Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VINH
______________________________________________

NHỮ THỊ THANH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN N ĐỊNH, TỈNH THANH HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VINH
______________________________________________

NHỮ THỊ THANH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN N ĐỊNH, TỈNH THANH HĨA
Chun ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƢƠNG THỊ THANH THANH

NGHỆ AN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau Đại học, khoa
Giáo dục, các Phòng Ban chức năng khác của trƣờng Đại học Vinh. Q thầy, cơ đã
tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của tập thể quý thầy, cô giáo ở
các trƣờng THPT huyện Yên Định: Yên Định 1, Yên Định 2, Yên Định 3, Trần Ân
Chiêm; các đồng chí trong Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học
sinh của các nhà trƣờng; cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cung cấp tài
liệu, động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Đặc biệt tơi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ
Dƣơng Thị Thanh Thanh, ngƣời đã có nhiều cơng sức tận tình giúp đỡ và hƣớng
dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tơi rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của q thầy,
cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 6 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Nhữ Thị Thanh



ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .......................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .........................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài .......................................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc .......................................................................8
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .........................................................................10
1.2.1. Công tác chủ nhiệm lớp ..................................................................................10
1.2.2. Quản lý, quản lý công tác chủ nhiệm lớp........................................................ 11
1.2.3. Biện pháp, biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ...................................13
1.3. Công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học phổ thơng .....................................14
1.3.1. Vị trí, vai trị của cơng tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng Trung học phổ thông .....14
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trƣờng Trung học phổ thông .........16
1.3.3. Nội dung công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng Trung học phổ thông ..................18
1.4. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học phổ thông ........................ 30
1.4.1. Sự cần thiết quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học phổ thông
trong bối cảnh hiện nay ............................................................................................. 30
1.4.2. Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học phổ thông ......31
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học
phổ thông ...................................................................................................................34
1.5.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 34

1.5.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 34
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................35
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN N ĐỊNH, TỈNH THANH
HĨA .......................................................................................................................... 37


iii

2.1. Khái quát khảo sát thực trạng công tác quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng
Trung học phổ thơng huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa ..........................................37
2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 37
2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................ 37
2.1.3. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................................... 37
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................... 37
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................................38
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục .................................38
2.2.2. Khái quát giáo dục Trung học phổ thơng của huyện n Định, tỉnh Thanh
Hóa ............................................................................................................................ 40
2.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng Trung học phổ thơng huyện
n Định, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................ 45
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vai trị của cơng tác chủ nhiệm
lớp .............................................................................................................................. 45
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ...46
2.3.3. Thực trạng về phƣơng pháp, hình thức tổ chức cơng tác chủ nhiệm lớp của
giáo viên .................................................................................................................... 52
2.4. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng Trung học phổ thơng
huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa .............................................................................56
2.4.1. Thực trạng quản lý lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ

nhiệm ......................................................................................................................... 56
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên....57
2.4.3 Thực trạng kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của giáo
viên ............................................................................................................................ 58
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................61
2.5.1. Ƣu điểm ...........................................................................................................61
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................62
2.5.3. Nguyên nhân thành công và hạn chế .............................................................. 63
Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................64
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN N ĐỊNH TỈNH THANH
HĨA .......................................................................................................................... 66
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................................................66


iv

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng Trung học phổ
thông huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá ...................................................................68
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng GD về tầm quan trọng của công tác
chủ nhiệm lớp ............................................................................................................68
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của
giáo viên .................................................................................................................... 69
3.2.3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên...............................................72
3.2.4. Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác
thi đua ........................................................................................................................ 74
3.2.5. Bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp .............77
3.2.6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm lớp các giáo viên .79
3.2.7. Đảm bảo cơ chế, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm .81
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................84

3.4. Thăm dị sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ....................................90
3.4.1 Mục đích thăm dị............................................................................................. 90
3.4.2 Nội dung thăm dò ............................................................................................. 90
3.4.3 Phƣơng pháp thăm dò ...................................................................................... 90
3.4.4 Địa bàn thăm dò và khách thể thăm dò: ........................................................... 90
3.4.5 Cách thức tiến hành thăm dò ............................................................................91
3.5.6. Kết quả thăm dò .............................................................................................. 91
Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 101
PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1


v

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Viết tắt
BGH
CBGV
CBQL
CNL
CNTT
CMHS
ĐH-CĐ
GD
GD&ĐT
GV
GVCN
HT
HS

KT-XH
NGLL
NXB
PGS, TS
PHT
PP
QL
QLGD
SHL
SL
THCS
THPT
TW
UBND
XH

Viết đầy đủ
Ban giám hiệu
Cán bộ giáo viên
Cán bộ quản lý
Chủ nhiệm lớp
Công nghệ thông tin
Cha mẹ học sinh
Đại học- Cao đẳng
Giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Hiệu trƣởng
Học sinh

Kinh tế- Xã hội
Ngồi giờ lên lớp
Nhà xuất bản
Phó giáo sƣ, tiến sĩ
Phó hiệu trƣởng
Phƣơng pháp
Quản lý
Quản lý giáo dục
Sinh hoạt lớp
Số lƣợng
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân
Xã hội


vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy mô số lớp và số HS từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2016 2017 của các trƣờng .................................................................................41
Bảng 2.2. Cơ cấu cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2016-2017 ......................... 41
Bảng 2.3. Điều tra về chất lƣợng đội ngũ .................................................................42
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực trong 2 năm (năm học 2015 - 2016 và 2016 2017) ........................................................................................................43
Bảng 2.5. Kết quả xếp loại hạnh kiểm 2 năm 2015-2016; 2016-2017 ..................... 44
Bảng 2.6. Số lƣợng và tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp THPT huyện Yên Định trong 2 năm
(năm học 2015- 2016 và 2016 - 2017)..................................................... 44
Bảng 2.7. Nhận thức về vai trò của GVCN trong QLGD học sinh .......................... 45
Bảng 2.8. Các nguyên nhân ảnh hƣởng tiêu cực trực tiếp đến GD đạo đức HS .......46

Bảng 2.9. Khuyết điểm thƣờng thấy ở học sinh ........................................................ 47
Bảng 2.10. Thực hiện nhiệm vụ của GVCN ............................................................. 49
Bảng 2.11. Công việc giáo viên thực hiện công tác chủ nhiệm lớp .......................... 52
Bảng 2.12. Ý kiến của HS về các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp ....................... 54
Bảng 2.13. Biện pháp nắm tình hình HS...................................................................55
Bảng 2.14. Cơng tác chỉ đạo của Hiệu trƣởng .......................................................... 57
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát CBQL về cách thức nắm tình hình cơng tác chủ
nhiệm ............................................................................................ 58
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát CBQL về cách thức xử lý của CBQL sau khi nắm đƣợc
tình hình cơng tác chủ nhiệm lớp............................................................. 59
Bảng 2.17. Xếp loại giao viên chủ nhiệm lớp ........................................................... 60
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát GVCN về đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ...............61
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất .................91
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất .................... 92
Bảng 3.3. So sánh mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất ..................................................................................... 93


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, với sự phát triển
mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đang
ngày càng tạo ra nhiều thời cơ, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự
nghiệp giáo dục đào tạo. Giáo dục nƣớc ta đã và đang phát triển trong bối cảnh thế
giới có nhiều biến đổi phức tạp. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã
trở thành một xu thế tất yếu. Đứng trƣớc thời cơ và thách thức đó, Đảng và nhà
nƣớc ta cũng đã xác định rõ quan điểm đƣờng lối phát triển giáo dục và đào tạo
nƣớc nhà đƣợc thể hiện rõ qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi

mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Nói đến nhà trƣờng hay giáo dục thì chúng ta đều hiểu đó là mơi trƣờng văn
hóa, đại diện cho những giá trị nền tảng, cốt lõi, những tinh hoa của một dân tộc nói
riêng và nhân loại nói chung, đó cịn là những tri thức tiến bộ của nhân loại. Mỗi
nhà trƣờng đều là nơi giáo dục, rèn luyện các thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực
chất lƣợng cao cho đất nƣớc. Ở Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng và thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con ngƣời - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền
vững”. Đây là yêu cầu cấp bách đối với toàn xã hội nói chung, ngành giáo dục nói
riêng. Nhƣ vậy, phát triển giáo dục và đào tạo đã trở thành mục tiêu chiến lƣợc của
công cuộc đổi mới đất nƣớc, đƣợc xem là cuộc cách mạng mang tính thời đại sâu
sắc. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lƣợng cách mạng quan trọng, quyết
định thắng lợi sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần phát triển đất nƣớc. Để đạt
đƣợc mục tiêu trên, vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục là “Tiếp tục nâng cao
chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học” và đồng


2

thời đổi mới hoạt động quản lí, trong đó có quản lý cơng tác GVCN lớp để đáp ứng
địi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất
nƣớc hiện nay. Điều 27, luật giáo dục năm 2005 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông:
1/ Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp

tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2/ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3/ Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu
biết ban đầu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng và có
những hiểu biết thơng thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy
năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”
Ở trƣờng phổ thơng, ngồi hoạt động quản lý chun mơn, quản lý cơ sở vật
chất -TBDH, quản lý tài chính, quản lý học sinh.v v... thì quản lý phát triển đội ngũ
có vai trị đặc biệt quan trọng. Trong đó có đội ngũ GVCN lớp. Dù ở bậc học nào,
đội ngũ giáo viên quyết định chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Ngồi việc giảng
dạy thì ngƣời giáo viên cịn phải kiêm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ
nhiệm lớp ở trƣờng phổ thơng nói chung và trƣờng trung học phổ thơng nói riêng có
vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trƣờng. Họ thay mặt Hiệu
trƣởng làm công tác quản lý và giáo dục toàn diện học sinh của một lớp học, là cố


3

vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh, là ngƣời tổ chức phối hợp các
lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Nhƣ vậy, giáo viên chủ nhiệm là một
thành phần quan trọng trong mạng lƣới thông tin của nhà trƣờng. Qua những kênh
thông tin này, ngƣời quản lý nắm đƣợc tình hình thực hiện kế hoạch cũng nhƣ
những thông tin cơ sở để từ đó có những quyết định đúng đắn và chính xác.

Cơng tác chủ nhiệm lớp giúp trƣờng THPT hoàn thành nhiệm vụ trang
bị tri thức phổ thông cơ bản, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng học tập
nhận thức cùng với các kỹ năng xã hội, xây dựng phát triển nhân cách tốt đẹp
cho học sinh. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục theo quan điểm mới nhƣ hiện
nay, ngƣời giáo viên khơng đơn thuần chỉ dạy học mà cịn làm tốt công tác
chủ nhiệm lớp, nhằm tổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn học sinh học tập tích
cực, chủ động và sáng tạo. Vì vậy, tăng cƣờng cơng tác quản lý chủ nhiệm lớp để
nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THPT là yêu cầu tất yếu hiện nay.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng
các trƣờng THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng và đi
vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc quản lý cịn mang tính hình thức,
chủ yếu là hồ sơ, sổ sách, ít đi vào thực chất, thậm chí có trƣờng xem nhẹ cơng tác
chủ nhiệm. Trong khi đó, tình trạng đạo đức của học sinh xuống cấp ngày càng
nhiều, thiếu trách nhiệm trong học tập, ngỗ nghịch, lƣời học, ham chơi…Đặc biệt
có nhiều em sa vào các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè, trò chơi trực tuyến mang
tính tiêu cực, nghiện hút hay truy cập những thơng tin xấu trên mạng máy tính tồn
cầu…Những mặt xấu trong xã hội đã bắt đầu vƣợt qua rào cản len lỏi vào trƣờng
học. Mặt khác, do áp lực thi cử ngày càng đè nặng lên tâm lý của giáo viên, học
sinh và cán bộ quản lý, nên họ chỉ tập trung vào hoạt động dạy và học trên lớp; công
tác chủ nhiệm lớp cũng chƣa đƣợc các cán bộ quản lý thực sự quan tâm. Những
năm gần đây dƣ luận xã hội rất bức xúc khi chứng kiến nhiều vụ bạo lực học đƣờng
xảy ra do thiếu kĩ năng sống đã dẫn đến lối sống lệch lạc trong một bộ phận học
sinh. Điều đó làm cho hình ảnh nhà trƣờng xấu đi trong cách nhìn nhận của xã hội.
Một trong những nguyên nhân không nhỏ là do các nhà trƣờng chƣa quan tâm sâu


4

sát đến cơng tác chủ nhiệm lớp, đơi lúc cịn buông lỏng công tác này để cho học
sinh tự quản.

Xuất phát từ những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài: “Quản lý công tác chủ
nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thơng huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa” với
mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác
chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện Yên Định.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác GVCN lớp ở
trƣờng THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất biện pháp quản lý cơng tác
GVCN lớp trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng
THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song vẫn
còn nhiều hạn chế, chỉ đạo hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp chủ yếu bằng
các biện pháp hành chính, chƣa có các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm phát huy
tính chủ động của giáo viên. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý một cách
phù hợp trong bối cảnh hiện nay dựa trên các chức năng quản lý thì sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả cơng tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và ph m vi nghiên cứu củ đề tài
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của

t i

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở

trƣờng THPT.


5

- Khảo sát thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT
huyện huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp các
trƣờng THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
5.2. Ph m vi nghiên cứu của

t i

Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng
THPT Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hố. Trong đó tập trung khảo sát 4 trƣờng
THPT: THPT Yên Định 1, THPT Yên Định 2,THPT Yên Định 3, THPT Trần Ân
Chiêm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu sách báo, tài liệu, tạp chí liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài
- Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung về lý luận giáo dục, thực
tiễn giáo dục.
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, các quy định của ngành giáo dục về
công tác chủ nhiệm lớp nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lí, lịch sử nghiên
cứu của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát: tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn công
tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại các trƣờng THPT Huyện
Yên Định, tỉnh Thanh hóa.

- Phƣơng pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Xem và phân tích các kế
hoạch của nhà trƣờng, các loại báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề, các loại
số liệu và kế hoạch công tác chủ nhiệm của một số giáo viên để đánh giá đúng thực
trạng về công tác quản lý và nội dung chủ nhiệm lớp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn:
- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng bằng bảng hỏi để khảo sát Hiệu trƣởng, Phó
hiệu trƣởng, GVCN lớp, học sinh về thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng


6

quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp; khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý đề xuất.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ
các phiếu hỏi thu thập đƣợc.
7. Đóng góp củ đề tài
- Về mặt lý luận:
Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận về QL cơng tác chủ nhiệm lớp ở
trƣờng THPT.
- Về mặt thực tiễn:
Đánh giá, phân tích đƣợc thực trạng cơng tác chủ nhiệm lớp và QL công tác
chủ nhiệm lớp ở các trƣờng THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất đƣợc
một số biện pháp để nâng cao chất lƣợng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các
trƣờng THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
8. Cấu trúc củ đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
mục lục, phụ lục, luận văn đƣợc trình bày gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở
trƣờng Trung học phổ thông.

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng Trung
học phổ thông huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng
Trung học phổ thơng huyện n Định, tỉnh Thanh Hố.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngo i
Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục, tổ chức UNESCO đã chỉ ra nhiệm vụ
của GD suốt đời dựa trên bốn trụ cột lớn: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng
chung sống; Học để cùng tồn tại”. Đây chính là định hƣớng cốt lõi cho GD học
sinh trong các trƣờng THPT. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ: GD để làm gì? GD cái gì? và
GD nhƣ thế nào?.
Nhìn lại lich sử phát triển của xã hội lồi ngƣời thì ở thời kỳ xã hội cộng sản
nguyên thủy giáo dục chƣa có trƣờng lớp chuyên biệt. Đến chế độ chiếm hữu nơ lệ,
giáo dục đã có trƣờng học. Và đến thế kỷ XVI, hình thức tổ chức dạy học, GD theo
lớp đƣợc hình thành từ thế kỉ XVI do nhà giáo dục Séc J.A. Cômenxki (1592-1670)
đề xƣớng, ơng đã đƣa ra đƣợc một hình thức tổ chức dạy học mới đó là hệ thống lớp
- bài [27]. Từ đó mơ hình lớp học đƣợc duy trì và ngày càng phát triển mạnh mẽ ở
khắp các nƣớc trên thế giới. Nó đƣợc phát triển và mở rộng, tùy thuộc vào điều kiện
thực tế, song bao giờ một lớp học vẫn cần ngƣời quản lý. Để QL lớp học, nhà
trƣờng cử ra những GV đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. GVCN đƣợc hiệu
trƣởng nhà trƣờng lựa chọn từ những GV ƣu tú có kinh nghiệm GD, có uy tín trong
HS, đƣợc hội đồng nhà trƣờng nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện
mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, khi nói đến GVCN lớp là nói đến mặt

quản lý và mặt lãnh đạo học sinh của một lớp.
Khi xã hội ngày càng phát triển trong sự phân cơng lao động đã hình thành
hoạt động đặc biệt đó là sự chỉ huy, chỉ đạo, điều khiển điều hành, kiểm tra, điều
chỉnh giành cho những ngƣời đứng đầu của một tổ chức hay một nhóm. Hoạt động
đặc biệt đó chính là hoạt động quản lý. Từ đó mọi ngƣời đi tìm hiểu bản chất khái
niệm QL và đƣa ra những định nghĩa khác nhau từ những góc nhìn riêng. Theo quan


8

điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính
xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phƣơng pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất";
hoặc A. Fayon lại cho rằng: "Quản lý là đƣa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng các
nguồn lực (nhân, tài, vật, lực) của nó". Cịn ơng H.Koontz thì khẳng định: "Quản lý
là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân
nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và
sự bất mãn ít nhất. Với tƣ cách thực hành thì QL là một nghệ thuật, cịn với kiến
thức thì QL là một khoa học".
Ngày nay, trong hệ thống tổ chức của các trƣờng phổ thông, lớp học là đơn
vị cơ bản đƣợc sử dụng để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh. Mỗi lớp học
phải có một ngƣời quản lý lớp hay cịn gọi là giáo viên chủ nhiệm. Cơng tác chủ
nhiệm lớp có ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách cho học sinh. Cho nên
các nƣớc phát triển đã chỉ ra những nội dung giáo dục cho học sinh trung học mà có
liên quan đến cơng tác chủ nhiệm lớp nhƣ: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục những
giá trị sống, giáo dục hƣớng nghiệp… Quan điểm của UNESCO đã cho rằng giáo
dục trung học là giai đoạn mà thế hệ trẻ lựa chọn cho mình những giá trị cần thiết
cho cuộc sống cũng nhƣ con đƣờng chuẩn bị bƣớc vào hoạt động nghề nghiệp sau
này. Nhƣ vậy, ngƣời GV cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để học sinh có thể
tham gia đƣợc dễ dàng và học đƣợc rất nhiều thứ từ đó. Để QL lớp học, nhà trƣờng
cử ra những GV đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. GVCN đƣợc hiệu trƣởng nhà

trƣờng lựa chọn từ những GV ƣu tú có kinh nghiệm GD, có uy tín trong HS, đƣợc
hội đồng nhà trƣờng nhất trí phân cơng chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu
giáo dục của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, khi nói đến GVCN lớp là nói đến mặt quản lý và
mặt lãnh đạo học sinh của một lớp.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề quản lý và
quản lý trong GD. Các tác giả cũng đƣa ra những quan niệm của mình: "Quản lý là
những hoạt động có phối hợp nhằm định hƣớng và kiểm sốt q trình tiến tới mục
tiêu" (PGS.TS Trần Quốc Thành); hay "Quản lý là một quá trình định hƣớng, QL


9

một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc
trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời QL mong muốn" (TS Đặng Vũ
Hoạt). Nhìn chung các quan niệm về QL đều nhấn mạnh đến hoạt động nhằm
hƣớng vào đạt mục tiêu đã hoạch định.
Nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Ví dụ,
tác giả Nguyễn Thanh Bình với các cơng trình: “Cơng tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng
THPT”, đề tài mã số SPHN-09-465NCSP, 2010; hay “Một số vấn đề trong công tác
chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT hiện nay” (NXB Đại học sƣ phạm, 2011). Ở đây các
tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp, những nội
dung trong công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT hiện nay từ góc nhìn của chuẩn
nghề nghiệp GV trung học. Mặt khác, tác giả Nguyễn Thị Kim Dung cũng thể hiện
quan điểm của mình về nội dung quan trọng trong đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ
phạm cho sinh viên sƣ phạm (kỉ yếu hội thảo khoa học “Nâng cao chất lƣợng
nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên các trƣờng Đại học sƣ phạm”, 2010).
Ngồi ra cịn có nhiều nhà khoa học cũng quan tâm đến công tác chủ nhiệm
lớp với các cơng trình nhƣ: Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ,
“Những tình huống giáo dục HS của ngƣời GVCN”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000;

Hà Nhật Thăng (chủ biên), “Phƣơng pháp công tác của ngƣời GVCN trƣờng
THPT”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001; Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn
Thị Kỷ, “Công tác GVCN ở trƣờng phổ thông”, NXBGD, 1998; Bộ Giáo dục và
Đào tạo, “Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trƣờng phổ thông”, NXBGD, 2010...
Các tác giả cịn đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh khác nhau có liên quan đến
cơng tác chủ nhiệm nhƣ: Nguyễn Thanh Bình với tác phẩm “Giáo dục kĩ năng
sống” (NXB Đại học sƣ phạm, HN 2007); Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự
“Hƣớng dẫn tổ chức họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (tài liệu dành cho lớp
11); Nguyễn Thị Kim Dung với đề tài “Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm của học
sinh tiểu học thơng qua họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (2006 -2007), mã số:
B 2006 – 17/01.2007.


10

Nhƣ vậy, nghiên cứu về công tác chủ nhiệm cũng đã đƣợc nhiều tác giả quan
tâm, song để nghiên cứu sâu về biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh
dạn nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT
Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa”. Hiện vấn đề này chƣa có cơng trình nghiên
cứu nào đƣợc thực hiện ở các trƣờng trung học phổ thơng của Huyện n Định,
tỉnh Thanh Hóa - đây cũng là vấn đề khá mới với một vùng trung du, đồng bằng.
1.2. Các khái niệm cơ bản củ đề tài
1.2.1. Công tác chủ nhiệm lớp
Trong hệ thống tổ chức của các trƣờng phổ thông, lớp học là đơn vị cơ bản
đƣợc thành lập để nhà trƣờng tiến hành tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh.
Hình thức tổ chức dạy học, giáo dục chia theo lớp đƣợc hình thành từ thế kỉ XVI do
Comenxki đề xƣớng. Để quản lý lớp học nhà trƣờng cử những giáo viên đang giảng
dạy làm chủ nhiệm lớp.
GVCN lớp là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của
hiệu trƣởng đối với lớp chủ nhiệm, là ngƣời vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình

thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của học
sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh
trong lớp học tập, lao động; biết phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trƣờng
(Đội TNTP, Đoàn TNCS, Ban đại diện cha mẹ học sinh...) để làm tốt công tác dạy
và học đối với lớp phụ trách.
GVCN là ngƣời đƣợc hiệu trƣởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh
nghiệm và có uy tín. Giáo viên chủ nhiệm lớp đƣợc thay mặt Hiệu trƣởng quản lý
và tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo. GVCN vừa đóng vai trị quản lý
hành chính Nhà nƣớc, vừa đóng vai trị ngƣời thầy giáo, đồng thời cịn đóng vai trị
ngƣời đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
GVCN là ngƣời chủ chốt của nhà trƣờng làm công tác giáo dục đạo đức, lối
sống cho HS lớp mình chủ nhiệm
GVCN là cầu nối giữa lớp với các GV bộ môn, Ban giám hiệu, Tổ CM, các
tổ chức đồn thể trong nhà trƣờng (Cơng đồn, Đồn thanh niên, Nữ công...) và Cha
mẹ học sinh


11

GVCN là ngƣời tổ chức các HĐGD trong lớp, các HĐTT và chịu trách
nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về công tác GD ĐT, lối sống và chuẩn KTKN cần đạt của
lớp mình đƣợc quy định tại QĐ số 16/QQD-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của BGD và
ĐT về việc ban hành chƣơng trình GDPT
GVCN lớp là ngƣời đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể
học sinh, là cầu nối giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
1.2.2. Quản lý, quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp
1.2.2.1. Quản lý
Trong q trình hình thành và phát triển của mình, con ngƣời muốn tồn tại
và phát triển cần phải có sự phối hợp với nhau trong một nhóm, một tổ chức. Để
tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm ngƣời trong hoạt động theo yêu

cầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện. Loại hình lao động đó là hoạt
động QL.
Nhƣ vậy, QL là một loại hình lao động của con ngƣời trong cộng đồng nhằm
thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra. QL là một hoạt động bao trùm
mọi mặt đời sống xã hội và là nhân tố không thể thiếu đƣợc trong sự phát triển của
xã hội. Các triết gia, các nhà chính trị từ thời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò
của QL trong sự ổn định và phát triển của xã hội. QL là một phạm trù tồn tại khách
quan và là một tất yếu lịch sử.
Theo Các Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mơ tƣơng đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để
điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ
vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của
nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải
có nhạc trƣởng” [5]. Từ quan niệm trên, có nhiều định nghĩa khác nhau về QL, tùy
theo góc độ xem xét của mình.
Nhƣ theo tác giả Frederich Wiliam Taylor (1856-1915) ngƣời Mỹ: “QL là
nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phƣơng
pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”.


12

Trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”, Paul Herscy và Ken Blanc Heard lại
coi “QL là một quá trình cùng làm việc giữa nhà QL và ngƣời bị QL, nhằm thơng
qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu
của tổ chức”.
Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt coi “QL là một q trình định hƣớng,
q trình có mục tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất
định”[18].
Tác giả Mai Hữu Khuê lại cho rằng “Hoạt động QL là một dạng hoạt động

đặc biệt của ngƣời lãnh đạo mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết bộ
máy QL, hình thành một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp các khâu và các
cấp QL, làm sao cho hoạt động nhịp nhàng, đƣa đến hiệu quả”
Giáo trình “QL giáo dục và đào tạo” của trƣờng Cán bộ QL GD&ĐT có nêu:
- QL là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống
con ngƣời nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội.
- QL là một quá trình tác động có định hƣớng, có tổ chức dựa trên các thơng
tin về tình trạng của đối tƣợng và mơi trƣờng nhằm giữ cho sự vận hành của đối
tƣợng ổn định và phát triển đến mục tiêu đã định.
- QL là sự tác động có ý thức, hợp quy luật giữa chủ thể QL đến khách thể
QL nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
- QL là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể QL là đối tƣợng
QL và khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của
tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trƣờng.
Các định nghĩa trên tuy khác nhau nhƣng có một số điểm chung trong nhận
thức về QL, trong đó coi:
QL là hoạt động lao động để điều khiển lao động, hoạt động khác của nhóm
hay tập thể;
Yếu tố con ngƣời giữ vai trò trung tâm của hoạt động bởi trong QL, bao giờ
cũng có chủ thể QL và đối tƣợng QL, quan hệ với nhau bằng những tác động QL.
Những tác động QL chính là những quyết định QL, là những nội dung của chủ thể


13

QL yêu cầu đối với đối tƣợng QL. Qua đó, cả chủ thể QL và đối tƣợng QL đều
phát triển;
QL là một thuộc tính bất biến nội tại của một quá trình lao động xã hội. Lao
động QL là điều kiện tiên quyết làm cho xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển;
QL là một hệ thống xã hội trên nhiều phƣơng diện. Điều đó cũng xác lập

rằng QL phải có một cấu trúc và vận hành trong một mơi trƣờng xác định. Trong
cấu trúc đó, ba thành tố: Mục tiêu, chủ thể, khách thể quan hệ chặt chẽ với nhau tạo
nên hoạt động của bộ máy.
Hiện nay QL đƣợc định nghĩa: QL là những hoạt động có phối hợp nhằm
định hƣớng và kiểm sốt q trình tiến tới mục tiêu. Nhƣ vậy, nội hàm của khái
niệm QL gồm:
Hoạt động phối hợp nhiều ngƣời, nhiều yếu tố;
Định hƣớng các hoạt động theo mục tiêu nhất định;
Kiểm soát đƣợc tiến trình của hoạt động trong quá trình tiến tới mục tiêu
1.2.2.2. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp
Trong trƣờng học, lớp học là đơn vị cơ bản đƣợc thành lập để tổ chức giảng
dạy và GD học sinh. Để QL, GD học sinh trong lớp, nhà trƣờng phân công một
trong những GV đang giảng dạy có năng lực chun mơn tốt, có kinh nghiệm làm
cơng tác QL, GD học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao và lịng nhiệt tình trong
cơng tác, có uy tín với HS và đồng nghiệp làm chủ nhiệm lớp. Đó là giáo viên chủ
nhiệm.
QL cơng tác chủ nhiệm lớp là hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũ các
GVCN và các hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao
chất lƣợng GD tồn diện.
1.2.3. Biện pháp, biện pháp quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học năm 2006 thì biện pháp là
cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Biện pháp có nghĩa là chỉ, vạch ra con đƣờng để đi tới đƣợc cái "đích" mình
cần đến hay mục tiêu mong đợi, biện pháp đúng thì đến đích nhanh, an tồn, biện
pháp khơng đúng, khơng phù hợp có thể khơng đến đƣợc đích mà ta mong muốn.


14

Biện pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích

của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý (cấp dƣới và tiềm năng có đƣợc của hệ
thống) và khách thể quản lý (các ràng buộc của môi trƣờng, các hệ thống khác…)
để đạt đƣợc các mục tiêu quản lý đề ra.
Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp là các cách thức tác động có chủ
đích của chủ thể quản lý lên khách thể qua các hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũ
các GVCN và các hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm để đạt đƣợc
các mục tiêu nâng cao chất lƣợng GD.
1.3. Công tác chủ nhiệm lớp ở trƣờng trung học phổ thông
1.3.1. Vị trí, vai trị của cơng tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học
phổ thông
Trong công tác giáo dục ở các nhà trƣờng, vai trò của ngƣời giáo viên chủ
nhiệm là hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên
đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp
trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ
nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn
của lớp, ngƣời tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trị
giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên
chủ nhiệm lớp có vai trị:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trƣởng phân cơng và thay mặt hiệu trƣởng
để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
Vai trị quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và
tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học
tập và tu dƣỡng của học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lƣợng học tập và hạnh
kiểm của học sinh trong lớp trƣớc hiệu trƣởng, trƣớc Hội đồng sƣ phạm của nhà
trƣờng và trƣớc phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.


15


- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối
đoàn kết
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức,
giáo dục, bằng sự gƣơng mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng
khối đồn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ nhƣ con em mình trƣởng thành theo
từng năm tháng.
Học sinh kính u giáo viên chủ nhiệm nhƣ cha mẹ mình, đồn kết thân ái
với bạn bè nhƣ anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh. Tình
cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm
càng cao thì chất lƣợng giáo dục càng tốt.
Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhƣng giáo viên chủ
nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tƣợng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt
cuộc đời họ.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh
trong lớp
Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ
máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng
thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục đƣợc xây dựng
hàng năm.
Các hoạt động của lớp đƣợc tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ
nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các đồn
thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao
đƣợc tiến hành thƣờng xuyên… Chất lƣợng học tập và tu dƣỡng đạo đức của học
sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống
của tập thể lớp cũng nhƣ các hoạt động đa dạng của lớp.


16


- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh
trong lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đồn viên, đảng viên hay không cũng cần
phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các
đồn thể.
Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm cơng tác của mình làm tham mƣu
cho chi Đồn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi
đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng
tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp
với các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trƣờng và xã hội là ba lực lƣợng giáo dục, trong đó nhà trƣờng
là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chƣơng trình
và phƣơng pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải
là ngƣời chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lƣợng
giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.
Năng lực, uy tín chun mơn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm
lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lƣợng, phối hợp thành công các hoạt
động giáo dục cho học sinh trong lớp
1.3.2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông
Trong nhà trƣờng, GVCN nhƣ thế nào thì lớp học nhƣ thế. Hiệu quả cơng tác
của ngƣời GVCN đƣợc thể hiện chính trong các sản phẩm GD của mình. Nhiệm vụ
của GVCN lớp Tại điều 31, Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ
thông và trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học, GVCN trƣớc hết phải là GV giảng dạy
bộ môn, đã đƣợc quy định rõ nhƣ sau:
1/ GV bộ mơn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Dạy học và GD theo chƣơng trình, kế hoạch GD, kế hoạch dạy học của
nhà trƣờng theo chế độ làm việc của GV do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT quy định; QL
học sinh trong các hoạt động GD do nhà trƣờng tổ chức; tham gia các hoạt động của



17

tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lƣợng, hiệu quả GD; tham gia nghiên cứu
khoa học sƣ phạm ứng dụng;
b) Tham gia công tác phổ cập GD ở địa phƣơng;
c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ để
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy và GD; vận dụng các phƣơng pháp dạy học
theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tự
học của HS;
d) Thực hiện Điều lệ nhà trƣờng; thực hiện quyết định của Hiệu trƣởng, chịu
sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng và các cấp quản lý giáo dục; đ) Giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gƣơng mẫu trƣớc HS; thƣơng yêu, tôn trọng HS,
đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS; đồn kết,
giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trƣờng học tập và làm việc dân chủ, thân thiện,
hợp tác, an toàn và lành mạnh;
e) Phối hợp với GVCN, các GV khác, gia đình HS, Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và GD
học sinh;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2/ Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, GVCN cịn có
những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động GD thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phƣơng pháp GD bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và
điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS;
b) Thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, với các GV bộ mơn, Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã
hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hƣớng nghiệp

của HS lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng
phát triển nhà trƣờng;


×