Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Quản lý hoạt động dạy học tiếng anh ở trường trung học cơ sở quận 6 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI THỊ HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
BÙI THỊ HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tứ

NGHỆ AN – 2019



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian tham gia học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Quản lý Giáo
dục của Trường Đại học Vinh (đặt tại Quận 6, TP. Hồ Chí Minh), với sự giảng dạy và
hướng dẫn tận tình của q Thầy, Cơ thuộc Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành khố học, trong đó có luận văn tớt nghiệp. Chúng tơi xin chân thành
cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Giáo
dục Trường Đại học Vinh, Quý thầy cô bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần; Phòng
Giáo dục và Đào tạo Quận 6, Trường Bồi dưỡng Giáo dục Quận 6;Ban Giám hiệu các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn Quận 6;
Chúng tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn chúng tơi hồn thành luận văn này.
Ći cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên giúp
đỡ tơi trong śt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã rất cớ gắng trong q trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoa học
này nhưng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 4 năm 2019
Tác giả
Bùi Thị Hiền


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

TT

Từ ngữ được viết tắt


1

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CLB

Câu lạc bộ

4

CNTT/ UDCNTT

5

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

6


GV/GVBM

Giáo viên/ Giáo viên bộ môn

7

HS

Học sinh

8

QL

Quản lý

9

SGK

Sách giáo khoa

10

THCS

Trung học cơ sở

11


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

12

TA/ TCTA

Tiếng Anh/ Tăng cường tiếng Anh

13

TB

Trung bình

Cơng nghệ thơng tin/ Ứng dụng
cơng nghệ thơng tin


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 2
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài....................................................................... 7
1.2.1. Dạy học và hoạt động dạy học .............................................................................. 7
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ................................................................... 9
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ........................ 10
1.3. Hoạt động dạy học Tiếng Anh trong nhà trường trung học cơ sở ................... 10
1.3.1. Vai trị mơn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ............................................... 10
1.3.2. Mục tiêu dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ....................................... 11
1.3.3. Nội dung chương trình dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ................ 14
1.3.4. Phương pháp dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ............................... 18
1.3.5. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ........ 19
1.3.6. Môi trường dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở .................................. 19
1.4. Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ................... 21
1.4.1. Chủ thể quản lý đổi mới dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ............. 21
1.4.2. Quản lý mục tiêu dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở .......................... 22
1.4.3. Quản lý việc nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm đội ngũ giáo viên dạy
học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ........................................................................ 23
1.4.4. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của giáo viên và học sinh ....................... 23
1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy
học tiếng Anh của giáo viên và học sinh ....................................................................... 24
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung
học cơ sở ........................................................................................................................ 25
1.4.7. Quản lý môi trường và các yếu tố tác động tới hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường
trung học cơ sở .............................................................................................................. 28
Kết luận chương 1



Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng ................................................. 30
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
................................................................................................................................................30
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở ở
Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 40
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở ở
Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh do CBQL và GV đánh giá ...........................................53
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học tiếng
Anh ở trường THCS ....................................................................................................... 53
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học tiếng Anh, kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh ............................................................................................................. 60
2.4.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện đảm bảo cho
hoạt động dạy học tiếng Anh ........................................................................................ 62
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng
Anh ở trường trung học cơ sở........................................................................................ 63
2.4.5. Thực trạng quản lý việc tạo động lực và môi trường, các yếu tố tác động tới hoạt
động dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ........................................................ 65
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở ở
Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh do HS đánh giá...............................................................67
2.6. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................. 75
Kết luận chương 2
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................. 79

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ
sở Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 80
3.2.1. Quán triệt nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về đổi mới hoạt
động dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay ............... 80
3.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên Tiếng Anh đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng ở các
trường trung học cơ sở .................................................................................................. 82
3.2.3. Phát triển chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở để
đáp ứng nhu cầu của học sinh và sự phát triển của xã hội ........................................... 85
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, môi trường dạy học và ứng dụng công
nghệ hiện đại trong dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở ................................ 87
3.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các yếu tố đảm bảo cho hoạt động dạy


học tiếng Anh ................................................................................................................. 91
3.2.6. Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh ........................................................................................ 93
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 95
3.4. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................. 96
Kết luận chương
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận .................................................................................................................. 103
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 104
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TAI ..108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 109
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2.1. Thống kê số lượng học sinh các trường THCS và số học sinh học TATC
Bảng 2.2.2. Thống kê số lượng CBQL, giáo viên đạt chuẩn

Bảng 2.2.3. Thớng kê trình độ chun mơn của CBQL
Bảng 2.2.4. Thớng kê trình độ QL của CBQL
Bảng 2.2.5. Thớng kê trình độ chun mơn của GV
Bảng 2.2.6. Thớng kê trình độ lý luận chính trị của GV
Bảng 2.2.7. Xếp loại hạnh kiểm toàn quận năm học 2017-2018
Bảng 2.2.8. Xếp loại học lực toàn quận năm học 2017-2018
Bảng 2.2.9. Xếp loại học lực môn Tiếng Anh năm học 2017-2018
Bảng 2.2.10. Thống kê điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2018
Bảng 2.3.1. Phân tích mẫu nghiên cứu
Bảng 2.3.2. Qui định tính điểm theo bảng khảo sát như sau
Bảng 2.3.3. Vai trị mơn Tiếng Anh trong nhà trường THCS
Bảng 2.3.4. Thớng kê trình độ chun mơn giáo viên Tiếng Anh THCS
Bảng 2.3.5. Thống kê năng lực Tiếng Anh của giáo viên năm học 2017-2018
Bảng 2.3.6. Thống kê số lớp Tiếng Anh tăng cường trong các trường THCS Q.6
Bảng 2.3.7.Thống kê số học sinh học Tiếng Anh tăng cường trong các trường THCS Q.6
Bảng 2.3.8. Phân tích mẫu nghiên cứu
Bảng2.3.9. Qui định tính điểm theo bảng khảo sát như sau
Bảng 2.3.10. Phương pháp giảng dạy
Bảng 2.3.11. Kĩ thuật dạy học
Bảng 2.3.12. Trò chơi và hoạt động thực hành
Bảng2.3.13. Hướng dẫn HS tự học
Bảng2.3.14. Hình thức kiểm tra thực hành
Bảng 2.3.15. Thiết bị thường dùng
Bảng 2.3.16. Phần mềm thường sử dụng
Bảng 2.3.17. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy học Tiếng Anh
Bảng 2.4.1. Phân tích mẫu nghiên cứu
Bảng 2.4.2. Trình độ chun mơn của mẫu nghiên cứu
Bảng2.4.3. Qui định tính điểm theo bảng khảo sát như sau
Bảng 2.4.4. Mục tiêu bài học cần đạt sau mỗi tiết học của HS
Bảng 2.4.5. Trình độ Tiếng Anh của HS THCS Q.6

Bảng 2.4.6. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học bộ mơn tiếng Anh
Bảng 2.4.7. Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của GVBM tiếng Anh
Bảng 2.4.8. Quản lý giờ lên lớp của GV
Bảng 2.4.9. Quản lý phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh
Bảng 2.4.10. Quản lý kiểm tra, đánh giá học tập bộ môn tiếng Anh của HS


Bảng 2.4.11. Kết quả QL kiểm tra, đánh giá học tập bộ môn tiếng Anh của HS
Bảng 2.4.12. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn tiếng Anh
Bảng 2.4.13. QL công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh
Bảng 2.4.14. Quản lý việc tạo động lực và môi trường, các yếu tố tác động tới hoạt động
dạy học tiếng Anh
Bảng 2.5.1. Phân tích mẫu nghiên cứu
Bảng 2.5.2. Phân tích mẫu nghiên cứu theo độ tuổi và chương trình TA
Bảng 2.5.3. Qui định tính điểm theo bảng khảo sát như sau
Bảng2.5.4. Mức độ thích học TA của HS
Bảng 2.5.5. Tự đánh giá của HS về khả năng học tiếng Anh
Bảng 2.5.6. Đánh giá của HS về kỹ năng/kiến thức tiếng Anh được thầy/cô giảng dạy
Bảng 2.5.7. Đánh giá của HS về Kỹ năng/kiến thức tiếng Anh được thầy/cô kiểm tra
Bảng 2.5.8. Tự đánh giá của HS về mức độ đạt được ở 4 kỹ năng tiếng Anh
Bảng 2.5.9. Đánh giá phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học (ĐDDH) thầy/cô giáo thường
sử dụng
Bảng 2.5.10. Mức độ thích các phương tiện, thiết bị, ĐDDH mà thầy/cô giáo sử dụng
Bảng 2.5.11. Đánh giá các hình thức kiểm tra thầy/cơ giáo thường sử dụng
Bảng 2.5.12. Đánh giá việc học thêm môn tiếng Anh
Bảng 3.4.1. Qui định tính điểm theo bảng khảo sát như sau
Bảng 3.4.2. Tính cấp thiết của các biện pháp theo đánh giá của GV và CBQL
Bảng 3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp theo đánh giá của GV và CBQL



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh, với tư cách là mơn tiếng nước ngồi, là mơn văn hóa cơ bản, bắt buộc
trong chương trình phổ thơng, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông.
Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế, việc dạy và học
ngoại ngữ nhất là Tiếng Anh tại Việt Nam được xem là nhu cầu thiết thực cung cấp cho
học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên
tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với
cộng đồng quốc tế và cũng nhằm để thực hiện: Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày
4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo[15]; Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Bộ GD&ĐT;
Quyết định số 2080/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 [24]; Đề án “Phổ cập và
nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2020” của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh [26].
Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung,
tiếng Anh nói riêng ở nước ta cịn nhiều bất cập so với nhu cầu của xã hội. HS, SV chưa
đủ năng lực sử dụng tiếng Anh làm phương tiện học tập, nghiên cứu, tra cứu tài liệu và
giao tiếp.
Các trường THCS Quận 6 TP. Hồ Chí Minh đều giảng dạy Tiếng Anh như là
ngoại ngữ bắt buộc, nhưng số học sinh sử dụng được Tiếng Anh (cả bốn kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết) đạt trình độ A2 cịn rất hạn chế. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng giảng
dạy tiếng Anh đang đè nặng trên vai cả giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Mỗi giáo
viên phải ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy liên tục, đồng thời dám mạnh dạn loại
bỏ những yếu tố không phù hợp trong phong cách giảng dạy. Thêm vào đó, quản lý tốt
hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường phổ thông cũng vô cùng quan trọng bởi
điều này ảnh hưởng lớn đến sự thành công của cả thầy lẫn trị trong việc dạy và học bộ
mơn này. Lãnh đạo nhà trường phải là những cá nhân tiên phong trong việc vận động
giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học theo hướng đổi mới như thực hiện chương

trình chủ động, linh hoạt và xây dựng các chủ đề dạy học, thay đổi phương pháp giảng

1


dạy, kiểm tra đánh giá; khuyến khích việc giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp giao
tiếp, lấy học sinh làm trung tâm; tạo điều kiện để giáo viên Tiếng Anh có thể làm việc
tốt trong điều kiện và bối cảnh địa phương, đồng thời tạo môi trường học Tiếng Anh
hiệu quả cho học sinh…Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý (QL) hoạt động dạy học
Tiếng Anh (DHTA) theo hướng đổi mới trong các trường THCS Quận 6 còn một số bất
cập, hạn chế.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học
Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở Quận 6 Thành phớ Hồ Chí Minh” nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nói riêng và giáo dục tồn diện ở các trường
THCS Quận 6 nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh
ở các trường THCS Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường
trung học cơ sở ở Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học trong các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường THCS Quận 6 Thành phố
Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý đổi mới giảng dạy Tiếng Anh ở các trường THCS tại Quận 6 đã đạt
được nhiều kết quả nhưng chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi giáo dục phổ thông mới hiện

nay. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có tính cấp thiết, khả
thi, trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
dạy học tiếng Anh ở các trường THCS Quận 6, TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản – toàn diện giáo dục – đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh
trong các trường THCS

2


5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học TA trong các trường
THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
5.3. Đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh trong
các trường THCS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh của CBQL ở
các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát đánh giá thực trạng và thăm dị sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo chương trình hiện hành ở các trường
trung học cơ sở công lập trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại các kết quả
nghiên cứu, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động đổi mới dạy học Tiếng Anh và
quản lý hoạt động đổi mới dạy học Tiếng Anh nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát các tiết dạy Tiếng Anh của giáo viên
trên lớp để nhằm nắm được các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học Tiếng Anh của

GV.
- Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với CBQL và GV nhằm thu thập thông
tin về quản lý HĐDH Tiếng Anh của CBQL các trường trung học cơ sở công lập trên
địa bàn Quận 6.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến cho
tất cả CBQL và GV nhằm thu thập thông tin về quản lý HĐDH Tiếng Anh của CBQL
các trường trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn Quận 6.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu thu thập được.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương:

3


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh trong các
trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh trong các trường
trung học cơ sở Quận 6 Thành phớ Hồ Chí Minh
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh trong các trường
trung học cơ sở Quận 6 Thành phớ Hồ Chí Minh

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, việc dạy và học học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng
ln nhận được sự quan tâm sâu sắc từ Chính phủ Việt Nam.
Nhìn lại lịch sử dạy và học Tiếng Anh ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng từ
những năm 1960 của thế kỷ 20, Tiếng Anh đã là môn học bắt buộc đầu tiên ở cấp trung
học phổ thông và sau đó từ cấp trung học cơ sở đến sau đại học; Những năm đầu thập
niên 1970, ở miền Bắc tiếng Anh được dạy trong 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12) và 7 năm
(từ lớp 6 đến lớp 12) ở miền Nam; Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, tiếng
Anh bắt đầu được dạy cho 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) trong suốt quốc gia .
Tuy nhiên, trong xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa, nhu cầu giao tiếp tự tin bằng
tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh đã trở thành yêu cầu khẩn cấp đối với Việt Nam.
Vì vậy vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21, Chính phủ và Bộ GD & ĐT đã đưa ra
những quyết định thay đổi căn bản chương trình giáo dục, sách giáo khoa, phương pháp
giảng dạy, các tiêu chuẩn đánh giá thành tích ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói
riêng. Cụ thể từ năm học 2000 – 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số tài
liệu và các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện chương trình SGK mới (Chương trình
7 năm hiện nay). Sau đó vào ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định Số 1400 / QĐ-TTg ban hành dự án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc gia, Giai đoạn 2008-2020” [24] có tầm ảnh hưởng trên phạm vi cả nước.
Từ bối cảnh đó, nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông, phương pháp giảng dạy, công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới trang
thiết bị, đồ dùng dạy học, các môn tự chọn…đã được tổ chức; công tác quản lý nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thơng trong đó có việc quản lý dạy – học Tiếng
Anh đáp ứng yêu cầu mới một lần nữa trở thành nhu cầu cấp thiết. Nhiều nhà khoa học,
cán bộ giảng dạy đã quan tâm, nghiên cứu đề tài quản lý hoạt động dạy học nhằm thích
ứng với yêu cầu của thời đại.
Bên cạnh các tài liệu biên soạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ cho công
tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên
5



cứu, biên soạn các tài liệu về quản lý giáo dục, về phương pháp dạy học và đổi mới
phương pháp dạy học.
Về phương pháp dạy học có thể kể đến một số tác giả như: Đào Ngọc Lộc với
“Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh trung học cơ sở” [17];
Nguyễn Thị Thúy Hồng với “Một số suy nghĩ về đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng
Anh”; Nguyễn Lộc với “Tiếp cận song ngữ trong dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam”;
Phan Trọng Ngọ với “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”; Nguyễn Kỳ
với “Phương pháp giáo dục tích cực”; Nhóm các tác giả: Lê Thị Hoài Châu, Nguyễn
Văn Vĩnh, trường ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh với “Dạy học trong hoạt động và
bằng hoạt động”; Tác giả Lê Nguyên Long với “Thử đi tìm những phương pháp dạy
học hiệu quả”; Nhóm các tác giả Trần Kiều, Trần Đình Châu, Đặng Xuân Cương,
Dương Văn Hưng, Phạm Đức Tài với “Đổi mới công tác đánh giá về kết quả học tập
của học sinh trường THCS” [18]…
Về quản lý giáo dục có thể kể đến một số tác giả như: Nhóm tác giả Cao văn
Giàu, Quý Châu với “Sự đổi mới và kỹ năng lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21”; Tác giả
Trần Kiểm với “Khoa học quản lý giáo dục- một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” [17];
Tác giả Đặng Quốc Bảo với “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lí nhà trường” [1];
Nhóm các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo với “Quản lý giáo
dục”; Tác giả Thái Văn Thành với “Quản lý nhà trường phổ thơng trong bới cảnh hiện
nay” [22];…
Ngồi ra cịn có tài liệu biên soạn về đổi mới quản lý giáo dục trong đó có quản
lý hoạt động dạy học như chương trình đào tạo bồi dưỡng Hiệu trưởng trường PT liên
kết Việt Nam – Singapore...Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên
cứu về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh như: Nguyễn Văn Vinh (2009), “Thực
trạng quản lý hoat động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới
trung học cơ sở thành phố Cà Mau”; Vương Văn Cho (2015), “Quản lý việc đổi mới
giảng dạy Tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở công lập thành phố Hồ Chí
Minh”; Bùi Thị Triệu Phúc (2013) “Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy
Tiếng Anh ở các trường THPT tại Bình Dương”; Võ Thị Thanh Thúy ( 2012), “Biện

pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh chuyên ngành tại trường cao đẳng tư thục
Đức Trí”;…Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học

6


Tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn từ 2009 đến nay.
1.1.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước
Ở nước ngoài, Tiếng Anh là một trong hai ngoại ngữ mà cộng đồng Châu Âu
khuyến khích thế hệ trẻ theo học trong giai đoạn từ 1976 đến 1995; Riêng ở Đông Á và
Đông Nam Á, từ những năm đầu của thế kỷ 21, Tiếng Anh cũng đã được chọn là ngoại
ngữ bắt buộc.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, một số tác giả đã quan tâm đến vấn đề dạy học
tiếng Anh trong trường học ; Cụ thể như: khái niệm, nội dung, phương pháp dạy học,
các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dạy học Tiếng Anh…Một số nghiên cứu về thực
trạng phát triển phương pháp dạy học Tiếng Anh, chia sẻ một số kinh nghiệm về quản
lý dạy học Tiếng Anh trong các trường học; Cuốn tài liệu “Teaching English”, Nxb đại
học Oxford (1995) của Adrian Doff là một trong những nghiên cứu về kinh nghiệm
giảng dạy Tiếng Anh được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
Vào đầu thế kỷ 21, những nghiên cứu về quản lý dạy học Tiếng Anh khá phong
phú, đi sâu vào khía cạnh tổ chức , phối hợp, xu hướng quản lý hoạt động dạy học Tiếng
Anh , các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học Tiếng Anh như: Kế hoạch, mục tiêu, chương
trình, nguồn lực, năng lực quản lý của cán bộ quản lý…Có thể kể đến một số tác giả với
các cơng trình nghiên cứu như sau: Rob Bolitho (2012) về “Kế hoạch và chương trình:
Kinh nghiệm quản lý đổi mới giảng dạy Tiếng Anh hiện nay”; Christopher Tribble
(2012), “Quản lý về đổi mới dạy học Tiếng Anh: Những bài học kinh nghiệm”;… đã
tổng hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý dạy học Tiếng
Anh , phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học Tiếng Anh…
Như vậy vấn đề dạy học và quản lý dạy học ở nhà trường trong đó có dạy học

môn Tiếng Anh đều được các tác giả Việt nam cũng như nước ngoài nghiên cứu và đưa
ra nhiều gải pháp. Quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học Tiếng
Anh nói riêng thực sự là vấn đề quan trọng đã được quan tâm nghiên cứu và cần tiếp
tục nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại…
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Dạy học và hoạt động dạy học
1.2.1.1. Dạy học

7


Trong nhà trường phổ thông, dạy học là con đường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dạy học là để nâng cao trình độ văn hóa, phẩm chất
đạo đức theo một chương trình nhất định [31].
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động
qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học,
những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển
năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh.
Dạy học là hệ thống tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân tố mục đích, nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động
học…nhằm mục đích trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng
lực trí tuệ và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Chính những nhân tố hợp thành hoạt động
này cùng với hệ thống tác động qua lại giữa chúng đã làm cho dạy học thực sự tồn tại
như một hệ thống toàn vẹn.
Như vậy, dạy học là hoạt động chủ yếu của nhà trường. Dạy học là con đường
quan trọng nhất giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí
tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo; là một trong những con đường chủ yếu góp
phần giáo dục toàn diện học sinh.
1.2.1.2. Hoạt động dạy học

Dưới góc độ của giáo dục học: hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất
cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường
giáo dục tiêu biểu nhất. Với nội dung và tính chất của nó, dạy học ln được xem là con
đường hợp lý, thuận lợi nhất, giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức, có thể
lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động chuyển thành phẩm chất,
năng lực trí tuệ của bản thân…
Theo lý thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của người
dạy và hoạt động học của người học. Hai hoạt động này ln ln gắn bó mật thiết với
nhau, diễn ra liên tiếp và thâm nhập vào nhau, tồn tại cho nhau, vì nhau, bổ sung, hỗ trợ
để cùng nhau phát triển và đạt được mục tiêu dạy học.
Hoạt động dạy: là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri
thức , hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy
chính là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh, giúp các em nắm bắt kiến thức

8


đồng thời hình thành kỹ năng, thái độ. Hoạt động dạy có hai chức năng là truyền đạt
kiến thức điều khiển quá trình nắm bắt kiến thức theo nội dung chương trình qui định
bằng phương pháp phù hợp.
Hoạt động học: là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa
học, qua đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách. Vai trò tự điều khiển
của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự tổ chức,
điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Khi đó trị đồng thời đạt được
ba mục đích: trí dục (nắm vững tri thức khoa học tức là hiểu, nhớ và vận dung tốt); phát
triển (tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ); giáo dục (thái độ, đạo đức; quan điểm, niềm
tin…). Hoạt động học có hai chức năng là lĩnh hội tri thức và tự điều khiển quá trình
chiếm lĩnh tri thức một cách tự giác, tích cực, tự lực. Nội dung tri thức là bao gồm hệ
thống khái niệm của mơn học mà trị phải lĩnh hội bằng phương pháp phù hợp (mô tả,
giải thích, vận dung) để biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân. Xu

hướng hiện đại đang chuyển mục tiêu của hoạt động sang phát triển phẩm chất, năng
lực người học, thay vì chỉ tiếp nhận kiến thức đơn thuần như trước đây.
Dưới góc độ của lý luận quản lý: để đạt được mục đích dạy học, người dạy và
người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất và năng lực
của người dạy và người học) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp tìm kiếm các
hình thức, tận dụng các phương tiện, điều khiển và đánh giá kết quả thu được.
Như vậy, mối quan hệ của hoạt động dạy học là mối quan hệ biện chứng, có sự
cộng tác tối ưu giữa người dạy và người học bằng sự phát huy những yếu tố chủ quan
của học và sử dụng có hiệu quả các yếu tố khách quan do các cấp quản lý tạo ra để quản
lý truyền đạt và tự quản lý, lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển phẩm chất, năng lực người học, thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh là sự tác động hợp qui luật của chủ thể
quản lý học Tiếng Anh lên chủ thể dạy học Tiếng Anh bằng các giải pháp phát huy tác
dụng của các phương tiện quản lý, như điều lệ nhà trường, quy chế đào tạo, bộ máy tổ
chức và nhân lực dạy học Tiếng Anh, nguồn lực (tài lực và vật lực) dạy học Tiếng Anh,
thông tin và môi trường dạy học Tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu quản lý dạy học Tiếng
Anh. Để quản lý tốt quá trình dạy học Tiếng Anh, trước hết phải đảm bảo cho mọi người

9


tham gia vào q trình này hiểu rõ mục đích và phát huy được tác dụng của các phương
tiện thực hiện mục đích dạy học Tiếng Anh.
Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh là quản lý quá trình truyền thụ kiến thức
của đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh,
quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học Tiếng
Anh.
Nội dung quản lý dạy của thầy và học của trò tập trung vào các vấn đề sau:
- Quản lý việc thực hiện chương trình

- Quản lý việc soạn giảng và lên lớp của giáo viên
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên
- Quản lý hoạt động học của trò
- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở chính là quản lý
dạy học Tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu dạy học Tiếng Anh cấp trung học cơ sở. Nội
dung của quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh bao gồm: Quản lý việc xây dựng kế
hoạch dạy học tiếng Anh ở các khối lớp, các chương trình dạy học (chính khóa và trải
nghiệm); Quản lý việc xác định mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh ở
trường THCS theo quy định hiện hành; Quản lý hoạt động lên lớp của giáo viên và hoạt
động học của tiếng Anh; Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của
học sinh; bồi dưỡng, tuyển chọn học sinh giỏi tiếng Anh; Quản lý cơ sở vật chất, thiết
bị giáo dục và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ dạy học tiếng Anh; Quản lý việc
nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm và các điều kiện khác theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông dạy học tiếng Anh.
1.3. Hoạt động dạy học Tiếng Anh trong nhà trường trung học cơ sở
1.3.1. Vai trị mơn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
Môn Tiếng Anh là môn ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ
thơng; Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để
tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và
phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế.

10


Mơn Tiếng Anh ở trường phổ thơng góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư
duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học Tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, mơn Tiếng
Anh góp phần đổi mới Phương pháp dạy học, lồng ghép và chuyển tải nội dung của

nhiều môn học khác ở trường phổ thông.
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Tiếng Anh góp phần
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện ở trường phổ thông.
1.3.2. Mục tiêu dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 –
2025 đã đề ra mục tiêu chung là: Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp
học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và
làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập,
góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại
ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025 [25].
Chương trình mơn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở nhằm hình thành và phát
triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí
tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động; trang bị kiến thức cơ
bản hiểu biết về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói Tiếng Anh,
giúp học sinh có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với các lĩnh vực này; từ đó biết tự hào,
u q và tơn trọng nền văn hóa và ngơn ngữ của dân tộc mình.
Sau khi hồn tất chương trình trung học cơ sở, học sinh cần đạt những mục tiêu
cụ thể như sau:
(1) Chương trình 7 năm
Có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản,
cơ bản, phổ thông dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
a) Kỹ năng nghe: Nghe hiểu Tiếng Anh sử dụng trong lớp học; Nghe hiểu Tiếng
Anh về các chủ điểm với nội dung ngôn ngữ đã được quy định trong chương trình;
Nghe hiểu ý chính thơng tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng có liên quan đến
các chủ đề và nội dung ngôn ngữ đã học.
b) Kỹ năng nói

11



- Trao đổi trực tiếp bằng ngơn ngữ nói ở mức độ đơn giản các tình huống giao
tiếp hằng ngày thông qua việc vận dụng kiến thức ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp.
- Diễn đạt được ý mình trong những tình huống giao tiếp thơng thường có liên
quan đến những chủ điểm quen thuộc thơng qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ
đã học.
c) Kỹ năng đọc
- Có kỹ năng đọc hiểu cơ bản các đoạn văn liên quan đến những chủ điểm và nội
dung ngơn ngữ được học trong chương trình trong phạm vi khoảng 1.500 từ cơ bản.
- Đọc hiểu nội dung chính các văn bản đích thực có nội dung phù hợp với sở
thích cá nhân, với những vấn đề văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật phổ thông trên cơ
sở ngữ liệu và chủ đề đã học có kết hợp với suy đoán và tra cứu.
d) Kỹ năng viết
- Viết để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao như viết thư cho bạn
bè, viết các thiếp chúc mừng, thiếp mời sinh nhật…mô tả hoặc tường thuật các hoạt
động của cá nhân, của lớp học hoặc điền vào các phiếu, mẫu đơn từ, các bảng điều
tra…
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 đến 120 từ) có liên quan đến các chủ đề
đã học trong phạm vi nội dung ngôn ngữ đã được quy định trong chương trình.
(2) Chương trình 10 năm
Hết lớp 9, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương A2; Yêu cầu cụ thể qua từng kỹ
năng như sau:
a) Kỹ năng nghe
Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu
ghép và câu phức cơ bản khác nhau.
Nghe hiểu các chỉ dẫn đơn giản và cơ bản sử dụng trong các tình huống giao tiếp
rộng hơn như các thơng báo cơng cộng.
Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản,

trong khoảng 120 từ về các chủ đề trong chương trình như: mơi trường địa phương,
cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên
thế giới,...

12


Nghe hiểu nội dung chính các loại văn bản đơn giản như chuyện kể, các mơ tả,
lời giải thích, thảo luận…về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
b) Kỹ năng nói
Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép và
câu phức cơ bản khác nhau.
Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong các tình huống giao tiếp rộng hơn
như các thông báo công cộng.
Thảo luận ngắn và đơn giản về các chủ đề trong chương trình như: mơi trường
địa phương, cuộc sống thành thị, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế
giới,...biết bắt đầu, duy trì và kết thúc hội thoại.
Kể lại các câu chuyện có gợi ý, sự kiện đơn giản liên quan đến các chủ đề quen
thuộc.
c) Kỹ năng đọc
Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản
trong khoảng 140 từ về về các chủ đề có trong chương trình như: mơi trường địa
phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng
Anh trên thế giới,…
Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các mẩu tin, câu chuyện kể, các
bảng biểu,…các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề được quy định
trong phần nội dung.
Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào suy luận, nhận biết tổ chức
của đoạn văn ngắn, đơn giản.
d) Kỹ năng viết

Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 100 từ về các chủ đề có
trong chương trình như: mơi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng
Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới,…
Viết tóm tắt có hướng dẫn nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn theo chủ
đề được quy định trong phần nội dung. Sử dụng được các phương tiện liên kết văn bản.
(3) Chương trình tích hợp Tốn, Tiếng Anh và Khoa học

13


Kỳ thi ACT được Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM công nhận là một trong những
chuẩn đầu ra chương trình tiếng Anh tích hợp.
ACT bao gồm phần thi Khoa học, giúp đánh giá khả năng suy luận khoa học của
mỗi học sinh và chấm điểm STEM (4 môn Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật, Tốn).
Ngồi ra, ACT có một số thang điểm và tiêu chí riêng như điểm ngữ văn Anh;
các chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho công việc, đọc hiểu văn bản phức tạp, sở trường
và công việc. Sự khác biệt này nhằm giúp học sinh xác định chuyên ngành và nghề
nghiệp phù hợp với sở thích và khả năng.
(4) Chương trình Tăng cường tiếng Anh
Sử dụng bài thi TOEFL Junior. Kết quả bài thi TOEFL Junior có dải điểm từ 600
điểm đến 900 điểm.
HS học hết lớp 6 TATC đạt số điểm từ 655 đến 670 (tương đương trình độ A2
loại khá).
HS học hết lớp 7 TATC đạt số điểm từ 675 đến 690 (tương đương trình độ A2
loại giỏi).
HS học hết lớp 8 TATC đạt số điểm từ 695 đến 715 (cận trình độ B1).
HS học hết lớp 9 TATC đạt số điểm từ 720 đến 740 (tương đương trình độ B1).
1.3.3. Nội dung chương trình dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
Chương trình mơn Tiếng Anh ở trung học cơ sở hiện nay biên soạn theo quan
điểm giao tiếp; hình thành, phát triển các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Nội

dung dạy học Tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở thực hiện theo các chương trình
sau:
a) Chương trình cơ bản, nâng cao và chuyên sâu ban hành theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương
trình 7 năm); Sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9 của chương trình này được biên soạn
theo quan điểm chủ điểm. Các chủ điểm được lựa chọn phù hợp với khả năng nhận
thức, tâm lí lứa tuổi cũng như nhu cầu sử dụng Tiếng Anh của học sinh. Các chủ điểm
này được phát triển thành các chủ đề cụ thể, liên tục tái sử dụng và mở rộng, tạo điều
kiện cho học sinh luôn củng cố và phát triển những nội dung và kỹ năng ngơn ngữ đã
học.
Trong chương trình này, ngữ pháp được coi là bộ phận cấu thành quan trọng
nhưng khơng phải là đích cuối cùng của việc dạy và học tiếng Anh. Ngữ pháp được giới

14


thiệu trong ngữ cảnh, thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc và viết khác nhau. Các
chức năng ngơn ngữ như: chào, hỏi, đề nghị…được đưa vào cùng hệ thống cấu trúc ngữ
pháp thông qua nhiều ngữ cảnh đa dạng liên quan đến các chủ điểm của bài học và được
giới thiệu qua các bài hội thoại, thông qua hai kỹ năng nói và nghe. Từ vựng trong bộ
sách xuất hiện tự nhiên theo các chủ đề nhằm đạt được mức độ ngữ cảnh hóa cao, giúp
học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu. Các bài tập luyện từ vựng luôn được phối hợp với các
bài tập ngữ pháp và thơng qua cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. luyện phát âm được
coi là bộ phận mật thiết gắn liền hoạt động lời nói trong các chủ điểm khác nhau, do
vậy không chủ trương giới thiệu tách rời thành các mục bài tập riêng biệt.Việc luyện
âm sẽ được phối hợp với các hoạt động lời nói khác như với việc dạy từ mới, dạy nghe
và dạy nói. Các kỹ năng được luyện phối hợp trong các dạng bài tập và các hoạt động
học tập khác nhau nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể phát triển khả năng nghe, nói,
đọc, viết qua đó nâng cao năng lực ngơn ngữ nói chung.
Theo chương trình này, sách giáo khoa(SGK) từ lớp 6 đến lớp 9 phát triển từ 6

chủ điểm lớn quy định trong chương trình như sau:
Themes

Grade 6

Grade 7

Grade 8

Grade 9

1.You and me/ Personal information

+

+

+

+

2. Education

+

+

+

+


3. Community

+

+

+

+

4. Health

+

+

+

+

5. Recreation

+

+

+

+


6. The world around us

+

+

+

+

Trong đó SGK lớp 6 và lớp 7 có cùng cấu trúc gồm 16 đơn vị bài học, tương ứng
với 16 chủ đề; SGK tiếng Anh lớp 8, 9 có cấu trúc mỗi bài học giống nhau, các kỹ năng
bắt đầu được dạy chuyên sâu hơn qua các mục dạy cụ thể cho từng kỹ năng.
b) Chương trình GDPT thí điểm cấp THCS theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” phê duyệt tại Quyết định số
01/QĐ-BGDĐT ngày 03/1/2012 và Quyết định số 5902/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2012

15


của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình 10 năm); Chương trình tiếng Anh
THCS có bốn chủ điểm (themes) sau:
Our Communities
Thông qua chủ điểm này, học sinh học cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về
các lĩnh vực gần gũi trong đời sống hàng ngày, qua đó hiểu biết thêm về đất nước, con
người, nền văn hóa của cộng đồng và đất nước mình, biết tơn trọng những vai trò khác
nhau của từng cá thể trong việc xây dựng và phát triển một xã hội hiện đại.
Our Heritage
Trong chủ điểm này, học sinh học cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các

chủ đề liên quan đến đất nước, con người, nền văn hóa truyền thống, qua đó có thêm
hiểu biết về những giá trị truyền thống của đất nước, biết cách giới thiệu các nét đẹp
của văn hóa dân tộc mình với người nước ngồi.
Our World
Thơng qua chủ điểm này, học sinh sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các lĩnh
vực liên quan đến đất nước, con người, nền văn hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước nói tiếng Anh, qua đó có thêm hiểu biết và biết trân trọng các nét đẹp của
các nền văn hóa trên thế giới.
Visions of the Future
Trong chủ điểm này, HS sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các chủ đề liên quan
đến đời sống của các em, qua đó bước đầu có được suy nghĩ và ý tưởng về các lĩnh vực
khác nhau của cuộc sống trong tương lai của bản thân và xã hội.
Bốn chủ điểm nói trên được lặp lại có mở rộng qua các cấp lớp, nhờ đó học sinh
có thể củng cố và phát triển năng lực giao tiếp trong khn khổ một khung chương trình
thống nhất tạo điều kiện cho nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày một tăng và tận dụng
năng lực nhận thức ngày càng phát triển của các em.
Hệ thống chủ đề
Hệ thống chủ đề (Topics) được cụ thể hóa từ bốn chủ điểm. Chương trình tiếng
Anh THCS đưa ra một danh mục các chủ đề mẫu cho mỗi chủ điểm và cho từng lớp.
Giáo viên và người biên soạn tài liệu có thể sử dụng hệ thống chủ đề này hoặc điều
chỉnh, sửa đổi các chủ đề cho phù hợp với các chủ điểm tùy theo nhu cầu, hứng thú và
khả năng học tập nhằm phát triển năng lực giao tiếp của học sinh.

16


×