Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

XAY DUNG TRUONG HOC THAN THIEN TRONG TIET HOC TOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.19 KB, 27 trang )

TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề địi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Hưởng ứng cuộc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo với mục tiêu:
Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Với yêu cầu:
a) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo
dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
b) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
c) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú
của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho
học sinh.
Với nội dung:
a) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy, cơ giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học
của học sinh.
b) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và
kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự


tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù
hợp với lứa tuổi của học sinh.
d) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh
thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn
thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng
cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
GV: TRẦN THỊ HIỂN

1


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Hưởng ứng cuộc phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” của trường THCS Cát Thành. Mỗi giáo viên tự xây dựng, đổi mới phương pháp
dạy học phù hợp với bộ môn và học sinh ở địa phương. Để tránh mỗi khi học sinh học
mơn Tốn cảm thấy nhàm chán và khơ khan, chỉ có những con số và con số; học sinh
ngồi học thụ động, đặc biệt các em yếu kém chỉ biết nghe và chép. Tơi muốn hình thành
cho các em ý nghĩ mỗi khi học đến tiết Toán là một tiết hấp dẫn, lôi cuốn; là một tiết mà
các em ln có ý nghĩ mong chờ. Dĩ nhiên sau đó là một kết quả mĩ mãn: các em hiểu và
nắm chắc được bài học. Do đó tơi đã kết hợp, lồng ghép các bộ môn khác như sử, thể
dục, họa, …, các trò chơi dân gian vào trong bộ mơn tốn qua các trị chơi. Tơi đã thực
hiện phương pháp này qua các năm học 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012 và kết quả
học sinh tiến bộ rõ rệt. Những gì tích lũy được và những kinh nghiệm rút ra được qua ba
năm thực hiện, nay tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực trong một tiết học toán”, mong chia sẻ cùng các đồng nghiệp
khác và nhận sự góp ý nhiệt tình của các đồng nghiệp.

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực trong một tiết học tốn” giúp học sinh và giáo viên tích cực hưởng ứng phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường và các cấp.
Giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự tin trong học tập; rèn
luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng
làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nhận thấy mối liên hệ giữa các bộ môn học với nhau; biết
về các trò chơi dân gian và các nghệ thuật dân gian đang bị mai một dần.
Giúp thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học
của học sinh.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trong đề tài này tôi đề cặp đến vấn đề: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực trong một tiết học toán”. Đề tài này áp dụng trong các tiết toán của các
khối 6, 7, 8, 9 trong các tiết dạy trên lớp qua ba năm học 2009-2010, 2010-2011, 20112012 của trường THCS Cát Thành.

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm
giải pháp của đề tài.
Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013.
Các chỉ đạo và hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học của trường THCS Cát
Thành, Phịng GD-ĐT Phù Cát, Sở GD-ĐT Bình Định và của Bộ GD-ĐT.
Nghiên cứu vận dụng của bộ mơn trong Trường TH/THCS hiện nay.
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh TH/THCS.
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi từ 12 đến 15.

GV: TRẦN THỊ HIỂN

2


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Một số phương pháp dạy học tích cực.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các tiết dạy có tổ chức trị chơi và
khơng có tổ chức trò chơi.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh vào cuối năm học giữa lớp thường xuyên tổ
chức trị chơi và lớp khơng thường xun tổ chức trị chơi hoặc khơng tổ chức trị chơi.

2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
* Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài tôi đã sử dụng những
phương pháp sau:
2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
Tơi sử dụng phương pháp này để phân tích các số liệu về kết quả các bài kiểm tra,
kết quả học tập của học sinh nhằm có hướng đi đúng. Phân tích tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu và đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm hiểu sâu sắc
hơn tâm sinh lí lứa tuổi học sinh đang ở bậc THCS.
2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm tiến hành so sánh giữa hai tiết dạy: tiết dạy có
tổ chức trị chơi và tiết dạy khơng có tổ chức trị chơi; giữa hai lớp học: lớp học thường
xuyên tổ chức trò chơi và lớp học khơng tổ chức trị chơi.
2.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Tôi sử dụng phương pháp này để quan sát và ghi chép cụ thể về học sinh trong
từng tiết học, theo dõi lượng học sinh phát biểu, tinh thần học tập của từng em, lượng bài

tập các em giải quyết được sau khi học tiết có tổ chức trị chơi và khơng tổ chức trị chơi,
mức độ tiến bộ của từng em sau mỗi tiết học.
2.4 Phương pháp phỏng vấn.
Tôi đã dùng phương pháp này bằng cách sau khi dạy xong tiết dạy có tổ chức trị
chơi, tơi hỏi ý kiến các em và ghi chép cụ thể. Mời đồng nghiệp tham dự tiết dạy có tổ
chức trị chơi và tiếp nhận ý kiến của đồng nghiệp về ưu và nhược điểm của tiết dạy này.
* Thời gian nghiên cứu được chia làm hai giai đoạn:
Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2009 chọn đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu.
Từ năm học 2009-2010 đến năm học 2011-2012 giải quyết các nhiệm vụ đề ra và
hoàn thành kết quả SKKN.

GV: TRẦN THỊ HIỂN

3


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
- Việc vận dụng “trị chơi” trong tiết học tốn sẽ góp phần quan trọng có ý nghĩa
rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy một cách hiệu quả trong cơng
tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc ứng dụng “trị chơi” trong tiết học tốn cũng nhằm đóng góp vào mục tiêu
chung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường THCS Cát
Thành giai đoạn 2008-2013 do trường và các cấp phát động.

II. NỘI DUNG CỦA SKKN

1. Trò chơi chạy tiếp sức.
a. Mục tiêu:
Giáo dục học sinh tính làm việc đồng đội: Mình vì mọi người, mọi người vì mình;
nhanh nhẹn hoạt bát trong việc học cũng như trong công việc; mở rộng kiến thức sang
lĩnh vực khác.
b. Cách thức thực hiện:
Qua môn thể thao chạy tiếp sức, giáo viên giới thiệu sơ qua về môn này. Như vậy
học sinh sẽ nhận thấy được muốn hồn thành nhiệm vụ của đội thì mỗi thành viên phải
hồn thành nhiệm vụ của mình.
Giáo viên đưa đề bài tốn, có thể là một bài dài cũng có thể nhiều bài toán nhỏ.
Yêu cầu từng thành viên của đội hồn thành từng phần của bài tốn hoặc từng bài tốn
nhỏ (thành viên sau có thể sửa bài cho thành viên trước). Đội nào xong trước và đúng thì
đội đó thẳng cuộc, nếu tất cả các đội đều sai đội nào hồn thành nhiều nhiệm vụ hơn đội
đó thắng.
c. Ví dụ:
Ở lớp 8, sau khi dạy xong các hằng đẳng thức đáng nhớ thầy cơ có thể tổ chức trị
chơi này như sau trong vòng 5-8 phút:
Giáo viên ghi mỗi vế của mỗi hằng đẳng thức sau vào một tấm bìa và bỏ vào
thùng. Nếu lớp giỏi giáo viên có dạy mở rộng hằng đẳng thức thì ghi thêm các hằng đẳng
thức từ thứ 11 trở đi.
1) x2 – y2 = (x + y)(x – y)
2) (y – x)2 = x2 – 2xy + y2
3) (x + y)2 = x2 + 2xy + y2
4) y2 – x2 = (x + y)(y – x)
5) x3 – y3 = (x – y)(x2 + xy + y2)
6) x3 + y3 = (x + y)(x2 – xy + y2)
7) (x + y)3 = y3 + 3xy2 + 3x2y + x3
8) (x – y)3 = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
9) (x + y – z)2 = x2 + y2 + z2 + 2xy – 2yz – 2xz
10) (x – y – z)2 = x2 + y2 + z2 – 2xy + 2yz – 2xz

11) x4 – y4 = (x – y)(x3 + x2y + xy2 + y3)
GV: TRẦN THỊ HIỂN

4


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

12) x5 + y5 = (x + y)(x4 – x3y + x2y2 – xy3 + y4)
13) (x + y)4 = x4 + 4x3y + 6x2y2 + 4xy3 + y4
14) (x – y)4 = x4 – 4x3y + 6x2y2 – 4xy3 + y4
...
GV bắt đầu trò chơi như sau :
GV: Em nào biết về môn thể thao chạy tiếp sức?
GV gọi 1-2 học sinh trả lời.
Sau đó giáo viên nêu sơ lược về bộ môn này.
Chạy tiếp sức là một phần của môn điền kinh gồm nhiều đội, một đội gồm 2 người
trở lên và các đội cùng chạy trong một cự li nhất định, ngoài ra mỗi đội cịn có thêm một
vật nhỏ (gọi là gậy) để chuyền. Sau khi người thứ nhất hoàn tất đường đua thì chuyền gậy
cho người kế tiếp. Cứ như thế cho đến khi người cuối cùng đến đích. Đội thắng cuộc là
đội hồn thành nhanh nhất.
Dựa vào trị chơi này các em cùng nhau chơi trị chơi sau: Ở đây có hai thùng đựng
các vế của các hằng đẳng thức. Các em hãy thành lập hai đội chơi mỗi đội 5 em. Cách
thức chơi lần lượt từng em của mỗi đội lên tìm hai vế của một hằng đẳng thức trong
thùng tiếp đến lên gắn trên bảng hai bên dấu bằng mà giáo viên đã ghi sẵn. Lưu ý em thứ
nhất hoàn thành xong nhiệm vụ, em thứ hai mới tiếp tục lên. Đội nào đúng nhiều hơn và
nhanh hơn đội đó thẳng cuộc.
GV có thể tổ chức nhiều lần: 2 đội yếu, 2 đội trung bình, ..., 2 đội hỗn hợp. (Nếu

thời gian cho phép)
Sau khi chơi xong giáo viên có thể tặng những phần quà nhỏ cho đội thắng cuộc để
tăng phần phấn khởi cho các em.
2. Trò chơi giật cờ.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhớ nhanh và chắc kiến thức, linh hoạt trong học tập cũng như trong
lao động. Và biết được các trò chơi dân gian từ đó thêm yêu cuộc sống.
b. Cách thức thực hiện:
Giáo viên giới thiệu sơ qua về trò chơi dân gian “giật cờ”.
Giáo viên đưa trụ cờ có cắm nhiều lá cờ trên đó ghi các cơng thức đã học, có cả đúng
lẫn sai. Tổ chức hai đội chơi, mỗi đội cử lần lượt từng người lên giật cờ. Người thứ nhất
giật cờ về đến nơi, người tiếp theo mới được lên. Lưu ý mỗi lần lên chỉ được giật 1 cờ,
giật mỗi cờ đúng cộng 10 điểm, mỗi cờ sai trừ 5 điểm.
Đối với trị chơi này thích hợp trong những tiết ôn tập lại các công thức đã học. Chẳng
hạng: tiết ôn tập chương I đại số 9, ôn tập các cơng thức trong chương IV hình học 9, ơn
tập các hệ thức lượng trong tam giác vng hình học 9, ơn tập các cơng thức trong
chương IV hình học 8, ơn tập các cơng thức tính diện tích trong chương II hình học 8, …
c. Ví dụ:
GV: TRẦN THỊ HIỂN

5


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Sau khi học xong các hệ thức lượng trong tam giác vng của mơn hình học 9, giáo
viên có thể tổ chức trị chơi này trong vịng 5-10 phút như sau:
Giáo viên ghi mỗi công thức sau vào một lá cờ, có cả đúng lẫn sai. Cờ làm nhiều màu

sắc cho đẹp. Cắm tất cả các là cờ đó vào một trụ.
1. b2 = a.b’

15. c = asinC

2. c2 = a.c’

16. b = acosC

3. h2 = b’c’

17. c = acosB

4. ha = bc

18. b = ctanB

5.

1 1 1
 
h2 b2 c 2

6.  +  = 900  sin = cos
7.  +  = 900  cos = sin
8.  +  = 900  tan = cot

19. c = btanC
20. b = ccotC
21. c = bcotB

22. a2 = b2 + c2
23. h2 = bc

9.  +  = 900  cot = tan

24. ha = bc’

10. sin2 + cos2 = 1
sin 
11. tan  
cos 

25.

12. cot  

cot 
tan 

13. tan.cot = 1
14. b = asinB

1 1 1
 
a 2 b2 c2

26.  +  = 900  sin = tan
27. sin + cos = 1
28. a2 = (b + c)2
29. c = asinB

30. b = acosB

GV: Thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian “giật cờ”. Vậy em nào
biết về trò chơi này.
HS: Trả lời.
GV: Trò chơi giật cờ được tổ chức bằng cách: 2 em làm thành một cặp số, có
nhiều cặp như thế và chia làm 2, hình thành 2 đội đứng ở hai vạch xuất phát cách đều trụ
cờ. Người làm cái đứng ngay trụ cờ có cắm 1 lá cờ và hơ từng cặp số tùy ý lên cũng như
cho về. Cặp lên mỗi người có nhiệm vụ giật cờ u chạy về khơng để đối phương đụng
mình nếu về đến vạch xuất phát đội đó thắng, nếu để đối phương đuổi theo đụng vào
người và u ngược về đến vạch xuất phát của đối phương thì đối phương thắng.
Bây giời thầy (cơ) mượn trị chơi dân gian đó nhưng chơi theo cách khác, ở đây có
nhiều lá cờ ghi cơng thức có cả đúng lẫn sai cắm vào trụ cờ, em hãy làm thành hai đội
chơi, mỗi đội có từ 3-5 em, lần lượt từng em lên giật 1 lá cờ về, em giật cờ về đến nơi em
khác mới xuất phát tiếp. Mỗi em được tham gia hai lượt. Mỗi cờ đúng cộng 10 điểm, mỗi
cờ sai trừ 5 điểm. Đội thắng cuộc là đội nhiều điểm hơn, nếu ngang điểm đội xong trước
GV: TRẦN THỊ HIỂN

6


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

là đội thắng cuộc. Lưu ý: giáo viên đưa hình vẽ lên bảng quy ước các kí hiệu trong công
thức.
Sau khi học sinh chơi xong giáo viên tổng kết và có thể phát thưởng.
3. Trị chơi cùng nhau đi chợ.
a. Mục tiêu:

Giúp học sinh tính nhẩm nhanh; ứng dụng toán học vào thực tiễn tốt.
b. Cách thức thực hiện:
Mỗi bàn học là một nhóm học sinh cùng nhau đi chợ, giáo viên là người bán hàng
đưa hàng yêu cầu học sinh tính tiền hoặc đưa số tiền yêu cầu học sinh mua hàng. Mỗi
nhóm trả lời câu hỏi lên bảng con, nhóm nào sai ở câu nào bị loại ngay ở câu đó, nhóm
thắng cuộc là nhóm trả lời nhiều câu nhất. Lưu ý: học sinh chỉ được tính nhẩm khơng sử
dụng bất kì phương tiện nào để giúp đỡ tính tốn.
c. Ví dụ:
Ở lớp 6 trong q trình dạy chương I giáo viên có thể tổ chức trị chơi này như
sau:
GV soạn riêng các bài tốn và đáp án sau vào bảng phụ hoặc soạn dạy trình chiếu
tốt hơn.
Bài 1: Mẹ đưa em 100 000 đồng và bảo em đi chợ. Em đi chợ mua rau hết 13 500
đồng, mua cá hết 36 000 đồng, mua gia vị hết 6 500 đồng, mua đồ ăn vặt hết 4 000 đồng.
Hỏi em còn đưa lại mẹ bao nhiêu tiền?
Đáp án: 40 000 đồng
Hs nhẩm bằng cách:
(13500 + 6500) + (36000 + 4000) = 20000 + 40000 = 60000
100 000 – 60 000 = 40 000
Bài 2: Hôm qua em đi chợ bán hai loại ổi, loại lớn bán được 99 600 đồng, loại nhỏ
bán được 4 500 đồng. Hỏi cả hai loại em thu được bao nhiêu tiền?
Đáp án: 104 100 đồng.
Hs nhẩm bằng cách:
99600 + 4500 = 99600 + 400 + 4100 = 100000 + 4100 = 104100
Bài 3: Thầy (cô) bán mỗi quyển vở giá 4 500 đồng, em muốn mua 12 quyển thì
phải trả cho thầy (cô) bao nhiêu tiền?
Đáp án: 54 000 đồng
Hs nhẩm bằng cách:
4500.12 = 4500. (10 + 2) = 4500.10 + 4500.2 = 45000 + 9000 = 54000
Hoặc 4500.12 = 4500.2.6 = 9000.6 = 54000

GV: TRẦN THỊ HIỂN

7


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Bài 4: Phiên chợ trước mẹ bảo em bán 13 con gà. Hỏi em thu được bao nhiêu
tiền, biết rằng mỗi con gà giá 99 000 đồng.
Đáp án: 1 287 000 đồng
Cách nhẩm:
13.99 000 = 13.(100 000 – 1000) = 13.100 000 – 13.1000 =
= 1 300 000 – 13 000 = 1 287 000
Bài 5: Thầy (cô) bán 12 quyển vở hết 132 000 đồng. Hỏi mỗi quyển giá bao nhiêu
tiền?
Đáp án: 11 000 đồng.
Cách nhẩm:
132000 : 12 = (120 000 + 12 000) : 12 = 120 000 : 12 + 12 000 : 12 =
= 10 000 + 1000 = 11 000
GV phát mỗi bàn một bảng con sau đó nêu luật chơi. Hai em một bàn hình thành
cặp cùng nhau đi chợ, khi giáo viên nêu câu hỏi xong các nhóm có 10s suy nghĩ và ghi
đáp án vào bảng. Hết giờ tất cả cùng đưa bảng lên giáo viên kiểm tra và đưa đáp án,
nhóm nào sai khơng tiếp tục đi chợ, nhóm hồn thành buổi chợ là nhóm thắng cuộc.
GV có thể phát phần q nhỏ cho nhóm thắng cuộc.
4. Trị chơi hò đối đáp.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo và mở rộng kiến thức tiếp thu
được. Biết thêm một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt.

b. Cách thức thực hiện:
GV giới thiệu về “hị đối đáp”: Ở nơng thơn nói chung và xã Cát Thành ngày
trước nói riêng vào ngày mùa ông bà ta phải đập lúa, vào mùa nhổ đỗ phộng phải lặt đỗ
phộng. Vì lượng lúa và đỗ phộng nhiều nên ơng bà thường dịng cơng qua lại để làm cho
nhanh và vui. Và để góp vui giảm đi mệt nhọc ơng bà ta đã tổ chức trị chơi vừa làm vừa
chơi đó là “hị đối đáp”. Những người tham gia lao động chia làm hai đội thường là đội
nam và đội nữ. Đội nam hò trước một câu tiếp đến đội nữ hò đáp lại; đội nữ hò một câu
tiếp đến đội nam hò đáp lại; cứ thế cho đến khi xong công việc.
GV yêu cầu học sinh hình thành hai đội chơi, đội thứ nhất đưa đề, đội thứ hai đưa
đáp án và ngược lại sau 3 hoặc 5 vòng chọn đội thắng cuộc. Nếu lớp yếu học sinh khơng
có khả năng ra đề giáo viên có thể ra đề và đáp án đưa cho cả hai đội nhưng không chỉ ra
đáp án của đề nào để học sinh tự tìm hiểu điều đó và cách thức thực hiện cũng như trên.
c. Ví dụ:
Trị chơi này Thầy (cơ) có thể tổ chức ở bất kì tiết luyện tập nào. Sau khi dạy xong
tiết kề tiết luyện tập trong phần dặn dò học sinh học ở nhà giáo viên yêu cầu mỗi tổ hình
thành một đội về nhà soạn 10 đề tốn và đáp án (khơng q dài) để chơi trò chơi này
GV: TRẦN THỊ HIỂN

8


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

trong tiết luyện tập hôm sau. Để tránh sai sót giáo viên yêu cầu các tổ nộp đề và đáp án
trước buổi học một buổi, giáo viên kiểm tra nếu có sai sót hướng dẫn các em sửa chữa.
Giáo viên có thể tổ chức trị chơi như sau: giáo viên giới thiệu về trò chơi hò đối
đáp; cử đại diện 4 tổ bốc thăm chọn hai cặp; hai cặp đấu loại trực tiếp, đội thứ nhất ra đề
đội thứ hai có 1 phút suy nghĩ và trả lời, đội thứ nhất đưa đáp án và trả lợi đội bạn tương

tự như vậy cho vòng ngược lại; hai đội thắng cuộc tiếp tục đấu với nhau. Lưu ý nếu hai
đội hòa giáo viên ra một đề và đội nào trả lời đúng nhanh hơn là đội đó thắng; tùy thời
gian cho phép giáo viên có thể cho một cặp đấu 3 đề hoặc nhiều hơn.
5. Trò chơi hái dừa.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được cách trình bày lời giải và tự tránh được các lỗi sai thường
gặp. Học sinh được tìm hiểu thêm về làng tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam.
b. Cách thức thực hiện:
GV ghi một số bài tập có cả lời giải, có bài có lời giải đúng có bài có lời giải sai
vào mảnh giấy cắt hình trái dừa treo vào cành cây (cây dừa kiểng càng tốt). Học sinh tổ
chức thành nhiều đội, tùy số lượng câu hỏi giáo viên soạn, mỗi đội 3 em. Một em có
nhiệm vụ hái dừa, 2 em có nhiệm vụ hứng dừa. Em hái dừa hái bài đúng đưa em đúng,
bài sai đưa em sai, hai em khi có dừa mang nhanh bỏ vào giỏ đúng, sai của đội mình. Sau
khi hái xong đội nào có nhiều trái dừa bỏ đúng vị trí hơn là đội thắng cuộc. Lưu ý các em
có nhiệm vụ mang dừa có thể đổi cho bạn kia nếu phát hiện dừa đưa bị nhằm.
c. Ví dụ:
Trong q trình dạy chương I đại số lớp 9 giáo viên có thể tổ chức trò chơi này
như sau:
Giáo viên soạn các bài tập sau vào các mảnh giấy hình trái dừa và gắn lên cây. 4
chiếc giỏ, 2 giỏ ghi trái hỏng, 2 giỏ ghi trái tốt.
Bài 1:

9 =3

Bài 2:

9 = 3

Bài 3: Ta có: (m – n)2 = (n – m)2 


 m  n

2



 n  m

2

 m – n = n – m  2m = 2n  m = n
Bài 4:

x2 = 3  x = 9

Bài 5:

x2 = 3  x = 3

Bài 6:

x2 = 3  x =  3

Bài 7: 9  16  3  4  7
Bài 8: 9  16  25  5
Bài 9: 132  122  132  122  13  12  1
GV: TRẦN THỊ HIỂN

9



TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

Bài 10: 132  122 

SKKN

 13  12   13  12 

Bài 11:

25  16  9  3

Bài 12:

25  16  5  4  1

 25  5

Bài 13: 0, 0001  0, 01
Bài 14:

25  5

Bài 15:

 1 3 

2


Bài 16:

 1 3 

2

Bài 17:

7

39



2

Bài 18:

7

39



2

 1 3
 3 1
 7  39
 39  7






Bài 20:  4  13  x  3  4  13  � x 
Bài 21:  2  7  x  2  2  7  � x  2
Bài 22:  2  7  x  2  2  7  � x  2

Bài 19: 4  13 x  3 4  13 � x  3
3

Bài 23: 52 = 5
Bài 24: ( 5)2 = -5
...
GV giới thiệu về tranh Đông Hồ.
Nằm cách Thủ đô hơn 35km, làng Đông Hồ nằm bên bờ nam sông Đuống thuộc
xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tranh Đơng Hồ là một dịng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam không chỉ ở
nét độc đáo về cách làm mà cịn ở cả những hình ảnh được vẽ lên.
Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp. Để có được loại giấy này, người dân
làng Đơng Hồ phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là giấy làm từ cây dó, sau đó,
nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng sống ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột
gạo tẻ, hoặc gạo nếp, hoặc bột sắn), rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Sau đó
phơi khơ và tiếp theo làm sạch các cặn vỏ dính trên giấy để giấy có độ mịn. Màu sắc sử
dụng trong tranh là màu tự nhiên làm từ cây cỏ như đen (than cây xoan hay than lá tre),
xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (gỗ vang).
Điều đặc biệt là mỗi màu được in lại tương ứng với số bản khắc gỗ nên thường
thường tranh Đơng Hồ dùng 4 màu chính (đen, xanh, đỏ, vàng). Cũng từ những màu sắc
GV: TRẦN THỊ HIỂN


10


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

đơn giản này, những bức tranh dân gian như: Hái dừa, đánh ghen, đấu vật, ... đã được “ra
đời”. Mỗi bức tranh đó đều mang nét đời thường của cuộc sống người Việt thời xưa.
GV nêu thể lệ chơi: các em tổ chức thành 2 đội, mỗi đội 3 em. Một em có nhiệm
vụ hái dừa, 2 em có nhiệm vụ hứng dừa. Em hái dừa hái bài đúng đưa em đúng, bài sai
đưa em sai, hai em khi có dừa lập tức mang nhanh bỏ vào giỏ trái tốt, trái hỏng của đội
mình. Lưu ý: mỗi lần hái và mỗi lần mang đi chỉ được một quả; các em có nhiệm vụ
mang dừa có thể đổi cho bạn kia nếu phát hiện dừa đưa bị nhằm. Sau khi hái xong giáo
viên cùng học sinh kiểm tra kết quả của các đội, đội nào có nhiều trái dừa bỏ đúng vị trí
hơn là đội thắng cuộc.
Giáo viên có thể có phần quà nhỏ tặng đội thắng cuộc để kích thích hưng phấn học tập
cho các em.
6. Trị chơi đồng đội.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh làm việc tập thể, biết phối hợp nhuần nhuyễn. Nắm chắc được kiến
thức vừa học và vận dụng nhanh các công thức vừa tiếp thu.
b. Cách thức thực hiện:
Đối với trò chơi này giáo viên tổ chức trong bất kì tiết học nào nhằm củng cố nội
dung bài học. Thích hợp hơn khi dạy trình chiếu vì số lượng câu hỏi nhiều và dài.
Giáo viên tổ chức hai (hoặc một) bàn hình thành một đội chơi. GV đưa câu hỏi các
nhóm có 15s suy nghĩ và 5s đưa ra đáp án. Đội nào trả lời sai câu nào bị loại ngay câu đó
và không được tham gia các câu tiếp theo. Đội thắng cuộc là đội trả lời nhiều câu nhất.
c. Ví dụ:

Khi dạy trình chiếu bài: Đơn thức đồng dạng (đại số 7, có kèm file) giáo viên có
thể củng cố nội dung bài học này như sau:
GV viên yêu cầu các em hình thành 2 bàn kề nhau thành một đội chơi và lấy bảng
con, khăn bảng, phấn ra chuẩn bị chơi.
GV nêu luật chơi cho học sinh nắm rõ: sau khi nghe câu hỏi các nhóm có 15s suy
nghĩ và 5s đưa ra đáp án. Sau 20s các nhóm lần lượt nâng đáp án lên. Đội nào trả lời sai
câu nào bị loại ngay câu đó và khơng được tham gia các câu tiếp theo. Đội thắng cuộc là
đội trả lời nhiều câu nhất.
Câu 1: Điền vào chỗ trống để được quy tắc đúng.
Muốn cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) … với nhau và
… phần biến.
Đáp án: các hệ số; giữ nguyên.
Câu 2: (-2)x2y4 + (-14)x2y4 =
A. -16 x2y4
B. -16 x4y8
GV: TRẦN THỊ HIỂN

11


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

C. -16 x4y16
D. 16 x2y4
Đáp án: A
Câu 3: 19xy2 - (-5)xy2 =
A. 14xy2
B. 14 x2y4

C. 24 x2y4
D. 24xy2
Đáp án: D
Câu 4: Điền các đơn thức thích hợp vào chỗ trống:
a) 3x2 + …= 5x2
b) … – 2x2y = -4x2y
Đáp án: a) 2x2 ; b) -2x2y
Câu 5: Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Muốn cộng (hay trừ) hai đơn thức, ta cộng (hay trừ) hai hệ số với nhau và giữ
nguyên phần biến.
Đáp án: sai
Sau khi chơi xong GV khen thưởng những đội thắng cuộc. Tùy theo lớp giáo viên có
thể soạn câu hỏi khó hơn và nhiều câu hỏi hơn.
7. Trị chơi thử làm nhà tốn học Gau-xơ (Gauss).
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh có kỹ năng tính nhẩm nhanh; rút ra quy luật; tự tổng quát hoặc nắm
được cơng thức tổng qt. Kích thích tính tị mị và óc sáng tạo của học sinh trong học
tốn, trong lao động cuộc sống. Tìm hiểu thêm về một nhà toán học vĩ đại trên thế giới.
b. Cách thức thực hiện:
Sau khi dạy xong một chủ đề nào đó hoặc là một chương có kiến thức nâng cao
giáo viên có thể tổ chức trò chơi này trong vòng 10-15 phút. Trị chơi này thích hợp hơn
đối với lớp chọn.
Giáo viên soạn nhiều bài tập có tính logic và học sinh tự tổng quát được dạng.
Giáo viên tổ chức 3-4 đội chơi, mỗi đội 4-5 em. Khi giáo viên nêu đề bài xong đội nào có
tín hiệu trả lời trước thì được quyền trả lời, nếu đúng được cộng 10 điểm, nếu sai bị trừ 2
điểm và các đội còn lại có quyền trả lời tiếp nếu đúng cũng được cộng 10 điểm, nếu sai
cũng bị trừ 2 điểm, đội không có câu trả lời khơng cộng điểm khơng trừ điểm.
c. Ví dụ:

GV: TRẦN THỊ HIỂN


12


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Ở lớp 6 sau khi dạy xong các phép toán cộng trừ nhân chia phân số hay ở lớp 7 sau
khi dạy xong các phép toán trong tập hợp số hữu tỉ giáo viên có thể tổ chức trò chơi này
như sau:
Giáo viên soạn các bài tập sau vào bảng phụ hoặc dạy bằng Powerboint càng tốt:
Câu 1: 19 + 20 + 21 + 22 + … + 999 + 1000
Câu 2: 2 + 4 + 6 + 8 + .. + 998 + 1000
Câu 3: 1 + 3 + 5 + 7 + …+ 997 + 999
Câu 4: 4 + 7 + 10 + 13 + … + 1000
Câu 5:

1
1
1
1
1
+
+
+ ... +
+
1.2 2.3 3.4
998.999 999.1000


1
1
1
1
1
+
+
+ ... +
+
2.4 4.6 6.8
996.998 998.1000
1
1
1
1
1
+
+
+... +
+
Câu 7:
3.5 5.7 7.9
997.999 999.1001
1 1
1
1
1
Câu 8: + 2 + 3 + ... + 29 + 30
2 2
2

2
2
1
1
1
1
+
+
+ ... +
Câu 9:
1.2.3 2.3.4 3.4.5
98.99.100
1
1
1
1
1
+
+
+ ... +
+
Câu 10:
3.5.7 5.7.9 7.9.11
93.95.97 95.97.99
1
1
1
1
+
+

+ ... +
Câu 11:
1.2.3.4 2.3.4.5 3.4.5.6
47.48.49.50
1
1
1
1
+
+
+ ... +
Câu 12:
1.2.3.4.5 2.3.4.5.6 3.4.5.6.7
26.27.28.29.30
Câu 13: 1.2 + 2.3 + 3.4 + 4.5 + 5.6 +…+ 999.1000
Câu 14: 1.2.3 + 2.3.4 + 3.4.5 +...+ 97.98.99
Câu 15: 1.3 + 2.4 + 3.5 + 4.6 +…+ 997.999 + 998.1000
Câu 16: 12 + 22 + 32 +…+ 10002
Câu 17: 13 + 23 + 33 + …+ 1003

Câu 6:

...
Giáo viên yêu cầu các em thành lập 4 đội chơi, mỗi đội 5 em và chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ: viết, máy tính cầm tay, tập nháp.
Giáo viên giới thiệu giai thoại về nhà toán học Gau-xơ:
Gau-xơ là người Đức được mệnh danh là vua của các nhà toán học. Bảy tuổi Gauxơ đến trường. Lúc đầu chẳng có gì đặc biệt, nhưng khi bắt đầu học mơn Số học thì Gauxơ tỏ rõ tài năng. Một lần thầy giáo ra cho cả lớp bài tốn tìm tổng tất cả các số tự nhiên
từ 1 đến 100. Thầy vừa đọc và phân tích đầu bài thì Gau-xơ đã trả lời:
- Em giải xong rồi!
GV: TRẦN THỊ HIỂN


13


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Thầy giáo không tin, cho rằng cậu giải sai vì đây là một bài tốn khó, khơng thể
giải nhanh như thế được. Nhưng sau khi kiểm tra, thầy giáo vô cùng ngạc nhiên, chẳng
những đáp số đúng mà cách giải cịn cực kì độc
đáo.
Gau-xơ đã tính tổng:
1 + 2 + 3 + ... + 100 =
= (1 + 100) + (2 + 99) + ... + (50 + 51) = 101.50
= 5050
Dựa vào câu chuyện trên giáo viên nêu
thể lệ cuộc chơi: khi giáo viên nêu đề bài xong
đội nào có tín hiệu trả lời trước thì được quyền
trả lời, nếu đúng được cộng 10 điểm, nếu sai bị
trừ 2 điểm khi đó các đội cịn lại có quyền trả
lời tiếp nếu đúng cũng được cộng 10 điểm, nếu
sai cũng bị trừ 2 điểm, đội khơng có câu trả lời
không cộng điểm không trừ điểm. Các đội
không có câu trả lời khán giả (các em khơng
tham gia trong các đội chơi) có thể trả lời nếu
đúng được nhận phần quà hấp dẫn.
Giáo viên mời 1 em làm thư kí ghi điểm
các đội.
Giáo viên: em hãy nêu kết quả của mỗi dãy phép tính sau, kết quả có thể viết dưới

dạng phân số.
Giáo viên đưa đề câu 1 lên. Sau khi học sinh trả lời dù đúng hay sai giáo viên cũng
đưa đáp án (soạn trên bảng phụ hoặc bằng Powerboint) lên và giải thích rõ.
Câu 1: 19 + 20 + 21 + 22 + … + 999 + 1000 =

(19  1000).982
 500329
2

Câu 2: 2 + 4 + 6 + 8 + .. + 998 + 1000 =

(2  1000).500
= 250500
2

Câu 3: 1 + 3 + 5 + 7 + …+ 997 + 999 =

(1  999).500
= 250 000
2

Câu 4: 4 + 7 + 10 + 13 + … + 1000 =
Câu 5:

(4  1000).333
= 167 166
2

1
1

1
1
1
+
+
+... +
+
=
1.2 2.3 3.4
998.999 999.1000

1 1 1 1 1 1
1
1
1
1
999
= - + - + - + ... +
= =
1 2 2 3 3 4
999 1000 1 1000 1000
GV: TRẦN THỊ HIỂN

14


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN


1
1
1
1
1
1�
1
1 �
499

+
+
+ ... +
+
= �
=


� 2000

2.4 4.6 6.8
996.998 998.1000 2 �
2 1000 �
1
1
1
1
1
1�
1

1 �
499

+
+
+ ... +
+
= �
=

Câu 7:



3.5 5.7 7.9
997.999 999.1001 2 �
3 1001� 3003
Câu 6:

1 1
1
1
1
1
1073741823
+ 2 + 3 + ... + 29 + 30 = 1- 30 =
2 2
2
2
2

2
1073741824

Câu 8:
Câu 9:

� 4949
1
1
1
1
1�
1
1 �
+
+
+ ... +
= �
=



� 19800
1.2.3 2.3.4 3.4.5
98.99.100 2 �
2 99.100 �

1
1
1

1
1
1 �1
1 �
799

+
+
+... +
+
= �
=


� 48015

3.5.7 5.7.9 7.9.11
93.95.97 95.97.99 4 �
3.5 97.99 �

1
1
1
1
1�1
1
6533

+
+

+... +
= �
=

Câu 11:

� 117600

1.2.3.4 2.3.4.5 3.4.5.6
47.48.49.50 3 �
1.2.3 48.49.50 �

Câu 10:

Câu 12:

1
1
1
1
+
+
+ ... +
=
1.2.3.4.5 2.3.4.5.6 3.4.5.6.7
26.27.28.29.30


1� 1
1

6851

= �
=




4�
1.2.3.4 27.28.29.30 � 657720
Câu 13: 1.2 + 2.3 + 3.4 + 4.5 + 5.6 +…+ 999.1000 =
1
  1.2.(3  0)  2.3.(4  1)  ...  999.1000(1001  998)  
3
1
 �
 1.2.3  2.3.4  ...  999.1000.1001   0.1.2  1.2.3  2.3.4  ...  998..999.1000  �
�
3�
1
  999.1000.1001  333333000
3
Hoặc 1.2 + 2.3 + 3.4 + 4.5 + 5.6 +…+ 999.1000 =
= 1.(1+1) + 2.(2+1) + 3.(3+1) + …+ 999.(999+1) =
= (12 + 22 + 32 + ... + 9992) + (1 + 2 + 3 + ... + 999) =



999(999  1)(2.999  1) 999  999  1


 333333000
6
2

Câu 14: 1.2.3 + 2.3.4 + 3.4.5 +...+ 97.98.99 =

1
 97.98.99.100   23527350
4

Câu 15: 1.3 + 2.4 + 3.5 + 4.6 +…+ 997.999 + 998.1000 =
= 1.(2+1)+ 2.(3+1) + …+ 998.(999 + 1) = (1.2 + 2.3 + ... + 998.999) + (1 + 2 + ... + 998)
1
998.999
  998.999.1000  
 332832501
3
2
1000(1000  1)(2.1000  1)
 333833500
Câu 16: 12 + 22 + 32 +…+ 10002 =
6
2

100.101 �

Câu 17: 1 + 2 + 3 + …+ 100 =  �
� 25502500
� 2 �
3


3

3

3

Giáo viên tổng kết điểm và phát quà cho đội thắng cuộc. Lưu ý tùy thời gian cho
phép giáo viên có thể dừng ở bất cứ câu hỏi nào.
GV: TRẦN THỊ HIỂN

15


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

8. Trò chơi em là Lê Qúy Đôn.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhớ nhanh kiến thức và nắm chắc được hướng đi của bài giải. Tìm
hiểu thêm về một danh nhân Việt Nam.
b. Cách thức thực hiện:
Giáo viên có thể tổ chức trị chơi này trong các tiết dạy giải bài tập hình học của
lớp 7, vì ở lớp này các em mới bắt đầu tập trình bày bài giải hình học có lập luận chặc
chẽ, các em hiểu bài nhưng rất khó trong khâu trình bày.
Giáo viên đưa đề bài tốn, cho các em tìm hiểu cách giải tiếp đến đưa bài giải gọi
1 học sinh đọc và giáo viên cất bài giải đi yêu cầu các đội ghi lại nội dung bài giải. Đội
nào hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn đội đó thắng cuộc.
c. Ví dụ:

Sau khi dạy xong bài trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác (c-c-c) giáo
viên có thể tổ chức trò chơi này như sau:
Giáo viên kể câu chuyện về Lê Qúy Đơn:
Lê Qúy Đơn tự Dỗn Hậu, hiệu Quế Đường.
Người làng Diên Hà, huyện Diên Hà, tỉnh Thái Bình. Con
của Trung Hiếu cơng Lê Trọng Thứ (đỗ tiến sĩ làm quan
đến chức Hình bộ Thượng thư).
Chuyện kể trong một lần đi sứ sang Tàu, một vị
quan triều Thanh, cũng có tiếng là un thâm, nghe tiếng
Lê Qúy Đơn có trí nhớ kì lạ, mới bày cách để thử tài ơng.
Ơng này dẫn Lê Qúy Đơn đến chùa xem bia, cạnh ngơi
chùa có con sơng, thủy triều lên rất mạnh. Chờ đến khi
thủy triều lên tới chân bia, vị này mới dẫn ơng tới xem.
Sau đó, trên đường về, ông ta hỏi:
- Tiên sinh thấy nội dung bài văn bia thế nào?
Lê Qúy Đôn thản nhiên đọc lại vanh vách không
sai một chữ.
Vị quan nọ ngạc nhiên sửng sốt, không thốt nên lời.
Nguyên do chữ Hán cổ viết từ trên xuống dưới, từ phải
qua trái, nước lại ngập từ dưới lên. Vị quan nọ chắc mẩm
Lê Qúy Đơn có tài thánh cũng không đọc kịp. Thế mà ông nhớ không sai một chữ.
Giáo viên yêu cầu thành lập 2-3 đội chơi, mỗi đội 4-6 em. Giáo viên nêu thể lệ
cuộc chơi: Giáo viên đưa đề bài toán, các đội tìm hiểu cách giải trong vịng 1 phút tiếp
đến giáo viên đưa bài giải các đội đọc trong vòng 40 giây sau đó giáo viên sẽ cất bài giải
đi, các đội ghi lại nội dung bài giải vào bảng phụ trong vịng 1 phút. Đội nào hồn thành
nhiều nhiệm vụ hơn đội đó thắng cuộc. Lưu ý tùy nội dung bài tập đưa ra giáo viên có thể
GV: TRẦN THỊ HIỂN

16



TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

cùng học sinh tìm hiểu bài giải hoặc chỉ để học sinh tự tìm hiểu; tùy bài tập giáo viên
soạn và trình độ lớp học giáo viên có thể gia giảm thời gian.
Bài 1: Cho hình vẽ:
Chứng minh: ABC = CDA
Bài giải:
Xét ABC và CDA có:
AB = CD (giả thiết)
BC = DA (giả thiết)
AC: cạnh chung.
Suy ra: ABC = CDA (c-c-c)
Bài 2: Cho hình vẽ:
Có các cặp tam giác nào bằng nhau, em hãy
chứng minh.
Bài giải:
+ Xét ABC và CDA có:
AB = CD (giả thiết)
BC = DA (giả thiết)
AC: cạnh chung.
Suy ra: ABC = CDA (c-c-c)
+ Xét ABD và CDB có:
AB = CD (giả thiết)
BC = DA (giả thiết)
BD: cạnh chung.
Suy ra: ABD = CDB (c-c-c)
Bài 3: Cho hình vẽ:


�  EHF

Chứng minh: EHG
Bài giải:
Xét EHG và EHF có:
EG = FE (giả thiết)
HG = HF (giả thiết)
EH: cạnh chung.
Suy ra: EHG = EHF (c-c-c)

�  EHF

Do đó: EHG
(hai góc tương ứng)
Giáo viên nhận xét, tuyên dương các đội chơi và khen thưởng đội thắng cuộc.
GV: TRẦN THỊ HIỂN

17


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

9. Trò chơi tết trồng cây.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm chắc kiến thức và vận dụng thành thạo lý thuyết vừa học. Học
sinh có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
b. Cách thức thực hiện:

Giáo yêu cầu thành lập 3-4 đội chơi, mội đội 3 em.
Giáo viên soạn các bài tập vào các mảnh giấy cắt hình cái cây, yêu cầu các đội sắp
các cây đó có giá trị tăng hoặc giảm dần. Đội nào trong nhiều cây hợp lệ là đội thắng
cuộc.
c. Ví dụ:
Sau khi dạy học sinh các quy tắc cộng hai số nguyên ở lớp 6, giáo viên có thể tổ
chức trị chơi này trong vịng 5-6 phút như sau:
Giáo viên nêu về “Tết trồng cây”: Ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
bút danh Trần Lực đã viết bài đăng trên báo Nhân Dân nhan đề “Tết trồng cây”. Cuối
năm 1959, Người kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây (từ 6-1 đến 6-2-1960)
gọi là “Tết trồng cây”. Người khuyên nhân dân cần duy trì bền bỉ “Tết trồng cây”.

GV: TRẦN THỊ HIỂN

18


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, toàn dân đã thực hiện “Tết trồng cây” trong dịp
tết Ngun đáng Canh Tí (1960). Từ đó đến nay, mỗi khi xuân về, tết đến nhân dân ta lại
tổ chức “Tết trồng cây” theo lời Bác.
Giáo viên yêu cầu thành lập 3-4 đội chơi, mội đội 3 em.
Giáo viên nêu thể lệ cuộc chơi: các đội tính giá trị các biểu thức trên cây và sắp
các cây đó có giá trị giảm dần. Đội nào trong nhiều cây hợp lệ là đội thắng cuộc.
Giáo viên soạn các bài tập sau vào các mảnh giấy cắt hình cái cây, soạn 3 nhóm
cây nếu tổ chức 3 đội chơi.
Nhóm 1:

1) (-7) +(-4)
2) (-5) + (-261)
3) 0 + (-145)
4) 37  15
5) 235 + 3614
6) 26 + (-6)
7) (-75) + 50
8) 81 + (-215)
Nhóm 2:
1) (-18) +(-35)
2) (-21) + (-6)
3) 14 + (-14)
4) 17  15
5) 142 + 39
6) 12 + (-7)
7) (-93) + 47
8) 41 + (-60)
Nhóm 3:
1) (-8) +(-12)
2) (-135) + (-42)
3) (-321) + 321
4) (71)  3
5) 652 + 798
6) 2 + (-17)
7) (-14) + 54
8) 75 + (-32)
GV: TRẦN THỊ HIỂN

19



TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Giáo viên sáo trộn các cây trong một nhóm, phát cho mỗi đội chơi và bắt đầu tính
thời gian chơi.
Sau thời gian quy định giáo viên cùng học sinh kiểm tra số lượng cây trồng hợp lệ
của mỗi đội và tổng kết phát thưởng cho đội thắng cuộc.
10. Trị chơi đi tìm ơ chữ.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố nội dung bài học và tìm hiểu thêm về một danh nhân lịch
sử hay một câu tục ngữ hay một di tích lịch sử, … nào đó.
b. Cách thức thực hiện:
Giáo viên có thể tổ chức trị chơi này trong vòng 3-5 phút ở bất cứ tiết học nào
nhằm luyện tập hoặc củng cố nội dung bài học.
Giáo viên chia cả lớp thành 4 đội (mỗi tổ 1 đội) hoặc cũng có thể thành lập 4 đội,
mỗi đội 3-5 em. Mỗi đội lần lượt chọn một ô số và trả lời, trả lời đúng được mở một ô
chữ. Đội thắng cuộc là đội đọc được tên của một ngày lễ (một danh nhân, một di tích lịch
sử, …) trong các ô chữ dưới. Lưu ý khi mở 1 ô chỉ được quyền trả lời 1 lần, tên ngày lễ
được quyền đoán bất cứ lúc nào nhưng nếu đốn sai hủy cuộc chơi của đội.
c. Ví dụ:
Dạy xong phần lý thuyết bài: Đại lượng tỉ lệ thuận (đại số 7) để củng cố nội dung
bài học này giáo viên có thể tổ chức trị chơi này như sau:
Giáo viên thành lập 4 đội chơi tiếp đến đưa đề bài thi (ơ chữ bỏ trống hoặc bịt kít
nếu dạy bằng PowerPoint):
Đề bài:
Điền số thích hợp vào ơ trống:
Biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
x


1

y

3

Ô chữ

2

-1

0

-9
T



3
12

T

T

H

-2

15



Y

18
C

Ô

Giáo viên nêu luật chơi tiếp đến gọi lần lượt từng đội chọn ô số và trả lời.
Kết thúc cuộc chơi giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc.

GV: TRẦN THỊ HIỂN

20


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

11. Trị chơi hơ bài chịi.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức vừa học. Vận dụng linh hoạt lí thuyết
vào việc giải bài tập. Biết thêm một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt nói chung và của
người miền trung (Bình Định, Quảng Ngãi) nói riêng.
b. Cách thức thực hiện:
Giáo viên chia cả lớp thành 8 đội chơi. Giáo viên soạn 24 câu hỏi riêng và đáp án

riêng phát cho mỗi đội 3 đáp án của 3 đề (cố gắng độ khó ở mỗi đội khơng chênh lệch
nhau nhiều). Giáo viên nêu câu hỏi trong vịng 10 giây đội nào có đáp án đúng nộp lên
nếu nộp sai đáp án bị loại ngay câu hỏi đó, nếu khơng nộp sẽ bị bỏ qua vịng đó. Đội nào
nộp xong 3 đáp án trước nhất là đội thắng cuộc. Lưu ý nếu hết 24 câu hỏi chưa có đội
thắng cuộc giáo viên đọc vòng lại các câu hỏi chưa nộp đáp án đúng; giáo viên cũng có
thể thay đổi bằng cách phát đề cho học sinh cịn giáo viên nêu đáp án.
c. Ví dụ:
Trị chơi này có thể thực hiện ở bất kì tiết học nào nhằm củng cố và vận dụng
thành thạo nội dung bài học.
Ví dụ sau khi dạy xong hệ thức Vi-ét của đại số 9 giáo viên có thể tổ chức trò chơi
này như sau:
Giáo viên chia cả lớp thành 8 đội chơi và phát cho mỗi đội 3 đáp án của 3 đề như
sau:
Đội 1:
1) Phương trình 35x2 – 37x + 2 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = 1; x2 =

2
35

2) Phương trình 2x2 – 17x + 1 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
Đáp án: x1 + x2 =

17
1
; x1.x2 =
2
2

3) Ta có u + v = 32; uv = 231 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:

Đáp án: x2 – 32x + 231 = 0
Đội 2:
1) Phương trình x2 – 49x – 50 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = -1; x2 = 50
2) Phương trình 5x2 – x – 35 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
Đáp án: x1 + x2 =

1
; x1.x2 = -7
5

3) Ta có u + v = 27; uv = 180 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 – 27x + 180 = 0
GV: TRẦN THỊ HIỂN

21


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Đội 3:
1) Phương trình 5x2 + 500x – 505 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = 1; x2 = -101
2) Phương trình 25x2 + 10x + 1 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
2
5

Đáp án: x1 + x2 =  ; x1.x2 =


1
25

3) Ta có u + v = 15; uv = 36 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 – 15x + 36 = 0
Đội 4:
1) Phương trình -5x2 + 3x + 2 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = 1; x2 = 

2
5

2) Phương trình 9x2 – 12x + 4 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
Đáp án: x1 + x2 =

4
4
; x1.x2 =
3
9

3) Ta có u + v = -8; uv = -105 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 + 8x – 105 = 0
Đội 5:
1) Phương trình 2012x2 + 2013x + 1 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = -1; x2 = 

1
2012


2) Phương trình 4x2 + 2x – 5 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
1
2

Đáp án: x1 + x2 =  ; x1.x2 = 

5
4

3) Ta có u + v = -12; uv = 32 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 + 12x + 32 = 0
Đội 6:
1) Phương trình x2 – 7x + 12 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = 3; x2 = 4
2) Phương trình x2 + 7x – 6 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
Đáp án: x1 + x2 = -7; x1.x2 = -6
3) Ta có u + v = 2; uv = -4 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 – 2x – 4 = 0
GV: TRẦN THỊ HIỂN

22


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

Đội 7:
1) Phương trình x2 + 7x + 12 = 0 có nghiệm là

Đáp án: x1 = -3; x2 = -4
2) Phương trình x2 – 2x – 1 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
Đáp án: x1 + x2 = 2; x1.x2 = -1
3) Ta có u + v = 7; uv = -30 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 – 7x – 30 = 0
Đội 8:
1) Phương trình x2 – 5x + 6 = 0 có nghiệm là
Đáp án: x1 = 3; x2 = 2
2) Phương trình x2 – 3x – 5 = 0 có tổng và tích hai nghiệm là
Đáp án: x1 + x2 = 3; x1.x2 = -5
3) Ta có u + v = 20; uv = 176 suy ra u, v là hai nghiệm của phương trình:
Đáp án: x2 – 20x + 96 = 0
Giáo viên giới thiệu trị chơi dân gian “hơ bài chịi”:
Để tổ chức trò chơi
này vào dịp lễ, tết hàng
năm người Bình Định,
Quảng Ngãi dựng 8 cái
chịi 2 bên song song nhau
và 1 chòi trung tâm. Người
chơi bài ngồi trên 8 chịi,
được anh hiệu phát cho 3
thẻ tre có vẽ các hình
tượng, người, vật, …
tương ứng với những câu
hát anh hiệu. Ví dụ, thẻ tre
có hình ảnh anh học trị thì
sẽ thắng khi anh hiệu hát
câu: “Đi đâu đi hủy đi
hoài. Cử nhân không đỗ tú
tài cũng không”.

Người chơi bài nghe anh hiệu hát trúng thẻ tre của mình thì gõ mõ báo hiệu là
mình đã trúng. Nếu trúng đủ ba thẻ thì gõ trống mõ báo mình thắng. Anh hiệu hát chúc
mừng và được ban tổ chức trao giải thưởng.
Dựa vào trị chơi dân gian này hơm nay các em cùng nhau chơi trò chơi như sau:
Giáo viên nêu câu hỏi trong vịng 10 giây đội nào có đáp án đúng nộp lên nếu nộp sai đáp
án bị loại ngay câu hỏi đó, nếu khơng nộp sẽ bị bỏ qua vịng đó. Đội nào nộp xong 3 đáp
GV: TRẦN THỊ HIỂN

23


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

án trước nhất là đội thắng cuộc. Lưu ý nếu hết 24 câu hỏi chưa có đội thắng cuộc giáo
viên đọc vòng lại các câu hỏi chưa nộp đáp án đúng.
Giáo viên trộn các câu hỏi và nêu lần lượt từng câu hỏi, học sinh nộp đáp án, giáo
viên giải thích đáp án khi có đáp án đúng nộp và tiếp tục cho đến khi có đội thắng cuộc.
GV tặng thưởng đội thắng cuộc.
12. Trò chơi cắt và gấp giấy.
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh kiểm chứng một khẳng định bằng phương pháp cắt và gấp giấy. Học
sinh nắm chắc được lý thuyết vừa học và ứng dụng nó vào trong thực hành.
b. Cách thức thực hiện:
Giáo viên có thể tổ chức trị chơi này trong vịng 5-8 phút trong những tiết học lí
thuyết hình.
Trước khi thực hiện trò chơi này ở tiết trước giáo viên dặn dò học sinh khi đi học
tiết tiếp theo mang theo kéo và 5 tờ giấy kẽ ô vuông.
Giáo viên yêu cầu học sinh hình thành các đội chơi từ 4-6 em cắt và xếp các hình

theo yêu cầu của giáo viên trong vịng 5 phút. Sau 5 phút đội nào hồn thành nhiều nhiệm
vụ hơn thì đội đó thắng cuộc.
c. Ví dụ:
Trị chơi này thích hợp cho nhiều tiết lý thuyết hình học.
Sau khi dạy xong lý thuyết bài: Đối xứng trục (hình học 8) giáo viên có thể tổ
chức trị chơi này như sau:
Giáo viên: em hãy hình thành các đội chơi, mỗi đội 6 em cắt và xếp các hình theo
u cầu sau trong vịng 5 phút. Sau 5 phút đội nào hồn thành nhiều nhiệm vụ hơn thì đội
đó thắng cuộc.
Yêu cầu như sau: em hãy cắt các hình có trục đối xứng và gấp hình để có nếp gấp
là trục đối xứng của hình. Hình cắt phải là các hình đã học hoặc các hình có trong thực tế.
Học sinh có thể cắt và xếp các hình: tam giác cân, tam giác đều, hình thang cân,
hình chữ nhật, hình vng, hình thoi, hình trịn, chữ A, B,C, D, E, H, …
Sau 5 phút giáo viên cùng học sinh tổng kết kết quả của các đội, đội nào có nhiều
hình đúng hơn là đội thắng cuộc.
GV tặng thưởng đội thắng cuộc.

GV: TRẦN THỊ HIỂN

24


TRƯỜNG THCS CÁT THÀNH

SKKN

C . KẾT LUẬN
1. Những kết luận và bài học kinh nghiệm:
- Để thực hiện tốt một trò chơi rất cần sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên: soạn
trước giáo án 1 tuần, làm các đồ dùng phục vụ trò chơi, dặn dò học sinh chuẩn bị trước

(nếu cần học sinh chuẩn bị ở nhà), kết hợp với chuyên trách thiết bị của nhà trường (nếu
dạy trình chiếu).
- Áp dụng trị chơi trong tiết học rất vui vẻ do đó dễ dẫn đến gây ồn, ảnh hưởng
các lớp bên cạnh, nên giáo viên phải dặn dò học sinh trước khi chơi. Học sinh thích chơi
nên thường xuyên có yêu cầu chơi thêm, giáo viên nên có lập trường dừng cuộc chơi và
không chơi thêm, tránh mất quá nhiều thời gian vào phần này.
- Khi chơi xong, dễ ảnh hưởng tâm lí bàn tán về trị chơi trong học sinh do đó tốt
nhất nên tổ chức trị chơi ở cuối tiết, trước khi dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học tiếp
theo.
- Vì có những hạn chế trên nên gây tâm lí ngại ngùng áp dụng trong giáo viên.
Nhưng nếu “trò chơi” được thường xuyên áp dụng trong tiết dạy, tâm lí học tập của các
em thay đổi rõ rệt.
- Việc tổ chức “trò chơi” trong tiết học tốn có nhiều thành quả như trên, nhưng
khơng phải tiết nào cũng áp dụng, tránh gây chuẩn bị quá nhiều trong học sinh gây mất
thời gian của các em.
- SKKN này ứng dụng cho các giáo viên dạy bộ mơn Tốn bậc THCS nhưng có
thể phát triển và ứng dụng cho các bộ môn khác tùy vào sự linh hoạt của từng giáo viên.

2. Đề xuất, kiến nghị:
- Để SKKN được ứng dụng rộng rãi, cần có sự kết hợp của nhà trường như: tạo
thời gian báo cáo trước hội đồng sư phạm, tạo thời gian đồng nghiệp dự giờ thăm lớp, dự
và góp ý các tiết ứng dụng SKKN.
- Vì khi vận dụng SKKN cần có kinh phí nhiều do đó cần có sự giúp đỡ từ phía nhà
trường về mặt tài chính.

Nhận xét, đánh giá của hội đồng cấp trường.
…………………………………………………….

Cát Thành, ngày 5 tháng 7 năm 2015
Người viết


…………………………………………………….
…………………………………………………….
…………………………………………………….

Trần Thị Hiển

…………………………………………………….
…………………………………………………….
…………………………………………………….
…………………………………………………….
…………………………………………………….
GV: TRẦN THỊ HIỂN

25


×