Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Ảnh hưởng của những cú sốc kinh tế chính trị đến thị trường tiền tệ Kinh nghiệm ứng phó của các quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.02 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG CÚ SỐC KINH TẾ - CHÍNH
TRỊ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ - KINH NGHIỆM ỨNG
PHÓ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài Chính – Ngân hàng

NGƠ THỊ BÍCH NGỌC

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG CÚ SỐC KINH TẾ - CHÍNH
TRỊ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ - KINH NGHIỆM ỨNG
PHÓ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên: Ngơ Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Lan



Hà Nội - 2020


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của cú sốc Kinh tế - Chính trị đến
Thị trường Tiền tệ - Kinh nghiệm ứng phó của một số quốc gia trên thế giới
&Bài học cho Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết
dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá về cú sốc kinh tế, chính trị đến
thị trường tiền tệ và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội
dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2020
Tác giả

Ngơ Thị Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo,
những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Với lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tơi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Thị Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q

trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cịn hạn chế, luận văn được hồn
thiện khơng thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận
được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
TÁC GIẢ LUẬN VĂN............................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÚ SỐC KINH TẾ - CHÍNH TRỊ VÀ THỊ
TRƯỜNG TIỀN TỆ................................................................................................9
1.1 Tổng quan về các cú sốc kinh tế - chính trị..................................................9
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các cú sốc kinh tế - chính trị........................9
1.1.2 Phân loại các cú sốc kinh tế - chính trị..................................................11
1.1.3 Nguyên nhân của các cú sốc kinh tế - chính trị......................................13
1.2 Tổng quan về thị trường tiền tệ...................................................................14
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường tiền tệ......................14
1.2.2 Cấu trúc của thị trường tiền tệ...............................................................15
1.2.3 Chủ thể tham gia TTTT..........................................................................20
1.2.4 Các hàng hóa lưu thơng trên TTTT........................................................21
1.3 Ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế- chính trị đến thị trường tiền tệ.........24
1.3.1 Cơ chế ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế- chính trị đến thị trường tiền


tệ.

24

1.3.2 Yếu tố tác động của các cú sốc kinh tế - chính trị đến TTTT..................25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÚ SỐC KINH
TẾ - CHÍNH TRỊ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ - KINH NGHIỆM ỨNG
PHÓ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM.................................................................29
2.1 Cú sốc của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung........................................29
2.1.1 Diễn biến…...........................................................................................29


2.2.2 Nguyên nhân..........................................................................................34
2.2.3 Tác động đến thị trường tiền tệ..............................................................37

2.1.4 Ứng phó của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc (PBOC)
........................................................................................................................
43
2.2 Cú sốc của Brexit: Anh rút khỏi EU...........................................................46
2.2.1 Diễn biến…............................................................................................47
2.2.2 Nguyên nhân..........................................................................................49
2.2.3 Tác động đến thị trường tiền tệ.............................................................50

2.1.4 Ứng phó của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc (PBOC)

........................................................................................................................
53
2.3 Cú sốc nặng nề đại dịch CO-Vid19.............................................................54
2.3.1 Diễn biến...............................................................................................54
2.3.2 Tác động đến thị trường tiền tệ.............................................................55
2.3.3 Ứng phó của các nước trên Thế giới.....................................................57
2.4 Cú sốc của Giá dầu thế giới giảm sâu cuối năm 2019-2020.......................63
2.4.1 Diễn biến...............................................................................................63
2.4.2 Nguyên nhân..........................................................................................65
2.4.3 Tác động đến thị trường tiền tệ..............................................................66

2.2.4 Ứng phó của một số quốc gia trên Thế giới...........................................67
2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.................................................72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................77
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM NHẰM ỨNG
PHÓ ĐỐI VỚI ẢNH HƯỞNG CÚ SỐC KINH TẾ- CHÍNH TRỊ ĐẾN THỊ
TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐƯA RA NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NHỮNG NĂM
TỚI…..................................................................................................................... 78
3.1 Một số mục tiêu, định hướng phát triển thị trường tiền tệ trong những

năm tới và các giải pháp chính sách thực hiện.................................................78
3.1.1 Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam78


3.1.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tiền tệ…..............79


3.1.3. Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn, năng lực kinh


doanh của các tổ chức tín dụng- các thành viên chủ yếu của thị trường
…….81
3.2 Những biện pháp nhằm ngăn chặn khủng hoảng......................................81
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quản trị để chuẩn bị đối phó với các cú sốc..........81
3.2.2 Hiểu để quản lý khủng hoảng.................................................................83
3.2.3 Tìm hiểu nguyên nhân những vấn đề có thể kiểm sốt được lại phát triển

thành khủng hoảng
84
3.2.4 Giảm khả năng xảy ra khủng hoảng.......................................................86
3.3 Các biện pháp quản lý khủng hoảng...........................................................88
3.3.1 Nhận thức thực tế - đưa vào vận hành các gói kích thích kinh tế phù hợp

..........................................................................................................................84
3.3.2 Hành động để hạn chế khủng hoảng
.......................................................85
3.3.3. Phân loại lĩnh vực thị trường để hành động..........................................86
3.3.4 Truyền thông các hành động và giải pháp.............................................86

KẾT LUẬN............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................92


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung 2018-2019.........................................31
Hình 2.2: Tỷ giá USD/CNY năm 2008 – 2019........................................................32
Hình 2.3: Diễn biến sự thay đổi tỷ giá USD/CNY giai đoạn 2016 - 2019...............32
Hình 2.4: Diễn biến xung dột thương mại Mỹ - Trung............................................37
Hình 2.5: Diễn biến tỷ giá NDT/USD giai đoạn tháng 5/2018 – tháng 8/2018........41

Hình 2.6: Biểu đồ tỷ giá GBP/USD Nguồn: Nhuệ Mẫn (2016)...............................52
Hình 2.7: Diễn biến giá dầu Brent và WTI (12/2016- 31/03/2020).........................64


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

ARMs

Lãi suất cơ bản được điều chỉnh

CBRT

Ngân hàng Trung ương Cộng hòa
Thổ Nhĩ Kỳ

CTTM

Chiến tranh thương mại

CSTT

Chính sách tiền tệ

NĐT

Nhà đầu tư


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NK

Nhập khẩu

TCTD

Tổ chức tín dụng

TTCK

Thị trường chứng khốn

TTTC

Thị trường tài chính

TTTT

Thị trường tiền tệ

XK


Xuất khẩu


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt thời kỳ phát triển kinh tế, thế giới đã xảy ra nhiều cú sốc kinh
tế - chính trị, ảnh hưởng đến tài chính các quốc gia nói riêng và thị trường tiền
tệ nói chung. Một vài sự kiện tiêu biểu là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung;
Brexit: Anh rút khỏi EU; Giá dầu giảm sâu đầu năm 2020, … Và sự kiên ảnh
hưởng gần đây nhất là đại dịch COVID-19 (12/2019) gây thiệt hại trên phạm
vi toàn cầu. Một quan điểm được đưa ra rằng nếu các ngân hàng trung ương
khơng có chính sách vĩ mơ hiệu quả thì hậu quả nhãn tiền là tình trạng giảm
phát do dịch bệnh COVID-19, có thể dẫn tới vỡ nợ và phá sản hàng loạt
(Theo Vinanet, 2020).
Những cú sốc kinh tế - chính trị tổng quan đều gây ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ, biểu hiện rõ ràng qua lạm phát tăng lên hai con số, tỷ giá hối
đoái biến động, thâm hụt ngân sách trở nên trầm trọng, trong khi tình hình dự
trữ ngoại hối giảm mạnh… (Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh,
2013). Hầu hết các cú sốc kinh tế đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
quốc gia trên thế giới, và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng đó,
chính vì thế việc học tập kinh nghiệm ứng phó với cú sốc kinh tế là điều hồn
tồn cần thiết để ứng dụng khi bối cảnh đó xảy ra nhằm hạn chế rủi ro đến
mức thấp nhất.
Theo ngân hàng thế giới (Worldbank), chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những
quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp. Trải qua
những cú sốc kinh tế - chính trị, đặc biệt là COVID-19 như hiện nay, Việt

Nam đã cho thấy việc sớm nhận ra khủng hoảng và có hành động đúng thời
điểm, được nhiều quốc gia trên thế giới khen ngợi trong kiềm chế sự lây lan
dịch Covid-19 thông qua các chính sách hiệu quả


Với mục tiêu tìm hiểu kinh nghiệm của thế giới từ những sự kiện ảnh
hưởng đến thị trường tiền tệ đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam
trong việc ứng phó với những cú sốc kinh tế - chính trị và hậu quả có khả
năng xảy đến, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của những
cú sốc kinh tế - chính trị đến thị trường tiền tệ - Kinh nghiệm ứng phó của các
quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận văn nghiên
cứu của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu liên quan đến đề tài Ảnh
hưởng của cú sốc Kinh tế - Chính trị đến Thị trường Tiền tệ - Kinh nghiệm
của Thế giới và bài học cho Việt Nam, tơi tìm được nhiều tài liệu chun sâu
trong lĩnh vực này tại nước ngoài và trong nước, một số tài liệu chất lượng
được tham khảo, cụ thể như sau:
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về tác động của các sự kiện chính trị đến biến động thị
trường tài chính: Bằng chứng sử dụng quy trình chuyển đổi Markov của nhóm
tác giả Ahmed, M.K. & Gulasekaran R. (2010). Nghiên cứu chỉ ra tác động
của các cú sốc chính trị ở cả mặt tích cực và tiêu cực diễn ra trên thị trường tài
chính. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách liên kết một sự kiện chính trị của
người Hồi giáo với sự biến động của thị trường tài chính. Ba chỉ số về: đơn vị
tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ tương ứng với tỷ giá hối
đoái, giá cổ phiếu và lãi suất trong thị trường tài chính được sử dụng cho các
phân tích liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong biến

động thị trường là kết quả của một số sự kiện trong và ngồi nước có tác động
đến nền kinh tế trong nước và thị trường tài chính.
Nghiên cứu của Marta F., Isabella M., Leni W. and Dan H. (2011) về ứng
phó với cú sốc kinh tế đối ngoại: năng lực nhà nước và vấn đề khuyến


khích chính trị. Nghiên cứu nêu rõ thực trạng ngày càng có nhiều bằng chứng
về các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu ở các nước đang
phát triển. Ở một số nước, chính phủ quốc gia có ứng phó hiệu quả với khủng
hoảng và đã giúp đỡ để giảm thiểu một số tác động xấu nhất. Nghiên cứu đã
chỉ ra điều quan trọng là phải nhận ra rằng những ảnh hưởng của một cú sốc
kinh tế cụ thể cho từng quốc gia, và rằng hiệu quả của các phản ứng chính
sách sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cấu trúc kinh
tế, di sản lịch sử và mức độ tổn thương. Tuy nhiên, bằng chứng từ phản ứng
với khủng hoảng tài chính và cú sốc kinh tế chính trị cho thấy mức độ khác
nhau của thể chế và năng lực nhà nước, cũng như chính trị ưu đãi đóng một
vai trị quyết định. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hiểu động lực và các yếu
tố đóng góp vào năng lực nhà nước để ứng phó những cú sốc địi hỏi cách tiếp
cận nhiều mặt với những hình thức khác nhau của năng lực, động lực cơ bản
và ổn định chính trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy mục đích là để
đảm bảo rằng các nước nhận được hỗ trợ, phản hồi những cú sốc từ bên
ngồi, có những ứng phó quản trị kịp thời và sự ổn định của thể chế làm tăng
cường năng lực hiệu quả.
Theo nghiên cứu và thống kê của Ngân hàng thanh toán quốc tế (2011)
về Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến khn khổ và hoạt động của
chính sách tiền tệ. Nghiên cứu cung cấp những tác động của các yếu tố bên
ngồi đối với chính sách tiền tệ và ổn định tài chính. Mục 3 trang 326 của báo
cáo chỉ ra các biện pháp chính sách để đối phó với khủng hoảng bằng chính
sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Cộng hịa Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) nới lỏng
đáng kể của chính sách tiền tệ. Qua đó, lãi suất chính sách thấp hơn đã đưa lãi

suất thị trường xuống cho cả tiền gửi và tín dụng. Để duy trì sự phục hồi,
CBRT cũng đã hành động nhanh chóng trong ngoại hối, tiền và thị trường tín
dụng. Năm 2008, CBRT đã chấm dứt can thiệp thị trường ngoại hối (FX) và
cung cấp thanh khoản ngoại hối trên thị trường. Cuối năm 2008, ngân hàng đã


cung cấp thêm thanh khoản ngoại hối cho làm giảm bớt biến động giá có thể
khi thanh khoản thị trường thắt chặt. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối
với các khoản nợ ngoại hối của các ngân hàng và các nhà tài chính khác đã bị
hạ thấp 2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tổ chức cần áp dụng các chính
sách vĩ mơ để ổn định tài chính trong khủng hoảng. Từ đó, vận dụng kinh
nghiệm của các nền kinh tế tiên tiến trong việc thiết lập các chính sách vĩ mơ
đáng tin cậy hơn.
Nghiên cứu về tác động của những cú sốc chính sách tiền tệ đối với nền
kinh tế, bằng chứng từ Sri Lanka của nhóm tác giả Kishan A., Chandranath A.
& Chandima T (2016). Nghiên cứu tập trung xem xét tác động của cú sốc
chính sách tiền tệ đối với sản lượng, giá cả và lãi suất ở Sri Lanka. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cú sốc trong chính sách
lãi suất đối với tỷ giá thị trường tiền tệ và lợi suất thị trường chứng khoán của
chính phủ. Tuy nhiên, lãi suất ngành ngân hàng thể hiện tác động nhỏ hơn và
chậm hơn so với tỷ giá thị trường tiền tệ và lợi suất thị trường chứng khốn
của chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy một sự tác động trong
chính sách lãi suất vào thực tế thị trường, đặc biệt là giá cả hàng hóa trên thị
trường. Nghiên cứu đã chứng minh lý do nền kinh tế không phát triển là sự
tồn tại phi chính thức ở nhiều khía cạnh, ngồi ra các yếu tố khác như thanh
khoản thị trường dư thừa, không ổn định trong thị trường tài chính, lãi suất
tương đối kém linh hoạt đối với các sản phẩm tiền gửi và cho vay, chính sách
tiền tệ thiếu hiệu quả.
Nghiên cứu của Fiorella D.F, Marie H., Harald U. (2017) về tác động của
kinh tế vĩ mô đến sự suy sụp thị trường tiền tệ. Nghiên cứu xây dựng một mơ

hình cân bằng chung giữa thị trường liên ngân hàng (có bảo đảm và khơng có
sự bảo đảm) và sự tài trợ của ngân hàng trung ương. Mơ hình được hiệu
chuẩn và sử dụng để phân tích tác động kinh tế vĩ mơ của bốn khía cạnh chính
được quan sát ở thị trường tiền tệ châu Âu kể từ năm 2008. Một là khả năng


các ngân hàng giảm sự tiếp cận thị trường không bảo đảm kể từ khi bắt đầu
cuộc khủng hoảng tài chính và chuyển sang tài trợ thị trường bảo đảm; hai là
hoạt động suy yếu của thị trường được bảo đảm trong cuộc khủng hoảng có
chủ quyền; ba là nỗi sợ tiền gửi tăng lên ở một số nước ngoại vi; và bốn là sự
phụ thuộc cao hơn của các ngân hàng vào tài trợ của ngân hàng trung ương.
Ngoài ta, nghiên cứu cho thấy sự gián đoạn trong thị trường liên ngân hàng,
quan sát trong bối cảnh tình hình tài chính và khủng hoảng nợ gây nên tác
động lớn đến hoạt động thực tế của nền kinh tế. Nghiên cứu khẳng định vai
trò của ngân hàng trung ương là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền
kinh tế khỏi tác động bất lợi xảy ra trên thị trường.
Nghiên cứu của Jeffrey Frankel (2012) về những cú sốc kinh tế và tác
động tới chính trị quốc tế. Bài đăng trong tạp chí Chiến lược và chính trị tồn
cầu (Global Politics and Strategy). Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng những cú
sốc kinh tế của một số quốc gia như Ai Cập, các quốc gia Châu Âu, khủng
hoảng Đông Nam Á , Châu Mỹ La Tinh và Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực kinh tế,
những cú sốc như khủng hoảng tài chính, các giai đoạn lạm phát và mất giá
đồng tiền, suy thoái, và những thay đổi đột ngột về điều kiện thị trường thế
giới đối với các loại hàng hóa cơ bản, nhìn chung là khơng thể dự đốn được.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc lên danh mục những cú sốc như thế
mang lại cái nhìn rõ nét về các khuynh hướng dài hạn được báo trước bởi các
cuộc khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế trước đó, đồng thời cho thấy tác
động của mối tương tác giữa các yếu tố chính về kinh tế và địa chính trị đối
với chiến lược quốc tế.
Nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát

triển, tác động và biện pháp ứng phó của tác giả Duncan Green - Trưởng bộ
phận Nghiên cứu, Tổ chức phi chính phủ Oxfam Anh (2010). Nghiên cứu là
tập hợp của 11 nghiên cứu tình huống quốc gia, liên quan tới 2500 cá nhân.
Tác giả sử dụng nhiều phương pháp để rà soát các nghiên cứu của các tổ chức
đa phương và tổ chức nghiên cứu. Kết quả cho thấy sự biến động khủng


hoảng kinh tế tồn cầu có ý nghĩa quan trọng tại từng thời điểm hay tổng cộng
cả quá trình, cần phân tích tác động tài chính, sản xuất và tái sản xuất nhằm
đưa ra các đối sách phù hợp và có tính đến vấn đề về giới.
2.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Hồng Chí Cương và Bùi Thị Thanh Nhàn (2013) về tác
động của khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008 tới ngoại thương
Việt Nam. Bài đăng trên tạp chí Khoa học và Phát triển ngày 22/08/2013.
Nghiên cứu tập trung phân tích khủng hoảng tài chính-kinh tế tồn cầu, được
kích hoạt bởi cú sốc Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008 gây ảnh hưởng
tiêu cực đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
ước lượng Hausman–Taylor (1981), mơ hình tác động cố định (FE) và mơ
hình tác động ngẫu nhiên (RE) và dữ liệu bảng hỗn hợp của 18 đối tác thương
mại quan trọng của Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Mục đích của nghiên cứu
là để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế tồn cầu 2008
tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy là
khủng hoảng đã làm giảm nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, khơng có
bằng chứng thuyết phục cho thấy khủng hoảng có tác động tiêu cực làm giảm
xuất khẩu của Việt Nam như một số nghiên cứu khác đã chỉ ra trước đây. Hơn
nữa, tác giả cũng đã mơ hình hóa và tìm ra mối quan hệ qua lại giữa xuất và
nhập khẩu của Việt Nam.
Trong nghiên cứu về bất ổn kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn từ chính sách
tiền tệ của hai tác giả Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Tuyết Trinh (2013). Bài

đăng trong Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng ngày 21/07/2013. Nhóm tác giả
xem xét bất ổn kinh tế vĩ mơ của Việt Nam từ góc độ của chính sách tiền tệ
nhằm phân tích một cách đầy đủ vai trị của chính sách tiền tệ đối với diễn
biến xấu đi của nền kinh tế trong giai đoạn 2000-2012, đặc biệt là từ 20072012. Thơng qua tính tốn chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô, nghiên cứu cho thấy
kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã thực sự rơi vào trạng thái bất ổn. Bên cạnh đó,
những nguyên nhân bên ngồi như luồng vốn vào rịng nền kinh tế tăng mạnh


và khủng hoảng tồn cầu, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa lỏng lẻo
dẫn đến bong bóng bất động sản và chứng khoán là những nguyên nhân làm
cho bất ổn kinh tế vĩ mơ bộc lộ. Trong đó, góp phần quan trọng trong tình
trạng trên là các ngun nhân thuộc về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ
như: Tần suất xuất hiện quyết định dày; thiếu nhất quán trong thực hiện mục
tiêu chính sách; thiếu chính sách dài hạn; sử dụng nhiều biện pháp hành
chính. Nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách góp phần giảm bất ổn kinh
tế vĩ mơ. Từ đó đề ra những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ góp phần
đưa nền kinh tế vào trạng thái ổn định.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của cú sốc kinh
tế - chính trị đến thị trường tiền tệ của các quốc gia trên thế giới, thu thập kinh
nghiệm của các nước trong ứng phó với những cú sốc kinh tế - chính trị. Từ
đó, đưa ra bài học kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng chính sách tiền tệ
nhằm hồn thiện việc quản trị khủng hoảng nói riêng và phát triển chính sách
quốc gia trước, trong và sau khủng hoảng nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cú sốc kinh tế - chính trị
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của cú sốc kinh tế - chính trị đến thị


trường tiền tệ của các quốc gia trên thế giới
- Đúc kết kinh nghiệm của các nước trong ứng phó với những cú sốc

kinh tế - chính trị và bài học cho Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của cú sốc kinh tế - chính
trị đến thị trường tiền tệ của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, đưa ra những
bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính sách tiền tệ tại Việt Nam.


4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu những cú sốc kinh tế - chính trị có ảnh
hưởng thị trường tiền tệ quốc gia và quốc tế và các bài học có giá trị được rút
ra sau các cú sốc kinh tế - chính trị các năm gần đây 2017-2020
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án
là phương pháp thu thập và phân tích.
Thu thập các số liệu về thị trường tiền tệ của các quốc gia trong giai
đoạn xảy ra những cú sốc kinh tế dẫn đến khủng hoảng tài chính, sau đó lập
các bảng biểu, đồ thị để phân tích và đánh giá những số liệu cụ thể để từ đó
rút ra kết quả khả thi nhất.
6. Kết cấu của luận văn

Ngồi mục lục, tóm tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn nghiên cứu gồm 3 phần, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cú sốc kinh tế - chính trị và thị trường tiền tệ
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng cú sốc kinh tế - chính trị đến thị trường
tiền tệ - kinh nghiệm ứng phó thế giới và Bài học cho Việt Nam
Chương 3: Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm ứng phó đối với
ảnh hưởng cú sốc kinh tế chính trị đến thị trường tiền tệ.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÚ SỐC KINH TẾ - CHÍNH TRỊ VÀ
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1.1 Tổng quan về các cú sốc kinh tế - chính trị
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các cú sốc kinh tế - chính trị
1.1.1.1 Khái niệm

Có nhiều định nghĩa về một cú sốc kinh tế - chính trị. Cú sốc kinh tế chính trị là những sự kiện có ảnh hưởng về kinh tế hoặc về chính trị hoặc ảnh
hưởng đến cả hai khía cạnh kinh tế chinh trị. Những cú sốc kinh tế có thể là
tích cực hoặc tiêu cực đối với nền kinh tế, mặc dù đối với hầu hết các nhà
kinh tế và người bình thường, quan tâm nhiều hơn đến những cú sốc tiêu cực.
Một cú sốc tài chính là một cú sốc bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính của
nền kinh tế. Các nền kinh tế hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào dòng chảy thanh
khoản và tín dụng để tài trợ cho các hoạt động và bảng lương bình thường, cú
sốc tài chính có thể tác động đến mọi ngành công nghiệp trong một nền kinh
tế. Một sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, một cuộc khủng hoảng thanh
khoản trong hệ thống ngân hàng, những thay đổi khơng thể đốn trước trong
chính sách tiền tệ hoặc sự mất giá nhanh chóng của một loại tiền tệ sẽ là
những ví dụ về cú sốc tài chính.
Những cú sốc chính trị là những thay đổi trong chính sách của chính phủ
có ảnh hưởng kinh tế sâu sắc. Tác động kinh tế của một cú sốc chính sách
thậm chí có thể là mục tiêu của một hành động của chính phủ. Những cú sốc
chính trị có thể là một tác dụng phụ dự kiến hoặc là một hậu quả hồn tồn

khơng lường trước được. Chính sách tài khóa, trên thực tế, là một cú sốc nhu
cầu kinh tế có chủ ý, tích cực hoặc tiêu cực, nhằm làm giảm tổng cầu theo
thời gian. Việc áp thuế quan và các rào cản khác đối với thương mại có thể tạo
ra một cú sốc tích cực cho các ngành cơng nghiệp trong nước nhưng là một cú
sốc tiêu cực đối với người tiêu dùng trong nước.


Jeffrey Frankel (2012), cú sốc kinh tế được hiểu như khủng hoảng tài
chính, các giai đoạn lạm phát và mất giá đồng tiền, suy thoái, và những thay
đổi đột ngột về điều kiện thị trường thế giới đối với các loại hàng hóa cơ bản
(commodities) nhìn chung là khơng thể dự đoán được.
Nguyễn Quốc Hưng (2015), định nghĩa về cú sốc kinh tế là những khủng
hoảng gây ảnh hưởng ngược đến nền kinh tế và gây ra tình trạng khó khăn
của tồn ngành kinh tế nói chung, các hàng hóa cơ bản bị ảnh hưởng bởi cú
sốc này.
Tóm lại, cú sốc kinh tế trên các thị trường tài chính có thể bao gồm
những gián đoạn bất ngờ của dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi;
khủng hoảng chứng khoán, bất động sản và ngân hàng; và khủng hoảng nợ
quốc gia như đã xảy ra trong những năm qua.
1.1.1.2 Đặc điểm của các cú sốc kinh tế - chính trị

Theo nghiên cứu của Bùi Anh Chính (2013), đặc điểm của các cú sốc
kinh tế - chính trị bao gồm:
a) Sự kiện đơn lẻ và ngắn hạn

Một cú sốc kinh tế - chính trị là một sự kiện đơn lẻ hoặc ngắn hạn.
Theo bản chất, một hoặc nhiều sự kiện này gây ra sự bất ổn định bởi vì nó
dẫn đến chi phí hoặc lợi nhuận chưa được định giá trên thị trường. Xu hướng
dài hạn không được coi là những cú sốc kinh tế vì nền kinh tế có thời gian
để điều chỉnh. Ví dụ, một ngành cơng nghiệp biến mất sau một đêm sẽ được

coi là một cú sốc, trong khi một ngành công nghiệp mờ dần trong nhiều thập
kỷ thì khơng.
Một cú sốc kinh tế - chính trị là một sự kiện không được lên kế hoạch
cũng không lường trước được. Kết quả là, nó gây ra những thay đổi bất ngờ
cho nền kinh tế. Các sự kiện dự đoán, như xu hướng nhân khẩu học, thường
được định giá trên thị trường. Người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư


chi tiêu theo những gì họ biết đang đến. Các sự kiện khơng dự đốn, theo định
nghĩa, thì khơng. Họ bất ngờ bắt được thị trường và kết quả là có những hậu
quả khó lường.
b) Quy mơ rộng lớn

Các nhà kinh tế có nghĩa là sự kiện này phải ảnh hưởng đến tồn bộ
nền kinh tế hoặc gần với nó. Các ngành cơng nghiệp hoặc khu vực địa lý có
thể chịu cú sốc kinh tế địa phương hoặc khu vực, nhưng sự kiện càng địa
phương thì càng ít có khả năng đáp ứng định nghĩa. Các sự kiện chỉ ảnh
hưởng đến một nhóm người nhất định, chẳng hạn như những vụ việc do vụ bê
bối Bernie Madoff gây ra, có nhiều khả năng được coi là cú sốc tài chính, có
nghĩa là một sự kiện ảnh hưởng đến tài chính cá nhân thay vì nền kinh tế.
c) Ảnh hưởng ngoại sinh

Nhiều người, nhưng không phải tất cả các nhà kinh tế lập luận rằng,
một cú sốc kinh tế - chính trị phải đến từ bên ngồi nền kinh tế, nói cách khác,
phải là ngoại sinh. Ví dụ như thời tiết, biến động chính trị hoặc chiến tranh,
….Tuy nhiên, theo logic này, một sự kiện như cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008 sẽ không nhất thiết được coi là một cú sốc kinh tế - chính trị vì
cuộc khủng hoảng nảy sinh từ bên trong nền kinh tế, cụ thể là một loạt các
quyết định tài chính. Điều này đã khiến một số nhà kinh tế lập luận rằng một
cú sốc kinh tế không cần phải ngoại sinh.

1.1.2 Phân loại các cú sốc kinh tế - chính trị

Dựa theo các nhân tố tác động của những cú sốc kinh tế - chính trị, có
thể phân cú sốc kinh tế - chính trị thành 3 loại sau:
Vĩ mô: Một cú sốc kinh tế vĩ mô là một cú sốc ảnh hưởng đến một nền
kinh tế ở quy mô đa quốc gia hoặc tồn cầu. Do tính chất liên kết cao của các
thị trường tài chính hiện đại, ngày càng nhiều sự kiện có thể có tác động kinh
tế vĩ mơ. Ví dụ, bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào về giá dầu có thể tạo ra một cú


sốc kinh tế vĩ mơ trên phạm vi tồn cầu bằng cách tăng giá để vận chuyển, sản
xuất và sử dụng hầu hết các sản phẩm.
Bên cung cấp: Những cú sốc kinh tế từ phía cung xảy ra khi nó đột
nhiên trở nên đắt hơn hoặc khó sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một hoặc
nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Sự kiện thời tiết là một cú sốc kinh tế từ phía
cung cổ điển. Nếu một cơn bão hoặc thiên tai khác cắt đứt quyền truy cập vào
ngun liệu thơ, việc kinh doanh sản xuất hàng hóa dựa trên sản phẩm đó sẽ
khó khăn hơn nhiều.
Nhu cầu: Những cú sốc kinh tế từ phía cầu, một trong những loại cú
sốc kinh tế phổ biến nhất, xảy ra khi người tiêu dùng thay đổi mơ hình chi
tiêu mạnh mẽ và đáng kể. Một thị trường việc làm yếu là cú sốc kinh tế theo
yêu cầu cổ điển. Nếu một sự kiện gây ra sự sa thải lớn hoặc suy thối trong thị
trường chứng khốn, người tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu, gây ra một
vòng phản hồi tiêu cực của các doanh nghiệp bị mất tiền, dẫn đến sa thải
nhiều hơn và cắt giảm tiêu dùng hơn nữa.
Dựa theo kết quả của những cú sốc kinh tế - chính trị, có thể phân cú
sốc kinh tế - chính trị thành 2 loại là cú sốc kinh tế - chính trị ảnh hưởng tiêu
cực hoặc cú sốc kinh tế - chính trị ảnh hưởng tích cực. Những cú sốc kinh tế
ảnh hưởng tiêu cực là những sự kiện gây tổn hại cho nền kinh tế, khiến giá trị
bị mất, sản xuất chậm lại và sa thải. Chúng là ngun nhân chính của suy

thối, và kết quả là những cú sốc đi xuống nhận được hầu hết sự chú ý.
Ngược lại là những cú sốc kinh tế tích cực, giúp nền kinh tế phát triển. Nói
cách khác, đây là những sự kiện không lường trước được, tạo ra giá trị, tăng
năng suất, tạo việc làm mới trong các ngành công nghiệp mới hoặc giúp làm
cho nền kinh tế mạnh hơn.


1.1.3 Nguyên nhân của các cú sốc kinh tế - chính trị

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ biểu hiện rõ nét nhất là diễn biến năm 2007 – 2008
của cuộc khủng hoàng toàn cầu về tài chính. Ngun nhân của khủng hoảng
tín dụng thời gian đó là:
Đầu cơ: Bởi vì nó dễ dàng có được tín dụng từ các ngân hàng, nhiều cá
nhân và nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Điều này khiến cho nhiều
người vay thêm tiền với các điều khoản rất dễ dàng (chẳng hạn như ít hoặc
khơng có khoản thanh tốn trước hoặc các u cầu để có được khoản vay). Sự
gia tăng mạnh giá trị bất động sản làm cho các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư ít
hoặc khơng có ngun tắc cơ bản. Điều này tạo ra một tâm lý đông đảo, nơi các
nhà đầu tư cảm thấy họ đang bỏ lỡ và không muốn bị bỏ rơi phía sau. Khi nhiều
nhà đầu tư tiếp tục mua vào, giá của tài sản tăng lên mức không bền vững.
Các khoản cho vay có lãi suất điều chỉnh (ARM) và cho vay dưới
chuẩn: Với lãi suất thấp và các tiêu chuẩn cho vay rất dễ, nhiều cá nhân
thường không đủ tiêu chuẩn cho các khoản vay thế chấp truyền thống (bằng
mức thanh toán tối thiểu 20%) lãi suất cơ bản được điều chỉnh (ARMs) hoặc
cho vay dưới chuẩn. Các khoản vay này cho phép bạn mua bất động sản với ít
hoặc khơng có tiền. Yếu tố trong tham lam, và nhiều người mua mua bất động
sản lớn nhất và đắt nhất có thể, thay vì u cầu những gì sẽ xảy ra với khoản
thanh tốn nhà của họ nếu lãi suất bắt đầu tăng. Điều này tạo ra một quả bom
thời gian, nơi nhiều người sẽ không thể đủ tiền mua nhà của họ khi lãi suất

bắt đầu tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian.
Ảnh hưởng khách quan của thiên tai, dịch bệnh
Nguyên nhân này xuất hiện khách quan gây tê liệt kinh tế và gây khơng
ít khó khăn trong việc ổn định lại nền kinh tế. Đây là nguyên nhân không dự
báo được và dễ mất kiểm soát, giống như ảnh hưởng của Cov19 đã gây ảnh
hưởng đến toàn cầu.


1.2 Tổng quan về thị trường tiền tệ
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường tiền tệ
1.2.1.1 Khái niệm TTTT

Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn
hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền
kinh tế” (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2006).
Ở nước ta, thị trường tiền tệ mới hình thành, cơng cụ giao dịch trên thị
trường tiền tệ cịn ít nên luật pháp cho phép các giấy tờ có giá dài hạn Được
phép giao dịch trên thị trường tiền tệ. Theo Điều 9, luật sửa Đổi một số Điều
của Luật Ngân hàng Nhà nước (2003) Định nghĩa: “Thị trường tiền tệ là thị
trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao gồm tín
phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhànước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy
tờ có giá khác”.
Như vậy, thị trường tiền tệ hiểu một cách đơn giản là thị trường vốn
ngắn hạn, nơi mua bán các chứng khốn ngắn hạn. Bất kì khách hàng nào có
tài khoản sec đều là thành của Thị trường tiền tệ và hàng hoá được trao đổi là
tiền hoặc các giấy tờ có giá cũng có thể hiểu Thị trường tiền tệ bao gồm cả tài
khoản tín dụng truyền thống vì các nhà đầu tư trên thị trường tài chính bỏ tiền
ra sau một thời gian họ sẽ nhận về số tiền nhiều hơn ban đầu và khoản chênh
lệch đó chính là tiền lãi
1.2.1.2. Đặc điểm của TTTT

Thị trường tiền tệ có 4 đặc điểm chính sau:
Thứ nhất Các giao dịch khơng diễn ra tại một địa điểm riêng biệt mà được
giao dịch thống nhất qua địa điểm vơ hình (máy tính, điện thoại, internet…)
Thứ hai, các công cụ giao dịch (hàng hóa) có tính lỏng cao, được giao dịch
chủ yếu trên thị trường thứ cấp.


Thứ ba, chủ yếu là thị trường tiền tệ bán buôn, khối lượng giao dịch vốn
thường là lớn (các cá nhân, tổ chức giao dịch nhỏ lẻ thường phải thông qua
một tổ chức gọi là quy tương hỗ).
Thứ tư, giá cả lãi suất được hình thành theo quan hệ cung – cầu tiền tệ.
1.2.1.3 Chức năng của TTTT
Thị trường tiền tệ có các chức năng cơ bản sau:
Một là, thị trường tiền tệ là kênh chuyển vốn tạm thời nhàn dỗi sang người
thiếu vốn, cần bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh và có cơ hội đầu tư.
Hai là, thị trường tiền tệ là “kênh” để Ngân hàng Trung ương thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia.
Ba là, thị trường tiền tệ cân đối, điều hòa vốn giữa các Ngân hàng thương mại
để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán cho các
ngân hàng thương mại.
1.2.2 Cấu trúc của thị trường tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường phát triển, thị trường tiền tệ được cấu thành
bởi các thị trường bộ phận sau đây:
1.2.2.1 Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch, thị trường tiền

tệ được chia thành 2 bộ phận: thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường
tiền tệ mở rộng.
a) Thị trường tiền tệ liên ngân hàng


Thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn gọi là thị trường liên ngân hàng.
Đây là thị trường vốn ngắn hạn do NHTW tổ chức để giải quyết nhu cầu của
các NHTM muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số
ngân hàng này với các khoản vốn tạm thời thiếu ở một số ngân hàng khác
thông qua các tài khoản của họ ở NHTW nhằm bù đắp số thiếu hụt quỹ dự trữ
bắt buộc, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bù đắp thiếu hụt trong


×