Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

So sánh cách ứng xử với văn hóa trung hoa của người việt nam và người nhật bản( thời kì trung đại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.03 KB, 12 trang )

Đề tài: So sánh cách ứng xử với văn hóa Trung Hoa của người Việt Nam và
người Nhật Bản( thời kì Trung đại)
Phần 1: Mở đầu
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, khơng có bất kì một dân tộc nào
đứng một mình, mà đều trải qua quá trình tiếp nhận và tiếp biến văn hóa, chịu ảnh hưởng
từ những nền văn hóa xung quanh. Q trình giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hóa
là một nhu cầu tất yếu trong lịch sử. Trải qua hàng ngàn năm, các nền văn hóa va chạm
với nhau đã tạo nên những “nút giao” về văn hóa, đồng thời trong q trình giao lưu và
tiếp biến đó, mỗi nền văn hóa có những cách thức tiếp biến văn hóa phù hợp, vừa hấp thụ
những tinh hoa văn hóa của các nền văn hóa lân cận, vừa bảo tồn được những giá trị cốt
lõi của văn hóa bản địa.
Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ
trong xu hướng giao lưu và tiếp biến văn hóa tự nhiên đó. Cả hai quốc gia này đều nằm ở
châu Á, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Đơng và trong suốt q trình lịch
sử và đều có q trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Mặc dù cả hai quốc
gia này đều chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, và có nhiều giá trị tương đối gần
nhau: Nho giáo, văn học,… tuy nhiên, cách ứng xử với văn hóa Trung Hoa lại có nhiều
điểm khác biệt.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “So sánh cách ứng xử với văn hóa
Trung Hoa của người Việt Nam và người Nhật Bản( thời kì Trung đại)” nhằm tìm
hiểu kỹ hơn về những cách thức ứng xử với một nền văn hóa ngoại lai(trong trường hợp
này là ứng xử với văn hóa Trung Hoa) của hai quốc gia này.

Phần 2: Nội dung


I) Một số vấn đề lý luận
1.1. Khái niệm
Văn hóa (culture) theo nghĩa rộng nhất, là tập hợp các nét riêng, trí tuệ và vật
chất, tri thức và tình cảm, thể hiện các đặc điểm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm, ngồi nghệ thuật và văn chương, các cách sống, các


đạo luật cơ bản của con người, các hệ giá trị, các truyền thống và các tín ngưỡng1.
Tiếp biến văn hóa giải thích q trình thay đổi văn hóa và thay đổi tâm lý, là kết
quả theo sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa.
Những ảnh hưởng của giao lưu văn hóa có thể thấy được ở nhiều cấp độ trong cả
hai nền văn hóa tương tác. Ở cấp độ nhóm, tiếp biến văn hóa thường dẫn đến những
thay đổi về văn hóa, phong tục, và các tổ chức xã hội. Ở cấp độ cá nhân, sự khác biệt
trong cách cá nhân tiếp biến văn hóa đã được chứng minh có liên quan không chỉ với
những thay đổi trong hành vi, ứng xử hàng ngày, mà còn là tâm lý và thể chất. Trong
khi đó, tiếp cận văn hóa (enculturation) được sử dụng để mơ tả q trình tiền đề của
tiếp biến văn hóa, được thể hiện bởi sự học tập văn hóa mới, và sau đó tiếp biến văn
hóa là sự học tập nền văn hố đó lần thứ hai3.
1.2. Quan điểm của Hofstede về tiếp biến văn hóa
Tiến biến văn hóa là một q trình, mà trong đó các chủ thể văn hóa trải qua
những sự thay đổi nội tại và phát triển phương thức phản ứng. Chính vì vậy, tiếp biến
văn hóa, thực chất gồm nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn đầu tiên, thường gắn với cảm xúc tích cực, hoan hỉ, khi chủ thể văn
hóa mới chớm tiếp nhận những giá trị văn hóa khác. Cảm xúc tích cực thường sẽ càng
mạnh khi chủ thể văn hóa tiếp nhận giá trị mới một cách chủ động. Những cảm xúc tích
cực này đến từ tâm lý thích tìm tịi, khám phá, và ưa thích cái mới. Tuy nhiên, cái mới
thường sẽ mau chóng trở thành cái cũ sau khi chủ thể văn hóa tiếp xúc một thời gian


ngắn, và tâm lý con người lại trở lại trạng thái ổn định ban đầu. Chính vì vậy, giai đoạn
này cũng diễn ra rất ngắn.
Giai đoạn thứ hai, khi chủ thể văn hóa tiếp xúc với một mơi trường văn hóa mới
có thể cố gắng học hỏi những cách thực hành bề ngồi, nhưng họ khó có thể cảm nhận
được những giá trị cốt lõi của nền văn hóa mới. Tình huống cụ thể này có thể khiến
những cá nhân thiếu kinh nghiệm rơi vào trạng thái bối rối, trong đó họ khơng biết
mình mong đợi điều gì ở người khác và người khác mong đợi họ hành động như thế
nào. Do đó, một sự tiếp xúc lâu dài với một nền văn hóa nước ngồi có thể dẫn người ta

đến một tình trạng thất vọng, được gọi là sốc văn hóa. “Cú sốc văn hóa là một tập hợp
các phản ứng tâm lý và cảm xúc mà con người trải qua khi họ bị choáng ngợp bởi sự
thiếu kiến thức và hiểu biết về nền văn hóa mới, ngoại lai và những hậu quả tiêu cực
thường đi kèm với hành vi không đúng mực và thiếu kinh nghiệm của họ”4. Những
người bị sốc văn hóa có thể cảm thấy mất phương hướng, chán nản và khơng hài lịng
với mơi trường mới. Sốc văn hóa là một phần của đường cong tiếp biến văn hóa bốn
giai đoạn, trong đó sốc văn hóa là giai đoạn thứ hai trong q trình này.
Giai đoạn thứ ba, khi sốc văn hóa dần kết thúc, và thay vào đó là sự tiếp biến văn
hóa. Chủ thể văn hóa phải học cách đối phó với những điều kiện mới, cải thiện sự tự tin
của bản thân và từ từ thích nghi với bối cảnh hiện tại. Để thực hiện q trình tiếp biến
văn hóa, chủ thể văn hóa cần phải thay đổi nguồn lực cá nhân. Các yếu tố hiện có của
nền văn hóa riêng của họ cần phải được từ bỏ để hòa nhập vào mơi trường văn hóa mới.
Nếu bước thích ứng quan trọng này khơng diễn ra một cách thích hợp, chủ thể văn hóa
sẽ sống trong sự tách biệt về văn hóa và xã hội6.
Giai đoạn cuối của q trình tiếp biến văn hóa, chính là trạng thái ổn định. Trong
giai đoạn này, có 3 kịch bản có thể xảy ra với chủ thể văn hóa: (1) tiếp tục cảm thấy
mình bị phân biệt đối xử (2) cảm thấy thoải mái trong cả nền văn hóa gốc và mới và
cảm thấy thích nghi với hai nền văn hóa (3) được đồng hóa với văn hóa địa phương hơn
cả người bản xứ. Sự tiếp biến thành công dẫn tới thấu hiểu và gặp gỡ. Đó là sự thanh


thản dựa trên lòng tin vào bản thân và sự nhận biết người khác. Việc đó dẫn đến những
cơ hội mới giao lưu và hợp tác.
4 giai đoạn tiếp biến văn hóa trên có thể được tóm lược trong đồ thị
sau

II) Ứng xử với văn hóa Trung Hoa của người Nhật Bản
Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa diễn ra tương đối
muộn, khoảng thế kì thứ V sau Cơng ngun, do đặc trưng vị trí địa lý của Nhật Bản
tương đối biệt lập: 4 mặt bao quanh bởi biển, và khơng có sự tiếp giáp trực tiếp với bất kì

quốc gia nào trên đất liền. Do vậy, từ trước thế kỉ V, mặc dù có sự tiếp xúc với các nền
văn hóa ngoại lai, tuy nhiên vẫn là những sự tiếp xúc yếu, người Nhật chủ yếu sống với
văn hóa bản địa.
Ở giai đoạn này,văn minh Nhật Bản vẫn lạc hậu hơn nhiều so với văn minh Trung
Hoa. Do vậy, dòng chảy văn hóa Trung Hoa truyền bá sang Nhật Bản thơng qua hai con
đường: truyền bá trực tiếp thông qua thông qua q trình trao đổi, bn bán hàng hóa trên


biển, kết hôn giữa cư dân hai nước và thông qua các sứ thần. Đối với quá trình truyền bá
gián tiếp thơng qua con đường Triều Tiên, văn hóa Trung Hoa biến đổi ít nhiều trước khi
vào Nhật Bản và người Nhật vẫn tiếp thu một cách thụ động.
Từ thế kỉ V, quá trình tiếp nhận và tiếp biến văn hóa Trung Hoa bắt đầu diễn ra
mạnh mẽ, dưới thời Yamato( thế kì IV) và thời Nara, đặc biệt là thời thái tử Asuka, thái tư
nhiếp chính Sotoku, đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tiếp nhận văn minh Trung
Hoa một cách chủ động, để phát triển đất nước. Những quan lại tiến bộ trong triều đình
Nhật Bản nhận thấy nền văn minh Trung Hoa là một nền văn minh lớn, có nhiều thành
tựu, trong khi Nhật Bản vẫn cịn lạc hậu, do đó để phát triển cần phải chủ động học tập và
tiếp thu những giá trị văn hóa tiên tiến của Trung Hoa.
Từ những năm 600, triều đình Nhật Bản đã cử các đồn sứ thần sang Trung Hoa,
trong đó đặc biệt có đồn sứ thần do Sotoku dẫn đầu đi sứ nhà Tùy, học hỏi cách tổ chức
và xây dựng chính quyền, những thành tựu của Trung Hoa để về vận dụng vào đất nước.
Tất cả các đồn đi sứ của Nhật Bản đều có thêm nhiều học sinh, con cháu hoàng tộc và
con cháu của tầng lớp quan lại nhằm mục đích đưa tầng lớp trí thức sang học hỏi, tiếp thu
nhanh và nhiều những thành tựu văn minh hơn để xây dựng đất nước, với mục đích xây
dựng quan hệ ngoại giao đồng đẳng, ngang hàng với Trung Hoa. “Những học sinh Nhật
Bản học ở Quốc Tử Giám nhà Đường, phạm vi học rất rộng, thời gian học có khi tới hai,
ba mươi năm. Không những họ nghiên cứu truyền thống nho giáo mà đồng thời cũng
nghiên cứu thiên văn, y học pháp luật và văn học Trung Hoa”
Bên cạnh việc tiếp thu trực tiếp, hàng năm, triều đình Nhật Bản cũng mời những
học giả Triều Tiên đến để truyền bá văn hóa Trung Hoa, đồng thời tích cực trao đổi,

thương mại với người Triều Tiên để học hỏi thêm về văn minh Trung Hoa.. Dạng chữ viết
Trung Quốc dựa vào hình tượng đã được áp dụng và nhờ vào phương tiện này người
Nhật đã học được các kiến thức sơ đẳng về y học, các cơng trình về lịch sử và thiên văn,
và triết lý của Đạo Khổng. Đạo Phật được đưa từ Ấn Độ vào Nhật Bản thông qua Trung
Quốc và Triều Tiên vào năm 538.


Người Nhật tương đối chủ động trong việc tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, mà biểu
hiện rõ nét là học tập cách thức tổ chức Nhà nước của Trung Hoa. Từ thế kỉ III TCN,
Trung Hoa đã thiết lập được chế độ trung ương tập quyền mạnh (thời nhà Hán) nhưng
Nhật Bản đến tận thế kì VI vẫn chưa xây dựng được thành cơng, mơ hình nhà nước vẫn
cịn chưa ổn định. Mặc dù từ thời Yamato, Nhật Bản đã có triều đình nhưng triều đình
cũng chỉ mạnh hơn thế lực địa phương, chứ chưa được coi là môt triều đình chuyên chế
mạnh. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhật Bản là phải học tập chế độ
chính trị, hệ thống luật lệnh của Trung Hoa, từng bước xác lập và xây dựng chế độ trung
ương tập quyền. Dưới thời Thiên Hồng Xiotocu, ơng đã cơng bố Luật 17 điều, trong đó
đề cao tư tưởng trung quân. Chính tư tưởng trung quân, muốn xây dựng và củng cố một
nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh theo hình mẫu Trung Hoa là nguyên nhân dẫn
đến cuộc cải cách Taica- cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử hành chính Nhật Bản.
Trong suốt giai đoạn lịch sử, nhờ tiếp thu mơ hình chính trị của Trụng Hoa, cộng
thêm những biến đổi cho phù hợp, Nhật Bản đã xây dựng được một mơ hình nhà nước
với bản sắc riêng. Thiên Hồng củng cố chính quyền trung ương tập quyền thơng qua đề
cao đạo Phật, tiếp thu tư tưởng chính trị Nho gia, lập hội đồng nhà nước tối cao và 8 bộ
(nội chính, tư pháp, quân sự, kinh tế, tài chính,…), đặt ra 12 cấp quan lại và quy định chế
độ không cha truyền con nối. Việc xây dựng bộ máy chính quyền của Nhật Bản giai đoạn
này có mô phỏng lại thể chế của Trung Hoa, tuy nhiên Nhật Bản cũng có nhiều cải biến:
triều đình Thiên hồng đặt 12 cấp cao - thấp cho hệ thống quan lại trong khi Trung Hoa
chỉ có 9 bậc; chế độ quan lại cha truyền con nối ở Trung Hoa được thay đổi phù hợp với
điều kiện của Nhật Bản; Trung Hoa có 6 bộ chịu sự quản lý của cơ quan Tam sảnh, ở
Nhật Bản Thiên Hoàng thành lập hội đồng nhà nước tối cao quản lý các cơ quan chức

năng này…
Bên cạnh đó, người Nhật cịn chủ động tiếp nhận các giá trị tôn giáo của Trung
Hoa, kể cả đạo Nho và đạo Phật thông qua con đường gián tiếp là Triều Tiên, tuy nhiên,
cũng có sự biến đổi để phù hợp. Đích chung của Nho giáo là giáo dục Tam cương, ngũ
thường, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, nhưng việc đề cao các giá trị Nho gia ở Nhật Bản


và Trung Quốc không giống nhau, cho thấy sự chủ động và linh hoạt trong việc cư xử với
văn hóa ngoại lai của Nhật Bản: khơng tiếp thu tồn bộ mà vừa tiếp thu vừa biến đổi.
Trong quan niệm của người Trung Quốc, chữ Trung và chữ Hiếu được đặt lên hàng đầu,
trong đó Trung là Trung quân ái quốc, Hiếu là hiếu với cha mẹ, là đại hiếu. Còn trong
quan niệm Nho giáo của người Nhật, chữ Trung và chữ Tín được đặt lên hàng đầu. Chữ
Trung của Nhật Bản là “Trung thành tâm”, thể hiện sự trung thành của Samurai với chủ,
chứ không phải trung quân ái quốc chung chung.
Về cách thức ứng xử với văn hóa ngoại lai của người Nhật Bản, giáo sư Nguyễn
Vĩnh Sính viết rằng: “Có thể nói khơng có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước ngồi
cho bằng người Nhật. Họ khơng ngừng theo dõi những diễn tiến bên ngồi, đánh giá và
cân nhắc những ảnh hưởng của những trào lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một
điều đáng chú ý khác là khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng
chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó, khơng để mất thời cơ”. Đặc trưng
cơ bản trong cách tiếp nhận văn hóa ngoại lai của người Nhật Bản là khảo sát, phân tích,
chấp nhận cái văn minh nhất chứ khơng nhất thiết phải tiếp nhận tất cả dịng văn hóa
ngoại lai.
III) Ứng xử với văn hóa Trung Hoa của người Việt Nam
Xét về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở ngã ba đường, cửa ngõ giao thương của khu
vực Đơng Nam Á, mặt khác lại có vị thế địa chính trị chiến lược ở biển Đơng, do đó từ
rất sớm, Việt Nam đã đón nhận các luồng văn hóa lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, vị trí
địa lý đặc biệt, tiếp giáp với một quốc gia hùng mạnh ở phía Bắc là Trung Hoa cũng
khiến Việt Nam sớm có những sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa với người Hán.
Cách đây hơn 2000 năm. trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, người Việt

đã sinh tồn trên nền tảng cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á, và cũng có nền văn hóa bản địa
mang đặc trưng của văn minh phương Đơng, đó là nền văn minh nông nghiệp, với những
giá trị cốt lõi như lấy tình cảm làm trọng, coi trọng sự trường tồn, ưa chuộng hịa bình, an


cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, do những đặc điểm về vị trí địa lý cũng như nguồn tài nguyên
dồi dào, mà người Việt sớm phải chịu các cuộc xâm lược của chính quyền phương Bắc,
những yếu tố tác động đến cách ứng xử với văn minh Trung Hoa của Việt Nam.
Q trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam- Trung Hoa trải qua hai phương
cách chính: giao lưu văn hóa tự nguyện và giao lưu văn hóa cưỡng bức, trong đó giao lưu
văn hóa cưỡng bức chủ yếu ở giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc. Trước giai đoạn 1000 năm
Bắc thuộc, đã có những sự giao lưu văn hóa tự nguyện giữa dân tộc Hán và cư dân Bách
Việt, nhiều đồ đồng Đông Sơn trên lãnh thổ Trung Hoa, đồng thời cũng có nhiều vật
phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong các di chỉ khảo cổ của Việt Nam. Trong thời kì chính
quyền nhà nhà Trần, nhà Lê, có sự tiếp biến văn hóa tự nguyện Trung Hoa, song vẫn có
những biến đổi và cải biên để phù hợp với cuộc sống và không làm mai một văn hóa bản
địa.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử ứng với các triều đại phong kiến cụ thể, người Việt có
những cách ứng xử khác nhau với văn minh Trung Hoa: lúc bài trừ, tẩy chay để bảo tồn
văn hóa dân tộc, lúc bị cưỡng bức tiếp nhận, lúc chủ động tiếp nhận.
1. Giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc
Đặc trưng trong cách ứng xử với văn hóa Trung Quốc của người Việt giai đoạn
này là nghi ngờ, tìm mọi cách để bài trừ, chống đồng hóa, Hán hóa, duy trì vào bảo lưu
văn hóa bản địa, thay đổi vẻ bề ngồi nhưng không thay đổi bên trong. Mặc dù trong giai
đoạn này vẫn có những nét văn hóa Hán được truyên bá vào Việt Nam theo con đường ơn
hịa, tuy nhiên phương thức chính vẫn là giao lưu mang tính cưỡng bức thông qua quan
lại đô hộ như một công cụ nô dịch, do đó khó tránh thái độ ngờ vực của người Việt. Các
phong tục cổ truyền của người Việt vẫn được gìn giữ, như tục cạo tóc hay búi tóc, xăm
mình, chơn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, tục nhuộm
răng, ăn trầu cau, gói bánh chứng bánh giày...Người Việt cũng chú trọng đến văn hóa dân

gian truyền miệng, vừa giáo dục tinh thần yêu nước, vừa như một cách để bảo tồn nền
văn học của dân tộc. Có một thực tế là trong q trình Hán hóa, một bộ phận di dân người


Hán, kể cả quan lại, thương nhân, khi sống ở đất Việt, làm quen với nếp sống, phong tục,
tập quán của người Việt và đã bị Việt hóa trở lại, như Sĩ Nhiếp, Triệu Đà: ở nhà sàn, ăn
trầu cau bơi vơi, đơi khi bơi răng đen và vẽ hình xăm trên mình.
Bị cưỡng bức học tiếng Hán, ăn mặc kiểu Hán,… nhưng người Việt, do chịu áp
bức, bóc lột, nên q trình tiếp nhận văn hóa khơng hề tự nguyện, ln có ý muốn chống
lại. Minh chứng điển hình là dù mất nước, nhưng người Việt vẫn giữ được văn hóa làng
với những giá trị truyền thống kết hợp với đấu tranh theo làng. Do vậy, khi thiết lập bộ
máy cai trị, người Hán chỉ có thể đặt các chức quan lại cấp huyện, còn cấp làng vẫn do
người Việt cai quản. Phương thức để chống lại sự đồng hóa với văn hóa Trung Hoa là
việc người Việt sống quần cư tại các làng xã với quan hệ “phi nội tắc ngoại”, bảo tồn các
giá trị văn hóa làng. Thiết chế làng xã trở thành thiết chế hết sức bền vững để bảo vệ các
giá trị văn hóa bản địa.
Tuy vậy, người Việt không bài trừ tất cả, mà vẫn tiếp thu và biến đổi một vài yếu
tố phù hợp với văn hóa bản địa ví dụ như giã gạo bằng chày tay của người Việt từ đầu
công nguyên trở về sau, đã chuyển sang giã gạo bằng cối đạp (theo hệ thống địn bẩy).
Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh nhằm bảo tồn tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ. Mặc
dù người Trung Hoa cố gắng đồng hóa người Việt bằng cách ép buộc sử dụng chữ Hán,
nhưng sau hơn nghìn năm, vẫn khơng thể tiêu diệt được tiếng Việt, vì chỉ có một bộ phận
quan lại học tiếng Hán, còn nhân dân lao động trong hàng ngũ làng xã Việt cổ vẫn duy trì
tiếng nói của tổ tiên mình. Khi bị buộc phải sử dụng, người Việt cũng tìm mọi cách để cải
biến và Việt hóa, tạo ra chữ Hán- Việt, và sau này là chữ Nôm.
Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nói rằng: “Bị đơ hộ hàng mười thế kỉ bởi một nước
có văn minh hóa cao hơn, số dân đông hơn gấp bội mà sau mấy ngàn năm- Ta vẫn là tahẳn khơng phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cứng hơn mà chủ yếu nhờ yếu tố văn hóa,
nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình”.
2. Thời kì nhà nước phong kiến tự chủ



Ở nước ta, việc học tập tự giác nền văn hoá Trung Hoa thể hiện rất rõ trong thời kỳ
quốc gia độc lập từ thế kỷ X. Các vương triều phong kiến ở nước ta, trên cơ sở phát huy
truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, từng bước tiếp thu có hệ thống nền văn hố
Trung Hoa, xây dựng thiết chế kinh tế, chính trị – xã hội theo mơ hình Trung Hoa.
Do nhu cầu thiết lập ý thức hệ chính thống và củng cố thể chế quốc gia, xu hướng
du nhập văn hóa Trung Hoa ngày càng mạnh dần lên. Đầu tiên là sự học tập về cách tổ
chức và xây dựng bộ máy chính quyền, làm luật pháp. Trong các triều Lý - Trần (1009 1400), Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm, kết hợp với Nho giáo và Đạo giáo thành
tam giáo đồng quy. Trong thời Hậu Lê (1428 - 1527) và sơ Nguyễn (1802 - 1883), Nho
giáo được độc tôn, trở thành ý thức hệ chính thống và tơn giáo chính thống của các tầng
lớp trên trong xã hội. Nhà Lý, Trần về tổ chức chính trị xã hội chịu ảnh hưởng rất đậm
nét từ Phật giáo. Đến thời nhà Lê, Nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và tiếp thu Nho giáo
Trung Quốc.
Bên cạnh đó, người Việt tiếp thu những thành tựu văn minh Trung Hoa về vật
chất. Từ chỗ tiếp thu kĩ thuật làm giấy của người Trung Hoa, nhân dân ta đã biết tìm tịi,
khai thác nguồn ngun liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển...) để chế tác những loại giấy
tốt, thậm chí chất lượng cịn tốt hơn cả những giấy được sản xuất từ Trung Quốc. Trong
khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, chúng ta vẫn sản xuất ra các mặt
hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo), ống nhổ, bình con tiện có đầu
voi, bình gốm có nạm đá...
Mặc dù người Việt tiếp thu văn học Trung Hoa nhưng không áp dụng nguyên si,
mà học hỏi, kết hợp để làm giàu cho văn hóa bản địa. Ví dụ như Nguyễn Du nương theo
tác phẩm “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng đã biến đổi, sử dụng
thể thơ lục bát đặc trưng của Việt Nam và sử dụng chữ Nơm, biến nó thành một tác phẩm
mang đặc trưng của người Việt.
Về âm nhạc, trong khi nền âm nhạc Trung Hoa chú trọng nhất ở chất hùng tráng
thì người Việt lại chú trọng chất trữ tình. Các hình thức diễn xướng đậm đà bản sắc dân


tộc, như chèo, hát bộ (tuồng), hát xoan, hát đối, hát giặm... khác hẳn với kinh kịch và

cách diễn xướng của người phương Bắc. Hội hoạ Trung Quốc rất coi trọng tranh thuỷ
mặc, có kết hợp giữa thủ pháp ước lệ và tả thực thì hội họa của người Việt thiên về biểu
trưng, ước lệ...
IV) So sánh
Việt Nam là một quốc gia nhỏ,ln phải gồng mình hứng chịu các cuộc chiến
tranh xâm lược của các triều đại phương Bắc trong suốt chiều dài lịch sử cổ trung đại.
Các triều đại phương Bắc đã thiết lập ách cai trị hà khắc và thơng qua bộ máy cai trị đó
đồng hóa người Việt, biến người Việt thành một phần của Trung Hoa. Và do đặc trưng
ln phải chống lại các chính sách đồng hóa của chính quyền phương Bắc, người Việt
nảy sinh tâm lí nghi ngạị, nghi ngờ những giá trị đến từ Trung Hoa. Ban đầu người Việt
cố hết sức để bài trừ, chống lại sự đồng hóa, rồi sau đó buộc phải chấp nhận như tìm mọi
cách để cải biên theo chuẩn mực của mình. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn người
Việt chủ động tiếp nhận và học hỏi văn hóa Trung Hoa.
Người Nhật cho rằng ngồi Nhật Bản cịn nhiều giá trị văn hóa cao hơn, nếu tiếp
thu được sẽ tạo cho văn hóa của họ những bước phát triển nhảy vọt. Ứng xử truyền
thống của Nhật Bản là xác định đâu là đỉnh cao và học theo những giá trị văn hóa tiên
tiến. Ở thời Trung đại, Nhật Bản xác định được nền văn minh Trung Quốc là nền văn
minh tiên tiến ở khu vực nên đã chủ động tiếp nhận thơng qua các hình thức khác nhau:
đi sứ, trao đổi, bn bán,... tiếp nhận văn hóa Trung Hoa một cách chủ động, tiếp thu có
lựa chọn, ứng xử cởi mở hơn với văn minh Trung Hoa, chứ không bị cưỡng bức tiếp nhận
như Việt Nam. Một trong những ngun nhân chính là Nhật Bản chỉ có mơt giai đoạn
ngắn bị Trung Hoa thơn tính, cịn lại là một quốc gia độc lập, không chịu làm nước sắc
phong của Trung Hoa và ra sức thiết lập quan hệ ngoại giao đồng đẳng với Trung Hoa .
Mặc dù tiếp nhận văn hóa Trung Hoa, nhưng Nhật Bản đã chuyển những thành tựu văn
minh bên ngoài thành các yếu tố để xây dựng nền văn hóa dân tộc phát triển, tiên tiến mà
vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Những kinh nghiệm trong giao lưu, tiếp biến với văn


minh Trung Hoa chính là bài học cho Nhật Bản khi giao lưu và tiếp biến với các nền văn
minh khác trên thế giới. Sự chủ động, linh hoạt học hỏi, tìm ra cái tiên tiến nhất để học

tập chính là lý do dẫn đến sự thành công của nước Nhật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(2014). “Chống phương Bắc đồng hóa- cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt”,
Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn và phát triển chữ Việt cổ.
Nguyễn Duy Dũng (2008) “Nhật Bản với việc tiếp thu các giá trị nhân loại”, Tạp
chí nghiên cứu Đơng Bắc Á số 11.
Nguyễn Lan Hiền (2006), “Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các
dân tộc châu Á trong bối cảnh tồn cầu hóa.”, Tạp chí Triết học số 4(179), Viện Triết học,
Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), “Việt
Nam tiếp nhận và tiếp biến các yếu tố văn hóa ngoại lai như thế nào?”
Đinh Thị Dung (2008), “Đặc điểm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung
Quốc thời Trung đại nhìn từ quan hệ văn hóa- chính trị mang tính vùng”, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Lê Thị Kim Loan ( 2016), “Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử”, Khoa
văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội.



×