Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đặc điểm giải phẫu động mạch vành trên người việt nam trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.68 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG VŨ

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
ĐỘNG MẠCH VÀNH
TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
TRƯỞNG THÀNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG VŨ


ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
ĐỘNG MẠCH VÀNH
TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
TRƯỞNG THÀNH


Chuyên Ngành: Giải Phẫu Người
Mã số: 62720104

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Dương Văn Hải
2. TS. Trần Minh Hoàng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Nguyễn Hồng Vũ


ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................................... ii
Các từ viết tắt trong luận án ........................................................................................................ iv

Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh ........................................................................................... v
Bảng đối chiếu danh từ Giải phẫu Việt – Anh – La Tinh .......................................................... vii
Danh mục các bảng ................................................................................................................... viii
Danh mục các biểu đồ .................................................................................................................. x
Danh mục các hình ...................................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 3
1.1. Giải phẫu động mạch vành ............................................................................................... 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu giải phẫu động mạch vành .............................................................. 18
1.3. Các dạng thay đổi về giải phẫu động mạch vành ........................................................... 20
1.4. Tình hình nghiên cứu giải phẫu động mạch vành ở Việt Nam ...................................... 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 33
2.3. Các bước tiến hành ........................................................................................................ 34
2.4. Xử lý số liệu .................................................................................................................. 37
2.5. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................................... 38
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 38
Chương 3: KẾT QUẢ .............................................................................................................. 39
3.1. Lỗ động mạch vành ....................................................................................................... 39
3.2. Động mạch vành phải .................................................................................................... 41
3.3. Thân chung động mạch vành trái .................................................................................. 49


iii


3.4. Động mạch gian thất trước ............................................................................................ 52
3.5. Động mạch mũ .............................................................................................................. 56

3.6. Nhánh trung gian ........................................................................................................... 62
3.7. So sánh đường kính của các động mạch vành............................................................... 64
3.8. Tương quan giữa đường kính động mạch vành và thể tích tim .................................... 66
3.9. Tính ưu thế động mạch vành ......................................................................................... 68
3.10. Cầu cơ tim ................................................................................................................... 76
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................................ 80
4.1. Về phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 80
4.2. Lỗ động mạch vành ....................................................................................................... 81
4.3. Động mạch vành phải .................................................................................................... 84
4.4. Thân chung động mạch vành trái .................................................................................. 91
4.5. Động mạch gian thất trước ............................................................................................ 94
4.6. Động mạch mũ .............................................................................................................. 98
4.7. Nhánh trung gian ......................................................................................................... 102
4.8. Tính ưu thế .................................................................................................................. 103
4.9. Cầu cơ tim ................................................................................................................... 106
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 108
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 110
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................... a
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... b
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... p
Phiếu phẫu tích ........................................................................................................................ p
Phiếu thu thập số liệu MSCT ................................................................................................... t
Danh sách xác dùng trong nghiên cứu này ............................................................................. v
Danh sách bệnh nhân có hình ảnh MSCT dùng trong nghiên cứu này .................................... z


iv


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

AHA

American Heart Association LAD

Left anterior descending

AM

Acute marginal

LM

Left main

AV

Atrioventricular

LMCA

Left main coronary artery

CB

Conus branch

MRI

Magnetic resonance imaging


Cx

Circumflex

MSCT

Multislice Computed Tomography

D1

First diagonal branch

NTG

Nhánh trung gian

D2

Second diagonal branch

OM

Obtuse marginal

ĐD

Độ dài

(P)


Phải, bên phải

ĐK

Đường kính

PD

Posterior descending

ĐM

Động mạch

PDA

Posterior descending artery

ĐMGTT

Động mạch gian thất trước

PL

Posterolateral

ĐMM

Động mạch mũ


LCA

Left coronary artery

ĐMV

Động mạch vành

RCA

Right coronary artery

ĐMVP

Động mạch vành phải

SJ, STJ

Sinotubular junction

ĐMVT

Động mạch vành trái

SN

Sinus node

ICS


Intercuspal space

TCĐMVT

Thân chung động mạch vành trái

IVS

Interventricular septum

(T)

Trái, bên trái


v


BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH


TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

Biến thể/dạng thay đổi

Variant

Bờ sắc


Acute margin, acute border

Bờ tù

Obtuse margin, obtuse border

Cắt lớp điện toán

Computed tomography

Cầu cơ tim

Myocardial bridging

Cộng hưởng từ

Magnetic resonance imaging

Dị dạng

Anomaly

Động mạch chủ lên

Ascending aorta

Động mạch gian thất trước

Anterior interventricular artery


Động mạch mũ

Circumflex, circmflex artery

Động mạch nón

Conus artery

Động mạch phễu

Infundibular artery

Động mạch quặt ngược

Recurrent artery

Động mạch vành phải

Right coronary artery

Động mạch vành phải đơn độc

Single right coronary artery

Động mạch vành trái

Left coronary artery

Động mạch vành trái đơn độc


Single left coronary artery

Động mạch xuống sau

Posterior descending artery

Động mạch xuống trước trái

Left anterior descending

Đường nối vị trí bám giữa các lá van

Sinotubular junction

Gây hại, nguy hiểm

Malignant

Giả phân đôi

Pseudobifurcation

Gốc động mạch chủ

Aortic root

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ

American Heart Association


Khoảng giữa các lá van

Intercuspal space

Kỹ thuật ăn mịn

Corrosion technique

Lành tính

Benign

Nhánh bờ phải

Right marginal branch


vi


Nhánh bờ sắc

Acute marginal, acute marginal branch

Nhánh bờ trái

Left marginal branch

Nhánh bờ tù


Obtuse marginal, obtuse marginal branch

Nhánh chéo

Diagonal branch

Nhánh gian thất sau

Posterior interventricular branch

Nhánh gian thất trước

Anterior interventricular branch

Nhánh nón

Conus branch

Nhánh nút nhĩ thất

Atrialventricular node branch

Nhánh nút xoang nhĩ

Sinuatrial branch

Nhánh sau ngoài

Posterolateral branch


Nhánh trung gian

Intermediate branch

Nhánh trước ngoài tâm thất

Anterolateral ventricular branch

Nhánh trước thất

Anterior ventricular branch

Nhánh vách

Septal branch

Nhánh xuống sau

Posterior descending branch

Nhân đôi

Duplication

Nội tại

Intrinsic

Phân đôi


Bifurcation

Quan sát đại thể

Gross anatomic inspection

Rãnh gian thất

Interventricular sulcus

Rãnh vành

Coronary sulcus

Segment

Phân đoạn

“giao điểm”

Crux cordis

Thân chung động mạch vành trái

Left main coronary artery, Left main

Tính ưu thế

Dominance


Tĩnh mạch đầu

Cephalic vein

Xoang

Sinus

Xoang đối nghịch

Opposite sinus

Xoang không động mạch vành

Non-coronary sinus

X-quang mạch máu chọn lọc

Selective coronary angiography


vii


BẢNG ĐỐI CHIẾU DANH TỪ GIẢI PHẪU VIỆT – ANH – LA TINH


TIẾNG VIỆT


TIẾNG ANH

TIẾNG LA TINH

Động mạch vành phải Right coronary artery

Arteria coronaria dextra

Động mạch vành trái

Left coronary artery

Arteria coronaria sinsistra

Nhánh bờ phải

Right marginal branch

Ramus marginalis dexter

Nhánh bờ trái

Left marginal branch

Ramus marginalis sinsister

Nhánh gian thất sau

Posterior interventricular
branch


Ramus interventricularisposterior

Nhánh gian thất trước Anterior interventricular
branch

Ramus interventricularis anterior

Nhánh mũ

Circumflex branch

Ramus circumflexus

Nhánh nón động
mạch

Conus arteriosus branch

Ramus coni arteriosi

Nhánh nút nhĩ thất

Atrioventricular node branch

Ramus nodi atrioventricularis

Nhánh nút xoang nhĩ

Sinuatrial branch


Ramus nodi sinuatrialis

Nhánh sau ngoài

Posterolateral branch

Ramus posterolateralis

Nhánh sau thất trái

Left posterior ventricular
branch

Ramus posterior ventriculi sinistri

Nhánh trung gian

Intermediate branch

Ramus intermedius

Nhánh vách gian thất

Interventricular septal branch

Ramus interventricularis septalis

Rãnh gian thất sau


Posterior interventricular
sulcus

Sulcus interventricularis posterior

Rãnh gian thất trước

Anterior interventricular
sulcus

Sulcus interventricularis anterior

Rãnh vành

Coronary sulcus

Sulcus coronarius

Thân chung động
mạch vành trái

Main left coronary artery

Truncus proximalis arteria
coronariae sinistrae


viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các phân đoạn động mạch vành theo AHA ............................................................. 15
Bảng 1.2. Phân loại các dạng thay đổi giải phẫu ĐMV theo Mahani ....................................... 27
Bảng 1.3. Phân loại các dạng thay đổi giải phẫu ĐMV theo Angelini ..................................... 28
Bảng 3.1. Vị trí lỗ ĐMV so với SJ ........................................................................................... 41
Bảng 3.2. Đường kính tại nguyên ủy của động mạch vành phải .............................................. 41
Bảng 3.3. Đường kính động mạch vành phải theo giới tính ..................................................... 42
Bảng 3.4. Kích thước các đoạn của ĐMVP (cách chia theo giải phẫu) .................................. 43
Bảng 3.5. Kích thước các đoạn của ĐMVP (cách chia đoạn theo AHA) ................................. 43
Bảng 3.6. Vị trí điểm tận của động mạch vành phải ................................................................. 44
Bảng 3.7. Số lượng trung bình các nhánh bên của ĐMVP ....................................................... 44
Bảng 3.8. Ngyên ủy nhánh nút xoang....................................................................................... 47
Bảng 3.9. Vị trí xuất phát và điểm tận của nhánh bờ phải........................................................ 47
Bảng 3.10. Nguyên ủy nhánh gian thất sau .............................................................................. 48
Bảng 3.11. Vị trí điểm tận của nhánh gian thất sau .................................................................. 48
Bảng 3.12. Số lượng nhánh bên của nhánh gian thất sau ......................................................... 49
Bảng 3.13. Kích thước TCĐMVT ........................................................................................... 51
Bảng 3.14. Kích thước TCĐMVT theo gới tính ....................................................................... 51
Bảng 3.15. Nguyên ủy ĐMGTT ............................................................................................... 52
Bảng 3.16. Vị trí điểm tận của ĐMGTT ................................................................................... 52
Bảng 3.17. Kích thước các đoạn của động mạch gian thất trước ............................................. 53
Bảng 3.18. Đường kính đoạn gần ĐMGTT ở nam và nữ ......................................................... 53
Bảng 3.19. Số lượng các nhánh bên của ĐMGTT .................................................................... 54
Bảng 3.20. Nguyên ủy của động mạch mũ ............................................................................... 56
Bảng 3.21. Điểm tận của ĐMM................................................................................................ 57
Bảng 3.22. Kích thước các đoạn của ĐMM ............................................................................. 58
Bảng 3.23. Đường kính ĐMM theo giới tính ........................................................................... 59
Bảng 3.24. Số lượng trung bình các loại nhánh bên của ĐMM ............................................... 59
Bảng 3.25. Số nhánh trung gian ............................................................................................... 63

Bảng 3.26. Đường kính trung bình của các động mạch vành ................................................... 64


ix


Bảng 3.27. Tính ưu thế theo giới tính ....................................................................................... 71
Bảng 3.28. Đường kính ĐMV ở các dạng ưu thế (nhóm 1) ..................................................... 71
Bảng 3.29. Đường kính ĐMV ở các dạng ưu thế (nhóm 2) ..................................................... 73
Bảng 3.30. Tỷ lệ có cầu cơ tim ................................................................................................. 76
Bảng 3.31. Tỷ lệ cầu cơ tim phân bố theo động mạch.............................................................. 76
Bảng 3.32. Vị trí của cầu cơ tim trên ĐMGTT......................................................................... 77
Bảng 3.33. Độ dài cầu cơ tim ................................................................................................... 78
Bảng 3.34. Tỷ lệ cầu cơ tim theo giới tính ............................................................................... 78
Bảng 3.35. Liên quan giữa tuổi thọ và cầu cơ tim .................................................................... 79
Bảng 4.1. Vị trí lỗ ĐMV so với đường SJ ................................................................................ 84
Bảng 4.2. Đường kính trung bình của động mạch vành phải .................................................. 84
Bảng 4.3. Điểm tận của động mạch vành phải ......................................................................... 86
Bảng 4.4. Nguyên ủy nhánh nón .............................................................................................. 87
Bảng 4.5. Nguyên ủy của nhánh nút xoang .............................................................................. 87
Bảng 4.6. Nguyên ủy của nhánh gian thất sau .......................................................................... 89
Bảng 4.7. Điểm tận của nhánh gian thất sau ............................................................................. 90
Bảng 4.8. Đường kính TCĐMVT ............................................................................................. 92
Bảng 4.9. Độ dài TCĐMVT .................................................................................................... 93
Bảng 4.10. Phân loại độ dài TCĐMVT .................................................................................... 94
Bảng 4.11. Điểm tận của ĐMGTT ........................................................................................... 95
Bảng 4.12. Đường kính trung bình đoạn gần động mạch gian thất trước ................................ 96
Bảng 4.13. Điểm tận của động mạch mũ ................................................................................ 100
Bảng 4.14. Đường kính đoạn gần động mạch mũ .................................................................. 101
Bảng 4.15. Tỷ lệ có nhánh trung gian ..................................................................................... 103

Bảng 4.16. Tỷ lệ các dạng ưu thế ........................................................................................... 104
Bảng 4.17. Tỷ lệ có cầu cơ tim trên phẫu tích và trên kỹ thuật hình ảnh ............................... 106


x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Số nhánh nhĩ phải và nhánh trước thất phải của ĐMVP ...................................... 45
Biểu đồ 3.2. Số nhánh sau thất phải và nhánh sau thất trái của ĐMVP ................................... 45
Biểu đồ 3.3. Số lượng các nhánh thất phải và nhánh chéo của ĐMGTT ................................. 54
Biểu đồ 3.4. Số lượng các nhánh vách của ĐMGTT ................................................................ 55
Biểu đồ 3.5. Số nhánh nhĩ và nhánh bờ trái của ĐMM ............................................................ 60
Biểu đồ 3.6. Số nhánh trước thất trái và nhánh sau thất trái của ĐMM ................................... 60
Biểu đồ 3.7. Đường kính trung bình các ĐMV trên xác........................................................... 65
Biểu đồ 3.8. Đường kính trung bình các ĐMV trên MSCT ..................................................... 65
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa đường kính ĐMVP và thể tích tim .......................................... 66
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa đường kính TCĐMVT và thể tích tim ................................... 67
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa đường kính ĐMGTT và thể tích tim ...................................... 67
Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa đường kính ĐMM và thể tích tim .......................................... 68
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ các dạng ưu thế động mạch vành (trên xác) ............................................. 69
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ tính ưu thế động mạch vành (trên MSCT) ................................................ 69
Biểu đồ 3.15. Đường kính trung bình ĐMVP ở các dạng ưu thế (trên xác) ............................. 72
Biểu đồ 3.16. Đường kính trung bình ĐMM ở các dạng ưu thế (trên xác) .............................. 72
Biểu đồ 3.17. Đường kính trung bình ĐMVP ở các dạng ưu thế (trên MSCT) ....................... 74
Biểu đồ 3.18. Đường kính trung bình ĐMM ở các dạng ưu thế (trên MSCT) ......................... 74


xi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Tim nhìn từ mặt trước ................................................................................................. 4
Hình 1.2. Tim nhìn từ mặt hồnh................................................................................................ 5
Hình 1.3. Vị trí lỗ ĐMV so với đường STJ (SJ) theo Angelini. ................................................. 7
Hình 1.4. Xoang động mạch chủ ................................................................................................ 7
Hình 1.5. Các động mạch vành ................................................................................................... 8
Hình 1.6. Sơ đồ phân đoạn động mạch vành theo AHA .......................................................... 16
Hình 1.7. Tính ưu thế ................................................................................................................ 17
Hình 1.8. Sơ đồ về ngun ủy và hướng đi ra của động mạch vành ........................................ 23
Hình 2.1. Tim được lấy ra khỏi xác .......................................................................................... 35
Hình 3.1. ĐMVP xuất phát từ xoang trái .................................................................................. 40
Hình 3.2. ĐMVP và các nhánh bên .......................................................................................... 46
Hình 3.3 Thân chung động mạch vành trái (trên xác) .............................................................. 50
Hình 3.4. Thân chung động mạch vành trái (MSCT) ............................................................... 50
Hình 3.5. Các nhánh bên của ĐMGTT ..................................................................................... 55
Hình 3.6. Động mạch gian thất trước phân đơi......................................................................... 56
Hình 3.7. Động mạch mũ xuất phát từ động mạch vành phải .................................................. 57
Hình 3.8. Các nhánh bên của động mạch mũ .......................................................................... 61
Hình 3.9. Khơng có động mạch mũ .......................................................................................... 62
Hình 3.10. Nhánh trung gian .................................................................................................... 63
Hình 3.11. Các dạng ưu thế ...................................................................................................... 70
Hình 3.12. Cầu cơ tim ở động mạch gian thất trước (A) và hình phóng to (B) ........................ 77
Hình 3.13. Cầu cơ tim ở ĐMGTT ............................................................................................ 77
Hình 3.14. Cầu cơ tim nhánh gian thất sau ............................................................................... 77


1



MỞ ĐẦU
Ngày nay, bệnh động mạch vành đã trở nên phổ biến và là một trong
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới
ước tính tỷ lệ tử vong tồn cầu do bệnh mạch vành năm 2002 là 7,2 triệu
người sẽ tăng lên 11,1 triệu người vào năm 2020[6]. Đặc biệt, tỷ lệ này có xu
hướng giảm đi ở các nước phương Tây nhưng lại tăng lên ở các quốc gia đang
phát triển[1]. Sự tiến bộ về kỹ thuật chẩn đoán và điều trị là những yếu tố góp
phần làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh. Đặc biệt, sự phát triển của các kỹ thuật
chẩn đốn hình ảnh như siêu âm, X-quang, cắt lớp điện toán, cộng hưởng
từ,… đã cho phép chẩn đốn sớm và khá chính xác các bệnh động mạch vành.
Song song đó, các phương pháp điều trị như đặt giá đỡ động mạch vành, phẫu
thuật bắc cầu động mạch vành ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, các kỹ
thuật chẩn đốn hình ảnh, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành đã được thực
hiện từ năm 1997 và các kỹ thuật can thiệp động mạch vành cũng đã được
thực hiện từ những năm 2000[5],[6].
Để thực hiện tốt nhất các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh động
mạch vành, người thầy thuốc rất cần nắm vững kiến thức về giải phẫu học
động mạch vành. Trên thế giới có rất nhiều tài liệu mô tả giải phẫu động
mạch vành nhưng nói chung là cịn rất nhiều điểm chưa thống nhất. Trong khi
đó, tài liệu trong nước lại rất hạn chế, sự khảo sát giải phẫu động mạch vành ở
người Việt Nam cịn ít và chỉ nghiên cứu trên một vài đặc điểm. Các thầy
thuốc thực hành lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh học thường tham khảo các
tài liệu nước ngồi là chính.
Vấn đề đặt ra là các đặc điểm giải phẫu động mạch vành cũng như các
dạng thay đổi về giải phẫu động mạch vành ở người Việt Nam có khác với
người nước ngồi hay khơng?



2


Để có thể trả lời câu hỏi trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu này, mong
muốn khảo sát một cách toàn diện hơn các đặc điểm về giải phẫu của hệ thống
động mạch vành, góp phần thống kê các chỉ số hình thái của người Việt Nam
và hy vọng cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng những tài liệu tham khảo trong
thực hành.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả các đặc điểm giải phẫu của động mạch vành trên xác và trên hình
ảnh MSCT.
2. Xác định tính ưu thế động mạch vành trên xác và trên hình ảnh MSCT.
3. Xác định các dạng thay đổi về giải phẫu động mạch vành trên xác và trên
hình ảnh MSCT.


3


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH
Khi mô tả giải phẫu động mạch vành, nhiều cấu trúc được nói đến do
sự liên quan của nó với động mạch vành, nhất là các chi tiết trên bề mặt của
tim, các xoang của động mạch chủ,…
1.1.1. Hình thể ngồi của tim
Đường đi của động mạch vành liên quan trực tiếp đến các chi tiết giải
phẫu hình thể ngồi của tim như các mặt, các bờ của tim và các rãnh trên bề

mặt của tim (hình 1.1 và hình 1.2).
Tim có ba mặt (mặt trước, mặt trái, mặt dưới), một đáy và một
đỉnh[7],[8],[10],[49],[61],[62].
Mặt trước, hay mặt ức sườn, hướng ra trước và lên trên, gồm hai tâm
nhĩ ở phần trên và hai tâm thất ở phần dưới. Ở phần tâm thất có rãnh gian thất
trước chạy dọc giữa hai tâm thất.
Mặt trái cịn gọi là mặt phổi vì liên quan với phổi và màng phổi trái.
Mặt dưới, còn gọi là mặt hồnh. Phần tâm thất có rãnh gian thất sau
chạy giữa hai tâm thất từ sau ra trước.
Đáy tim, còn gọi là mặt sau, ứng với hai tâm nhĩ, hướng ra sau và hơi
sang phải. Mặt này có một rãnh ngăn cách giữa hai tâm nhĩ gọi là rãnh gian
nhĩ.
Đỉnh tim, còn gọi là mỏm tim, hướng xuống dưới, ra trước và sang trái.
Giữa hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới có một rãnh khá sâu gọi
là rãnh vành. Đoạn rãnh vành nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải gọi là


4


phần phải rãnh vành hay rãnh vành phải, đoạn nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm
thất trái là phần trái rãnh vành hay rãnh vành trái.
Một số tác giả còn mô tả các bờ của tim. Gabella mô tả tim có bốn bờ
là bờ trên, bờ dưới, bờ phải và bờ trái. Bờ trên là phần tâm nhĩ trái, được giới
hạn phía trước bởi động mạch chủ lên và thân động mạch phổi. Bờ phải là
phần tâm nhĩ phải, gần như thẳng đứng. Bờ dưới đi từ phần dưới của bờ phải
đến đỉnh tim, là ranh giới giữa mặt trước và mặt dưới. Bờ dưới mỏng và sắc,
được hình thành chủ yếu bởi tâm thất phải. Bờ trái là ranh giới giữa mặt trước
và mặt trái, không rõ ràng như bờ dưới[61].
Ellis cũng mô tả các bờ của tim tương tự với cách mô tả của Gabella

nhưng không mô tả bờ trên[49].

Thân chung ĐM vành trái
ĐM chủ
ĐM mũ

ĐM vành (P)

ĐM gian
thất trước

Rãnh gian
thất trước
Nhánh bờ phải

Mỏm tim

Bờ dưới
(bờ phải theo lâm sàng)



Hình 1.1. Tim nhìn từ mặt trước
“Nguồn: Netter F.H., Atlas Giải phẫu người, bản tiếng Việt”[95]


5


Tuy nhiên, trên lâm sàng, bờ dưới như vừa mô tả lại được gọi là bờ

phải hay bờ sắc và bờ trái gọi là bờ tù[56],[91]. Vì vậy, những nhánh động
mạch đi dọc bờ phải (bờ dưới theo Gabella và Ellis) được gọi là nhánh bờ sắc
hay nhánh bờ phải và các nhánh đi dọc bờ trái gọi là nhánh bờ trái hay nhánh
bờ tù.
Ở mặt hồnh của tim, có một vùng thường được nói đến khi mơ tả động
mạch vành, được gọi là “crux cordis” hay “crux region”, là nơi gặp nhau giữa
rãnh gian thất sau, rãnh gian nhĩ và rãnh vành[56],[58],[62],[74],[75]. Đến
nay, chúng tơi chưa tìm được tài liệu nào đặt tên tiếng Việt cho vùng này.
Trong một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, các tác giả tạm gọi vùng này
là “vùng điểm”[11], “tâm điểm”[14],[15], “vùng giao thoa”[16]. Để thuận lợi
cho việc mô tả, trong nghiên cứu này, chúng tơi tạm gọi vị trí này một cách
ngắn gọn là “giao điểm” (hình 1.2).

Vùng “Crux”
(“giao điểm”)

Các nhánh sau ngoài
thất trái

Nhánh gian thất
sau đi trong rãnh
gian thất sau

ĐM vành (P)

Nhánh bờ phải



Hình 1.2. Tim nhìn từ mặt hồnh

“Nguồn: Netter F.H., Atlas giải phẫu người, bản tiếng Việt”[95]


6


1.1.2. Động mạch chủ – nguyên ủy của động mạch vành
Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái bằng lỗ động mạch chủ. Lỗ
động mạch chủ có van động mạch chủ. Van động mạch chủ có ba lá van bán
nguyệt với kích thước tương đương nhau. Một số tác giả gọi các lá van này là
lá trước, lá trái sau, lá phải sau[49],[62]. Theo Nomina Anatomica (1989) và
nhiều tác giả khác, ba lá van này được gọi là lá phải, lá trái, lá
sau[8],[9],[10],[51],[102]. Bờ của các lá van vừa bám vào thành động mạch
chủ vừa bám vào thành tâm thất. Đường bám này là một đường cong hơi lõm
xuống dưới, nghĩa là về hai phía mép van sẽ cao hơn phần giữa. Bờ tự do của
các lá van có dạng hình lưỡi liềm và gặp nhau ở trung tâm lỗ động mạch chủ.
Trên bờ tự do của mỗi lá van có cục van bán nguyệt. Nhìn từ phía động mạch
chủ, phần trung tâm của các lá van lõm xuống tạo thành các xoang động mạch
chủ, còn gọi là xoang Valsalva (hình 1.4). Ứng với ba lá van, có ba xoang
động mạch chủ là xoang phải, xoang trái, xoang sau. Xoang phải và xoang
trái tương ứng có lỗ động mạch vành phải và lỗ động mạch vành trái, xoang
sau không có lỗ động mạch vành nên được gọi là xoang khơng động mạch
vành[45],[61],[62]. Nhìn từ phía tâm thất, giữa những nơi bám của lá van có
hình tam giác, gọi là khoảng giữa các lá van[28].
Đường nối giữa đường bám của các lá van bán nguyệt gọi là sinotubular
junction, thường được viết là STJ hay SJ (hình 1.3). (Để ngắn gọn và dễ hiểu,
chúng tôi vẫn giữ nguyên từ “đường SJ” để chỉ chi tiết này).
Bình thường, lỗ động mạch vành nằm dưới đường SJ. Khi lỗ động mạch
vành ở vị trí dưới đường SJ thì động mạch vành sẽ thẳng góc với thành động
mạch chủ, lỗ động mạch vành sẽ lớn nhất và lượng máu vào động mạch vành

là tối ưu nhất[117],[131].
Đoạn động mạch chủ dưới đường SJ được gọi là gốc động mạch chủ, từ
trên đường SJ cho đến quai động mạch chủ gọi là động mạch chủ lên.


7





A. Mặt cắt đứng ngang
động mạch chủ lên;
AsAO:
NC:
xoang không vành;
ICS: khoang giữa các xoang;
AF: phần trước của bó nhĩ thất;

B. Đoạn gốc động mạch chủ cắt dọc và trải ra
R: xoang phải;
L: xoang trái
STJ: đường STJ.
MV: van hai lá.
IVS: vách gian thất.
SV: xoang Valsalva
AP: phần sau của bó nhĩ thất; LA: thành nhĩ trái

Hình 1.3. Vị trí lỗ ĐMV so với đường STJ (SJ) theo Angelini.
“Nguồn: Angelini P., Normal and Anomalous Coronary Arteris in Human."[28]





Xoang không ĐM vành

ĐM chủ

Lỗ ĐM vành (T)

Lỗ ĐM vành (P)
Xoang trái
Xoang phải

Thành tâm thất trái



Hình 1.4. Xoang động mạch chủ
“Nguồn: Netter F.H., Atlas giải phẫu người, bản tiếng Việt”[95]


8


1.1.3. Giải phẫu động mạch vành
Paolo Angelini định nghĩa động mạch vành là tất cả các động mạch
mang máu đến nuôi “tổ chức” tim. Tổ chức tim là tất cả những thành phần
nằm dưới khoang màng ngồi tim, khơng chỉ là cơ tim mà cịn có các van tim,
phần đầu của mạch máu lớn của tim như động mạch chủ, thân động mạch

phổi, phần đầu của tĩnh mạch chủ trên và lá tạng ngoại tâm mạc. Riêng lá
thành ngoại tâm mạc có mạch máu riêng, đó là động mạch màng ngồi tim,
khơng thuộc hệ thống động mạch vành. Động mạch vành đi dưới ngoại tâm
mạc, trên bề mặt cơ tim (ngoại trừ những trường hợp có cầu cơ tim)[28].
Tên gọi của động mạch vành không căn cứ vào nguyên ủy mà căn cứ
vào sự phân bố, phạm vi tưới máu của nó. Ví dụ, một động mạch vành xuất
phát từ xoang phải động mạch chủ nhưng cho nhánh động mạch gian thất
trước và động mạch mũ thì vẫn được xem là động mạch vành trái dù xuất phát
từ xoang phải.
Hệ thống động mạch vành gồm động mạch vành phải và động mạch
vành trái[4],[7], [8],[10],[62],[102].
Thân chung động mạch vành trái
Động mạch mũ
Động mạch
vành phải

Động mạch gian
thất trước

Nhánh bờ phải
Nhánh gian thất sau



Các nhánh sau ngồi

Hình 1.5. Các động mạch vành
“Nguồn: Putz R., Sobotta Atlas of Human Anatomy”[107]



9


1.1.3.1. Động mạch vành phải
Động mạch vành phải (ĐMVP) xuất phát từ lỗ động mạch vành phải
nằm trong xoang phải động mạch chủ, dưới đường SJ (hình 1.1, hình 1.5).
ĐMVP đi ra gần như thẳng góc với thành động mạch chủ, giữa thân động
mạch phổi ở phía trước và tiểu nhĩ phải ở phía sau. Động mạch đi dưới một
lớp mỡ trong rãnh vành đến bờ phải tim, ôm lấy bờ phải rồi tiếp tục đi trong
rãnh vành ở mặt hoành của tim đến “giao điểm”. Theo Angelini, ĐMVP là
động mạch đi trong rãnh vành phải và ít nhất phải đi đến bờ phải tim. Những
động mạch xuất phát từ xoang phải nhưng chỉ cho các nhánh trước tâm thất
phải mà khơng đi đến bờ phải tim thì Angelini khơng gọi là ĐMVP mà chỉ
xem là nhánh nón động mạch[25],[28].
Trên đường đi, ĐMVP cho các nhánh sau đây:
- Nhánh nón động mạch, còn được gọi bằng nhiều tên khác như nhánh
nón, động mạch nón, động mạch phễu. Nhánh nón xuất phát từ phần đầu tiên
của ĐMVP, giữa thân động mạch phổi ở phía trước và tiểu nhĩ phải ở phía
sau, đến vùng phễu động mạch của thất phải và nối với một nhánh của động
mạch gian thất trước tạo thành vòng nối Vieussens, vòng nối quan trọng giữa
ĐMVP và ĐMVT[29],[48],[102]. Nhánh nón có thể khơng xuất phát từ
ĐMVP mà xuất phát trực tiếp từ động mạch chủ và được gọi là động mạch
vành thứ ba[3],[29],[39],[41],[48],[52],[77].
- Nhánh nút xoang nhĩ đi sang phải vào nhĩ phải, cấp máu cho nút
xoang nhĩ và cơ của hai tâm nhĩ. Từ 50% đến 60% trường hợp nhánh nút
xoang nhĩ xuất phát từ ĐMVP, phần còn lại xuất phát từ nhánh mũ của động
mạch vành trái[45],[62],[74],[75].
- Các nhánh cho tâm nhĩ phải.
- Các nhánh trước thất phải đi ở mặt trước tâm thất phải.
- Nhánh bờ phải, lâm sàng thường gọi là nhánh bờ sắc. Nhánh này



10


thường có kích thước lớn, xuất phát trước khi ĐMVP đi đến bờ phải tim.
Nhánh này đi dọc bờ phải tim và thường kết thúc ở mỏm tim. Đôi khi có hai
hay ba nhánh bờ sắc và được gọi theo thứ tự là nhánh bờ sắc 1, nhánh bờ sắc
2,…tính từ gốc ĐMVP trở ra[58]. Smuclovisky không phân biệt nhánh trước
thất phải với nhánh bờ sắc mà gọi chung chúng là các nhánh bờ sắc[120].
- Các nhánh sau thất phải: các nhánh này đi ở mặt hoành thất phải và
thường xuất phát sau khi ĐMVP đi qua khỏi bờ phải tim.
- Nhánh nút nhĩ thất: nếu ĐMVP đi đến vùng “giao điểm” trong những
trường hợp ưu thế phải thì nó cho nhánh nút nhĩ thất.
- Nhánh gian thất sau, còn được gọi bằng các tên khác như động mạch
xuống sau, nhánh xuống sau phải. Khi ĐMVP đến “giao điểm” thì cho nhánh
gian thất sau, nhánh này đi trong rãnh gian thất sau cùng với tĩnh mạch tim
giữa. Nhánh gian thất sau cho các nhánh vách gian thất (còn gọi là nhánh vách
sau) cung cấp máu cho một phần ba sau của vách gian thất và các nhánh hai
bên rãnh gian thất cho mặt hoành hai tâm thất. Nhánh gian thất sau có thể xuất
phát sớm, trước khi ĐMVP đến vùng “giao điểm”[19].
Một số tác giả mô tả nhánh gian thất sau như là sự liên tục của ĐMVP,
nghĩa là ĐMVP đi liên tục từ rãnh vành ở mặt hoành rồi rẽ vào rãnh gian thất
sau và tận hết ở đỉnh tim[7],[8],[10],[70],[102],[106].
- Các nhánh sau thất trái: Sau khi cho nhánh gian thất sau, ĐMVP có thể
tiếp tục đi trong rãnh vành, qua khỏi vùng “giao điểm” và cho các nhánh sau
thất trái cấp máu cho mặt hoành thất trái. Trên lâm sàng, các nhánh này
thường được gọi là nhánh sau ngoài[25],[30],[58],[61],[62],[120],[125]. Và
để phân biệt với các nhánh tương tự nhưng xuất phát từ động mạch mũ, một
số tác giả gọi chúng là các nhánh sau ngoài phải[18].

ĐMVP được chia thành ba đoạn nhưng cách chia và các điểm mốc
dùng để chia đoạn có khác nhau tùy theo mục đích mơ tả.


11


Theo giải phẫu học, kể từ nơi xuất phát trở ra, các đoạn này là:
- Đoạn gần: Từ nơi xuất phát đến bờ phải tim (bờ phải ở đây chính là
bờ dưới theo cách gọi của Gabella và Ellis như đã nói ở trên).
- Đoạn giữa: Từ bờ phải đến “giao điểm”
- Đoạn xa: Từ “giao điểm” đến điểm cuối cùng của động mạch vành
phải trong rãnh vành, kể cả phần đi qua khỏi giao điểm[61],[62],[74],[77].
Filipoiu nhập đoạn giữa và đoạn xa thành một và chia ĐMVP thành
hai đoạn, đoạn gần từ nơi xuất phát đến bờ phải, đoạn xa là phần cịn lại đi ở
mặt hồnh của tim[56].
Theo ngoại khoa, ba đoạn của ĐMVP được mô tả như sau:
- Đoạn gần: Ngắn, đi trong một vùng gọi là hố vành phải, giữa thân
động mạch phổi và tiểu nhĩ phải.
- Đoạn giữa: Từ sau hố vành phải đến bờ phải tim. Đoạn này thường đi
hướng ra trước.
- Đoạn xa: Từ bờ phải tim đến rãnh gian thất sau, tức là tại vùng “giao
điểm”[5],[38].
Ngồi ra, một số tác giả cịn lấy nhánh bờ phải làm mốc và chia ĐMVP
thành ba đoạn như sau:
- Đoạn gần: từ gốc đến vị trí ngay sau khi cho nhánh bờ phải.
- Đoạn giữa tiếp theo đoạn gần và đến bờ phải tim.
- Đoạn xa từ bờ phải tim đến “giao điểm”. Từ sau “giao điểm”, các
nhánh còn lại của ĐMVP được gọi là các nhánh sau ngồi phải[89] hay các
nhánh sau thất trái[120].

Fiss mơ tả tương tự như trên nhưng ông lấy nhánh thất phải đầu tiên
làm ranh giới giữa đoạn gần và đoạn giữa thay vì dùng nhánh bờ phải[58].
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ba đoạn của ĐMVP được
mô tả như sau:


12


- Đoạn gần: phần nửa đầu của khoảng cách từ nguyên ủy đến bờ phải.
- Đoạn giữa: phần nửa sau của khoảng cách từ nguyên ủy đến bờ phải.
(Nghĩa là khoảng cách từ vị trí nguyên ủy của ĐMVP đến bờ phải tim
được chia thành hai phần bằng nhau, hai phần này lần lượt là đoạn gần và
đoạn giữa).
- Đoạn xa: từ bờ phải tim đến vị trí xuất phát của nhánh gian thất
sau[18],[29],[81],[97],[115],[126].
Như vậy, khác với cách phân đoạn theo giải phẫu, cách phân đoạn của
các nhà ngoại khoa hay của AHA đều xem ĐMVP tận hết tại “giao điểm”
hoặc sau khi cho nhánh gian thất sau. Từ sau vị trí này, phần cịn lại của
ĐMVP và các nhánh của nó được gọi chung là các nhánh sau ngồi hay các
nhánh sau thất trái.
Mặc dù có nhiều cách phân đoạn ĐMVP nhưng trên thực tế, cách phân
đoạn theo AHA được áp dụng phổ biến nhất.
1.1.3.2. Động mạch vành trái
Động mạch vành trái (hình 1.1, hình 1.5) xuất phát từ xoang trái động
mạch chủ, đi ra giữa thành sau thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái. Đoạn đầu
tiên được gọi là thân chung động mạch vành trái (TCĐMVT). Nếu dịch theo
sát nghĩa của từ ngữ, thì động mạch này phải gọi là “động mạch vành chính
bên trái”. Theo định nghĩa của Angelini, một động mạch xuất phát từ xoang
trái được gọi là “thân chung động mạch vành trái” khi nó có đủ hai nhánh là

nhánh gian thất trước và nhánh mũ[25]. Qua nhiều nghiên cứu, có từ 0,4 đến
8% khơng tồn tại TCĐMVT, khi đó, nhánh gian thất trước và nhánh mũ xuất
trược tiếp từ xoang trái động mạch chủ[17],[25],[27]. Chiều dài TCĐMVT từ
2mm đến 40mm, trung bình 13,5mm; đường kính trong là 2mm đến 5,5mm,
trung bình 4mm[28]. Filipoiu cho rằng TCĐMVT dưới 5mm là ngắn, từ 5mm
trở lên được xem là dài[56].


×