Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá phân bố của 18Fluorine-Sodium fluoride trên chuột thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.61 KB, 4 trang )

vietnam medical journal n01 - MAY - 2021

92,8%. Chỉ có 0,08 răng được hàn chiếm 0,6%.
Chỉ số SMT –R cùng với M-R tăng dần theo tuổi.
Nhu cầu điều trị sâu răng trong cộng đồng chiếm
tỉ lệ 32,1% với trung bình mỗi người cần điều trị
2,81 răng sâu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Hồng Khanh (2009), Tình hình sức khỏe
răng miệng và nhu cầu điều trị răng miệng ở
người cao tuổi thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc
sỹ y học, Khoa Răng hàm mặt, Đại học Y Dược TP
Hồ Chí Minh, 48-59.
2. Nguyễn Thị Ninh (2015), Thực trạng bệnh sâu
răng ở người cao tuổi thành phố Hải Phòng và một
số yếu tố liên quan năm 2015. Luận văn thạc sỹ y
học, Đại học Y Hà Nội, 44-51.
3. Lâm Kim Triển (2014), Tác động của sức khỏe
răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người

4.

5.

6.
7.
8.

cao tuổi tại một số viện dưỡng lão ở TP.HCM, Luận


văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược TP.HCM, 45-52.
Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh
giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc
răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội.
Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội, 64-75.
Trương Mạnh Dũng (2009), Tình trạng sâu
răng ở người cao tuổi phường Nghĩa Tân, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Đại học y Hà Nội ( Số
1), 4-5.
Trần Văn Trường và cs (2002), Điều tra sức
khỏe răng miệng toàn quốc, Nxb Y học, 70-83.
Lu Liu và cs (2013), Prevalence and Correlates
of Dental Caries in an Elderly Population in
Northeast China, www.plosone.org.
Peterson P E và cs (2010), Global oral health of
older people – Call for public health action,
Community Dental Health, 257–268.

ĐÁNH GIÁ PHÂN BỐ CỦA 18F-SODIUM FLUORIDE
TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM
Nguyễn Thị Kim Dung*, Nguyễn Khắc Thất**, Phạm Đăng Tùng***,
Nguyễn Quốc Thắng***, Mai Hồng Sơn*, Lê Ngọc Hà*
TÓM TẮT

25

Mục tiêu: Đánh giá phân bố sinh học của
fluoride (18F-NaF) trên chuột thực
nghiệm tại Trung tâm máy gia tốc và Y học hạt nhân,

Bệnh viên Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và
phương pháp: 42 chuột nhắt trắng chủng Swiss
được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn của Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương. Chuột được chia thành 07 nhóm,
được tiêm dược chất phóng xạ (DCPX) 18F-NaF và mổ
tại các thời điểm 03, 05, 10, 20, 30, 45 và 60 phút sau
khi tiêm và tỷ lệ liều tiêm/gram mơ được tính tốn.
Kết quả: sau khi tiêm 45 và 60 phút, hoạt độ phóng
xạ tập trung cao nhất trên hệ thống xương ở chuột thí
nghiệm với %ID/g tương ứng là 23,62 ± 5,58 và
23,65 ± 5,21. Tương ứng với đó, tỷ số xương/cơ và
xương/máu lần lượt là 16,84 ± 5,63 và 66,35 ± 5,59.
Từ khóa: đánh giá phân bố, 18F -NaF, động vật
thực nghiệm
18Fluorine-Sodium

SUMMARY
EVALUATION OF BIODISTRIBUTION OF
18
F-SODIUM FLUORIDE IN MICE
*Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
**Trung tâm máy gia tốc, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108
***Đơn vị Y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Vinmec
Times city
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Kim Dung
Email:
Ngày nhận bài: 3.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021
Ngày duyệt bài: 6.5.2021


102

Objective: Biological distribution of 18F-NaF in
mice was evaluated at Center of Nuclear medicine and
Cyclotron Department – 108 Military central hospital.
Subject and method: 42 mice were divided into 07
groups, 18F-NaF was given intravenously. Bones, blood
and organs samples were collected at 03, 05, 10, 20,
30, 45 and 60 minutes post-injection and percentage
injected dose per gram (%ID/g) was calculated for
each sample. Results: 45 and 60 minutes after IV
injection, 18F-NaF radiopharmaceutical uptakes highly
in the bone system of mice with %ID/g of 23.62 ±
5.58 and 23.65 ±
5.21 respectively. The
corresponding ratios of bone/muscle and bone/blood
were 16.84 ± 5.63 và 66.35 ± 5.59 respectively.
Keywords: biodistribution evaluation, 18F-NaF,
experimental animal.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các tổn thương lành tính như chấn thương,
cốt tủy viêm, gãy xương, viêm khớp và ác tính
như ung thư xương nguyên phát, di căn xương
là những bệnh thường gặp trong thực hành lâm
sàng. Chụp xạ hình xương tồn thân (WBS) trên
máy gamma camera sử dụng dược chất phóng
xạ 99mTc-MDP là một kỹ thuật y học hạt nhân

kinh điển được ứng dụng để ghi hình hệ thống
xương [1]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương
pháp này là độ phân giải không gian thấp, độ
nhạy của phương pháp thấp đối với tổn thương
dạng huỷ xương. PET/CT sử dụng 18F-Sodium
fluoride (18F-NaF PET/CT) cho phép chụp cắt lớp
toàn thân với độ phân giải và chất lượng hình
ảnh cao hơn so với xạ hình xương thơng thường.


TẠP CHÍ Y häc viƯt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021

Sự kết hợp hình ảnh về cấu trúc trên chụp cắt
lớp vi tính (Computed Tomography) và hình ảnh
chuyển hố trên PET (Positron Emission
Tomography) có thể cho phép PET/CT phát hiện
sớm và chính xác các tổn thương. Chính vì vậy,
hình ảnh 18F-NaF PET/CT hứa hẹn là một
phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
trong chẩn đoán các tổn thương xương [2], [3].
Trong vài năm gần đây, các máy cyclotron được
lắp đặt và đi vào sử dụng ở Việt Nam cho phép
sản xuất và điều chế phát triển các dược chất
phóng xạ (DCPX) gắn 18F, trong đó có 18F-NaF.
Từ 2016, Trung tâm máy gia tốc, Bệnh viện
TƯQĐ 108 đã thiết kế được module tổng hợp và
điều chế thành công 18F-NaF lần đầu tiên ở Việt
Nam. Bên cạnh việc phân tích, kiểm nghiệm các
đặc tính lý hố và phóng xạ của 18F-NaF sau khi
được tổng hợp, DCPX còn cần được đánh giá

phân bố thử nghiệm trước khi đưa vào thực
hành lâm sàng. Do đó, chúng tối tiến hành
nghiên cứu này để đánh giá phân bố của 18F-NaF
trên hình ảnh PET/CT động vật.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dược chất phóng xạ 18F-NaF
Dược chất phóng xạ 18F-NaF được sản xuất từ
máy gia tốc vòng 30 Mev (cyclotron 30 Mev) và
module tổng hợp tại Trung tâm máy gia tốc,
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đạt tiêu
chuẩn kiểm nghiệm theo Dược điển Anh.
Chuột thí nghiệm. 42 chuột nhắt trắng
chủng Swiss, cân nặng 25g ± 2g, khỏe mạnh,
được cung cấp bởi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương. Chuột thí nghiệm được ni trong điều
kiện phịng sạch, nhiệt độ phịng được duy trì 28
± 0,5℃, độ ẩm khoảng 55 ± 5%, ánh sáng
được tự động điều khiển theo chu kỳ 12 giờ
sáng/12 giờ tối. Chuột được cung cấp đầy đủ
thức ăn tiêu chuẩn và nước uống sạch theo nhu
cầu. Chuột được nuôi và làm quen với môi
trường mới 03 ngày trước khi làm thí nghiệm.
Chuột được chăm sóc và nuôi dưỡng theo các
quy định của dược điển Việt Nam IV.
Hóa chất và thiết bị. Dịch truyền Natri
chloride 0,9%, Propofol-Lipuro 1% B. Braun
Melsungen AG. Cân phân tích Robecvan, máy đo
hoạt độ phóng xạ IBA, máy đếm phổ phóng xạ

Canbera. Hệ thống máy PET/CT Light Speed GE.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên chuột thực
nghiệm bằng cách tiêm vào tĩnh mạch đi
chuột dược chất phóng xạ 18F-NaF và tiến hành
mổ chuột tại các thời điểm 03 phút; 05 phút; 10
phút; 20 phút; 30 phút; 45 phút; 60 phút sau khi

tiêm để lấy mẫu là các nội tạng của chuột và
tiến hành đo hoạt độ phóng xạ các mẫu trên
máy đo đếm phổ phóng xạ. Chuẩn bị liều tiêm
cho mỗi động vật là 0,2 ± 0,02 mCi 18F-NaF.
Hoạt độ phóng xạ trong mơ hoặc cơ quan trên
gam (%ID/g): được tính bằng cách lấy phần
trăm hoạt độ phóng xạ của từng mơ (%ID) chia
cho trọng lượng cân được của mơ đó [4].
%ID/g = (%ID)/(Khối lượng của mơ hoặc cơ
quan)
Trong đó khối lượng các mơ và cơ quan
chuột được tính bằng cách lấy khối lượng ống
đựng mẫu trừ đi khối lượng ống. Khối lượng máu
của mỗi con chuột được tính bằng 7% trọng
lượng cơ thể chuột [9]. Liều tiêm và hoạt độ
được hiệu chỉnh suy giảm theo thời gian. Tổng
hoạt độ phóng xạ tiêm vào cơ thể chuột được
tính bằng cách lấy tổng hoạt độ phóng xạ trong
bơm tiêm trước khi tiêm trừ đi hoạt độ dư còn
dư lại trên bơm tiêm sau tiêm và hoạt độ phần
đuôi (kGq).
Xử lý số liệu. Các số liệu được thu thập

bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010.
Phân tích thống kê được thực hiện bằng phần
mềm SPSS 20.0 (Chicago, Inc.). So sánh các
biến định lượng được biểu hiện dưới dạng số
trung bình X (mean) ± độ lệch chuẩn (SD) hoặc
tỷ lệ phần trăm. Sử dụng T-test student để so
sánh các giá trị trung bình giữa các nhóm với sự
khác biệt là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hoạt độ phóng xạ 18F-NaF ở xương và một số
cơ quan khác trên chuột thực nghiệm được đánh
giá tại các thời điểm 03 phút; 05 phút; 10 phút;
20 phút; 30 phút; 45 phút và 60 phút sau khi
tiêm dược chất phóng xạ 18F-NaF.

Hình 1. Hoạt độ phóng xạ và sự thay đổi
theo thời gian ở các mô, cơ quan động vật
thực nghiệm (n=42)

Hoạt độ phóng xạ đo được ở máu cao nhất
sau tiêm 03 phút (4,67 ± 0,91) và giảm rõ rệt
theo thời gian. Ở phút thứ 60 sau tiêm DCPX 18F103


vietnam medical journal n01 - MAY - 2021

NaF, hoạt độ phóng xạ đo đươc tại máu cịn rất
thấp (0,22 ± 0,15). Trong giai đoạn bể máu

(blood pool) thời điểm 03 phút sau tiêm DCPX,
hoạt độ phóng xạ tại các mơ và cơ quan là cao
nhất, sau đó giảm dần theo thời gian. Hoạt độ
phóng xạ tại thận cao ở những phút đầu (03 đến
20 phút) và giảm dần theo thời gian. Hoạt độ
phóng xạ ở nước tiểu tại bàng quang rất cao tại
những phút đầu và trong cả quá trình theo dõi
đến phút thứ 60. Hoạt độ phóng xạ đo được ở
xương tại phút thứ 30 là cao nhất với giá trị
trung bình %ID/g là 25,97 ± 7,04. Hoạt độ
phóng xạ trung bình ở phút thứ 45 và 60 (tương
ứng 23,62 ± 5,58 và 23,65 ± 5,21) có xu hướng
giảm so với ở thời điểm phút thứ 30 nhưng chưa
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

của xương/cơ và xương/máu theo thời
gian (n=42)

Giá trị %ID/g của cơ cao nhất tại thời điểm
10 phút sau khi tiêm với giá trị 2,08 ± 0,72,
trong khi đó hoạt độ phóng xạ tập trung ở máu
cao nhất ngay tại thời điểm 03 phút sau khi tiêm
với %ID/g là 4,67 ± 0,91. Tỷ lệ hoạt độ phóng
xạ ở xương/cơ thấp nhất ở phút thứ 03, sau đó
tăng dần và đạt được ngưỡng cao nhất đạt được
ở phút thứ 45. Sau đó, tỷ lệ này có xu hướng
giảm ở phút thứ 60. Trái lại, tỷ lệ hoạt độ phóng
xạ của xương/máu tăng trong suốt các thời điểm
khảo sát.
Ở các mô và cơ quan khác bao gồm tim,

phổi, dạ dày, gan, lách hoạt độ phóng xạ đều có
xu hướng giảm dần theo thời gian và thấp hơn
nhiều so với hoạt độ phóng xạ ở xương (p <
0,01), tương ứng với quá trình đào thải thuốc
khỏi cơ thể.

IV. BÀN LUẬN

Hình 2. Sự biến đối về %ID/gtrung bình ở
xương theo thời gian (n=42)

Hình ảnh 18F-NaF PET có độ tương phản, sắc
nét khi tỷ lệ hoạt độ phóng xạ giữa xương với cơ
và máu cao.

Hình 3. Sự thay đổi tỷ lệ hoạt độ phóng xạ
104

Một số nghiên cứu về cơ chế hấp thu và phân
bố của 18F-NaF đã cho thấy sau khi tiêm tĩnh
mạch, F-18 nhanh chóng được thải trừ khỏi
huyết tương theo hàm mũ với giai đoạn đầu tiên
có thời gian bán hủy 0,4 giờ và pha thứ hai có
thời gian bán hủy 2,6 giờ [5]. F-18 khuếch tán
qua các mao mạch quanh tổ chức xương và đi
vào dịch khoang ngoại bào ngoài xương và xảy
ra sự tích tụ hóa học ở bề mặt của các tinh thể
xương. Đặc biệt, các vị trí của xương đang phát
triển được khống hóa sự tích tụ xảy ra mạnh
hơn. Về cơ bản, toàn bộ F-18 được chuyển đến

xương theo đường máu được giữ lại trong
xương. Một giờ sau khi tiêm F-18 chỉ có khoảng
10% liều tiêm vào trong máu theo dược điển
Hoa Kỳ (USP 32). Kết quả nghiên cứu của chúng
tơi trên chuột cho thấy dược chất phóng xạ 18FNaF phân bố cao trong máu ngay sau khi tiêm
với hoạt độ phóng xạ trong máu đo được cao
nhất ở phút thứ 3 là 4,67 ± 0,91 và giảm rõ rệt
theo thời gian tại các thời điểm tiếp theo 05, 10,
20, 30 và 45 phút (p < 0,05). Ở phút thứ 60 sau
tiêm DCPX 18F-NaF, hoạt độ phóng xạ tại máu
chỉ cịn 0,22 ± 0,15 (hình 1). Cũng như các
DCPX sử dụng trong chụp xạ hình xương khác,
18
F-NaF được đào thải qua thận. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy hoạt độ phóng xạ tại
thận cao ở những phút đầu (03 đến 10 phút) và
giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, hoạt độ
phóng xạ tại bàng quang thay đổi khơng theo
quy luật có thể do q trình thực nghiệm lượng
nước tiểu trong bàng quang của mỗi chuột là
khác nhau. Nghiên cứu của Blake GM và cộng sự


TẠP CHÍ Y häc viƯt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021

(2001) đã cho thấy độ thanh thải 18F-NaF phụ
thuộc vào lưu lượng nước tiểu [5]. Khi lưu lượng
nước tiểu cao (≥5 ml/phút), độ thanh thải ion
Fluoride -18 chiếm từ 60 – 90% của độ lọc cầu
thận. Tuy nhiên, với lưu lượng thấp <1 ml/phút,

độ thanh thải thận chỉ đạt khoảng 5% độ lọc cầu
thận. Trên thực hành lâm sàng khi tiến hành
chụp xạ hình xương, sau tiêm DCPX, bệnh nhân
cần được uống nhiều nước để tăng lượng nước
tiểu và đào thải dược chất phóng xạ, giảm liều
chiếu xạ, tăng tỷ lệ bắt giữ phóng xạ ở hệ thống
xương so với phơng phóng xạ của cơ thể [6].

V. KẾT LUẬN

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy ngay sau khi tiêm 18F-NaF, DCPX tăng
cao ở máu và các tổ chức ngoài xương và giảm
nhanh. Trái lại, 18F-NaF hấp thu nhanh vào
xương, nồng độ 18F-NaF tăng nhanh sau khi tiêm
và đạt cực đại tại thời điểm 30 phút và giảm
không đáng kể ở các thời điểm 45 và 60 phút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. S. G.B., Fundamentals of Nuclear Pharmacy.

Fourth ed., New York: Springer , 2016.
2. Bastawrous S., Bhargava P., Behnia F., Djang
D.S.W., Haseley D.R., «Newer PET Application
with an Old Tracer: Role of 18F-NaF Skeletal
PET/CT in Oncologic Practice,» RadioGraphics, vol.
34, pp. 1295-1316, 2014.
3. Even-Sapir E., Mishani E., Flusser G., Metser
U., editors., «18 F-Fluoride positron emission

tomography
and
positron
emission
tomography/computed tomography.,» Seminars in
nuclear medicine, 2007.
4. e. a. Silveira M.B., «Synthesis, quality control
and dosimetry of the radiopharmaceutical 18Fsodium fluoride produced at the Center for
Development of Nuclear Technology-CDTN,»
Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences, vol.
46, pp. 563-9., 2010.
5. Peters M.J., Wierts R., Jutten E.M., Halders
S.G., Willems P.C., Brans B. , «Evaluation of a
short dynamic 18F-fluoride PET/CT scanning
method to assess bone metabolic activity in spinal
orthopedics,» Annals of nuclear medicine, vol. 29,
pp. 799-809, 2015.
6. Blake G.M., Park-Holohan S.J., Cook G.J.,
Fogelman I., «Quantitative studies of bone with
the use of 18F-fluoride and 99mTc-methylene
diphosphonate,» Semin Nucl Med, vol. 31, p. 28 0
49, 2001.

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LẤY HUYẾT KHỐI BẰNG
DỤNG CỤ CƠ HỌC SOLITAIRE Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP
DO TẮC MẠCH MÁU LỚN TẠI BVĐK TỈNH THANH HĨA
Hồng Hữu Trường*, Phạm Phước Sung*, Nguyễn Hoành Sâm*,
Lường Hữu Dương*, Đồn Thị Bích*, Lê Hồng Ninh*,
Nguyễn Văn Hà*, Nguyễn Trường Giang*.
TÓM TẮT


26

Mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả điều trị can thiệp
lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học Solitaire ở bệnh
nhân nhồi máu não tối cấp. (2)Tìm yếu tố liên quan
đến tiên lượng kết cục phục hồi chức năng thần kinh
tại sau 3 tháng can thiệp. Phương pháp: Nghiên cứu
mô tả, tiến cứu loạt 35 trường hợp nhồi máu não tối
cấp, trong vòng 6 giờ từ khi khởi phát, điều trị bằng
phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học
Solitaire, tại khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 4/2019 đến tháng 4/
2020. Kết quả: Tuổi trung bình 64.57± 10.20, tỷ lệ
nam/nữ 1/1.06, điểm NIHSS trung bình lúc vào viện
13,22 ± 5,38 điểm, trung vị 13 điểm; tăng huyết áp
71.43%, đái tháo đường 25.71%, xơ vữa động mạch

*Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm chính: Phạm Phước Sung
Email:
Ngày nhận bài: 4.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021
Ngày duyệt bài: 4.5.2021

lớn 54.29%, rung nhĩ 34.29%, suy tim 20%, bệnh lý
van tim 17.14%. Điểm trung vị các thang điểm tiên
lượng: ASPECT, HAT, DRAGON, ASTRAL lần lượt là 7,
1, 5, 25 điểm. Dấu hiệu tăng tỷ trọng động mạch não

giữa đoạn M1 trên chụp cắt lớp vi tính (CT) chiếm
37.14%. Tắc động mạch cảnh trong kết hợp M1 động
mạch não giữa chiếm 28.57%, tắc động mạch não
giữa đơn thuần chiếm 62.86%, tắc động mạch thân
nền chiếm 8.57%. Nguyên nhân bệnh mạch máu lớn
chiếm 51.42%, huyết khối từ tim chiếm 34.29%,
nguyên nhân không xác định chiếm 14.29%. Tái
thơng hồn tồn (TICI 3) chiếm 42.86%, TICI 2b
17.14%, TICI 2a 20%. Xuất huyết não có triệu chứng
chiếm 8.57%, phục hồi chức năng thần kinh tốt sau 3
tháng (mRS 0 – 2) chiếm 34.29%, tử vong sau 3
tháng chiếm 14.29%. Kết luận: Can thiệp lấy huyết
khối đường động mạch bằng dụng cụ cơ học Solitaire
cho loạt 35 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não tối cấp
cửa sổ điều trị dưới 6 giờ, cho thấy thành công về mặt
kỹ thuật. Tỷ lệ có tái thơng cao (94.29%), trong đó
tái thơng hồn tồn đạt 42.86%. Tỷ lệ xuất huyết não
có triệu chứng chiếm 8.57%. Mức độ hồi phục chức
năng thần kinh tốt (mRS 0 – 2) tại thời điểm 3 tháng

105



×