Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

CON NGƯỜI và bản CHẤT CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN và ý nghĩa của nó đối với CUỘC SỐNG và học tập của SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.07 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Phạm Việt Hoàng – 1951160225 – 010100510508
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Dinh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Con người và bản chất con người trong triết học Mác – Lênin ......................... 2
1.1. Khái niệm con người .................................................................................. 2
1.2. Con người vừa là sản phẩm lịch sử vừa là chủ thể lịch sử ......................... 3
1.3. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội .............................. 4
2. Ý nghĩa đối với cuộc sống và học tập của sinh viên hiện nay ........................... 6
2.1. Ý nghĩa đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay ..................................... 6
2.2. Ý nghĩa đối với học tập của sinh viên hiện nay.......................................... 8
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 12



MỞ ĐẦU

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người. Trước Các Mác,
vấn đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Khi hình
thành quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng
định vai trò cải tạo thế giới, làm nên lịch sử của con người. Với sự phát triển sự
phát triển toàn diện, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển lực
lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, khả năng chiếm lĩnh và
sử dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra ngày càng
nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời thúc đẩy con người tự
hồn thiện chính bản thân họ.Đã có rất nhiều ngành, môn khoa học nghiên cứu
về vấn đề con người. Đây được coi là vấn đề thiết thực nhất địi hỏi sự phát triển
tồn diện nhất trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chúng
ta chỉ đề cập tới một khía cạnh đó là: “Vấn đề con người và bản chất con
người trong triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và
học tập của sinh viên hiện nay”. Bằng phương pháp nghiên cứu, phân tích, so
sánh, trừu tượng hóa, khái qt hóa, quy nạp,… đó là cơng cụ giúp tơi hồn thiện
bài tiểu luận này. Tuy đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu để mang lại cái
nhìn thiết thực nhất về con người và bản chất con người trong triết học Mác –
Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và học tập của sinh viên hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu là một đề tài lớn và phức tạp, cùng với những hạn
chế về mặt thời gian và tài liệu nên bài tiểu luận này khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Do vậy, tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

1



NỘI DUNG
1. Con người và bản chất con người trong triết học Mác – Lênin
1.1. Khái niệm con người
“Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của
giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các
thành tựu của văn mình và văn hóa. Về phương diện sinh học con người là một
thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội”. Con
người phải tìm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như
thức ăn, nước uống, hang động để ở. Đó là q trình con người đấu tranh với
thiên nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã
thay đổi từ vượn thành người. Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người đã
trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh học trong đời
sống con người. Như vậy con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện
trong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối
quan hệ của nó với tự nhiên. Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, q
trình tâm – sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học
của cá nhân con người.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất
quyết định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người
với thế giới loài vật là mặt xã hội. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác
nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng cơng
cụ lao động, là “một động vật có tính xã hội”, hay con người là động vật có tư
duy… Những quan niệm này đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào
đó trong bản chất con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc bản chất xã hội ấy.

2


“Con người cịn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội” có sự thống
nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Tiền đề vật chất đầu

tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự
nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con
người, loài người. Do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự
nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con
người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong
mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.
1.2. Con người vừa là sản phẩm lịch sử vừa là chủ thể lịch sử
Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ
thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt dộng thực tiễn của
mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển
cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con người
mới bộc lộ toàn bộ bản chất của mình.
“Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội
tối cao của con người. Con người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng
lịch sử con người khác với lịch sử động vật. Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con
người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo
công cụ lao động, hoạt động sản xuất. Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con
người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn
xã hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình”.
Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội, để tồn
tại và phát triển con ngươi phải lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi
sống xã hội. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.

3


Đó là kết quả của q trình lao động và sáng tạo của con người. Sản xuất ra của
cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người: là q trình lao động sáng tạo
có mục đích, đảm bảo sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy trình độ phát triển của xã

hội. Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội: Đời sống của con
người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo
của văn học nghệ thuật. Con người chính là tác giả của các cơng trình khoa học,
tác phẩm văn học, nghệ thuật. Ngoài ra, con người là động lực của các cuộc cách
mạng xã hội. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con
người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều
do con người tạo ra.
1.3. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
“Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định
con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. Bản chất con người ln
được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực”. Con người vượt lên
thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ
với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy
đén cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là
quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong
chừng mực liên quan đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên
một mệnh đề nổi tiếng Luận cương về Phơbách: “Bản chất con người không phải
một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Luận đề trên khẳng
định rằng, khơng có con người trừu tượng, thốt ly mọi điều kiện, hồn cảnh lịch
sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử
4


cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điêu kiện lịch sử đó, bằng hoạt
động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để
tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong tồn bộ các mối quan
hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế;
quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ tồn bộ bản chất xã

hội của mình.
Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con
người. Bởi vậy con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của
giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể
của lịch sử – xã hội. với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực
tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận
động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có
sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thơng qua hoạt động thực tiễn của mình
để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo
mục đích của mình. Trong q trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra
lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng
tạo ra lịch sử của chính bản thân con người, vừa là phương thức để làm biến đổi
đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con
người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ
thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Khơng có
hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, khơng
có sự tồn tại của tồn bộ lịch sử xã hội lồi người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm
cho hồn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hồn cảnh đó chính là
tồn bộ mơi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh
hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa
5


định hướng giáo dục. Thơng qua đó con người tiếp cận hồn cảnh một cách tích
cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau.
2. Ý nghĩa đối với cuộc sống và học tập của sinh viên hiện nay
2.1. Ý nghĩa đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay
Cuộc sống hiện đại, đôi khi chúng ta bị cuốn theo vòng xoay của vật chất và
thành tích mà vơ tình qn đi những giá trị thực đang hiện hữu. Sinh viên những người chủ tương lai của đất nước, đơi lần cũng bị thành tích tha hóa vì xã

hội chỉ thích nhìn nhận thực lực họ qua con số trên bảng điểm khi còn trên giảng
đường. Vì vậy, việc nghiên cứu con người nói chung cũng như với sinh viên nói
riêng, là nguồn động lực mới giúp sinh viên thốt khỏi lối mịn tư duy, định kiến
của xã hội trở nên bản lĩnh hơn trong cuộc sống.
Dẫu biết rằng học là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi sinh viên, nhưng đó
cũng khơng nên là điều duy nhất. Chúng ta không thể bỏ qua việc phát triển các
kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức khỏe thể chất,
cũng như mang đến những kinh nghiệm bổ ích và quý giá cho cuộc sống sau
này. Mỗi cá nhân cần phát triển và sống hạnh phúc, thoải mái hơn. Dành chút
thời gian để thư giãn và làm một thứ gì đó ngồi việc học giúp bạn giảm bớt
căng thẳng và có một cái nhìn khác hơn trong vấn đề học tập. Trao đổi, trò
chuyện với những có cùng mối quan tâm sẽ giúp bạn cảm thấy không bị tách
biệt. Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên, nói chuyện một cách thân mật cũng làm
tăng khả năng biểu lộ cảm xúc, quen dần với các tín hiệu xã hội và cải thiện khả
năng nhận thức và kiểm soát hành vi. Cần xây dựng các kỹ năng cần thiết cũng
như học hỏi được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích sau khi ra trường, kể cả trong q
trình tìm việc làm và những biểu hiện trong cơng việc của mình. Việc tham gia
vào các hoạt động như thảo luận, vận động, tình nguyện hay thậm chí là tự mình
6


điều hành một câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa riêng, sẽ giúp sinh viên phát triển
các kỹ năng như thương thuyết, giao tiếp, xử lý các mâu thuẫn và kể cả kỹ năng
lãnh đạo. Tham gia các hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp tương lai cũng
giúp làm tăng khả năng cạnh tranh và tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà
tuyển dụng.
Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa
trẻ sinh ra và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của
gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, chúng ta phải rèn luyện cho mình thật sự
ngoan ngỗn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. “Kính trên nhường dưới”

là tiêu chuẩn đặc biệt cần chú trọng trong quan hệ gia đình. Mặt khác, ta cũng
cần phải biết chia sẻ và u thương. Sẽ khơng bao giờ thiệt thịi nếu ta cho đi u
thương của chính mình.
Với cơng việc chúng ta không làm qua loa, đừng làm chỉ để làm mà hãy
làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Đừng nghĩ mình phải bỏ ra q
nhiều mồ hơi cơng sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được
đền đáp xứng đáng. Bạn đừng qn rằng, bất cứ cơng việc gì cũng cần phải có
trách nhiệm mới làm tốt được. Người xưa nói “uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó
là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn
thương nhau. Nếu chúng ta không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói,
thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói
của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói, các bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời
nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình.
Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ trong đời
sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như qn đi vì nó q quen
thuộc. Trách nhiệm là từ song hành cùng mỗi con người chúng ta. Nếu khơng
sống cùng trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ khơng bao giờ có
7


được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau, tồn tại và phát triển bằng những mối
quan hệ và ràng buộc, đó chính là trách nhiệm.
2.2. Ý nghĩa đối với học tập của sinh viên hiện nay
Bên cạnh đó, vấn đề con người và bản chất con người trong triết học Mác Lênin cũng góp phần khơng ít trong học tập của sinh viên ngày nay. Mối quan hệ
giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người được hiểu theo những cách
khác nhau ở những thời kỳ khác nhau trong lịch sử nhận thức khoa học. Suốt từ
thời này sang thời khác, những cuộc tranh luận gay cấn về vấn đề này liên tục
diễn ra. Từ những thành tựu khoa học công nghệ của các bậc tiền nhân để lại,
sinh viên học tập, ngày càng cải thiện kiến thức cho bản thân, giúp một phần nhỏ
trong việc xây dựng đất nước.

Newton có một câu nói nổi tiếng “Điều chúng ta biết là một giọt nước. Điều
chúng ta không biết là cả một đại dương”. Là một sinh viên chúng tôi tin chắc
rằng các bạn ai cũng biết điều đó. Làm cách nào để đại dương ấy thuộc về bạn?
Qua các nghiên cứu chúng ta hiểu sâu hơn về những điều còn bỏ ngỏ ở giảng
đường hay những bài học tưởng chừng như cằn cỗi trong sách vở hóa ra lại sinh
động ở trong đời sống thực tế. Tất cả những cảm giác của việc tìm hiểu, nghiên
cứu sẽ mang đến những khám phá mới về những điều chúng ta quan tâm, u
thích. Từ đó bổ sung được những kiến thức mà không được học ở môi trường đại
học, lấp đầy những kiến thức kinh tế cũng như kiến thức về đời sống xã hội mà
bản thân không hề thấy mệt mỏi hay nhàm chán.
“Học đại học nhàn lắm” – câu nói mà chúng ta được nghe từ các đàn anh
chị. Chúng ta tin rằng vào đại học sẽ thốt khỏi những ngày tháng vật lộn với
kì thi đại học, xả hơi vì ngày tháng cấp 3 vất vả của mình. Đó là mơ hình lí

8


tưởng của nhiều sinh viên, với mục tiêu “không bị cấm thi, không rớt môn…”.
Nhưng nếu mục tiêu của bạn khơng chỉ tốt nghiệp đại học, mà có cơng việc mình
mơ ước trong tương lai thì sao? Hãy bỏ ngay những suy nghĩ đó nếu muốn tương
lai có thể trở nên tốt hơn. Chọn cho mình ý nghĩa cho việc học, cho cuộc sống
sinh viên để lao ra ngoài năng động hơn, nhiệt huyết hơn. Và đừng bao giờ coi
việc học là nghĩa vụ đối với ba mẹ, hãy coi nó là trách nhiệm với bản thân.
Bình thường “chém gió như bão” nhưng khi giảng viên yêu cầu phát biểu ý
kiến thì im bặt, cười lấy lệ. Những lớp học khơng bao giờ có câu hỏi chỉ tạo cho
sinh viên thói quen nói nhiều hơn hỏi. Để rồi đọc những tin từ báo lá cải mà
không dám hỏi “Nếu những thơng tin mình vừa đọc sai thì sao?”. Họ sẵn sàng
khen ai đó “Bạn giỏi q” nhưng khơng dám nói với bản thân “Mình dở quá”.
Họ chỉ chịu đọc những gì bị ép, cịn ngồi ra khơng gì cả. Họ nghĩ lịch sử chán
ngắt cịn triết học thì mơ hồ q. Họ thích ngủ hơn là khám phá điều gì đó thú vị

và sẵn sàng nhìn thế giới qua lăng kính của người khác. “Hãy tị mị về mọi thứ,
hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi
người khác chơi bời. Và bạn sẽ có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước!” – William Arthur Ward.
“Học không phải ngày 1, ngày 2 mà học là 2-3 ngày cuối” là câu nói quen
thuộc của sinh viên. “Học không phải ngày 1, ngày 2, học là 2-3 ngày cuối” là
câu nói quen thuộc của sinh viên. Những thói quen xấu tạo cho sinh quen những
suy nghĩ sai lệch. Cần viết ra cho mình những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và hành
động thay vì chọn ý nghĩa “học vì điểm số, bằng cấp” và mơ hồ khơng rõ tương
lai mình sẽ như thế nào.
Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực và ý chí
phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và nhận được cơ hội để phát triển. Hãy
9


hỏi mình rằng hơm nay mình đã làm được gì để khác với mình hơm qua, khác
với những người xung quanh, để nhận được những thứ khác mà người khác mơ
ước. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Tự tin thể hiện những suy nghĩ của
mình dù người khác nói này nọ, có thể nghĩ nó chưa hồn tồn đúng và mình sẽ
bị cười. Nếu nói có thể sai, nhưng nếu khơng nói thì bạn chắc chắn khơng bao
giờ đúng. Đừng vì sợ hãi vơ căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá.
Học kỳ đầu tiên năm nhất có thể rất thất vọng khi nhận điểm kém. Vài kì
học nữa, có thể trượt một số mơn – có buồn và thất vọng nhưng họ khơng cịn
thấy cắn rứt. Dần dần, nhận thấy đó là chuyện thường tình và tìm lí do để đổ lỗi
cho thầy cơ, cho chế độ giáo dục. Cứ như thế bắt đầu quen với sự tầm thường
khủng khiếp nhất: sống với sự hèn nhát và thiếu nghiêm khắc. Bước vào cuộc
sống sinh viên, ai cũng nghĩ mình sẽ cố gắng, hình dung về con người mới với
những thói quen mới. Nhưng chính sự dễ dãi với bản thân làm họ đánh mất rất
nhiều thứ. Quen dần với những thói xấu: trễ hẹn, thất hứa, trì hỗn và thu
nạp những điều xấu, biến chúng thành những thói quen “ăn ở”. Đừng cho phép
bản thân sống dễ dãi, để tương lai của bạn cũng sẽ bị cuốn theo những thứ tầm

thường đó…
Để bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, sinh viên có thể tham gia vào
một nhóm hay một câu lạc bộ có liên quan đến lợi ích học tập. Điều này giúp
sinh viên nâng cao trình độ cũng như làm quen với những người bạn mới có
cùng lĩnh vực nghiên cứu. Tham gia những nhóm học như thế này, khơng đơn
giản chỉ là ngồi lại với nhau rồi cùng làm việc, mà đây còn là cơ hội để mang
những vấn đề trong học thuật vào thực tiễn cuộc sống.

10


KẾT LUẬN
Từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người và khơng ngừng nghiên
cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối với sự hiểu biết
và lợi ích cho con người. Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại
có nhiều mâu thuẫn trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh
khơng biết khi nào dừng.
Sự phát triển và tồn tại của thế giới hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào vai trò
của con người. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển ấm no hạnh phúc hơn thì cũng
có rất nhiều hệ lụy kèm theo cùng với sự phát triển đó như ơ nhiễm mơi trường
nhiều lồi động vật bị tuyệt chủng, sự ấm lên của trái đất đang dẫn loài người tới
nguy cơ diệt vong ngày càng gần. Tuy nhiên vấn đề đó vẫn chưa được coi trọng
một cách nghiêm túc khi nhiều người nhiều nước vẫn chạy theo cái lợi trước mắt
mà quên đi cái bền vững lâu dài của tất cả mọi người.
Cuộc sống của bạn thế nào là do bạn lựa chọn, dù kết quả có thế nào thì chí
ít, bạn đã được sống là chính con người mình, làm được điều mà mình mong
muốn. Thế nhưng, là chủ nhân của cuộc sống, cũng đồng nghĩa với việc, con
người cũng cần có trách nhiệm với nó. Sống là một chuyện, nhưng sống thế nào
lại là một điều quan trọng hơn. Bạn có thể khơng được lựa chọn cho mình cuộc
sống mà mình mong muốn nhưng bạn có thể quyết định về cách bạn bạn sẽ sống.

Can đảm đối diện với tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc sống này, học
cách chấp nhận nó vì đây là một điều tất yếu mà mỗi con người đều không thể
tránh khỏi, quan trọng hơn là sau mỗi lần vấp ngã ấy. Khi ấy, cuộc sống của bạn
sẽ thực sự có giá trị, hơn là sống một cách vô nghĩa, vô ích, sống hưởng thụ mà
khơng nghĩ gì về tương lai trước mắt.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình triết học Mác – Lênin”, Nxb Hà
Nội 8 – 2019, tr 176.
[2]. Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình triết học Mác – Lênin”, Nxb Hà
Nội 8 – 2019, tr 177.
[3]. Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình triết học Mác – Lênin”, Nxb Hà
Nội 8 – 2019, tr 178.
[4]. Bộ giáo dục và đào tạo, “Giáo trình triết học Mác – Lênin”, Nxb Hà
Nội 8 – 2019, tr 180.
[5]. TS. Đặng Thị Phương Phi- PHT. DLA, Góc sinh viên trường Đại học
KT – CN Long An, < />5g-vJhPCr_U8yI> [Truy cập ngày 07/06/2020]
[6]. Trịnh Minh Ngọc, Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người,
< />ngày 06/06/2020]

12

[Truy

cập




×