Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LOAN

GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH LỚP 4
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LOAN

GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH LỚP 4
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN NGỌC HIỀN

NGHỆ AN - 2018



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng
tới Lãnh đạo trường Đại học Vinh, các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Giáo đã
tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Nguyễn Ngọc Hiền, người đã
trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Sau khi được sự phân công và chỉ đạo của các ban ngành, trong suốt
q trình tìm tịi,học hỏi, nghiên cứu và hồn thành xong đề tài “Giáo dục
sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn khoa học” tôi đã nhận
được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo và các
bạn đồng nghiệp đã giúp chúng tơi hồn thành được mục tiêu.
Đề tài cịn có nhiều sai sót mong mặc dầu tơi đã nổ lực hết mình kính mong
thầy giáo, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tơi.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Nghi Lộc, ngày 08 tháng 8 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Loan


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
4.Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 5
9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO
HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC............ 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ......................................................... 7
1.2. Một số khái niệm công cụ ....................................................................... 9
1.2.1. Sức khỏe ........................................................................................... 9
1.2.2. Giáo dục sức khỏe .......................................................................... 10
1.2.3. Biện pháp và biện pháp giáo dục sức khỏe .................................... 11
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 4 liên quan đến giáo
dục sức khỏe: ................................................................................................ 12
1.3.1. Đặc điểm phát triển cơ thể: ............................................................ 12
1.3.2. Đặc điểm nhận thức ....................................................................... 13



1.3.3. Đặc điểm tình cảm ......................................................................... 15
1.3.4. Đặc điểm hành vi ........................................................................... 16
1.4. Giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 .................................................. 17
1.4.1. Sự cần thiết giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 ........................ 17
1.4.2. Các nguyên tắc giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 .................. 19
1.4.3. Mục tiêu giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua
môn Khoa học .......................................................................................... 20
1.4.4. Nội dung giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4: ........................... 20
1.5. Giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn
Khoa học ...................................................................................................... 22
1.5.1. Mục tiêu chương trình mơn Khoa học .......................................... 23
1.5.2. Nội dung môn khoa học lớp 4 với việc giáo dục sức khỏe cho
học sinh sinh lớp 4 ................................................................................... 25
1.5.3. Các phương pháp giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông
qua dạy học môn Khoa học ...................................................................... 27
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 30
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC
SINH LỚP 4 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC .................... 31
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ........................................................... 31
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng .................................................... 31
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng .................................................... 31
2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát........................................................ 31
2.1.4. Phương pháp và thời gian khảo sát ................................................ 31
2.2. Thực trạng GDSK cho học sinh lớp 4 ở các trường tiểu học................ 32
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về GDSK cho học
sinh ........................................................................................................... 33



2.2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục sức khỏe cho
học sinh lớp 4 ................................................................................................... 35
2.2.4. Thục trạng kết quả giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 ............. 39
2.3. Thực trạng giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua dạy
học môn khoa học ........................................................................................ 44
2.3.1 Nhận thức là gì? .............................................................................. 44
2.3.2. Giáo dục sức khỏe thông qua môn khoa học ................................. 45
2.3.3. Các phương pháp giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông
qua dạy học môn Khoa học ...................................................................... 47
2.4. Đánh giá thực trạng ............................................................................... 48
2.4.1. Những mặt thành công ................................................................... 48
2.4.2. Những mặt hạn chế ........................................................................ 48
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 50
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO
HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC.......... 50
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 51
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 51
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 51
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ................................................................... 51
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 51
3.2. Một số biện pháp giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua
dạy học môn khoa học.................................................................................. 52
3.2.1. Thiết kế, tổ chức bài học theo hướng tích hợp nội dung giáo
dục sức khỏe trong dạy học môn Khoa học lớp 4 .................................... 52
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp GDSK cho học
sinh lớp 4 .................................................................................................. 54
3.2.3. Đưa các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ về khỏe vào đánh
giá kết quả học tập môn Khoa học của học sinh lớp 4 ............................ 58



3.3. Thực nghiệm sư phạm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 60
3.3.3. Nội dung thực nghiệm.................................................................... 62
3.3.4. Cách thức thực nghiệm .................................................................. 62
3.3.5. Tiến trình thực nghiệm ................................................................... 63
3.3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................... 63
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
CBGV

:

Cán bộ giáo viên

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CMHS


:

Cha mẹ học sinh

CNV

:

Công nhân viên

GD

:

Giáo dục

ĐC

:

Đối chứng

GDSK

:

Giáo dục sức khỏe

HĐNGLL


:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

TH

:

Tiểu học

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của
công tác GDSK cho học sinh TH ................................................ 33
Bảng 2.2. Thái độ của cán bộ giáo viên tiểu học về vấn đề GDSK ............. 34
Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu về vấn đề GDSK ........................ 35
Bảng 2.4. Tổ chức hoạt động GDSK của giáo viên tiểu học ....................... 37
Bảng 2.5. Mức độ tiến hành các hình thức GDSK....................................... 38
Bảng 2.6. Nhận thức của học sinh tiểu học về sức khỏe và bảo vệ sức
khỏe .............................................................................................. 40
Bảng 2.7. Hành vi Bảo vệ sức khỏe của học sinh tiểu học .......................... 41
Bảng 2.8. Việc giữ gìn vệ sinh trang phục ................................................... 42
Bảng 2.9. Khảo sát vệ sinh ăn uống ............................................................. 43
Bảng 2.10. Số lượng giáo viên khảo sát:........................................................ 46
Bảng 2.11. Nhận thức về tầm quan trọng giáo dục sức khỏe cho học
sinh lớp 4 thông qua dạy học môn khoa học ............................... 46
Bảng 2.12. Nhận định của GV về sự phù hợp của các nội dung GDSK
trong chương trình khoa học lớp 4. ............................................. 46
Bảng 2.13. Mức độ sử dụng các biện pháp GDSK cho học sinh ................... 47
Bảng 3.1. Trình độ học sinh lớp TN và lớp ĐC ........................................... 61
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe của lớp TN và lớp ĐC ......................................................... 65
Bảng 3.3. Kết quả xếp loại bài kiểm tra kiến thức về sức khỏe và bảo
vệ sức khỏe của lớp TN và ĐC .................................................... 65
Bảng 3.4. Kết quả thực hành kỹ năng bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho
bản thân và gia đình ở lớp TN và lớp ĐC. .................................. 67
Bảng 3.5. Bảng kết quả bài thực hành kiểm tra kỹ năng bảo vệ sức
khỏe của lớp TN và lớp ĐC ......................................................... 67


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ khi bắt đầu hình thành cuộc sống của con người, sức khỏe đã
trở thành một vấn đề quan tâm chính của nhân loại. Ngày nay con người có
kiến thức và phương tiện không được phân bổ đều khắp tất cả mọi người và
chúng không phải lúc nào cũng được sử dụng một cách thích hợp. Chúng ta
đã hiểu biết tốt hơn về các yếu tố nguy cơ của bệnh tật, các thông tin dịch về
tình trạng bệnh tật, đau ốm, chết non trẻ ở các nhóm dân cư khác nhau trong
xã hội. Chúng ta cũng hiểu sâu sắc hơn về sự bất cơng bằng trong chăm sóc
sức khỏe và giải pháp để từng bước để cải thiện vấn đề này. Việc giáo dục sức
khỏe cho tất cả mọi người là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc cấp thiết nhất
là giáo dục sức khỏe cho học sinh hiện nay.
Sức khỏe là phát triển đầy đủ đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ của trẻ. Vì vậy,
muốn đất nước đi lên và phát triển thì cần phải chú trọng đến sức khỏe.đầu
"Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai" [1], đó là khẩu hiệu thể hiện vai trò của
trẻ em, những người chủ tương lai, để một đất nước phát triển bền vững giàu
mạnh thì phải có một thế hệ trẻ vững mạnh. Đó chính là chủ nhân của đất
nước.Muốn trở thành những người chủ tương lai quản lý tốt đất nước sau này,
trẻ em cần được học tập tốt, phải được bồi dưỡng cả năng lực lẫn phẩm chất để
trở thành những người có tri thức, "vừa hồng, vừa chuyên". Muốn học tập tốt
cần có sức khỏe tốt. Đồng thời đó là giáo dục thể hệ cho đất nước
Sức khỏe - trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội - là điều
kiện tiên quyết, là vốn quý, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp học tập của
các em
Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi lớn và phát triển về nhiều mặt vì vậy
để có được thế hệ tương lai khỏe mạnh thì cơng tác chăm sóc và giáo dục sức
khỏe cho trẻ phải được quan tâm đầy đủ. Thực tế cho thấy, ở tuổi trưởng
thành có rất nhiều bệnh lí, mà ngun nhân dẫn đến tình trạng này bắt đầu từ


việc khơng được chăm sóc và giáo dục sức khỏe tốt từ tuổi học đường như:

suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, một số bệnh tim mạch,
tiêu hóa, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh truyền nhiễm,...
[20].
Trong đó, ngành giáo dục đưa nội dumg giáo dục sức khỏe vào chương
trình chính khóa của các trường phổ thông đê giáo dục học sinh về nề nếp, lối
sống văn minh, nếp sống vệ sinh, khuyến khích học sinh tham gia vào các họat
động giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình mình". Tại quyết định số
401/2009/QĐ-TT (27/03/2009) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình
phịng, chống bệnh tật , y tế học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân mà cụ thể là ở các trường học. Hiện nay giáo dục y tế học
đường trong trường học cũng rất hạn chế. Hầu như chỉ có một số trường làm
được.
Hiện nay, cơng tác chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi trẻ em nói chung và
cho học sinh nói riêng đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc triển khai GDSK trong Nhà trường Tiểu học hiện nay
chưa đạt hiệu quả và có chất lượng như mong đợi, cịn tồn tại nhiều bất cập.
Có mặt hạn chế: Cơ sở vật chất các nhà trường chưa đảm bảo; thư viện còn
thiếu các tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạy GDSK chưa đảm bảo; Đội
ngũ giáo viên chưa được tập huấn bài bản, giáo viên chưa có được nhiều các
biện pháp phù hợp để thực hiện nội dung GDSK; các cấp các ngành địa
phương vẫn chưa quan tâm kịp thời. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất bây
giờ là việc GDSK và bảo vệ sức khỏe cho học sinh tiểu học, bước đầu phải
hình thành được cho các em kiến thức và kỹ năng ban đầu về chăm sóc sức
khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, xây dựng cho các em thái độ, hành vi
cư xử đúng để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng là cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay dù nhận được nhiều quan tâm của các ngành, các
cấp nhưng chưa có hoặc có ít các cơng trình nghiên cứu và đề xuất các biện


pháp GDSK cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng. Trong nhà

trường mới đề cập chứ chưa đưa vào là một mơn học chính khóa. Nên việc
giáo dục sức khỏe cho các em học sinh vẫn là một vần đề cần được quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn vấn đề nghiên cứu là
“Giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua việc dạy học mơn Khoa học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học lớp 4
thông qua dạy học môn Khoa học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục sức khỏe trong trường tiểu học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề GDSK cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học
mơn Khoa học.
4.Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh lớp 4 ở các trường tiểu
học thông qua dạy học môn Khoa học nếu đề xuất được một số biện pháp có
cơ sở khoa học và có tính khả thi, dựa trên đặc trưng của môn Khoa học trong
việc Giáo dục sức khỏe và dựa vào đặc điểm của học sinh tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu sở lý luận về giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học
lớp 4 thông qua dạy học môn Khoa học.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông
qua dạy học môn Khoa học.
5.3. Đề xuất các biện pháp GDSK cho học sinh lớp 4 thông qua dạy
học môn Khoa học
6. Phạm vi nghiên cứu


Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tơi chỉ nghiên cứu trên giáo

viên và học sinh lớp 4 tại một số trường tiểu học thuộc địa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm có
các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Dự giờ quan sát các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh, qua
đó thu thập những thơng tin cần thiết, phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu.
7.2.2.Phương pháp điều tra bằng An-két
- Điều tra thực trạng nhận thức và thái độ của CBQL, GV bằng hệ
thống câu hỏi.
- Điều tra thực trạng nhận thức, thực trạng thái độ về GDSK của học
sinh lớp 4 thông qua môn khoa học bằng câu hỏi.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Được sử dụng để xử lí các số liệu điều tra và thử nghiệm sư phạm phục
vụ cho việc đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.


8. Đóng góp của luận văn
Lý luận: Luận văn góp phần đề xuất các biện pháp giáo dục sức khỏe
cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn Khoa học.
Thực tiễn: Luận văn đã nêu rõ thực trạng giáo dục sức khỏe tại trường
học thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, từ đó đưa ra các biện pháp góp phần vào
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả việc giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp

4 trong nhà trường.
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lí luận về giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4
thông qua môn dạy học Khoa học
Chương 2. Thực trạng giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4 thông qua
dạy học môn Khoa học
Chương 3. Một số biện pháp giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4
thông qua dạy học môn Khoa học
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC SINH LỚP 4
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Sức khỏe hiện nay là một chủ đề rất được các nước quan tâm. Sức
khỏe toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi ba xu hướng: dân số lão hóa, đơ thị hóa
nhanh chóng khơng có kế hoạch, và tồn cầu hóa. Một số nước bị ơm nhiễm
khơng khí nặng nề: Ẩn Độ, Trung Quốc, Nhật bản…; một số nước do ảnh
hưởng động đất sóng thần; một số nước dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hướng
rộng lớn. Bởi thế nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và hành động của con
người về sức khỏe trước tiên là sức khỏe cho bản thân , gia đình cộng đồng
mình trên đất nước.


Sức khỏe đã được nhiều người nghiên cứu và mặt khác mỗi một vùng
lãnh thổ, quốc gia khác nhau thì với những nền văn hóa đặc trưng thì có
những thái độ khác nhau về giáo dục sức khỏe. Cụ thể: Tại các quốc gia Châu
Á: Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc và Sri Lanka là những nước đã thực hiện
chính sách riêng về giáo dục sức khỏe trong trường học cho học sinh. Tuy
nhiên ở Bangladesh, Myanmar, Nepal và Pakistan thì khơng có những chương
trình giáo dục sức khỏe như vậy. Đối với các quốc gia Châu Âu như Pháp,

tháng 2/2000, Chính phủ Pháp quyết định đưa kiến thức sức khỏe lên đài
truyền hình và sóng phát thanh. Cịn ở quốc gia ở Châu Mỹ: Các trường học
đều đưa giáo dục sức khỏe vào chương trình học của học sinh lớp 1 - 5, có nơi
bắt đầu từ lớp 1. Điều đó cho thấy người ta nên chú trọng vào phương pháp
giáo dục sức khỏe cho học sinh hơn là xác định giáo dục ở cấp học.
Thực tế nhiều nước ở Châu Âu đã có những chủ trương và phương
pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong các trường học rất là tốt
như những năm: Năm 1981, Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng hòa
dân Chủ Đức đã cơng bố mơ hình xây dựng y tế trường học; Năm 1973, Edith
Ockel Nghiên cứu về gánh nặng trẻ em trong học tập và chỉ rõ những em có
hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến vế huyết áp và tần số mạch khác với trẻ
em trung bình và đã đề xuất cải thiện sức khỏe nhằm nâng cao hiệu suất học
tập. Vào năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng sáng kiến về y
tế trường học toàn cầu (Global School Health Intiatives) nhằm đẩy mạnh và
nâng cơng tác chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh [20].
Để làm tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe học đường, bên cạnh việc đẩy
mạnh các công tác y tế trường học, các nhà nghiên cứu cũng cần nhận thức
rõ rằng cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh từ khi
các em mới bước vào ngưỡng cửa nhà trường là rất quan trọng. Ở giai đoạn
này các em sức đề kháng của các em còn yếu nên dễ mắc các dịch bệnh, ảnh
hướng lớn đến việc phát triển cơ thể của trẻ. Trên thực tế bệnh ở tuổi trưởng


thành đều bắt nguồn từ tuổi học đường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong
vẹo cột sống, bướu cổ, các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, bệnh lây qua hơ hấp,
và các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay các bệnh phổ biển mà trẻ mắc nhiều đó
là: cận thị, suy dinh dưỡng, một số bệnh nguy hiểm hơn nữa là: bạch cầu
cao, ung thư máu, ung thư tủy...
Giáo dục sức khỏe là một nhiệm vụ công tác quan trọng cần được đặt
lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ và quan trọng

ngang với các công tác khác của nhà trường tiểu học không thể xem nhẹ
nhằm thực hiện khẩu hiệu:“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục sức khỏe song trong xã hội hiện
đại vấn dề phát triển bền vững đảm bảo an toàn sức khỏe đã được đề cập ở tại
tất cả mọi quốc gia. Một số nghiên cứu giáo dục sức khỏe học sinh ở Việt
Nam trong thời gian gần đây, cùng giáo dục sức khỏe học đường, giáo dục
giới tính cùng với giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe bắt đầu được quan tâm
rộng rãi.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Việt Nam cũng là một nước phải
đối phó với mơ hình bệnh tật của các nước đang phát triển nhiều loại bệnh
dịch và nhiều vấn đề môi trường và xã hội đặt ra liên quan đến tình trạng sức
khỏe của cá nhân và cộng đồng con người. Chưa bao giờ tình trạng sức khỏe
của con người lại bảo động như hiện nay. Tỉ lệ bệnh tật ngày một gia tăng
nhất là các bệnh hiểm nghèo không những ở người lớn mắc phải mà các trẻ
em cũng bị rất nhiều. Vậy làm thể nào để bảo vệ sức khỏe? Nhất là đối với trẻ
em ở Việt Nam hiện nay.
Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ cho học sinh. Muốn
làm tốt các nội dung giáo dục khác như: đức, trí, thể mỹ, lao động thì phải
làm tốt công tác giáo dục sức khỏe. Một trường học có giáo dục sức khỏe tốt


là một trường học có những hoạt động đặt ưu tiên hàng đầu vào việc tạo ra
mơi trường có ảnh hưởng tốt nhất cho sức khỏe học sinh, giáo viên và cả cộng
đồng ở bên ngoài nhà trường. Đồng thời trường học là nơi có thể có những
can thiệp nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và phịng bệnh có hiệu quả thông
qua các hoạt động giáo dục giảng dạy hoặc truyền thơng giáo dục sức khỏe,
thực hiện các chính sách sức khỏe và dịch vụ sức khỏe.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục sức khỏe học sinh trong các
trường học. Các nguy cơ chủ yếu là do bàn ghế không đúng chuẩn và tư thế

ngồi sai của học sinh, sự thiếu hụt về kiến thức, thực hành phòng tránh bệnh
cong vẹo cột sống học đường của học sinh còn rất thấp; Sau đánh giá thử
nghiệm biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống cho học sinh trường tiểu
học Cổ Bi trong 2 năm học 2005-2007 cho kết quả tư thế ngồi học sai của học
sinh tiểu học là vấn đề bức xúc nhất [19]; Mặc dù có nhiều nghiên cứu về y tế
trường học, chủ yếu tập trung vào tình hình sức khỏe học sinh, tìm hiểu về
bệnh tật học đường, tai nạn thương tích và một số yếu tố ảnh hưởng (Trần
Văn Dần); nghiên cứu về cong vẹo cột sống ( Vũ Đức Thu, Chu Văn Thăng,
Trần Thị Dung, Trần Công Huấn,…) Tất cả các nghiên cứu chưa thật sự đi sâu
vào vấn đề chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho sinh từng cấp học cụ thể mà
chỉ giới thiệu một số đặc điểm về bệnh học đường.
Trong chương trình học tiểu học nhà trường có môn tự nhiên xã hội ở
lớp1, 2, 3 và môn khoa học ở lớp 4,5 . Hai môn này đã được tích cực lồng ghép
về nội dung sức khỏe để giáo dục sức khỏe cho học sinh . Nhưng vấn đề giáo
dục sức khỏe cho học sinh tiểu học thông qua hai phân đó vẫn áp dụng chưa
đầy đủ. Nói vậy tức là cần phải giáo dực sức khỏe cho học sinh là một vấn đề rất
cần thiết.
Nội dung sách cũng chỉ đưa ra chung chung và chưa sát thực với học sinh.
Nên để học sinh lĩnh hội và vận dụng tốt vào thực tiễn thì cũng rất khó.


Các quy định trên đã lần lượt được ban hành đã chứng tỏ việc giáo dục
sức khỏe cho trẻ em trong trường tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết
trong xã hội hiện nay.
Chương trình giáo dục sức khỏe ở trường học giáo dục theo đúng quy
định thực hiện đầy đủ các quy chế, tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ Y tế và Bộ Giáo
dục - Đào tạo ban hành. Các họat động trong trường học như giảng dạy, học
tập, lao động, vui chơi,...phải đảm bảo các yêu cầu hợp lý, an toàn đảm bảo
cho việc học và rèn luyện đạt hiệu quả cao để các em trưởng thành. Trường
học là nơi học sinh học tập, sinh hoạt cá nhân, do đó các hoạt động này cần

phải có nề nếp, điều độ, phù hợp với sức khỏe, từng độ tuổi, từng cấp học của
các em. Xây dựng các phong trào: “ trường học thân thiện – hoc sinh tích
cực”, hay là xây dựng phát huy trường học “Xanh - Sạch - Đẹp”…[20].
Muốn giúp học sinh tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng
đồng thì phải giáo dục sức khỏe cho học sinh .
GDSK cho học sinh cần quan tâm nhiều hơn nữa bởi vì trẻ em là giai
đoạn phát triển cũng là giai đoạn sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh.
Tuy nhiên, GDSK cho học sinh được quan tâm nhưng để đưa vào giảng dạy
thì chưa có tài liệu. Các tài liệu đầy đủ phục vụ cho giảng dạy ttrong nhà
trường và ngoài nhà trương. Vấn đề này chưa đi vào chiều sâu và có chất
lượng. Và cũng chưa áp dụng là một mơn học chính để các em được học.
Trên đây là những vấn đề mà tôi muốn đề cập đến đó là giáo dục sức khỏe,
vậy tơi sẽ vận dụng để nghiên cứu “Giáo dục sức khỏe cho học sinh lớp 4
thông qua việc dạy học môn Khoa học”.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Sức khỏe
Theo định nghĩa về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới (WHO- World
Health Organization): “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn tồn thối mái cả về


tinh thần và vật chất, xã hội chức không phải là chỉ là khơng có bệnh hay tàn
phế”. Sức khỏe của chúng ta được nâng cao chỉ khi chúng ta hiểu biết về sức
khỏe, biết cách bảo vệ sức khỏe, biết cách phòng ngừa các bệnh tật, đồng thời
chủ động tham gia để bảo vệ sức khỏe. Theo cá nhân tơi sức khỏe là tình
trạng sức khỏe tốt, cuộc sống khỏe mạnh tức là lao động sáng tạo, là tình yêu
và hạnh phúc của mỗi con người.
1.2.2. Giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe là nội dung quan trọng trong cơng tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe. Đồng thời góp phần giúp con người đạt được tình trạng sức
khỏe tốt nhất.

Cho đến nay việc định nghĩa GDSK vẫn chưa hoàn chỉnh, thống nhất,
một số khái niệm giáo dục sức khỏe như sau:
“Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng chính nổ lực của họ”
Badgly 1975;
“Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành vi”
WHO, 1977
“…bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ
quần chúng chấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe…”
Taskforce on HE, NY 1976;
“…là sự kết hợp toàn bộ các kinh nghiệm rèn luyện có kế hoạch nhằm
thúc đẩy sự thích nghi một cách tự nguyện những hành vi dẫn tới sức khỏe ”
L.W Green, 1980;[9]
“…là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có
hại cho sức khỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức khỏe”
Bộ Y tế (1993);
GDSK là “một nghề nghiệp tận dụng các tiến trình giáo dục sức khỏe
và nâng cao sức khỏe để đẩy mạnh hành vi sức khỏe và thay đổi các điều kiện


ảnh hưởng đến hành vi này cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Bruce G.Simons-Morton, Walter H.Greene, Nell Gottlieb (1995);[14]
Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, bằng
nội dung và phương pháp khoa học của các nhà giáo dục, các phương tiện truyền
thơng đến tình cảm, lý trí của con người nhằm thay đổi hành vi, thói quen sức
khỏe có hại thành hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng .[3]
Thông tin

Ngƣời làm GDSK

Đối tƣợng GDSK


Đáp ứng

Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi sức khỏe: từ việc thay đổi nhận
thức, thái độ bảo vệ và tự bảo vệ sức khỏe cá nhân và tập thể, đến niềm tin, từ
đó hình thành những kỹ năng thích hợp.
1.2.3. Biện pháp và biện pháp giáo dục sức khỏe
1.2.3.1. Biện pháp
Biện pháp là cách làm, giải quyết một vấn đề cụ thể. Hay nói cách
khác: “Biện pháp là cách thức giải quyết cho một nội dung, một vấn đề nào
đó đạt hiệu quả”. Như vậy có thể hiểu biện pháp là cách thức tổ chức, khắc
phục những vấn đề nào đó cịn vướng mắc, chưa đạt hiệu quả như mong đợi
để xử lí hoặc giải quyết vấn đề đó.
1.2.3.2. Biện pháp giáo dục sức khỏe
Biện pháp giáo dục là các phương pháp, nội dung, kế hoạch, hình thức
tổ chức dạy học nhằm tác động đến tinh thần người học hoặc nhóm người học
làm cho họ có được những phẩm chất năng lực theo yêu cầu mục tiêu đã đưa
ra.


Dựa trên khái niệm chung về biện pháp và biện pháp giáo dục, chúng
tôi đưa ra khái niệm về biện pháp giáo dục sức khỏe như sau:
Biện pháp giáo dục sức khỏe là cũng như biện pháp giáo dục khác
nhằm hình thành ở các em nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn về sức
khỏe. Biện pháp giáo dục sức khỏe là cách thức tổ chức thông qua các hoạt
động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị
tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển con người hoàn thiện trong một
xã hội bền vững.
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 4 liên quan đến giáo
dục sức khỏe:

1.3.1. Đặc điểm phát triển cơ thể
Học sinh ở lửa tuổi tiểu học đang trong thời kỳ cơ thể phát triển mạnh,
sự phát triển đó khơng đồng đều. Vì thế trong quá trình dạy học, giáo viên
phải tổ chức dạy học để các em phát triển toàn diện hơn về cơ thể mình vừa
giáo dục tri thức, vừa giáo dục sức khỏe cho các em. Đối với học sinh lớp 4 là
giai đoạn trẻ nổi trội về mặt thể chất , có thể kiểm sốt được chạy, nhảy, vận
động. Trong giai đoạn này bộ não cũng phát triển tốt việc tri giác cũng tốt. Cơ
thể các em phát triển nhanh nên vấn đề sức khỏe cần hiểu biết. Đối với dạy
học lớp 4 thông qua môn khoa học giúp học sinh biết hệ cơ, hệ xương, hệ
thần kinh đang phát triển có ảnh hướng gì về sức khỏe.
Hệ cơ các em phát triển yểu, các sợi cơ còn mảnh, lực co yếu nên học
sinh làm việc chóng mệt. Vì vậy nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ
mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Các loại
xương khác nhau nên phát triển không giống nhau, xương mềm, dẻo vì thành
phần cơ nhiều ; sụn cịn nhiều; một số khớp bất động chưa dính liền nhau nên
dế bị cong, vẹo, sai khớp; xương nhẹ vì nhiều ống xương. do vậy cần chú ý
khi học sinh chạy, nhảy, leo trèo cũng như tư thế ngồi học để tránh vẹo, gãy


xương. Các phản xạ được thành lập, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ
trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các
em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí
tuệ,...Nhưng các em dễ nhớ , mau quên chuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư
duy trừu tượng. Muốn phát triển tư duy của các em phải dựa vào cơ sinh lý
này mà ác nhà giáo dục đưa ra các câu hỏi để nhằm cuốn hút các em.
Ở giai đoạn học sinh lớp 4 có một số em phát triển chiều cao tương đổi
nhanh và cân nặng cũng tương đổi do ở nhu cầu xã hội phát triển (ăn, uống).
1.3.2. Đặc điểm nhận thức
1.3.2.1. Nhận thức cảm tính
- Đặc điểm nhận thức của học sinh tuy đơn giản và dễ nắm bắt lại khó

định hướng và phát triển hơn nữa về các cơ quan cảm giác,thị giác, thính
giác, khứu giác, vị giác, xúc giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính khơng ổn định. Do đó, Trẻ có thể nhận biết và phân biệt tương đối tốt về
mặt hình ảnh, màu sắc, nhưng chưa biết phân tích một cách hệ thống và đi sâu
vào bản chất của điều mình quan sát được. Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, các
hành động, và hoạt động thực tiễn của trẻ thường gắn liền với tri giác. Học sinh
thường tri giác bằng cằm nắm, sờ mó sự vật đó phù hợp nhu cầu học sinh.
Những gì các em thường gặp trong cuộc sống thì các em tri giác rất tối. Hay
những gì giáo viên hướng dẫn thì học sinh mới có được tri giác tốt. Tính xúc
cảm của học sinh tiểu học được thể hiện chỗ: Các em tri giác trước hết những
sự vật, những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em những
xúc cảm thì các em thể hiện cảm xức của mình. Tri giác khơng tự bản thân nó
phát triển được mà phát triển tri giác, giáo viên là người giúp học sinh tri giác.
Giáo viên đưa ra các hoạt động mới, mang màu sắc mới, tích chất đặc biệt
khác lạ so với bình thường sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực. Học


sinh chiếm lĩnh kiến thức được bền vững hơn. Giáo viên nên sử dụng các đồ
dùng dạy học sinh động vào các tiết học để học sinh chiểm lĩnh kiến thức
nhanh hơn. Bởi vì trong hoạt động dạy học đối với các em nhìn trực quan vẫn
là chiếm lĩnh đối tượng nhanh nhất.
1.3.2.2. Nhận thức lý tính
Tư duy ở tiểu học khá phát triển, học sinh đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy
tổng hơp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ ký hiệu, ngữ nghĩa và hành
vi.
- Tưởng tượng của học sinh tiểu học rất quan trọng ở độ tuổi này. Học
sinh tiểu học, hình ảnh tưởng tượng của các em cịn giản đơn và thơ sơ. Giáo
viên cần dạy hình thành cho học sinh biểu tượng thơng qua sự mơ tả bằng lời
nói, bằng cử chỉ, điệu bộ của mình.

- Học sinh tiểu học là chủ ý không chủ định và chú ý không chủ định.
Ở học sinh lớp 1,2,3 chú ý có chủ định cịn yếu, khả năng kiểm sốt, điều
khiển chú ý cịn hạn chế. Đến lớp 4,5 học sinh bắt đầu dần hình thành kĩ năng
tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Khi dạy học học sinh lúc này chú ý đến
đồ dùng , hình ảnh có nhiều tranh ảnh màu, thích chơi trị chơi…. Vì vậy giáo
viên nên sử dụng đồ dùng đẹp, mới lại đó là phương tiện quan trọng để các
em chú ý
- Ngơn ngữ có vai trị quan trọng đối với q trình nhận thức cảm tính,
lý tính của học sinh. Nhờ có ngơn ngữ mà học sinh cảm giác, tri giác, tư duy
phát triển dễ dàng. Mặt khác thơng qua khả năng ta có thể đánh giá sự phát triển
trí tuệ của học sinh: cụ thể học sinh vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết.
Đến lớp 4,5 thì học sinh viết đã thành thạo các câu , đoạn văn, đoạn văn và bắt
đầu hồn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Khi ngơn ngữ học sinh
phát triển thì học sinh có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức xung quanh và tự
khám phá bản thân thông qua sách báo, các kênh thông tin khác nhau.


- Trí nhớ của học sinh tiểu học là loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm
ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối
tốt và chưa biết được cần ghi nhớ những cái gì và bao lâu. Đối với lớp 4,5: ghi
nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ở giai đoạn này, học sinh
tiểu học có sự ghi nhớ tốt, cả ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định đều
phát triển, và ghi nhớ chủ định của các em sẽ phát triển mạnh vào giai đoạn cuối
cấp tiểu học. Chỉ dẫn cho các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài
học. Tránh tình trạng các em ghi nhớ quá nhiều.
- Ý chí của học sinh tiểu học: Hoạt động học tập có tác dụng quyết
định đến tồn bộ nếp sống của học sinh, góp phần làm thay đổi căn bản trong
sự phát triển ý chí của học sinh tiểu học.
Như vậy, học sinh tiểu học là lứa tuổi mà nhân cách của các em đang
dần được định hình và phát triển. Sau khi hoàn thành tiểu học các em mới dần

ổn định và bền vững. Do đó, các em dễ tiếp thu và chiếm lĩnh những giá trị tốt
đẹp và những định hướng mới cho mình. Các em hiếu động và rất thích tham
gia các hoạt động trong trường và ngoài xã hội. Đây là những thuận lợi, để
dựa vào các cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục sức khỏe.
1.3.3. Đặc điểm tình cảm
Tình cảm của học sinh tiểu học rất quan trọng, dễ xúc cảm nó ảnh
hướng đến tâm lí của học sinh. Đồng thời tình cảm mang tính cụ thể trực tiếp
và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả
năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi
giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vơ
tư... Ở độ tuổi này học sinh có thể nói tình cảm chưa bền vững, dễ thay đổi chưa
sâu sắc. Tình cảm của học sinh tiểu học rất quan trọng và liên quan đến tâm lí.
Nếu các em thấy vui thì hiệu quả học rất cao ngược lại nêu các em thấy buồn


×