Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận cao học Chuyên đề: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất kỹ thuật lâm sinh đối với các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.24 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất kỹ thuật lâm sinh đối
với các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thái Dương
Sinh viên thực hiện: Lê Quang Thảo
Lớp:
Cao học lâm học khóa 22A

Huế, tháng 6 năm 2017


2

MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho
con người. Các vai trị chính của rừng như: cung cấp ngun nhiên liệu cho công
nghiệp, nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu, vv…. Rừng cịn có chức năng
phịng hộ, lưu trữ các nguồn gen động thực vật q hiếm, nơi có thể đáp ứng nhu
cầu tinh thần của con người thông qua các hoạt động du lịch, thể hiện những tín
ngưỡng, phong tục tập quán mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc. Đặc biệt
rừng được mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất.
Diện tích rừng ngày càng bị giảm sút đã gây nên nhiều hệ lụy cho đời sống
người dân. Nó khơng chỉ thể hiện ở sự thu hẹp về diện tích, mà cịn thể hiện ở sự
suy giảm về trử lượng và cạn kiệt các giống lồi có giá trị. Mất rừng đã trở thành
nguyên nhân chủ yếu của sự thối hóa đất đai, cạn kiệt nguồn nước và mức độ
trầm trọng của các thiên tai. Đe dọa sự tồn tại lâu dài của của các vùng trên đất


nước, đặc biệt nghiêm trọng là các vùng đầu nguồn, các vùng cửa sông, ven
biển, các vùng cát nội đồng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần
đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa
Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp
Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực
nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã
Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đơng tại bờ phía
Đơng đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cơ, huyện Phú Lộc.
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng
Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên
giới với Lào) và giáp biển Đơng. Phía Bắc, từ Đơng sang Tây, Thừa Thiên Huế
trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrơng và
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện
Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng


3

dài 55,82 km. Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ
điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế
với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.
Phía Đơng, tiếp giáp với biển Đơng theo đường bờ biển dài 120km.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (theo niên giám
thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120

km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang
theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng
Công (Quảng Điền), phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba
Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục
hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên
Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.
Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nằm
trên các vùng sinh thái chủ đạo như vùng đồi núi, vùng trung du và vùng cát ven
biển. Ở đây có khu hệ thực vật phong phú, có thành phần nguồn gen đa dạng và
có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các dịng sơng chính
cung cấp nước thủy lợi, thủy điện, và nước sinh hoạt cho người dân trong địa
bàn tồn tỉnh.
Để có cái nhìn tổng quan về hiện trạng các hệ sinh thái rừng trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần
nâng cao chất lượng rừng nên tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
kỹ thuật lâm sinh đối với các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
2. Mục đích/mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng các hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh thừa
Thiên Huế.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xây dựng các hệ sinh
thái rừng bền vững.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu.
2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mơ hình trồng rừng trên các hệ sinh thái rừng, gồm:
- Hệ sinh thái rừng gập mặn
- Hệ sinh thái rừng vùng cát
- Hệ sinh thái rừng vùng đồi
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Tháng 6 năm 2017
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Phân tích đặc điểm sinh thái rừng trồng vùng ngập mặn
2.2.1.1. Phân tích đặc điểm sinh thái của vùng ngập mặn
2.2.1.2. Đánh giá sinh trưởng của một số mơ hình rừng ngập mặn
2.2.1.3. Đề xuất mơ hình trồng rừng ngập mặn
2.2.2. Phân tích đặc điểm sinh thái rừng trồng vùng cát ven biển
2.2.2.1. Phân tích đặc điểm sinh thái của vùng cát ven biển
2.2.2.2. Đánh giá sinh trưởng của một số mơ hình rừng vùng cát ven biển
2.2.2.3. Đề xuất mơ hình trồng rừng vùng cát ven biển
2.2.3. Phân tích đặc điểm sinh thái rừng trồng vùng đồi
2.2.3.1. Phân tích đặc điểm sinh thái của vùng đồi
2.2.3.2. Đánh giá sinh trưởng của một số mơ hình rừng vùng đồi
2.2.3.3. Đề xuất mơ hình trồng rừng vùng đồi

2.3. Phương pháp nghiên cứu (Ứng với mỗi nội dung có các phương pháp
để đạt được kết quả mong đợi)
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện, chuyên đề đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau:


6

- Số liệu, tài liệu, cơng trình nghiên cứu, các báo cáo đánh giá về kết quả
thực hiện các hoạt động trồng rừng
- Các tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật,... có liên quan tới kỹ thuật trồng rừng
- Các số liệu, báo cáo đánh giá về tình hình sinh trưởng của các loài cây đã
được sử dụng trong trồng rừng.
- Các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của các
loài cây đã đưa vào trồng rừng
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng tại thực địa,xác định các chỉ tiêu:
+ Xác định tên loài (tên phổ thông và địa phương), đo đếm, đánh giá các
chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính (D1.3), chiều cao (Hvn, Hdc), đường kính tán
(Dt),
+ Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về mật độ, cách bố trí số cây trong hàng,
cự ly, phương thức trồng,..
- Đo đếm các chỉ tiêu: Đường kính D1.3, chiều cao vút ngọn, đường kính
tán, phẩm chất cây, số thân, tỷ lệ sống…
* Điều tra đất: đánh giá bằng mắt thường
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử dụng các phầm mềm chuyên dụng Microsoft để xử lý số liệu


7


CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.2.1. Phân tích đặc điểm sinh thái rừng trồng vùng ngập mặn
2.2.1.1. Phân tích đặc điểm sinh thái của vùng ngập mặn
* Đất đai
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt
gặp đầm phá, sau đó là dãy cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ.
Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí
phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt q
trình hình thành tồn bộ hệ thống lãnh thổ này. Do vậy, có thể xem lãnh thổ bao
gồm đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ thuộc cùng một địa hệ và
được gọi là đới ven bờ. Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ Tam Giang –
Cầu Hai – An Cư bao gồm đầm phá, dãy cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ đã
tạo dựng được đáng vẻ hấp dẫn như hiện nay. Diện tích cồn đụn cát chắn bờ và
đầm phá chiếm gần 9% diện tích của tỉnh.
Bờ và đáy phá Tam Giang chủ yếu được cấu tạo từ trầm tích Holocen.
Trong đó, trầm tích hiện đại gồm bùn bột – sét chiếm tới 3/4 diện tích trung tâm
phá, sau đó gặp bùn sét ở cửa sơng Ơ Lâu, ít hơn có cát thơ, cát trung và cát nhỏ
phân bố gần khu vực cửa Thuận An. Một khối lượng khơng nhỏ trầm tích đáy
hiện đại tham gia cấu tạo bãi bồi ven đầm phá, bãi bồi dạng đảo, dạng delta ở
cửa sơng Ơ Lâu, cửa sơng Hương.
Khác với phá Tam Giang, đầm Thủy Tú, tham gia cấu tạo bờ và đáy đầm
Cầu Hai có cả trầm tích mềm rời Đệ tứ lẫn đá granit phức hệ Hải Vân. Trong đó
phần trên cùng của trầm tích đáy hiện đại phổ biến nhất (chiếm 2/3 diện tích) có
bùn sét – bột xám đen, xám xanh phân bố ở trung tâm, tiếp đến gặp cát nhỏ, cát
trung và cát thô cấu tạo bãi bồi ven bờ Tây Nam, bãi bồi delta ở cửa sông Đại
Giang, sông Truồi, sông Cầu Hai, bãi bồi delta triều lên gần cửa Vinh Hiền. Đầm
Cầu Hai liên thông với biển Đông qua cửa Tư Hiền, có khi là cửa Vinh Hiền.
Dãy cồn đụn cát đoạn bờ Vinh Hiền – Tư Hiền có bề rộng khoảng 100-300m, độ
cao 1-1,5m, lại luôn luôn biến động như một bãi ngang.

2.2.1.2. Đánh giá sinh trưởng của một số mơ hình rừng ngập mặn
Qua q trình khảo sát tại Rú Chá (làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị
xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất
còn lại trên phá Tam Giang. Kết quả như sau:


8

Rú Chá có diện tích khoảng 5 ha, được ví như một bình phong án ngữ che
chắn cho đất liền trước biển Thuận An. Ngồi ra, Rú Chá cịn là nơi cư ngụ của
nhiều lồi tơm các đặc trưng vùng đầm phá.
Loài cây chá chiếm tỷ lệ lớn (hơn 70%). Cây chá mọc tự nhiên. Có nhiều
cây tuổi thọ hàng chục năm, có trái như quả tiêu và khơng ăn được.
Loài cây thứ 2 chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 20-30%) ở đây nữa là cây Quao
nước.
Với sự hỗ trợ từ các dự án lâm nghiệp và môi trường, trên khu vực này
cũng đã trồng nhiều mơ hình rừng gập mặn như: dừa nước, đước, …
2.2.1.3. Đề xuất mơ hình trồng rừng ngập mặn
Để duy trì hệ sinh thái rừng gập mặn này cần tiếp tục duy trì biện pháp bảo
vệ như hiện tại. Có chính sách đầu tư để mở rộng diện tích rừng gập mặn: sử
dụng các lồi hiện đã thủ nghiệm trồng thành công như dừa nước, đước, …
Việc xây dựng chòi canh trong khu vực Rú Chá đã phá vỡ cân bằng hệ sinh
thái trong khu vực. Nguyên nhân: Chòi canh lữa cao hơn tầng cây Chá và Quao
nước, màu sắc nổi bật và hằng ngày có người lên xuống khiến các lồi chim, cị
khơng dám tới gần sinh sống.
Hiện nay, hàng ngày có rất nhiều người đến khu Rú Chá như một điểm nghỉ
dưỡng, vui chơi. Ban quản lý cần có biện pháp giám sát, tuyên truyền để mọi
người khơng có những hành động tiêu cực đến sự cân bằng sinh thái của Rú Chá
như săn bắt chim, cá,… thả rác bừa bải, bẻ cây,…
2.2.2. Phân tích đặc điểm sinh thái rừng trồng vùng cát ven biển

2.2.2.1. Phân tích đặc điểm sinh thái của vùng cát ven biển
* Địa hình, địa thế
Địa hình bằng phẳng.
* Đất đai
Trảng cát phân bố luân phiên với trằm bàu theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam ở Phong Điền, Quảng Điền là dấu tích của những dãy đê cát ngầm và máng
trũng cổ được hình thành vào thời đoạn biển tiến Holocen cực đại vào đồng
bằng trước đây. Trảng cát nội đồng cổ nhất của Thừa Thiên Huế là vùng gò rộng,
tương đối bằng phẳng dạng thềm biển cổ, cao tới 15-10m và được cấu tạo từ cát
vàng nghệ hệ tầng Phú Xuân.
2.2.2.2. Đánh giá sinh trưởng của một số mô hình rừng vùng cát ven biển


9

Rừng phòng hộ vùng cát là lá chắn cho vùng nội đồng Vùng cát ven biển,
đầm phá ở Thừa Thiên - Huế. Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ biển và cát bay, cát
nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên, làm cho vùng đất nơi
đây vốn đã khốn khó, lại càng khốn khó hơn. Hiện tượng nhiễm mặn, sa mạc
hóa gia tăng hạn hán, ngập úng do lún sụt địa tầng diễn ra ngày càng nhiều trên
diện rộng. Nhận thức được tầm quan trọng của 'lá chắn' rừng phòng hộ, các
huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hình thành tuyến rừng phịng hộ ven
biển chạy dài từ Phú Lộc đến Quảng Điền, chủ yếu là rừng cây phi lao và nhóm
các loại thực vật hoang dại như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu,
dứa dại... Các lồi cây trồng này được trồng, chăm sóc tốt sẽ tạo một thảm thực
vật phịng hộ cho vùng đất, góp phần chống sa mạc hóa, tạo cảnh quan sinh thái
cho mơi trường sống và sản xuất, góp phần đa dạng hóa thành phần lồi cho
thảm thực vật vùng cát phòng hộ ven biển.
Dự án trồng rừng phòng hộ ven biển, vùng cát, một trong những hợp phần
quan trọng của Chương trình trồng mới năm triệu ha rừng được triển khai tại 28

xã thuộc năm huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc.
Qua 10 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội
và mơi trường, trong đó hiệu quả về môi trường sinh thái được nâng lên rõ rệt.
Hệ thống đồi cát ở các vùng Ngũ Điền và các vùng bán di động trước đây vốn
hoang hóa giờ đã được phủ xanh, tạo điều kiện về cảnh quan để phát triển du
lịch ven biển và kinh tế trang trại trên cát. Ngồi diện tích rừng phịng hộ do xã
quản lý, tính đến nay, có khoảng 134 ha rừng keo lưỡi liềm được giao cho gần
150 hộ gia đình trồng và quản lý. Cùng với diện tích rừng trồng thuộc Dự án 661
và gần 280 ha rừng trồng phân tán trong dân, rừng từ các dự án khác, tồn xã đã
phủ kín được 28% trong kế hoạch 45% diện tích đất tự nhiên. Khơng chỉ hưởng
lợi trực tiếp từ rừng, nhiều hộ dân ở các xã đã thành lập trang trại, gia trại sản
xuất nơng nghiệp có hiệu quả. Nhờ có rừng giữ ẩm, làm mát cho đất, nhiều hộ
dân còn tăng gia trồng thêm nhiều giống cây ăn quả và các loại hoa màu khác.
Thực hiện dự án trồng rừng 661, các địa phương trong vùng đã trồng và chăm
sóc được gần 4.600 ha rừng, trong đó vùng cát ven biển gần 1.900 ha và vùng
cát nội đồng gần 2.740 ha; trồng bảo vệ đê cát ven biển và ven phá 5.210 m;
quản lý bảo vệ hơn 5.600 lượt/ha rừng và một số cơ sở hạ tầng khác về tuyên
truyền bảo vệ rừng. Qua đó, nâng độ che phủ rừng của vùng dự án tăng lên 30%.
Các địa phương còn trồng hơn 5.200 m cây dọc các tuyến đê ven phá và ven
biển để nâng cao giá trị phòng hộ. Chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng
lên, cơ cấu cây trồng ngày một đa dạng hơn, vừa có tác dụng phịng hộ, vừa tăng
thu nhập cho hộ dân. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cơ bản được trồng rừng


10

phủ xanh, rừng phịng hộ ven biển, hình thành các đai rừng bảo vệ đê, phòng hộ
khu dân cư ven biển trước bão lũ và tình trạng nước biển dâng.
Tuy nhiên, ở một số nơi, do chưa coi trọng rừng phòng hộ ven biển, người
dân chặt phá rừng dương, kể cả nạn đào bới gốc dương làm cây kiểng tạo nên

những vùng trống ven biển. Mấy năm gần đây, dải cát ven biển và đầm phá đang
là khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư lập các dự án du lịch, công nghiệp, khu dân
dụng, nghỉ dưỡng... Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho đất lâm nghiệp
bị thu hẹp. Sản phẩm từ cây lâm sản keo lưỡi liềm trên thị trường không được
ưa chuộng, giá thành hạ so các loài cây khác, trồng rừng với chức năng phịng
hộ là chính nên chủ yếu là giải quyết chất đốt, cải tạo môi trường sinh thái. Hiện
đang quản lý, bảo vệ 12 nghìn ha rừng vùng cát ven biển hiện có; đồng thời ưu
tiên trồng mới 1.150 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá, với các loại cây
trồng như phi lao, keo chịu hạn, keo lưỡi liềm và cây ngập nước.
2.2.2.3. Đề xuất mơ hình trồng rừng vùng cát ven biển
Qua khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy mo hình trồng rừng phịng hộ
vùng cát bằng loài cây Keo lưỡi liềm đã đưa lại thành công rõ nét. Cây sinh
trưởng, phát triển tốt vừa đáp ứng được chức năng phòng hộ vừa đưa lại hiệu
quả kinh tế cho người dân trồng rừng.
Để đa dạng hóa tập đồn lồi cây phịng hộ phù hợp theo tơi nên có nhiều
nghiên cứu về một số lồi cây bản địa để đưa vào trồng rừng phịng hộ vùng cát
thì sẽ nâng cao hiệu quả về phòng hộ và đa dạng sinh học hơn.
2.2.3. Phân tích đặc điểm sinh thái rừng trồng vùng đồi
2.2.3.1. Phân tích đặc điểm sinh thái của vùng đồi
* Đặc điểm địa hình địa thế
Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài
đến thành phố Đà Nẵng.
Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m,
có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều
rộng vài trăm mét.
*Đất đai
Dựa trên kết quả điều tra lập địa tại hiện trường kết hợp với việc kế thừa và
sử dụng bản đồ lập địa cấp II đã được xây dựng, đất đai trong các vùng như sau:
- Lãnh thổ núi trung bình là nơi phân bố đá cứng macma hoặc đá trầm tích
biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắt thành khối tảng và bị

chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu vực khác.


11

- Lãnh thổ vùng núi trung bình động Ngại được cấu tạo từ đá granitoid và
đá trầm tích biến chất cổ, có diện mạo khác hẳn với các vùng núi trung bình
khác.
- Lãnh thổ vùng núi trung bình Đơng A lưới – Nam Đơng phân bố kế cận
về phía Nam vùng núi trung bình động Ngại được cấu tạo từ đá cứng trầm tích
biến chất cổ, ít hơn có đá macma. Ở phần phía Nam vùng đất đá bị biến vị, chia
cắt và nâng tân kiến tạo mạnh, phức tạp nhất so với các bộ phận lãnh thổ khác
của tỉnh.
Lãnh thơt vùng đồi trung bình được cấu tạo từ trầm tích lục ngun, đơi nơi
từ granit bị phong hóa mạnh.
*Đặc điểm khí hậu thủy văn
Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải
Bắc Trung bộ, thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong
phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án
ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm
nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động
của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các
khối khơng khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn
xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đơng lấn vào từ phía Nam di
chuyển lên.
Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các
dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trị rất quan trọng trong sự phân hóa
khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đơng

núi trung bình, núi thấp, gị đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và
biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự
giảm dần nhiệt độ khơng khí từ Đơng sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông
sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía
Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy
núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo
hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã Hải Vân tạo thành bức tường vịng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khơ
nóng vào mùa hè và đón gió Đơng Bắc về mùa đơng. Đối với gió mùa Đơng Bắc
bức tường vịng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đơng Bắc sang Tây
Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đơng và sườn phía Bắc gây ra mưa
lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm


12

mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đơng
Bắc gây mưa lớn vào mùa đơng thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở
phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khơ nóng vào mùa hè trên lãnh thổ
này.
2.2.3.2. Đánh giá sinh trưởng của một số mơ hình rừng vùng đồi
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định và xây dựng được bộ giống cây trồng
thích hợp để trồng rừng kinh tế gồm: keo lá tràm, keo lưỡi mác, keo tai tượng,
keo lai, phi lao, thông nhựa, cây sao, dầu, huỷnh và một số cây bản địa có ở
rừng tự nhiên trong tồn tỉnh. Thay vì trồng cây bạch đàn như trước đây, hiện
các địa phương, hộ dân trong tỉnh đã chuyển tồn bộ diện tích sang trồng các
loại cây trồng nói trên. Tính ra, cứ một ha rừng cây keo, chi phí bỏ ra ban đầu
khơng q bảy triệu đồng, sau từ 5 đến 7 năm cho thu hoạch từ 20 đến 40 triệu
đồng/ha. Đầu ra của cây keo hiện nay lại hết sức thuận lợi, cung cấp gỗ làm nhà,
làm đồ gia dụng, bàn ghế học sinh, và nguyên liệu dăm giấy cho xuất khẩu.
Chính điều này góp phần thúc đẩy tích cực việc trồng rừng ở Thừa Thiên - Huế.

Hiện tại, mỗi năm, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu mua và chế biến xuất khẩu
khoảng 140 nghìn m3 gỗ dăm sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Tỉnh đã
đạt được các tiến bộ trong ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống cây con bằng mô
hom và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để phát triển rừng. Hiện mỗi năm Thừa
Thiên - Huế gieo ươm được từ 10 triệu đến 12 triệu cây con, thỏa mãn nguồn
giống tại chỗ phục vụ cho việc trồng rừng. Mới đây, vùng Nord Pas de Calais
(CH Pháp) giúp Lâm trường Tiền Phong 47.216 euro xây dựng cơ sở nuôi cấy
mô công suất một triệu cây/năm để phát triển trồng rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà nuôi cấy mơ có diện tích 300 m2, với đầy đủ trang thiết bị để sản xuất
cây giống có chất lượng phục vụ cho công tác trồng rừng; đồng thời nghiên cứu
ứng dụng để sản xuất cây giống cho một số loài cây trồng nông nghiệp, hoa, cây
cảnh theo nhu cầu phát triển của địa phương. Theo tính tốn của Lâm trường
Tiền Phong, nhà nuôi cấy mô này sẽ sản xuất phục vụ cho việc trồng khoảng
200 ha rừng kinh tế/năm và 10 ha vườn nhân cây mẹ lấy hom phục vụ cho sản
xuất vườn ươm trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề
rừng, tiến hành giao đất, giao rừng cho dân quản lý để góp phần nâng cao ý thức
tự giác của người dân trong việc bảo vệ và làm giàu vốn rừng. Ngoài trồng rừng,
các hộ dân sống ven rừng ở Thừa Thiên - Huế còn phát triển mạnh việc trồng cây
cao su.
2.2.3.3. Đề xuất mơ hình trồng rừng vùng đồi


13

- Đối với rừng sản xuất: Tập đoàn cây chủ yếu tập trung bào các loài Keo.
Hiện 2 loài keo là Keo tai tượng và Keo lai giâm hom đang được trồng phổ biến
nhưng với công nghệ nuôi cấy mô đã bước đầu đưa lại thành công và dần dần
đáp ứng được nhu cầu của người dân thì trong tương lai không xa giống này sẽ
thay thế Keo tai tượng và Keo lai giâm hom.
- Đối với rừng trồng phòng hộ: Qua khảo sát thực tế cho thấy mơ hình

trồng rừng hỗn giao giữa loài cây bản địa là Sao đen, dầu, huỷnh, với cây phụ
trợ là các loài Keo, sau khi rừng khép tán thì tiến hành tỉa thưa cây phụ trợ chỉ
chừa lại cây bản địa đã phát huy vai trò phòng hộ của rừng.
2.2.3.4. Qua kết quả điều tra tai 2 mơ hình trồng rừng phịng hộ tại trại thực
hành Hương Vân cho kết quả như sau:
a) Lập 1 OTC 700m2 (20m x 35m) của rừng Sao đen, tiến hành lập 6 ô
dạng bản (2m x 2 m) để xác định độ che phủ của thảm tươi tại các vị trí 4 gốc,
và 2 ơ vị trí tâm của OTC chia làm 2, lập tại giao điểm của 2 đường chéo. Tại
tâm của 6 ô dạng bản này tiến hành lập 6 ô dạng bản nhỏ (1m x 1m) để xác định
độ che phủ của vật rơi rụng và lấy mẩu vật rơi rụng. Kết quả như sau:
Ơ bản
1
2
3
4
5
6
Bình qn

Độ che phủ thảm tươi
(CP,%)
7
4
5
40
6
13
12,5

Độ che phủ vật rơi rụng

(VRR,%)
50
90
95
20
40
90
64,2

b) Tiến hành kiểm tra cự ly trồng của rừng hỗn giao Dầu rái với Keo, kết
quả như sau:
- Cự ly trồng:
+ Dầu rái: Hàng cách hàng 7,5 m tiếp đến 11,5 m, cây cách cây 3m.
+ Keo: Giữa 2 hàng Dầu rái tiến hành trồng cách hàng Keo, hàng cách hàng
2,5 m, cây cách cây 3 m (giữa 2 hàng Dầu rái cự ly 7,5 m tiến hành trồng 3
hàng keo, giữa 2 hàng Dầu rái cự ly 11,5 m tiến hành trồng 4 hàng keo).
- Tiến hành kiểm tra 200m các hàng trồng dầu (đảm bảo diện tích lập ơ Dầu

rái là 500m2 vì hàng cách hàng 2,5m), kết quả đo đếm được 61 cây còn sống.
Như vậy, tỷ lệ sống Dầu rái = 61 cây/67 cây x 100% ≈ 91%.


14

- Chỉ số diện tích tán lá (Cai, %) = 969,1 / 500 = 193,8%
- Diện tích OTC: 500 m2
- Diện tích tán lá: 969,1 m2
A-KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU CÁC TỔ ĐIỀU TRA
1.Xử lý kết quả điều tra của nhóm 1
1.1.Đối với diện tích rừng Sao đen

1.1.1.Chỉ số diện tích tán lá (Cai, %) = 631,3 / 750 = 84,2%
- Diện tích OTC: 750 m2
- Diện tích tán lá: 631,3 m2
1.1.2.Độ che phủ cây bụi, thảm tươi và độ che phủ vật rơi rụng:
- CP = 12,5%
- VRR = 64,2%
1.1.3. Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)
Z% = Cai +CP + VRR = 84,2% + 12,5% + 64,2% = 160,9%
1.2.Đối với diện tích rừng hỗn giao Dầu rái với Keo
1.2.1.Chỉ số diện tích tán lá (Cai, %) = 578,9 / 500 = 115,8%
- Diện tích OTC: 500 m2
- Diện tích tán lá: 578,9 m2
1.2.2.Độ che phủ cây bụi, thảm tươi (CP,%) và Độ che phủ vật rơi rụng
(VRR,%)
Ơ bản
1
2
3
4
5
6
Bình qn

Độ che phủ thảm tươi
(CP,%)
9
15
2
7
10

6
8,2

Độ che phủ vật rơi rụng
(VRR,%)
85
90
70
90
87
80
83,7

1.2.3.Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)
Z% = Cai +CP + VRR = 115,8% + 8,2% + 83,7% = 207,7%


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đặng Thái Dương (2007), Bài giảng trồng rừng phòng hộ 2007. Huế
2. Đặng Thái Dương, Giáo trình trồng rừng, Trường ĐH Nơng Lâm Huế 20113.
3. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) Giống Keo lai và vai trò của cải thiện
Giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác trong tăng năng suất rừng
trồng, tạp chí Lâm nghiệp (9) (tr 48 - 51).
4. Đài khí tượng thuỷ văn Bình Trị Thiên (1985), Đặc điểm khí hầu tỉnh Bình Trị
Thiên, Đài khí tượng thuỷ văn Bình Trị Thiên.
55. Phân viện Điều tra qui hoạch rừng Trung Trung Bộ (2001), Dự án qui hoạch
rừng phòng hộ ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2001 - 2010), Thừa

Thiên Huế.
Tiếng anh:



×