Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược trị bệnh lở loét do vi khuẩn aeromonas hydrophila gây ra trên cá lóc đen (channa striata bloch, 1793) trong điều kiện thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------&----------

ĐẶNG THỊ PHƢỢNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH
ÉP MỘT SỐ LOẠI THẢO DƢỢC TRỊ BỆNH LỞ LOÉT DO VI
KHUẨN Aeromonas hydrophila GÂY RA TRÊN CÁ LÓC ĐEN
(Channa striata Bloch, 1793) TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC
NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

Nghệ An - 5/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------&-----------

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH
ÉP MỘT SỐ LOẠI THẢO DƢỢC TRỊ BỆNH LỞ LOÉT DO VI
KHUẨN Aeromonas hydrophila GÂY RA TRÊN CÁ LÓC ĐEN
(Channa striata Bloch, 1793) TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC
NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN


Người thực hiện: Đặng Thị Phƣợng
Lớp :

53K - NTTS

Người hướng dẫn: ThS. Trƣơng Thị Thành Vinh

Nghệ An - 5/2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi được sự giúp
đỡ của nhiều thầy cô giáo. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Trường Đại Học Vinh,
Ban chủ nhiệm khoa, Phịng thí nghiệm khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành chương trình thực tập.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn cô giáo Trương Thị Thành Vinh, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực tập cuối khóa và hồn thành bài khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 53K_NTTS cùng tồn thể bạn bè, gia đình đã
động viên, bên cạnh, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên
do thời gian có hạn và kiến thức cịn hạn chế nên khơng thể tránh được những sai sót .
Rất mong được sự quan tâm, góp ý của thầy cơ để khóa luận hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 5 năm 2016
Sinh Viên

Đặng Thị Phƣợng


MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

ThS.

Thạc sỹ

Ctv

Cộng tác viên

Mm

Milimet

Vkk

Vịng kháng khuẩn

FAO

Tổ chức lương thực và nơng nghiệp liên hợp quốc

G

Gam


Ml

Mililit

Mg/l
CT
NTTS

Miligam trên lít
Cơng thức
Ni trồng thủy sản


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


MỞ ĐẦU
Thủy sản đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược đảm bảo
an ninh lương thực thực phẩm ở phạm vi toàn cầu. Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản
toàn thế giới đạt khoảng 161 triệu tấn (FAO, 2014). Trong cơ cấu phát triển thủy sản trên
thế giới thì cá nước ngọt hiện là nhóm đối tượng thủy sản chiếm tỷ trọng chủ yếu (58%).
Riêng ở Việt Nam, cá nước ngọt hiện chiếm trên 50% tổng sản lượng nuôi trồng hàng
năm của cả nước, tức là khoảng 1,5 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, dịch bệnh hiện đang là thách thức lớn nhất đối với phát triển của nuôi
trồng thủy sản nước ngọt không chỉ riêng với Việt Nam mà cịn là vấn đề của ni trồng
thủy sản thế giới, đặc biệt là các bệnh do vi khuẩn. Ở Mỹ, năm 2006, 45% cá giống thuộc

giống cá da trơn chết vì bệnh, trong đó, 60% là do các tác nhân bệnh là vi khuẩn. Hàng
năm, thiệt hại trên cá da trơn do các bệnh vi khuẩn ở Mỹ ước tính khoảng 80 triệu USD.
Bệnh do vi khuẩn cũng thường xuyên gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi cá nước ngọt
tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc,.... Ở Việt Nam, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính
thức nhưng bệnh do vi khuẩn vẫn được xem là tác nhân gây hại chủ yếu của nghề nuôi cá
nước ngọt.
Cá lóc đen (Channa striata Bloch, 1793) là một trong những đối tượng ni tiềm
năng mới có giá trị kinh tế cao hiện đang được nuôi khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên,
hiện nay tỷ lệ cá nhiễm bệnh lở loét do vi khuẩn Aeromonas hydrophila đã và đang là
một trong những thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng. Khi
cá nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh dường như là lựa chọn đầu tiên của người
ni và nó đã góp phần quan trọng đến việc điều trị bệnh có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử
dụng thuốc kháng sinh quá nhiều, không đúng chỉ định và không đúng cách cũng đã dẫn
đến vấn đề kháng thuốc trong NTTS, làm giảm giá trị thương mại của sản phẩm từ đó
dẫn đến nguy cơ mất thị trường do các rào cản chất lượng từ các quốc gia và sự tẩy chay
của người tiêu dùng (Aoki & ctv, 1990). Vì vậy để góp phần hạn chế rủi ro phòng trị
bệnh đúng tác nhân gây bệnh là rất cần thiết.


Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh động vật thủy sản có thể để
lại dư lượng trong sản phẩm sẽ gây hại cho người tiêu dùng và khả năng tiêu thụ sản
phẩm. Do đó việc nghiên cứu sử dụng các loại thảo dược trong phòng và trị bệnh nhiễm
khuẩn cho các đối tượng động vật thủy sản vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa
thân thiện với môi trường sinh thái.
Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dƣợc trị bệnh lở loét do vi
khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra trên cá lóc đen (Channa striata Bloch, 1793)
trong điều kiện thực nghiệm”
Với mục tiêu đánh giá hiệu quả dịch ép một số loại thảo dược để trị bệnh lở loét
do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra trên cá Lóc đen (Channa striata Bloch, 1793)



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đối tƣợng nghiên cứu
1.1.1 Tỏi
 Hệ thống phân loại:
Giới: Plantae
Bộ: Asparagales
Họ: Alliaceae
Phân họ: Allioideae
Giống: Allieae
Chi: Allium
Lồi: A.sativum

.
Hình 1.1. Tỏi (Allium sativum)
Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là
có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng
làm gia vị, thuốc, rau như những lồi họ hàng của nó.
- Đặc điểm:
Thuộc dạng cây thảo dược sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang
nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15 – 50cm, rộng 1-


2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này
phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá
trước tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành(giò) của tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn
thân trên một cánh hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một
cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.

- Bộ phận dùng: củ tỏi là giò của cây tỏi- Bulbus Allii thường có tên là Đại tốn
- Nơi sống và thu hái: Cây của miền trung châu Á, được gây trồng nhiều nước ở nhiều
nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng tỏi có tiếng ở Quảng
Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng, Ninh Thuận… Tỏi là một món ăn gia vị phổ biến . Người ta
thường dùng tỏi để pha chế các loại nước chấm, xào nấu, muối dưa hoặc ăn sống để
chữa bệnh.
-Thành phần hóa học: Các chất chính trong củ tỏi là tinh dầu, với các sulfur và
polysulfur devinyle, các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có
allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.
- Tác dụng dược lí: tỏi có vị cay, tính ẩm, có tác dụng hành khí tiêu tích sát trùng giải
độc. Alixin là hoạt chất có tác dụng nhiều chất của tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi
khuẩn, các nấm gây bệnh. Alixin khơng hiện diện trong tỏi, nó chỉ sinh ra khi tỏi bị đập
dập. Alixin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Cơ chế
tác động của Alixin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA làm chậm quá
trình sinh trưởng của vi sinh vật. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế
nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương như Staphylococcus, Streptococcus,
Samonella, V.cholerae, B.dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis
Tỏi là chất kháng khuẩn và sát khuẩn. Tỏi điều hòa sinh vật của ruột. Tỏi là thuốc trị
giun đặc biệt là giun kim. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hòa các chức năng chủ
yếu như rối loạn gan và các tuyến nội tiết…Ở Việt Nam, một số chế phẩm từ thảo dược
đã được nghiên cứu, sản xuất và áp dụng từ một số địa phương, sản phẩm có tên VTS1C và VTS2-T là sản phẩm thảo dược phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ tỏi, sị bệnh
cho sài đất, nhọ nồi…Tỏi cũng có trong thành phần của thuốc KN-04-12


Hiện nay, ở Trung quốc sản phẩm có nguồn gốc từ tỏi dạng bột mịn trắng đã được
người dân sử dụng rộng sãi, được xem như là một loại kháng sinh phổ rộng để phòng trị
bệnh các bệnh nhiễm khuẩn cho ĐVTS ni.
1.1.2 Gừng (Zinggiber officinale Rose)
Gừng có tên khác là can khương, sinh khương
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose

Thuộc họ gừng:Zingiberace

Hình 1.2 Củ gừng
Gừng là loại cây sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo thành củ, bao gồm
47 chi và hơn 1000 loài. Là một loại cây nhỏ 5cm- 1cm, thân rễ phình to thành củ. Lá
mọc so le, khơng cuống , có bẹ hình mác dài khoảng 15cm- 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn,
lưỡi bẹ nhỏ dạng màng.
Bộ phận dùng là củ. Nhiều loài là các loại cây cảnh, hay cây gia vị, cây thuốc quan
trọng. Gừng thích hợp với điều kiện nhiệt đới và được trồng khắp nước ta, là loài thực vật
sinh trưởng ở châu Á, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Gừng có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Từ
lâu, loại thực phẩm này đã đựoc dùng trong ẩm thực và là vị thuốc hữu hiệu.
- Thành phần hóa học của gừng
Trong gừng chứa tinh dầu 2-3%, lipid 3,7%, dầu nhựa 5%, và các chất cay gingerol,
zingeron, shagaola (Nguyễn Thiện Luân và ctv,1997).
Gingerol là thành phần quan trọng, chiếm tỉ lệ cao nhất của chất cay quyết định chất
lượng gừng. Hiện nay người ta xác định gingerol là hoạt chất chống oxy hóa mạnh.
Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân
gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và để


chống nơn... Thế nhưng, củ gừng cịn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác nữa. Những năm
gần đây, các nghiên cứu về dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt khác của củ
gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến.
Gừng là chất kích thích tiêu hóa, điều trị cảm, nôn mửa, trị ho, đau bụng, tiêu chảy,
nhức đầu, gừng chống lão hóa. Gừng là thứ thuốc tốt với bệnh sỏi mật, gừng có trong vị
thuốc nam, gừng có tác dụng cải thiện thành phần máu, gừng vị khơ vị cay, có tác dụng
thơng mạch, giảm đau tim và đột quỵ. Chất gingerol trong củ gừng có tác dụng làm giảm
đau, hạ sốt.
1.1.3 Lá Hẹ
Hẹ - Allium tuberosum Rotller ex Spreng, thuộc họ Hành - Alliaceae.


Hình 1.3 Hẹ
- Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở
đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng
mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao
bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả
nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen. Hoa tháng 7-8, quả tháng
8-9.
- Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở
miền núi, trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể
trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm,
thường dùng tươi. Cịn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.


- Thành phần hóa học: Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất
adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.Thân chứa aliin, methylaliin, lá chứa hợp
chất sulfit, linalol.
1.1.4 Cỏ mực
Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae.

Hình 1.4 Cỏ mực
Gọi là cỏ mực vì khi vị nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là
cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn
liên thảo (cây có đài quả như sen).Là cây cỏ sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc
bò, cao 30- 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lơng cứng. Lá
mọc đối hình xoan dài, gần như khơng cuống , mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có
lơng.Hoa hình đầu, màu trắng ,mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân. Quả bế dài 3mm, có 3 cạnh,
hơi dẹt.
Các nghiên cứu trong y học hiện đại đã phát hiện thấy cỏ mực có saponin, tannin,
chất đắng, carotene, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A.

Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, khơng độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết),
cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng
(chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn,
chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).


1.1.5 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Có rất nhiều hệ thống phân loại vi khuẩn Aeromonas hydrophila khác nhau. Theo Bùi
Quang Tề (2006) Aeromonas hydrophila được phân loại như sau:
Giới:Animalia
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ:

Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas
Lồi : Aeromonas hydrophila

Hình 1.5 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila khi nhuộm gram
- Đặc tính sinh học: Là vi khuẩn gram âm, được phân lập từ năm 1950. Cấu trúc vi
khuẩn hình que giống hình thái của vi khuẩn Bacillus. Kích thước chiều rộng từ 0,3-1µm,
chiều dài từ 1-3µm. Chúng có khả năng di động nhờ tiêm mao ở đầu tế bào vi khuẩn. Vi
khuẩn này có thích nghi trong mơi trường nước ngọt, nước lợ thậm chí là nước mặn. Đây
là vi khuẩn yếm khí tùy tiện, có sức đề kháng tốt đối với các điều kiện bất lợi. Chất sát
trùng clorin không tiêu diệt được vi khuẩn này , ở nhiệt độ 4 0C vi khuẩn vẫn phát triển
tốt.


- Đặc tính gây bệnh: Đây là lồi vi khuẩn có khả năng gây bệnh cực mạnh . Khi vào cơ

thể chúng di chuyển theo đường máu để tới các cơ quan và gây bệnh. Vi khuẩn này có
một gene sản sinh độc tố đó là gen Aerolysin Cytotoxin(ACT) độc tố này là yếu tố gây
nên tổn thương các mô bệnh. Một số nhà khoa học cho rằng đây là lồi vi khuẩn cơ hội,
chúng chỉ có bệnh khi ghép với một số yếu tố nhiễm trùng khác hoặc khi có các stress
nhiệt độ, mơi trường ơ nhiễm…
- Lồi vật cảm nhiễm: Aeromonas hydrophila được phát hiện ở động vật lưỡng cư. Ở ếch
vi khuẩn gây bệnh đỏ chân , gây các tổn thất nội tạng và đôi khi gây xuất huyết . Ở cá,
Aeromonas hydrophila gây bệnh lở loét , thối đuôi, thối vây , xuất huyết nhiễm trùng
máu, tuột vảy, xuất huyết mang , hậu môn ,mắt lồi , bụng chướng .
Vi khuẩn này có thể sản sinh ra 2 loại roi: roi ở cực để bơi trong các dung dịch và
roi ở bên để di chuyển trên các bề mặt (Altarriba et al., 2003). Vi khuẩn này được phân
lập trên môi trường không chọn lọc như Nutrient Agar (NA) hay Tryptone Soy Agar
(TSA). Cũng có thể phân lập trên môi trường đặc trưng như Rimler-Shotts
(Zimmermanm, 1980), peptone beef-extract glycogen agar (Sanarelli, 1891) bằng cách ủ
ở 20 – 300C trong 18 – 36 giờ. Những khuẩn lạc của Aeromonas hydrophila phát triển
trên môi trường TSA ở 280C trong 18 – 24 giờ ln xuất hiện dạng trịn, màu vàng kem
hay vàng sáng, nổi, và đường kính 2 – 3 mm. Cepahlothin đã được báo cáo như là tác
nhân làm giàu hóa tốt nhất trong APW để phân lập được A. hydrophila đạt hiệu quả tốt
hơn (Sachan và Agarwal, 2000).
- Mơi trường ni cấy có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển và khả năng gây độc
(độc lực) của vi khuẩn, đặc biệt là dinh dưỡng có sẵn, nhiệt độ và pH. Sautour et al.
(2003), chỉ có nhiệt độ và độ hoạt động của nước ảnh hưởng chính đến sự phát triển của
A. hydrophila, cịn pH ảnh hưởng không đáng kể. Mặc dù A. hydrophila phát triển trong
khoảng nhiệt độ rộng, nhưng thông qua nhiều nhà nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp
cho sự phát triển của A. hydrophila từ 25 – 35 0C, trong khi có một số nhà nghiên cứu đã
tìm thấy khoảng nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn ở 200C (Popoff, 1984).
Tuy nhiên, Uddin et al. (1997) đã tìm thấy khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển
của A. hydrophila là 34,5 ± 1,0°C. Sự phát triển của A. hydrophila ở các khoảng nhiệt độ



khác nhau: từ 4 – 420C (Palumbo et al., 1985), từ 5 – 350C (Callister và Agger, 1987)
[27].
- Có một vài nghiên cứu mô tả về khả năng gây bệnh của A. hydrophila ở những lồi cá
khác nhau thì khác nhau, điều này chủ yếu là do tính khơng đồng dạng giữa các chủng, sự
khác nhau về cơ chế tấn công và gây độc đối với nhũng cơ thể cá bị nhiễm bệnh (Fang et
al., 2004).
1.1.6 Cá lóc đen
Cá lóc đen thuộc :
Ngành:

Chordata
Lớp:

Actinopterygii
Bộ:

Perciformes
Họ:

Channidae
Giống:

Channa

Lồi:

Channa striata

Hình 1.6 Cá lóc đen giai đoạn thương phẩm
-


Đặc điểm hình thái

Vây lưng có 40 - 46 vây; vây hậu mơn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái.
Ðầu cá lóc đen có đường vân giống như chữ "nhất" và 2 chữ bát còn đầu cá O.arbus
tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.
- Phân bố


Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sơng, thích nghi được cả
với mơi trường nước đục, tù, nươc lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 30 0C. Cá
thích ở nơi có rong đi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa
hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đơng cá hoạt động ở tầng nước
sâu hơn
-Tập tính sinh học
Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng
nước nơng có nhiều cỏ. Tính thích nghi với mơi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ
quan hơ hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong khơng khí. Ở vùng nước hàm lượng
O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi khơng cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất
định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
- Tính ăn
Cá quả thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 - 8cm ăn côn
trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg cá có
thể ăn 100 g thức ăn. Trong điều kiện ni nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không
bắt mồi.
- Sinh trưởng
Tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg, nhìn chung cá 1 tuổi thân dài 19 - 39cm
nặng 95 - 760g; Cá 2 tuổi thân dài 38,5-40cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 4559cm, nặng 1.467 - 2.031g (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 200C sinh
trưởng nhanh, dưới 150C sinh trưởng chậm.
- Sinh sản

Cá lóc 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 - 8, tập trung vào
tháng 4 - 5. Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày nơi yên
tỉnh có nhiều thực vật thủy sinh.
1.2.Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn Aeromonas.hydrophila gây ra cho động
vật thủy sản:


Bệnh do vi khuẩn Aermonas spp. được nghiên cứu đầu tiên bởi Scaperclous (1930)
và nhóm vi khuẩn này được biết đến là nguyên nhân gây bệnh xuất huyết trên cá chình
và cá chép ở nhiều nước trên thế giới (Inglis et al., 1993; Aoki , 1999; Cipriano, 2001.)
Theo báo cáo của Tanasomwang anh Saitanu (1979) đã tìm thấy vi khuẩn
A.hydrophila gây bệnh xuất huyết do nhiễm trùng máu trên cá basa ni trong bè gỗ.
Ngồi ra một số tác giả cũng đã nhận định chính A.hydrophila là tác nhân gây bệnh xuất
huyết trên cá chép và cá trê trắng giống .
Bên cạnh đó, nghiên cứu gần đây của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2012) đã xác
định loài vi khuẩn này cũng gây xuất huyết trên lươn đồng và cũng chính là tác nhân gây
bệnh trên cá rơ ( Đặng Thụy Mai Thy 2012). Ngoài những nghiên cứu trên,theo Lư Trí
Tài (2010) vi khuẩn A.hydrophila chiếm cao nhất 38,3% gây bệnh trên cá lóc.
Tương tự đến năm 2012 tác giả Phạm Minh Đức và ctv xác định được 4 loài vi
khuẩn gây bệnh trên cá lóc.Trong đó vi khuẩn A.hydrophila cũng có tần số xuất hiện cao
nhất chiếm 54,3%. Từ những ghi nhận trên cho thấy loài vi khuẩn A.hydrophila đã có sự
mở rộng phổ lồi cảm nhiễm trên các đối tượng cá nước ngọt hiện nay.
A.hyrophila thuộc nhóm Aeromonas di động và là tác nhân chủ yếu gây bệnh nhiễm
trùng huyết (MAS), cũng là tác nhân cơ hội (thứ cấp) gây bệnh EUS (Robert, 1993).
Bệnh do A.hydrophila gây ra được gọi là bệnh "Đốm đỏ" (Huizinga et al., 1979).
Trong điều kiện bình thường, A.hydrophila khơng gây bệnh đối với các sinh vật
sống, nhưng khi môi trường ô nhiễm, cá bị stress, thay đổi sinh lý đột ngột hay bị nhiễm
những mầm bệnh khác thì A.hydrophila là tác nhân gây bệnh tiềm tàng (Plumb et al.,
1976; Fang et al., 2000). A.hydrophila trở thành một tác nhân gây bệnh trầm trọng trong
nghề nuôi cá thâm canh do tăng sức tải môi trường, sinh lý cá nuôi bị rối loạn (Shaw và

Squires, 1984). Khi điều kiện môi trường thuận lợi. A.hydrophila tăng sinh rất nhanh và
sản sinh ra độc tố ECP rất nhiều, đây là nguyên nhân gây bệnh đột ngột cho cá và thậm
chí làm cá chết ngay (Allan và Stevenson,1981; Yadav et al., 1992; Vivas et al., 2004a).
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dƣợc trong phòng và trị bệnh nhiễm
khuẩn ở động vật thủy sản
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới


Nghiên cứu và ứng dụng các loại thảo dược có hiệu quả tốt trong việc phòng trị
bệnh cho con người đã được nghiên cứu từ rất lâu và hiện đang rất phát triển (Nguyễn
Thị Vân Thái và ctv, 2003)[20]. Tuy nhiên việc nghiên cứu và cho ra đời các loaị sản
phẩm thuốc từ thảo dược có tác dụng phịng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản nói riêng
thì cịn rất hạn chế. Nghiên cứu và sử dụng kháng sinh thảo dược đã thực sự có những lợi
ích thiết thực ví như chi phí thấp, dễ sử dụng, khơng gây hại đến môi trường tạo ra sản
phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, một ưu điểm nữa của thảo
dược là dễ tìm kiếm ngồi tự nhiên hoặc người dân có thể tự trồng được. Chính vì vậy
hiện đã có rất nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu ứng dụng thảo dược vào
trong lĩnh vực ni trồng thuỷ sản, trong số đó phải kể đến Ấn Độ và Trung Quốc .
Hiện nay ở Trung Quốc sản phẩm được sử dụng phổ biến và nhiều người biết đến
có nguồn gốc từ tỏi (Allium sativum), đóng gói dạng bột mịn trắng với trọng lượng
1kg/gói (trong gói 1kg có 10 gói nhỏ mỗi gói có trọng lượng 100gram) đã được sử dụng
rộng rãi và có hiệu quả cao trong việc phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá trắm cỏ nói
riêng và cá ni nước ngọt nói chung.
Cũng ở Trung Quốc đã có báo cáo nghiên cứu cho biết hẹ (Allium tuberosum) có
tính kháng nấm rất tốt, cụ thể với các nấm có tên sau Rhizoctonia solani, Fusarium
oxysporum, Coprinus comatus, Mycosphaerella arachidicola, và Botrytis cinerea. Một
thí nghiệm chi tiết đã được tiến hành xác định, liều gây chết LC50 có hiệu quả chống lại
nấm Botrytis cinerea ở nồng độ 2µM, sau 1h ngâm trong khoảng pH giao động lớn từ 1,6
đến 12,3. Đồng thời cũng đã xác định được tác dụng một loại protein có tác dụng ức chế
q trình hình thành Cysteine trong tế bào lồi nấm Fusarium oxysporum, Fusarium

solani của Chồi Hẹ (Biochemical and Biophysical Research Communications 279, 74 –
80 (2000). Tuy nhiên hiệu quả của Allium tuberosum giảm mạnh và có thể khơng cịn
tính kháng nấm khi có mặt của trypsin (Lam.Y. W, & ctv , 2000).
Một hợp tác nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu người Trung Quốc và Ấn Độ về
hiệu quả của 1 số thảo dược đối với khả năng kháng lại virut đốm trắng trên tơm
(Penaeus monodon). Thí nghiệm được tiến hành như sau: Năm loại thảo mộc lần lượt có
tên Cyanodon dactylon, Aegle marmelos, Tinospora cordifolia, Picrorhiza kurooa và


Eclipta alba được tách chiết bằng phương pháp methanol, tiến hành dùng thảo dược đã
được tách chiết trộn vào thức ăn lần lượt với các nồng độ sau 100mg/kg thức ăn,
200mg/kg thức ăn, 400mg/kg thức ăn; 800mg/kg thức ăn. Sau 7 ngày thí nghiệm lơ đối
chứng (lơ khơng có tác động của thảo mộc), tôm đã chết. Sau 25 ngày lơ thí nghiệm có ăn
thảo mộc ở nồng đơ 800mg/kg thức ăn có tỷ lệ sống đạt trên 74% (P<0.0001)
(Thavasimuthu .C, & ctv, 2006)[43].Tại Ai Cập, một nghiên cứu còn mang tính chất sơ
khai trên cá rơ phi (Oreochromis niloticus) giống trong khẩu phần ăn có bổ sung gừng
với lượng 200 mg/kg TA trong khoảng thời gian 17 tuần đã có hiệu quả làm nâng cao tỷ
lệ sống (Ashraf. M. & ctv, 2008). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu không đưa thêm giải
thích nào cho đề xuất trên.
Cũng tại Ai Cập khi nghiên cứu, tiến hành bổ sung tỏi vào thức ăn, thí nghiệm
trong 3 tháng mùa hè và 6 tháng mùa đông để kiểm tra hiệu quả tăng trưởng của cá rô
phi. Kết quả trong 3 tháng mùa hè khơng có sự khác biệt giữa lơ đối chứng và lơ thí
nghiệm, nhưng qua 6 tháng mùa đơng cá ở lơ thí nghiệm được bổ sung 1% tỏi vào thức
ăn, rơ phi có khả năng tăng trọng tốt, các lơ đối chứng trọng lượng cá ni có giảm
(Ahmed.S.D & ctv, 2007)[35].
Theo kết quả nghiên cứu của Mohan Thakare, 2004[35]. Khi ông tiến hành nghiên
cứu tính kháng khuẩn của cây nghệ (Curcuma longa ), gừng (Zingiber officinale), hạt
tiêu đen (Piper nigrum), cây quế (Cinnamomum cassia), cây húng tây (Thymus vulgaris),
Laurus nobilis (Bay leaf), và cây đinh hương (Syzgium aromaticum) với một số loài vi
khuẩn cụ thể như E. coli, S.typhimurium, E. faecium, và E. faecalis bằng phương pháp

kháng sinh đồ. Kết quả chỉ rõ dịch tách chiết từ nghệ có tính kháng

E. coli, S.

typhimurium, và E. faecalis với nồng độ 130 mg/khoanh, cũng phương pháp tương tự
húng tây có tính kháng khuẩn tại nồng độ đạt 30 mg/khoanh, nhưng cả 2 loại thảo mộc
này lại khơng có hiệu quả đối với E.faecium, các thảo mộc cịn lại chỉ rõ khơng có hoạt
tính kháng 4 lồi vi khuẩn được chọn đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên khi tiến hành
nghiên cứu các bước tiếp theo về thử tác dụng độc trên nhiều loài động vật thuỷ sản thì
đinh hương có ảnh hưởng đến sự tăng trọng .


Nhật Bản, một hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học thuộc Bộ Môn Ngư YKhoa Thuỷ sản, Đại học Nông- Lâm - Huế và Bộ môn bệnh cá - Trường Đại học Nippon,
Tokyo - Nhật Bản cho thấy, 2500 ppm là nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết lá Trầu
với dung môi là nước cất và ethanol lên tất cả các nấm thuộc họ Saprolegniaceae và
Achlya sp. Trong khi đó với nồng độ 1250 ppm có khả năng ức chế nấm
Aphanomycespiscida. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ triển khai trong phịng thí nghiệm.
Nhìn chung trong ni trồng thuỷ sản đã có những quan tâm, chú trọng đến hiệu quả của
thảo mộc trong khía cạnh về tính kháng khuẩn hay nâng cao sức đề kháng, tính miễn dịch
của vật nuôi, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở trong quy mơ phịng thí
nghiệm. Các sản phẩm có mặt trên thị trường được ra đời từ kết quả nghiên cứu là còn
hạn hữu..
1.3.2 . Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược ở Việt Nam
Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và đang
được sử dụng trong ni trồng thuỷ sản như lá xoan, tỏi, cây chó đẻ răng cưa, hạt cau, hạt
bí ngơ….. Mỗi một loại có tác dụng khác nhau trong việc phịng và trị bệnh, một số cây
có ưu thế trong việc phịng trị bệnh do tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng và một số cây
có ưu thế phịng trị bệnh nhiễm khuẩn. Hợp chất có trong thảo dược rất phong phú, chúng
được chia thành các nhóm trong đó bao gồm kháng sinh thực vật (phytocide) có tác dụng
diệt khuẩn cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn.

Trong báo cáo ” Sử dụng kháng sinh thảo mộc phòng và chữa trị một số bệnh
nhiễm khuẩn trong nuôi động vật thuỷ sản ”, Nguyễn Thị Vân Thái và ctv đã trình bày về
khả năng sử dụng y dược y học cổ truyền trong phòng và chữa trị một số bệnh nhiễm
khuẩn cho tôm cá, động vật thân mềm… thay thế các thuốc kháng sinh hiện đang phổ
biến trên thị trường[25]. Các tác giả đã đưa ra phương pháp phòngbệnh bằng thức ăn bổ
trợ có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật thuỷ sản . Trong một nghiên cứu
vào năm 2006, Nguyễn Viết Khuê và ctv cho thấy trong số những người được phỏng vấn
có 41,33% người nuôi sử dụng thảo dược, phổ biến là tỏi và lá xoan, 15% dùng không
hiệu quả, 85% đạt hiệu quả từ ít đến nhiều. Việc nghiên cứu thành phần các hợp chất có


trong thảo mộc là cơ sở nghiên cứu cho ra các sản phẩm thuốc ứng dụng phòng trị bệnh
động vật thuỷ sản nói riêng.
Thuốc KN-04-12 là sản phẩm phối chế của đề tài cấp nhà nước mã số KN-04-12
năm 1990-1995. Thành phần thuốc bao gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài
đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa…), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được
nghiền thành bột, có mùi đặc trưng của tỏi. Thuốc có tác dụng phịng và trị bệnh nhiễm
khuẩn như đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của cá nuôi lồng hoặc ni ao. Bên cạnh đó một
số tác giả cho rằng khi cá có dấu hiệu ban đầu của bệnh nhiễm khuẩn có thể trị bằng cách
cho tỏi (0.5kg tỏi/ 100kg cá) và bổ sung 0.3% muối ăn trong thức ăn viên cho cá ăn, hiệu
quả đạt được rất tốt (Võ Thị Cúc Hoa và Thái Bá Hồ (1980). Một sản phẩm khác có tên
VTS1- C và VTS1- T là sản phẩm thảo dươc phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ tỏi,
sài đất, nhọ nồi để phòng trị bệnh cho Tôm sú và cá Tra nuôi ao và ni lồng để phịng trị
mơt số bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda, Hafnia alvei,
Vibrio harveyi, V. alginolyticus. Thuốc BecaNor 1 và BecaNor 2 là 2 sản phẩm với thành
phân chính là tỏi và gừng bước đầu đã có hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị bệnh
đốm đỏ ở qui mơ phịng thí nghiệm, sản phẩm được ra đời do sự nỗ lực trong việc nghiên
cứu biện pháp phòng và trị bệnh lở loét trên cá trắm cỏ của CEDMA đồng thời với sự tài
trợ của dự án NORAD. Năm 2006 đã tiến hành thử nghiệm ngoài thực địa 2 loại dược
thảo BecaNor TD1 và BecaNor TD 2 tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang phòng

bệnh cho cá trắm cỏ, hàng tháng cho cá ăn dược thảo với liều lượng 7g/ kg thức ăn. Kết
quả thu được cho thấy tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Nam Định, cá trắm cỏ cho ăn thuốc
phịng đã khơng nhiễm bệnh trong khi đó ở các lơ đối chứng vẫn có hiện tượng cá chết do
nhiễm bệnh vi khuẩn.
Tại tỉnh Hà Giang, tỷ lệ chết giảm từ 100% xuống còn 40% khi cho cá ăn thuốc
phòng ( Nguyễn Thị Hà và ctv, 2006 ) . Tuy nhiên, việc thử nghiệm chưa được thực hiện
trên diện rộng nên chưa khẳng định được hiệu quả của các dược thảo này đồng thời chưa
được áp dụng rộng rãi (Phạm Văn Thư, 2006) [24].


Năm 2007, Nguyễn Ngọc Phước và ctv đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá trầu
không để trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên đối tượng nuôi động vật thuỷ sản. Bước
đầu đã có kết quả tốt ở quy mơ phịng thí nghiệm [22].
Năm (2008), Trương Thị Mỹ Hạnh và ctv đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn
của dịch triết lá trầu và cũng đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên đó mới chỉ là
những nghiên cứu trong phịng thí nghiệm [6].
Năm 2011, Huỳnh Kim Diệu nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của cỏ mực thu
tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long , kết quả cho thấy chúng có khả năng kháng khuẩn
tương đối tốt đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản [7].
Nguyễn Thị Thanh(2011) đã thử nghiệm khả năng phòng và trị bệnh lở loét do vi
khuẩn Streptococcus spp trên cá trê lai bằng hỗn hợp dịch ép củ tỏi và lá hung[8].
Trần Ngọc Hùng, Trương Thị Thành Vinh 2012 đã nghiên cứu tính kháng khuẩn
của một số loại thảo mộc với vi khuẩn Streptococcus spp gây bệnh lỡ loét trên rô phi
vằn[9].
Như vậy, ở Việt Nam cũng tồn tại những vấn đề cần giải quyết mà tình hình chung
của thế giới đang u cầu, ngồi các vấn đề đã giải quyết được thì các nghiên cứu vẫn
cịn bộc lộ một số hạn chế như: động vật thủy sản được thử nghiệm chưa nhiều, các
nghiên cứu trên thực địa cịn ít , sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược cịn khiêm tốn,
ít có nghiên cứu đề cập đến tác động của nhiệt độ, các chất hóa học…đến tính kháng
khuẩn của dịch chiết thảo dược.



Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Vi khuẩn Aeromonas hydrophyla được cung cấp từ trung tâm quan trắc cảnh báo
môi trường và Bệnh Thủy Sản- Viện nghiên cứu NTTS1 lưu giữ tại phịng thí nghiệm vi
sinh bệnh học thủy sản khoa Nơng – Lâm - Ngư trường Đại học Vinh.
- Dịch ép thảo dược: Tỏi (Allium sativum L), Gừng (Zingiber officinale), lá Hẹ
(Allium sativum), Cỏ Mực (Eclipta alba).
2.2. Vật liệu, dụng cụ, hóa chất
- Kháng sinh: Doxycycline 30µg, Tetracyclin 30µg, Oxacillin 1µg, Erythromycin
15µg.
- Cá lóc đen kích cỡ cá thương phẩm
- Mơi trường dinh dưỡng cơ bản NA (Nutrient Agar)
- Ống nghiệm vơ trùng các loại, bình tam giác, đĩa peptri, que cấy vô trùng, đèn
cồn, lamen, lam, pipet, kẹp gắp, dầu soi kính, tủ lạnh, tủ sấy, cân điện tử, kính hiển vi,
nước muối sinh lý, nước cất, kim tiêm, bút ghi kính, máy ảnh.
- Hố chất, thuốc: Cồn, giấy tẩm kháng sinh
- Dụng cụ thu dịch ép thảo dược: Máy xay, máy ép, chai, lọ
- Đĩa giấy tẩm nước ép thảo dược đường kính 6mm...
- Dao, kéo tiểu phẫu, panh, khay Inox, găng tay…
2.3. Nội dung nghiên cứu
- ND1: Thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược: Tỏi
(Allium sativum), Gừng (Zingiber officinale ), Hẹ (Allium sativum), Cỏ Mực (Eclipta
alba), đối với vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh lở loét trên cá lóc đen.
- ND2: Thử nghiệm ảnh hưởng của dịch chiết thảo dược với các loại dung môi:
Rượu, Cồn 950, Chloroform, Nước cất đến khả năng kháng vi khuẩn A. hydrophila
- ND3: Thử nghiệm ảnh hưởng của nồng độ pha loãng dịch ép thảo dược tới khả
năng kháng vi khuẩn A. hydrophila



×