Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Maketing du lịch: Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển Đồ Sơn, thực trạng và một số kiến nghị giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.14 KB, 22 trang )

Maketing du lịch.
đề tài: “Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển Đồ Sơn, thực trạng và
một số kiến nghị giải pháp”.
Thời vụ du lịch:
Tính thời vụ trong du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung
va cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các
nhân tố nhất định.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà
tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.
Tính thời vụ
Thời gian của mùa du lịch chính là đại lượng thay đổi chứ khơng phải là
bất biến. Nó phụ thuộc vào tính chất và xu hướng phát triển của hoạt động du
lịch.
Trong đó, Thành phố Hải Phịng được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, ban tặng
cho 1 tiềm năng lớn về con người, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, có rừng
có biển, có nền văn hố đặc trưng của vùng ven biển bắc Bộ để phát triển du
lịch. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Phòng được biết đến với vị
thế của một thành phố Cảng, một trong những trung tâm kinh tế, văn hố, du
lịch của cả nước, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng được phân bố trên toàn thành
phố với đa dạng các loại hình như rừng, biển, đảo, di tích văn hoá và nhiều
thắng cảnh danh lam thu hút khách trong nước và quốc tế. Bất cứ du khách nào
đến Hải Phịng cũng khơng thể bỏ qua khu du lịch biển nổi tiếng Đờ Sơn.

Phân tích tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch
nghỉ biển tại Hải Phịng:
-Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển Đồ Sơn


Thắng cảnh Đờ Sơn có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng,
từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán
đảo Đồ Sơn nằm trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông


Cấm đến cửa sông Văn Úc. Với những cảnh sắc tuyệt đẹp về phong cảnh sơn
thuỷ tình hữu. Có thể nói, Đồ Sơn đẹp tựa Đà Lạt mộng mơ để du khách thả hồn
tận hưởng những kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng. Đến với khu du lịch Đồ Sơn,
du khách sẽ được đắm mình trong làn nước biển, nghỉ ngơi để thưởng ngoại
cảnh đẹp của một miền biển nổi danh mang đậm nét truyền thống, lung linh màu
của huyền thoại... Du khách các nơi về Đờ Sơn, ít người biết, cách bãi tắm phía
Đơng Nam bán đảo Đờ Sơn chừng 800m có đảo Dáu hoang sơ đến lạ kỳ. Người
xưa hình tượng hố Đờ Sơn như đầu rờng đang hướng về phía viên ngọc (đảo
Dáu), đi quẫy ra khơi xa thành Bạch Long Vĩ. Hiếm có hịn đảo nào gần đất
liền lại được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Dáu. Chỉ
sau khoảng 20 phút cưỡi sóng từ bến Nghiêng, du khách đã lạc vào chốn hoang
sơ, tận mắt ngắm nhìn tháp đèn biển, cơng trình hơn trăm tuổi giữa gió biển
phóng khống. Cây đèn biển hơn trăm tuổi đặt trên đỉnh cao 128 m, được xây
dựng từ năm 1892, cao như một tháp pháo đài cổ, chiếu xa tới 40 km. Biết bao
lượt du khách đã bước theo những bậc cầu thang gỗ bóng loáng để lên đỉnh ngọn
đèn, hưởng cảm giác lâng lâng, hào sảng khi đứng trên độ cao hàng chục mét
đón gió căng tràn sức sống. Con đường lên đảo khơng quá dốc và cũng chỉ dài
vừa đủ để du khách cảm thấy như tập thể dục. Thích nhất có lẽ là được đi dưới
‘mái nhà’ lợp bằng tán cổ thụ và dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông rủ
như tơ liễu và cơ man gốc cổ thụ to vài người ôm. Tuy ở ngay nơi tàu bè qua lại
tấp nập, nhưng cảnh quan rừng vẫn được giữ nguyên trạng. Tương truyền Nam
Hải Thần vương rất thiêng, không ai dám lấy đi ở đảo bất cứ thứ gì, kể cả từ một
cành củi. Chuyện kể rằng thời nhà Trần, sau trận thủy chiến với giặc Nguyên
trên sông Bạch Đằng, bà con trên đảo thấy xác một tướng quân dạt vào. Biết là
tướng nhà Trần tử trận, bà con bèn lập đền thờ và gọi ngài là Nam Hải thần


vương. Hằng năm, vào các ngày 8, 9 và 10 - 2 (âm lịch) diễn ra lễ hội đảo Dáu
của ngư dân Đồ Sơn tại đền thờ ngài để cầu may.
Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch.

-Các điêù kiện về kỹ thuật.
Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu
của du khách phụ thuộc 1 phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Nó đóng
vai trị quan trọng trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, bao
gờm: tồn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật. Ở Hải Phịng có một hệ thống
các khách sạn nhà hàng, khu giải trí, cửa hàng, sân thể thao… có thể kể đến các
địa chỉ tiêu biểu như: Đồ Sơn resort, Đồ Sơn Villas, Khách sạn Hải Âu Hải
Phòng, Khách sạn thanh niên Hải Phòng,...
Câu lạc bộ vui chơi giải trí : khách sạn Hữu Nghị (60 Điện Biên Phủ),
Maxim Café(51 Điện Biên Phủ), Trung tâm thể thao giải trí

Câu lạc

bộ Đất Cảng (28 Quang Trung)
-Cơ sở kỹ thuật hạ tầng xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du
lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bao gồm hệ thống đường sá, nhà
ga, sân bay, bến cảng đường sắt, mạng lưới điện, cấp thoát nước… quan trọng
nhất vẫn là hệ thống giao thông vận tải, viễn thông, điện, nước… Tại Hải Phịng,
có hệ thống giao thơng khá, như: Sân bay Cát Bi, có tuyến bay nối các trung tâm
du lịch Huế, Đà Nẵng, Hạ Long qua sân bay Cát Bi; Ga Hải Phòng nằm ngay
trung tâm thành phố; Hệ thống cảng (cảng bến Nghiêng, cảng Hải Phòng…)
cùng với hàng loạt tàu vận chuyển khách hiện đại được trang bị phục vụ khách
du lịch từ bến Bính, Đờ Sơn đi Cát Bà, Hạ long…
-Điều kiện về tổ chức.
Tại Hải Phòng: Sở du lịch đặt dưới sự quản lý trực tiếp của UBND TP Hải
Phòng, và dưới sự quản lý của chủ thể là Chính Phủ.
Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch(đó là
bộ máy quản lý vi mô về du lịch). Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến



việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch.
Gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách
du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh
vực này: Văn phòng đại diện Vietnam Airline tại Hải Phòng, Đường sắt Việt
Nam - Ga Hải Phịng, Chi nhánh cơng ty vận tải biển Sài Gịn, Trung tâm điều
hành du lịch Hải Phịng, Cơng ty liên doanh du lịch hàng không, Công ty du lịch
- dịch vụ Hải Phịng ..
Đặc điểm của tính thời vụ
Thời vụ du lịch là một quy luật có tính phổ biến. Nó tờn tại ở tất cả các
nước và các vùng có hoạt động du lịch.
- Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch,
tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó.
Vùng biển như Đờ Sơn loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ biển thì thời vụ du
lịch chính sẽ vào mùa hè. Nếu ở một khu du lịch biển lại có nhiều ng̀n nước
khống có giá trị ở đó sẽ phát triển du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ
dưỡng chữa bệnh vào mùa đông.
- Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau vào các tháng khác nhau.
Giai đoạn mà ở đó quan sát thấy hoạt động du lịch có cường độ lớn nhất được
gọi là thời vụ chính hay chính vụ. Trong thời gian này số lượng du khách khá ổn
định.
Thời kì có cường độ nhỏ hơn ngày trước mùa chính là đầu mùa và ngày sau
mùa chính gọi là cuối mùa. Trong thời kỳ đầu mùa số lượng du khách ngày hôm
sau thường tăng hơn ngày hôm trước, cịn trong thời kỳ cuối vụ có hiện tượng
ngược lại, số du khách ngày sau giảm hơn so với du khách ngày trước đó. Thời
gian cịn lại trong năm được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước người ta gọi nó là
mùa chết.
Nếu nhìn vào đờ thị mùa du lịch thì giai đoạn trước mùa là giai đoạn có sự
biến thiên tỉ lệ thuận giữa thời điểm và khách du lịch. Đây là thời kỳ phát triển



của sản phẩm du lịch. Vào giai đoạn hai, khi thời gian thay đổi, số lượng du
khách hầu như vẫn giữ nguyên. Khi theo thời gian, số lượng du khách giảm dần,
tức là giữa thời gian và số lượng du khách có quan hệ tỉ lệ nghịch, người ta kết
luận đó là thời kỳ cuối vụ của loại sản phẩm du lịch đó.
Tại bãi biển Đờ Sơn từ tháng 6 đến tháng 8 là thời gian tắm biển đẹp
nhất, nhiều người đi tắm nhất. Vào thời gian này số khách đông nhất,
cường độ thời vụ là lớn nhất. Vào cuối tháng 4, tháng 5, tháng 9, tháng 10 nước
biển tương
đối ấm có thể tắm được nhưng số lượng khách ít hơn, cường độ thời vụ nhỏ hơn.
Các tháng còn lại được gọi là mùa chết.
- Ở các nước và vùng du lịch phát triển, thông thường thời vụ du lịch kéo
dài
hơn và chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và
sau vụ
thể hiện yếu hơn. Ngược lại, các nước và vùng du lịch mới phát triển, mùa
du lịch
thường ngắn hơn và chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời
gian
trước và sau mùa chính thể hiện rõ nét hơn.Ở Đờ Sơn có thời vụ du lịch
ngắn hơn và chênh lệch cường độ của mùamdu lịch chính so với thời gian trước
và sau mùa chính thể hiện rõ nét hơn so với
- Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch khơng bằng nhau đối
với
các loại hình du lịch khác nhau.
Ví dụ: Du lịch chữa bệnh có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu
hơn, cịn
du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội thường có thời vụ ngắn hơn và cường độ
mạnh hơn.



Các nhân tố gây lên tính thời vụ du lịch
Thời vụ du lịch hình thành do nhiều nguyên nhân rất đa dạng với cơ chế tác
động phức tạp: có nguyên nhân tự nhiên, nguyên nhân kinh tế xã hội, tổ
chức kỹ
thuật, nguyên nhân mang tính cá nhân. Một số nguyên nhân tác động chủ
yếu lên
cầu du lịch, số khác tác động chủ yếu vào cung có những nguyên nhân tác
động lên
cả cung và cầu du lịch. Có thể phân các yếu tố hình thành lên tính thời vụ
du lịch
như sau:
Khí hậu
Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ
trong du lịch. Nhân tố khí hậu tác động lên cả cung và cầu du lịch. Ảnh
hưởng của
nhân tố khí hậu thể hiện rất mạnh mẽ ở các loại hình du lịch như du lịch
nghỉ biển,
du lịch nghỉ núi và ở mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với du
lịch
nghỉ biển, các thành phần của khí hậu như cường độ ánh sáng, độ ẩm,
cường độ và
hướng gió, nhiệt độ và một số điều tự nhiên khác như độ sâu của bờ biển,
kích
thước của bãi tắm... quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm,
phơi nắng
của du khách. Tiêu chuẩn tiện nghi phù hợp đối với du khách nghỉ biển ở
các nước


cũng khác nhau. Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15160C là

phù hợp để tắm. Trong khi đó đối với khách du lịch Châu Âu khác, nhiệt độ
nước
biển phải từ 20-250C mới là phù hợp. Điều đó chứng tỏ rằng giới hạn của
tính thời
vụ do thời tiết gây ra có thể mở rộng hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏi
của
khách du lịch và tiêu chuẩn của nó khi sử dụng tài nguyên du lịch.
Đối với một số loại hình du lịch khác như lịch chữa bệnh, du lịch văn hố
và du
lịch cơng vụ, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khơng khắt khe như đối với
du lịch
nghỉ biển. Ví dụ như chất lượng của tài nguyên du lịch nhân văn (di tích,
viện bảo
tàng) cũng không thay đổi trong suốt năm. Mặc dù vậy, đối với các loại
hình du
lịch cũng có biểu hiện cường độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời
gian
trong năm, chủ yếu là vào mùa khơ. Vì vào mùa khơ thời tiết thuận lợi hơn
cho các
cuộc hành trình du lịch.
Như vậy nhân tố khí hậu có ý nghĩa lớn đối với thời vụ du lịch. Đối với du
lịch
nghỉ biển và nghỉ núi, khí hậu quyết định những điều kiện thích hợp của
thời vụ


cho các cuộc hành trình du lịch. Đối với các loại hình du lịch khác, nó đóng
vai trị như một tác nhân phụ điều chỉnh các cuộc hành trình du lịch và việc sử
dụng các
tài nguyên du lịch theo thời gian

Thời gian rỗi.
Thời gian rỗi cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng đều
của
nhu cầu du lịch. Con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian rỗi. Tác động
của
thời gian rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải xét trên hai khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất là thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên
thời vụ
du lịch do độ dài của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời
gian phép
năm ngắn thì con người chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm, khi đó họ
có xu
hướng chọn thời gian chính vụ để đi nghỉ với mong muốn tận hưởng những
ngày
nghỉ phép quý giá. Do vậy sự tập trung các nhu cầu có khả năng thanh tốn
sẽ cao
vào thời vụ du lịch. Nhưng ngày nay có xu hướng chung là số ngày nghỉ
phép năm
của nhân dân lao động tăng lên. Nếu số ngày nghỉ phép dài, cho phép con
người đi
du lịch hơn một lần trong năm thì tỉ trọng tương đối của nhu cầu sẽ giảm
trong
tổng số nhu cầu cả năm. Như vậy sự gia tăng thời gian rỗi góp phần giảm
cường độ


của thời vụ và tăng cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch
truyền
thống. Việc phân bố thời gian sử dụng phép năm của nhân dân lao động
cũng ảnh

hưởng đến tính thời vụ trong du lịch. Ví dụ ở một số nước đã có quy định
chính
thức thời gian sử dụng phép cho nhân viên trong một thời gian nhất định
trong
năm. Điều đó cũng góp phần tập trung nhu cầu vào một thời gian nhất định,
tạo
nên thời vụ du lịch. Tuy nhiên ảnh hưởng đó khơng nhiều vì ít nước quy
định thời
điểm bắt buộc phải sử dụng thời gian nghỉ phép. Sự tập trung lớn nhu cầu
vào thời
vụ chính cịn do việc sử dụng phép theo tập đồn. Một số xí nghiệp ở Pháp
hay
Thuỵ Sĩ ngừng hoạt động chính vào một số giai đoạn trong năm và bắt
nhân viên
phải nghỉ phép vào thời gian đó. Ngồi ra một số tầng lớp dân cư như giáo
viên chỉ
có thể đi du lịch vào kỳ nghỉ của các trường học (thường là mùa hè) và
nông dân
chỉ đi nghỉ vào những tháng khơng bận rộn mùa màng. Đó cũng chính là
nhân tố
làm tăng sự tập trung nhu cầu vào mùa chính
Khía cạnh thứ hai của thời gian rỗi là thời gian nghỉ của trường học. Thời
gian


nghỉ học tác động lên thời gian rỗi của học sinh và cha mẹ chúng. Thời
gian nghỉ
của trường học đóng vai trò giới hạn cho việc lựa chọn thời gian đi du lịch
của các
bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 6 đến 15. Tác động của thời gian nghỉ của

trường
học cũng phải được nghiên cứu trên hai mặt: độ dài của thời gian nghỉ và
phân bố
của thời gian nghỉ trong năm. Ở hầu hết các nước, nghỉ hè là kỳ nghỉ dài
nhất của
học sinh. Do vậy, đối với các nơi phát triển du lịch nghỉ biển kkhơng khó
khăn gì
để nhận ra tác động của nhân tố thời gian nghỉ của trường học lên tính thời
vụ du
lịch.
Khi nghiên cứu mức độ tác động của thời gian nghỉ của trường học lên sự
tập
trung nhu cầu vào thời vụ chính, các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó
khăn. Khó
khăn chủ yếu là ở mỗi nước khác nhau thì có cơ cấu của dân cư theo tuổi
tác và
hồn cảnh gia đình khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu đòi hỏi tỉ mỉ, tốn
nhiều
cơng sức và khó tổng hợp thành xu hướng chung. Qua điều tra xã hội học
mới đây
ở Hoa Kì và một số nước Tây Âu, thời gian gần đây nổi lên hai xu hướng
có ảnh


hưởng đến tính thời vụ du lịch. Xu hướng thứ nhất là số thanh niên tự đi du
lịch
ngày càng nhiều và giới hạn trên của tuổi các hoạc sinh đi nghỉ cùng cha
mẹ ngày
càng giảm xuống do tính tự lập của các đối tượng này ngày càng tăng. Xu
thế thứ

hai có liên quan đến sự gia tăng tuổi thọ trung bình của con người, do vậy tỉ
trọng
các gia đình có con trong độ tuổi đi học ngày càng giảm trong cơ cấu chung
của
toàn dân.
Những năm gần đây các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ngày càng quan
tâm
đến một phần của dân cư không phụ thuộc vào cả thời gian nghỉ phép năm
lẫn thời
gian nghỉ của trường học. Đó là những người ở độ tuổi thứ ba, những người
hưu
trí. Số lượng của đối tượng này ngày càng tăng và đây là một trong những
nguồn
trữ để phân bố hợp lý hơn nhu cầu du lịch trong năm.
Tóm lại, nhân tố thời gian có xu hướng biến đổi thuận lợi như sau:
-Xu hướng tăng số ngày nghỉ phép năm để có thể sử dụng hai lần nghỉ
trong
một năm.
-Tỷ trọng người ở độ tuổi thứ ba ngày càng tăng, họ là những người sử
dụng tuỳ ý
thời gian đi nghỉ. Đồng thời giảm tỷ trọng số gia đình có con trong độ tuổi
đi học.


Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự tập trung nhu cầu
vào
thời vụ chính.
. Phong tục tập qn.
Phong tục là nhân tố có tính bất hợp lý tác động mạnh lên sự tập trung các
nhu

cầu du lịch vào thời vụ chính. Thơng thường, các phong tục có tính chất lâu
đời và
phần nhiều chúng hình thành dưới tác động của các điều kiện kinh tế xã
hội. Sự
thay đổi điều kiện trên sẽ tạo thêm nhiều phong tục mới, nhưng không thể
chờ đợi
sự thay đổi đột ngột của các phong tục cũ. Điều đó đã được khẳng định
trong sự
phát triển của thời vụ trong 200 năm gần đây. Ở Việt Nam tác động của các
nhân
tố phong tục lên tính thời vụ rất mạnh mẽ và rõ ràng. Du lịch lễ hội ở miền
Bắc
nước ta tập trung chủ yếu vào mùa Xuân, thời kỳ mưa phùn gió bấc. Theo
các nhà
văn hoá, trên 74% số lễ hội trong năm ở đồng bằng Bắc Bộ diễn ra vào thời
gian từ
tháng 12 đến tháng 4 âm lịch. Để khắc phục phần nào ảnh hưởng bất lợi
của phong
tục làm tăng đột ngột các nhu cầu vào một thời gian ngắn, phương pháp
chủ yếu là
mở rộng hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng cáo trong thời gian thật
dài. Vì


việc thay đổi phong tục của đất nước, của vùng thường diễn ra rất chậm
chạp.
Các nhân tố khác
Hiện tượng quần chúng hoá trong du lịch.
Hiện tượng quần chúng hoá trong du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến cầu
trong

du lịch. Kết quả của hiện tượng quần chúng hoá trong du lịch là mở rộng sự
tham
gia của số đơng khách có khả năng thanh tốn trung bình và thường ít có
kinh
nghiệm đi du lịch. Những người khách này thường không thông hiểu nhiều
nên
hay chọn đi vào mùa du lịch chính. Họ quyết định như vậy vì những
nguyên nhân
chủ yếu sau:
-Mặc dù giá vận chuyển và lưu trú cao nhưng lợi thế được giảm giá do đi
tập
thể, chi phí tổ chức chuyến đi là thấp nhấp do đi theo đoàn nên đa số khách
có khả
năng thanh tốn hạn chế thường đi nghỉ biển tập thể.
Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến kinh doanh du lịch biển.
Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của
quá trình du lịch – đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến
khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch.
-Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại:
Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối
với các phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội


(giao thơng cơng chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp v.v…), làm ảnh
hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương.
Khi nhu cầu du lịch giảm xuống và giảm tới bằng khơng thì những người
làm hợp đờng theo thời vụ sẽ khơng cịn việc làm. Ngồi ra, ngay cả những nhân
viên cố định ngoài thời vụ cũng có thu nhập thấp hơn.
- Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương:
Khi cầu du lịch tập trung q lớn sẽ gây ra khơng ít những sự mất thăng

bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính
thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du
lịch.
Khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng khơng thì những khoản thu
nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm.
-Các tác động bất lợi đến khách du lịch:
Khi cầu du lịch tập trung lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp
với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thường xảy
ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các
cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của
khách. Do vậy dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ khách du lịch.
-Các tác động đến nhà kinh doanh du lịch:
+Các bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của
các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần (độ căng thẳng của độ tập trung cầu du
lịch );
-

Đối với chất lượng phục vụ du lịch ;

-

Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực ;

-

Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng , các ngành kinh tế và du

lịch có liên quan, dịch vụ cơng cộng;
-


Đối với việc tổ chức hoạch toán ;

-

Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật;


-

Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới

mức bằng không ;
-

Tác động tới chất lượng phục vụ ;

-

Tác đông tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ;

-

Tác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lực nhân lực ;

-

Tác đơng tới việc tổ chức hoạch tốn;

-


Đối với tài ngun du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật;

Tuy nhiên hoạt động du lịch nghỉ biển của Hải Phịng có nhiều khởi sắc.
Khai thác hiệu quả phục vụ vận chuyển khách bằng đường khơng là hướng
đi mới tích cực tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thương mại và du lịch hấp dẫn
các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Với những cố gắng của thành phố cũng
như Tổng Cục hàng không dân dụng Việt Nam, sân bay Cát Bi được cải tạo,
nâng cấp với đường băng, sân đỗ, nhà ga, nhà điều hành bay, hệ thống dẫn
đường, thông tin vệ tinh hiện đại đón khách 24/24 giờ trong ngày. Sân bay Cát
Bi cũng chính thức được Hiệp hội hàng không quốc tế công nhận đạt tiêu chuẩn
ICAO, đủ điều kiện thực hiện các chuyến bay từ Hải Phòng đi Đà Nẵng, thành
phố Hờ Chí Minh và đến các sân bay quốc tế trong khu vực. Sự kiện tuyến bay
Ma Cao-Hải Phịng chính thức đi vào hoạt động thường xun 2 chuyến/ ngày
mở ra nhiều triển vọng lớn trong việc hợp tác và đón khách du lịch quốc tế trong
thời gian tới. Bên cạnh đó, hệ thống các tuyến xe buýt công cộng được mở rộng
phát triển phục vụ tốt nhu cầu đi lại bằng đường bộ, tạo thuận lợi cho khách du
lịch.
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được chủ động thực hiện với
nhiều loại hình phong phú, đa dạng thực sự tạo sức hấp dẫn cho du khách và các
nhà đầu tư. Ngành du lịch đã xây dựng Websibe du lịch Hải Phòng và thường
xuyên truy cập thông tin về du lịch thành phố trên Websibe của Tổ chức xúc tiến
du lịch các thành phố khu vực châu Á - Thái Bình Dương; phối hợp với Truyền
hình thực hiện Chương trình giới thiệu điểm đến của du lịch Hải Phòng phát


sóng tới các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Canada; đồng thời đẩy mạnh các hoạt
động xúc tiến, quảng bá du lịch mở rộng thu hút du khách tại các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Lào, Malaysia...
Đã qua những tháng cao điểm của mùa du lịch biển do đặc thù thời tiết,
lượng khách đến Hải Phòng giảm 8,2%. Tuy vậy, khác với mọi năm, lượng

khách quốc tế đến với các khu du lịch trên địa bàn thành phố trong thời điểm
này vẫn ổn định và tăng 14,4%, kéo theo doanh thu tăng 4,1% - do tuyến bay
quốc tế MaCao/Hờng Kơng-Hải Phịng chính thức đi vào ổn định từ ngày
04/9/2006. Tính đến ngày 20/10, tuyến bay quốc tế MaCao/Hờng Kơng-Hải
Phịng đã thực hiện 96 lượt chuyến bay đi và đến với tổng số khách là 4.543 lượt
khách, hệ số sử dụng ghế đạt 59%. Chủ yếu là khách quốc tế đến lưu chân và
thưởng thức các dịch vụ vui chơi, giải trí tại Khu du lịch Đờ Sơn, Cát Bà, suối
khống nóng Tiên Lãng.
Những vấn đề cịn tờn tại trong kinh doanh du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng.
Vấn đề về cơ sở kỹ thuật
Để Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế, du
lịch thành phố vẫn còn những bất cập chưa thật sự hấp dẫn du khách. Tại các
khu du lịch trọng điểm Đồ Sơn, Cát Bà việc thực hiện niêm yết giá dịch vụ du
lịch chưa được thường xuyên; vẫn còn các điểm kinh doanh dịch vụ không đúng
quy hoạch làm mất mỹ quan tại khu du lịch Đồ Sơn; các bãi tắm khu du lịch Cát
Bà còn thiếu phương tiện cứu hộ và điều kiện cấp cứu, giá phòng ngủ tăng giảm
thất thường theo lượng khách. Du lịch sinh thái đa dạng song còn thiếu tính
chuyên nghiệp, làm cho du khách chưa mặn mà với các tua du lịch; các doanh
nghiệp lữ hành hoạt động hiệu quả thấp, qua kiểm tra 17 doanh nghiệp lữ hành
nội địa và quốc tế chỉ có 8 doanh nghiệp hoạt động. Hệ thống khách sạn tăng về
số lượng song chất lượng đạt hạng sao, đáp ứng nhu cầu của khách cao cấp
(VIP) cịn hạn chế, chưa có khách sạn 5 sao. Vẫn còn thiếu sự gắn kết giữa du
lịch với các hoạt động thương mại, dịch vụ; số ngày lưu trú của khách thấp, khả


năng chi tiêu không cao; sản phẩm du lịch. , dịch vụ còn thiếu đặc sắc. Một số
dự án đầu tư du lịch triển khai còn chậm.
Chất lượng và số lượng cảng biển: Việt Nam tuy có nhiều cảng biển
nhưng hầu hết đều là cảng bốc dỡ hàng hoá. Một vài cảng bước đầu thu xếp để
có thể đón tiếp khách du lịch như cảng Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy nhiên do diện

tích cảng hẹp, việc đón tiếp khách lại không thường xuyên nên việc thiết kế, xây
dựng chưa phù hợp với một cảng du lịch.
Vấn đề môi trường:
Với quy mô to lớn của sự phát triển du lịch biển hiện nay, địi hỏi tìm kiếm
những vùng đất mới để phân bố các cơ sở nghỉ mát du lịch. Môi trường du lịch
biển là môi trường du lịch mỏng manh, dễ bị phá vỡ trước quá trình địa lý hiện
đại và sự tác động của các hoạt động kinh tế của con người. Tập trung những
người đi nghỉ trên một sự căng thẳng khơng kham nổi có thể huỷ hoại giá trị
thiên nhiên của các địa điểm ấy. Khi quy hoạch du lịch biển phải chú ý nghiêm
ngặt đến vấn đề bảo vệ đất đai và môi trường vùng biển có lợi cho việc xây
dựng và phát triển vùng biển sau này. Trong trường hợp không thể khai thác
ngay, cần phải gìn giữ tránh xây dựng tràn lan các cơng trình ít giá trị. Điển hình
nạn lấn chiếm đất dai du lịch biển bằng những nhà cửa riêng lẻ, kiến trúc tầm
thường, các xí nghiệp, bến bãi kho tàng bừa bộn hiện nay.
Các vấn đề khác
Mặt khác, công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm còn rất hạn chế. Nội
dung nghèo nàn. Các cơng ty chưa có chiến lược marketing, đăc biệt trong quan
hệ quốc tế: hầu như chưa có các văn phịng đại diện ở nước ngồi, chưa có đầy
đủ thông tin hấp dẫn trên các tờ gấp, trang web… Những mảng thông tin giới
thiệu về đất nước, con người chưa đầy đủ hấp dẫn nên chưa giúp cho khách hiểu
về những nét đặc sắc, độc đáo, truyền thống văn hoá dân tộc của con người Việt
Nam trước khi họ quyết định đi du lịch.


Trên thực tế, thì nhu cầu về du lịch tăng lên rất mạnh kể cả du lịch nội địa
cũng như quốc tế, những khả năng cung cấp của chúng ta sẽ khó khăn trong việc
đáp ứng kịp cung cũng như cầu. Phần cung ở đây là các khách sạn, nhà hàng,
nhà dân, giao thơng...(nói chung là hạ tầng du lịch). Những địa chỉ thực sự là
điểm sáng an toàn toàn và chất lượng, để tạo nên những sản phẩm phục vụ trong
du lịch là rất khiêm tốn thậm chí cịn thiếu thốn. Phần cầu có nhiều mặt, nhưng

chủ yếu là nguồn nhân lực và môi trường trong lành, không bị ô nhiễm đang là
vấn đề thiếu và yếu. Hai khía cạnh này là vấn đề nóng bỏng, cấp bách cần giải
quyết cụ thể ngay.
Điều nữa, lượng khách tăng nhưng chất lượng và hiệu quả khơng cao. Có
nhiều lý do để nói về sự yếu kém này. Do vậy, năm 2007 và những năm tiếp
theo, cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để nâng cao chất lượng, đặc
biệt là hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Điều nữa, về khả năng quản lý và tốc độ tăng trưởng còn nhiều vấn đề cẩn
mạnh dạn sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Phát triển nhanh nhưng khả năng
quản lý chưa theo kịp, trong đó có quản lý lữ hành. Thời gian tới, cần đặc biệt
chú trọng tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của thời vụ
du lịch đến sự phát triển du lịch ở Hải Phòng.
Một số đề xuất và kiến nghị.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng
bộ thành phố; Chiến lược Phát triển bền vững thành phố giai đoạn 2006-2010,
định hướng đến 2020; Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ
thành phố, từ tình hình, điều kiện thực tiễn, mục tiêu phát triển du lịch thành
phố đề ra là: Từng bước xây dựng Hải Phòng thành một trong những trung tâm
du lịch quốc tế, đào tạo nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch cho các địa
phương phía Bắc. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch theo hướng hiện đại, đờng bộ; đa dạng hố và nâng cao chất lượng các sản


phẩm du lịch; ưu tiên đầu tư cho khu du lịch trọng điểm Cát Bà và Đồ Sơn; tăng
cường hợp tác du lịch trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trên
5,6 triệu lượt khách du lịch; GDP du lịch chiếm 4,5% tỷ trọng GDP của kinh tế
thành phố.
Đối với khu du lịch trọng điểm Đồ Sơn, Cát Bà cần hoàn thiện quy
hoạch chi tiết, tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ; khẩn trương thực

hiện các dự án khách sạn cao cấp, khu du lịch quốc tế đảo Dáu, tháp Tường
Long, sân gôn Đồ Sơn... quan tâm xây dựng các bãi tắm trở thành khu vui chơi
giải trí, tắm biển hấp dẫn du khách.
Chiến lược phát triển mới của thành phố là : Xác định mục tiêu phát
triển du lịch Hải Phòng theo hướng du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch văn
hóa, lễ hội, Sở Du lịch đã tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố tập trung
chỉ đạo đầu tư, nâng cấp một số điểm du lịch văn hóa, từng bước hồn thiện các
cơng trình xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch tại hai trọng điểm du lịch là: Đồ
Sơn và Cát Bà, chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp tục kêu gọi các
dự án đầu tư, thường xuyên hướng dẫn, nắm bắt và kiểm tra các hoạt động du
lịch, có kế hoạch điều chỉnh để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay của thành phố.
Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi so
tính thời vụ trong du lịch
Làm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầu
Các biện pháp chủ yếu ở đây là :
-

Tổ chức lao động hợp lý – các doanh nghiệp có quỹ lao động cơ hữu và

lao động hợp đồng theo thời vụ .
-

Liên kết với các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hổ trợ về nguồn nhân lực

lúc quá tải .
-

Tạo công ăn việc làm ngoài thời vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên của

doanh nghiệp.



Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch:
- Tăng thêm các loại hình (kinh doanh)dịch vụ bổ xung : giải trí , tiêu
khiển , thể thao, câu lạc bộ.
-

Dùng chính sách khuyến khích , khen thưởng ngồi thới vụ chính :

giảm giá ,thêm dịch vụ khơng mất tiền , tặng quà, tặng tỷ giá hối đoái.
Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai:
Phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu
quả kinh tế .Việc đánh giá xác định phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau:
-

Tính hấp dẫn của tài ngun du lịch vào thời gian ngồi du lịch chính

-

Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác .

-

Nguồn Khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu .

-

Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật đã có(đánh giá theo

hướng xem cơ sở vật chất kỹ thuật đó có thể thỗ mãn được những nhu cầu của

các đối tượng khách du lịch khác.
-

Lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho

mùa du lịch thứ hai .
Một số biện pháp nhằm phát triển mạnh du lịch biển Việt Nam:
-

Khai thác tiềm năng các điểm du lịch ven biển.

-

Thực hiện nghiêm ngặt chính sách bảo vệ mơi trường.

-

Liên kết chặt chẽ với ngành hàng không hàng hải.

-

Giải pháp tốt đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch trong đó có những

chuyên đề đào tạo riêng cho du lịch biển.
-

Nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác marketing.

-


Nhà nước có chính sách hỗ trợ cả vĩ mơ, vi mơ, thủ tục hành chính gọn

nhẹ, giảm giá visa, chính sách thuế hợp lý, xây dựng hạ tầng cơ sở, giới thiệu du
lịch Việt Nam trên các phương tiện đại chúng.
-

Giữ gin an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách.

-

Nâng cao chất lượng các tour du lịch.


-

Hợp tác chặt chẽ giữa các hãng lữ hành cùng hoạt động du lịch biển.
Xây dựng thương hiệu du lịch Hải Phòng phải được coi là mối quan tâm

hàng đầu, thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và định
hướng 2020 gắn với phát triển văn hố và bảo vệ mơi trường; xây dựng các
chương trình, kế hoạch dài hạn về huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển
du lịch, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo
hướng hiện đại, đồng bộ; nâng cao chất lượng các tuyến và các hình thức du lịch
hiện có, khai thác mở thêm các tuyến và các hình thức du lịch mới; đa dạng hoá
và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, xây dựng và phát triển các sản
phẩm du lịch chủ yếu; mở rộng các loại hình thơng tin, quảng bá, xúc tiến du
lịch; tạo sự liên kết, hợp tác có tổ chức chặt chẽ trong các doanh nghiệp du lịch
của thành phố nhằm tăng cường sự cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế
và khu vực.

Hiện nay du lịch Hải Phòng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và
là khâu đột phá để phát triển kinh tế thành phố.Năm 2006, Ngành du lịch Hải
Phịng có nhiều cơ hội cũng như những thách thức. Những thành tựu đạt được
trong những năm qua, nhất là năm 2006 sẽ tạo đà phát triển tốt cho năm 2007.
Vị thế thành phố du lịch cảng Hải Phịng tiếp tục được duy trì nâng cao và bừng
sáng, đó cũng là nhân tố khách quan để chúng ta tiếp tục đầu tư mạnh cả chiều
rộng và chiều sâu để phát triển cho được một chiến lược du lịch . Năm nay, đặt
ra những thách thức lớn, đó là khả năng của chúng ta đáp ứng cơ hội hội nhập là
rộng mở, cần sẵn sàng chuẩn bị đủ năng lực để đáp ứng.Hi vọng trong tương lai
khơng xa, Du lịch Hải Phịng sẽ có một bộ mặt hoàn toàn khác, mới mẻ hơn và
tiến bộ hơn, xứng đáng với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng , để Du lịch Hải
Phòng sẽ như con rồng bay vào thế kỷ mới.




×