyền thoại vào văn học viết là một hiện tượng lạ. Sự

thâm nhập của huyền thoại vào truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay lại càng
lạ hơn. Từ sau 1975, nhất là từ sau đổi mới, chúng ta chứng kiến sự tái xuất đầy
ấn tượng của huyền thoại trong đời sống văn học nghệ thuật: âm nhạc, điện
ảnh, văn học… Đặc biệt, huyền thoại trở thành một tố chất thể loại vừa mới mẻ
vừa mạnh mẽ trong truyện ngắn giai đoạn này.
Đi sâu vào đời sống thể loại, chúng ta sẽ thấy: huyền thoại không phải chỉ trở
lại ở một vài hiện tượng riêng lẻ, ngược lại, những sáng tác huyền thoại đã hình
thành một dịng truyện ngắn: truyện ngắn - huyền thoại. Huyền thoại thực sự đã
tạo nên một hình thể truyện ngắn mới ở Việt Nam. Dựa vào những hình thể
mới của truyện ngắn - huyền thoại Việt Nam, người ta cho rằng, đó là kết quả
sự ảnh hưởng của truyện ngắn huyền ảo (Magical short stories), một trong ba
xu hướng truyện ngắn phát triển mạnh của truyện ngắn hậu hiện đại thế giới.
Thực ra, truyện ngắn huyền thoại Việt Nam được hình thành từ một quá trình
tương tác vừa đa dạng vừa nhiều chiều. Đó là sự trở về với những huyền thoại,
những mẫu cổ trong vốn liếng folklore dồi dào của dân tộc; đó là sự thẩm thấu
truyền thống truyền kì trong văn học Việt Nam qua một chu kì phát triển dích
dắc và mang tính tiệm tiến; và đó cịn là sự kế thừa, tiếp thu thành tựu của văn
học huyền thoại thế giới. Sự tương tác với yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã tạo
nên gương mặt vừa phong phú vừa độc đáo của truyện ngắn huyền thoại Việt

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

4


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Nam sau đổi mới. Trong đó, cần khẳng định rằng: yếu tố nội sinh là nguồn
mạch chủ đạo. Như một điều kì diệu - như một huyền thoại, trong cuộc sống
đầy tường minh của những năm cuối thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam lại đầy

yếu tố lung linh, hư ảo với những cổ mẫu, những huyền thoại đã nằm sâu dưới
bao lớp trầm tích văn hóa trong nguồn mạch folklore dân tộc. Vì thế, như đã
khẳng định ở trên, trong nẻo tương tác này, yếu tố huyền thoại khơng phải là
cái gì đó xa lạ mà quý thay khi nó đến với hiện đại từ truyền thống, đến với
hiện đại từ nội lực văn học dân tộc. Huyền thoại trong truyện ngắn đương đại
Việt Nam như kết quả của những hồi ức văn học, khi hồi ức là đặc tính rất
mạnh, là gen trội rất đặc trưng của các cư dân nông nghiệp - các dân tộc gieo
mầm.
2. Rất nhiều cây bút truyện ngắn đương đại đến với chiều tương tác này: Hòa
Vang, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Trung Khâu, Lưu
Sơn Minh, Phạm Hải Anh, Lê minh Hà, Y Ban, Trần Chiến, Đoàn Lê, Nguyễn
Hiệp, Trần Hạ Tháp, Nguyễn Văn Phú, Hà Khánh Linh,… Với tính chất là
những biểu tượng có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu; huyền thoại dân tộc đã trở về
để chiếu sáng cho bao nhiêu vấn đề của cuộc sống thực tại. Đến với cuộc sống
đương đại bằng những biểu tượng siêu mẫu đã ngưng tụ thành những trầm tích
của bao năm tháng, bằng nẻo đường này, các cây bút truyện ngắn đương đại đã
thực sự khôn ngoan khi đứng trên đôi vai của người mẹ khổng lồ. Với sự hiện
hữu của những huyền thoại dân gian, truyện ngắn đương đại đã tạo nên những
song đề truyền thống - hiện đại. Huyền thoại nguyên thủy không còn "nguyên
phiến" mà đã được khúc xạ nhiều khi đặt dưới góc nhìn của triết mĩ đương
thời. Do vậy, những truyện ngắn huyền thoại theo dạng này thực chất là giả
huyền thoại, giả cổ tích; có người gọi là truyện cổ viết lại. Nói như
E.M.Meletinsky: đó là phản huyền thoại, là huyền thoại lộn trái.
3. Là một cây bút truyện ngắn tiêu biểu, một hiện tượng văn học độc đáo của
cao trào đổi mới văn học Việt Nam từ sau 1986, Nguyễn Huy Thiệp góp mặt ở
phương diện tương tác này với tư cách là tác giả của những truyện ngắn huyền
thoại vừa đa dạng, nhiều dư vị vừa đạt được độ kết tinh cao. Sương mù huyền
thoại như bao trùm nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Hầu hết các

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1


5


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

truyện ngắn của ơng đều có sự hiện diện của huyền thoại, cổ tích, ca dao, tục
ngữ, thi ca, lịch sử… Ở Nguyễn Huy Thiệp có mơ hình cổ tích qua Trương Chi,
có những huyền thoại bản mường qua mười truyện ngắn trong chùm truyện
Những ngọn gió Hua Tát, có huyền thoại về Mẹ Cả qua Con gái thủy thần, có
truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen trong Chảy đi sơng ơi,… Bên cạnh
đó, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn gợi lên những biểu tượng sâu thẳm
trong tín ngưỡng dân gian, đó là những biểu tượng mang "mẫu tính", đó là vẻ
đẹp "thiên tính nữ" được tái đi tái lại qua nhiều truyện ngắn, nhiều nhân vật.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn tồn tại song song hai trạng thái: vừa kế
thừa, bảo lưu những yếu tố thuộc về tâm thức dân gian lại vừa đối thoại và phủ
định nó.
Nếu nói về cảm hứng "giải thiêng" trong truyện ngắn sau đổi mới thì cảm
hứng ấy đạt đến cao trào ở Nguyễn Huy Thiệp. Đúng là bằng những truyện của
mình, Nguyễn Huy Thiệp đã dùng huyền thoại để giải huyền thoại, dùng cổ
tích để giải cổ tích. "Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tạo nên những folklore hiện
đại, đã làm một cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật so với truyền thống".

B. NỘI DUNG:
I. Tóm tắt tác phẩm:
Truyện kể về nhân vật tơi đi tìm huyền thoại con trâu đen nơi dịng sơng bến
Cốc. Trong q trình đi tìm kiếm ấy nhân vật tơi đã tiếp xúc với nhiều kiểu
người khác nhau (như trùm Thịnh, gã Tảo, ông chủ thuyền và những người
đánh cá khác) và gặp khơng ít nguy hiểm. Trong một lần đi tìm huyền thoại về
trâu đen tôi bị rơi xuống sông và nghĩ mình sẽ chết vì nhớ những người đánh

cá có lệ không cứu những ai chết đuối nhưng chị Thắm đã xuất hiện và cứu tôi.
Tôi nhận ra huyền thoại về trâu đen là khơng có thật nhưng người tốt như chị
Thắm là có thật.
II. Phân tích tác phẩm:
II.1. Nội dung:

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

6


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Trong giai đoạn đổi mới đất nước, đổi mới nền văn học, Nguyễn Huy Thiệp
xuất hiện như một hiện tượng độc đáo với phong cách văn chương mới lạ. Lạ
về nội dung và cả nghệ thuật. Nguyễn Huy Thiệp sáng tác nhiều thể loại nhưng
thành công nhất có lẽ là truyện ngắn. Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
yếu tố huyền thoại xuất hiện với tần số dày đặc giúp nhà văn thể hiện được tư
tưởng nghệ thuật của mình. Chảy đi sơng ơi là một truyện ngắn hay được xây
dựng xoay quanh một câu chuyện truyền thuyết từ thời xa xưa để nói về cuộc
sống hôm nay.
Chảy đi sông ơi của Nguyễn Huy Thiệp là một truyện ngắn vừa mang chất trữ
tình, chất thơ vừa mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc. Tính chất ấy bắt nguồn
từ cảm hứng về dịng sơng nơi bến Cốc, một hình ảnh vừa cụ thể vừa trừu
tượng, cũng là nơi gợi cảm hứng về quá khứ. Để xây dựng nên câu chuyện
xoay quanh dịng sơng vừa thực vừa hư ấy tác giả đã đan kết ba kiểu nhân vật
vào nhau. Mỗi một kiểu nhân vật tác giả đưa một thủ pháp huyền thoại vào để
tạo nên một dấu ấn riêng. Chính vì vậy, yếu tố huyền thoại xuất hiện ít nhất ba
lần tương ứng với ba kiểu nhân vật cùng dịng sơng đã gắn kết thành một chủ
thể trữ tình.

Có thể xem Chảy đi sơng ơi là một tác phẩm tự truyện được kể theo ngôi thứ
nhất, nhân vật chính cũng là tác giả xưng tơi. Bên cạnh đó, truyện cịn có các
nhân vật khác như ơng chủ thuyền, lão chột mắt, gã Tảo, trùm Thịnh, chị
Thắm, bà cụ lái đò và những người đánh cá, đặc biệt là hình tượng con trâu
đen, nhân vật huyền thoại xuyên suốt tác phẩm.
Đối với thôn quê Việt Nam con trâu là hình ảnh đẹp và gần gũi, gắn bó với
người nông dân. Nguyễn Huy Thiệp đã rất khéo léo khi lựa chọn hình ảnh con
trâu với một truyền thuyết rất đẹp để từ đó dẫn dắt người đọc đi vào những câu
chuyện vừa huyền bí, vừa trần tục của cuộc đời.
Mở đầu truyện ngắn là hình ảnh dịng sơng chảy qua bến Cốc. Dịng sơng đẹp
một cách mơ màng và buồn cơ liêu, nó mải miết trơi đi trong im lặng như
chẳng hề biết đến xung quanh đang diễn ra những gì. Chính dịng sơng này là
nơi xuất phát truyền thuyết về con trâu đen: “Con trâu đen thường xuất hiện
lúc nửa đêm, nó ở đáy lịng sơng lao lên mặt nước, tồn thân bóng nhẫy, đơi

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

7


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

sừng vút cao, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn.
Nước dãi của nó tựa trứng cá, nếu ai may mắn hớp được sẽ có sức lực phi
thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá”.
Con trâu đen này khiến ta liên tưởng đến một truyền thuyết có từ xa xưa trong
dân gian. Truyện kể rằng “Yết Kiêu, được ca tụng bởi tài bơi lặn giỏi nhất
nước Nam, nhà ông ở làng Hạ Bì bên bờ biển làm nghề đánh cá. Một hôm,
ông đi dọc bờ biển về làng bỗng thấy hai con trâu ghì sừng chọi nhau dưới
bóng trăng khuya. Ơng cầm địn gánh xơng vào phang mạnh mấy cái, cặp trâu

chạy xuống biển rồi biến mất. Thấy có cái lơng trâu cịn dính vào địn gánh,
Yết Kiêu bỏ vào miệng nuốt. Từ đó ơng có sức khoẻ hơn người, đặc biệt có tài
bơi lặn sau này, ơng theo làm gia tướng của tướng Trần Hưng Đạo và lập
nhiều cơng lớn. Ơng thường lặn xuống dưới thuyền địch , đục thủng thuyền cho
chìm, làm cho qn địch vơ cùng khiếp sợ.
Con trâu trong truyện kể dân gian và con trâu trong truyền thuyết của Nguyễn
Huy Thiệp có điểm khác biệt: con sống ở biển, con sống ở sông. Con truyền
sức mạnh qua sợi lông, con truyền sức mạnh qua nước dãi như những trứng cá.
Nhưng chúng đều là những con vật huyền bí có khả năng đem đến sức mạnh kì
diệu cho người khác.
Con trâu đen có thực hay khơng vẫn là một bí ẩn. Nhưng trong tín ngưỡng của
mình thì dân bến Cốc tin vào con trâu này là có thực. Có người bảo đã từng
gặp, có người lại bảo chưa bao giờ nhưng trong tâm tưởng ai cũng tin và mong
có lần được gặp con trâu ấy. Nhân vật tôi là một người như thế. Nghe và cảm
thấy mê rồi tin, tơi mơ ước có lúc được gặp con trâu để biết đâu sẽ được hưởng
điều kì diệu kia. Thế là tơi quyết chí xuống bến đị, năn nỉ những người đánh cá
đêm để được họ cho đi cùng. Thậm chí là làm khơng cơng trong những đêm rét
co ro.
Con trâu đen được kể trong truyện gắn với tuổi thơ của tôi là một huyền thoại,
một truyền thuyết li kì, hấp dẫn. Huyền thoại ấy đã đeo đẳng tôi suốt thời thơ
ấu gần như một nỗi ám ảnh “Tất cả những điều như thế đối với tuổi thơ của tơi
có sức lơi cuốn lạ kỳ. Thâm tâm, tơi vẫn ước mong nhìn thấy con trâu, biết đâu

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

8


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP


tôi sẽ chẳng được hưởng điều kỳ diệu? Hễ cứ chập tối là tôi bỏ nhà ra đi, mặc
kệ sách vở và những lời khuyên của mẹ.”
Cốt truyện truyền thuyết về con trâu đen gắn liền với các nhân vật trong tác
phẩm. Mỗi nhân vật có cách nhìn nhận, đánh giá của riêng mình, tin hoặc
khơng tin. Những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó. Chính sự
quả quyết đó đã khiến cho niềm tin vẫn tồn tại. Nhân vật tôi, cũng là người kể
chuyện, khi cịn là một đứa trẻ đã hồn tồn tin rằng đây là câu chuyện có thật.
Ngày ấy hễ cứ chập tối là cậu bé bỏ nhà ra đi, mặc kệ sách vở và lời khuyên
của mẹ. Cậu bé tuyệt đối tin và khát khao tìm kiếm một cái gì đẹp đẽ, phi
thường. Thế nhưng trên con đường mạo hiểm để đi tìm con trâu đen trên khúc
sơng này, cậu bé dường như chỉ được chứng kiến những điều phũ phàng của
cuộc sống thực tế. Để được những người đánh cá đêm cho lên thuyền cậu bé
phải năn nỉ hết lời, phải giúp khơng cơng cho họ. Có khi bị hăm dọa quăng
xuống sông cho Hà Bá bắt, khi thì bị hù dọa bằng câu chuyện khủng khiếp về
cái đầu lâu người chết trên sơng, thậm chí bị đuổi xuống thuyền khi đã ra giữa
sông, nhưng sức hấp dẫn của con trâu đen là một động lực giúp cho cậu bé tiếp
tục hành trình tìm kiếm của mình. Có điều rất lạ là khi gặp phải tình huống
nguy hiểm cậu bé không hề nghĩ đến con trâu đen sẽ xuất hiện và ban cho mình
sức mạnh mà chỉ cố bằng sức của mình để vượt qua. Lần thứ nhất, khi bị Tảo
đuổi xuống thuyền nước chảy rất xiết, nước chảy bao giờ cũng xiết, cậu bé
nghĩ có điều phải cố mà bơi cho đến được bờ. Lần thứ hai khi ở trên thuyền
của trùm Thịnh, cảnh đánh cá diễn ra hết sức hỗn loạn, cậu bé bị rơi xuống
nước, lúc ấy cậu gào lên kêu cứu và một nỗi hoảng sợ điên cuồng bao trùm bởi
vì những người đánh cá có lệ khơng cứu những ai chết đuối.
Chúng ta có thể thấy rằng q trình đi tìm về với huyền thoại của cậu bé cũng
chính là hành trình giúp cậu va chạm với đời sống thực tế vô cùng khắc nghiệt
để nhận ra huyền thoại là khơng có thực.Và huyền thoại ấy còn gợi ra trong
tâm tưởng của tôi một nỗi ám ảnh khác, nỗi ám ảnh về dịng sơng và những con
người nơi bến Cốc.
Cùng với nhân vật tôi, những người như ông chủ thuyền, người cho tôi đi nhờ

qua bến Cốc, gã Tảo, trùm Thịnh và những người đánh cá khác… cũng được

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

9


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

tác giả tập trung xây dựng nhằm làm nổi bật cái tứ của câu chuyện. Họ đại diện
cho tầng lớp những người lao động nghèo, chuyên lo làm ăn, sinh kế, cơng việc
chính là đánh bắt cá, họ chỉ quan tâm đến việc lưới sao cho được nhiều cá, họ
gần như ngu muội, lỗ mãng và ác. Huyền thoại về con trâu đen dường như
không đến được với họ. Trùm Thịnh đã trả lời tôi khi tôi hỏi về chuyện con
trâu đen: “Chuyện con trâu đen chỉ là chuyện đồn nhảm nhí....Mày hãy tin tao,
ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ
bạc có thực, cịn chuyện trâu đen là giả” Câu trả lời của trùm Thịnh cho thấy
sự mất niềm tin vào những gì tốt đẹp, kì diệu của cuộc sống, trong khi niềm tin
ấy được nuôi dưỡng từ trong truyền thống của dân gian từ bao đời nay. Cuộc
đời lão đầy những hiện thực phũ phàng và lão đối với cuộc đời cũng phũ phàng
lại y như vậy. Trùm Thịnh có thể sống mà khơng cần niềm tin, một niềm tin dù
mơ hồ nhưng đủ sức kéo con người trở về với lương thiện.
Có thể nói huyền thoại là sản phẩm của cộng đồng nhưng đã bị những người
như trùm Thịnh phủ định. Rõ ràng, trong trải nghiệm của trùm Thịnh thì bến
Cốc này chỉ có giết người, trộm cướp, ngoại tình và cờ bạc. "Chính lão giết
thằng quan ba Tây để chiếm mụ vợ. Những vụ trộm lớn nhỏ trên phố chắc có
dính líu đến lão vì cứ thỉnh thoảng Uỷ ban lại gọi lão giam ít ngày. Lão mở
qn mì vằn thắn nhưng người ta đồn lão dùng thịt chuột đánh bả thạch tín.
Bát mì vằn thắn mang cho chó ăn chó chết. Người ăn thịt chó cũng lại chết
ln. Qn mở nửa tháng thì lão dẹp tiệm, lão chất rơm vào trong quán rồi đốt

đùng đùng. Có người kể rằng khi lửa bốc cao thì ở trong qn có con chuột to
bằng bắp chân người phóng thẳng ra ngồi cứ cười hềnh hệch…” Lão đồng
thời triết lí “Trong các thứ nghề thì nghề ăn trộm là nhàn nhã nhất…”Và để
chứng minh cho chân lí của mình lão liền kể cho tơi nghe về chiến cơng ăn
trộm ngun nồi thịt chó của nhà chánh tổng Thi khiến tơi nghe lão cười mà
lịng cộm lên một nỗi bức bối và chua xót lạ.
Khi bắt gặp luồng cá, thuyền chịng chành lật nghiêng hất tơi xuống nước,
trùm Thịnh chỉ lo giành giật luồng cá ấy mà khơng đối hồi đến sự sống chết
của tơi vì với trùm Thịnh chỉ có hiện thực cuộc sống là có thực và người ta phải
đấu tranh từng ngày để sinh tồn.

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

10


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Nếu trùm Thịnh là một con người như thế thì gã Tảo cũng cục súc khơng kém.
Gã sẵn sàng đuổi cổ tôi xuống sông khi “con thuyền khơng người điều khiển
quay trịn tạo thành những xốy nước nhỏ. Tảo bỗng quát lên: - Chèo gì lạ
thế? Đã sợ vãi đái ra quần rồi hả? - Tảo đưa ngón tay chuối mắn túm lấy ngực
tơi- Tơi xin mời ơng cút khỏi thuyền ngay! Ơng ở trên thuyền rồi tơi lại kéo
phải đầu lâu người thì tơi chết! - Nhảy xuống! - Tảo nhe hàm răng nhọn hoắt
quát lên hung dữ- Ông cho mái chèo vào gáy bây giờ!”.
Chính quan niệm về cuộc sống như thế đã chuyển đổi họ thành những con
người ích kỉ, lỗ mãng, cục súc và khắc nghiệt. Từ đó hình thành nên một kiểu
huyền thoại riêng trong tư duy của loại nhân vật này, những huyền thoại kì dị,
rùng rợn gắn với quá khứ, một quá khứ chỉ có giết người, trộm cướp. Nếu nhân
vật tôi tin vào huyền thoại con trâu đen ban cho người tốt sức mạnh thì trong

mắt của gã Tảo, trùm Thịnh và những người đánh cá thì huyền thoại của họ có
chăng đó là Hà Bá và cái mà gã Tảo gặp là “Một cái đầu lâu người chết” cịn
những huyền thoại đẹp trong tín ngưỡng dân gian thì với trùm Thịnh cũng trở
nên quái dị “Anh em ông thánh Simon trước kia cũng đi đánh cá. Đức chúa
Giêsu trông thấy mới bảo họ rằng:" Các ông hãy đi theo tôi, tôi sẽ biến đổi các
ông thành những người đánh lưới người". Mặc dù Thánh Simon trong huyền
thoại được tất cả bốn Phúc Âm nhắc đến. Simon được Chúa Giê-su gọi là
Peter. Ông là một ngư phủ đến từ thành Bethsaida xứ galilee. Ơng bị đóng vào
thập giá tại Presta vào năm 74. Ông là người Ca-na-an. Thánh Mác-cô gọi
ông là là Simon Nhiệt Thành, Thánh Luca gọi ơng là Simon thuộc nhóm Q
Khích.
Như trên đã nói, mỗi một kiểu nhân vật trong truyện ngắn này có một huyền
thoại riêng ứng với tính cách của họ. Nhân vật chị Thắm được xây dựng trong
truyện cũng thuộc tầng lớp lao động nghèo nhưng tốt bụng và luôn hướng
thiện. Chị có đơi mắt to đen, có giọng nói dịu dàng và tâm hồn đôn hậu. Chị là
hiện thân của thiên tính nữ, của lịng vị tha và đức hi sinh, chị sẵn sàng thông
cảm với mọi người, kể cả những con người độc ác. Khi cậu bé (tôi) trách “bọn
đánh cá đêm ác, nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi,... chị Thắm nói với tơi “có
ai u thương họ đâu... Họ đói mà ngu muội lắm…”. Ở đây ta thấy chị Thắm

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

11


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

khơng biết nói bóng bẩy sâu xa như trong Kinh Thánh nhưng cùng một lòng
nhân ái Thục Trinh hồn hậu (Phạm Xuân Nguyên). Thiên tính nữ ấy đã tác
động vào nhân cách và hành động của chị khiến chị luôn làm điều tốt. Chị đã

cứu nhiều người và cứu tôi khỏi tay Hà Bá bất chấp quan niệm: “những người
đánh cá có lệ khơng cứu những ai chết đuối”.
Nhân vật tôi đi qua thời thơ ấu gắn liền với dịng sơng, bến nước, với những kỉ
niệm về mùa cá mòi, với truyền thuyết về con trâu đen, với hình ảnh dịu dàng
của chị Thắm. Chuyển về thành phố, để lại những kí ức tuổi thơ về huyền thoại
con trâu đen nơi bến Cốc. Tôi lớn dần lên, hăm hở đuổi theo bao điều phù du,
kí ức xưa dần phai nhạt. Khi trưởng thành tơi có dịp quay về bến Cốc biết được
chị Thắm đã từng cứu không biết bao người ở khúc sông này nhưng cuối cùng
chị lại chết đuối mà không được ai cứu, và hai mươi năm nay chẳng hề có ai
hỏi thăm đến chị một lần.
Nhân vật chị Thắm trong truyện được nuôi dưỡng từ huyền thoại và theo chị
huyền thoại về con trâu đen là có thực “nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó
mang cho người ta sức mạnh... Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu
phải là người tốt”. Vậy mà cuối cùng chị lại phải chết trong âm thầm đau đớn
như vậy. Rõ ràng chị đã bị người đời lãng quên đến hai lần.
Cái chết của chị Thắm làm thức dậy trong nhân vật tôi niềm mong ước ngây
thơ thuở nào “Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu
rồi?”. Thế là đã rõ, truyền thuyết về con trâu đen là khơng có thực, nếu có thực
thì người tốt như chị Thắm đã không phải chết. Nhân vật tôi đã từng tin vào
câu chuyện huyền hoặc, từng đi tìm con trâu đen khi còn là cậu bé chưa biết gì
về sự khắc nghiệt của cuộc sống. Nhưng thời thơ ấu ấy là một quãng đời đầy ý
nghĩa đối với nhân vật. Bởi vì dù thất bại trong cuộc tìm kiếm vô vọng nhưng
nhân vật tôi đã gặp được một con người còn đẹp hơn cả huyền thoại, một con
người luôn biết yêu thương cảm thông cho tất cả mọi người và luôn tâm niệm
phải sống tốt. Bao nhiêu năm sống giữa đô thị phồn hoa, cậu bé năm xưa đã cố
cơng theo đuổi để có được một cuộc sống đủ đầy. Cuối cùng, đứng trước bến
sông con người thành đạt hôm nay “bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tơi
vơ nghĩa xiết bao”.

CAO HỌC VHVN, K21: NHĨM 1


12


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Con trâu đen huyền thoại đã đi vào tâm tưởng, trở thành kỉ niệm tuổi thơ của
tôi. Với chị Thắm, niềm tin trong sáng về huyền thoại Con trâu đen đã tác động
vào hành động và số phận của chị vì thế số phận của chị cũng gắn liền với
huyền thoại ấy như một định mệnh. Với thiên tính nữ của mình Chị Thắm cũng
đã tin vào huyền thoại về các Thánh như những vị cứu thế “Tôi thiu thiu ngủ,
văng vẳng lời chị đang kể thủ thỉ sự tích các thánh trên nước Thiên đàng:
Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Giêruxalem có một con người...”. Thế mà người tốt
như chị lại chết. Mặc dù vậy huyền thoại con trâu đen vẫn ln có sức ảm ảnh
khôn nguôi đối với tôi và không thôi trở đi trở lại trong giấc mơ của tuổi thơ
tôi.
Truyện ngắn Chảy đi sông ơi của Nguyễn Huy Thiệp với huyền thoại con trâu
đen đã hình thành nên ý niệm về cái thiện, cái ác trong lịng nhân vật tơi và
người đọc chúng ta. Đấy là một câu chuyện buồn và đẹp, một vẻ đẹp trong
trắng, ngây thơ, giúp ta tin vào điều thiện, điều ác.
Hồi tưởng về quá khứ, gắn thực tại với q khứ là mơ-típ và chủ đề của sáng
tác văn học từ xưa đến nay. Tác giả đã dùng mơ típ quen thuộc ấy và đan lồng
vào một lối biểu đạt mới: dịng sơng, khiến yếu tố huyền thoại càng trở nên
lung linh, huyền ảo, hư, thực. Dòng sông đã gắn kết biết bao số kiếp con người
và mỗi một số kiếp ít, nhiều đều gắn với một huyền thoại. Dịng sơng- nguồn
sống và nguồn chết, huyền thoại và sự giải thiêng huyền thoại.
Di truyền đặc tính của mẫu gốc nước, sông vừa là nguồn sống, vừa là nguồn
chết. Như mọi quyền năng đem lại màu mỡ, với những quyết định huyền bí,
các dịng sơng có thể nuốt chửng tất cả, tưới nước hoặc gây lụt lội, chở thuyền
đi hay nhận chìm nó. Vì thế, dịng sơng trở thành đối tượng của sự thờ cúng,

vừa do lịng tơn kính, vừa do sự sợ hãi. Ở Việt Nam, nơi có nền tảng là nền
nơng nghiệp lúa nước, ngay từ thuở hồng hoang, Rồng, vị thần thiêng liêng
của nước, đã được xem là đối tượng được tơn kính số một, Rồng là Cha của
tất cả, hay nói cách khác, từ nước mà có con người. Trong tín ngưỡng dân
gian cũng có tục thờ Mẫu Thoải- người mẹ của các nguồn nước. Trong cổ
tích, nước thiêng ở suối tiên có thể khiến con người trở nên xinh đẹp (Ai mua
hành tôi)... Tuy nhiên, với người Việt Nam, nước cũng là đối tượng của sự sợ

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

13


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

hãi. Nước có thể là một vị thần phá hoại mùa màng (qua hình ảnh Thuỷ Tinh),
nước cũng có thể làm chết người (qua biến thể nước sôi trong Tấm Cám). Nỗi
sợ hãi nước đi đôi với niềm tơn kính ăn sâu vào tâm thức cộng đồng, tạo nên
những vị thần sông mà con người hàng năm phải thờ cúng, gọi là thần Hà Bá.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, dịng sơng cũng mang tính hai mặt.
Sông với ý nghĩa nguồn sống thể hiện ở việc sông mang lại tôm cá, mang lại
sự sống cho những người dân chài nghèo đói, tội nghiệp. Các biến thể chi tiết
hoá: tiếng gõ đuổi cá lanh canh trên mặt sơng, tiếng sóng vỗ ồm oạp bên
mạn thuyền, những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền,
mùi khói thơm nồng, mùi cá nướng thơm ngậy lan trong khơng khí ban mai
trong sạch, huyền thoại về con trâu đen, bát cháo cá của chị Thắm (Chảy đi
sông ơi) chính là sự cụ thể hố hướng nghĩa biểu trưng này.
Hình ảnh Sơng với ý nghĩa nguồn chết bí ẩn thể hiện ở chỗ bến sông cũng
là không gian chứa đựng những hiểm hoạ mà con người không ngờ tới. Ám
ảnh về sông với nhân vật tôi trong Chảy đi sơng ơi chính là Hà Bá, đầu lâu

người chết đuối, tình huống nhân vật tơi chết đuối "hụt", cái chết của chị
Thắm. Trong Con gái thuỷ thần, nhân vật Chương bị đánh cũng chính ở bến
sơng.
Tính chất lưỡng phân của hai hướng nghĩa đối lập dịng sơng- nguồn sống và
dịng sơng- nguồn chết được thể hiện rất rõ trong tình huống cậu bé trong Chảy
đi sông ơi bị ngã xuống sơng. Cậu st phải làm mồi cho Hà Bá chính là vì
trùm Thịnh và những người đánh cá khác đang lao vào cuộc chiến giành giật
đàn cá mòi, nguồn ân phúc của sơng. Như vậy, có phải ngay trong sự sống mà
sơng ban tặng đã chất chứa trong lịng nó những hiểm hoạ của cuộc cạnh tranh
sinh tồn?
Trong sự nối tiếp ý nghĩa nguồn chết của dịng sơng, Nguyễn Huy Thiệp đã
thực hiện sự giải thiêng huyền thoại. Trong huyền thoại, Nước trừng trị những
kẻ có tội nhưng khơng thể làm hại những người chính trực. Những dịng nước
dìm chết chỉ nhằm vào những kẻ có tội, đối với những người chính trực, dịng
nước trở thành nước của sự sống. Nhưng trong Chảy đi sông ơi, chị Thắm, một
con người chính trực, người cứu vớt bao người khác, cuối cùng lại chết đuối

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

14


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

mà không ai cứu, hơn thế nữa, chị còn chết thêm một lần nữa trong sự quên
lãng của người đời. Điều này phải chăng chính là minh chứng cho một triết lí
mà nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đã nêu trong Chút thoáng Xuân Hương:
mọi cái thanh cao vẫn chết trong cõi dung tục như thường.
Yếu tố huyền thoại thuộc về đời sống tinh thần nên chính nó đã tác động vào
q trình hình thành nhân cách con người, nó ăn sâu vào số phận của từng kiểu

nhân vật. Ba kiểu nhân vật chính, ba kiểu huyền thoại chính, mỗi huyền thoại
tồn tại khác nhau trong sự trải nghiệm của mỗi người qua đó giúp ta có thêm ý
niệm về cái thiện, cái ác ở đời.
Tồn bộ kết cấu truyện ngắn là một chuỗi kí ức của chính tác giả về một
quãng đời thơ ấu, kí ức ấy gắn chặt với dịng sơng. Cuộc đời của mỗi con người
trong sự vơ thường của nó thì hữu hạn mà dịng sơng theo quy luật của tạo vật
thì mỗi ngày vẫn chảy. Nỗi niềm thân phận trôi đi đọng lại kí ức, kí ức đọng lại
nơi dịng sơng. Kí ức của tơi là kỉ niệm trong trẻo của một thời tuổi thơ đầy háo
hức, tị mị có truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen. Chính sự đan lồng
huyền thoại với những trải nghiệm của một thời thơ ấu ấy đã dần tạo nên trong
tôi những ý niệm về cuộc sống. Chính những huyền thoại dân gian ấy đã góp
phần xây dựng kí ức cho mỗi cuộc đời từ ấu thơ đến lúc trưởng thành. Tin hay
không tin vào huyền thoại là do quan niệm của mỗi người nhưng chắc chắn
một điều rằng những huyền thoại đẹp, thánh thiện luôn là giấc mơ không bao
giờ tắt. Mặc dù chị Thắm chết, nhân vật tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ
của mình vơ nghĩa xiết bao và thảng thốt: “Con trâu đen, con trâu đen trong
thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?”nhưng những người tin vào lòng tốt, vào cái
thiện vẫn còn đấy: kết thúc tác phẩm là tiếng gọi đị ráo riết ở bên sơng:“ Đò
ơi....ơi đò! Đò ơi! Ơi đò!”.
II. 2. Nghệ thuật:
- Truyện ngắn Chảy đi sông ơi chứa đựng tất cả những yếu tố làm nên chất
thơ: yếu tố huyền thoại .
- Tác phẩm ngắn, rất ngắn, có sức nén và độ dư ba lớn. Chất thơ làm nên sự cô
đặc, hàm súc; sự ngắn gọn làm toả ra chất thơ.

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

15



YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

- Nhan đề tác phẩm đầy chất nhạc: Chảy đi sơng ơi, có một dịng sơng của thi
ca chảy vắt qua tác phẩm, một dịng sơng có linh hồn. Con sơng ấy chứa đầy
thi vị khi ôm ấp trong lòng những huyền thoại hằn sâu vào kí ức tuổi thơ “tơi”.
Ở đó, tác giả gửi gắm ước mơ đầy kì ảo về con trâu đen đem lại sức mạnh phi
thường cho những người may mắn. Con sông càng đầy tâm trạng khi trên sông
luôn ngân nga một giai điệu trầm buồn:
Ở bên kia sơng có tiếng ai hát một bài rất lạ, tiếng hát thật buồn.
Chảy đi sơng ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sơng đãi hết
Anh hùng cịn chi?...
Những dịng văn xi tn dài êm dịu như tiếng thơ, tiếng nhạc dìu dặt, mênh
mang. Để rồi truyện ngắn kết thúc bằng tiếng gọi thao thiết, vang vọng chất
thơ, gieo vào lòng người đọc bao khắc khoải suy tư khơng dứt: “Đị ơi... ơi đị!
Đị ơi! Ơi đị!”...
- Chảy đi sơng ơi là kiểu cổ tích hiện đại (giả cổ tích). Nhưng trong truyện cổ
tích thì huyền thoại, niềm tin có thể trở thành hiện thực, cịn trong giả cổ tích
của Nguyễn Huy Thiệp thì khơng trở thành hiện thực vì như hơn một lần nhà
văn khẳng định “chúng ta làm được gì khi xây những lâu đài trên biển xanh”.
- Lối văn kể “ma mị”, ví nhà văn như một “thầy phù thủy ngôn từ”.
- Truyện được kể ở ngôi thứ nhất đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.
- Truyện có sự đối lập gay gắt giữa sáng - tối, cục súc và dịu dàng, ích kỷ và
vị tha, thâm hiểm và bao dung, u ám và diệu kỳ, tàn nhẫn và yêu thương, ngu
muội, tăm tối và hiểu biết... đan cài trong hành động, lời nói và trong các sự
kiện đã tạo nên một bức tranh mà sự luân chuyển liên tục của các mảng màu
tạo ra cái nhìn nhiều chiều trước một đối tượng thẩm mỹ làm lộ diện những
góc khuất của cuộc sống.
- Nguyễn Huy Thiệp sử dụng yếu tố huyền thoại như là một thủ pháp “lạ hóa”

tác phẩm một cách cần thiết để thoát khỏi “chất hiện thực” vốn dễ gây sự nhàm
chán nơi người đọc. Nghĩa là nghệ thuật luôn phải là chất men của hiện thực;
nó là đời sống, nhưng phải là một thứ đời sống “tỏa hương sắc” đậm đà để

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

16


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

người đọc đến với tác phẩm là đến với một thế giới khác, đầy sự đam mê và lạ
lẫm.

C. KẾT LUẬN:
Tóm lại, qua truyện ngắn Chảy đi sơng ơi nhà văn muốn bóc trần thực tế
nghiệt ngã của cuộc đời. Cuộc đời vẫn còn nhiều cái xấu, cái ác đang tồn tại,
người tốt cũng có thể gặp số phận không may. Khi miêu tả hiện thực như vậy
đồng thời nhà văn cũng muốn nói rằng huyền thoại là khơng có thật. Diễn biến
của câu chuyện là để khẳng định điều đó. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận
giá trị tinh thần của huyền thoại. Huyền thoại đem lại niềm tin về cái đẹp, cái
tốt, cái kì diệu giúp an ủi hiện thực đau khổ của con người. Giá trị của nó làm
cho con người sống được.
Huyền thoại Nguyễn Huy Thiệp luôn là con đường đi về phía sâu thẳm tâm
hồn con người. Ở đó có thể con người sẽ gặp lại chính mình. Khai thác, sử
dụng yếu tố huyền thoại, nhà văn đã làm cho tác phẩm của mình mang màu sắc
huyền hoặc xa xăm. Đọng lại từ những trang văn thấm đẫm huyền thoại là một
tấm lịng tha thiết với đời, một trái tim ln nóng hổi với con người. Tình u
cuộc sống, tình u đồng loại và khát khao những điều tốt đẹp cho con người là
tinh thần bao trùm lên tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp.

Và đối với nền văn học viết mọi thời đại, thi pháp huyền thoại luôn được sử
dụng như một thủ pháp nghệ thuật có tác dụng làm tăng giá trị biểu đạt cho nội
dung tác phẩm mà thể văn trần thuật thơng thường khó đạt đến. Nguyễn Huy
Thiệp là một cây bút có năng lực riêng. Ơng là một nhà văn vốn xuất thân từ
sử. Sự hòa trộn tâm thức giữa văn, sử với ý thức thời đại đã định hình ở
Nguyễn Huy Thiệp một phong cách riêng khơng lẫn. Sau cùng, có thể khẳng
định Nguyễn Huy Thiệp là người sử dụng huyền thoại thành công hơn so với
nhiều cây bút khác.

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

17


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.

2.

M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội.

3.

Roland Bathes (2008), Những huyền thoại, NXB Tri Thức, Hà Nội.


4.

Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lí luận tác gia và tác phẩm (Tập 1),
NXB Giáo Dục, Hà Nội.

5.

Lê Huy Bắc (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, NXB Giáo dục, Hà
Nội.

6.

Kate Hamburger (2004), Logic học và các thể loại văn học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7.

E. M. Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, NXB ĐHQG H Nội,
H Nội.

8.

Nhà xuất bản Văn hố thơng tin (2002), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB
Văn hố thơng tin, Hà Nội.

9.

Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Ánh sáng lạ từ truyện ngắn Nhân sứ của Hòa


Vang, hnue.edu.vn
10.

Giăng lưới bắt chim, Nguyễn Huy Thiệp, NXB Thanh Niên.

11.

Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Phụ Nữ.

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

18


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

MỤC LỤC:
A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. TÁC GIẢ NGUYỄN HUY THIỆP
I.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
I.2. Phong cách và quan điểm sáng tác
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUYỀN THOẠI
II.1. Khái niệm huyền thoại
II.2. Bản chất huyền thoại
III. THI PHÁP HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

B. NỘI DUNG
I. Tóm tắt tác phẩm
II. Phân tích tác phẩm
II. 1. Nội dung

II. 2. Nghệ thuật

C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

19


YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHẢY ĐI SÔNG ƠI CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

CAO HỌC VHVN, K21: NHÓM 1

20



×