Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.37 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐOÀN VIỆT ĐỨC

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
CỦA CHI BỘ CƠ SỞ Ở HUYỆN VĨNH THẠNH,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2018

ĐỒNG THÁP, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐOÀN VIỆT ĐỨC

NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
CỦA CHI BỘ CƠ SỞ Ở HUYỆN VĨNH THẠNH,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 8.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIẾT QUANG



LỜI An,
CẢM
ƠN2018
Nghệ
năm


-1LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cơ Khoa Giáo dục chính trị;
các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng
như hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành đối với Phó giáo sư
Tiến sĩ Trần Viết Quang, người đã hết sức quan tâm, dành nhiều thời gian quý báu
và tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh
Thạnh và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã tạo điều kiện, quan
tâm giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài.
Nghệ An, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Việt Đức


-2MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................. 1
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG ................................................................................................... 9

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CHI
BỘ Ở CÁC ẤP ................................................................................................. 9
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ ............................................. 9
1.2. Năng lực lãnh đạo và tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các
cấp........................................................................................................................ 16
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp ......... 22
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CHI BỘ
Ở CÁC ẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ....................................................................................................... 28
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chi bộ ở các ấp trên địa
bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ ....................................................... 28
2.2. Đánh giá năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ hiện nay ................................................................... 38
2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế .................................................. 51
CHƢƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO CỦA CHI BỘ Ở CÁC ẤP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH
THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................ 65
3.1. Quan điểm nâng cao năng lưc lãnh đạo của chi bộ ở các ấp trên địa bàn
huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ .............................................................. 65
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp trên
địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ ................................................. 69
C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 96
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 98


-3A. MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử xã hội lồi người là tiến trình phấn đấu liên tục cho một cuộc sống
đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Trong lịch sử thế giới, nhiều triều đại

đã đặt mục tiêu trở thành nước mạnh để xưng bá, xưng hùng, do đó đã thực hiện
các cuộc chiến tranh đẫm máu và phi nghĩa. Nhưng dân tộc Việt Nam đã trải qua
hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh khơng biết mệt mỏi để bảo vệ tồn vẹn lãnh
thổ và độc lập dân tộc. Biết bao anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy
sinh anh dũng cho một Việt Nam độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc. Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lý tưởng và là con đường mà Đảng Cộng sản
Việt Nam, Bác Hồ và dân tộc Việt Nam đã chọn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập, tự do và tiến lên
xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy; Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là
nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta hiện nay
Thực tiễn hơn 88 năm qua, từ khi thành lập Đảng 1930 đến nay. Đặc biệt
trong quá trình đổi mới của đất nước ta, Đảng đã lãnh đạo đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp
cách mạng to lớn được thực hiện trong điều kiện vừa có thời cơ và thuận lợi,
vừa có khó khăn và thách thức đan xen. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi


-4mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”, địi hỏi
Đảng phải tiếp tục xây dựng và chỉnh đốn bảo đảm cho Đảng thực sự vững
mạnh ngang tầm với nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chi bộ nói chung và chi bộ ở các ấp nói riêng là nền tảng của Đảng, là hạt
nhân chính trị ở địa bàn dân cư, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Chi bộ ở các
ấp có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức và hoạt động của Đảng;

trong quá trình thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Nhận thức được vị trí, vai trị và tầm quan trọng
đó, Đảng ta đã đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, xây dựng và chỉnh đốn Đảng
để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu (Năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu) của các Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) nói chung và chi bộ ở các ấp nói
riêng; nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về “Một số
nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa
VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện
nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay" và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Qua thời gian thực hiện, chất lượng của các TCCSĐ nói chung và chi bộ ở các
ấp nói riêng đã được nâng lên, số lượng chi bộ ở các ấp trong sạch vững mạnh
ngày càng tăng, số lượng chi bộ ở các ấp yếu kém giảm dần; nhiều chi bộ ở các
ấp đã lãnh đạo và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn
trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trong phong trào tự quản của cộng đồng dân
cư.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới hiện nay, vẫn cịn
khơng nhỏ số lượng chi bộ ở các ấp chưa đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
ngang tầm với nhiệm vụ mới. Tình trạng mất đồn kết, kèn cựa, thiếu hợp tác


-5trong cấp ủy vẫn còn xảy ra; chế độ sinh hoạt, chế độ tự phê bình và phê bình
khơng được duy trì thường xuyên và nghiêm túc; nguyên tắc tập trung dân chủ
chưa được tơn trọng; vẫn cịn đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống. Nhiều vụ
việc tiêu cực, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật không được phát hiện và xử lý
kịp thời; một số vụ việc phát hiện nhưng việc xử lý không đến nơi, đến chốn.
Đáng chú ý là tình trạng chạy theo thành tích, phơ trương hình thức vẫn cịn xảy

ra phổ biến, có nhiều chi bộ ở ấp đạt “trong sạch, vững mạnh” nhưng thực tế
chất lượng và hiệu quả của thực hiện nhiệm vụ thấp.
Trong những năm gần đây, Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh đã rất chú trọng tới
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhìn chung các chi bộ ở các ấp đã có
chuyển biến tích cực; số lượng chi bộ ở các ấp trong sạch, vững mạnh ngày càng
nhiều góp phần to lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra, nhất là
trong phát triển kinh tế - xã hội, trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
và nơng thơn.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của
những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế về năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của chi bộ ở các ấp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, để từ đó xây
dựng những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới là rất
cần thiết và cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với những lý do nói trên, chúng
tơi chọn đề tài “Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ cơ sở ở huyện Vĩnh
Thạnh, Thành phố Cần Thơ” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị
học.
Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng
và chỉnh đốn Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII)
về “ Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, Nghị quyết Trung ương 6
lần 2 (khóa VIII) về “ Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây
dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay" và gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương 4


-6(khóa XII) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị 05 của Bộ Chính Trị (khóa XII) về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chính
vì vậy, có nhiều cá nhân, tập thể và cơ quan khoa học đã chọn đề tài nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để nghiên cứu khoa học, khai thác và sử

dụng kết quả này.
Ngoài một số bài viết được đăng tải trên các sách báo, tạp chí cịn có một số
sách tham khảo:
Tác phẩm “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong
thời kỳ mới” của GS,TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Tô Huy Rứa và PGS, TS
Trần Khắc Việt đồng chủ biên, xuất bản vào năm 2004 đã nêu bậc lên những
vấn đề mà Đảng ta cần quan tâm chú trọng nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh
cho tổ chức Đảng trong thời kì mới.
Tác phẩm “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các Đảng bộ
phường ở thủ đô Hà Nội hiện nay” xuất bản vào năm 2004 của tập thể tác giả,
PGS, TS Đỗ Ngọc Ninh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Đảng bộ cơ sở mà cụ
thể là Đảng bộ phường ở thủ đô Hà Nội. Đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể
dành cho Đảng bộ phường nhằm góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của tổ
chức này trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu như sau:
Cơng trình “Cơng tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên từ năm 1997 đến năm 2010” Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Duyên, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016. Cơng trình này đi sâu luận giải, làm
rõ vấn đề công tác xây tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Hưng Yên. Nêu lên những vấn
đề mà Đảng bộ tỉnh Hưng Yên cần làm trong giai đoạn hiện nay để nâng cao
chất lượng hoạt động và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc
Đảng bộ Hưng Yên.


-7Cơng trình “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ dân tộc
tiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay” Luận án tiến sĩ của Ma Phúc Dự, Học viện
khoa học xã hội, năm 2016. Tư duy lý luận là một trong những vấn đề quan
trọng trong cơng tác xây dựng đảng. Cơng trình này đã nêu ra những khó khăn
trong cơng tác nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số ở miền núi. Qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tư

tư duy lý luận cho những cán bộ đặc thù ở miền núi tỉnh Tun Quang.
Cơng trình “Xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp
nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh trung bộ giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ
khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Việt Nam của Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2012. Cơng trình này tập
trung luận giải và làm rõ công tác xây dựng đảng trong các tổ chức cơ sở trong
các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Nêu lên kết quả đạt được và những
hạn chế của công tác này trong giai đoạn hiện nay.
Cơng trình “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở huyện
Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” Luận văn thạc sĩ chính trị học của Hoàng
Văn Chương, Đại học quốc gia Hà Nội – Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, năm 2014. Luận vân này làm rõ tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính
trị. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng sẽ góp phần củng cố sức
mạnh của đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực trạng năng lực lãnh đạo của chi bộ cơ sở, nhất là
chi bộ ở các ấp trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất quan điểm và giải
pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh,
thành phố Cần Thơ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu


-8- Làm rõ những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ ở
các ấp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của chi bộ cơ sở ở huyện
Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của chi
bộ ở các ấp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chi bộ cơ sở và năng lực lãnh đạo của
chi bộ cơ sở. Mà đối tượng cụ thể là chi bộ ở các ấp trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp trên
địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Các số liệu dùng để phân tích
thực trạng chi bộ ở các ấp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh được tác giả khảo sát
và tổng hợp theo các Nghị quyết, Đề án chuyên đề và các báo cáo kết quả thực
hiện hàng năm của Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện
ủy và các đơn vị có liên quan từ năm 2012 đến 2017, định hướng giải pháp đến
năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng và
những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


-9Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích, tổng
hợp trên cơ sở các tài liệu khoa học chính trị và một số vụ việc thực tiễn từ công
tác tổ chức, quản lý và trên báo chí.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã xây dựng những tiêu chí đánh
giá chất lượng năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp. Đồng thời, đánh giá đúng
thực trạng, tìm ra nguyên nhân những kết quả làm được, những tồn tại, hạn chế
cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các
ấp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
- Những kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng cho các trường chính trị; đồng thời

làm tài liệu bồi dưỡng cho các cấp ủy và đảng viên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp.
Chƣơng 2. Thực trạng năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp trên địa bàn
huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ
Chƣơng 3. Quan điểm và những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của
chi bộ ở các ấp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.


- 10 Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
CỦA CHI BỘ Ở CƠ SỞ
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ cơ sở
1.1.1. Khái niệm chi bộ ở ấp
Theo Điều 110 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Các đơn vị hành
chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc
trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường”.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Trung ương Đảng khoá IX “Về đổi mới và
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” quy định:
“Thơn, làng, ấp, bản, sóc (gọi chung là thôn) là địa bàn quan trọng để phát huy
các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư trên cơ sở huyết thống gắn bó trong
đời sống vật chất và văn hoá.” [2, 89].
Hay tại Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ngày
6/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (ban hành kèm theo Quyết định số
13/2002/QĐ-BNV ngày 6/12/2002) quy định:

Thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc…(gọi chung là thơn), tổ dân phố,
khu phố, khóm…(gọi chung là tổ dân phố) khơng phải là cấp hành chính mà là
tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp
và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
và nhiệm vụ của cấp trên giao. Dưới xã là thôn, dưới phường, thị trấn là tổ dân
phố [12, 2].


- 11 Như vậy, đơn vị hành chính cấp cơ sở theo quy định pháp luật của Việt Nam
là cấp xã (được tổ chức dưới các hình thức xã, phường, thị trấn). Tuy nhiên, thực
tế công tác quản lý tại địa phương cho thấy, xã chưa phải là đơn vị tiếp xúc gần
gũi và trực tiếp với người dân sinh sống trên địa bàn. Theo đó, đơn vị có mối
quan hệ mật thiết với nhân dân nhiều nhất chính là các ấp, khu phố, tổ dân cư,…
Tuy không phải là đơn vị hành chính theo quy định, tuy nhiên, vai trò của các ấp
trong việc quản lý, điều phối các hoạt động nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn
định của địa bàn là không thể phủ định.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức việc lãnh đạo theo địa giới hành chính
Nhà nước, về mặt chính quyền, các ấp khơng được coi là một đơn vị hành chính.
Do đó, về phương diện tổ chức trong Đảng, chi bộ ở ấp cũng không phải là chi bộ
cơ sở. Tuy nhiên, chi bộ ở ấp vẫn là một bộ phận của tổ chức cơ sở đảng, theo
Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: Tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ
cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Ở xã,
phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở Đảng
(trực thuộc cấp ủy cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức
trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở Đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ
sở).
Theo đó, chi bộ ở ấp cịn được gọi là chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ của chi bộ ở ấp, có thể đưa ra khái niệm về chi bộ ở ấp

như sau:
“Chi bộ ở ấp là hạt nhân chính trị ở địa bàn dân cư, là cầu nối tạo ra mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân”.
Theo khái niệm trên, chi bộ ở ấp có các đặc điểm sau:
Một là, chi bộ ở ấp không phải là cấp bộ Đảng, mà là hệ thống chân rết của
Đảng trên địa bàn dân cư.


- 12 Hai là, chi bộ ở ấp khơng có chức năng lãnh đạo toàn diện như các cấp bộ
Đảng.
Ba là, chi bộ ở ấp vừa lãnh đạo ra nghị quyết, vừa là nơi tổ chức thực hiện
nghị quyết.
Như vậy, chi bộ ở ấp là chi bộ bộ phận có vị trí, vai trị rất quan trọng trong
việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, là cầu nối quan trọng giữa Đảng với nhân dân để thơng qua đó Đảng
kiểm nghiệm, đánh giá tính đúng đắn khả năng lãnh đạo của mình. Đồng thời,
chi bộ ở ấp lãnh đạo thực hiện những phong trào tự quản của quần chúng nhân
dân và xây dựng đời sống văn hóa mới. Song, cần nhận thức đúng, đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ của chi bộ ở ấp để phát huy những mặt mạnh, hạn chế những
tồn tại, yếu kém của chi bộ ở ấp.
1.1.2. Vị trí, vai trị của chi bộ ở ấp
Chi bộ nói chung và chi bộ ở ấp nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng.
C.Mác và Ph.Ăngghen ngay từ khi xây dựng tổ chức cộng sản đầu tiên của giai
cấp cơng nhân đã chỉ ra vị trí, vai trị đặc biệt của chi bộ Đảng. Thật vậy, ngay
khi tham gia vào việc cải tổ “Đồng minh những người chính nghĩa” (1836)
thành “Liên đoàn những người cộng sản” (1847 – 1852) điều lệ đã được khởi
thảo. Thông qua điều lệ, những quan điểm và tư tưởng cơ bản của C.Mác và
Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng đã được trình bày khá đầy đủ. Lần đầu tiên luận
điểm xây dựng Đảng đã xác định “về cơ cấu, liên đoàn, chi bộ, khu bộ, tổng bộ,
Ban chấp hành trung ương và Đại hội 9, 733.

Những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen, được VI.Lênin lấy
làm cơ sở, vận dụng, phát triển có sáng tạo thành hệ thống những tư tưởng,
quan điểm về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Nga. Những chi bộ Đảng ở
các địa phương và nhất là ở các nhà máy dưới sự lãnh đạo của các phần tử tiên
tiến xuất thân ngay từ hàng ngũ công nhân và sâu sát với quần chúng. Đó là cơ


- 13 sở mà trên đó chúng ta đã xây dựng và xây dựng hạt nhân vững chắc khơng gì
lay chuyển nổi của phong trào công nhân cách mạng và dân chủ - xã hội.
Với V.I.Lênin, tổ chức Đảng được xây dựng ở nhà máy, công xưởng phải
trở thành chỗ dựa cho công tác tuyên truyền, cổ động và công tác tổ chức thực
tiễn trong quần chúng. Chính từ đặc điểm đó, chi bộ Đảng đã trở thành cầu nối
Đảng với các cơ quan cấp trên của Đảng với quần chúng, trực tiếp liên hệ với
quần chúng, là nơi phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị
chính đáng của quần chúng với Đảng. Để khẳng định quan điểm, tư tưởng nhất
quán đó, Hội nghị lần thứ VIII toàn Nga của Đảng Cộng sản Nga (đây là hội
nghị đầu tiên sau khi cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và chính quyền Xơ
Viết được thành lập) Điều lệ Đảng đã được bổ sung và khẳng định: “Cơ sở của
tổ chức Đảng là chi bộ Đảng”. Điều lệ cịn nói rõ: “Các chi bộ được thành lập ở
các xí nghiệp, các làng, các đơn vị Hồng quân và các cơ quan”.
Mặc dù ra đời ở một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, giai cấp cơng
nhân cịn nhỏ bé nhưng ngay từ đầu, Đảng ta đã xác định vị trí của Đảng và hệ
thống tổ chức của Đảng. Điều lệ đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác
định: “Chi bộ gồm tất cả đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng, một
hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đường phố….”1, 22.
Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định: “Căn bản tổ chức của Đảng là chi bộ
(nhà máy, công sở, nhà buôn, trường học).. tất cả Đảng viên làm ở trong những
chỗ ấy đều phải dựa vào chi bộ” 1, 72.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập tổ chức Đảng phân tích khá sâu sắc
vị trí, vai trị của chi bộ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc

sẽ tốt” 21, 210. Người cịn nhấn mạnh mối quan hệ giữa chất lượng chi bộ với
chất lượng toàn Đảng. Theo Người, để lãnh đạo cách mạng thì Đảng phải mạnh
“Đảng mạnh là do chi bộ tốt” 21, 210, “chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ
tốt thì mọi việc sẽ tốt”, ngược lại “xây dựng chi bộ tốt, cho vững mạnh là một


- 14 việc vô cùng quan trọng” 21, 77. Như vậy, chất lượng của chi bộ có quan hệ
chặt chẽ và biện chứng với chất lượng của Đảng. Đối với quần chúng, Người
viết “chi bộ là gốc rễ của Đảng trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách
của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ khơng ngừng. Trái
lại, chi bộ yếu kém thì công việc không trôi chảy” 20, 161. Qua các Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII cũng đã thể hiện rõ,
cụ thể tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội Đảng lần thứ XI
thông qua đã xác định: “Tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở)
là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” 11, 35.
Như trình bày ở trên, ấp khơng phải là cấp chính quyền trong hệ thống
hành chính ở nước ta và nó hoạt động dưới hình thức tự quản. Chính vì vậy,
chi bộ ở ấp có vai trị là hạt nhân chính trị ở địa bàn dân cư, là cầu nối giữa
Đảng với nhân dân. Chi bộ ở ấp gắn bó trực tiếp với quần chúng nhân dân,
nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng nhân dân; là nơi trực tiếp biến
đường lối, chính sách của Đảng thành hành động cách mạng của Đảng viên
và quần chúng. Chi bộ ở ấp lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, xây dựng dân
cư ở ấp văn minh, sạch đẹp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
Chi bộ ở ấp có vai trị to lớn trong việc kiểm nghiệm, khẳng định tính
đúng đắn của đường lối, nghị quyết của Đảng, đóng góp cho Đảng những ý
kiến để sửa đổi, bổ sung các chủ trương, đường lối một cách đúng đắn hơn.
Đồng thời, chi bộ ở ấp là nơi Đảng viên hàng ngày sinh hoạt, học tập v.v…
và là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, sàng lọc và giới thiệu những quần
chúng ưu tú cho Đảng. Với vai trò to lớn như vậy, nên nơi nào có chi bộ ở ấp

trong sạch vững mạnh thì nơi đó thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của
dân được nâng lên, tình hình an ninh - trật tự xã hội được giữ vững. Ngược
lại, nếu chi bộ ở ấp yếu kém, mất đoàn kết, coi thường kỷ cương, pháp luật;


- 15 đảng viên thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai khơng dám đấu tranh thì chi
bộ đó yếu kém, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước bị giảm sút.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi bộ ở ấp
1.1.3.1. Chức năng của chi bộ ở ấp
Về mặt tổ chức, chi bộ ấp không phải là chi bộ cơ sở. Tuy nhiên, chi bộ ở
ấp vẫn là một bộ phận của các tổ chức cơ sở đảng, do đó, chi bộ ở ấp vẫn có
một số chức năng giống như chức năng của các tổ chức cơ sở đảng. Nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI, XII) đã quy định rất cụ thể chức năng của tổ
chức cơ sở Đảng. Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ mà lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ cụ thể. Điều 1, Quy định số 94, 95-QĐ/TW ngày 03/3/2004 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về chức năng, nhiệm vụ của Đảng
bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn: “Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị
trấn là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước và quản lý đô thị trên địa bàn; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở vững mạnh, phường, thị trấn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ
đối với Nhà nước” [4, 1].
Như vậy, chức năng của chi bộ ở ấp là chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đạt hiệu quả cao, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Bất kỳ chủ trương, giải
pháp nào đề ra và quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải luôn luôn

đảm bảo tính chính trị, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tạo sự
phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội; nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, kịp thời giải quyết những nguyện
vọng chính đáng, thiết thực, bức xúc của nhân dân.


- 16 Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và duy nhất, khơng có lĩnh vực nào trong
xã hội khơng có sự lãnh đạo của Đảng; Đảng là hạt nhân chính trị, tổ chức cơ sở
Đảng đều phải hết sức nhạy cảm, nắm vững những vấn đề chung và những vấn
đề cụ thể để có những chủ trương, nghị quyết lãnh đạo đúng đắn và sâu sát với
tình hình thực tiễn. Thực tế cho thấy, một số địa phương do không làm tốt chức
năng lãnh đạo nên dẫn đến tham nhũng, quan liêu, lãng phí, mất dân chủ, chia rẽ
nội bộ, nhiều năm liền không đạt trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, chức năng lãnh đạo của chi bộ
ở ấp còn thể hiện ở việc phải biến được các đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực và đi vào cuộc sống.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của chi bộ ở ấp
Về nhiệm vụ của chi bộ ở ấp, chủ yếu là lãnh đạo các tổ chức, mặt trận,
đoàn thể, đặc biệt đối với Trưởng ấp và phân công đảng viên trực tiếp thâm
nhập vào các phong trào quần chúng, phát huy vai trò làm chủ của quần chúng
ở cơ sở để từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng
đời sống văn hóa mới, giữ vững trật tự an tồn xã hội trên địa bàn dân cư. Tóm
lại, chi bộ ở ấp có một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, lãnh đạo chăm lo đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự khu
vực và thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở.
Tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển sản xuất, nhất là ngành nghề
truyền thống và động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Lãnh đạo
thực hịên tốt QCDCCS: xây dựng và sữa chữa cơng trình phúc lợi, xố đói giảm
nghèo, xây dựng nhà tình thương, lãnh đạo nhân dân giữ gìn an ninh trật tự xã hội
Hai là, cơng tác chính trị tư tưởng.

Trong tình hình hiện nay, các chi bộ ở ấp phải quan tâm và tăng cường
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đảng viên và quần chúng, coi đây là
nhiệm vụ hàng đầu, là mặt trận chiến đấu của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng.


- 17 Ba là, xác định đúng nhiệm vụ chính trị, xây dựng và tổ chức thực hiện
nghị quyết.
Để lãnh đạo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong từng giai đọan,
trong từng thời kỳ, yêu cầu đặt ra với chi bộ ở ấp là phải xác định đúng chức
năng, nhiệm vụ sao cho sát hợp với đặc điểm của địa bàn dân cư. Tiến tới xây
dựng nghị quyết phải đúng đắn, sát hợp và quán triệt sâu sắc để tổ chức thực
hiện tốt Nghị quyết đề ra.
Bốn là, công tác tổ chức, đảng viên và xây dựng Đảng.
Đảm bảo sinh hoạt Đảng đúng, đầy đủ và có chất lượng, làm tốt công tác
quản lý đảng viên, lựa chọn những quần chúng ưu tú giới thiệu cho Đảng và
làm tốt công tác kiểm tra Đảng.
Năm là, lãnh đạo các tổ chức quần chúng.
Lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể hoạt động tốt và hiệu quả: tổ nhân dân tự
quản, đoàn thanh niên, ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội
cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ.
1.2. Năng lực lãnh đạo và tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của chi
bộ ở các ấp
1.2.1. Khái niệm năng lực lãnh đạo của chi bộ ở ấp
Trước khi tìm hiểu khái niệm năng lực lãnh đạo của chi bộ ở ấp cần làm rõ
khái niệm năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Theo đó, năng lực lãnh đạo
của tổ chức cơ sở đảng là khả năng hiện thực bao gồm nhiều nội dung: năng lực
đề ra chủ trương, đường lối, năng lực xây dựng nghị quyết, chỉ thị, năng lực tổ
chức thực hiện đường lối, năng lực kiểm tra phát hiện và xử lý.
Năng lực đề ra chủ trương, đường lối của tổ chức cơ sở đảng là khả năng
thực tế được cụ thể hóa bằng việc xây dựng cương lĩnh, đường lối, chủ trương,

chiến lược và sách lược của Đảng, đồng thời nó phải là sự định hướng phát triển


- 18 cho cả thời kỳ lịch sử. Do vậy, Đảng phải nghiên cứu, am hiểu để dự báo, tổng
kết thực tiễn, khái quát lý luận thành cương lĩnh, đường lối, chủ trương và xây
dựng giải pháp mang tính đồng bộ để thực hiện đối với tất cả lĩnh vực liên quan
đến đời sống xã hội, phù hợp với hoàn cảnh trong nước và quốc tế.
Năng lực xây dựng nghị quyết, chỉ thị của tổ chức cơ sở đảng: Đó là những
vấn đề được nghiên cứu, xem xét, thảo luận của một tập thể và đi đến quyết nghị
thống nhất ý chí và hành động. Đặc trưng cơ bản của nghị quyết là biểu quyết
tập thể, ý chí và trí tuệ tập thể, sự đúc kết sâu sắc từ kinh nghiệm thực tiễn
phong phú và thể hiện đầy đủ quyền dân chủ.
Năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị
của tổ chức cơ sở đảng là khả năng nắm vững những nội dung, quan điểm, tư
tưởng và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, vào hoàn cảnh cụ thể ở địa phương,
đơn vị để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất, thích hợp nhất thực hiện
thắng lợi những mục tiêu đề ra.
Năng lực kiểm tra, phát hiện và xử lý những vi phạm của tổ chức cơ sở
đảng là khả năng kiểm nghiệm thực tiễn những chủ trương, đường lối của
mình để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm, tồn tại, hạn
chế; đồng thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực, những vi phạm trong quá
trình xây dựng và thực hiện đường lối đó. Có thể nói đây là một trong những
vấn đề mà Đảng ta rất quan tâm để làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững
mạnh.
Do đó, năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng là khả năng nắm vững
những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
nhiệm vụ của cấp trên giao và vận dụng sáng tạo, đúng đắn, phù hợp với điều
kiện thực tiễn đối với công tác lãnh đạo ở địa phương.
Đối với năng lực lãnh đạo của chi bộ ở ấp, về cơ bản cũng giống như năng
lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Tuy nhiên, chi bộ ở ấp có một số nét đặc



- 19 thù riêng như trình bày ở trên, cho nên năng lực lãnh đạo của chi bộ ở ấp cũng
có những đặc điểm riêng.
Theo đó, năng lực lãnh đạo của chi bộ ở ấp là khả năng nắm vững những
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ
của cấp trên giao và vận dụng sáng tạo, đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực
tiễn ở địa bàn dân cư vào công tác lãnh đạo quần chúng, vận động quần chúng
thực hiện đường lối đó và trực tiếp lãnh đạo các phong trào tự quản của nhân
dân ở địa bàn dân cư mà chi bộ ở ấp phụ trách.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp
1.2.2.1. Về thực hiện nhiệm vụ chính trị
Tuyên truyền vận động nhân dân phát triển sản xuất, dịch vụ và các ngành
nghề truyền thống; góp phần giải quyết cơng ăn việc làm ổn định và cải thiện
đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần; động viên nhân dân làm tròn nghĩa
vụ đối với Nhà nước. Động viên nhân dân theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ,
nhân dân làm”, xây dựng và phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; động
viên và giúp đỡ các trẻ em nghèo trong độ tuổi đều được đến trường, khắc phục
các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan, mại dâm, các hủ tục v.v…
Vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào gìn giữ an ninh trật tự;
vận động thanh thiếu niên đến tuổi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, xây
dựng lực lượng dân quân tự vệ.
Kiến nghị với Đảng và Nhà nước cấp trên xem xét giải quyết những vấn đề,
những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân mà chi bộ và nhân dân ở
ấp không đủ khả năng và thẩm quyền giải quyết.


- 20 1.2.2.2. Cơng tác chính trị tư tưởng

Trong tình hình hiện nay cần tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng, coi
đây là nhiệm vụ hàng đầu, là mặt trận chiến đấu của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng
ở cơ sở.
Tổ chức phổ biến quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của cấp trên, của Đảng bộ xã, thường
xun thơng báo thời sự, chính sách nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho
đảng viên trong chi bộ và cán bộ chủ chốt trong ấp.
Thường xuyên giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên, nâng cao đạo đức
cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, chống chủ nghĩa cá nhân. Nêu cao tính
tiên phong gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng của đảng viên và các tầng lớp nhân
dân; kịp thời giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền, đồng thời phản ảnh lên
Đảng ủy xã và cấp trên những vấn đề không thuộc thẩm quyền. Đấu tranh chống
mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chiến tranh tâm lý, diễn biến hịa bình của
các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2.3. Xây dựng ấp và lãnh đạo các đồn thể chính trị - xã hội
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ ở ấp, các tổ chức quần
chúng như: Mặt trận tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội phụ nữ,
Đòan thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ có vai trị to lớn và quan
trọng. Các tổ chức quần chúng họat động dưới sự lãnh đạo của chi bộ ở ấp thông
các chủ trương, nghị quyết của chi bộ để thực hiện, đồng thời vận động quần
chúng cùng thực hiện:


- 21 - Lãnh đạo xây dựng tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản vững mạnh, bảo đảm
sinh hoạt thường xuyên, đúng định kỳ, thực hiện tốt các chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, kế hoạch của UBND xã, thị
trấn.

- Lãnh đạo xây dựng ban công tác mặt trận ấp, các tổ chức đoàn thể, quần
chúng trong ấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của đoàn thể, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, chăm lo đời sống, giữ gìn
trật tự trị an.
- Lãnh đạo xây dựng Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ấp vững
mạnh, qua đó lựa chọn, giới thiệu đồn viên ưu tú để chi bộ xem xét phát triển
Đảng.
- Xem xét, lựa chọn, giới thiệu những đảng viên và quần chúng tích cực, có
trách nhiệm, có uy tín vào ban nhân dân ấp, tổ trưởng, tổ phó tổ nhân dân và
Ban chấp hành các đoàn thể ở ấp.
Từ các quan niệm về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ ở ấp và
các tiêu chí đánh giá, các chi bộ ở ấp phải biết kết hợp đồng bộ các biện pháp
nhằm phát huy vai trò của chi bộ ở ấp trong công tác lãnh đạo của mình. Đồng
thời, chi bộ ở ấp phải nghiêm túc sửa đổi, bổ sung những vấn đề chưa hợp lý để
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ ở ấp, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao; đồng thời bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ đúng
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là cầu
nối vững chắc giữa Đảng với nhân dân.
1.2.2.4. Công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
đảng
Bảo đảm sinh hoạt chi bộ, tổ Đảng có nề nếp, đúng định kỳ (hàng tháng),
có chất lượng, bàn bạc những vấn đề cụ thể, thiết thực, ra nghị quyết, thường
xuyên tự phê bình và phê bình, định kỳ tổ chức cho quần chúng góp ý xây dựng


- 22 đảng viên, xây dựng chi bộ. Hướng dẫn đảng viên có chương trình học tập và rèn
luyện, chi bộ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình này.
Làm tốt công tác quản lý đảng viên (về tư tưởng, học tập, công tác, phẩm
chất đạo đức, lối sống…). Tuỳ trình độ, năng lực, hồn cảnh cụ thể, chi bộ (Tổ
Đảng) phân công công tác hợp lý cho đảng viên (như phụ trách tổ nhân dân, đồn

thể, cơng tác phát triển Đảng, tham gia và làm nòng cốt trong các phong trào quần
chúng…), trừ số đảng viên được miễn sinh hoạt, miễn công tác. Thực hiện việc
mỗi đảng viên hàng tháng báo cáo công tác được phân công cho chi bộ.
Có biện pháp quản lý các đảng viên đi làm ăn xa, làm thuê cho các doanh
nghiệp (tư nhân, liên doanh với nước ngoài) nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện cho
các đồng chí này làm nhiệm vụ đảng viên ở địa phương và nơi làm việc.
Tuyên truyền và lựa chọn những quần chúng ưu tú trong các phong trào ở
địa phương, các tổ chức (đoàn thể, ban nhân dân ấp, tổ nhân dân, trong lực
lượng dân quân tự vệ, dân phòng …) để bồi dưỡng phát triển Đảng.
Thường xuyên kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, tăng cường kỷ
luật Đảng.
Xây dựng chi ủy ấp có đủ phẩm chất, năng lực, nhiệt tình và trách nhiệm,
được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Đồng chí Bí thư Chi bộ ở ấp phải là
người tiêu biểu, đoàn kết, tập hợp được đảng viên và quần chúng ở ấp. Thước đo
là được nhân dân trong ấp bầu làm người đại diện cho cộng đồng dân cư ấp:
trưởng ấp.
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực lãnh đạo của chi bộ ở các ấp
1.3.1. Trình độ lý luận, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Trong những năm đổi mới vừa qua, trước những biến động phức tạp của
tình hình thế giới và trong khu vực, những thách thức từ mặt trái của cơ chế thị
trường, nhìn chung hầu hết Đảng viên vững vàng, kiên định và hăng hái đi đầu
trong cơng cuộc đổi mới, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững phẩm


- 23 chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh và gần gũi với quần chúng nhân
dân. Tuyệt đại bộ phận Đảng viên có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối, điều lệ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy
định của địa phương.
Bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn một số ít đảng viên thối hóa biến
chất. Tỷ lệ đảng viên thật sự thể hiện rõ vai trò tiên phong, gương mẫu còn thấp

(khoảng 30%), đội ngũ đảng viên đang đứng trước nguy cơ tụt hậu và khơng
đều về trình độ trí tuệ. Đáng lo ngại nhất là tình trạng cơ hội về chính trị, thối
hóa về đạo đức và lối sống, nhất là tham nhũng, đã trở thành một bộ phận
không nhỏ ở tất cả các cấp, các lĩnh vực và có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy,
vấn đề đặt ra là phải xây dựng đội ngũ đảng viên nói chung và nhất là đảng viên
ở cơ sở nói riêng có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hịên chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tâm,
thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức mạnh, không tham nhũng, khơng
ức hiếp dân.
Từ những vấn đề trình bày ở trên cho thấy đội ngũ đảng viên có vị trí, vai
trị quan trọng trong năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng
nói chung và chi bộ ở ấp nói riêng. Do vậy, phải xây dựng một đội ngũ đảng
viên “vừa hồng, vừa chuyên” là nền tảng căn bản để nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của chi bộ ở ấp.
1.3.2. Tổ chức và phương thức lãnh đạo của chi bộ ở các ấp
Từ NQTW7 (khóa VIII) cho đến văn kiện đại hội IX của Đảng đều đã
khẳng định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chi bộ ở ấp và người đứng
đầu của những tổ chức này; song, cịn có điểm chưa thật sự rõ ràng, còn chồng
chéo, cơ chế vận hành chưa hợp lý.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sở còn
nhiều lúng túng: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ ở ấp lâu nay


×