Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ khối các cơ quan tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.98 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ CHÍ THANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ KHỐI
CÁC CƠ QUAN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ CHÍ THANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ KHỐI
CÁC CƠ QUAN TỈNH VĨNH LONG
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 8.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Viết Quang

Nghệ An, 2018


1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Cơ giáo khoa Giáo dục Chính trị và
Phịng Đào tạo Sau đại học thuộc Trường Đại học Vinh và giảng viên, cán bộ
các phòng, ban chức năng của trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh long đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện Đề tài
Luận văn Thạc sĩ Chính trị học: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức
cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan Tỉnh Vĩnh long”
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Trần Viết
Quang người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn, các anh, các chị, các em lớp Cao học
Chính trị khóa 24, đồng nghiệp của Tơi và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện và giúp đỡ Tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện hồn thành Luận
văn.
Cuối cùng, tơi xin kính gửi đến các Giáo sư, Tiến sĩ, các Nhà khoa học,
các bạn đồng nghiệp và gia đình lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn chân thành
nhất.
Nghệ An, ngày 29 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Lê Chí Thanh


2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. BCT

: Bộ Chính trị


2. BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

3. CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

4. CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

5. ĐTNCSHCM : Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
6. KT - XH

: Kinh tế - xã hội

7. TCCSĐ

: Tổ chức cơ sở đảng

8. UBND

: Ủy ban nhân dân

9. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

10. A93


: Cục hồ sơ nghiệp vụ an ninh Bộ Cơng an

11. PV27

: Phịng hồ sơ cơng an tỉnh


3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ......................................................................................... 1
Danh mục chữ cái viết tắt .................................................................. 2
Mục lục ............................................................................................... 3
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG................................................................................................... 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA TỔ
CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH ............. 11
1.1. Tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh ............................. 11
1.2. Năng lực lãnh đạo và tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của tổ chức
cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh .................................................. 26
1.3. Tính tất yếu và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh .......................................... 32
Chương 2:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ
CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH VĨNH
LONG ................................................................................................................ 48
2.1. Khái quát về Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long và tổ chức cơ
sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh tỉnh Vĩnh Long ............................. 48
2.2. Năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ

quan tỉnh Vĩnh Long hiện nay ........................................................................... 51
2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế về năng lực lãnh đạo các tổ
chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long ...................... 66


4
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ KHỐI
CÁC CƠ QUAN TỈNH VĨNH LONG .............................................................. 70
3.1. Quan điểm nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở
Đảng bộ Khối các Cơ quan Tỉnh Vĩnh Long .................................................... 70
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan Tỉnh Vĩnh Long ....................................... 75
C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 87
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91


5
A. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy.
Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức là điều
kiện then chốt đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh
cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách và giành
được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945,

đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các
cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Đặc biệt trong quá trình
đổi mới của đất nước ta, Đảng đã lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp cách mạng to lớn
được thực hiện trong điều kiện vừa có thời cơ và thuận lợi, vừa có khó khăn và
thách thức đan xen. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục xây
dựng và chỉnh đốn bảo đảm cho Đảng thực sự vững mạnh ngang tầm với nhiệm
vụ trong tình hình mới.
Xét trong hệ thống tổ chức của Đảng, thì tổ chức cơ sở đảng là “nền
tảng”, là “gốc rễ” của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của


6
Đảng” và “Chi bộ là nền tảng của Đảng, của cách mạng…”. Một cây không thể
thiếu gốc rễ, một ngôi nhà khơng thể thiếu nền tảng, nền móng. Điều đó đủ nói
lên vị trí, vai trị cực kỳ quan trọng của chi bộ với tư cách là tổ chức cơ sở đảng.
“Đảng mạnh là do các chi bộ đều mạnh” và “Các chi bộ mạnh tức Đảng mạnh”.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới hiện nay, năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm, chưa
đáp ứng u cầu nhiệm vụ, cơng tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng chưa
đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức; phân cơng nhiệm vụ trong cấp uỷ
một số nơi chưa hợp lý, trong sinh hoạt đảng một số tổ chức cơ sở đảng sinh
hoạt chưa đúng nội dung, cơng tác tự phê bình và phê bình chưa mạnh dạn,
thẳng thắn, công tác kiểm tra, giám sát thiếu thường xun, nội dung cịn dàn
trãi, có nơi chưa phân biệt giữa cơng tác kiểm tra với giám sát…
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của

những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế về năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh
Vĩnh Long, để từ đó xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra
trong tình hình mới là rất cần thiết và cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với
những lý do nói trên, chúng tơi xin chọn đề tài “Nâng cao năng lực lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan Tỉnh Vĩnh Long” làm
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Chính trị học.
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3
(khóa VII) về “ một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, Nghị quyết Trung
ương 6 lần 2 (khóa VIII) về “ một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác
xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và gần đây nhất là Nghị quyết Trung
ương 4 (khoá XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi


7
sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Chính vì vậy, có nhiều cá nhân, tập thể và cơ quan khoa học đã chọn đề tài nâng
cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng để nghiên cứu khoa học, khai
thác và sử dụng kết quả này. Nổi bật trong số những bài viết, cơng trình liên
quan trong những năm gần đây:
Nhóm thứ nhất bao gồm: Các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ và luận văn
thạc sĩ: Đề tài khoa học cấp bộ “Thực trạng và những yêu cầu xây dựng tổ chức
cơ sở đảng ở nơng thơn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện
nay”, do tác giả Nguyễn Minh Bích làm chủ nhiệm, Hà Nội, tháng 10 năm
1998, đề tài tập trung phân tích thực trạng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng một
số giải pháp để củng cố và kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng ở miền núi, vùng

cao phía bắc Tổ quốc; Luận án tiến sĩ về “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Long An hiện nay” của tác
giả Nguyễn Văn Dũng (2000), tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng
chất lượng và đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng
nông thôn tỉnh Long An; Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Sen (2013) “
Những nhân tố đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng uỷ
Khối các Cơ quan tỉnh ở Thanh Hoá hiện nay”, tác giả tập trung làm rõ những
cơ sở lý luận và và những nhân tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo, từ đó tác giả đưa ra
những giải pháp cơ bản để đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong
Đảng uỷ Khối các Cơ quan tỉnh ở Thanh Hố.
Chúng tơi cũng đã tiếp cận các luận văn thạc sĩ như: “ nâng cao năng lực
lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở huyện Tân Hưng, Tỉnh Long An” của tác
giả Phan Hồ Nơng (2017); “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” của


8
tác giả Phan Văn Long (2016); “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng ở
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Lê Thị Huệ (2016); “Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng ở quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Trúc Giang
(2015); …
Nhóm thứ hai gồm một số bài viết được đăng tải trên các sách báo, tạp
chí và một số sách tham khảo: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong thời kỳ mới” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Tô Huy
Rứa và PGS.TS Trần Khắc Việt đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004; “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ phường ở
thủ đô Hà Nội hiện nay” của tập thể tác giả, PGS.TS Đỗ Ngọc Ninh chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004; Tài liệu phục vụ môn học xây dựng
Đảng của tác giả TS. Đặng Đình Phú chủ biên, Nxb Chính trị -Hành chính, Hà

Nội 2011.
Dưới góc độ khoa học, các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm
sáng tỏ cả lý luận và thực tiễn về tổ chức cơ sở đảng, có giá trị quan trọng đối
với những người đã, đang nghiên cứu về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào đi
sâu nghiên cứu năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các
Cơ quan tỉnh Vĩnh Long.
Tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình kế
hoạch nói trên, luận văn đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề đã nêu, góp
phần vào cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan
Tỉnh Vĩnh Long nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong
thời kỳ CNH, HĐH đất nước.


9
2. Mục đích
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng
cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan
tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ
sở Đảng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ
quan; tập trung nghiên cứu vấn đề năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng

ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở
Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long. Các số liệu dùng để phân
tích thực trạng của các tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh
Vĩnh Long được tác giả khảo sát và tổng hợp theo các Nghị quyết, Đề án chuyên
đề và các báo cáo kết quả thực hiện hàng năm của Đảng ủy, Ban Tổ chức Đảng
ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy và các đơn vị có liên quan từ năm 2011 đến 2017,
định hướng giải pháp đến năm 2020.


10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng và
những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
điều tra xã hội học, thống kê,v.v..
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã xây dựng những tiêu chí
đánh giá chất lượng năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng. Đồng thời,
đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những nguyên nhân những kết quả làm được,
những tồn tại, hạn chế đối với năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở
Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các
tổ chức cơ sở Đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh Vĩnh Long.
- Những kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng cho các trường chính trị; đồng thời

làm tài liệu bồi dưỡng cho các cấp ủy và đảng viên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.


11
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA TỔ
CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH

1.1. Tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh
1.1.1. Khái niệm tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ quan tỉnh
Khái niệm Tổ chức cơ sở đảng lần đầu tiên được đề cập tại Đại hội Đại
biểu lần thứ III của Đảng Công nhân Dân chủ - Xã hội Nga (25/4/1905). Đại hội
đã xác định "Mỗi tổ chức Đảng cho tới chi bộ công nhân cơ sở của Đảng phải
được xác định thành phần và nhất định phải ổn định những mối liên hệ đều đặn
với Trung ương". Sau đó trong bài "Tiến tới thống nhất", V.I.Lênin chỉ rõ
"Những điều kiện khách quan đòi hỏi rằng những chi bộ công nhân phải làm cơ
sở của Đảng" [51, tr.251-259].
Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, trong quá trình lãnh
đạo cách mạng đã nhấn mạnh: Đảng ta có một tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ
Trung ương đến cơ sở, có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, vì vậy phải
được thành lập, được tổ chức tại các đơn vị cơ sở. Người nói: "Ở mỗi xưởng
máy, hầm mỏ, xí nghiệp, cơ quan, trường học, đường phố, nơng thơn, đại đội có 3 đảng viên trở lên thì lập một chi bộ" [42, tr.242].
Với tinh thần đó, khái niệm tổ chức cơ sở đảng được ghi rõ trong Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam và qua các kỳ đại hội đều có sự điều chỉnh và từng bước hoàn
chỉnh về nội dung và ý nghĩa của nó. Tại Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
được thơng qua Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI ghi rõ:

"1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng,
là hạt nhân chính trị ở cơ sở.


12
2. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức
cơ sở đảng (trực thuộc cấp ủy cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, cơng an và các đơn vị khác có từ ba đảng
viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực
thuộc đảng ủy cơ sở); cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức
đảng đó trực thuộc cấp ủy cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên
chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức
cơ sở đảng thích hợp.
3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở.
4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở,
có các chi bộ trực thuộc đảng ủy.
5. Những trường hợp sau đây, cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp ủy
cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:
- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.
- Lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở" [20, tr. 35 - 37].
Như vậy, tổ chức cơ sở đảng gồm chi bộ cơ sở hoặc đảng bộ cơ sở, việc lựa
chọn mơ hình tổ chức nào (chi bộ cơ sở hoặc đảng bộ cơ sở) phụ thuộc vào số
lượng đảng viên chính thức và phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, do yêu cầu của việc phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chính sách đối ngoại mở
rộng của Đảng, nên ngồi các loại hình tổ chức cơ sở đảng được tổ chức, các
đơn vị cơ sở hành chính (xã, phường, thị trấn), các đơn vị sự nghiệp, cơ quan,
doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị cơ sở trong công an, qn đội,… cịn xuất hiện
loại hình tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị doanh nghiệp tư nhân, các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.


13
1.1.2. Vị trí, vai trị của tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ
quan tỉnh
Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở
do đó TCCSĐ có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tổ chức cơ sở đảng khối cơ quan
là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở các cơ quan, đơn vị có vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng.
Thứ nhất, TCCSĐ là cấp tổ chức trực tiếp đưa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng vào quần chúng và tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng
lợi đường lối, chủ trương, chính sách ấy. Vì suy cho cùng thì việc tổ chức, thực
hiện đường lối, chủ trương, chích sách của Đảng thành hành động cách mạng
của quần chúng là công việc trước hết của chi bộ, đảng bộ cơ sở. TCCSĐ chịu
trách nhiệm trước Đảng về đời sống vật chất và tinh thần của quần chúng nhân
dân ở cơ sở. TCCSĐ ở Khối cơ quan là cấp tổ chức trực tiếp đưa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng vào các cơ quan, đơn vị và tổ chức cho cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương, chính sách ấy.
Thứ hai, TCCSĐ là tổ chức nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của
Đảng với quần chúng, vì TCCSĐ khơng những lãnh đạo quần chúng phấn đấu
thực hiện có kết quả đường lối, chính sách của Đảng, mà còn làm nhiệm vụ nắm
bắt tâm tư nguyện vọng, phản ánh đúng và đầy đủ tâm tư nguyện vọng ấy của
quần chúng lên Đảng. TCCSĐ ở Khối cơ quan là tổ chức nối liền các cơ quan
lãnh đạo cấp trên của đảng mà trực tiếp là Đảng uỷ khối cơ quan lãnh đạo cán
bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên trong khối thực hiện có
kết quả đường lối, chủ trương của Đảng, nắm bắt và phản ảnh tâm tư nguyện
vọng của quần chúng cho Đảng.



14
Thứ ba, TCCSĐ là nơi giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng
viên, nơi đào tạo cán bộ cho Đảng, nơi đảm bảo tính tiên phong của đảng viên.
Vì TCCSĐ là nơi trực tiếp quản lý đảng viên.
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, dù ở giai đoạn nào của cách mạng
Việt Nam do Đảng lãnh đạo, các TCCSĐ luôn là gốc rễ, là nền tảng của Đảng,
là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, bảo đảm cho đường lối của Đảng đi vào
cuộc sống, đồng thời là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ
Đảng. Do vậy, có thể khẳng định TCCSĐ là nền tảng có vai trị quan trọng quyết
định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Khối các Cơ
quan tỉnh
1.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở đảng loại hình cơ quan
- Chức năng của tổ chức cơ sở đảng cơ quan:
"Theo Quy định của Ban Bí thư “Về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ,
chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp”: Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt
nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả
các chủ trương, nhiệm vụ cơng tác của cơ quan; chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần của cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ
quan vững mạnh" [4, tr.1].
- Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng cơ quan:
+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phịng: Lãnh đạo
cán bộ, cơng chức và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây
dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo cán bộ, công chức
và người lao động phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm tốt chức năng tham



15
mưu, nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị với lãnh đạo cơ quan về những vấn đề
cần thiết; không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả
công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; lãnh đạo xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công
chức và người lao động, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách
nhiễu và các biểu hiện tiêu cực khác. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải
thiện điều kiện làm việc của cán bộ, công chức và người lao động; Lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ quốc phịng tồn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
tồn xã hội trong cơ quan. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách
mạng, đấu tranh chống âm mưu ''diễn biến hịa bình'' của các thế lực thù địch,
giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và
của cơ quan.
+ Lãnh đạo công tác tư tưởng: Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, cơng
chức và người lao động; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
tinh thần làm chủ, xây dựng tình đồn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; kịp thời
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và
báo cáo lên cấp trên; Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, công chức và người
lao động nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan; thường
xun bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho
cán bộ, đảng viên; Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những
hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu
tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phịng, chống
sự suy thối về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.



16
+ Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ: Cấp ủy tham gia xây dựng và lãnh
đạo thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt
động của cơ quan; Cấp ủy tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn và
lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét,
đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật
... đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan. Lãnh đạo việc thực
hiện các quyết định đó. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài
năng; Cấp ủy đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ
chức và cán bộ của cơ quan thuộc thẩm quyền của cấp trên.
+ Lãnh đạo các đồn thể chính trị - xã hội: lãnh đạo các đồn thể chính
trị - xã hội trong cơ quan xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm
chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua,
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội và cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của
cơ quan.
+" Xây dựng tổ chức đảng: đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây
dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong cơ
quan. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên
tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và
nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh
đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu
cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; xây
dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không


17

ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt; Cấp ủy xây dựng kế hoạch, biện pháp quản
lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành
nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên đang công tác
thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện
nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, kỷ luật
đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, đảng viên có thành
tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ
Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng
viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình, chú trọng đối tượng là đồn viên thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú, giỏi về chuyên môn,
nghiệp vụ; xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả,
được đảng viên, quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp ủy phải là cán bộ
lãnh đạo của cơ quan, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán
bộ, đảng viên và quần chúng; Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và
đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên khơng
được làm. Định kỳ hằng năm, cấp ủy tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về
sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng
viên" [4, tr.1-2].
1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở đảng loại hình Hội quần chúng
- Chức năng
Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan hội quần chúng là hạt nhân chính
trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên và hội viên trong cơ quan thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của hội; lãnh
đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của hội; xây dựng
đảng bộ, chi bộ cơ quan hội trong sạch, vững mạnh.[6, tr.1]


18
- Nhiệm vụ

+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và
hội viên trong cơ quan chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và điều lệ của hội; đề cao tinh thần trách nhiệm trong
việc xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của cơ quan hội; lãnh
đạo cán bộ, đảng viên, hội viên trong cơ quan tích cực, chủ động, sáng tạo trong
cơng tác hội; sâu sát cơ sở, gắn bó với hội viên, góp phần thực hiện cơng tác vận
động quần chúng, công tác đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước. Lãnh đạo
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đảng viên, hội viên trong cơ
quan; lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hội. Lãnh đạo
cán bộ, đảng viên và hội viên phát huy quyền làm chủ, thực hiện nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt của hội; ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi tham ô, tham
nhũng; giữ gìn bí mật, bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Đảng và Nhà
nước, bảo vệ tài sản của cơ quan.
+ Lãnh đạo cơng tác chính trị tư tưởng: Tuyên truyền, giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và hội viên; xây
dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và đời sống;
nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên,
hội viên để giải quyết hoặc báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết; thường
xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của đơn vị để cán bộ, đảng viên và
hội viên trong cơ quan nắm vững và thực hiện có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận
lợi để cán bộ, đảng viên, hội viên được học tập nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ; lãnh đạo cán bộ, đảng viên, hội viên đề cao cảnh giác,
chủ động ngăn ngừa và đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, vi phạm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; chống âm mưu "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch.


19
+ Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ: Cấp uỷ cùng với đảng đoàn,

thường vụ hội lãnh đạo thực hiện chủ trương, giải pháp kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ của cơ quan; tham gia về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét,
đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ là đảng
viên trong đảng bộ, chi bộ cơ quan hội; Cấp uỷ tham gia, đề xuất với cấp uỷ cấp
trên xem xét, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ, đảng viên của hội
thuộc thẩm quyền của cấp trên khi có yêu cầu.
+ Xây dựng tổ chức đảng: Đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp xây
dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; làm tốt công tác quản lý
đảng viên, giữ gìn sự đồn kết thống nhất, chống những biểu hiện tiêu cực, vi
phạm đạo đức, tư cách của người đảng viên; thường xuyên bồi dưỡng quần
chúng ưu tú để tạo nguồn kết nạp đảng viên mới; làm tốt cơng tác phát triển
đảng, bảo đảm tiêu chuẩn, quy trình theo quy định; xây dựng cấp uỷ có uy tín,
năng lực, phẩm chất, hoạt động hiệu quả, tiêu biểu cho trí tuệ của đảng bộ, chi
bộ; làm tốt cơng tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành
Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và các quy định, hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.
+" Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội: Lãnh đạo các tổ chức chính
trị-xã hội trong cơ quan vững mạnh, hoạt động đúng pháp luật và điều lệ của
từng tổ chức, tham gia công tác xây dựng đảng; đẩy mạnh các phong trào thi đua
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; Lãnh đạo các đoàn thể làm tốt
cơng tác quản lý, giáo dục đồn viên, hội viên; chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cơ quan; Định kỳ 6
tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu, cấp uỷ nghe các đồn thể chính trị - xã hội


20
báo cáo tình hình hoạt động và có chủ trương lãnh đạo hoạt động của từng đoàn

thể. " [6, tr.1-2-3]
1.1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở đảng loại hình đơn vị sự
nghiệp cơng lập
- Chức năng
"Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp là hạt nhân chính trị,
lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, cơng tác
của đơn vị; hồn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ, chi bộ và
đơn vị vững mạnh. " [4, tr.1]
- Nhiệm vụ
+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng: Lãnh đạo
xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, cơng tác chun
mơn của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; lãnh đạo cán bộ, đảng viên
và quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn vị theo đúng đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy
tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lề lối, phương pháp làm việc,
nâng cao hiệu quả cơng tác, hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao; Lãnh đạo
xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền làm
chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, trù dập, ức hiếp quần chúng và các hiện tượng tiêu cực khác,
nhất là những tiêu cực trong tuyển sinh, cấp văn bằng, chứng chỉ, khám chữa
bệnh, nghiên cứu khoa học và trong các hoạt động văn hoá, thể thao...; Lãnh


21
đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phịng tồn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật
tự an tồn xã hội trong đơn vị. Đoàn kết nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách

mạng, đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch;
giữ gìn bí mật quốc gia, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và
của đơn vị;
+ Lãnh đạo công tác tư tưởng; Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội, xây dựng tinh thần làm chủ, tình đồn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau
trong cơng nhân, viên chức; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ,
đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên; kịp thời phổ biến,
quán triệt để cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm vững và chấp hành đúng
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương,
nhiệm vụ của đơn vị, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến
thức và năng lực cơng tác cho cán bộ, đảng viên; lãnh đạo cán bộ, đảng viên và
quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng,
cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng,
độc đoán, tác phong quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và
ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên.
+ Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ: Cấp uỷ lãnh đạo xây dựng và thực
hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của
đơn vị; cấp uỷ lãnh đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen
thưởng, kỷ luật... đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp uỷ. Lãnh
đạo việc thực hiện các quyết định đó. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng


22
và phát triển tài năng; cấp uỷ đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các
vấn đề về tổ chức và cán bộ của đơn vị thuộc thẩm quyền của cấp trên.

+ Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân: Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân
trong đơn vị xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán
bộ, đảng viên và quần chúng, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ được giao; lãnh đạo các đoàn thể nhân dân và cán bộ,
đảng viên, quần chúng trong đơn vị tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của
đơn vị.
+" Xây dựng tổ chức đảng: Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp
xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và
đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong
đơn vị. thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là
nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền
nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm
tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng
viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao; xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học
tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt; cấp uỷ xây dựng kế hoạch,
biện pháp quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện cho đảng
viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt việc giới thiệu đảng viên
đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với chi uỷ, đảng uỷ cơ sở và
gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Làm tốt công tác động
viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; biểu dương, khen thưởng kịp thời những
cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ,


23
đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm tốt công tác tạo
nguồn và phát triển đảng viên, bảo đảm về tiêu chuẩn và quy trình; chú trọng đối

tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và những quần chúng ưu tú,
giỏi về chun mơn, nghiệp vụ; xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt
động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư
cấp uỷ phải là cán bộ lãnh đạo của đơn vị, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn
kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng; cấp uỷ thường xuyên kiểm
tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những
điều đảng viên khơng được làm. Định kỳ hằng năm, cấp uỷ tổ chức để quần
chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên." [4, tr.1-2-3]
1.1.3.4 Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở đảng loại hình đơn vị sự
nghiệp ngồi cơng lập
- Chức năng
"Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong trường học, bệnh viện ngồi cơng lập là hạt
nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và tuyên truyền, vận động các thành viên
trong đơn vị thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước và bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của các thành viên trong đơn vị; xây dựng đảng bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh." [5, tr.1]
- Nhiệm vụ
+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Lãnh đạo đảng viên và tuyên
truyền, vận động các thành viên trong đơn vị thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hợp đồng và thoả ước lao động
đã ký kết. Đoàn kết, động viên đảng viên và các thành viên trong đơn vị đề cao


×