PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con
người. Các vai trị chính của rừng như: cung cấp ngun nhiên liệu cho công nghiệp,
nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu, vv…. Rừng cịn có chức năng phịng hộ, lưu
trữ các nguồn gen động thực vật q hiếm, nơi có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của
con người thông qua các hoạt động du lịch, thể hiện những tín ngưỡng, phong tục tập
quán mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc. Đặc biệt rừng được mệnh danh là lá
phổi xanh của trái đất.
Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất hẹp tiếp giáp giữa Biển
Đơng và dãy Trường Sơn về phía Bắc. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi thuộc
dãy Trường Sơn chạy ra đến biển cũng như với các sông ngắn, dốc bắt nguồn từ phía
Tây Trường Sơn và đổ ra biển Đông. Nơi đây, là khu vực gặp gỡ giữa các con sông và
biển Đông, nơi giao thoa giữa nguồn nước ngọt từ sông và nguồn nước mặn của biển
đã tạo nên sự đa dạng các hệ sinh thái đầm phá, vũng vịnh với mật độ dày đặt. Đó
cũng là một đặc trưng của của vùng duyên hải miền Trung.
Với đường bờ dài khoảng 127km và trên 22 nghìn hecta mặt nước đầm phá ven
biển, Thừa Thiên Huế (TT-Huế) được xem là một trong những vùng đất ngập nước ven
biển có tính đa dạng sinh học cao của khu vực miền Trung. Thảm thực vật ngập mặn ở
Rú Chá – Hương Phong, khu du lịch Tân Mỹ ở phá Tam Giang, cửa sông Bù Lu –
Cảnh Dương và quanh đầm Lập An đã cấu thành nên một hệ TVNM ở vùng ven biển
TT. Huế cũng góp một phần vào sự đa dạng sinh học đó. Tuy diện tích khơng lớn như
ở các châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long nhưng chúng cũng đóng một vai trị lớn
trong việc bảo vệ các cộng đồng cư dân, hệ sinh thái nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản của các địa phương ven biển
Vùng ven bờ Thừa Thiên - Huế chiếm 30% diện tích và hơn 70% dân số tồn
tỉnh. Với lợi thế, tiềm năng về tài nguyên biển, đầm phá, tỉnh đang có nhiều cơ hội để
phát triển đa lĩnh vực du lịch, hàng hải, thủy sản, khống sản, giao thơng… Nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý biển và hải đảo, Thừa Thiên - Huế đã và đang xây dựng cho
mình những kế hoạch trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế biển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn
ngừa, khắc phục tác động xấu của thiên tai và biến đổi khí hậu, bảo vệ, khơi phục đa
dạng sinh học và hệ sinh thái biển.
Hiện nay các hệ sinh thái rừng ven biển đang bị suy thoái một cách nhanh chóng,
kể cả về số lượng và chất lượng. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, trong
đó một nguyên nhân hết sức quan trọng là sự thiếu hiểu biết về vai trò, chức năng và
cấu trúc rừng, cũng như cơ sở sinh thái học và mối quan hệ giữa rừng ngập mặn và
môi trường, kể cả môi trường kinh tế-xã hội. Điều đó dẫn đến khi hoạch định chính
sách, chúng ta chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà không chú ý đến những giá trị tự
1
nhiên q báu mà rừng ngập mặn có thể mang lại. Nắm được tình hình như vậy, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển
rừng trên các vùng sinh thái thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.” Nhằm góp phần cho cơng
tác quản lý bảo vệ rừng với mục tiêu phát triển bền vững.
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm và định nghĩa
Theo “Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên”: “Vùng ven biển là dải
ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình
bờ biển cổ và hiện đại.”.
Theo Giáo sư Joe Baker, Viện Khoa học biển Autraulia: “Vùng ven biển là vùng
đất-biển kéo dài từ giới hạn phía trên của lưu vực các con sơng, suối…chảy vào biển,
tới giới hạn của lục địa”.
Theo GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên
3200km bờ biển của đất nước, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số
dân chiếm ¼ dân số cả nước…”
Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi:“Dải ven biển (hay còn gọi là đới bờ biển) là
khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, giữa nước ngọt và nước mặn và giữa các
HST khác nhau trong dải” .
2.2. Tổng quan về hệ sinh thái vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam
Vị trí HST: HST vùng cát ven biển miền Trung nằm trên địa phận 11 tỉnh từ
Quảng Bìnhđến Bình Thuận.
Qui mơ HST: HST vùng cát miền Trung là những vùng đất cát đan xen với các
vùng đất, cửa sông, vũng, vịnh, đầm, phá, tạo ra những vùng bãi ngang biệt lập.
Diện tích HST: Tuỳ mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học đã nêu ra những con
số diện tích khác nhau. Trong đó, diện tích 533.000 ha được Phan Liêu đưa ra là hợp
lý, vì đây là số liệu bao gồm vùng cát và các vùng đất cát khác đã được khai thác và sử
dụng qua nhiều thế hệ.
2.3. Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn
Với đường bờ khoảng 127 km và trên 22.000 ha mặt nước đầm phá, Thừa Thiên
Huế được xem là một trong những vùng đất ngập nước ven biển có tính đa dạng sinh
học cao. Thảm TVNM ở Rú Chá - Hương Phong, khu du lịch Tân Mỹ, cửa sơng Bù
Lu, Ơ Lâu,… đã cấu thành nên một hệ TVNM ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế cũng
góp một phần vào sựđa dạng đó. Tuy diện tích khơng lớn nhưng chúng cũng đóng vai
2
trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các cộng đồng cư dân, hệ sinh thái nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản của các địa phương ven biển
Thảm TVNM ở Thừa Thiên Huếđãđược một số tác giả quan tâm nghiên cứu như
Mai Văn Phơ và Đồn Ngọc Đính (1993), Nguyễn Khoa Lân (1999), Lê Thị Trễ và
Phan Trung Hiếu (2002), Phạm Minh Thư (2003), Hồng Cơng Tín, Mai Văn Phơ, Tơn
Thất Pháp (2010), Hồng Cơng Tín (2011), Hồng Cơng Tín, Mai Văn Phơ (2012).
Tuy nhiên, đa số các cơng trình chủ yếu tập trung nghiên cứu theo từng khu vực có
TVNM phân bố như Rú Chá, cửa sơng Bù Lu,… theo từng giai đoạn. Đến nay chưa có
cơng trình nghiên cứu nào công bố một cách đầy đủ về hiện trạng phân bố và thành
phần loài TVNM ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế
- Giai đoạn 2006 - 2010, dự án Dự án quản lý Tổng hợp hoạt động đầm phá
(IMOLA) do chính phủ Italia tài trợ thực hiện nghiên cứu tổng thể hệ sinh thái đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai trong đó có những nội dung về trồng phục hồi rừng ngập
mặn
- Năm 2010, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển nghiệm thu đề tài “Đánh giá
mức độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản
lí bền vững” – mã số KC.09.26/06-10, trong đó có những nghiên cứu về rừng ngập
mặn đầm phá Thừa Thiên Huế
- Từ năm 2012, dự án “Tăng cường rừng ngập mặn góp phần thích ứng với biến
đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá” tại vùng Rú Chá, xã Hương
Phong (Hương Trà). Mục tiêu của dự án là trồng mới 23.000 cây ngập mặn trên diện
tích khoảng 20 ha. Trong đó, trồng 11.000 cây tập trung để phát triển thêm diện tích
Rú Chá và trồng 12.000 cây phân tán quanh khu vực Cồn Tè để bảo vệ các tuyến đê
bao ngăn mặn, đường giao thông xung yếu, các vùng dễ bị xói lở và thiết lập từ 5 đến
7 ha ao nuôi thủy sản sinh thái
- Năm 2015, Viện tài nguyên và Môi trường Biển nghiệm thu đề tài cấp nhà nước
mã số KC.08.25/11-15 “Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển
đã bị suy thối ở khu vực miền Trung” với các mơ hình phục hồi hệ sinh thái rừng
ngập mặn tại Rú Chá, Cồn Tè - xã Hương Phong và tại các bãi triều ngập nước,....
2.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của vùng ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
Vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng mang những đặc điểm chung của
vùng biển Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của địa hình bờ biển chạy theo hướng Tây
Bắc - Đơng Nam có các dãy núi cao tiến sát ra biển nên có những nét riêng biệt của
một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa hè khơ nóng và mùa mưa muộn.
3
Lượng mưa hàng năm vào mùa mưa chiếm 78% cả năm, các tháng mưa nhiều là
tháng 9, 10, 11 chiếm 62% lượng mưa cả năm. Biến trình năm trung bình của lượng
mưa có hai cực đại: chính vào tháng 10 (740mm, bằng 25% tổng lượng mưa năm) và
phụ vào tháng 6 (126mm); cực tiểu vào tháng 3 hoặc tháng 4 (50mm).
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên chịu sự chi phối của 2
trường gió chính: gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam, đồng thời cũng chịu các
quy luật của miền duyên hải như các hoạt động của gió biển và gió đất liền thổi luân
phiên trong chu kỳ ngày đêm. Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của địa
hình, gió mùa Đơng Bắc thường bị lệch về Tây Bắc, Bắc. Tốc độ trung bình đạt 3m/s,
cực đại đạt 15 – 20m/s.
- Gió. chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, gió Đơng Bắc (mùa đơng) và gió Tây
Nam (mùa hè).
- Bão. Vùng bờ biển Bình - Trị - Thiên hàng năm thường có từ 0 tới 4 cơn bão
với tốc độ gió 20 - 40 m/s. Tính trung bình trong 98 năm gần đây thì đạt tới 0, 8 trận
bão/năm. Bão thường kéo theo mưa lớn (với lượng mưa tới 260mm) và dài ngày (2-3;
5-6 ngày), rất dễ gây ra lũ và úng lụt nghiêm trọng toàn khu vực đầm phá. Mùa bão
thường từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, tháng 8
và tháng 9, 10 với tần suất tương ứng 37 và 27%
- Nắng, nhiệt độ khơng khí, bốc hơi, khơ hạn. Tổng số giờ nắng trong năm thuộc
loại cao, đạt 1.900 - 2.000 giờ do nhiệt độ trung bình năm cao (25,2°C). Về mùa hè,
lượng mây thấp chiếm 4/10 bầu trời, đạt trung bình 170 - 240 giờ /tháng, số giờ nắng
cao tập trung vào các tháng 5 - 8, tương ứng với thời kỳ có nhiệt độ cao, thậm chí có
thể đạt đến 39°C hoặc 40°C. Vào mùa đông do lượng mây nhiều và thời gian chiếu
sáng trong ngày ngắn nên số giờ nắng ít, trung bình 100 – 110 giờ/tháng, thấp nhất vào
tháng 12
2.4.2. Cơ cấu nghề nghiệp
Cư dân thuộc các xã ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai làm đủ nghề để kiếm
sống như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, thu mua và chế biến
thủy sản, dịch vụ vận chuyển, du lịch,… trong đó đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là
những nghề chủ yếu.
Những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh trên đầm phá, trở thành
một trong những nguồn thu nhập chính của ngư dân. Trên đầm phá, nhiều diện tích sử
dụng để ni cá lồng, hoặc xây dựng các ao ươm ni thủy sản (tơm, cua, cá,…).
Trong đó, nhiều mơ hình ni góp phần phục hồi các hệ sinh thái ở đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai. Ngoài ra, các nghề khác cũng hình thành và phát triển ở khu vực
đầm phá như trồng trọt, vận chuyển hàng hóa, du lịch,…
4
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cho hệ
sinh thái rừng ngập mặn ven biển
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cho hệ
sinh thái vùng cát ven biển
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng phồng hộ
trên vùng đất đồi và vùng cát ven biển
- Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển giống sản xuất cây
con trồng rừng và kinh doanh rừng trồng có hiệu quả
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Phân tích, tổng hợp số liệu trong các tài liệu, báo cáo, luận văn, luận án có liên
quan đến đề tài là cơ sở để so sánh, đánh giá hiện trạng, biến động các hệ sinh thái.
Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm thủy lí
hóa, khí hậu,...) và các vấn đề kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu được tổng hợp từ
các số liệu của địa phương và các tài liệu nghiên cứu khác.
Sử dụng Dư địa chí của địa phương nhằm có được những số liệu lịch sử về phân
bố các hệ sinh thái điển hình và nguồn lợi nhóm sinh vật kèm theo.
3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng và lựa chọn các giải phápphát triển
rừng trồng bền vững.
- Đánh giá cảnh quan bằng cách mục trắc các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như phân bố,
phát triển của các loài cây trên các vùng sinh thái, từ đó kết hợp với phương pháp phỏng
vấn, đánh giá số liệu thứ cấp để đánh giá mơ hình, lồi cây và giải pháp trên các vùng thiết
lập trồng rừng.
5
- Điều tra, đo đếm trực tiếp để lựa chọn mơ hình lồi cây ưu tú, kết hợp với các dữ
liệu điều tra được để đề xuất giải pháp
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng
trồng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
4.1.1. Hiện trạng thảm thực vật tại rừng ngập mặn Rú Chá
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 27 loài TVNM (phụ lục 1), ngành Dương
xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 1 họ và 1 loài (chiếm 4,5% tổng số họ và 3,7% tổng số
loài); ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 21 họ, 25 chi và 26 loài
(chiếm 95,5% tổng số họ và 96,3% tổng số loài). Trong ngành Ngọc Lan, số lượng các
taxon trong lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) chiến ưu thế với 17 họ, 21 chi và 21 loài;
lớp Loa kèn (Liliopsida) ít hơn với 4 họ, 4 chi và 5 loài (bảng 3.4).
Trong số 27 lồi TVNM ở Rú Chá, có 10 lồi cây ngập mặn chính thức (MS)
(chiếm 37,0% tổng số loài) và 17 loài cây tham gia ngập mặn (MAS) (chiếm 63,0%
tổng số loài). Theo Phan Nguyên Hồng (1999), ở Việt Nam có 34 lồi cây ngập mặn
thực sự và trên 40 loài cây tham gia vào rừng ngập mặn. Như vậy, số loài cây ngập
mặn thực sự ở Rú Chá chỉ chiếm 29,4% tổng số loài cây ngập mặn thực sự ở Việt
Nam. Các loài cây tham gia và di cư vào vùng rừng ngập mặn ở Rú Chá tương đối
nhiều, có 17 lồi thuộc 16 chi, 12 họ có đại diện ở nơi đây, chiếm tới 42,5% tổng số
loài của rừng ngập mặn. Các loài cây này thường gặp ở những nơi tiếp giáp với rừng
ngập mặn, gần mép nước, ven bờ.
Bảng 1. Số lượng và tỉ lệ các taxon thực vật ngập mặn ở Rú Chá
Họ
Chi
Loài
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta
1
4,5
1
3,8
1
3,7
Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta
21
95,5
25
96,2
26
96,3
Ngành thực vật
6
Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida
17
77,3
21
80,8
21
77,8
Lớp Loa Kèn - Liliopsida
4
18,2
4
15,4
5
18,5
22
100,0
26
100,0
27
100,0
Tổng
(Nguồn: Trần Hiếu Quang, Nguyễn Khoa Lân, Trần Thị Tú, 2013)
Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá và quan trắc rừng ngập mặn của Phạm Nhật và
cộng sự (2003) và FAO (2007), tính đa dạng của rừng ngập mặn thấp khi rừng có từ 13 lồi, trên 10 lồi tính đa dạng của rừng cao, thì TVNM ở Rú Chá có độ đa dạng lồi
cao. Trong đó, Rú Chá có 5 lồi TVNM chủ yếu (Giá (Excoecaria agallocha L.), Quao
nước (Dolichandrone spathacea (L.f.) Schum.), Tra hoa vàng (Hibicus tiliaceus L.),
Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.) và Ơ rơ trắng (Acanthus
ebracteatus (L.) Vahl.)), thuộc 5 họ khác nhau đã có từ trước, trong đó có 3 lồi thân
gỗ, hai lồi cây bụi. Ở đây, Giá (Excoecaria agallocha L.) được coi là loài cây ngập
mặn tiên phong trong q trình lấn biển. Ngồi ra, ba lồi TVNM được trồng từ năm
2003 là Đước vịi, Vẹt dù và Sú. Theo các tài liệu của những tác giả như Phạm Minh
Thư (2003), Nguyễn Khoa Lân (2003), Hồng Cơng Tín (2008, 2012) và Dự án
IMOLA II (2010) những loài này được chọn giống tại xã Phú Tân, huyện Phú Vang và
Cồn Tè, xã Hương Phong. Thông qua các chương trình nghiên cứu và dự án hỗ trợ từ
các tổ chức IMOLA, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế và Trung
tâm CORENAM, một số loài TVNM mặn như Đước vòi, Vẹt dù, Bần chua,… đã được
nhân giống và trồng thêm xung quanh các vùng ven bờ ao nuôi trồng thủy sản từ năm
2011 đến nay
So với danh lục thành phần loài của các tài liệu trước đây như Hồng Cơng Tín
(2008, 2012) và Dự án IMOLA II (2010), thì kết quả nghiên cứu hiện nay đã bổ sung 8
lồi mới. Đó là lồi Mướp sát (Cerbera manghas L.), Dừa nước (Nypa
fruticans Wurmb.), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.), Lim sét
(Peltophorum pterocarpum (DC.) Back), Bánh dầy (Pongamia pinnata (L.) Merr.),
Bôm bà (Scolopia macrophylla (Wight & Arn.) Clos), Cỏ lác (Cyperus malaccensis
Lam.) và Cỏ ống (Panicum repens L.). Mướp sát chỉ xuất hiện vài cá thể tập trung ở
phạm vi hẹp của Rú Chính, cây có độ tuổi từ 3 - 7 năm. Bánh dầy, Bôm bà lại thấy
phân bố xen kẽ và khá nhiều ở cả Rú chính và Rú dưới nhưng cây thấp nhỏ, thuộc
dạng cây bụi nên có thể chưa được quan tâm và phát hiện trong những nghiên cứu
trước đây. Bời lời nhớt thì xuất hiện vài cây ở khu vực Rú chính và Cồn Miếu, Lim sét
chỉ hiện diện ở Cồn Miếu. Cỏ lác và Cỏ ống xuất hiện dọc theo các tuyến đường đi vào
các rú, nhưng cũng chưa được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đó. Dừa nước là
loài mới được trồng ở khu vực đất ngập nước ven bờ xung quanh các ao nuôi trồng
thủy sản từ năm 2012- 2013.
4.1.2. Đánh giá mức độ biến động diện tích rừng ngập mặn Rú Chá
7
Do nhu cầu phát triển kinh tế, thiếu sự quy hoạch, quản lí của chính quyền địa
phương nên diện tích đất ngập nước, các thảm thực vật ngập mặn ngày một giảm dần.
Hiện nay, Rú Chá là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại trong hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai duy trì được diện tích. Tuy nhiên, rừng Rú Chá cũng được trồng bổ
sung nhiều cây mới và cả cây nhập cư.
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, năm 2009 diện tích rừng Rú Chá là 3,29
ha, năm 2012, diện tích tăng lên đạt 4,59 ha và đến năm 2014 là 5,81 ha. Như vậy, từ
giai đoạn 2009 đến 2014, diện tích rừng ngập mặn Rú Chá đã tăng 2,52 ha (tăng
khoảng 70%). Biến động diện tích rừng ngập mặn Rú Chá được thể hiện trong hình 1.
Hình 1. Biến động diện tích rừng ngập mặn Rú Chá qua một số giai đoạn
(Nguồn: Nguyễn Khoa Lân, Trần Hiếu Quang)
Như vậy, mặc dù chưa phục hồi được diện tích như mong muốn khi thực hiện dự
án trồng rừng, song sự gia tăng diện tích rừng ngập mặn là tín hiệu tích cực cả về mặt
mơi trường, khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
* Nguyên nhân của sự biến động diện tích rừng ngập mặn:
Sự tăng diện tích rừng ngập mặn Rú Chá là do thực hiện mô hình trồng mới các
cây ngập mặn ven các đầm ni trồng thủy sản, đầm lầy, bãi triều theo chủ trương của
UBND thị xã Hương Trà, UBND xã Hương Phong và sự đồng thuận của bà con nông
dân địa phương. Mặc dù diện tích tăng chưa được như kì vọng, song nó đã mang lại
những dấu hiệu tích cực tới mơi trường sống, khí hậu và đặc biệt góp phần bảo vệ đời
sống nhân dân trước các thiên tai như lũ lụt, bão, gió mạnh,…
Diện tích rừng ngập mặn của đầm phá lại có xu hướng diễn biến ngược lại, giảm
dần do sự khai thác cây ngập mặn, thiếu sự quản lí của chính quyền địa phương và đặc
biệt là sự gia tăng các đầm nuôi trồng thủy sản ven các thảm thực vật ngập mặn.
8
4.1.3. Đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn Rú
Chá
Rừng ngập mặn được ví như một tấm bình phong bảo vệ cho cộng đồng trước
các thiên tai, đóng vai trị rất lớn trong việc bảo vệ các tuyến đê bao ngăn mặn, đường
giao thơng xung yếu, các vùng dễ bị xói lở. Nếu diện tích rừng ngập mặn được phủ
xanh, những khu vực ven biển, đầm phá sẽ trở thành những bãi giống, bãi đẻ cho các
lồi thủy sản, góp phần phục hồi, bảo vệ tính đa dạng sinh học, giúp người ni trồng
thủy sản có thể phá triển theo hướng ni sinh thái bền vững.
Mở rộng diện tích rừng ngập mặn rú Chá bằng các loại cây như đước, bần, dừa
nước trên địa bàn các thơn. Việc mở rộng diện tích rú Chá nhằm tạo “bức bình phong”
rộng lớn bảo vệ khu dân cư, mùa màng cho nhân dân trong mùa bão, lũ, kết hợp phát
triển khu du lịch sinh thái.
Để phục vụ cây giống ngập mặn đạt tiêu chuẩn, thời gian qua, cần có những
nghiên cứu và sản xuất các lồi như: đước, vẹt, bần, sú, mắm…, đảm bảo thích nghi,
có tỷ lệ sống cao với môi trường vùng ven biển, đầm phá của Thừa Thiên Huế.
Nâng cao công tác quản lý, bảo vệ một cách hiệu quả, đảm bảo sự phát triển,
tránh hiện tượng gia súc ăn, dẫm đạp.
Chính quyền địa phương cần xác định công việc cần thiết nhất là nâng cao ý thức
người dân, giúp người dân thấy được lợi ích của rừng ngập mặn. Thực hiện cơng tác
tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, không được chăn thả
gia súc vào khu vực rừng trồng, nếu phát hiện trâu, bò vào rừng cần báo ngay đến
chính quyền địa phương.
Sau khi trồng rừng ngoài việc dựng lưới chắn bao quanh khu vực rừng trồng
nhằm ngăn chặn gia súc vào dẫm đạp, ăn cây sẽ bàn giao cho các địa phương quản lý,
bảo vệ. Chính quyền địa phương nên có biện pháp tun truyền, vận động người dân
nâng cao ý thức, tham gia bảo vệ rừng; có quy định, quy chế và chế tài xử lý vi phạm.
Cán bộ thôn, xã thường xuyên kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các trường hợp để gia
súc vào rừng sẽ bị phạt nặng.
Ngồi ra, để cơng tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đạt hiệu quả, tỉnh nên
tận dụng các khu vực rừng ngập mặn để phát triển du lịch. Các tour du lịch sinh thái
vừa có thể bảo vệ được rừng ngập mặn lại góp phần tăng thu nhập cho người dân để
họ thấy thêm được nguồn lợi từ các khu rừng ngập mặn. Đồng thời, thông qua du lịch
công tác quảng bá, tuyên truyền cũng được xúc tiến rộng rãi.
Một khi những diện tích rừng ngập mặn được trồng phát triển tốt sẽ mở ra nhiều
hướng phát triển mới cho địa phương, cộng đồng dân cư và cả hệ thống cảnh quan môi
trường quanh khu vực.
9
4.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng
trồng cho hệ sinh thái vùng cát ven biển
4.2.1. Hiện trạng hệ sinh thái vùng cát ven biển
Vùng sinh thái phân bố thực vật gò - đụn cát, đầm phá, biển ven bờ chiếm phần
phía Đơng kéo dài từ ranh giới với tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc đến tận cùng chân đèo
Hải Vân về phía Nam. Về phương diện địa hình ở đây, ngồi biển ven bờ có đầm phá
rộng 23.100 ha, cịn các gị, trảng cát nội đồng cao 5 - 10m gặp ở Phong Điền cho đến
Phú Lộc. Ở phía ngồi đầm phá là cồn đụn cát chắn bờ với chiều cao từ 2 - 3m (Thuận
An - Hòa Duân) đến 20 - 30m (Hải Dương), phổ biến nhất là 5 - 10m. Tổng diện tích
gị - đụn cát nội đồng và cồn đụn cát chắn bờ vào khoảng 42.620 ha. Đối với vùng gò đụn cát và đầm phá này hợp lý nhất là phân chia thành hai tiểu vùng sinh thái phân bố
thực vật: tiểu vùng sinh thái phân bố thực vật gò đụn cát và tiểu vùng sinh thái phân bố
thực vật đầm phá và biển ven bờ.
Tiểu vùng gò đụn cát (gọi tắt) bao gồm gò, trảng cát nội đồng Phong, Quảng và
Phú Vang và cồn đụn cát chắn bờ. Hệ thực vật ở đây rất nghèo nàn. Thực vật thân gỗ
nguyên sinh còn rất thưa thớt và phần lớn thoái hoá thành dạng cây bụi. Một số do
người dân khai thác trắng nay chỉ còn dạng tái sinh chồi, tạo thành những khoảnh rú
thứ sinh. Những cây thân bụi mọc thành truông như ở vùng giáp ranh với tỉnh Quảng
Trị đó là các lồi ơ rơ, găng, cát đằng. Ngoài thực vật tự nhiên, trong những năm gần
đây, ngành lâm nghiệp triển khai các dự án trồng nhiều lồi cây gỗ phịng hộ khá thành
cơng chống cát bay, cây trôi như keo lưỡi liềm, keo tai tượng, keo lá tràm,... ở hai bên
bờ đầm phá chân các gò, trảng cát nội đồng nhân dân một số xã như Điền Hà, Điền
Hải (Phong Điền) Vinh Thanh (Phú Vang), Vinh Hiền (Phú Lộc) thường trồng khoai
lang, ớt, mía, thuốc lá (thuốc Mỹ Lợi). Trên các trảng cát nội đồng, người dân địa
phương bố trí cây trồng khá đa dạng nhưng diện tích manh mún. Một vài nơi đã định
hình chun canh ớt, lạc, khoai lang và cả lúa nước.
4.2.2. Đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng cho hệ sinh thái vùng cát ven biển
Tăng cường thâm canh rừng trồng, trồng lại sau khi khai thác và trồng mới ở
những nơi đất trống. Đối với diện tích nhỏ lẻ, phân tán thì tổ chức trồng cây phân tán
nhằm tạo thành dải rừng liên tục phòng hộ dọc bờ biển.
Tổ chức trồng rừng trên diện tích quy hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh rừng tự nhiên, nâng cấp rừng trồng kém chất lượng, trồng cây phân tán, xây dựng
hạ tầng dân sinh.
Phát triển và chọn tạo các giống cây trồng chống chịu với các điều kiện ngoại
cảnh khắc nghiệt thích ứng với biến đổi khí hậu.
10
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trồng
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn; đối với các
xã có diện tích rừng lớn nên bố trí cán bộ lâm nghiệp chuyên trách. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư ven biển. Tổ chức các lớp
tập huấn, nâng cao kỹ thuật lâm sinh cho người dân trong vùng để họ chủ động chăm
sóc, bảo vệ và phát triển rừng trồng ven biển
Việc phát triển rừng trồng ven biển có những hiệu quả nhất định. Hiệu quả trước
mắt là tạo lập được hệ thống rừng ven biển bền vững, phát huy vai trị phịng hộ, bảo
vệ mơi trường sinh thái của rừng, giảm thiểu các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm
nhẹ những tác động của thiên tai, chống xói mịn, rửa trơi đất, điều tiết nguồn nước,
xây dựng mơi trường sinh thái ven biển ổn định phục vụ du lịch và các ngành khác
phát triển.
4.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng
phồng hộ trên vùng đất đồi và vùng cát ven biển
4.3.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng rừng phịng hộ trên vùng đất đồi và vùng cát
ven biển
Vùng cát ven biển, đầm phá ở Thừa Thiên - Huế có đến 42 xã, thị trấn thuộc năm
huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, với chiều dài gần
50 km, rộng hàng chục nghìn ha. Ðiều kiện mơi trường của vùng này nhiều năm qua
có sự biến động khá mạnh. Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ biển và cát bay, cát nhảy,
hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên, làm cho vùng đất nơi đây vốn đã
khốn khó, lại càng khốn khó hơn. Hiện tượng nhiễm mặn, sa mạc hóa gia tăng hạn
hán, ngập úng do lún sụt địa tầng diễn ra ngày càng nhiều trên diện rộng. Tại thị trấn
Thuận An (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (Hương Trà), những nơi có biển xâm
thực vào đất liền từ 50 đến 100 m, đã cuốn trôi dãy nhà nghỉ của Công an tỉnh cùng
ngọn hải đăng ra biển, một phần do biến đổi khí hậu, phần khác do rừng phòng hộ ven
biển quá mỏng, chưa đủ sức ngăn cản sóng biển tàn phá.
Nhận thức được tầm quan trọng của 'lá chắn' rừng phòng hộ, các huyện ven biển
tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hình thành tuyến rừng phòng hộ ven biển chạy dài từ Phú
Lộc đến Quảng Ðiền, chủ yếu là rừng cây phi lao và nhóm các loại thực vật hoang dại
như: xương rồng, tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu, dứa dại... Các lồi cây trồng này
được trồng, chăm sóc tốt sẽ tạo một thảm thực vật phịng hộ cho vùng đất, góp phần
chống sa mạc hóa, tạo cảnh quan sinh thái cho mơi trường sống và sản xuất, góp phần
đa dạng hóa thành phần lồi cho thảm thực vật vùng cát phịng hộ ven biển.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Thừa Thiên - Huế,
dự án trồng rừng phòng hộ ven biển, vùng cát, một trong những hợp phần quan trọng
11
của Chương trình trồng mới năm triệu ha rừng được triển khai tại 28 xã thuộc năm
huyện Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Qua 10 năm thực
hiện, dự án đã mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội và mơi trường, trong đó
hiệu quả về môi trường sinh thái được nâng lên rõ rệt. Hệ thống đồi cát ở các vùng
Ngũ Ðiền và các vùng bán di động trước đây vốn hoang hóa giờ đã được phủ xanh, tạo
điều kiện về cảnh quan để phát triển du lịch ven biển và kinh tế trang trại trên cát.
Xã Ðiền Môn là một trong những xã ven biển của huyện Phong Ðiền tham gia dự
án trồng rừng phòng hộ vùng cát (gọi tắt Dự án 661). Từ năm 2001 đến nay, toàn xã
trồng được 180 ha rừng thuộc Dự án 661. Chủ tịch UBND xã Ðiền Môn Hồ Quyền
cho biết: Dự án này không chỉ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mà còn
tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Sau khi tiếp nhận dự án, nhất là giai
đoạn từ năm 2004 đến 2008, nhiều hộ dân có tâm huyết đăng ký tham gia. Ngồi diện
tích rừng phịng hộ do xã quản lý, tính đến nay, có khoảng 134 ha rừng keo lưỡi liềm
được giao cho gần 150 hộ gia đình trồng và quản lý. Cùng với diện tích rừng trồng
thuộc Dự án 661 và gần 280 ha rừng trồng phân tán trong dân, rừng từ các dự án khác,
tồn xã đã phủ kín được 28% trong kế hoạch 45% diện tích đất tự nhiên.
Khơng chỉ hưởng lợi trực tiếp từ rừng, nhiều hộ dân ở các xã Phong Chương,
Phong Hịa, Phong Bình (Phong Ðiền); Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Vinh (Quảng
Ðiền) đã thành lập trang trại, gia trại sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả. Ðiển hình có
mơ hình trang trại VACR (vườn-ao-chuồng-rừng) của các ơng Nguyễn Hữu Nhân ở xã
Phong Chương (Phong Ðiền), Phan Văn Hứa ở xã Quảng Lợi (Quảng Ðiền)... Nhờ có
rừng giữ ẩm, làm mát cho đất, nhiều hộ dân còn tăng gia trồng thêm nhiều giống cây
ăn quả và các loại hoa màu khác.
Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên - Huế, ông Nguyện Trọng cho
biết: Thực hiện dự án trồng rừng 661, các địa phương trong vùng đã trồng và chăm sóc
được gần 4.600 ha rừng, trong đó vùng cát ven biển gần 1.900 ha và vùng cát nội đồng
gần 2.740 ha; trồng bảo vệ đê cát ven biển và ven phá 5.210 m; quản lý bảo vệ hơn
5.600 lượt/ha rừng và một số cơ sở hạ tầng khác về tuyên truyền bảo vệ rừng. Qua đó,
nâng độ che phủ rừng của vùng dự án tăng lên 30%. Các địa phương còn trồng hơn
5.200 m cây dọc các tuyến đê ven phá và ven biển để nâng cao giá trị phòng hộ. Chất
lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên, cơ cấu cây trồng ngày một đa dạng hơn,
vừa có tác dụng phòng hộ, vừa tăng thu nhập cho hộ dân. Diện tích đất trống, đồi núi
trọc cơ bản được trồng rừng phủ xanh, rừng phịng hộ ven biển, hình thành các đai
rừng bảo vệ đê, phòng hộ khu dân cư ven biển trước bão lũ và tình trạng nước biển
dâng. Các dự án trồng rừng đã giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho
2.230 hộ gia đình và hơn 10 nghìn lao động. Bình quân mỗi năm trồng 450 ha, chủ yếu
là keo lưỡi liềm, keo lá tràm, phi lao. Ðặc biệt, qua quá trình thực hiện, nhận thức và
trách nhiệm về bảo vệ và phát triển rừng của địa phương cũng như người dân được
nâng lên rõ rệt.
12
Quản lý tốt rừng trồng
Rừng trồng đã góp phần cải tạo môi trường, tạo được cảnh quan du lịch hệ thảm
thực vật dưới tán rừng được hình thành góp phần cải tạo đất, hạn chế xói mịn, hiện
tượng cát bay, cát chảy giảm đáng kể nhờ hệ rễ trong đất và tán rừng xanh tốt. Hiệu
quả góp phần bảo vệ môi trường được thấy rõ nét nhất thông qua chỉ số độ che phủ
rừng của vùng cát ven biển, ven đầm phá tăng khoảng 30%.
Tuy nhiên, ở một số nơi, do chưa coi trọng rừng phòng hộ ven biển, người dân
chặt phá rừng dương, kể cả nạn đào bới gốc dương làm cây kiểng tạo nên những vùng
trống ven biển. Mấy năm gần đây, dải cát ven biển và đầm phá đang là khu vực hấp
dẫn các nhà đầu tư lập các dự án du lịch, công nghiệp, khu dân dụng, nghỉ dưỡng... Sự
chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho đất lâm nghiệp bị thu hẹp. Sản phẩm từ cây
lâm sản keo lưỡi liềm trên thị trường không được ưa chuộng, giá thành hạ so các loài
cây khác, trồng rừng với chức năng phịng hộ là chính nên chủ yếu là giải quyết chất
đốt, cải tạo môi trường sinh thái.
Giai đoạn từ nay đến năm 2015, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục quản lý, bảo vệ
12 nghìn ha rừng vùng cát ven biển hiện có; đồng thời ưu tiên trồng mới 1.150 ha rừng
vùng cát ven biển và đầm phá, với các loại cây trồng như phi lao, keo chịu hạn, keo
lưỡi liềm và cây ngập nước. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển rừng vùng cát ven biển
và đầm phá chống biển xâm thực cho giai đoạn này ở Thừa Thiên - Huế gần 20 tỷ
đồng, từ nguồn vốn Nhà nước; vốn chương trình dự án JIPPRO do Trung tâm xúc tiến
và hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ; vốn trồng cây phân tán hằng năm của tỉnh; vốn
bảo vệ nâng cấp đê điều, phòng, chống thiên tai để đầu tư, xây dựng hệ thống rừng
phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu: Ðể bảo vệ và
phát huy tác dụng của rừng phòng hộ ven biển, ngành lâm nghiệp cần đề cao trách
nhiệm trong quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245 của
Thủ tướng Chính phủ; tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong nhân dân; phối hợp với
các cơ quan, địa phương kiểm tra, giám sát việc vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển
rừng để có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác trái phép rừng
phòng hộ ven biển.
4.3.2. Giải pháp phát triển rừng phòng hộ trên vùng đất đồi và vùng cát ven biển
- Đối với rừng sản xuất: Tập đoàn cây chủ yếu tập trung bào các loài Keo. Hiện 2
loài keo là Keo tai tượng và Keo lai giâm hom đang được trồng phổ biến nhưng với
công nghệ nuôi cấy mô đã bước đầu đưa lại thành công và dần dần đáp ứng được nhu
cầu của người dân thì trong tương lai khơng xa giống này sẽ thay thế Keo tai tượng và
Keo lai giâm hom.
13
- Đối với rừng trồng phòng hộ: Qua khảo sát thực tế cho thấy mơ hình trồng rừng
hỗn giao giữa loài cây bản địa là Sao đen, dầu, huỷnh, với cây phụ trợ là các loài Keo,
sau khi rừng khép tán thì tiến hành tỉa thưa cây phụ trợ chỉ chừa lại cây bản địa đã phát
huy vai trò phòng hộ của rừng.
Qua kết quả điều tra tai 2 mô hình trồng rừng phịng hộ tại trại thực hành Hương
Vân cho kết quả như sau:
a) Lập 1 OTC 700m2 (20m x 35m) của rừng Sao đen, tiến hành lập 6 ô dạng bản
(2m x 2 m) để xác định độ che phủ của thảm tươi tại các vị trí 4 gốc, và 2 ơ vị trí tâm
của OTC chia làm 2, lập tại giao điểm của 2 đường chéo. Tại tâm của 6 ô dạng bản này
tiến hành lập 6 ô dạng bản nhỏ (1m x 1m) để xác định độ che phủ của vật rơi rụng và
lấy mẩu vật rơi rụng. Kết quả như sau:
Độ che phủ thảm tươi
Độ che phủ vật rơi rụng
(CP,%)
(VRR,%)
1
7
50
2
4
90
3
5
95
4
40
20
5
6
40
6
13
90
Bình qn
12,5
64,2
Ơ bản
b) Tiến hành kiểm tra cự ly trồng của rừng hỗn giao Dầu rái với Keo, kết quả như
sau:
-
Cự ly trồng:
+ Dầu rái: Hàng cách hàng 7,5 m tiếp đến 11,5 m, cây cách cây 3m.
+ Keo: Giữa 2 hàng Dầu rái tiến hành trồng cách hàng Keo, hàng cách hàng 2,5
m, cây cách cây 3 m (giữa 2 hàng Dầu rái cự ly 7,5 m tiến hành trồng 3 hàng keo,
giữa 2 hàng Dầu rái cự ly 11,5 m tiến hành trồng 4 hàng keo).
-
Tiến hành kiểm tra 200m các hàng trồng dầu (đảm bảo diện tích lập ơ Dầu rái là 500m 2
vì hàng cách hàng 2,5m), kết quả đo đếm được 61 cây còn sống. Như vậy, tỷ lệ sống
Dầu rái = 61 cây/67 cây x 100% ≈ 91%.
- Chỉ số diện tích tán lá (Cai, %) = 969,1 / 500 = 193,8%
- Diện tích OTC: 500 m2
- Diện tích tán lá: 969,1 m2
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU CÁC TỔ ĐIỀU TRA
14
Xử lý kết quả điều tra của nhóm 1
Đối với diện tích rừng Sao đen
Chỉ số diện tích tán lá (Cai, %) = 631,3 / 750 = 84,2%
- Diện tích OTC: 750 m2
- Diện tích tán lá: 631,3 m2
Độ che phủ cây bụi, thảm tươi và độ che phủ vật rơi rụng:
- CP = 12,5%
- VRR = 64,2%
Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)
Z% = Cai +CP + VRR = 84,2% + 12,5% + 64,2% = 160,9%
Đối với diện tích rừng hỗn giao Dầu rái với Keo
Chỉ số diện tích tán lá (Cai, %) = 578,9 / 500 = 115,8%
- Diện tích OTC: 500 m2
- Diện tích tán lá: 578,9 m2
Độ che phủ cây bụi, thảm tươi (CP,%) và Độ che phủ vật rơi rụng (VRR,%)
Độ che phủ thảm tươi
Độ che phủ vật rơi rụng
(CP,%)
(VRR,%)
1
9
85
2
15
90
3
2
70
4
7
90
5
10
87
6
6
80
Bình qn
8,2
83,7
Ơ bản
Chỉ tiêu cấu trúc tổng hợp của thảm thực vật rừng (Z, %)
Z% = Cai +CP + VRR = 115,8% + 8,2% + 83,7% = 207,7%
4.3.2.1. Giải pháp kĩ thuật
Tiến hành nghiên cứu chọn loài ưu thế và nghiên cứu nhân giống để tiến tới lập
vườn ươm nhân giống cây bản địa cho chiến lược phát triển rừng cây bản địa phòng hộ
bền vững ven bờ biển khu vực Miền Trung.
15
Xây dựng các mơ hình thử nghiệm khoanh ni, xúc tiến tái sinh và trồng dặm
để phục hồi và phát triển những rú cát tự nhiên hiện đang tồn tại dọc các đồi cát và các
trảng cát ven bờ biển khu vực miền Trung.
Thử nghiệm chuyển đổi rừng trồng Phi-lao thuần loài thành rừng đa loài bằng
cách trồng xen cây bản địa dưới tán và trồng thay thế dần một ít diện tích Phi-lao bằng
phương thức trồng băng.
Thử nghiệm trồng rừng cây bản địa đa loài theo kĩ thuật cày xới, lên luống có
đưa cây bụi làm cây tiên phong che chắn để chắn gió và chắn cát bay, cát chuồi cho
rừng trồng.
Lập một ngân hàng quĩ gen cây bản địa vùng cát ven biển bằng cách chọn địa
điểm thích hợp để xây dựng một vườn thực vật trên vùng cát ven biển.
4.3.2.2. Giải pháp hành chính
Tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, đề
phịng và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu tồn cầu. Từ đó lồng ghép giáo dục
nhận thức bảo vệ, phát triển các rú cát ven biển, và ý thức về tầm quan trọng của việc
trồng rừng phòng hộ bền vững.
Xây dựng dự án bảo vệ rú cát cộng đồng nhằm huy động và thúc đẩy các tầng
lớp xã hội địa phương tham gia bảo vệ và phát triển rú cát.
Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường ven biển, trong đó đặt nặng việc bảo vệ
rú cát và rừng trồng phịng hộ.
4.4. Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển giống sản
xuất cây con trồng rừng và kinh doanh rừng trồng có hiệu quả
4.4.1. Hiện trạng phát triển giống sản xuất cây con trồng rừng và kinh doanh
rừng tại Thừa Thiên Huế
Giống là vấn đề then chốt quyết định đến chất lượng và năng suất rừng trồng.
Nơi nào công tác quản lý giống tốt thì nơi đó có năng suất và chất lượng rừng trồng
tăng cao.
Để phục vụ cho việc trồng rừng, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có 56 nguồn giống lâm
nghiệp với tổng diện tích gần 45ha; trong đó chủ yếu bằng các hình thức nhân giống
truyền thống như gieo hạt, vườn cung cấp hom và nhân giống hữu tính… Các nguồn
giống đã và đang được sử dụng hiệu quả, đảm bảo nguồn cung cấp chất lượng tốt để
sản xuất cây con trồng rừng, đáp ứng nhu cầu trồng rừng ngày càng cao của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, gần đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một
thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh
16
vực giống cây trồng lâm nghiệp, sản xuất cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô thay
thế lai hom trên cây keo lai. Đối với cây keo lai, rừng trồng từ keo lai hom thường có
tuổi thọ 6-7 năm, sau thời gian này cây có hiện tượng rỗng ruột, ra hoa, cây bị nấm
bệnh. Điều này đã được khắc phục bằng biện pháp nhân giống vơ tính bằng ni cấy
mơ cây keo lai. Ưu điểm của nuôi cấy mô keo lai là tái tạo được sự non trẻ (hay làm
trẻ hóa những cây thân gỗ). Giống keo lai được sản xuất từ phương pháp ni cấy mơ
đỉnh sinh trưởng có sức sống cao, có ưu thế hơn trong sản xuất gỗ lớn, tuổi thọ keo lai
mô kéo dài đến hơn 10 năm.
Đến nay, cây giống được sản xuất bằng phương pháp này được các đơn vị trồng
rừng, người dân ưa chuộng vì chất lượng cây trồng đảm bảo, ít bị gãy đổ do gió bão.
Mặt khác, nếu những năm trước đây, năng suất gỗ rừng trồng chỉ đạt khoảng 5060m3/ha, thì hiện nay do nguồn giống được cải thiện, chất lượng tốt nên năng suất đạt
từ 100-120 m3/ha, tăng gấp hai lần.
Trồng rừng ở Thừa Thiên-Huế trong những năm gần đây phát triển mạnh nhờ tìm
ra được bộ giống cây trồng thích hợp như keo lai, tràm hoa vàng, các loại phi lao,
thơng nhựa, sao, quế, dó bầu và một số cây bản địa khác.
Thị xã Hương Thủy hiện có hơn 26.000ha rừng, trong đó hơn 12.000ha rừng
trồng, đa số bà con tập trung trồng cây keo lai vì đây là loại cây sinh trưởng nhanh, dễ
chăm sóc và cho thu nhập cao. Cây keo lai trồng sau bốn năm có thể thu hoạch, đạt
khoảng 50 tấn/ha, doanh thu từ 60-65 triệu đồng, trừ chi phí cịn lãi khoảng 30 triệu
đồng. Cây keo lai không chỉ cải thiện kinh tế cho những hộ gia đình có diện tích trồng
rừng mà cịn giải quyết cơng việc làm cho lao động tại chỗ như thu hoạch cây và bóc
vỏ cây với thu nhập 150.000-180.000 đồng/ngày công lao động.
4.4.2.Vấn đề kinh doanh gỗ lớn, gỗ nhỏ hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế
Qua khảo sát, đánh giá của Tổ chức Tư vấn Quốc tế (GFA), hiện nay, trên địa bàn
tỉnh đã có gần 4 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC; trong đó, trên 3 nghìn ha
rừng của Cơng ty Lâm nghiệp Tiền Phong và trên 950 ha rừng của 14 nhóm hộ (241
hộ) tại 11 xã, phường thuộc 4 địa phương (huyện Phong Điền, Phú Lộc và thị xã
Hương Trà, Hương Thủy).
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm, việc trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng
theo chứng chỉ FSC là một điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các sản phẩm rừng trồng
của nông hộ, doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời
nâng cao giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng, phát triển kinh tế, góp phần an sinh xã hội và
bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, một khó khăn cho các nhóm hộ tham gia là phải có
nguồn vốn để kéo dài tuổi rừng, giải quyết vấn đề này Công ty Scansia Pacific sẽ hỗ
trợ nguồn vốn với mức lãi xuất thấp đối với rừng 4 năm tuổi trở lên và cam kết sẽ thu
17
mua gỗ rừng trồng gỗ lớn của các hộ dân đã được cấp chứng chỉ FSC với giá mua cao
hơn thị trường từ 15-20%.
Trên cơ sở đó, Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch phát triển trồng rừng gỗ
lớn trong giai đoan 2017 - 2020. Theo đó, trong giai đoạn này, dự kiến sẽ đưa vào
13.000 ha rừng trồng gỗ lớn với tỷ lệ được cấp chứng chỉ rừng FSC đạt 40%, tương
đương 5.000 ha rừng trồng sản xuất sử dụng giống cây lâm nghiệp thân thiện với môi
trường. Năm 2017, ngành Lâm nghiệp sẽ triển khai việc phát triển rừng gỗ lớn và giới
thiệu chứng chỉ rừng FSC tại 2 huyện A Lưới và Nam Đông, nâng tổng diện tích rừng
có chứng chỉ FSC lên 3 nghìn ha tại 6 huyện, thị với 32 xã, phường, thị trấn tham gia.
Đối với cây keo lai, rừng trồng từ keo lai hom trước đây thường có tuổi thọ 6 - 7
năm, sau thời gian này cây có hiện tượng rỗng ruột, ra hoa, cây bị nấm bệnh. Điều này
đã được khắc phục bằng biện pháp nhân giống vơ tính bằng nuôi cấy mô cây keo lai.
Ưu điểm của nuôi cấy mô keo lai là tái tạo được sự non trẻ (hay làm trẻ hóa những cây
thân gỗ). Giống keo lai được sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô đỉnh sinh trưởng
có sức sống cao, ưu thế hơn trong sản xuất gỗ lớn, tuổi thọ keo lai mô kéo dài đến hơn
10 năm.
Đến nay, cây giống sản xuất bằng phương pháp này được các đơn vị trồng rừng,
người dân ưa chuộng vì chất lượng cây trồng đảm bảo, ít bị gãy đổ do gió bão. Nếu
những năm trước, năng suất gỗ rừng trồng chỉ đạt khoảng 50 - 60m3/ha thì nay do
nguồn giống được cải thiện, chất lượng tốt nên năng suất đạt 100 - 120 m3/ha, tăng
gấp hai lần.
Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung phát triển rừng trồng kinh doanh
gỗ lớn, đảm bảo tính lâu dài và bền vững trong phát triển trồng rừng kinh tế cung cấp
gỗ lớn cho công nghiệp chế biến lâm sản ở những địa bàn có tiềm năng phát triển
rừng. Tỉnh thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người
trồng rừng tham gia vào việc quản lý rừng trồng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, giảm
thiểu thiệt hại cho người trồng rừng trước những rủi ro thiên tai gây ra.
4.4.3. Giải pháp phát triển giống sản xuất cây con trồng rừng và kinh doanh rừng
trồng có hiệu quả
4.4.3.1. Giải pháp khoa học cơng nghệ
- Xây dựng và phát triển các mạng lưới các cơ sở sản xuất, cung ứng giống, các
tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, nhân giống;
- Khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa những cơ sở sản
xuất giống, phịng cấy mơ để đáp ứng nhu cầu cung cấp giống trên địa bàn
18
- Phối hợp với Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất giống tổ chức các lớp
tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ươm, nhân giống cho các tổ hợp tác, hợp tác
xã.
4.4.3.2. Giải pháp khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật
- Tiếp nhận và chuyển giao giống mới (xây dựng mơ hình trình diễn, ứng dụng
giống mới, hội thi, hội chợ, thông tin tuyên truyền qua các website, các kênh truyền
thơng: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí,…); áp dụng đồng bộ ứng dụng giống mới
với quy trình canh tác phù hợp với điều kiện địa phương để nâng cao hiệu quả sản
xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Tổ chức và tham gia định kỳ hội chợ, hội thi, đấu xảo giống; tổ chức hội nghị,
hội thảo về giống, phối hợp cơ sở sản xuất giống với nông dân, trang trại, hợp tác xã
để nhanh chóng giới thiệu các giống mới đến nơng dân; khuyến khích nơng dân sử
dụng giống có nguồn gốc, nhãn hiệu.
4.4.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống đảm bảo kiểm
tra,giám sát được giống cây trồng về chủng loại và số lượng
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống
để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời về chất lượng giống; khuyến cáo sử dụng giống
cây trồng phù hợp trong sản xuất tránh hiện tượng thối hóa giống cây trồng.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý
giống.
- Tuyên truyền, tập huấn các văn bản pháp quy về giống giúp các cơ sở, các
doanh nghiệp sản xuất giống hiểu đúng, đủ và thực hiện đúng các quy định Nhà nước;
nâng cao nhận thức về giống cho nông dân.
- Thực hiện chế độ bảo mật thông tin và bảo vệ quyền tác giả về giống theo quy
định.
19
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Vùng đới bờ liên quan đến diện tích đất ngập mặn ở đầm phá và ven biển Thừa
Thiên - Huế có diện tích rất lớn, nhưng hiện tại chỉ cịn chưa đầy 8 ha rừng ngập mặn,
chủ yếu là vùng; Cảnh Dương và đầm Lập An, Lăng Cô (huyện Phú Lộc), Tân Mỹ
(huyện Phú Vang). Do diện tích rừng ngập mặn cịn lại ít nên việc trồng rừng ngập
mặn để tái tạo và phục hồi, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng
sinh học vùng đầm phá ven biển cũng là một trong những giải pháp quan trọng hàng
đầu để bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng ven biển của Thừa Thiên – Huế.
Thực vật bậc cao có mạch ở vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế, tuy thành phần
lồi khơng đa dạng như ở các hệ sinh thái rừng nhiệt đới khác, nhưng thảm thực vật
vùng cát ở đây khá đa dạng về sinh cảnh phân bố, có thể phân thành 10 kiểu thảm thực
vật khác nhau trên các vùng cát di động, cát khô cố định và cát ẩm. Mỗi kiểu thảm có
các quần xã thực vật đặc trưng riêng, đặc biệt trong số đó là các kiểu rừng nhiệt đới
thường xanh có cấu trúc thành phần lồi tương đối đa dạng và có ý nghĩa lớn đối với
cộng đồng cư dân vùng cát.
5.2 Kiến nghị và đề xuất
Cần sớm hoàn thiện bộ dữ liệu về tính đặc thù và độc đáo của các HST tự nhiên
vùng nghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để huy động các nguồn
lực kêu gọiđầu tư các dự án, chương trình bảo vệ, phục hồi các HST tự nhiên có sự
tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cần tổ chức quy hoạch, phân vùng để tổ chức quản
lý, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cho phát triển du lịch
20
sinh thái và các hoạt động phát triển khác. Đồng thời, đầu tư xây dựng một số mơ hình
kinh tế hộ gia đình cho người dân vùng nghiên cứu nhằm mục đích chia sẽ lợi ích HST
với cộng đồng. Nhân rộng mơ hình phục hồi HST rừng tự nhiên trên cát, rừng ngập
mặn.
Tăng cường tuyên truyền, đầu tư phục hồi các HST tự nhiên, đầu tư cho công tác
tuần tra bảo vệ rừng của các hạt Kiểm lâm huyện. Đặc biệt, cần tăng cường trang thiết
bị chuyên dụng và hỗ trợ thỏa đáng cho những lực lượng bảo vệ rừng tại các huyện để
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bân, Nguyễn Tiến - Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín
ở Việt Nam - Hà Nội 1997.
2. Cẩm, Đỗ Xuân - Báo cáo tổng kết đề tài cấp Tỉnh "Nghiên cứu, trồng thử
nghiệm một số loài cây gỗ bản địa trên vùng cát nội đồng huyện Phong Điền" - Huế
2000.
3. Nguyễn Hữu Cử (1999), “Tổng quan tình hình nghiên cứu tài nguyên và
môi trường đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam”, Tài nguyên và Môi trường
Biển, tr.126-142.
4. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
5. IMOLA (2008), Báo cáo tổng kết dự án Quản lí tổng hợp các hoạt động ở
vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự án IMOLA, Huế.
6. Lăng Văn Kẻn (2010), Hiện trạng và diễn biến tài nguyên sinh vật hệ đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế, Viện Tài ngun và Mơi trường Biển,
Hải Phịng.
7. Liêu, Phan - Đất cát biển Việt Nam - Hà Nội 1996.
21
8. Trần Hiếu Quang, Nguyễn Khoa Lân, Trần Thị Tú (2013), “Đa dạng thành
phần loài và giá trị kinh tế của thực vật ngập mặn ở Rú Chá, Thừa Thiên Huế”, Tạp
chí Khoa học, Đại học Huế, tr. 3-7.
22