Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế cho hộ gia đình tại tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ ANH ĐÀO

VÕ THỊ ANH ĐÀO

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH TIỀN GIANG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH
TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
KHOÁ 24

Nghệ An, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ ANH ĐÀO

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ CHO HỘ GIA
ĐÌNH TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 8.38.01.06



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Liễu

Nghệ An, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cám ơn TS. Phạm Thị Thúy Liễu, người đã
tận tình hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Cám ơn q thầy, cô giảng dạy và quản lý ở Khoa Sau đại học, Trường Đại
học Vinh. Đồng thời, cám ơn sự động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của tập thể lớp K24
cùng Lãnh đạo và các đồng nghiệp cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho tơi hồn thành số liệu và một số ý kiến trong q trình hồn
thiện luận văn này.
Sau cùng, chân thành cám ơn sự động viên, ủng hộ nhiệt tình của gia đình
tơi. Đặc biệt là chồng và con gái những người đã khích lệ tinh thần từ lúc tơi bắt
đầu theo học cho đến khi hoàn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “Thực hiện pháp luật Bảo hiểm y tế cho hộ
gia đình tại tỉnh Tiền Giang” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Long An, năm 2018

Tác giả

Võ Thị Anh Đào


MỤC LỤC
Lời cam đoan, cảm ơn
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Những khái niệm cơ bản về thực hiện pháp luật BHYT hộ gia đình……...7
1.2. Nội dung thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình ……………........18
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia
đình ……………………………………………………………………………….33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y
TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Khái quát chung về tổ chức hệ thống bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang…40
2.2. Thực tiễn thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Tiền Giang ……...46
2.3. Đánh giá chung về thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT hộ gia đình tại
tỉnh Tiền Giang …………………………………………………………………..59
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN BẢO
HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH TIỀN GIANG
3.1. Quan điểm đảm bảo thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình ………………..69
3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang ……………………………………………………………..77
KẾT LUẬN ………………….…………………………………………………...90
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

An sinh xã hội

ASXH

Bảo hiểm xã hội

BHXH

Bảo hiểm y tế

BHYT

Hội đồng nhân dân

HĐND

Khám, chữa bệnh

KCB

Tổ chức Lao động quốc tế

ILO

Uỷ ban nhân dân

UBND



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Mức thanh toán trực tiếp cho người bệnh có thẻ BHYT theo
Thơng tư 41/TTLT-BYT-BTC
Bảng 2 Mức đóng BHYT theo tỷ lệ giảm dần cho hộ gia đình
Bảng 3 Dân số trung bình phân theo huyện của các năm 2013 – 2017
Bảng 4 Tình hình thu BHYT từ năm 2013 – 2017
Bảng 5 Chi phí KCB BHYT năm 2017 của các nhóm đối tượng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội của
Đảng và Nhà nước ta, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Đây là loại hình bảo hiểm
mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc giữa người khỏe với
người bệnh, giữa người giàu với người nghèo; người trong độ tuổi lao động với
người ngoài độ tuổi lao động (người già và trẻ em), nhằm giảm bớt gánh nặng tài
chính của mỗi người khi bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế,
góp phần thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe cho nhân dân, khơng vì mục đích lợi nhuận.
Chính sách BHYT ở nước ta được triển khai thực hiện từ năm 1992 bằng
Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 và Nghị
định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ. Ngày 14/01/2008, Quốc hội
khóa XII đã thơng qua Luật BHYT, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2009; đây là
văn bản pháp lý cao nhất, đánh dấu bước phát triển và hồn thiện chính sách pháp
luật về BHYT sau nhiều năm xây dựng và phát triển. Mục tiêu của Luật là hướng
tới bảo đảm mọi người dân đều được khám chữa bệnh (KCB) một cách công bằng
và hiệu quả. Theo Luật BHYT từ ngày 01/01/2014 tất cả cơng dân Việt Nam đều

có trách nhiệm phải tham gia BHYT.
Chính sách BHYT ln được Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện,
ngày 07/9/2009 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 38-CT/TW về “Đẩy
mạnh cơng tác BHYT trong tình hình mới”, chỉ thị đã yêu cầu các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân quán triệt thực tốt việc
nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, ý nghĩa của bảo hiểm y tế; thực hiện đồng bộ,
có hiệu quả các chính sách về bảo hiểm y tế; đổi mới công tác thông tin, truyền

1


thông và tuyên truyền về bảo hiểm y tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước về
bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm y tế; tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh
bảo hiểm y tế [1].
Ngoài sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHYT thì trong
những năm qua việc nghiên cứu thực hiện chính sách pháp luật BHYT ở nước ta đã
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các đề tài, luận văn, bài báo khoa học, cụ thể
như:
- Bộ Y tế, Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, giai đoạn
2012 – 2015 và 2020; Bộ Y tế, Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo
hiểm y tế toàn dân, năm 2011; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Các giải pháp cơ bản để
tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Đình Thành; Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Những giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế ở Việt
Nam, chủ nhiệm đề tài TS. Bùi Hữu Phước.
- Nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ, có nhiều luận án đề cập đến vấn đề này, tiêu
biểu là luận án “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật an sinh xã hội ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Hiền Phương, năm
2008; luận án “Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế ở Việt
Nam” của nghiên cứu sinh Trần Quang Lâm, năm 2016.
- Nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ, có luận văn “Pháp luật về bảo hiểm y tế, thực

trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, năm 2004; luận văn
“Bảo hiểm y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác
giả Trần Quang Lâm, năm 2006; luận văn “Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Vũ Xuân Hiển, năm 2007; luận văn “Thực trạng thi hành pháp luật
BHYT tự nguyện ở Việt Nam” của tác giả Doanh Thị Ngọc Tú, năm 2014; luận văn
“Thực hiện pháp luật về BHYT ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Mạnh
Trường, năm 2016.

2


Ngồi ra, cịn có một số tác giả đã viết bài đăng trên các tạp chí như: Nguyễn
Huy Ban, Tình hình thực hiện chính sách BHYT và lộ trình tiến tới BHYT tồn dân,
tạp chí BHXH số 7, năm 2004; Lê Bạch Hồng – Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam (2009), Vai trị của chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y
tế đối với an sinh xã hội của đất nước, Tạp chí Bảo hiểm xã hội năm thứ 11; Đào
Văn Dũng “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta: Thành tựu, thách thức
và giải pháp”, Tạp chí Tuyên giáo số 8, năm 2009; Nguyễn Hiền Phương “Bảo
hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam” đăng trên tạp chí Luật học, số 10
năm 2006 và bài viết “Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế
ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Bảo hiểm xã hội số 4 năm 2008 ….
Ở các cấp độ nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu và bài viết về BHYT khá
nhiều, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về BHYT hộ gia đình. Từ
khi Luật BHYT ban hành, số người tham gia BHYT tại Tiền Giang tăng nhanh
nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng được hỗ trợ hồn tồn mức đóng
BHYT như: người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các nhóm đối tượng thuộc diện
chính sách xã hội. Nhóm có trách nhiệm tham gia tuy có tăng nhưng vẫn chưa đạt
theo yêu cầu, người dân tham gia BHYT phần lớn là những người thực sự có nhu
cầu khám chữa bệnh đặc biệt là các bệnh cần điều trị lâu dài, bệnh có chi phí điều
trị cao. Thủ tục khám chữa bệnh cịn phức tạp; quyền lợi BHYT đơi lúc chưa đảm

bảo; chất lượng khám chữa bệnh có nơi, có lúc chưa đáp ứng nhu cầu của người
bệnh BHYT. Những hạn chế này đã làm trở ngại cho việc tham gia BHYT của
người dân.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua có bước phát triển, đời
sống của người dân khơng ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, mức đóng BHYT tăng
lên theo mức lương cơ sở làm một số nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khó

3


khăn như người cận nghèo, nơng dân có mức sống trung bình ... gặp nhiều khó
khăn khi tham gia BHYT.
Từ những vấn đề trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện pháp luật
Bảo hiểm y tế cho hộ gia đình tại tỉnh Tiền Giang” làm luận văn thạc sĩ luật học
của mình. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực
tiễn. Những yếu tố liên quan đến việc thực hiện BHYT hộ gia đình là: Điều kiện
kinh tế - xã hội, sự hồn thiện và tính đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp
luật, cách thức tổ chức thực hiện, sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân
của hệ thống khám chữa bệnh, nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về
quyền lợi, vai trò và trách nhiệm thực thi luật BHYT. Để khắc phục những
tồn tại, những hạn chế của các vấn đề trên đây địi hỏi phải có giải pháp đồng bộ
và cụ thể, cách thức triển khai mạnh mẽ, phù hợp với từng thời điểm, điều kiện
kinh tế - xã hội với sự tham gia của cả hệ thống chính trị mới đảm bảo thực hiện
pháp luật BHYT hộ gia đình với mục tiêu tiến tới BHYT tồn dân.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu với mục đích làm rõ các khái niệm cơ bản thuộc cơ sở
lý luận của thực hiện pháp luật BHYT, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về
thực hiện pháp luật BHYT, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách
BHYT cho hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua, qua đó đề xuất
các giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách BHYT đồng thời đẩy nhanh

q trình tiến tới BHYT tồn dân và đảm bảo thực hiện pháp luật BHYT trên địa bàn
Tiền Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: BHYT là một lĩnh vực quan trọng có ảnh
hưởng sâu sắc đến vấn đề an sinh xã hội, đến chất lượng đời sống của nhân dân, đề

4


tài luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật BHYT cho hộ gia đình trên
địa bàn Tiền Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện pháp luật
BHYT cho hộ gia đình trên địa bàn Tiền Giang.
- Về thời gian: Nghiên cứu đề tài đẩy mạnh công tác thực hiện pháp luật
BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 – 2017.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật về BHYT; phân
tích ưu, nhược điểm của một số quy định cụ thể.
- Phân tích, đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong thực hiện pháp luật về
BHYT cho hộ gia đình tại tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất những giải pháp và những kiến nghị có thể được vận dụng vào
thực tế để thực hiện tốt công tác BHYT. Đồng thời giúp các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, các ngành chức năng làm căn cứ trong việc hoạch định chính sách đẩy
nhanh lộ trình tiến tới BHYT tồn dân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật BHYT hộ
gia đình như: Khái niệm thực hiện pháp luật, khái niệm về bảo hiểm y tế và bảo
hiểm y tế hộ gia đình, khái niệm thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Hai là, Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình
ở tỉnh Tiền Giang như: Tình hình thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2013 – 2017,
tình hình chi KCB BHYT hộ gia đình, tình hình thực hiện KCB của cơ sở KCB,
tình trạng tham gia BHYT của người dân và việc thực hiện để bảo đảm quyền lợi
KCB BHYT cho người tham gia BHYT của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH).

5


Ba là, trên cơ sở thực hiện pháp luật, xác định các yêu cầu và đưa ra phương
hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện pháp luật BHYT cho hộ gia đình
tại tỉnh Tiền Giang.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – LêNin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp cận trên quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng,
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, khoa học pháp lý, lý luận về quyền con
người trong lĩnh vực an sinh xã hội, cũng như các phương pháp tiếp cận khách quan,
khoa học khác để từ đó rút ra những kết luận làm sáng tỏ mục đích của đề tài, phục vụ
cho lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập thông
tin số liệu; phương pháp hệ thống; phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh ...
Ngồi ra cịn kế thừa và phân tích các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong
nước, các bài viết trên báo, tạp chí chun ngành có liên quan đến đề tài nghiên
cứu, các báo cáo, thống kê số liệu của Cục thống kê, Sở Y tế, BHXH Tiền Giang...
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật BHYT hộ gia đình.
Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về BHYT hộ gia đình tại tỉnh Tiền
Giang.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật BHYT hộ
gia đình tại tỉnh Tiền Giang.

6


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y
TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Những khái niệm cơ bản về thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình
1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể
phát huy được vai trị và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự và tạo điều
kiện cho xã hội phát triển khi nó được tơn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Vì
vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện
[33, tr.465].
Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động khơng thể
thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trị hiện thực hóa các
quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự
thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể.
Thơng qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của Nhà nước khi ban hành
pháp luật được hiện thực hóa, nhờ đó Nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội,
có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Do tầm
quan trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ
bản của khoa học pháp lý, được đề cập đến trong giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật [19, tr.11].
Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà
Nội: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp
của các chủ thể pháp luật”[33, tr.494]. Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp

luật của Khoa Luật, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn: “Thực hiện pháp luật

7


là hiện tượng, q trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở
thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [34, tr.369]
Nhà nước ban hành ra pháp luật chỉ để điều chỉnh hành vi hay xử sự đó của
các chủ thể có khả năng nhận thức, tức là các chủ thể có thể nhận thức được hành
vi của mình và hậu quả hành vi đó đối với xã hội, đồng thời điều khiển được hành
vi của mình, mà khơng điều chỉnh xử sự của các chủ thể khơng có khả năng nhận
thức. Bằng việc quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào những
quan hệ pháp luật nhất định, pháp luật tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp
cho họ biết mình được làm gì, khơng được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào
khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trên cơ sở nhận thức đó, các chủ
thể sẽ lựa chọn và thực hiện các hành vi thực tế của mình. Bằng việc quy định các
biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hay các hình thức khen thưởng đối với
những chủ thể thực hiện tốt pháp luật và các biện pháp trừng phạt đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật, pháp luật sẽ tác động lên nhận thức của các chủ thể, giúp
cho họ có thể lựa chọn và thực hiện cách xử sự có thể được thưởng, đồng thời tránh
hoặc không thực hiện những hành vi có thể bị phạt. Do đó, đối với các chủ thể
khơng có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hồn tồn vơ tác dụng,
khơng có giá trị.
Các hành vi hợp pháp được thực hiện bởi các chủ thể có khả năng nhận thức
có thể vì nhiều lý do, có thể là vì chủ thể ý thức được đó là yêu cầu của pháp luật
nên tự giác thực hiện, có thể là do bắt chước, có thể là do bị bắt buộc, có thể là do
sợ bị trừng phạt… Các hành vi hợp pháp của các chủ thể cũng có thể được thực
hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau, có thể nhằm thảo mãn một nhu cầu vật chất
hoặc tinh thần của mình, có thể nhằm nâng cao trình độ học vấn, có thể nhằm kiếm
được việc làm tốt… Nhìn chung, trong quá trình soạn thảo và ban hành các quy

định pháp luật, các nhà làm luật chủ yếu quan tâm đến việc tìm kiếm những cách

8


xử sự có lợi cho xã hội, cách xử sự cần phải có nhằm thiết lập trật tự xã hội trong
những lĩnh vực nhất định để yêu cầu hoặc đòi hỏi các chủ thể trong xã hội xử sự
theo; đồng thời tìm ra những cách xử sự có hại cho xã hội để ngăn cấm thực hiện.
Mục đích cuối cùng của cơng cuộc tìm kiếm này là có thể điều chỉnh các quan hệ
xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội theo chiều hướng mà Nhà nước mong
muốn. Cịn lý do và mục đích thực hiện pháp luật của các chủ thể cụ thể có lẽ họ
không quan tâm nhiều. Như vậy, thực hiện pháp luật là một q trình hoạt động có
mục đích nhằm hiện thực hóa nội dung nguyên tắc, các quy định của pháp luật
thông qua hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy thực hiện pháp luật có một số đặc điểm
sau đây:
Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của
con người.
Như trên đã nói, Nhà nước đặt ra pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội
theo chiều hướng mà mong muốn. Tất cả các quan hệ xã hội đều được thể hiện
thông qua cách xử sự của con người, vì thế bằng cách quy định quyền và nghĩa vụ
pháp lý hco các chủ thể tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định, Nhà nước có
thể tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng theo chiều hướng mà mình
mong muốn. Pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người mà không
thể điều chỉnh suy nghĩ của họ, bởi vì, khơng ai có thể đọc được hay dự đốn đước
chính xác ý nghĩ của người khác khi nó đang tồn tại trong đầu họ, tức là khi nó
chưa được thể hiện ra bên ngoài thành những hành vi hay xử sự cụ thể để mà điều
chỉnh. C.Mác đã từng khẳng định: Ngoài hành vi của mình ra tơi khơng tồn tại đối
với pháp luật bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tơi địi quyền tồn tại, quyền
hiện thực, và như vậy là do nó mà tơi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành”.

Vì lý do này mà chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một

9


chủ thể nào đó rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp luật mà ta có thể xác
định được là họ có thực hiện pháp luật hay không.
Hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể có thể được thể hiện dưới dạng
hành động, tức là thể hiện qua những lời nói, cử chỉ, động tác nhất định, song cũng
có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không thực hiện những cử
chỉ, động tác, lời nói nhất định.
Thứ hai, thực hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp tức là hành vi hồn
tồn phù hợp với u cầu, địi hỏi của pháp luật.
Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật là sự hiện thực hoá các quy
định của pháp luật hay làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước đối với các chủ
thể được nêu trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực. Nói cách khác,
thực hiện pháp luật là biến các quy định của pháp luật từ trong văn bản thành cách
xử sự thực tế của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy những
hành vi trái pháp luật không thể được coi là thực hiện pháp luật.
Thứ ba, thực hiện pháp luật phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành
vi pháp luật, tức là chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và
thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả
năng nhận thức, với các chủ thể khơng có khả năng nhận thức thì các quy định của
pháp luật hồn tồn vơ dụng. Song khơng phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận
thức đều có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật, một chủ thể cụ thể chỉ có
thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định.
Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ thể khác nhau. Chủ thể là tổ chức
thì có năng lực hành vi pháp luật từ khi nó được thành lập hoặc được cơng nhận.
Chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực hành vi pháp luật khi họ có khả năng nhận thức

và đạt đến một độ tuổi nhất định. Độ tuổi đó là khác nhau trong mỗi trường hợp cụ

10


thể tuỳ theo quy định của pháp luật. Trong nhiều quan hệ pháp luật, cá nhân sẽ
được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi họ đủ 6 tuổi trở lên và trí tuệ phát
triển bình thường. Bởi vì, những người này đã có khả năng xác lập và thực hiện
một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
Nhìn chung, yêu cầu của Nhà nước đối với các chủ thể được thể hiện trong
các quy định của pháp luật khá đa dạng nên cách thức thực hiện các quy định đó
cũng khác nhau, có thể là bằng hành động tích cực của chủ thể, song cũng có thể là
bằng khơng hành động. Vì vậy, trong các giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật
căn cứ vào các quy phạm pháp luật mà chia thực hiện pháp luật thành bốn hình
thức là tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp
luật:
a. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật
Tuân theo pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể
kiềm chế, giữ mình để khơng thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Ví dụ,
chủ thể khơng vượt đèn đỏ hoặc đi ngược chiều khi tham gia giao thơng. Đây là
hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật cấm đốn trong thực tế và là hình thức
thực hiện pháp luật bằng không hành động.
b. Thi hành (chấp hành) pháp luật
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực, tức là thực hiện
những hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế, nghĩa vụ lao động công ích… Đây là hình thức thực hiện các quy
phạm pháp luật bắt buộc trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng
hành động.
c. Sử dụng (vận dụng) pháp luật


11


Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện những hành vi mà pháp luật cho
phép. Ví dụ, việc thực hiện quyền học tập bằng cách đăng ký dự thi và làm thủ tục
nhập học tại các cơ sở đào tạo của người học, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân
của chủ thể sản xuất kinh doanh… Đây là hình thức thực hiện các quy phạm cho
phép, vì vậy, chủ thể có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền của mình.
d. Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước (thơng
qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật)
tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật. Ví dụ, Trường
Đại học Luật Hà Nội áp dụng pháp luật trong việc tổ chức tuyển sinh và đào tạo cá
nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật học, Ủy ban nhân dân áp dụng pháp luật khi xem xét để
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một người nào đó … Như vậy, áp dụng
pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có
thẩm quyền theo quy định của Nhà nước.
Nói chung, việc phân chia các hình thức thực hiện pháp luật như trên chỉ có
tính chất tương đối, phục vụ cho việc nghiên cứu nên chỉ có ý nghĩa chủ yếu về mặt
lý luận, còn trong thực tế, các thuật ngữ “tuân theo”, “thi hành”, “sử dụng”, “áp
dụng pháp luật” nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau, đều được dùng để biểu
thị một nội dung là pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh bởi tất
cả các chủ thể trong xã hội [19, tr.15-22].
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế
Con người ai cũng muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Nhưng trong đời người, những rủi ro bất ngờ về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật
ln có thể xảy ra. Bệnh tật đã dồn con người vào những thảm cảnh đáng lo ngại.
Các chi phí khám và chữa bệnh này khơng được xác định trước, mang tính đột


12


xuất, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, cá
nhân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Đồng thời, với bệnh tật cũng
kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh khơng có sức khoẻ để làm việc. Từ
đó đã đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao
động, sau đó đến các thành viên, những người ăn theo trong gia đình người bệnh và
sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.
Để khắc phục những khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi ro bất
ngờ về sức khỏe xảy ra, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tự tích
luỹ, bán tài sản, kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay… Tuy nhiên, những biện
pháp đó không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài về thời gian và lặp đi
lặp lại. Khi đó, người ta phải cần đến bảo hiểm y tế. Vì thế, cuối thế kỷ XIX,
BHYT ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia đình khi gặp rủi ro về sức
khoẻ. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế
xã hội của từng nước) những chi phí KCB "khổng lồ", giúp cho người bệnh vượt
qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống
gia đình, từ đó ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an toàn xã hội [31, tr.80].
Định nghĩa về BHYT cũng được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiếp cận
với tư cách là một bộ phận cấu thành của pháp luật về an sinh xã hội (ASXH) có
mục đích chung là bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong xã hội và là một
trong 9 nội dung thuộc hệ thống ASXH được quy định tại Công ước 102 ngày
28/6/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các quy chuẩn tối thiểu về
ASXH: “ Là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua hàng
loạt các biện pháp cơng cộng nhằm chống lại tình cảnh khốn khó về kinh tế và xã
hội gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau,
thương tật trong lao động, tàn tật, tuổi già, tử vong, sự cung cấp về chăm sóc y tế
và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ giúp cho các gia đình đơng con” [29].


13


Ở Việt Nam, khái niệm BHYT vẫn có tính độc lập tương đối so với khái
niệm BHXH, đặc biệt là ở góc độ luật định, tính độc lập càng thể hiện rõ và được
đề cập trong Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội
ban hành như sau: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực
hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này [23].
Thông thường chế độ BHYT tồn tại hai loại hình bảo hiểm y tế: bảo hiểm y
tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng
nhất định, thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế (thành phố, thị xã, trung
tâm...), có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền cơng). Tiêu chí để định mức phí
BHYT thường được tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo hiểm, người
có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự
kiện pháp lý (ốm đau, tai nạn…) theo quy định của pháp luật [31, tr.83].
BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở nước ta.
So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo, đa dạng
về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức
khỏe khác nhau. BHYT tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính (áp
dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã, phường, thị trấn…) và theo
nhóm đối tượng.
Cũng tại Khoản 2 Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, tiếp tục khẳng định “Bảo hiểm y
tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khơng vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách
nhiệm tham gia theo quy định của Luật này [24].


14


1.1.3. Khái niệm bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT)
năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thì BHYT là “hình thức bảo hiểm bắt buộc
được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức
khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Đối tượng
tham gia BHYT được sắp xếp lại theo 5 nhóm dựa vào chủ thể phải trả tiền mua
BHYT, trong đó bổ sung thêm đối tượng tham gia BHYT được chuyển đổi từ tự
nguyện sang hình thức bắt buộc đó là tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, với
nhiều cách thức thực hiện được đổi mới và nhiều chính sách ưu đãi … Cũng theo
quy định này thì tham gia BHYT theo hộ gia đình được định nghĩa là “việc tồn bộ
người có tên trong sổ hộ khẩu (không bao gồm người đã khai báo tạm vắng) hoặc
sổ tạm trú cùng tham gia BHYT, trừ những thành viên gia đình đã thuộc đối tượng
đã tham gia BHYT thuộc nhóm do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng;
nhóm do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ
trợ mức đóng BHYT”. Như vậy, nếu người dân khơng thuộc các nhóm đối tượng
tham gia BHYT có sự hỗ trợ trực tiếp một phần hoặc tồn bộ phí tham gia BHYT
từ người sử dụng lao động, tổ chức BHXH hay Nhà nước thì sẽ tham gia BHYT hộ
gia đình bằng cách tự đóng góp phí BHYT.
Có thể nói, BHYT hộ gia đình là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng
cho những người có tên trong cùng một sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc
sức khỏe khơng vì mục đích lợi nhuận do nhà nước tổ chức thực hiện.
1.1.4. Khái niệm thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình
Thực tế ở nước ta, hoạt động xây dựng pháp luật đã đạt nhiều thành tựu, vấn
đề khó khăn thường trực hiện nay là lĩnh vực thực hiện pháp luật cịn yếu kém,
trong đó có việc thực hiện pháp luật BHYT. Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai
trò và giá trị trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều


15


kiện cho xã hội phát triển khi quy phạm pháp luật được tôn trọng và thực hiện đầy
đủ, nghiêm minh trong cuộc sống.
Thực hiện pháp luật với những hình thức khác nhau chính là cách hiện thực
hóa các quy định pháp luật vào cuộc sống. Hiến pháp năm 2013 đã được ban hành
với nhiều quy định tiến bộ, đặc biệt là về chế định quyền con người, quyền công
dân. Những năm gần đây, Nhà nước đã tập trung triển khai thực hiện Hiến pháp
năm 2013, trong đó có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
Nhà nước ban hành pháp luật BHYT để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên
quan đến quản lý, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể nhằm đảm bảo quyền lợi về
chăm sóc sức khỏe của người dân tham gia BHYT. Bằng hoạt động thực hiện pháp
luật BHYT mà các quy định của pháp luật BHYT đi vào cuộc sống nhằm đạt được
lợi ích về chăm sóc sức khỏe của mỗi thành viên cũng như cả cộng đồng xã hội.
Thực hiện pháp luật BHYT còn giúp phát hiện những hạn chế, bấp cập của hệ
thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, hoàn thiện cơ chế pháp
lý - xã hội để đảm bảo thực hiện pháp luật trong cuộc sống.
Pháp luật BHYT là một bộ phận cấu thành cơ bản của chính sách an sinh xã
hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhà nước ta với bản chất nhân dân, có trách nhiệm
tổ chức, đảm bảo cho pháp luật BHYT được tuân thủ, tôn trọng, đáp ứng những
nguyên tắc cơ bản của quyền con người theo các tiêu chuẩn đã định. Người dân,
các tổ chức của người dân trong nhà nước pháp quyền có quyền và bổn phận cơng
dân trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật BHYT, vừa đảm bảo
quyền của họ vừa bảo đảm quyền, lợi ích của toàn xã hội. Mục đích của thực hiện
pháp luật là hiện thực hóa các quy định về pháp luật. Tuy nhiên, vẫn cịn có sự mất
cân đối giữa xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật.

16



Thực hiện pháp luật BHYT địi hỏi khơng chỉ từ ý thức trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước mà còn liên quan đến các chủ thể tham gia như bản thân mỗi cá
nhân, lãnh đạo các tổ chức nơi các cá nhân làm việc sinh sống. Trên thực tế, người
dân như sinh viên, học sinh, công chức, viên chức, người cơng nhân, nơng dân cịn
ít hiểu biết về những quy định pháp luật BHYT liên quan trực tiếp đến quyền, lợi
ích của mình.
Thực hiện pháp luật BHYT là một lĩnh vực của thực hiện pháp luật nói
chung. Thơng qua các hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm đưa các quy định pháp
luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật có
liên quan.
Pháp luật về BHYT là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.
Pháp luật về BHYT quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, đối tượng,
mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế;
phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham
gia bảo hiểm y tế; thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo
hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế. Pháp luật
BHYT chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngồi tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế; đồng thời không áp dụng đối
với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh [16].
Từ những lý luận trên thì thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế cho hộ gia đình
được hiểu là: thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật, đó là bằng hành vi cụ thể
của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã bằng
các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật BHYT phù hợp với các quy
định đã được đưa ra.

17



Đối với pháp luật BHYT, thực hiện các quy định pháp luật có tầm quan trọng
đặc biệt, đó là hành vi của các cá nhân, tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhằm làm cho các quy định của pháp luật về BHYT được thực hiện
trong cuộc sống.
1.2. Nội dung thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình
Thực chất của BHYT là chế độ khám chữa bệnh nằm trong chính sách
BHXH, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển ở nước ta có sự khác biệt và theo
thói quen nên chúng ta thường gọi là chính sách BHYT. Bảo hiểm y tế là hình thức
bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, khơng vì mục đích lợi nhuận, do
Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy
định của Luật Bảo hiểm y tế [38].
Tại khoản 1 Điều 6 Luật BHYT quy định “Bộ Y tế xây dựng chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế,
nguồn tài chính phục vụ cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân [23].
Tại điều 9 Luật BHYT quy định “Tổ chức bảo hiểm y tế có chức năng thực
hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng quỹ bảo
hiểm y tế” [23].
1.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình
Việc thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế cho hộ gia đình bao gồm nhiều chủ
thể: cá nhân và tổ chức, cụ thể là:
a) Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế :
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT là cơ sở y tế theo quy định của Luật
Khám bệnh, chữa bệnh có ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với tổ
chức Bảo hiểm xã hội, thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và

18



×