Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Luật Bảo hiểm xã hội có gì mới? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.82 KB, 2 trang )

Luật Bảo hiểm xã hội có gì mới?

Nguồn: laodong.com.vn

(LĐ) - Ngày 28.6.2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Bảo
hiểm xã hội (BHXH).
So với hiện hành thì lần này, ngoài BHXH bắt buộc còn có thêm BHXH tự nguyện
với 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất; và bảo hiểm thất nghiệp với 3 chế độ: Trợ cấp thất
nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
Về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: Vẫn tiếp tục thực hiện, nhưng chỉ quy định
đối với người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau, thai sản hoặc sau khi
điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức
khoẻ còn yếu mới được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Mức hưởng được điều chỉnh linh hoạt hơn theo mức lương tối thiểu chung, chứ
không theo mức tiền cố định như hiện nay. Cụ thể là mức hưởng mỗi ngày bằng
25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình, bằng 40% nếu nghỉ tại cơ sở
tập trung.
Chế độ ốm đau, chế độ thai sản: Một điều hết sức mới là Luật BHXH quy định
lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định, ngoài
tiền lương, tiền công vẫn được hưởng chế độ thai sản với 3 điều kiện: Sau khi sinh
con từ đủ 60 ngày trở lên; phải có xác nhận về sức khoẻ của cơ sở y tế; phải báo
trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Việc tính trợ cấp một lần hoặc
trợ cấp hàng tháng vừa tính theo mức suy giảm khả năng lao động, vừa tính theo
số năm đã đóng BHXH. Như vậy sẽ bù đắp được phần thể lực và nguồn thu nhập
bị mất.
Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.
Ngoài ra, còn tính thêm từ một năm đóng BHXH trở xuống được tính bằng 0,5%,
sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền
công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Chế độ hưu trí: Có thêm một số nội dung mới cần lưu ý:


- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng chỉ số giá sinh hoạt và tăng
trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.
- Mức hưởng BHXH một lần (đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu)
được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH (hiện hành mỗi năm chỉ được 1
tháng lương).
- Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ
cấp 1 lần đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy
định như sau:
+) Đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 thì tính
bình quân 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

+) Đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 đến ngày
31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
+) Đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 đến 31
tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
+) Người lao động tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH có hiệu lực thì tính bình
quân 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

×