Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CAO HỌC, HỌC PHẦN: LÂM SẢN NGOÀI GỖ Chuyên đề: “Hiện trạng chống bẩy bắt và mua bán, vận chuyển động vật hoang dã tại địa phương. Đề xuất giãi pháp tăng cường hiệu quả quản lý tại tỉnh Quảng Trị”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.32 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÂM SẢN NGOÀI GỖ
Lớp: Cao học Lâm học 22a
Chuyên đề: “Hiện trạng chống bẩy bắt và mua bán, vận
chuyển động vật hoang dã tại địa phương. Đề xuất giãi
pháp tăng cường hiệu quả quản lý tại tỉnh Quảng Trị”.

NHÓM I
1. Đào Minh Chung
2. Trần Trọng Dũng
3. Nguyễn Tân Hiếu
4. Phạm Thị Thúy Hằng
5. Lê Thị Thu Hiền

HUẾ, Tháng 6/2017


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Trị là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, mang tầm quốc gia và khu vực,
có nhiều loại động thực vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như: Gà lôi
lam mào trắng, vượn Hà Tĩnh, sao la, mang lớn, thỏ vằn…Tuyến đường xuyên Á nối
Việt Nam- Lào- Thái Lan và Myanma thông qua các Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La
Lay, tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt dãy Trường Sơn và nhiều tuyến đường dân
sinh thuận lợi cho việc giao lưu, bn bán, trao đổi hàng hóa. Tất cả yếu tố trên tạo
cho Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển, bn bán, vận chuyển trái phép nhiều lồi
động, thực vật hoang dã trong nội địa cũng như từ các nước Đông Nam Á sang Trung
Quốc và các quốc gia khác.


Động vật hoang dã đóng một vai trị quan trọng trong mơi trường sinh thái, vì để
một lồi mất đi trong đa dạng sinh học sẽ bị phá vỡ gây ra những hệ lụy xấu cho q
trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ động vật hoang dã góp phần giữ cân bằng cho đa dạng
sinh học. Hiện nay, nhiều loài động vật hoang dã đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng
do bị con người săn bắt, giết hại và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy,
bảo vệ động vật hoang dã chính là góp phần bảo vệ sự sống của trái đất, là yêu cầu cấp
thiết của toàn xã hội.
Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trị to
lớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng
và tuần hồn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, ĐVHD là nguồn sống,
chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm,
giá trị giải trí, khoa học, văn hố, sức khoẻ và nhiều giá trị tiềm tàng khác.
Trong khn khổ Chương trình học chúng tôi xin gửi đến các bạn học viên
những thông tin cơ bản nhất về tình hình mua bán, vận chuyển ĐVHD tại địa phương.
Đề xuất giãi pháp tăng cường hiệu quả quản lý tại tỉnh Quảng Trị.

1


PHẦN II
THỰC TRẠNG BẨY BẮT, MUA BÁN VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Hệ thống pháp luật về bảo vệ ĐVHD
1) - Hiệp ước Quốc tế.
Công ước về bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã, nguy cấp CITES
2)- Pháp luật Việt Nam.
A. Quy định quản lý.
1). Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004).
2). Luật đa dạng sinh học (2008).
3). Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực

vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4). Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm.
5). Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác
định lồi và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ.
6). Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam
cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai
thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
7). Quyết định 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/09/2008 về việc ban hành Quy chế
quản lý gấu nuôi.
8). Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông
thường.
9). Chỉ đạo số 16315/QLD-MP của Cục quản lý dược về tăng cường bảo vệ động
vật thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
B. Quy định xử lý vi phạm.
10). Bộ Luật Hình Sự (1999, sửa đổi bổ sung năm 2009).
11).Thơng tư Liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các
tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

2


12). Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2013 Quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.
13). Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm

sản.
14). Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
C. Quy định xử lý tang vật ĐVHD sau khi tịch thu.
15). Thông tư 90/2008/TT-BNN ngày 28/08/2008 hướng dẫn xử lý tang vật là
động vật rừng sau khi xử lý tịch thu.
2.2. Thách thức trong công tác bảo vệ ĐVHD
Nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, Quảng Trị có tổng diện tích rừng là 242.240 ha
(141.499 ha rừng tự nhiên và 100.741 ha rừng trồng) và hệ sinh thái đa dạng, phong
phú, với hơn 98 loài thú, 198 loài chim, 83 loài lưỡng cư, bị sát, hơn 336 lồi cá và
khoảng 2.152 lồi thực vật, trong đó có nhiều lồi đặc hữu, q hiếm. Tuy nhiên, hiện
nay, nhiều loài ĐVHD đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn buôn bán, vận chuyển, tiêu
thụ trái phép ĐVHD ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do
Quảng Trị là đầu mối giao thơng quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch
của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanma qua 2 cửa khẩu
quốc tế Lao Bảo, La Lay, cùng tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt dãy Trường Sơn.
Do đó, Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển bn bán, vận chuyển trái phép nhiều
lồi ĐVHD trong nội địa, cũng như từ các nước Đông Nam Á sang quốc gia khác.
Trong những năm gần đây, lực lượng chức năng tại Quảng Trị đã phát hiện, bắt
giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép ĐVHD. Theo báo cáo của Chi
cục Kiểm lâm Quảng Trị, từ năm 2012 đến tháng 5/2016, toàn tỉnh đã phát hiện và xử
lý 135 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD, tịch thu 1.599 cá thể
ĐVHD, trong đó có nhiều cá thể là động vật quý hiếm. Các cá thể động vật quý hiếm
như tê tê, rắn hổ mang chúa, rắn ráo trâu, kỳ đà hoa, ba ba, rùa, chồn hương, chồn
vàng... chủ yếu được buôn bán và vận chuyển trái phép trên tuyến quốc lộ 9 từ Lào về
Việt Nam tiêu thụ.
Mặc dù, hành vi vi phạm về ĐVHD quý hiếm đã được quy định trong Luật
ĐDSH năm 2008 và Bộ luật Hình sự, nhưng thực tế, các hành vi xâm hại đến các lồi
ĐVHD diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do lợi nhuận từ
việc săn bắn, buôn bán ĐVHD, cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD

ngày càng lớn nên các đối tượng vẫn bất chấp mua bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD với
nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Trong khi đó, cơng tác quản lý, bảo tồn ĐDSH cịn
3


hạn chế; bộ máy quản lý nhà nước về ĐDSH chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng,
cũng như năng lực chuyên môn; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả, còn chồng
chéo về chức năng quản lý…
2.3. Triển khai các giải pháp ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán ĐVHD
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là bảo vệ
động, thực vật hoang dã quý hiếm, tỉnh Quảng Trị đã triển khai Kế hoạch hành động
ĐDSH tỉnh Quảng Trị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, tỉnh ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện cơng tác bảo vệ rừng nói
chung và bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm nói riêng. Ngày 25/3/2016, UBND tỉnh
đã ban hành Công văn số 955/UBND-NN về tăng cường công tác bảo vệ ĐVHD.
Tỉnh đã thành lập 3 khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên (Đắc Rơng, Hướng Hóa, Cồn
Cỏ) và 2 khu bảo vệ cảnh quan (đường Hồ Chí Minh và Rú Lịnh). Các KBT này đã và
đang phát huy hiệu quả trong cơng tác bảo tồn ĐDSH, góp phần giữ gìn nhiều lồi
động, thực vật q hiếm. Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã phối hợp với chính
quyền địa phương xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn tại chỗ; tổ chức kiểm tra,
kiểm soát trên các tuyến giao thông, điểm mua bán ĐVHD trái phép; xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, quý hiếm và tăng cường quản lý hoạt
động gây nuôi ĐVHD. Đồng thời, phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) ngăn chặn
hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã quý hiếm trên tuyến biên giới từ Lào vào
Việt Nam và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp
nhân dân, nhất là ở miền núi, các khu rừng đặc dụng để người dân tích cực tham gia
bảo vệ động, thực vật; khơng săn bắn, bắt, bẫy các loài ĐVHD quý hiếm. Nhiều chiến
dịch tuyên truyền lưu động trong cộng đồng dân cư, thôn, bản, trường học được tổ
chức, kết hợp với việc phát tờ rơi, tài liệu đến hộ gia đình, yêu cầu các nhà hàng, cơ sở
sản xuất, chế biến ký cam kết không buôn bán, tiêu thụ ĐVHD.

Tuy nhiên, để ngăn chặn và chấm dứt nạn săn bắt, buôn bán ĐVHD tại Quảng
Trị, cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
của các cơ quan chức năng và ủng hộ của người dân. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy
mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, học sinh, sinh viên, nhân dân về
tác động tiêu cực của việc buôn bán bất hợp pháp ĐVHD; Xây dựng quy hoạch bảo
tồn, phát triển các loài ĐVHD phân bố trên địa bàn tỉnh, gắn quy hoạch bảo tồn phát
triển rừng đặc dụng với quy hoạch bảo vệ, tái tạo, phát triển loài động vật, thực vật
nguy cấp, quý hiếm; Triển khai các dự án về bảo vệ, phát triển loài đặc hữu; Tăng
cường nghiên cứu về ĐDSH nói riêng và BVMT nói chung, sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả nguồn tài nguyên. Mặt khác, tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý
4


nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về mua bán, vận chuyển, xuất, nhập khẩu,
gây nuôi, chế biến ĐVHD tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cửa khẩu quốc tế; Xây
dựng những chính sách thiết thực, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
triển kinh tế - xã hội địa phương, gắn lợi ích của người dân vào cơng tác bảo tồn…
Chính quyền địa phương cấp huyện, xã cùng lực lượng kiểm lâm đã tăng cường
quản lý hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; các cơ sở nuôi đều được cấp giấy phép
và được kiểm tra, giám sát thường xuyên; tỉnh cũng đã tạo điều kiện và phối hợp tốt
với các viện, trường, trung tâm để nghiên cứu, bảo tồn động, thực vật hoang dã trên
địa bàn; phối hợp với các tổ chức phi chính phủ như: ENV, WWF, VIETNATURE…
trong nghiên cứu và hỗ trợ công tác bảo tồn. Bằng những nỗ lực của các cấp, các
ngành, địa phương, tình hình vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động, thực vật
nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn đã từng bước được hạn chế, số vụ vi phạm giảm dần
qua từng năm.
Tuy vậy, hiện nay diện tích rừng tự nhiện có xu hướng giảm, nạn bn bán động
vật hoang dã vẫn cịn tiếp diễn khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn diễn ra ở nhiều quốc gia
khác hình thành mạng lưới bn bán động vật hoang dã xuyên biến giới, trong đó
Quảng Trị là một trong số những tuyến đường trung chuyển quan trọng. Mặt khác, lợi

nhuận thu được từ hoạt động buôn bán bất hợp pháp quá lớn nên các đối tượng bất
chấp pháp luật với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khiến cho việc thực thi pháp luật
gặp nhiều khó khăn. Đời sống của một bộ phân dân cư, nhất là vùng núi, vùng gần
rừng cịn thấp, vì lợi ích trước mắt, vơ tình hay cố ý người dân đã trực tiếp tham gia
hoặc tiếp tay cho các hành vi trái phép nói trên.
Điều đáng nói là trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp
động vật hang dã, quý hiếm và các sản phẩm của chúng tiếp tục diễn biến phức tạp.Ý
thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, công tác tuyên truyền, giáo dục ý
thức pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã chưa làm chuyển biến được hành vi,
cho nên tình trạng bn bán và sử dụng sản phẩm từ động, thực vật hoang dã hiện còn
diễn ra tại nhiều nơi. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này vẫn
còn thiếu, chưa đồng bộ, một số văn bản còn chồng chéo gây khó khăn cho các cơ
quan thực thi pháp luật.
Chỉ tính riêng trong năm 2016, toàn tỉnh đã bắt 135 vụ vi phạm với số lượng
1.599 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm. Đơn cử như vụ ngày 14/1/2016 Đội kiểm
lâm cơ động phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) bắt giữ vụ vận chuyển
động vật rừng đối với ơng Nguyễn Văn Hồng trú tại Quảng Bình và bà Hoàng Thị
Luyến trú tại Thừa Thiên Huế. Tang vật gồm 40 cá thể, nhiều loại động vật rùa, cầy, tê
5


tê, don, trọng lượng 86 kg... Để ngăn chặn và chấm dứt vấn nạn săn bắt, mua bán, vận
chuyển trái phép động vật hoang dã, quý hiếm cần có sự vào cuộc của chính quyền địa
phương, các cơ quan chức năng, sự ủng hộ của người dân và toàn xã hội. Đặc biệt là
tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp
của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ, bảo tồn động
thực vật hoang dã, quý hiếm. Ngăn chặn triệt để tình trạng săn bắt, bẫy động vật hoang
dã quý hiếm, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, vận chuyển động vật hoang dã hoặc
sản phẩm của chúng.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ động thực vật hoang dã, quý

hiếm; khắc phục tình trạng chồng chéo, bất cập khó áp dụng; có chế tài nghiêm minh
đủ sức răn đe các hành vi vi phạm. Thay đổi nhận thức và hành vi của người sử dụng
bằng các chiến dịch truyền thông để tuyên truyền giáo dục đến nhiều tầng lớp nhân
dân về việc nói khơng với động vật hoang dã. Tăng cường năng lực cho cơ quan thực
thi pháp luật, triển khai chương trình tập huấn cung cấp các thiết bị cần thiết, xây dựng
và phát triển mạng lưới cung cấp thông tin, lưu giữ số liệu. Tăng cường quản lý chặt
chẽ các hoạt động gây nuôi động vật hoang dã. Ngồi ra cần có sự quan tâm giúp đỡ
của các bộ, ngành trung ương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đơn vị nghiên cứu
về bảo tồn đa dạng sinh học trong việc kiểm sốt bn bán, vận chuyển, tiêu thụ động
vật hoang dã trên địa bàn.
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng tàng trữ, sử dụng và mua bán các loài động vật hoang
dã đang diễn ra ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Các huyện
miền núi Hướng Hóa, Đakrơng (Quảng Trị) có vị trí tiếp giáp với nước bạn Lào nên tình
trạng buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản và động vật hoang dã diễn ra phức tạp.
Thêm vào đó, tình hình tiêu thụ nguồn thực phẩm từ động vật hoang dã hiện đang có
chiều hướng gia tăng nên nguy cơ đe dọa sự biến mất của một số loài động vật hoang dã,
đặc biệt là các loài động vật quý hiếm là rất lớn.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, từ năm 2013- 2015, trên địa bàn
tỉnh đã xử lý 1.405 vụ vi phạm pháp luật về khai thác, mua bán, vận chuyển động, thực
vật rừng. Lực lượng Kiểm lâm đã tịch thu 2.369 kg động vật rừng, trong đó có 953 kg
động vật quý hiếm. Các cá thể động vật quý hiếm như tê tê, rắn hổ mang chúa, rắn ráo
trâu, kỳ đà hoa, ba ba, rùa, chồn hương, chồn vàng... chủ yếu được buôn bán và vận
chuyển trái phép trên tuyến Quốc lộ 9 từ Lào đưa về Việt Nam tiêu thụ. Theo quan niệm
của một số người dân thì sử dụng động vật hoang dã trong tự nhiên tốt cho sức khỏe, có
thể chữa bệnh như: sừng tê giác, ngà voi, mật gấu... Nhu cầu cao cộng với lợi nhuận cao
thu được từ việc buôn bán động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã khiến
6


cho việc chống lại các hoạt động buôn bán phi pháp động vật hoang dã trở nên vơ cùng

khó khăn.
Ơng Lê Văn Quốc, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa cho biết: “Lực
lượng Kiểm lâm mỏng mà địa bàn vùng núi thì rộng lớn khó kiểm sốt nên công tác đấu
tranh với hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã rất phức
tạp”.
Công tác phát hiện và ngăn chặn đối với các vụ mua bán, vận chuyển động vật
hoang dã trái phép còn gặp khơng ít khó khăn, bởi nhiều đối tượng đã sử dụng các hình
thức vận chuyển rất tinh vi nhằm đối phó với lực lượng chức năng. Nhưng với sự vào
cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, công tác bảo vệ động vật hoang dã đạt được
những kết quả tích cực.
Ơng Khổng Trung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị cho biết: “Vì lợi
nhuận cao nên những đối tượng buôn bán động vật hoang dã hoạt động khá ráo riết và
nhiều thủ đoạn tinh vi. Nhưng với chức năng là cơ quan kiểm soát “đầu nguồn”, thời gian
qua lực lượng Kiểm lâm ở các huyện đã phối hợp với các lực lượng như Hải quan, Công
an, Bộ đội Biên phịng và thơng tin từ quần chúng triển khai nhiều biện pháp, kế hoạch
đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyển, bn bán động vật hoang dã trên
địa bàn. Các ngành chức năng đã tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường, nhất
là tuyến Quốc lộ 9, các cửa rừng cũng như tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật cho
người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã, việc vi phạm pháp luật
trong buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã. Nhờ đó, cơng tác kiểm sốt tình trạng
bn bán, vận chuyển động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích
cực”.
Lực lượng Kiểm lâm đã thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường
kiểm tra, kiểm sốt và có biện pháp xử lý đối với các địa điểm thường xuyên diễn ra tình
trạng giết mổ, bn bán động vật hoang dã trên địa bàn. Với sự vào cuộc quyết liệt này đã
từng bước mang lại hiệu quả tích cực, tình hình bn bán, vận chuyển, giết mổ động vật
hoang dã cơ bản được kiểm sốt. Anh Hồng Hữu Đồn, quản lý nhà hàng Khánh
Phương, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa cho biết: “Các cơ quan chức năng thường
đến nhà hàng để kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm, trong đó có kiểm tra việc kinh
doanh, giết mổ động vật hoang dã, đồng thời thông qua công tác kiểm tra các cơ quan

lồng ghép tuyên truyền về ý nghĩa, trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã. Vì thế, mặc dù
có nhiều khách hàng yêu cầu nhưng nhà hàng kiên quyết loại bỏ các thực đơn có thịt động
vật hoang dã”.

7


Để ngăn chặn việc buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã ngoài sự vào cuộc
của các cơ quan chức năng cịn có sự hỗ trợ và nỗ lực khơng nhỏ của các tình nguyện viên
của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) trong công tác vận động, bảo tồn động vật
hoang dã. Tại Quảng Trị, bên cạnh việc tham gia khảo sát các cơ sở, nhà hàng có treo
bảng quảng cáo, từng kinh doanh, bn bán động vật hoang dã nhằm xác minh vi phạm,
thông báo kịp thời với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý các vi phạm xâm hại
động vật hoang dã, các tình nguyện viên cịn tun truyền để các chủ cơ sở này nghiêm
chỉnh chấp hành luật pháp về bảo vệ động vật hoang dã. Các tình nguyện viên ENV đã
chủ động tổ chức các hoạt động như triển lãm tranh, truyền thông tiếp cận với cộng đồng
để nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã.
Bà Nguyễn Thị Đơn, tiểu thương ở thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa cho biết: “Các tình
nguyện viên đã đi tuyên truyền trong dân về việc bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những
người hay đi rừng, những cơ sở buôn bán động vật hoang dã. Nhờ đó mà ý thức của người
dân về bảo vệ động vật hoang dã cũng có sự thay đổi tích cực”.
Bảo vệ động vật hoang dã đang là một vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay. Nếu
tình trạng này khơng được ngăn chặn, Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng sẽ có
nguy cơ mất cân bằng về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở địa phương. Cần có sự
phối hợp tốt hơn nữa giữa các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương và người dân mới
có thể đẩy lùi được loại tội phạm này. Cách bảo tồn động vật hoang dã trong tự nhiên tốt
nhất là mọi người dân không sử dụng thịt và sản phẩm từ động vật hoang dã. Khi cung
không có thì cầu ắt sẽ tự mất đi, tệ nạn buôn bán, săn bắt trái phép động vật hoang dã sẽ bị
đẩy lùi, góp phần bảo vệ những lồi động vật hoang dã quý hiếm, tránh được nguy cơ tiệt
chủng, giúp nguồn đa dạng sinh học tại Quảng Trị được bảo tồn một cách tốt nhất. Muốn

thực hiện việc này, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động để nâng cao ý
thức của người dân trong việc cùng chung sức bảo vệ động vật hoang dã nhằm bảo vệ đa
dạng sinh học, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Nguồn:baoquangtri.vn

8


PHẦN III
GIÃI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
3.1. Giãi pháp cấp Tĩnh
Để ngăn chặn và chấm dứt nạn săn bắt, buôn bán ĐVHD tại Quảng Trị, cần có sự
vào cuộc của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan
chức năng và ủng hộ của người dân. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, học sinh, sinh viên, nhân dân về tác động tiêu
cực của việc buôn bán bất hợp pháp ĐVHD;
Xây dựng quy hoạch bảo tồn, phát triển các loài ĐVHD phân bố trên địa bàn
tỉnh, gắn quy hoạch bảo tồn phát triển rừng đặc dụng với quy hoạch bảo vệ, tái tạo,
phát triển loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; Triển khai các dự án về bảo vệ,
phát triển loài đặc hữu; Tăng cường nghiên cứu về ĐDSH nói riêng và BVMT nói
chung, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên.
Mặt khác, tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm quy định về mua bán, vận chuyển, xuất, nhập khẩu, gây nuôi, chế biến
ĐVHD tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cửa khẩu quốc tế;
Xây dựng những chính sách thiết thực, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa bảo
tồn và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, gắn lợi ích của người dân vào cơng tác
bảo tồn.
3.2. Giãi pháp cấp nhà nước
1). Hồn thiện các chính sách, quy định pháp luật và quản lý dữ liệu để bảo vệ

các loài nguy cấp: Rà sốt, sửa đổi, bổ sung khung pháp lý, chính sách về bảo vệ
động, thực vật hoang dã, tiến tới loại bỏ những bất cập và sự thiếu nhất quán giữa các
văn bản pháp luật; tạo sinh kế bền vững và hướng dẫn, khuyến khích cộng đồng sống
ở các vùng đệm tham gia bảo vệ và bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; Xây dựng và
thực hiện các chương trình bảo tồn loài nguy cấp được ưu tiên bảo vệ; Quản lý các cơ
sở bảo tồn ĐDSH để bảo tồn nguồn gen và phục hồi quần thể các loài nguy cấp; Xây
dựng cơ chế để đảm bảo tài chính cho bảo tồn ĐDSH và bảo tồn các loài.
2). Tăng cường nguồn lực, năng lực cho công tác quản lý và thực thi pháp luật
để bảo tồn hiệu quả tại chỗ và chuyển chỗ các loài nguy cấp: Đẩy mạnh các hoạt động
đào tạo, tập huấn, soạn thảo tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường
năng lực thực thi các quy định pháp luật về quản lý bảo tồn, kỹ năng điều tra và xử lý
tội phạm nghiêm trọng liên quan đến các loài hoang dã; xây dựng cơ chế hợp tác liên
9


ngành, tăng cường trao đổi thơng tin và vai trị tham gia, phối hợp triển khai các hoạt
động bảo tồn và thực thi pháp luật.
3). Xây dựng, mở rộng mối quan hệ đối tác và mở rộng quy mô, thể chế hóa các
chiến dịch thay đổi hành vi, làm giảm nhu cầu tiêu thụ các loài nguy cấp: Tăng cường
quan hệ đối tác (giữa các cơ quan Chính phủ, phi Chính phủ, khối tư nhân, doanh
nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội) để huy động sự phối hợp, tham gia tích cực
của các thành phần trong xã hội nhằm xây dựng nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội
về bảo tồn các loài hoang dã; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
bảo vệ ĐVHD tới cộng đồng, đặc biệt cần công khai thơng tin về các vụ vi phạm về
bảo vệ lồi nguy cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng tính răn đe,
phịng ngừa tội phạm; nghiên cứu, quảng bá các sản phẩm nhằm thay thế các sản phẩm
có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp...
4). Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ về bảo tồn lồi: Nghiên
cứu, chuyên giao công nghệ về cứu hộ, tái thả các loài về tự nhiên, giám định, nhận
dạng loài. Đầu tư bảo tồn sinh cảnh, giám sát, theo dõi các lồi thơng qua tăng cường

áp dụng các cơng cụ tiên tiến.
5). Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn lồi: Huy động các nguồn lực (tài
chính, kỹ thuật và thể chế) nhằm thực thi các hiệp ước, cam kết quốc tế và pháp luật
quốc gia về bảo tồn các lồi hoang dã thơng qua các cơ chế hợp tác khu vực và toàn
cầu./.

10



×