Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

đề tài '''' chế hội chế độ hưu trí trong luật bảo hiểm xã hội hiện nay ''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.2 KB, 16 trang )


Đề tài " Chế hội Chế độ hưu trí trong
luật bảo hiểm xã hội hiện nay "


1
Mục Lục
2
An sinh xã hội

Vấn đề:
Chế độ hưu trí trong luật bảo hiểm xã hội
hiện nay
Nhóm 5:
• Phùng Đức Hiếu
• Nguyễn Thị Thủy
• Nguyễn Thị Hoài Thu
• Trịnh Thị Duyên
• Bùi Anh sơn
• Nguyễn Quang Duy
3
• Đinh Thị Phương Dung
Nội dung:
1. Tìm hiểu chung về chế độ hưu trí
_Khái niệm
_Tầm quan trọng của chế độ hưu trí
_Nguyên tắc của chế độ hưu trí
_Phân loại
_Đối tượng tham gia
_Quỹ BH hưu trí


2. Chế độ bảo hiểm hưu trí
_Chế độ hưu trí với người tham gia BHXH bắt buộc
_Chế độ hưu trí với người tham gia BHXH tự nguyện
3. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay ở Việt Nam
và giải pháp

4. Kết luận
4
1.Tìm hiểu chung về chế độ hưu trí

BHXH là một chính sách lớn đối với các nước trên thế giới, BHXH mang trong nó bản
chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành, hạnh phúc của con người. Các chế độ BHXH đều
nhằm mục đích đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ tam thời hoặc vĩnh viễn ngừng
làm việc. Số lượng và nội dung các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiện phụ thuộc vào
mục tiêu, qui định và các chế độ chính sách của mỗi nước.
Trong các chế độ đó thì chế độ hưu trí được coi là chế độ quan trọng nhất vì nó liên
quan trực tiếp đến mỗi người lao động và gia đình họ khi họ về già. Có thể nói rằng gần 100%
người lao động của các nước có nhu cầu được bảo hiểm tuổi già.
1.1Khái niệm
Chế độ hưu trí là chế độ cơ bản nhất trong hệ thống 5 chế độ của BHXH được quy định
trong chương 3 bộ luật BHXH bao gồm các đối tượng áp dụng, điều kiện hưởng lương hưu,
múc lương hưu hàng tháng và chế độ trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, điều chỉnh lương hưu, về
điều kiện và mức hưởng BHXH một lần, bảo lưu thời gian đóng BHXH, mức tiền công tiền
lương hàng tháng để đóng BHXH hương lương hưu, trợ cấp 1 lần; về điều chỉnh tiền công tiền
lương đã đóng BHXH và tạm dừng hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì chế độ hưu trí là một dạng trợ cấp trong hệ
thống trợ cấp bảp hiểm xã hội dành cho những người tuổi cao không thể tiếp tục làm việc bình
thường được nữa. Từ khái niệm này chúng ta thấy có hai nội dung lớn tạo thành khái niệm về
hưu trí:
• Thứ nhất: Hưu trí cũng là một dạng trợ cấp của xã hội như những trợ cấp ốm đau, thai

sản, tai lan lao động, thất nghiệp, tàn tật , tử tuất… Nó cũng được thực hiện bởi sự phân phối,
phân phối lại thu nhập. Mặc dù có những nước có qui định việc người lao động đóng góp để
5
hưởng hưu trí nhưng không thể ai đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Bởi vì sau khi nghỉ việc
tuổi thọ của mỗi người một khác. Vì thế vấn đề chia sể rủi ro, bù đắp, tương trợ cộng đồng
cũng được thể hiện khá rõ.
• Thứ hai: Hưu trí dành cho những người cao tuổi không thể tiếp tục làm việc được nữa.
Dây là một nội dung quan trọng nhất của chế độ hưu trí. Trước hết nó thể hiện sự rủi ro về
tuổi tác cần được trợ cấp, mặt khác nó lại bảo đảm cho quyền về lao động cho nhưỡng người
chưu bị rủi ro, vẫn làm việc bình thường.
Theo định nghĩa chung nhất thì có thể hiểu Chế độ hưu trí là chế độ BHXH đảm bảo
thu nhập cho người hết tuổi LĐ hoặc không còn tham gia lao động nữa.
Với quy định trong luật BHXH thì về cơ bản chế độ hưu trí đảm bảo tình kế thừa của
các quy định trước đây và không có sự thay đổi lớn như tuổi về hưu và mức lương hàng tháng
do vậy chế độ hưu trí nhìn chung đảm bảo lương hưu của của những người nghỉ hưu trước và
sau khi tham gia luật BHXH, không tạo nên sự chênh lệch lương hưu giữa nhưng người có
cùng độ tuổi nghỉ hưu, cùng mức đóng và thời gian đóng. Đảm bảo công bằng trong hưởng
thụ.
1.2Tầm quan trọng của chế độ hưu trí
Về mặt xã hội : chế độ hưu trí dành cho những người không còn tham gia vào quan hệ
lao động nữa vì vậy chế độ này rất cần thiết và không thể thiếu được vì người lao động nào
cũng đến lúc hết tuổi lao động nhưng họ vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống lúc này lương hưu
là nguồn thu nhập chính của họ. Được hưởng trợ cấp lương hưu là nguồn động lực cơ bản để
người lao động tham gia vào quan hệ BHXH.
Về mặt pháp lý: Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua công ước số 102 năm
1952 quy định những quy pham tối thiểu về ASXH trong đó khuyến khích các quốc gia thành
6
viên phai thực hiên ít nhất 3 trong 9 chế độ được quy định trong công ước, trong 3 chế độ đó
có chế độ bảo hiểm hưu trí. Điều này chứng tỏ bảo hiểm hưu trí luôn được ILO , các quốc gia
và người lao động quan tâm.

BHXH là một trong nhũng chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, từ hiến pháp đầu
tiên năm 1946 đến các hiến pháp sau này đều khẳng định quyền hưởng BHXH của NLĐ. Trên
cơ sở đó Quốc hội, Chính phủ, bộ LĐ-TBXH đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật
về chế độ BHXH, đồng thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Đặc biệt là khi bộ luật BHXH năm 2006 được ban hành không chỉ đánh dấu một mốc
mới trong lĩnh vực BHXH mà còn cải thiện chế độ hưu trí theo hương công bằng hơn giữa các
thành viên kinh tế hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững.
1.31.3 Nguyên tắc của chế độ bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm hưu trí là một chế độ của BHXH nên nó tuân theo nguyên tắc của chung của
BHXH (điều 5 luật BHXH năm 2006)
_ Mức hưởng BH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BH và có chia sẽ giữa
những người tham gia BH.
_Mức đóng BH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền công , tiền lương của NLĐ. Mức
đóng BH tự nguyện dựa trên cơ sở mức thu nhập do NLĐ lựa chọn nhưng không thấp hơn
mưc thu nhập tối thiểu chung.
_NLĐ vừa có thời gian đóng BH tự nguyện, vừa có thời gian đóng BH bắt buộc thì
được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trên cơ sở thoi gian đóng BH.
_Quỹ BHXH được quản lý nhất thống, dân chủ công khai, minh bạch, được sủ dụng
đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự
nguyện và BH thất nghiệp.
_Việc thưc hiện BH phải đơn giản, thuận tiện, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
BH.
Ngoài ra chế độ BH hưu trí còn tuân theo nguyên tắc riêng:
 Nguyên tắc phân biệt hợp lý chế độ BH hưu trí giữa LĐ nam và LĐ nữ
7
 Nguyên tắc ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định như NLĐ hành
nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, làm việc trong lĩnh vực
an ninh quốc phòng…
1.41.4 Phân loại
a. Theo hình thức tham gia: NLĐ tham gia là BH bắt buộc và BH tự nguyện.

Chế độ hưu trí là 1 chế độ BHXH mà theo đó việc áp dụng la bắt buộc đối với tất cả
NLĐ làm việc theo hợp đồng dài hạn, hợp đồng từ có thời hạn 3 tháng trở lên. Còn những đối
tượng khác có thể áp dụng loại hình BH tự nguyện.( Điều này được quy định cụ thể ở điều 2
luật BHXH).
b. Theo hình thức hưởng: việc hưởng chế độ hưu trí hiện nay được thể hiện qua các
hình thức như việc hưởng lương hưu hàng tháng với mức lương đầy đủ khi đáp ứng các điều
kiện theo yêu cầu của pháp luật, hưởng lương hưu hàng tháng với mức thấp hơn và hưởng
lương hưu 1 lần.
1.5 Đối tượng tham gia
a. BH hưu trí bắt buộc: Gồm NLĐ và NSDLĐ được quy định tại điều 2 luật BHXH
năm 2006.
_NLĐ là những người tham gia vào QHLĐ ký hợp đồng LĐ xác định thời hạn (tối
thiểu là 3 tháng), cán bộ công nhân viên chức, công nhân quốc phòng, công an nhân dân, sĩ
quan, quân dân chuyên nghiệp.
_NSDLĐ là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
CT-XH, các cơ quan tố chức và cá nhân khác có thuê mướn LĐ và trả công cho người LĐ.
b. BH hưu trí tự nguyện: những trường hợp không được quy định tại điều 2 luật
BHXH.
1.51.6 Quỹ bảo hiểm hưu trí
_Quỹ BH bắt buộc: Nguồn hình thành quỹ là do sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ, tiền
sinh lời từ các hoạt động đầu tư quỹ,hỗ trợ từ nhà nước và các hoạt động khác.
8
Mức đóng góp như sau: NLĐ đóng 5% tiền lương, tiền công vào quỹ, từ năm 2010 thì
mỗi 2 năm 1 lần đóng thêm 1% vào quỹ cho tới khi đạt mức 8%.NSDLĐ đóng 11% trên tổng
quỹ tiền lương tiền công đóng BHXH của NLĐ. Từ năm 2010 thì mỗi 2 năm 1 lần đóng thêm
1% vào quỹ cho tới khi đạt mức 14%. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân, các chiến
sĩ công an phục vụ có thời hạn thì đóng 16%, từ năm 2010 thì mỗi 2 năm 1 lần đóng thêm 2%
vào quỹ cho tới khi đạt mức 22%.
_ Quỹ Bh tự nguyện:


Nguồn hình thành quỹ không có sự tham gia đóng góp của
NSDLĐ.
Mức đóng của NLĐ là tự nguyện, hàng tháng đóng 16% mức thu nhập NLĐ lựa chọn
đóng, từ năm 2010 thì mỗi 2 năm 1 lần đóng thêm 2% vào quỹ cho tới khi đạt mức 22%.
2. Chế độ bảo hiểm hưu trí
Thông thường để được hưởng một chế độ BHXH thì người LĐ phải đảm bảo được một
số điều kiện nhất định. Đói với chế độ hưu trí điều kiện quan trọng để NLĐ được hưởng BH là
thời gian đóng BH và tuổi đời. Về nguyên tắc chế độ BH hưu trí là chế độ BH dành cho người
già và không còn tham gia QHLĐ nũa, vì vậy khi đến hết tuổi LĐ người LĐ mới được hưởng
chế độ này.Độ tuổi nghỉ hưu của người LĐ sẽ do các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng.
A. Chế độ hưu trí với người tham gia BHXH bắt buộc
1.Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí:

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Luật BHXH, cụ thể các điểm của khoản 1 như sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động
có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
9
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ,
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục
vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc.
2.Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí
a. Đối với lương hưu


1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có
đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ
năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có
đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng
lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH có đủ hai mươi
năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân
đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi
đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
10
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành
hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
b. khi suy giảm khả năng LĐ
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH đã
đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên,
hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu (Mục II ở
trên) khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
3.Chế độ hưu trí hàng tháng
Theo quy định chung ở Việt Nam, điều kiện chung để hưởng lương hưu hàng tháng đối
với nam là đủ 60 tuổi và nữ là đủ 55 tuổi. Ở Mỹ độ tuổi nghỉ hưu ở cả 2 giới là 65 tuổi, ở Anh

nam là 65 còn nữ là 60, ở Nhật nam là 60 nữ là 55.
Hiện nay tuổi thọ trung bình đang có xu hướng tăng lên nên một số nước đang có xu
hướng tăng tuổi về hưu
a. Chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ
Mức BH hưu trí hàng tháng được tính trên cơ sở thời gian đóng BHXH và mức bình
quân tiền lương và tiền lương tháng làm cơ sở đóng BHXH. Trước đây quỹ BHXH do NSNN
lài trợ nhưng hiện nay quỹ BHXH được hình thành trên sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ. Vì
vậy mức hưởng BHXH phải dựa trên các yếu tố trên. Điều 52 luật BHXH quy định mức
hưởng lương hưu cao nhât bằng 75% mức lương làm cơ sở đóng BHXH. Để đảm bảo mức
công bằng cho LĐ nam và LĐ nữ khi về hưu do LĐ nữ về hưu sớm hơn LĐ nam 5 năm thì:
_ LĐ nữ đủ năm tuổi và đủ 25 năm đóng BHXH
_LĐ nam đủ năm tuổi và đủ 30 năm đóng BH
11
 Được hưởng mức lương hàng tháng tối đa như nhau theo nguyên tắc mức lương
hưu hàng tháng không được cao hơn mức lương khi NLĐ đang làm việc và không được thấp
hơn mức lương tối thiểu.
b. Chế độ hưu trí hàng tháng mức thấp hơn
Theo quy định của pháp luật hiên hành, NLĐ nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây sẽ được hưởng hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn:
_ Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở
lên mà bị suy giảm khả năng LĐ 61% trở lên.
_NLĐ đã đóng BHXH từ 20 năm trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc
công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
c. Chế độ hưu trí một lần
Theo quy định những LĐ khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi hoặc thời gian đóng
BHXH hoặc cả 2 trường hợp để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì tùy TH hộ sẽ được
hưởng trợ cấp 1 lần, được chờ cho đển khi đến tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ hưu trí
hàng tháng hoặc được bao lưu thời gian đóng BH để đến khi có điều kiện tiếp tục đóng.
Những TH được hưởng hưu 1 lần đươc quy định cụ thể tại điều 55 luật BXHH, Điều 30
nghị định 152/2006/NĐ-CP, thông tư 03/2007/TT BLĐTBXH.

Ngoài ra :
1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên
hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm
thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm
đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm xã hội.
B. Đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện
1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí:

12
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao
động, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

2. Điều kiện hưởng lương hưu:

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng
bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 ở
trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.
3. Mức lương hưu hằng tháng:
a. Lương hưu
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng
bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo
hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với
nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng
trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.

b. Trợ cấp một lần
1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi
lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba
mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo
hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã
hội.
c. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
13
Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo
hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật BHXH;
2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà
chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
3. Ra nước ngoài để định cư.
4.Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay ở Việt Nam và giải pháp
I. Thực trạng hưu trí ở Việt Nam
ở Việt Nam chế độ hưu trí được thực hiện từ cuối năm 1945, sau khi Nhà nước Việt nam
dân chủ Cộng hoà được thành lập. Đánh giá tổng quát thì chế độ hưu trí là một chế độ đáng tin
cậy cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động. Bởi vì tính đến nay đã có hơn hai
triệu người đã và đang được hưởng hưu trí. Những qui định về hưu trí đã trở thành một quyền
lợi đương nhiên của tát cả những người được Nhà nước tuyển dụng và đặc biệt , nhờ có chế độ
trợ cấp mà đời sống vật chất và tinh thần của những người về hưu được bảo đảm ổn định, góp
phần tăng cường hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội. Tui nhiên chế độ hưu trí Việt nam còn
nhiều tồn tại cần được nghiên cứu để hoàn thiện như sau:
1/ Các quy định về hưu trí luôn thay đổi (chỉ tính từ năm 1995 đến nay đã 04 lần bổ sung,
sửa đổi) điều này ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động, việc xây dựng kế hoạch cơ cấu lao
động và đặc biệt là kế hoạch sống và làm việc của người lao động.
14

2/ Các tiêu chuẩn về chế độ hưu trí có nhiều khác biệt với mục đích, bản chất của chế độ
hưu trí. Bởi vì tiêu chuẩn quan trọng nhất là độ tuổi nghỉ hưu nhưng ở Việt Nam đã hàng chục
năm nay vấn đề xác định độ tuổi nghỉ hưu có nhiều luận điểm và có nhiều quy định khác
nhau.
Cụ thể trong Luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60, của nữ là 55. Nhưng
các văn bản pháp quy khác có nhiều quy định như giảm 05 tuổi đối với nam và nữ, giảm 10
tuổi cả nam và nữ hoặc không cần đột uổi vẫn được nghỉ hưu. Đồng thời cũng có những quy
địnht ăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhà khoa học. Đặc biệt đối với những cán bộ cao cấp thì
chưa có văn bản pháp quy nào quy định. Từ đó dẫn đến tình trạng 15% số người nghỉ hưu
dưới 45 tuổi, 60% dưới 55 tuổi và hàng vạn người nghỉ hưu ở tuổi 38, 39 đang độ sung sức về
khả năng lao động.
3/ Vấn đề trợ cấp hưu trí có sự mâu thuẫn với nhau do phụ thuộc vào chính sách thu nhập
của cán bộ, công chức và người lao động. Trong khi tỷ lệ của trợ cấp khá cao (75%) so với
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đang tại chức. Nhưng thực tế thì giá trị trợ cấp hưu trí
chỉ bằng 50, 30, 20 thậm chí 10% so với thu nhập khi đang tại chức tuỳ thuộc vào các loại
hình lao động khác nhau. Bởi vì hiện nay tiền lương theo chế độ nhà nước chỉ là một phần
(đây là cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội) còn thu nhập của người lao động lại có phần thêm
ngoài tiền lương, mà phần thêm nhiều khi gấp nhiều lần tiền lương theo chế độ.
15



16

×