Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ỨNG DỤNG lý THUYẾT JUST IN TIME vào CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT “JUST IN TIME” VÀO
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHIỆP CAO SU MIỀN
NAM

GVHD
NHĨM
LỚP

:PGS.TS HỒ TIẾN DŨNG
:1
: 18C1OPE60201606
(K28 – Chiều CN)

TPHCM, THÁNG 05 NĂM 2019

Trang 1


NHÓM 1
Họ và tên

Điện thoại

1



7701281202A Nguyễn Viết Vương

0905663665

2

7701280933A Võ Minh Sang

0962656667

3

7701281082A Cao Thị Bích Trâm

0839764910

4

7701281008A Cao Thị Phương Thảo

0347514323

5

7701281114A Nguyễn Thị Bích Triều

0931313886

6


7701280784A Hồ Hồi Nghĩa

0375432818

7

7701280405A Nguyễn Xn Bách

0786448291

8

7701280604A Trần Thị Bích Hồng

0332124248

9

7701281185A Trần Thị Hải Vi

0934093767

10

7701270459A Bùi Đồn Danh Hoàng

0944301291

STT


Mã học viên

Trang 2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ·················································································································································· 3
CHƯƠNG I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT HỆ THỒNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN
TIME).······················································································································································ 4
1.1 Lịch sử hình thành hệ thống Just in time (JIT)··············································································· 4
1.2 Khái niệm: ······································································································································ 4
1.3 Mục đích: ······································································································································· 4
1.4 Điều kiện áp dụng JIT ···················································································································· 4
1.5 Các đặt trưng của hệ thống Just in time ························································································· 5
1.6 Lợi ích của hệ thống JIT··············································································································· 10
1.7 Nhược điểm của hệ thống JIT: ····································································································· 10
1.8 Chuyển sang hệ thống JIT: ··········································································································· 10
CHƯƠNG II VẬN DỤNG JIT VÀO CÔNG TY CASUMINA ···························································· 11
2.1 Tổng quan công ty : ······················································································································ 11
2.2 Nguyên nhân áp dụng hệ thống JIT tại công ty Casumina: ·························································· 12
2.2.1 Ứng dụng JIT trong hoạt động sản xuất tại công ty Casumina: ································ 12
2.2.2 Thay đổi sau khi Casumina áp dụng mơ hình JIT ··············································· 15
CHƯƠNG III KẾT LUẬN····················································································································· 17

Trang 3


CHƯƠNG I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT HỆ THỒNG ĐIỀU HÀNH
VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME).

1.1 Lịch sử hình thành hệ thống Just in time (JIT)
Khởi đầu JIT đã được áp dụng trong các dây chuyền lắp ráp của hãng ô tô Ford từ những
năm 30 nhưng phải đến những năm 1970, quy trình sản xuất theo mơ hình JIT mới được
hồn thiện và được do ơng Taiichi Ohno (Phó tổng giám đốc sản xuất) cùng nhiều đồng
nghiệp triển khai ở hãng Toyota Motor. Sự phát triển JIT ở Nhật có thể là do đặc điểm
nước Nhật là một quốc gia đơng dân ít tài ngun, vì vậy người Nhật đã trở nên nhạy
cảm với việc lãng phí và kém hiệu quá, họ xem việc phá hỏng và làm lại sản phẩm là
lãng phí và họ xem tồn kho như là một khuyết điểm lớn vì nó chiếm chỗ và hao phí
nguồn tài nguyên. Sau Nhật, JIT được 2 chuyên gia về chất lượng là Deming và Juran
phát triển ở Bắc Mỹ, từ đó lan rộng trên tồn thế giới.
1.2 Khái niệm:
Just in time là một hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối
đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của cơng ty.
1.3 Mục đích:
Chỉ sản xuất ra những mặt hàng cần thiết trong số lượng cần thiết tại một thời điểm nhất
định nào đó.
Đạt được mục đích này giúp cơng ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và có đủ
khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự
linh hoạt và thời gian.
1.4 Điều kiện áp dụng JIT
-

JIT phù hợp với những doanh nghiệp có những hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại.
Kích thước lơ hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung
ứng.
Kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp.

Trang 4



1.5 Các đặt trưng của hệ thống Just in time

-

-

Mức độ sản xuất đều và cố định: Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng
sản phẩm đồng nhất khi đi qua một hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích
ứng với nhau và để nguyên vật liệu và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp
đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống
này rất chặt chẽ, do đó các lịch trình sản xuất phải được cố định trong một thời
gian (thường là một tháng) để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất.
Hàng tồn kho thấp: Một trong những dấu hiệu nhận biết của hệ thống JIT là
lượng tồn kho thấp. Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được
mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Lượng tồn kho thấp có 3 khía cạnh quan
trọng, hai khía cạnh phản ảnh lợi ích của JIT và một phản ánh yêu cầu cơ bản của
hệ thống này.
 Khía cạnh thứ nhất là tiết kiệm được không gian (không gian nhà kho và
không gian nơi làm việc) và tiết kiệm do khơng phải ứ đọng vốn trong các
bộ phận cịn tồn đọng trong kho.
 Khía cạnh thứ hai đó là tồn kho là những cái đệm dự trữ để giúp cơng ty
tránh gặp nguy hiểm, vì khi máy móc hư, hện thống sẽ khơng dừng nếu
có sẵn lượng tồn kho đưa đến trạm làm việc kế tiếp.
 Khía cạnh thứ ba của việc ít tồn kho phản ảnh yêu cầu cơ bản của hệ thống
JIT: để có khả năng hoạt động khi ít tồn kho thì những vấn đề chính phải
được giải quyết, vì vậy ít tồn kho là kết quả của q trình giải quyết thành
cơng những vấn đề gặp phải, hơn nữa những vấn đề tìm thấy và giải quyết
thường không giống nhau nên cần phải liên tục xác định và giải quyết vấn
Trang 5



-

-

-

-

-

đề phát sinh trong khoảng thời gian ngắn để dòng cơng việc được tiến
hành liên túc.
Kích thước lơ hàng nhỏ: Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lơ hàng nhỏ
trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lơ hàng
nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích cho hệ thống JIT hoạt động một cách hiệu quả như
sau:
 Lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với kích thước lơ hàng
lớn. Điều này giảm chi phí lưu kho và yêu cầu không gian chứa.
 Lô sản phẩm kích thước nhỏ ít bị cản trở tại nơi làm việc.
 Chi phí kiểm tra và sửa lại nhỏ vì có ít sản phẩm trong một lơ hàng bị kiểm
tra và sửa lại.
 Kích thước lơ hàng nhỏ cho phép có nhiều linh động hơn trong việc hoạch
định. Điều này làm cho hệ thống sản xuất linh hoạt hơn trong hoạch định,
giúp sản phẩm đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Việc tổ chức nhanh, chi phí thấp:
Bố trí mặt bằng hợp lý: Hệ thống JIT thường được sử dụng bố trí mặt bằng theo
đối tượng, dựa trên nhu cầu về sản phẩm. Như vậy sẽ có ít hoặc khơng có thời
gian chờ và thực chất là ít cần tồn kho sản phẩm dở dang, hơn nữa chi phí vận
chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cần cho đầu ra cũng giảm.

Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết
bị có thể sắp xếp gần nhau hơn.
Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ: Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên
khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối. Để giảm thiểu việc hỏng hóc,
doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào
việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế những
cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra.
Cơng nhân đa năng: Hệ thống JIT dành vai trị nổi bật cho công nhân đa năng
được huấn luyện để điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy
trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa chữa. Trong hệ thống JIT, cơng
nhân khơng chun mơn hóa mà được huấn luyển để thực hiện nhiều thao tác do
vạy họ có thể giúp những cơng nhân không theo kịp tiến độ.
Chất lượng đảm bảo: Hệ thống JIT đòi hỏi về đảm bảo chất lượng. Những hệ
thống này được gài vào một dịng cơng việc liên tục, nên sự xuất hiện của những
trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dịng cơng việc này. Hệ thống
JIT dùng ba giải pháp p tác của công nhân
Bắt đầu bằng việc giảm thời gian lắp đặt trong lúc bảo trì hệ thống đang có
Chuyển đổi dần dần các cơng việc, bắt đầu ở cuối q trình và đi ngược trở lên
Chuyển đổi nhà cung cấp sang JIT là bước cuối cùng
Chuẩn bị đương đầu với những trở ngại trong việc chuyển đổi.

Trang 10


CHƯƠNG II VẬN DỤNG JIT VÀO CÔNG TY CASUMINA
2.1 Tổng quan công ty :
Tên công ty: Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam
Tên viết tắt : CASUMINA
Trụ sở chính : 180 Nguyễn Thị Minh Khai , Q3 ,TP HCM
Website : www.casumina.com.vn

Thời gian thành lập : 19/04/1976
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất săm lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp
Cơ cấu bộ máy quản lý:

Trang 11


2.2 Nguyên nhân áp dụng hệ thống JIT tại công ty Casumina:
Việc mua đến 500 tỉ đồng nguyên liệu dự trữ đầu vào cao -giá mủ cao su đầu vào
90.000 đồng/kg, bất ngờ giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh – chỉ còn 20.000 đồng/kg.
Lỗ đến 70.000 đồng/kg nguyên liệu đã đưa Casumina đến quyết định phải thay đổi hệ
thống quản lý hàng tồn kho.
Casumina tìm hiểu mơ hình Just-in-time của tập đồn xe hơi Nhật Toyota. Mơ hình này
được gói gọn trong một câu: “Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng
thời điểm”. Với mô hình này, doanh nghiệp tạo ra một lượng hàng hóa vừa đủ theo yêu
cầu của khách hàng. Mỗi công đoạn của quy trình cũng chỉ sản xuất ra lượng sản phẩm
bằng đúng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần.

2.2.1 Ứng dụng JIT trong hoạt động sản xuất tại công ty Casumina:
a) Sự thay đổi trong quy trình đặt hàng:
Phịng Kế hoạch sẽ dựa vào đơn đặt hàng từ bộ phận bán hàng để lập kế hoạch sản xuất
gửi cho Bộ phận Vật tư để lập kế hoạch vật tư và tiến hành mua hàng. Người yêu cầu
đặt hàng phải viết phiếu yêu cầu đặt hàng khi có nhu cầu, trong phiếu yêu cầu phải kèm
theo tiêu chuẩn hàng hóa (nếu tiêu chuẩn đã được duyệt từ trước thì khơng cần phải đính
kèm tiêu chuẩn đó). Bảng tiêu chuẩn phải được Giám đốc điều hành duyệt trước khi
thực hiện việc đặt hàng.
Khi phiếu yêu cầu được phê duyệt, yêu cầu nguyên vật liệu sẽ được chuyển tới nhà cung
cấp. Sau đó tiến hành kiểm kê số lượng vật liệu, tiêu chuẩn vật liệu được cung cấp có
đúng với yêu cầu trước đó khơng và tiến hành nhập kho. Sau khi nhập kho hàng hóa,
tiến hành nhập vào phần mềm ERP để cập nhật số lượng và chất lượng vật liệu nhập

kho.

b) Sự thay đổi trong quy trình mua hàng:
Cơng ty đã xây dựng được mối quan hệ truyền thống với nhiều nhà cung cấp trong và
ngồi nước. Đồng thời, cơng ty luôn chủ động đặt quan hệ với nhiều nhà cung cấp, tạo
dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy nhằm tạo ra nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
có chất lượng.
Cơng ty đã chú trọng chất lượng, thời gian giao hàng, giá cả, thiết lập quan hệ với các
nhà cung cấp, thường xuyên duy trì việc đánh giá các nhà cung ứng, thực hiện ký kết
hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng, tìm hiểu và tiếp cận các nhà cung cấp với giá cả cạnh
tranh, chất lượng đảm bảo và điều kiện thanh tốn linh hoạt.
Hiện tại ngồi cao su thiên nhiên và vải mành được cung cấp bởi các đối tác Việt Nam,
các loại nguyên liệu khác đều phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngồi. Cơng ty
đã chủ động thiết lập quan hệ với các đối tác sau để đảm bảo nguồn cung cấp ngun
vật liệu chính như sau: Tập Đồn Cơng Nghiệp Cao Su Việt Nam (cung cấp cao su thiên
nhiên), Cty TNHH Formosa Taffeta Đồng Nai (cung cấp vải mành), Tập Đoàn Aditya
Birla (cung cấp than đen), Cty Kumho Petrochemical (cung cấp hóa chất phụ gia).

Trang 12


c) Quy trình sản xuất
Doanh thu của cơng ty chủ yếu đến từ hoạt động tiêu thu lốp ô tô và lốp xe tải (chiếm
40%), săm xe máy (20%), lốp xe máy (20%)
Trước khi áp dụng mơ hình JIT, cơ sở Bình Lợi tự sản xuất cao su bán thành phẩm để
làm lốp, hiện tại chức năng này đã được chuyển sang cho cơ sở Bình Dương, việc này
giúp cơ sở Bình Lợi tập trung vào hoạt động sản xuất chính và giảm lượng sản phẩm dở
dang.
Từ năm 2012, cơng ty mở thêm nhà máy lốp Radial, với công suất 1 triệu chiếc/năm,
tuy nhiên do các nhà kho chứa hàng đều năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, điều này dẫn

đến chi phí vận chuyển hàng tồn kho cao và chậm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay
công ty đã đầu tư thêm một nhà kho mới ở Bình Dương với diện tích 12,000m2 để chứa
thành phẩm từ nhà máy Radial ở Bình Dương nhằm khác phục điều này.
Hiện tại các sản phẩm săm lốp xe ô tô của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004,
và các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản JIS K 6366:1998, JIS K 6367:1995 giúp
sản phẩm công ty đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ cũng như
tiêu thụ nội địa.
Quy trình sản xuất trước khi ứng dụng Just In Time:
Công ty sản xuất theo hệ thống đẩy, nguyên vật liệu được mua vào và lưu trữ tại kho và
sản xuất sẵn. Sau đó thành phẩm được lưu kho chờ khi có nhu cầu khách hàng hoặc thị
trường cần thì mới đem sản phẩm trong kho ra bán.
Thiết lập mối quan
hệ với
a) nhà cung ứng
b)
 Nhà cung ứng
c)
- Giaod)
toàn bộ hàng
theo nhu
e) cầu tháng
của cty
f)

g)

Lập kế hoạch thu mua
NVL

 Bộ phận thu mua

- Chọn NCU
- Nhập kho NVL
- Tồn kho NVL
- Xuất kho NVL

Tìm kiếm và lập kế hoạch
giao hàng cho khách hàng

Lập kế hoạch Sx
 Bộ phận sản
xuất
- Nhân viên chuyên trách
cho từng công đoạn.
- Bộ phận sản xuất được
bố trí theo từng cơng
đoạn.

Lưu kho TP
 Kho hàng

 Bộ phận kinh doanh

- Đánh giá khách hàng

- Bán thành phẩm – thành
phẩm

Trang 13



Quy trình sản xuất sau khi ứng dụng Just In Time
Theo quy trình mới cơng ty sử dụng hệ thống kéo, nhu cầu ở khâu sau kéo khâu trước
đó.

d) Quy trình đặt hàng
Người yêu cầu đặt hàng phải viết phiếu yêu cầu đặt hàng khi có nhu cầu, trong phiếu
yêu cầu phải kèm theo tiêu chuẩn hàng hóa (nếu tiêu chuẩn đã được duyệt từ trước thì
khơng cần phải đính kèm tiêu chuẩn đó). Bảng tiêu chuẩn phải được Giám đốc điều hành
duyệt trước khi thực hiện việc đặt hàng.
Khi phiếu yêu cầu được phê duyệt, hàng hóa yêu cầu sẽ được chuyển tới từ nhà cung
cấp. Sau đó tiến hàng kiểm kê số lượng hàng hóa, tiêu chuẩn hàng hóa có đúng với u
cầu trước đó khơng và tiến hành nhập kho. Đây là công đoạn dễ phát sinh sự cố vì nó
phụ thuộc chủ yếu vào phía nhà cung cấp (hàng có đúng số lượng, đủ tiêu chuẩn,…). Vì
vậy, muốn thực hiện tốt JIT thì phải kiểm sốt chặt chẽ cơng đoạn này.
Sau khi nhập kho hàng hóa, tiến hành lưu hồ sơ nhằm quản lý số lượng hàng hóa nhập
kho.
Trang 14


e) Sự thay đổi về quy trình bảo trì
Cơng ty hướng dẫn cho nhân viên vận hành, bảo dưỡng máy các thao tác vận hành máy
móc đúng quy định kỹ thuật. Ngồi ra cịn hướng dẫn cách thay đổi các dạng sản phẩm,
xử lý lỗi và bảo trì máy móc một cách an toàn đúng cách. Điều này đã làm đơn giản q
trình vận hành bảo dưỡng máy móc, giảm thời gian vận hành, bảo dưỡng cho quá trình
sản xuất.
Các loại thiết bị bỏ đi thì phải lập biên bản hàng xin huỷ trình giám đốc và có
kế hoạch chuyển dời, nếu chưa di dời được ngay thì treo thẻ có nhãn đỏ để dễ phân biệt.
Các loại thiết bị phải sửa cần có kế hoạch thực hiện việc sửa lại để cung cấp cho nơi yêu
cầu. Nếu chưa tổ chức sửa chữa được thì treo thẻ có nhãn vàng.
Đối với các dụng cụ khi đã sắp xếp gọn gàng nếu lấy ra dùng sau đó phải để đúng vị trí

ban đầu của nó. Trước giờ nghỉ dành 10-15 phút lau chùi máy móc sạch sẽ, phát hiện
trạng thái bất bình thường, và ghi vào sổ nhật ký theo dõi để xưởng có biện pháp sữa
chữa.
Từ năm 2011, cơng ty đầu tư 4,3 tỷ đồng nhằm nâng cấp phòng cơ năng với nhiệm vụ
chính là quản lý và lập kế hoạch sửa chửa tập trung thiết bị của tồn cơng ty, quản lý chi
phí sửa chửa thiết bị và năng lượng của tồn cơng ty.

2.2.2 Thay đổi sau khi Casumina áp dụng mơ hình JIT :
a) Thời gian tồn kho ít với chi phí tồn kho thấp:
Do Casumina đảo ngược quy trình quản lý sản xuất. Cơng ty đi kiếm đơn hàng trước,
sau đó mới lên kế hoạch nhập nguyên liệu và sản xuất. Sản xuất xong, hàng hóa được
mang đi ngay. Thay vì trữ hàng trong khoảng 4 tháng như trước đây, hiện nay Casumina
chỉ dự trữ trong 15 ngày. Hàng xuất khẩu dự trữ khoảng 10 ngày, trong nước chỉ 5 ngày.
Trước JIT (2008)
JIT (2009)
Thời gian tồn kho
4 tháng
5-15 ngày
Chi phí tồn kho (Tỷ đồng)
500
170
Vịng quay tài sản (vịng)
1.87
2.15
Casumina đã thành cơng với mơ hình mới trong năm 2009: Chỉ số doanh thu trên tài sản
tăng cho thấy hiệu quả trong hoạt động của công ty. Công ty đã sử dụng tài sản có hiệu
quả để nâng cao doanh thu.

Trang 15



b) Nâng cao hiệu quả kinh tế:
Trước JIT (2008)
Nhân sự (lao động)
2.698
Doanh thu (tỷ đồng)
2.148

JIT (2009)
2.292
2.496

Lợi nhuận (tỷ đồng)
ROE

290.6
52.38%

8.9
3.29%

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, Công ty đã đạt được kết quả rất
tốt. Mặc dù doanh thu tăng trưởng không nhiều nhưng lợi nhuận lại tăng đột biến, đạt
290,6 tỷ đồng so với 8,9 tỷ đồng trong năm 2008.
Năm 2009, lao động bình qn của Cơng ty là 2.430 người bằng 90% năm 2008, trong
khi đó sản lượng và doanh thu năm 2009 đều đạt cao hơn năm 2008. Đây là nỗ lực của
Công ty trong việc sắp xếp và cơ cấu lại lực lượng lao động của Công ty nhằm hạ giá
thành sản phẩm và tăng thu nhập cho người lao động.
c) Nâng cao chất lượng quản lý vật tư tiêu hao
Nâng cao quản lý vật tư tiêu hao theo sản phẩm cho từng ca sản xuất nhằm giảm thiểu

hao hụt, hư hỏng, mất mát. Công ty ban hành định mức tiêu hao vật tư và mục tiêu chất
lượng về tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ đổi cho từng loại sản phẩm, định kỳ có báo cáo việc thực
hiện định mức tiêu hao vật tư cũng như tỷ lệ sản phẩm hỏng, sản phẩm đổi phục vụ tốt
cho công tác quản trị của Công ty. Nhìn chung các mặt hàng đều tiết kiệm được nguyên
liệu so với định mức.
Hiện tại, công ty thường xuyên kiểm tra vật tư nhằm đảm bảo các loại vật liệu không
được lưu kho quá lâu, một số loại cao su thiên nhiên có thể được lưu trữ lâu nhưng
khơng vượt q 60 ngày, cơng ty kiểm tra kho ít nhất 1 lần mỗi 30 ngày để phát hiện
các vật tư hoặc thành phẩm hư hỏng để có biện pháp xử lý.
d) Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đưa ra sáng kiến "Sử dụng cao su tái sinh Butyl vào
đơn săm ô tô" được áp dụng từ năm 2012 đã làm lợi cho doanh nghiệp hơn 3,633 tỷ
đồng/năm. Ngoài ra sáng kiến "Tăng hàm lượng SBR 1712 trong đơn săm xe đap S22TE
để cải thiện tính kín khí và giảm giá thành sản phẩm" đã mang lại lợi ích cho Cơng ty
hơn 1,103 tỷ đồng/năm. Trước đây, đơn pha chế của săm xe đạp sử dụng hàm lượng độn
cao và sử dụng cao su thiên nhiên khiến độ kín khí thấp, săm xe đạp mau bị xì. Từ khi
sử dụng cao su SBR 1712 vào trong pha chế đã giúp vừa giảm giá thành, vừa cải thiện
tính năng cơ lý, tăng tính kín khí cho sản phẩm. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu, cải tiến
đơn T73 để khắc phụ chế đã giúp chấm dứt tình trạng phỏng rộp interliner trong lốp
radial, mang lại hiệu quả cho Công ty hơn 1,245 tỷ đông/năm.

Trang 16


CHƯƠNG III KẾT LUẬN
Casumina khi áp dụng phương thức JIT đã đạt được một số kết quả nhất định trong
những năm đầu như tăng tỷ lệ lợi nhuận hàng năm và giảm giá trị tồn kho sản phẩm dở
dang ở các cơng đoạn sản xuất. Bên cạnh đó cơng ty vẫn duy trì sản phẩm chất lượng
cao đảm bảo sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường và đạt mục
tiêu xuất khẩu. Đồng thời, việc áp dụng mơ hình JIT cũng thúc đẩy đội ngũ nhân viên

cơng ty liên tục đổi mới nâng cao tính năng sản phẩm và quy trình sản xuất giúp giảm
chi phí hoạt động của công ty.
Tuy nhiên do áp dụng mô hình JIT nên Casumina chỉ duy trì lượng vật liệu đủ
dùng cho q trình sản xuất, do đó khi giá vật liệu trên thị trường tăng mạnh, lợi nhuận
của công ty sẽ bị giảm nhanh chóng do khó điều chỉnh giá bán kịp thời với khách hàng.
Ngoài ra, do một số loại ngun liệu chính của cơng ty cần phải nhập khẩu, nên khi tỷ
giá thay đổi cũng làm tác động đến hoạt động mua hàng của công ty để đảm bảo tiến độ
sản xuất.
Nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của CASUMINA là hạ giá thành sản phầm bằng
cách giảm lượng hàng tồn kho, cải thiện chất lượng sản phẩm liên tục nhằm đạt được
lợi thế cạnh tranh và gia tăng thị phần.
Để đạt được những điều nêu trên, CASUMINA cần phải thực hiện đồng thời các
bước như: cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn nguyên liệu, sắp
xếp lại quy trình sản xuất, cải tiến và đầu tư trang thiết bị, đào tạo nhân viên,..
Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả của
việc ứng dụng mơ hình JIT như: phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn
hảo; thiên tai làm cho nguồn cung ứng bị hạn chế; chế độ bảo mật và khả năng rị rỉ
thơng tin và bí mật kinh doanh,.. Các yếu tố chủ quan: cần một thống sản xuất liên tục
và hiện đại; nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức cao, được đào tạo liên
tục và ý thức kỷ luật lao động cao.

Trang 17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Tiến Dũng, 2009, Quản Trị Điều Hành, Hà Nội, Nhà Xuất Bản Lao Động.
2. Ngô Văn Khải, Nguyễn Trần Hữu Nghĩa, Nguyễn Anh Khoa, 2013, Tìm Hiểu
Quy Trình Sản Xuất Lốp Xe Ơ Tơ, Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp, Trường Đại
Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

3. CÁC TRANG WEB:

www.casumina.com.vn

/>
/>
/>
Trang 18



×