Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tôn GIÁO lớn TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.68 KB, 24 trang )

5

LỜI NĨI ĐẦU
Nhân loại từ khi có tơn giáo đến nay đã từng chứng kiến sự ra đời, tồn tại,
mất đi của nhiều tơn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Song số tôn
giáo lớn trên thế giới, có hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức tơn giáo có hệ thống
chức sắc, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo và có lực
lượng tín đồ đơng đảo ở nhiều nước nói chung và Việt Nam nói riêng thì phải
nói đến Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Những tôn giáo này đã có ảnh hưởng
sâu sắc, rộng rãi đến đời sống của một bộ phận khá lớn dân cư. Nghiên cứu các
tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm
rõ lý luận về tôn giáo giúp chúng ta hiểu rõ được nguồn gốc ra đời của các tơn
giáo góp phần thực hiện tốt quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay.
1. KHÁI LƯỢC MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Đạo Kitô
1.1.1. Sự ra đời, phát triển của đạo Kitô
Kitô giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ I ở vùng Palextin, ở phía Đơng đế
quốc La Mã cổ đại bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế, xã hội của cuộc đấu
tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Vào khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ II trước công nguyên, nhà nước
chiếm hữu nô lệ La Mã đã trở thành một đế quốc hùng mạnh trên bán đảo Italia
và các quốc gia vùng Địa Trung Hải. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nô lệ và chủ
nô, giữa các dân tộc bị chinh phục và kẻ xâm lược trở nên gay gắt. Đặc biệt
những cuộc đấu tranh khởi nghĩa vũ trang của nô lệ chống lại giai cấp chủ nô và
quân xâm lược đã nổ ra, nhưng đều thất bại và bị đàn áp dã man. Bất lực trước
sức mạnh của các thế lực áp bức bóc lột, quần chúng đã hy vọng vào một lực
lượng siêu nhiên, một đấng cứu thế để đánh đổ đế quốc La Mã, giải phóng dân
tộc, mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi mới ra đời, Kitô giáo là tôn giáo của những người nô lệ và của những


cộng đồng người nghèo khổ và các dân tộc bị nơ dịch, bị chính quyền La Mã
cấm đốn. Nhưng vào thế kỷ thứ II, đế chế La Mã bắt đầu suy yếu, một bộ phận
tầng lớp trên của xã hội đã đến với Kitô giáo làm biến đổi thành phần xã hội, vai
trò, địa vị và tổ chức cộng đồng của Kitơ giáo. Kitơ được chính quyền La Mã


6

đưa lên làm quốc giáo và nó chuyển từ phê phán áp bức, bóc lột sang ủng hộ
chính quyền La Mã và bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.
Thời kỳ trung cổ (từ năm 476 đến năm 1453). Đây là thời kỳ giáo hội
Kitô giáo đạt đến đỉnh cao quyền lực cả về thần quyền và thế quyền. Trong thời
kỳ Trung cổ châu Âu, giáo hội Kitô giáo thống trị toàn bộ tinh thần của xã hội
và chi phối quyền lực của vua chúa phong kiến. Năm 1054, giáo hội cơng giáo
phân liệt lần thứ nhất chính thống giáo ra đời. Chính thống tách ra khỏi Kitơ
giáo hình thành một tơn giáo độc lập. Trong giai đồn này giáo hội và vua chúa
phong kiến liên tục phát động chiến tranh dưới hình thức thánh chiến, kéo dài
gần 200 năm (1096 - 1270) để xâm chiếm các quốc gia giàu có ở Trung Đơng và
lập ra tịa án tơn giáo để trừng trị những kẻ gọi là “rối loạn” đe dọa quyền lực và
an ninh giáo hội và nhà nước phong kiến châu Âu thời trung cổ.
Thời kỳ cận hiện đại, thế kỷ thứ XVI đến nay, giáo hội Kitô giáo có
những biến đổi mạnh mẽ. Năm 1517, Kitơ giáo bị phân liệt lần thứ hai xuất hiện
thêm nhánh Tin Lành và Anh giáo.
Hiện nay tổng số tín đồ của các đạo Kitơ trên tồn thế giới là khoảng 1,8
tỉ người, trong đó, Cơng giáo khoảng 1,02 tỉ, đạo Chính thống khoảng 200 triệu,
đạo Tin Lành và Anh Giáo khoảng 550 triệu.
1.1.2. Nội dung cơ bản về giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội.
- Giáo luật:
Giáo lý của đạo Kitô giáo chứa đựng trong sách Kinh thánh gồm hai bộ:
kinh “Cựu ước” và kinh “Tân ước”. Kinh Cựu ước gồm có 46 cuốn và kinh Tân

ước có 27 cuốn.
Theo kinh thánh: Thiên chúa có trước đời đời, có trước cả khơng gian và
thời gian. Thiên chúa có 3 ngơi: Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là
Thánh Thần. Ba ngôi nhưng cùng một bản thể, mỗi ngơi có chức năng, vai trị
khác nhau. Ngơi Nhất - tạo dựng; Ngôi Hai - cứu chuộc và Ngôi Ba - thánh hóa.
Thiên Chúa sáng tạo nên trời đất và mn lồi từ hư khơng. Theo kinh
cựu ước kể rằng việc tạo dựng đó diễn ra trong 6 ngày: ngày thứ nhất tạo nên sự
sáng và sự tối, đặt tên là ngày và đêm; ngày thứ hai tạo ra không gian, gọi là
trời; ngày thứ ba tạo ra cây cỏ, đất nước; ngày thứ tư tạo ra tinh tú, mặt trời, mặt
trăng; ngày thứ năm tạo ra muôn vật: chim, cá, muông thú; ngày thứ sáu tạo ra
con người; ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ.


7

Thiên Chúa là đấng thiêng liêng, là chúa tể trời đất và mn lồi, có
quyền phép vạn năng sắp xếp, vận hành trật tự trong vũ trụ. Mọi sự tồn tại trong
vũ trụ đều do Thiên Chúa tiền định một cách hợp lý và tuyệt đối. Con người do
thiên chúa tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, có nhiệm vụ thờ phụng Thiên
Chúa và tiếp tục công cuộc kiến tạo trái đất của Thiên Chúa.
Con người có hai phần: thể xác (mang tính phàm tục) và linh hồn (mang
tính thiêng liêng). Linh hồn do Thiên Chúa truyền vào, tồn tại vĩnh cửu, còn thể
xác trở về cát bụi. Con người có tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi. Bản chất
tội lỗi của con người là do tính tự do. Khi chết, linh hồn không được vào thiên
đàng ngay mà phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa. Nếu có tội phải đẩy xuống
hỏa ngục cho quỷ dữ hành hạ và lửa thiêu đốt.
Về sau loài người vẫn tiếp tục phạm tội, lại còn toan xây tháp Ba ben (Ba
ben nghĩa là lộn xộn), để vào cõi trời sinh sống với Thiên Chúa. Vì thế, lồi người
bị Thiên Chúa trừng phạt bằng cách cho bất đồng ngôn ngữ để khơng được xây
tháp. Khơng nỡ hủy diệt lồi người một lần nữa, Thiên chúa bèn cho ngôi Hai là

Đức chúa Con xuống trần thế cứu chuộc tội lỗi cho loài người.
Đức chúa Con tên là Giêsu do trinh nữ Maria sinh hạ tại hanh đá lạnh lẽo
thành Bêlem, xứ Giuđêa. Để cứu chuộc tội lỗi cho loài người Giêsu phải chịu
đóng đinh trên cây thập tự. Chết được 3 ngày, Giêsu sống lại, ở trần thế với các
môn đệ thêm 40 ngày nữa, sau đó về trời, Chúa lập ra 7 phép bí tích để nhờ đó,
lồi người có thể thông công với Thiên Chúa để được Thiên Chúa cứu rỗi cho.
Sau khi Chúa Giêsu lên trời được 10 ngày, Thiên Chúa cử ngôi 3 là Đức chúa
Thánh thần hiện xuống, ban sức mạnh và lòng can đảm cho các môn đệ của
Chúa Giêsu để họ đi truyền đạo.
Như vậy, giáo lý của đạo Ki tô cho rằng Chúa là người sáng tạo ra thế giới
và lồi người đó là quan niệm hoàn toàn duy tâm, phản khoa học.
- Luật lệ:
Giáo hội Kitơ có một hệ thống luật lệ phức tạp, chi tiết, cụ thể. Trong đó
cơ bản nhất là 10 điều răn được ghi trong Kinh Cựu ước, tương truyền Thiên
Chúa truyền qua Muse. Mười điều răn đó là: 1. Phải kính thờ Thiên chúa trên
hết mọi sự. 2. Không được lấy danh Chúa để làm những việc phàm tục. 3. Dành
ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa. 4. Thảo kính với cha mẹ. 5. Khơng
được giết người. 6. Không được dâm dục. 7. Không gian tham lấy của người
khác. 8. Không làm chứng dối, che dấu sự gian dối. 9. Không muốn vợ, chồng


8

người. 10. Không ham muốn của trái lẽ. Mười điều răn ấy tóm lại hai điều phải
nhớ, được coi là tơn chỉ của đạo: “Kính chúa trên hết mọi sự” và “Yêu người
như mình ta”.
- Lễ nghi
Lễ nghi của đạo Kitơ thể hiện trong bảy phép Bí tích và các ngày lễ trong
năm. Đó là: Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức, Bí tích Thánh thể, Bí tích Giải tội,
Bí tích Xức dầu thánh, Bí tích Truyền chức Thánh và Bí tích Hơn phối.

Các ngày lễ: đạo Kitơ có nhiều ngày lễ trong năm, trong đó có những
ngày buộc các tín đồ phải tham dự (lễ trọng): Lễ Giáng sinh (Lễ Noel) ngày
chúa Giêsu ra đời, ngày 25 tháng 12; Lễ Phục sinh kỷ niệm chúa Giêsu sống lại
vào một ngày của tháng 4; Lễ Chúa Giêsu lên trời sau lễ phục sinh 40 ngày; Lễ
Chúa thánh thần hiện xuống sau lễ chúa Giêsu lên trời 10 ngày; Lễ đức bà Maria
hồn và xác lên trời ngày 15 tháng 8 và Lễ các Thánh ngày 1 tháng 11. Ngoài ra,
giáo hội còn chia một năm thành từng tháng, mùa để làm chủ đích cho sinh hoạt
tơn giáo và hoạt động của tín đồ như tháng 3 là tháng kính thánh cả Giêsu; tháng
5 dâng hoa kính đức mà Maria, tháng 11 cầu nguyện cho các linh hồn.
- Tổ chức giáo hội:
Cơ cấu tổ chức giáo hội đạo Kitô sắp xếp theo hệ thống: Giáo Hoàng Giám mục đoàn - Hồng y đoàn - Giáo hội địa phương - Giáo hội cơ sở. Theo
kinh thánh, giáo hội là một cộng đồng hữu hình có tổ chức mà Chúa Giêsu đã
lập trước lúc về trời để lưu tồn sự hiện diện của Thiên Chúa ở trần thế. Giáo hội
có 4 đặc điểm: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền. Giáo hội đạo
Kitơ có hệ thống tổ chức thống nhất và chặt chẽ từ trung ương đến các địa
phương bao gồm:
Giáo hoàng - được coi là giáo chủ, là đức thánh cha, là người kế vị thánh
Phêrô, là đại diện của Chúa Giêsu, là vị chủ nhân tối cao đối với các tín đồ có
quyền tối thượng, tồn diện và trực tiếp đối với Giáo hội. Giáo hoàng do Hội
đồng Hồng y bầu ra, giữ nguyên chức đến hết đời. Phẩm phục của giáo hoàng là
màu trắng. Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thơng qua Giám mục
đồn, Hội đồng Hồng y và bộ máy Giáo triều Vatican.
Giám mục đoàn bao gồm tất cả các giám mục trên thế giới kết hợp với
Giáo hồng để duy trì sự hiệp thơng và cai quản đoàn giáo hội.


9

Thượng hội đồng giám mục được xem như là cơ quan thường trực của
Giám mục đoàn. Giữa hai kỳ họp của Thượng hội đồng giám mục có Văn phịng

làm việc do Tổng thư ký điều khiển, chức Tổng thư ký do Giáo hồng chỉ định.
Hồng y đồn là một cơng đoàn gồm các vị Hồng y được Giáo hoàng tấn
phong có nhiệm vụ duy nhất là bầu Giáo hồng mới mỗi khi trống ngôi.
Giáo triều Vatican là cơ quan đầu não của Kitô giáo và được coi như là
một quốc gia của Kitơ giáo, có diện tích 44 ha ở thủ đơ Rơma (Italia). Tịa thánh
Vatican có nguồn tài chính lớn do đóng góp của các thế lực phong kiến, giáo hội
ở các địa phương. Vatican có nhiều nguồn thu khổng lồ, đặc biệt là nguồn thu lợi
nhuận từ các cổ phần kếch xù mà Vatican đóng góp với các cơng ty tư bản tài
chính và cơng nghiệp ở nhiều nước Âu - Mỹ.
Dưới giáo triều Vatican là các địa phận và các giáo hội địa phương. Đó là
một cộng đồn tín hữu giới hạn trong một địa danh nhất định, là cấp hành chính
chính thức của Giáo hội, trực thuộc Giáo triều Vatican về mọi phương diện. Việc
thành lập, bãi bỏ đều do Tòa thánh quyết định.
Giáo tỉnh là một hợp đoàn địa phận trong một khu vực do Tịa thánh
Vatican thiết lập, nhưng khơng được coi là cấp hành chính chính thức của Giáo
hội. Đứng đầu Giáo tỉnh là một Tổng giám mục, có nhiệm vụ và quyền hạn là:
chăm lo đức tin và kỷ luật của giáo hội, nếu có vấn đề gì thì phải báo cáo với
Giáo hồng; kinh lí các đại phận trực thuộc nếu các giám mục địa phận khơng
có điều kiện thực hiện; đề cử Giám mục địa phận sau 8 ngày trống ngơi mà chưa
có người thay; có quyền cử hành nghi lễ tại các nhà thờ trong giáo tỉnh sau khi
báo cho Giám mục địa phận biết.
Ở những nước có nhiều giáo tỉnh có thể được Tịa thánh cho hợp lại thành
giáo miền. Các giám mục trong giáo miền lập ra hội đồng giám mục. Giáo xứ là
tổ chức cuối cùng có tư cách pháp nhân, là cộng đồng tín hữu trong địa phận.
Đứng đầu giáo xứ là một Linh mục. Trong giáo xứ cịn có các Họ đạo hoặc
Khánh khu, các Giáp. Giáo hạt là tổ chức liên hiệp giữa các Giáo xứ theo địa dư
trong phạm vi địa phận do giám mục thiết lập. Đây là tổ chức không có tư cách
pháp nhân trong cơ cấu tổ chức giáo hội. Đứng đầu mỗi giáo hạt là Hạt trưởng.
Bên cạnh các tổ chức hành chính là các Dịng tu. Dịng tu là cộng đồng
tín hữu tự nguyện từ bỏ cuộc sống trần thế để cống hiến trọn đời cho việc đạo.

1.2. Đạo Phật
1.2.1. Sự hình thành, phát triển của Phật giáo


10

Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên ở phía Bắc Ấn Độ trên
vùng đất thuộc Nêpan ngày nay trong điều kiện xã hội Ấn Độ có sự phân chia
đẳng cấp hết sức sâu sắc và khắc nghiệt. Đạo Bà la môn là quốc đạo Ấn Độ đã
chia xã hội thành bốn đẳng cấp khác nhau. Đó là: Tăng lữ Bàlamôn; tầng lớp
quý tộc; tầng lớp nông dân, thợ thủ công và thương nhân và tầng lớp nơ lệ.
Những người nơ lệ bị áp bức bóc lột thậm tệ ngày càng căm ghét chế độ đẳng
cấp, nên muốn xóa bỏ nó để xây dựng một xã hội mới bình đẳng hơn. Nhiều trào
lưu tư tưởng chống đạo Bàlamơn và chế độ đẳng cấp của nó đã ra đời, trong đó
có Đạo Phật.
Sự ra đời của Đạo Phật gắn liền với tên tuổi người sáng lập là Thái tử Tất
- Đạt - Đa, sinh năm 563 trước công nguyên, con Vua Tịnh Phạm nước Catỳlavệ
ở chân núi Himalaya, miền đất bao gồm một phần đất miền Nam nước Nêpan và
một phần của Ấn Độ ngày nay.
Ngay từ nhỏ Thái tử Tất - Đạt - Đa đã được sinh sống trong nhung lụa,
không tiếp xúc với xã hội bên ngồi, khơng hề thấy và khơng hề biết rằng trong
cuộc đời lại có những đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc. Khi thành gia
thất, Thái tử mới được tiếp xúc với cuộc sống ngồi chốn cung đình, chứng kiến
những cảnh già yếu, bệnh tật, chết chóc đã tác động đến tâm hồn nhạy cảm của
Ngài. Năm 29 tuổi, Ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, cuộc sống nhung
lụa để dấn thân vào con đường tu hành khổ hạnh, mong tìm được sự giải thốt
cho chúng sinh.
Sau 6 năm tu khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự yên tĩnh
trong tâm hồn và cũng không nhận thức được chân lý, Ngài nghiệm ra là cả cuộc
sống tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh đều khơng

giúp tìm con đường giải thốt, chỉ có con đường trung đạo là đúng đắn nhất. Do
đó, Ngài tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý và bỏ lối tu khổ hạnh, đi
sâu vào tư duy trí tuệ.
Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ đề, chìm đắm trong tư duy sâu
thẳm, Ngài tuyên bố đã đến được với chân lý, hiểu được bản chất của tồn tại,
nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu vớt. Ngài tự xưng là Phật (Buddha có nghĩa là giác ngộ). Người đời gọi Ngài là Thích Ca Mầu Ni (bậc thánh của
dịng họ Thích ca). Từ đó, Phật truyền bá đức tin, thành lập các đoàn truyền
giáo. Đạo Phật ra đời, trên thực tế là sự phủ nhận chế độ đẳng cấp của đạo Bà la


11

môn. Giáo lý Phật giáo sâu sắc, hấp dẫn, đề cao sự bình đẳng, hướng tới sự giải
thốt, lễ nghi đạo Phật đơn giản, nên nhanh chóng thu hút được đơng đảo tín đồ.
Phật giáo phát triển thịnh hành thời A sô ka cho đến thời Ca nhị sắc ca.
Đến khoảng thế kỷ VI sau Công nguyên, đạo Phật suy thoái trước sự phát triển
của Ấn Độ giáo (là sự pha trộn của đạo Bà la mơn với tín ngưỡng dân gian). Từ
thế kỷ thứ VIII trở về sau, đạo Ixlam xâm nhập Ấn Độ. Khi có cuộc tấn cơng
của người Hồi giáo vào năm 1193, đạo Phật ở Ấn Độ lâm vào tình trạng suy tàn
và bị tiêu diệt.
Tuy nhiên đạo Phật đã kịp lan sang các nước Bắc Á, Nam Á và sau đó ra
nhiều nước khác trên thế giới, với số lượng tín đồ đơng đảo và ảnh hưởng lớn.
Đến nay, Phật giáo có trên 360 triệu tín đồ, chiếm 6% dân số thế giới, tập trung
chủ yếu ở các nước châu Á.
1.2.2. Nội dung cơ bản về giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội
- Giáo lý: giáo lý của đạo Phật được thể hiện trong Tam tạng kinh điển là
Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng, tập trung trong các luận thuyết, khái niệm cơ
bản; vô tạo giả, vô thường, vô ngã, sắc không, nhân dun, tứ diệu đế.
Vơ tạo giả: là khơng có kẻ sáng tạo đầu tiên. Vạn vật (vạn pháp) trên thế
giới khơng có một đấng thiêng liêng nào tạo ra mà do những phần tử vật chất và

tinh thần gồm ngũ uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương hợp tạo
thành. Thế giới được phân chia thành 3 cõi lớn: Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc
giới. Đây là cốt lõi trong lý thuyết về bản thể luận của Phật giáo.
Vô thường: mọi vật trong vũ trụ không đứng yên mà luôn vận động, biến
đổi không ngừng theo quy luật: thành - trụ - hoại - không, hay sinh - trụ - dị diệt. Sự tồn tại của mọi vật là tiền đề, là điều kiện để tiến đến cái khác nó, khơng
phải là nó.
Vơ ngã: thế giới vật thể do nhiều yếu tố hợp thành rồi lại tan ra tạo thành
vật thể mới, khơng có cái gì là cái tôi, cái bản ngã bất biến. Con người là một
pháp đặc biệt của thế giới do 5 yếu tố tạo thành, gọi là ngũ uẩn gồm: sắc uẩn,
thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Khi ngũ uẩn hợp là sinh, ngũ uẩn tan là
diệt. Do đó khơng tồn tại cái tôi, sự tồn tại của con người chỉ là giả tạm.
Nhân duyên: nhân duyên chi phối sự chuyển hóa, phát triển của vạn vật.
Nhân là mầm, là nguyên nhân tạo quả; duyên là điều kiện, phương tiện. Sự tồn
tại, phát triển của vạn vật đều chịu sự chia phối của nhân - duyên hoặc do nhiều


12

nhân - dun tạo thành. Nhân khơng tự có mà do nhân - duyên đã có từ cái trước
nó (kiếp trước) để lại.
Tứ diệu đế là bốn chân lý kỳ diệu cắt nghĩa về sự khổ, bản chất của khổ,
nguyên nhân sinh ra khổ và con đường giải thoát khỏi nỗi khổ.
Khổ đế, là chân lý nói về sự khổ. Theo Phật giáo, cuộc đời của con người
là bể khổ. Phật giáo đã ví nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển của cả
bốn đại dương. Nỗi khổ của con người tự gây nên trong cuộc sống của mình.
Phật giáo chỉ ra con người chịu tám nỗi khổ lớn: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử
khổ, sở cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ; ngũ thủ uẩn khổ. Con
người cần hiểu sự khổ để xua đuổi nó, giải thốt khỏi sự khổ.
Tập đế (nhân đế), là chân lý nói về nguyên nhân của sự khổ. Phật giáo
cho rằng con người đau khổ là do tam độc: tham (lòng tham lam), sân (sự giận

dữ), và si (sự si mê), làm cho con người luân hồi trong vòng sinh tử khổ đau.
Diệt đế, là chân lý giải thoát khỏi sự khổ, đưa con người đến với hạnh
phúc, an lạc. Theo Phật giáo, mọi nỗi khổ của con người có thể loại bỏ được.
Muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, tức diệt nguyên nhân sinh ra khổ đó là diệt trừ
tam độc: tham, sân, si, làm cho con người nhận thức được Phật pháp, giải thoát
khỏi nỗi khổ để được sống hạnh phúc, an vui ở Niết Bàn.
Niết bàn, là nơi con người đã diệt hết mọi ái dục, vô minh chấm dứt sự
khổ đau, kiếp luân hồi, con người sống hạnh phúc, bình an trong trạng thái tinh
thần đã đoạn từ mọi phiền não, ham muốn. Niết bàn có thể ở ngay trần thế - hữu
dư Niết bàn và ở thế giới bên kia khi con người không luân hồi sinh tử - vô dư
Niết bàn.
Đạo đế, là chân lý nói về con đường diệt trừ khổ đau để thành đạo (được
giải thoát). Phật giáo đưa ra nhiều biện pháp, quan trọng nhất là thực hành bát
chính đạo (tám con đường chân chính phải theo) đó là: chính ngữ, chính kiến,
chính tư duy, chính nghiệp, chính mệnh, chính định, chính tịnh tiến, chính niệm.
Thực hành bát chính đạo cũng chính là thực hành Tam học của Phật giáo gồm:
giới (hiểu biết) - định (giữ giới luật) - tuệ (thiền định).
- Giáo luật
Về cơ bản Phật giáo có các giới luật: ngũ giới, lục độ, lục hịa, thập thiện,
tứ ân và thực hành 10 điều tâm niệm.


13

Ngũ giới, là năm điều cấm gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không
dâm dục, không quan hệ với vợ chồng người khác; khơng nói điều sai, ác, xằng
bậy; khơng uống rượu say.
Lục độ gồm: bố thí; trì giới; tinh tấn; nhẫn nhục; thiền định; trí tuệ.
Lục hịa gồm: chung sống hịa hợp; khơng được tranh cãi gây lộn; đồng
tâm nhất trí; cùng giải thích phát minh và phổ biến; giữ thuần phong mỹ tục và

luật pháp nhà nước, bình đẳng về quyền lợi.
Tứ ân gồm: ân tam bảo; ân người giúp đỡ; ân cha mẹ; ân quốc gia.
Đối với bậc Sa di còn phải theo năm điều cấm sau: khơng trang điểm và
dùng nước hoa; khơng nằm gường có đệm và gường đôi; không xem ca hát;
không giữ vàng, bạc; không ăn quá giờ quy định. Đối với tỷ kheo tăng (nam)
phải giữ 250 giới; tỷ kheo ni (nữ) phải giữ 350 giới; Hòa thượng phải giữ tới
500 giới.
Thập thiện (10 điều hành thiện), làm cho tam nghiệp trong sạch, giữ
nghiệp của mình đúng, trong đó có ba điều thiện về thân; không sát sinh, trộm
cắp, không tà dâm; 4 điều về khẩu: khơng nói dối, khơng nói hai mặt, khơng nói
bịa đặt, khơng nói ác ý; 3 điều về thiện ý: khơng sinh lịng tham lam, khơng giận
dữ và không ý xấu.
Thực hiện đúng giới luật sẽ tạo cho con người bốn đức tính: từ, bi, hỉ, xả.
Từ là làm cho người khác hưởng sung sướng, an bình; Bi là làm cho người khác
hết đau khổ, phiền não; Hỉ là vui vẻ, khơng hiềm khích, khơng ghen tỵ với hạnh
phúc, thành công của người khác; Xả là thanh thản, khơng luyến ái, khơng bực
tức, nóng giận, khơng phiền não.
- Tăng đồn và lễ nghi chính.
Tu sĩ của Phật giáo được chia thành hai loại: tu tại gia gọi là phật tử, xuất
gia tu hành với nam gọi là tăng, nữ gọi là ni. Phẩm trật của Phật giáo được chia
thành: Tỳ kheo, đại đức, thượng tọa và hòa thượng. Trải qua thời gian tu luyện
từ tiểu, điền thụ giới Sa di lên sư bác; thụ giới tì kheo lên sư ơng, đại đức, sư
thầy, sau đó tiếp tục lên thượng tọa, hòa thượng.
Lễ nghi của Phật giáo đơn giản, nhằm thờ Phật và truyền đạo. Chùa là nơi
sinh hoạt tôn giáo. Lễ vật: hương, hoa, quả, thức ăn chay. Những ngày lễ chính
trong năm chủ yếu là các ngày mồng 1 và 15 theo âm lịch.
- Tổ chức giáo hội


14


Đạo Phật khơng có tổ chức giáo hội thế giới, mà mỗi nước có giáo hội
Phật giáo riêng. Hiện nay, có hai tổ chức quốc tế mang tính quần chúng tự
nguyện của tăng ni, phật tử theo khu vực; Tổ chức Phật giáo châu Á vì hịa bình
(ABCP), ra đời năm 1970, gồm 16 thành viên của 12 nước, trong đó có Việt
Nam, với tơn chỉ mục đích chống chiến tranh, cùng nhau xây dựng thế giới hịa
bình và thịnh vượng. Tổ chức Thân hữu phật tử thế giới (WFB) ra đời năm 1950
tại Côlômbia chỉ là diễn đàn quốc tế của Phật giáo.
1.3. Đạo Hồi
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của Hồi giáo
Hồi giáo (đạo Ixlam) ra đời vào thế kỷ thứ VII ở bán đảo Ả Rập, khi chế
độ công xã thị tộc tan rã, đang bước vào thời kỳ xã hội có giai cấp. Các cuộc
chiến tranh xảy ra liên miên, nguy cơ bị Bi giăng xơ và Ba Tư từ phía Đơng xâm
lược. Giai cấp chủ nô nuôi tham vọng thống nhất các bộ lạc nhỏ thành nhà nước
tập trung để vừa mở mang phát triển kinh tế - xã hội. Kiểm sốt tuyến đường
bn bán từ Đông sang Tây, mở rộng lãnh thổ, chống sự xâm lược của Bi giăng
xơ và Ba Tư. Điều đó, làm nảy sinh nhu cầu chuyển đổi tín ngưỡng từ đa thần
giáo thành nhất thần giáo. Đây chính là cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội để Hồi
giáo hình thành và phát triển.
Hồi giáo ra đời, hình thành với cuộc đời, sự nghiệp của Môhamét (570
đến 632). Môhamét sinh ở Mecca, thuộc bộ lạc Carét, thiếu thời phải đi làm thuê
và dẫn khách qua sa mạc. khi trưởng thành Mơhamét có dịp tiếp xúc với đạo Do
Thái và Kitô giáo, bị cuốn vào thuyết thờ độc thần, và dằn vặt với những hành
động bóc lột vơ đạo đức, ông bỏ nhà vào núi tu luyện. Năm 40 tuổi (610),
Môhamét đắc đạo, lập ra Hồi giáo và là người đứng đầu Hội đồng Hồi giáo. Từ
đó, Mơhamét cũng trở thành người đứng đầu quốc gia Hồi giáo đầu tiên.
Năm 610, Môhamét hoạt động như một nhà truyền giáo và các tín đồ
đầu tiên là vợ, con gái, và cháu của ông. Đến năm 622, Hồi giáo trở thành tôn
giáo chính ở Mêdica. Nơi đây trở thành trung tâm tơn giáo chính trị và quân
sự của Hồi giáo, số lượng tín đồ phát triển nhanh và chuẩn bị lực lượng tiến

công Mécca.
Đến thế kỷ thứ IX, Hồi giáo trở thành tơn giáo chính của các cư dân từ
Địa Trung Hải đến vịnh Ba Tư. Thế kỷ thứ X, Hồi giáo lan sang châu Phi và ấn
Độ. Đến thế kỷ thứ XVI, Hồi giáo có mặt ở Đơng Nam Á, Trung Quốc. Năm
1789, Napôlêông 1 tiến công Ai Cập đã chấm dứt các cuộc thánh chiến và mở


15

rộng lãnh thổ của đạo Hồi, và đặt đạo hồi đối mặt với văn minh vật chất, thế tục
của chủ nghĩa tư bản.
Ngày nay, Hồi giáo có khoảng 1,3 tỷ tín đồ, chiếm 22% dân số thế giới,
có mặt ở 50 quốc gia, tập trung nhiều ở Trung Cận Đông, Bắc Phi, Trung Á,
Đông Nam Á, các nước trong khối SNG và một số nước ở Bắc Á.
1.3.2. Nội dung cơ bản về giáo lý, giáo luật và tổ chức giáo hội
- Giáo lý: giáo lý của Hồi giáo chủ yếu được trình bày trong thánh Kinh
Coran. Coran có nghĩa là đọc, đọc nữa, đọc mãi. Kinh Coran ra đời năm 776,
viết bằng tiếng Ả Rập gồm 30 phần, 114 chương, 6211 câu, 323.015 từ. Tín đồ
Hồi giáo ln đề cao tính liêng thiêng, vĩnh cửu của Kinh Coran, coi đó là chân
lý, lời răn dạy của Thánh Ala trong việc truyền đạo và việc đời. Kinh Coran vừa
là kinh thánh vừa kiêm pháp luật, trong đó nó quy định cả lễ nghĩa, cử chỉ, công
việc, hôn nhân, cách xử sự với con trẻ, với loài vật, đến quan hệ bn bán, chính
trị, tài khoản, chiến tranh, hịa bình, tội ác, hình phạt, việc thực hiện di chúc,
thừa kế… Do đó, tín đồ Hồi giáo dùng Kinh Coran để thề nguyền và phán quyết
mọi cơng việc từ gia đình đến đại sự quốc gia.
- Tin vào thánh Ala và sứ giả Môhamét
Đạo Hồi cho rằng, Thánh Ala là thượng đế duy nhất sáng tạo và điều
khiển thế giới. Sự nghiệp sáng tạo của thánh Ala cũng được thực hiện trong 6
ngày giống như thuyết sáng tạo thế giới của đạo Kitô. Song chỉ khác ở trật tự
sáng tạo.

Đạo Hồi bác bỏ thuyết 3 ngôi của đạo Kitô và cho rằng thánh Ala là đầu
tiên, duy nhất, vĩnh cửu, cao cả nhất, siêu việt nhất, sức mạnh nhất, uy quyền
nhất, toàn năng nhất, nghiêm khắc nhất, độ lượng nhất, là người chiến thắng,
chinh phục được tất cả các thánh khác, toàn bộ sức mạnh và khả năng của các
thần khác đều tập trung thánh Ala.
Môhamét được coi là sứ giả của thánh Ala, là tiên tri của tín đồ, là sứ giả
cuối cùng của thượng đế, đáng mến nhất, anh minh nhất, vĩ đại nhất, có sứ mệnh
cao cả là cứu loài người khỏi tội lỗi, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn, bằng
cách truyền giảng ý chí của thượng đế qua kinh Coran.
Những ai có tội, nhưng ngoan đạo được Môhamét đứng ra che chở, cầu
xin thượng đế tha tội. Những ai có tội, khơng theo đạo bị hành hạ theo địa ngục
đen tối bằng các phương tiện tra tấn dã man.
- Giáo luật


16

Giáo luật Hồi giáo buộc mọi tín đồ phải có 5 đức tin cơ bản: tin Alla là
thượng đế tối cao duy nhất và Môhamét là tiên tri của người. Tín đồ Hồi giáo có
nghĩa vụ thiêng liêng là đọc kinh cầu nguyện ngày 5 lần, quan trọng nhất là buổi
đọc trưa thứ 6 ở Thánh đường. Bố thí là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tín đồ; an
chay trong tháng Ramađam; cố gắng trong đời một lần hành hương đến thánh
địa Mécca.
- Lễ nghi
Hồi giáo quy định tín đồ phải có nghĩa vụ an chay tháng Ramađam,
thực hiện các lễ hiến tế, lễ kỷ niệm sinh nhật Môhamét, ngồi ra cịn hành
hương đến thánh địa Mécca, tham dự các cuộc thánh chiến để truyền đạo,
giúp đỡ những người đồng đạo; thực hiện những quy định về sinh hoạt tơn
giáo trong cuộc sống, bản thân, gia đình, xã hội và cả những phong tục, tập
quán, như việc tang ma, việc cắt da bao quy đầu, trong đó có những khắt khe

với phụ nữ.
Những ngày lễ chính của Hồi giáo: ngày 6 tháng 1 (Hồi lịch) là ngày kỷ
niệm Môhamét đến Mécca mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo.
- Tổ chức của Hồi giáo
Hồi giáo khơng có tổ chức giáo hội thống nhất toàn thế giới mà được tổ
chức theo giáo phái hoặc theo từng quốc gia. Nhưng do có quy định về nghĩa vụ
của tín đồ nên các quốc gia Hồi giáo vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau,
hình thành quan hệ quốc tế của Hồi giáo.
Chức sắc Hồi giáo gồm: Emir (giáo trưởng) có vị trí sau Môhamét,
thường là người đứng đầu giáo hội mỗi quốc gia Hồi giáo hoặc một hay nhiều
tiểu vương quốc; Ommal là người đứng đầu Hồi giáo của một tỉnh; HaKim là
giáo cả, người đứng đầu, cai quản thánh đường; Nap HaKim là phó giáo cả phụ
giúp HaKim; Ahly là người đứng đầu nhóm tín đồ ở thơn, ấp Hồi giáo; Imâm là
người hướng dẫn tín đồ cầu nguyện tại Thánh đường; Tuân là người dạy học
Kinh Thánh Côran cho trẻ em Hồi giáo; Hadjin là những tín đồ đã qua hành
hương về thánh địa Mécca. Ngồi ra Hồi giáo cịn nhiều chức sắc khác lo việc tư
pháp, truyền đạo.
2. MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY.
2. 1. Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam


17

2.1.1. Đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo) ở Việt Nam
Công giáo được truyền vào Việt Nam gắn liền với quá trình xâm lược của
thực dân Pháp.
Từ 1885 đến năm 1945, nhờ có sự giúp đỡ của giáo hội La Mã và chính
quyền đơ hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, giáo sĩ Hội thừa sai Pari đẩy mạnh

và mở rộng phạm vi truyền giáo, xây dựng hàng ngàn cơ sở tôn giáo: nhà thờ,
mở rộng trường đào tạo giáo sĩ, phong chức thánh cho người Việt, số lượng giáo
dân và giáo sĩ người Việt tăng nhanh. Năm 1933, Vatican đã chính thức giao
quyền tự quản và phong chức giám mục cho Giáo hội công giáo Việt Nam.
Từ năm 1945 đến năm 1975, Cơng giáo ở Việt Nam có sự phân hóa sâu
sắc. Đa số tín đồ Cơng giáo nêu cao truyền thống yêu nước, đi theo cách mạng,
đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng, một bộ
phận giáo sĩ, chức sắc Công giáo bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ngụy quyền
tay sai lợi dụng đã kích động, lơi kéo giáo dân đi theo chúng, quay lưng lại với
phong trào kháng chiến, giải phóng dân tộc.
Sau đại thắng 1975 tới nay, đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa
xã hội, Cơng giáo cả nước đã nhanh chóng hịa nhập vào cuộc sống mới, cùng
đồng bào cả nước bắt tay vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Giáo hội
Công giáo Việt Nam được thành lập (5.1980) và tiến hành tu bổ, xây dựng thánh
thất, trường học, đào tạo giáo sĩ, củng cố giáo hội, mở rộng quan hệ với các tổ
chức tơn giáo nước ngồi.
Giáo hội Cơng giáo Việt Nam hiện nay có khoảng 6 triệu tín đồ; 02 Hồng
y; 3 tổng Giám mục; 33 Giám mục; 2104 Linh mục; 7500 tu sĩ (trong đó có
6000 nữ tu); 84 dòng và tu hội; được tổ chức thành 3 giáo tỉnh, 25 giáo phận,
2031 giáo xứ ( xứ đạo), 5398 nhà thờ, nhà nguyện và 6 đại chủng viện: Hà Nội;
Vinh - Thanh; Huế; Thánh Giêsu (Thành phố Hồ Chí Minh); Thánh Quý (Cần
Thơ). Đại đa số tín đồ chức sắc Cơng giáo sống tốt đời đẹp đạo, “Kính chúa yêu
nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc, phục vụ hạnh phúc đồng bào.
Hiện nay, hoạt động Công giáo đã có những thích nghi mới, phù hợp với
q trình hội nhập và phát triển của đất nước. Xu thế dân tộc hố ngày càng
chiếm ưu thế và khó cưỡng lại. Hướng hoạt động của nhà thờ Công giáo là tu
bổ, sửa sang nơi thờ tự, đào tạo đội ngũ linh mục, tăng cường hoạt động tôn giáo
và phát triển hội đồn tơn giáo. Những việc làm đó nhằm thoả mãn nhu cầu tâm
linh của giáo dân. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra: nhà thờ cịn bị trói buộc bằng



18

các nghi thức rườm rà, các tiêu chí xác định niềm tin quá cứng nhắc. Nhìn chung
cho đến nay, quan hệ giữa tơn giáo và chính trị được thiết lập thận trọng hơn,
nhưng nó cũng ẩn chứa những nguy cơ khó lường nếu cơng tác quản lý lỏng lẻo.
2.1.2. Phật giáo ở Việt Nam
Từ đầu công nguyên Phật giáo được truyền vào Việt Nam. Buổi đầu, Phật
giáo được truyền từ phía Nam vào nên mang cơ tầng văn hóa Ấn - Việt. Đến thế
ký thứ II (năm 194), Phật giáo từ Trung Quốc sang mang cơ tầng văn hóa Hán Việt. Giáo lý và lễ nghi Phật giáo có nét gần gũi với tín ngưỡng dân gian, khơng
xóa bỏ tín ngưỡng thờ thần và thờ tổ tiên nên được nhân dân đón nhận và đi
theo. Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ từ Phật giáo Ấn Độ (chủ yếu là phật giáo Đại Thừa), Phật giáo Tiểu
Thừa là tôn giáo chính của cư dân Khơme.
Từ thế kỷ thứ VI trở đi, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
Phật giáo Trung Quốc (Đại thừa). Phật giáo từ Trung Quốc truyền vào nước ta
có nhiều tơng phái Thiền tông, Thiên thai, Mật tông, Luật tông, Tịnh độ tông.
Phật giáo được du nhập vào nước ta cùng với Nho giáo, Lão giáo và hịa cùng
tín ngưỡng dân gian tạo ra bức tranh “Tam giáo đồng nguyên” (Phật - Nho Lão). Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV Phật giáo ở Việt Nam phát triển cực
thịnh và có sự đóng góp to lớn đối với q trình dựng nước, giữ nước của dân
tộc. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, Phật giáo bị suy vi và Nho giáo trở thành hệ
tư tưởng chính trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tuy vậy, Phật giáo vẫn tồn
tại, phát triển bền vững trong nhân dân và trở thành một lực lượng quan trọng để
bảo tồn, duy trì truyền thống văn hóa dân tộc. Khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, Phật giáo bị chèn ép và phân hóa.
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra
đời, quy tụ tăng ni, phật tử cả nước, hành đạo trong một tổ chức Phật giáo thống
nhất đã động viên hàng triệu tăng ni, phật tử hăng hái tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, hoạt động theo đường hướng chung đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa
xã hội.

Hiện nay, Phật giáo cả nước có khoảng 15.015 ngơi chùa, 03 học viện
Phật giáo, 01 viện nghiên cứu Phật học, 44 Ban trị sự Phật giáo ở 44 tỉnh, thành
phố. Số lượng tín đồ Phật giáo ở nước ta, tính đến thời điểm hiện nay có khoảng
14 triệu Phật tử; 26.000 tăng ni.


19

Qua hai nghìn năm tồn tại, Phật giáo đã hóa thân vào dân tộc, luôn đứng
về dân tộc để chống ngoại xâm và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp dựng nước
và giữ nước của dân tộc, cho việc hình thành phát triển văn hố dân tộc.
Nhìn chung Phật giáo Việt Nam giàu lịng nhân ái, q trình tồn tại, Phật
giáo có nhiều thời kỳ bị kẻ thù lợi dụng vì mục đích chính trị của chúng.
2.1.3. Đạo Tin lành
Đạo tin lành có mặt ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX, do các mục sư người
Pháp truyền vào. Năm 1911, Hội Liên hiệp Cơ đốc và truyền giáo (CMA) của
Mỹ lập được cơ sở ở Đà Nẵng và đến năm 1918 đã tổ chức được 16 chi hội ở
Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đến năm 1954, số lượng tín đồ Tin lành có tới
50000 người, có gần 100 mục sư với giáo hội chung là Tổng hiệp hội Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam.
Trong những năm gần đây Tin Lành tích cực truyền đạo vào các tỉnh Tây
Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi đồng bào các dân tộc ít người sinh
sống. Do bị các thế lực thù địch xúi giục, lừa bịp, xuất hiện một số vấn đề vượt
khỏi phạm vi tôn giáo như: vấn đề Tin Lành Đềga ở Tây Nguyên, Vàng Chứ Tin Lành ở vùng núi Phía Bắc.
Hiện nay, Tin Lành ở nước ta có nhiều hệ phái và tổ chức khác nhau,
trong đó có các hệ phái, tổ chức lớn là: Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Nam); Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành việt Nam (miền Bắc); Cơ
đốc Phục lâm; Bắp tít; Cơ đốc truyền giáo; Ngũ tuần; Tin Lành Đại Hàn…
Đến nay (năm 2009) đã có hơn 1,5 triệu tín đồ, 150 chi hội được cơng
nhận, 1.768 điểm nhóm của Tổng liên Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền

Nam) và các hệ phái Tin Lành khác đăng ký sinh hoạt. Tổng liên hội thánh Tin
Lành Việt Nam ( miền Bắc) có 168 điểm đăng ký sinh hoạt ở các tỉnh miền núi
phía Bắc.
2.1.4. Đạo Hồi ở Việt Nam
Hồi giáo du nhập vào Việt Nam, khoảng thế kỷ thứ XIII, XV, bằng con
đường buôn bán, giao lưu văn hóa và tồn tại chủ yếu trong dân tộc Chăm và một
số tín đồ người Kinh ở Tân An - Long An, Thủ đô Hà Nội. Do chịu ảnh hưởng
của văn hóa Chăm - Hồi giáo được Chăm hóa nhiều.
Hồi giáo ở Việt Nam có hai phái: Islam và Bani với khoảng 70.000 tín đồ,
tập trung chủ yếu ở người Chăm trong các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành


20

phố Hồ Chí Minh, An Giang. Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận theo hệ
phái Bani (gọi là Chăm Bani) không tuân thủ đầy đủ các quy tắc của Hồi giáo,
không liên hệ với thế giới Hồi giáo và đồng đạo trong nước. Hoạt động tôn giáo
của họ đều được khép kín trong khn khổ văn hóa tín ngưỡng truyền thống của
dân tộc Chăm.
Hồi giáo ở Việt Nam in đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm. Điều đó,
thể hiện trong nghi lễ trưởng thành, hôn lễ, an táng. Chẳng hạn, Hồi giáo Ả Rập
thực hiện theo nghi thức phụ hệ, nhưng Hồi giáo ở người Chăm vẫn giữ truyền
thống mẫu hệ trong hơn nhân và vai trị của người phụ nữ trong gia đình.
Về tổ chức, Hồi giáo ở các tỉnh miền Trung và An Giang chưa có giáo hội
cịn ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 1988 đã thành lập Ban quản lý tài chính Hồi
giáo thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, Hồi giáo là tơn giáo chính của đồng bào Chăm. Sinh hoạt tín
ngưỡng của đồng bào Chăm đã góp phần tạo nên nét đặc sắc về văn hố, góp
phần tạo dựng nền văn hố thống nhất trong đa dạng các dân tộc Việt Nam.
2.1.5. Đạo Cao Đài ở Việt Nam

- Nguồn gốc ra đời và phát triển.
Đạo Cao Đài cịn có tên gọi Đại đạo Tam kỳ phổ độ, ra đời ở Nam Bộ Việt Nam vào đêm Noel năm 1925. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực
dân Pháp, đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa, tăng cường áp bức bóc lột
làm cho đời sống của nhân dân lâm vào tình trạng bần cùng, bế tắc về tư tưởng.
Các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ ngày càng
quyết liệt, song đều bị thất bại và lâm vào bế tắc. Các tôn giáo: Phật giáo, Nho
giáo và Đạo giáo khơng cịn là chỗ dựa tinh thần tin cậy của họ, nên đã thúc đẩy
một bộ phận trí thức, cơng chức đi tìm một tơn giáo mới nhằm giải quyết các
vấn đề của cuộc sống ở Nam Bộ. Tiếp thu tư tưởng, tam giáo đồng nguyên (Phật
- Lão - Nho) cùng với trào lưu Thần linh học phương Tây, với tục cầu hôn, cầu
tiên của người Việt đã tạo nên phong trào cầu cơ - chấp bút khá sôi nổi ở Nam
Bộ. Hoàn cảnh kinh tế xã hội ấy là cơ sở cho đạo Cao Đài xuất hiện, nhằm đáp
ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.
Sự ra đời của Đạo Cao Đài gắn liền với những người lập đạo Ngô Minh
Chiêu (sinh năm 1878), Lê Văn Trung (sinh năm 1875), Phạm Công Tắc (sinh năm
1893).


21

Đạo Cao Đài chính thức khai đạo vào ngày 18 tháng 11 năm 1926 (15
tháng 10 năm Bính Dần), tại chùa Từ Lâm (Gị Kén), tỉnh Tây Ninh, có nhiều
quan chức người Pháp và người Việt tham dự. Từ đó, Cao Đài đã phát triển ra
các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Sài Gịn và thu hút được đơng đảo tín đồ.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Cao Đài đã bị phân hóa về tổ chức và
phân liệt về ý thức chính trị. Một bộ phận chức sắc và đa số tín đồ có tinh thần
u nước đi theo Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Một bộ phận khác đã hợp tác với thực dân Pháp, Nhật Mỹ, ngụy thành lập đội
vũ trang lấy danh nghĩa bào vệ đạo để chống lại sự nghiệp cách mạng.
Hiện nay, Cao Đài có gần 3 triệu tín đồ, 20 nghìn chức sắc, 500 thánh

thất, tập trung chủ yếu ở Trung Bộ và Nam Bộ. Phần lớn các hệ phái, tín đồ Cao
Đài đi theo Đảng, cùng tồn dân và tồn qn tích cực thực hiện đường lối đổi
mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Một số nét cơ bản về giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội.
Về giáo lý:
Giáo lý đạo Cao Đài được hình thành trên cơ sở vay mượn, kết hợp giáo
lý của các tôn giáo và tín ngưỡng khác. Tư tưởng trung tâm của giáo lý đạo Cao
Đài là quy nguyên tam giáo, hợp nhất ba tư tưởng lớn của ba đạo (Từ bi của
Phật, bác ái của Lão giáo, công bằng của Nho); hợp nhất ngũ chi - thống nhất
năm ngành đạo (Nhân đạo của Khổng Tử, Thần đạo của Khương Thái Công,
Thánh đạo của Giêsu, Tiên giáo của Lão tử, Phật đạo của Thích ca Mầu ni).
Theo đó các nhà sáng lập đạo Cao Đài tự nhận Cao Đài là tôn giáo của tôn giáo.
Giáo lý của đạo Cao Đài đặc biệt quan tâm và đề cao tính thiêng liêng huyền
diệu của cơ bút, coi đó là linh hồn của đạo.
Nội dung cơ bản của Giáo lý Cao Đài thể hiện trong tên gọi Cao Đài đại
đạo, Tam Kỳ Phổ độ được giải thích cơ bản như sau:
Cao Đài, là đài cao thờ Thượng đế. Thượng đế là vị thánh trị vì Cao Đài.
Thượng đế được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Ngọc Hoàng, Ngọc Đế, Cao Đại,
Huyền Khung Cao Thượng đế. Tên gọi thông dụng là Cao Đài Tiên ông đại Bồ
Tát Mahatát.
Đại đạo, là đạo lớn tập hợp tất cả các đạo. Những người lập đạo quan
niệm rằng xa xưa con người không hiểu nhau nên đáng tối cao phải đưa xuống
cho loài người 5 loại đạo: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo


22

cứu vớt con người. Ngày nay, con người hiểu biết nhau dẫn đến sự xung khắc
giữa các đạo nên đấng tối cao phải tập hợp các đạo lại trong một đạo lớn, nên

được gọi là Đại đạo.
Tam kỳ phổ độ, theo giáo lý Cao Đài cho rằng từ khi có loài người đến
nay, Thượng đế đã 3 lần Phổ độ chúng sinh: Nhất kỳ phổ độ. Là thời kỳ
Thượng đế sai Thái Thượng đạo Tổ (đạo Lão cổ), Phục Hy (đạo Nho cổ),
Nhiên Đăng Phật (đạo Phật cổ) xuống phổ độ chúng sinh. Nhị kỳ phổ độ, là
thời kỳ Thượng đế sai Thích ca Màu ni lập Phật giáo, Thái Lượng Lão quân
lập đạo Tiên, Khổng tử Lập đạo Nho, Khương Thái Công lập đạo thần, Giêssu
lập đạo thánh để phổ độ chúng sinh phù hợp với từng vùng, từng quốc gia
nhất định. Tam kỳ phổ độ, là thời kỳ thế giới có điều kiện xích lại gần nhau,
để nhiều đạo dễ sinh mâu thuẫn, xung đột, nên Thượng đế hợp nhất các đạo
thành Cao Đài.
Cầu cơ, là lễ nghi giúp chức sắc Cao Đài tiếp xúc với thần tiên. Cơ bút là
lời phán dạy của thần tiên về hành đạo. Thực chất, cơ bút của Cao Đài mang tính
chất huyền bí, là sự tiếp xúc với thần tiên và nghe lời phán truyền của thần tiên
thông qua nghi thức tôn giáo.
Về cơ bản đạo Cao Đài dạy về sự an định tạm thời của các vong linh và
tình huynh đệ nhân nghĩa của con người. Lấy tư tưởng tứ hải giai huynh đệ của
Khổng Tử, Cao Đài khuyên mọi người phải thương yêu nhau, có trách nhiệm
với bản thân, gia đình và xã hội. Lấy tư tưởng vơ tri của Lão tử, Cao Đài khuyên
mọi người từ bỏ ham muốn nhục dục đời thường. Lấy tư tưởng luân hồi của
Phật, Cao Đại cho rằng con người chỉ là kiếp tái sinh, theo luật nhân quả. Vậy
con người phải từ bi, cứu khổ, thốt tục, khơng đam mê tửu sắc.
Con người có ba phần: Thần khí (linh hồn), thể lí (hình hài), và sinh khí.
Do vậy cần phải tu dưỡng để phát triển đầy đủ ba xác thân là: Tinh, khí, thần.
Muốn siêu thốt cần phải tin vào thế giới vơ hình, tin có sự tương thơng giữa thế
giới hữu hình và vơ hình.
Về luật lệ đạo Cao Đài: là sự kế thừa những quy định cơ bản của giáo luật
Phật giáo, bao gồm: Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, tham lam; khơng
tà dâm; khơng nói dối, khơng nói thơ tục; khơng uống rượu. Tứ đại điều quy
(Bốn điều trau dồi đức hạnh): Phải ơn hịa, tn theo lời dạy của bề trên, lầm lỗi

phải ăn năn chịu thiệt; phải cung kính, chớ khoe tài, kiêu ngạo, chớ che lấp
người hiền; Phải khiêm tốn, tiền bạc phân minh, vay mượn phải trả; Phải


23

nhường nhịn, đừng kính trước, khinh sau. Nói tóm lại, bốn điều trau dồi đức
hạnh ở trong bốn chữ: ôn, cung, khiêm, nhường.
Về lễ nghi Cao Đài: mang tính dung hợp các lẽ nghi tam giáo: Lão giáo,
Nho giáo, Phật giáo. Kinh sách Cao Đài soạn theo văn vần, gồm có kinh cúng tứ
thời, kinh quan, hơn, tang, tế, kinh thiên đạo và thế đạo.
Lễ nghi của đạo Cao Đài khá rườm rà và cầu kỳ. Đạo Cao Đài giải thích
rằng lễ nghi sinh hoạt tơn giáo cũng thể hiện tinh thần tổng hợp tôn giáo. Đạo
phục chung là màu trắng. Riêng các chức sắc dùng màu theo ngành: Thái - thuộc
Phật - màu vang; Thượng - thuộc Lão - màu xanh; Ngọc - thuộc Nho - màu đỏ.
Lễ phục được cắt may cầu kì theo phẩm phục các vua quan phong kiến.
Lễ vật dâng cúng của đạo Cao Đài rất đơn giản, gồm 5 nén hương tượng
trưng cho ngũ hành; hoa, rượu, trà tượng trưng cho tinh, khí, thần.
Tổ chức giáo hội: giáo hội Cao Đài tổ chức theo quy mô nhà nước quân
chủ lập hiến từ trung ương đến địa phương.
Cấp trung ương tổ chức thành ba bộ phận: Bát quái đài, Hiệp thiên đài,
Cửu trùng đài. Bát quái đài là nơi thờ các thánh thần của 5 đạo, do Lý Thái Bạch
cai quản. Hiệp thiên là cơ quan lập pháp và tư pháp, đứng đầu là một Hộ pháp.
Dưới Hộ pháp là 12 vị Thời quân quản 3 chi: chi Pháp; chi Đạo; chi Thế. Dưới
chi còn chia ra nhiều cơ quan nhỏ giúp việc.
Cấp địa phương gồm có: Khâm trấn (miền đạo) do chức giáo sự đứng
đầu, Khâm châu (tỉnh đạo) do chức giáo hữu đứng đầu, Tộc (huyện đạo) do chức
giáo sanh đứng đầu, Hương (xã đạo) do chánh trị sự, phó trị sự cai quản.
Hệ thống tổ chức giáo hội trên, chủ yếu phát triển ở phái Cao Đài Tây
Ninh. Hiện nay, Đảng, Nhà nước chủ trương bình thường hóa sinh hoạt của Cao

Đài trong khuôn khổ pháp luật với tổ chức giáo hội hai cấp trung ương và cơ sở.
2.1.6 . Phật giáo Hịa Hảo
- Nguồn gốc ra đời và q trình phát triển
Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại Hòa Hảo, Châu Đốc tỉnh An
Giang. Phật giáo Hòa Hảo xuất hiện trong bối cảnh xã hội Nam Bộ bị thực dân
Pháp cai trị trực tiếp, chúng cấu kết với địa chủ, tư sản bóc lột các tầng lớp nhân
dân rất dã man. Cuộc sống của nhân dân Nam Bộ rơi vào tình trạng bế tắc về tư
tưởng và tâm linh tôn giáo, các tôn giáo truyền thống bất lực trước thời cuộc.
Lúc này ở An Giang xuất hiện nhiều loại tín ngưỡng bản địa, các dịng
tiên tri, đồng bóng của các “Thầy”, “Cô”, “Cậu”, “Bà” và được coi là hiện thân


24

của Phật, Tiên, Thánh xuống cứu vớt chúng sinh. Nông dân Nam Bộ chủ yếu là
lưu dân, đến khai phá đất hoang, tự liên kết, tự lập hàng, lập ấp và tự giải quyết
mọi công việc trong cuộc sống, nên tạo cho họ một cá tính và nghị lực mạnh mẽ.
Song, do điều kiện sống, nông dân ở Nam Bộ sống trong cảnh nghèo túng, học
vấn thấp, ít va chạm xã hội, sống chất phác, dễ tin và khi đã có niềm tin thì
chung thủy với niềm tin của mình.
Người sáng lập ra Phật giáo Hịa Hảo là ơng Huỳnh Phú Sổ. Ơng sinh
năm 1920, tại làng Hịa Hảo. Thiếu thời, Huỳnh Phú Sổ là người học giỏi,
nhạy cảm và có năng khiếu thơ văn nhưng bị bệnh, phải nghỉ học. Trong q
trình chữa bệnh, ơng đã học được nghề bốc thuốc, thuật bùa chú, nghiên cứu
sấm Trạng Trình và tiếp xúc với tư tưởng Phật giáo phái Thiền Lâm Tế ở chùa
Tây An.
Ngày 18 tháng 5 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ cùng một vài tín đồ tổ chức lễ
khai đạo tại nhà và chùa An Hòa ở làng Hòa Hảo cho ra đời một tơn giáo mới
Phật giáo Hịa Hảo; Huỳnh Phú Sổ được suy tôn làm giáo chủ.
Từ năm 1947 đến năm 1974, phật giáo Hịa Hảo khơng ngừng phát triển.

Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ lúc thì bị Pháp câu thúc, lúc thì bị Nhật mua chuộc, có
lúc được mời tham gia Ủy ban kháng chiến Nam Bộ với tư cách đại diện cho
Phật giáo Hòa Hảo. Phật giáo Hòa Hảo đã thành lập lực lượng vũ trang riêng Bộ
đội Nguyễn Trung Trực. Sau khi Giáo chủ chết (1947), lực lượng này bị chia rẽ,
phân tán.
Đến năm 1955, cuộc chiến tranh giữa các giáo phái ở miền Nam (Cao
Đài, Hịa Hảo, Bình Xun) xảy ra do sự xúi bẩy của Mỹ - Diệm, lực lượng vũ
trang của đạo Hòa Hảo tan rã, đa số sát nhập vào đội quân ngụy. Từ năm 1964,
Phật giáo Hòa Hảo phát triển nhanh, Phật giáo Hịa Hảo trở lại một tơn giáo
khuyến thiện.
Hiện nay, tín đồ Phật giáo Hịa Hảo ở trong nước có khoảng 2 triệu người.
Tháng 5 năm 1999, theo yêu cầu của tín đồ được phép của Chính phủ, Đại hội
và bầu ra Ban Đại diện Hòa Hảo được cơng nhận là một tơn giáo có pháp nhân
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Việt Nam.
- Một số nét cơ bản về giáo lý, giáo luật và lễ nghi
Về giáo lý:
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong Sấm giảng thi văn do ông
Huỳnh Phú Sổ soạn. Đây là sự cải tiến theo hướng đơn giản hóa giáo lý của Phật


25

giáo; tiếp thu và nâng cao tư tưởng của giáo phái Bửu Sơn kì Hương do Phật
thầy Tây An - Đoàn Minh Huyền khởi xướng. Nội dung giáo lý gồm hai phần
Học Phật và Tu nhân.
Phần Học Phật chủ yếu dựa vào giáo lý Phật giáo nhưng được giản lược
nhiều và có sữa chữa. Phật giáo Hịa Hảo cho rằng, có 3 pháp mơn chính để học
Phật là Ác pháp, Chân pháp và Thiện pháp.
Ác pháp là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm ô nhiễm thân tâm,
gây nên tội lỗi khiến cho con người vướng mãi trong vịng ln hồi sinh tử.

Trong Ác pháp có tam nghiệp: thân nghiệp, gây ra sát sinh, trộm cắp, tà dâm;
khẩu nghiệp, gây ra nói dối, nói hai mặt, nói điều ác, nói khốc; ý nghiệp gây
tham lam, giận dữ, si mê. Trong Ác pháp cịn có thất tình là bảy trạng thái tình
cảm: mừng, giận, yêu, ghét, muốn, sợ.
Chân pháp là các pháp phá tan những mê hoặc, tối tăm để bừng sáng về trí
tuệ, giác ngộ về chân lí. Chân pháp có Tứ diệu đế: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo
đế; Thập nhị nhân duyên làm con đường phá bỏ mê muội, xua tan ngũ trược. Đó
là năm thứ dơ bẩn làm ô nhiễm thân tâm, mãi say đắm trong cõi trần ai, truy lạc,
gồm: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược.
Thiện pháp là các pháp để gây thiện duyên, sửa trị thân tâm cho thanh
sạch. Phật giáo Hòa Hảo lấy Bát chính đạo làm con đường tu nhân, bao gồm:
chính kiến, chính nghiệp, chính mạng, chính tư duy, chính tinh tiến, chính định,
chính niệm; và lấy Bát nhẫn là tám điều nhẫn nhịn để vượt qua những thử thách
trong sử thế và tu tập đó là: nhẫn năng, nhẫn giới, nhẫn hương lân, nhẫn phụ
mẫu, nhân tâm, nhẫn tín, nhẫn đức, nhẫn thành.
Về phần Tu nhân là tu Tứ ân hiếu nghĩa, đó là:
Ân tổ tiên, cha mẹ: con cháu phái sống hiếu nghĩa với tổ tiên, ơng bà,
cha mẹ, có trách nhiệm đền ơn, đáp nghĩa, nghe lời răn dạy, chăm sóc phụng
dưỡng cha mẹ, khơng làm phiền lịng cha mẹ, khơng ảnh hưởng xấu đến
truyền thống gia đình, dịng họ. Nếu tổ tiên có gì sai thì phải quyết chí tu để
rửa nhục.
Ân đất nước, đất nước là nơi con người sinh ra, lớn lên, vậy phải yêu quê
hương, đất nước, tùy theo tài lực mà làm cho quê hương giàu mạnh; Có trách
nhiệm bảo vệ quê hương khỏi giặc ngoại xâm, không phản bội Tổ quốc, không
làm tay sai cho ngoại bang.


26

Ân đồng bào, nhân loại, phải sống ân nghĩa cùng đồng bào mình, bởi họ

đều là con Lạc cháu Hồng, phải sống có nghĩa nặng tình với những người xung
quanh, chia sẻ với mình niềm vui, nỗi buồn, từng giúp đỡ, nhờ cậy, lúc khó
khăn. Phải sống ân nghĩa với đồng loại, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu
nghèo, sang hèn, theo tinh thần từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha không thù hằn, làm hại
dân tộc khác.
Ân Tam bảo, là ghi nhớ công ơn Phật, Pháp, Tăng đã khai mở trí tuệ, cứu
vớt chúng sinh khỏi vịng ln hồi khổ ải; phải tơn kính Tam Bảo, tu rèn thân
tâm, tiến tới sự giải thoát.
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo là sự kết hợp giữa Học Phật và Tu thân. Học
Phật tạo nên đức, Tu thân tạo nên cơng. Có cơng đức mới nhanh chóng trở thành
bậc hiền nhân được. Tuy nhiên, Phật giáo Hòa Hảo chú trọng việc tu thân, vì cho
rằng tu hành phải dựa trên cơ sở đạo đức, trước hết là đạo làm người. Khơng tu
thân thì khơng học Phật được, hoặc học Phật cũng chẳng có ý nghĩa gì?
Về luật lệ và lễ nghi thờ cúng của Phật giáo Hòa Hảo
Hòa Hảo thờ phụng và hành đạo chủ yếu tại gia đình để vừa hành lễ nghi
tôn giáo vừa thờ cúng tổ tiên và tham gia các hoạt động sản xuất bình thường.
Mỗi gia đình chỉ thờ một miếng vải tại bàn thờ và xây một bàn thờ thông thiên ở
sân trước nhà theo tinh thần Phật tại tâm, tâm tức là Phật.
Hàng ngày, tín đồ quỳ 2 lần (sáng, tối) trước bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật,
bàn thờ thông thiên để đọc các bài sấm kệ. Lễ vật chỉ có hương hoa và nước
lạnh. Ban đêm thắp đèn ở trong thờ và bàn thờ thơng thiên. Khi hành lễ tín đồ
khơng đọc kinh Phật mà chỉ đọc các bài kệ do Huỳnh Phú Sổ viết.
Nam tín đồ để tóc, búi phía sau để giữ hiếu với tổ tiên. Thực hiện ăn chay
từ thấp đến cao. Mỗi tháng ăn chay từ 6 ngày đến 10 ngày và ăn chay suốt
tháng. Một tháng có ngày 14 ăn chay cho Tổ quốc, ngày 15 ăn chay cho Phật,
ngày 29 ăn chay cho đồng bào, ngày 30 ăn chay cho mình.
2.2. Những ảnh hưởng của tín ngưỡng, tơn giáo đối với Qn đội
nhân dân Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tôn giáo tồn tại và phát triển trên
khắp đất nước và thu hút đơng đảo tín đồ tham gia. Sự tồn tại của tôn giáo đã tác

động, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với Quân đội ta hiện nay,
nhiều đơn vị quân đội đóng quân trên các địa bàn có nhiều tổ chức tơn giáo hoạt
động, trong qn đội có nhiều qn nhân theo các tơn giáo khác nhau. Vì vậy,


27

tín ngưỡng, tơn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và chiến đấu
của quân đội.
Mặc dù đạo đức tơn giáo có những điểm phù hợp nhất định đối với đạo
đức xã hội, như tư tưởng “bình đẳng”, “bác ái” của Phật giáo khuyên con người
sống hướng tới cái thiện, tránh xa cái ác… Nhưng phần lớn những tác động của
tôn giáo đến đời sống con người nói chung, đến quân đội nói riêng là tác động
tiêu cực.
Về bản chất, chúng ta không thể quên rằng, thế giới quan tôn giáo là thế
giới quan duy tâm, phản khoa học. Một khi đã thâm nhập vào ý thức con người,
nó sẽ làm cho con người lãng quên hiện thực, đặt tất cả tinh thần, tâm tưởng vào
thần thánh hư ảo mà họ tin đó là giá trị đích thực. Chức năng thế giới quan của
tôn giáo dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý sống khơng hành động, không đấu
tranh trong thực tại, lấy tu dưỡng tâm tính làm điều cốt yếu để mau chóng được
giải thốt ở bên ngoài thực tại, nơi Thiên đường của Chúa hay Niết bàn của
Phật.
Muốn đến được cõi Niết bàn (đạt đến giải thoát), phải từ bỏ mọi ham
muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Tất cả những quan niệm, những triết lý
sống đó cho thấy mặt tiêu cực của thế giới quan tôn giáo.
Hạnh phúc trong đạo đức tôn giáo là hạnh phúc hư ảo. Tôn giáo không đề
cao cuộc sống trần gian. Mặt khác, nó khuyên con người nhẫn nhục trước tình
cảnh nơ lệ, thủ tiêu sự đấu tranh. Chính vì vậy, tơn giáo trở thành cơng cụ phục
vụ đắc lực cho lợi ích của giai cấp thống trị. Tơn giáo làm cho nhân dân đắm
chìm vào đam mê, làm tê liệt ý chí đấu tranh giai cấp. C.Mác gọi “tôn giáo là

thuốc phiện của nhân dân là theo nghĩa đó và cũng vì vậy, đạo đức tơn giáo đối
lập với đạo đức chân chính.
Đạo đức tơn giáo đã tạo cho con người thế giới quan và nhân sinh quan
sai lệch, làm hạn chế tính tích cực, chủ động và sáng tạo của con người. Đạo đức
tôn giáo hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, song đó là thứ hạnh phúc hư
ảo, hão huyền. Tinh thần nhẫn nhục mà các tôn giáo đề ra thể hiện thái độ cực
đoan, thủ tiêu đấu tranh. Nó tạo cho các tín đồ thái độ bàng quan trước thế giới
hiện thực, bằng lịng với số phận. khơng tích cực đấu tranh chống lại những cái
xấu, cái ác, an ủi và ru ngủ con người trong niềm tin rằng kẻ gây tội ác sẽ phải


28

chịu “quả báo” hoặc bị trừng trị ở kiếp sau. Chính tâm lý đó đã ngăn cản con
người đi đến hạnh phúc thực sự của mình nơi trần thế.
Thêm nữa, đạo đức tơn giáo q chú trọng đến việc hồn thiện đạo đức cá
nhân nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người. Với tính cách
một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội, cũng có q
trình phát sinh, phát triển và biến đổi cùng với điều kiện sinh sống của con
người. Do vậy, muốn hoàn thiện đạo đức cá nhân, khơng thể tách nó khỏi những
điều kiện sinh họat vật chất cùng các quan hệ xã hội khác của con người. Bởi vì
C.Mác đã khẳng định rằng, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà những quan hệ xã hội” và nhân cách con người cũng chỉ có thể được
hồn thiện trong các mối quan hệ xã hội mà thôi. Theo Ph.Ăngghen ngay cả một
số yếu tố tiến bộ của đạo đức tôn giáo cũng chỉ giống với đạo đức mới của
chúng ta về mặt hình thức mà thơi. Vì vậy, mặc dù tơn giáo “là sự phản kháng
chống lại sự nghèo nàn của hiện thực” nhưng rốt cuộc nó vẫn chỉ là một sự phản
kháng mang tính tiêu cực, thụ động của con người mà thôi.
KẾT LUẬN


Tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam có nguồn gốc lâu đời, có tổ chức
khá chặt chẽ. Mỗi tơn giáo có đặc điểm, giáo lý, có q trình hình thành, tồn tại,
phát triển và có vai trò nhất định đối với lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, mỗi tôn
giáo khi được du nhập, khi ra đời và phát triển đều chịu sự tác động, chi phối bởi
những điều kiện kinh tế, xã hội của từng thời kỳ lịch sử, của tình hình thế giới và
trong nước. Các tôn giáo này đều chứa đựng những yếu tố tích cực phù hợp với
đạo đức xã hội. Song bên cạnh đó có những yếu tố tiêu cực lạc hậu đối với sự
hoàn thiện và phát triển của con người cũng như xã hội. Chính vì vậy, khi nghiên
cứu cần nắm chắc những yếu tố tích cực đồng thời thấy được những hạn chế của
nó.



×