Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của học thuyết pháp trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.49 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


A. Phần Mở Đầu
Kinh tế tồn cầu ln vận động, phát triển và không ngừng thay đổi, nhất là trong
thế kỷ 21. Chu trình tồn cầu hóa là nhu cầu tất yếu và khách quan của sự tặng
trưởng, tạo ra những khó khăn và thách thức khơng nhỏ đến các doanh nghiệp trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc quản lý tốt hay khơng vẫn
ln là đề tài ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng, một người
quản lý tốt cần phải có những yếu tố nào? Áp dụng yếu tố truyền thống hay yếu tố
hiện đại? Quá trình hình thành và phát triển các học thuyết quản lý đã trải qua hàng
nghìn năm, là những tích lũy của quá khứ dành cho tương lai phát triển. Đặc biệt là
các học thuyết quản lý của phương Đông – phong thái quản lý vô cùng gần gũi với
Việt Nam, vẫn đứng vững trong thời đại 4.0 hiện nay. Nổi bật nhất là phương pháp
cai trị bằng luật pháp trong Pháp trị.
Pháp trị là một nội dung trọng điểm của Pháp gia, là lý luận về quản lý có ảnh
hưởng sâu sắc trong xã hội từ thời cổ đại đến nay, không chỉ ớ Trung Hoa - nơi nó
sinh ra - mà cịn ở cả một số nước khác trong khu vực. Là một quốc gia có chung
đường biên giới với Trung Hoa, Việt Nam không thể không chịu sự ảnh hưởng. Từ
khi du nhập cho đến nay, Pháp trị đã có những bước thăng trầm biến đổi, từ chỗ bị
phản kháng mãnh liệt trong đời sống cộng đồng dân cư người Việt ngay buổi ban
đầu, tuy nhiên đã dần dần chiếm lĩnh, dần dần khẳng định vị trí của mình từ trong
đời sống nhân dân làng xã, cho đến các triều đại phong kiến của Việt Nam. Ngày
nay, trước những biến đổi lớn lao của xã hội, Pháp trị khơng cịn độc tơn là một
cơng cụ cai trị, quản lý xã hội, song nó vẫn chứa đựng những giá trị bền vững cần
được áp dụng và sáng tạo thêm trong cuộc sống thực tế.
Người viết chọn đề tài “Hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của học thuyết Pháp
trị” nhằm mục đích giới thiệu, giải thích về học thuyết quản lý Pháp trị.
2



B. Phần Nội Dung
1. Hoàn cảnh ra đời
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nhắc đến nhiều nhất là thời kỳ Xuân
Thu (770-403 TCN) và thời kỳ Chiến Quốc (551-479 TCN). So với Xuân Thu thì
Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn về chính trị nhưng kinh tế lại phát triển. Trong thời
Xuân Thu, công cụ sản xuất và khí giới chủ yếu được làm bằng đồng. Sắt bắt đầu
được dùng ở cuối thời kỳ này và thơng dụng vào thời Chiến Quốc, vì thế việc thúc
đẩy, mở rộng canh tác nông nghiệp ngày càng phát triển. Chế độ chính trị - xã hội
của các nhà nước phong kiến thời Chiến Quốc đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Ngơi vua
của nhà Chu chỉ cịn trên danh nghĩa. Các nước chư hầu thơn tính lẫn nhau, tranh
đua nhau xưng bá, nhưng mạnh nhất là các nhà Tần, Sở, Tề, Giai. Các cấp quý tộc
cũ lần lượt tan rã, mất đi thực quyền, những người khai phá được vùng đất mới,
những thương nhân giàu có mua đất và trở thành địa chủ sống như tầng lớp quý tộc.
Một số người thuộc tầng lớp tri thức ra làm chính trị và được vua phong cho các
chức danh lớn trong triều đình.
Trong thời Chiến Quốc, vua chúa đã nhận thấy tư tưởng Đức Trị, dùng nhân nghĩa
để cai trị của Khổng Tử mất rất lâu để có kết quả. Vì vậy mà họ dùng Thuật (kỹ
thuật và tâm thuật – thủ đoạn) để làm phương pháp cai trị mới. Đây cũng là thời kỳ
đạo đức xã hội suy đồi, người người tìm đủ cách để tranh lợi. Quan lại tham nhũng,
chiến tranh kéo dài làm nhân dân trở nên đói khổ, cùng cực. Trước tình cảnh như
vậy, tầng lớp quy tộc và tầng lớp tri thức có sự chia rẽ lớn về tư tưởng. Một số
người muốn khôi phục “Nhân - Nghĩa”, một số người cố gắng đề ra các tư tưởng
mới để cải cách. Họ phê phán, đả kích lẫn nhau. Chính trong q trình tranh luận
áy, sản sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành các hệ thống triết học, mở đầu cho
nền triết học Trung Hoa. Trong đó, tư tưởng pháp trị đã được hình thành từ khá

3


sớm và trải qua nhiều quá trình phát triển nhưng phải đến thời của Hàn Phi, học

thuyết Pháp trị mới được hoàn thiện, thống nhất và phát triển lên một tầm cao mới.
Hàn Phi (280 – 233 TCN) vốn là dịng dõi q tộc nước Hàn. Ơng nhận thức khá
sâu sắc về quan hệ vua tôi cũng như là vấn đề trị nước. Ơng theo học Tn Tử
nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Nếu Tuân Tử chú trọng về lễ nghĩa thì
Hàn Phi chú trọng về pháp chế và quyền thuật, một con đường trái ngược hoàn
toàn với Nho giáo. Trước Hàn Phi có Thận Đáo đề cao “thế”, Thân Bất Hại đề cao
“thuật” và Thương Ưởng đề cao “Pháp”. Hàn Phi đã tiếp thu những tư tưởng cũ,
phát triển và hoàn thành đường lối trị nước : hành pháp – chấp thuật – thị thế, viết
thành sách 55 thiên, gọi là “Hàn Phi Tử”. Học thuyết “Pháp Trị” của ông cũng được
bày ra rất cụ thể trong đó, và trở thành học thuyết chính trị quan trọng nhất của
chính trị học Trung Hoa.
2. Nội dung thuyết Pháp Trị
Trên cơ sở các luận điểm triết học về bản thể luận, về con người, Hàn Phi đã đề ra
học thuyết “Pháp trị” để nhấn mạnh sự cần thiết của việc dùng pháp luật cai trị xã
hội. Hàn Phi cho rằng muốn thu phục được thiên hạ, điều quan trọng nhất là cần có
sức mạnh đủ để áp đảo về kinh tế lẫn quân sự, chứ không phải cổ động “nhân –
nghĩa – lễ - trí – tín…”. Một vị vua muốn có sức mạnh để tập trung mọi quyền lực
vào tay mình thì vị vua đó phải dùng pháp trị. Trong pháp trị có 3 yếu tố chính là :
Thế, Thuật và Pháp. Trong đó, Thế là cơng cụ, là phương tiện tạo nên sức mạnh;
Thuật là phương pháp, cách thức để thực hiện các nội dung trong chính sách cai trị;
Pháp là sự quy định luật lệ được viết thành một văn bản quốc gia. Cả ba yếu tố trên
đều là công cụ cai trị của các bậc đế vương.
2.1.

Yếu tố “Thế” trong Pháp trị

4


Hàn Phi cho rằng vua phải có thế, phải biết dựa vào thế của mình mà ra lệnh, bc

dân quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. “Thế” ở đây không liên quan đến các giá
trị đạo đức hay tài trí của con người mà “Thế” ở đây nghĩa là là sự cưỡng chế của
quyền lực tối cao . “Nho giáo đặt tài đức lên trên địa vị và uy quyền, phải có tài
đức đến một mức nào đó mới xứng đáng với địa vị để tránh làm hại dân. Ngược
lại, Hàn Phi đặt địa vị, quyền thế lên trên tài đức, miễn là tài đức trung bình mà có
quyền thế trị nước được rồi.”1
Trong yếu tố “Thế”, Hàn Phi chủ trương :
+ Tất cả quyền hành, bao gồm cả lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều được tập
trung vào vua.
+ Mọi người phải tơn kính, tn theo mọi mệnh lệnh của vua, tuy nhiên nếu vua
muốn nhường ngơi cho thì không được nhận.
+ Tất cả quyền thưởng phạt đều nằm trong tay vua. Chính sách thưởng phạt là
phương tiện cơ bản nhất để nhà vua có thể cai trị dân, từ đó mới có thể giữ được
“Thế” của mình.
Bên cạnh đó, Hàn Phi cũng cho rằng cách thưởng phạt là nguyên nhân dẫn đến sự
thịnh trị hay loạn lạc của một quốc gia. Dưới đây là một số nguyên tắc thưởng phạt
của ơng :
+ Thưởng thì phải “tín”, phạt thì phải “tất” . Một khi đã thưởng, thì phải thưởng
hậu hĩnh, cũng như đã phạt thì phải phạt thật nặng. Vì Hàn Phi cho rằng, bản chất
con người hành động vì lợi ích của bản thân và hình phạt nặng để cho dân thấy phạt
nặng mà tránh, không phạm tội đó nữa. Ngồi ra, thưởng phạt phải theo đúng phép
nước, phải cơng bằng, có sự rõ ràng giữa chuyện cơng và chuyện tư; không phân

1 [1,tr.70]

5


biêt giai cấp quý tộc hay dân thường, làm tốt sẽ được trọng thưởng, làm sai thì sẽ
phải chịu phạt.

+ Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt. Như đã đề cập ở trên, chính sách thưởng
phạt là phương tiện cơ bản nhất để nhà vua có thể cai trị dân, từ đó mới có thể giữ
được “Thế” của mình. Nếu vua bỏ một trong hai quyền đó sẽ dễ bị bề tôi chế ngự.
2.2.

Yếu tố “Pháp” trong Pháp trị

Trong tư tưởng Trung Hoa cổ đại thì “Pháp” là phạm trù triết học được hiểu theo
hai nghĩa, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “Pháp” là thể chế quốc gia, là chế độ chính
trị của một đất nước, cịn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Pháp” là những điều luật hay luật
lệ mang tính ngun tắc và khn mẫu, kế thừa và phát triển lý luận pháp trị của
những pháp gia đời trước. Hàn Phi so sánh pháp luật với dây mực, cái quy, cái
củ… là những đồ vật dùng để làm tiêu chuẩn để có thể phân biệt phải trái, đúng sai.
Pháp luật là điều kiện để điều khiển hảnh vi của mỗi con người trong xã hội, tuy
nhiên “Pháp không tách rời khỏi Thế và Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng ba
chân.”.2 Hàn Phi cho rằng vua có quyền lập pháp nhưng phải theo những nguyên
tắc sau :
+ Pháp luật phải kịp thời. Phải thay đổi pháp luật sao cho phù hợp với từng thời,
thời sau không thể dùng chung một bộ luật với thời trước.
+ Pháp luật phải soạn thảo sao cho dân dễ biết, dễ thi hành.
+ Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu, thiểu số. Chủ trương của Pháp gia là
tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng bàn đến giai cấp hay các
mối quan hệ.

2 [1-tr.72]

6


+ Pháp luật phải có tính chất phổ biến. Sau khi soạn thảo phải công khai pháp luật

và truyền đạt với tất cả mọi người, tránh trường hợp người dân viện cớ là không rõ
luật pháp mà phạm tội. Hàn Phi cũng yêu cầu các quan muốn dạy dân thì phải biết
dùng đến luật pháp, và cũng chính các quan là người truyền bá luật pháp tới dân.
2.3.

Yếu tố “Thuật” trong Pháp trị

Nếu các nhà Nho nói nhiều đến chuyện tâm và đức của giai cấp thống trị thì các
Pháp gia lại nhấn mạnh đến kỹ thuật để cai trị. Công việc của một vị vua rất nhiều
nên vua phải biết giao việc cai trị người dân cho các quan, còn bản thân vua cai trị
trực tiếp các quan lại. Chữ “Thuật” ở đây có hai nghĩa, một là kỹ thuật và hai là tâm
thuật. Kỹ thuật là những cách thức, những biện pháp để tuyển chọn, sử dụng và
kiểm tra khả năng của các quan. Tâm thuật là những mưu mô, thủ đoạn được dùng
để chế ngực quần thần, không để cho họ biết được tất cả những suy nghĩ, những
tình cảm chân thực nhất của mình.
Trong kỹ thuật bao gồm 2 nội dung chính như sau :
+ Trừ gian
Trừ gian là những thuật để loại bỏ tất cả bọn gian thần. Quan niệm của Hàn Phi về
bản chất của con người là ham lợi, tất cả hành động đều là vì lợi ích của bản thân.
Vậy nên địa vị cũng như là quyền lực tối cao của nhà vua luôn là mục tiêu để lợi
dụng, để giành giật của nhiều người. Cũng theo Hàn Phi, có tất cả tám loại gian
thần và được chia làm hai hạng người là kẻ thân thích của nhà vua và tất cả các
quan lại trong triều. Cả hai hạng người đều đánh vào mặt tình cảm, vào những dục
vọng và cả những yếu điểm của nhà vua để có thể tự do hành động ngang ngược,
họ còn ngầm ngăn cản, hãm hại nhưng bề tơi một lịng trung thành với vua.
Các bề tơi trung thành với nhà vua có lịng muốn giết gian thần nhưng nếu nhà vua
lại muốn che chở cho chúng, thành ra nhưng kẻ gian thần càng được nước lấn tới,
7



mặc sức tung hồnh bóc lột của dân, chia bè kéo cánh để che mắt nhà vua để dễ
dàng hành động. Hàn Phi đưa ra nhiều thuật ngữ, đầu tiên là “cáo gian” – nhận biết
được ai là kẻ gian thần trong nhiều. Ví dụ, khi có một sự việc xảy ra trong triều,
nhà vua nên xem xét đằng sau sự việc đó, ai mới là kẻ được lợi nhiều nhất.
Hàn Phi cũng chia những người ham tự lợi mà có địa vị cao ra làm từng loại khác
nhau để dễ xử lý. Trong trường hợp nếu là người hiền, có thể bắt gia quyến của họ
làm con tin. Nếu là kẻ tham lam thì có thể dùng tiền của để mua chuộc, tránh
trường hợp họ tạo phản. Còn nếu trong trường hợp những kẻ gian tà thì phải dùng
những hình phạt thật nặng, để cho họ sợ, biết đường mà lui, cũng như là cảnh cáo,
răn đe các quan lại trong triều, quan ở các địa phương nhỏ lẻ và những quý tộc.
Trong trường hợp những gian thần không biết điều, khơng sợ những hình phạt
nặng, nhà vua nên loại trừ họ. Nếu vua không muốn tổn thương đến danh tiếng của
mình thì có thể đầu độc hoặc liên kết, mượn tay kẻ thù của họ để loại trừ. Nói
chung, cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là khơng dùng những người không nên
dùng để đỡ tốn công sức và thời gian đề phòng họ.
+ Dùng người
Theo Pháp gia, nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là muốn đánh giá con
người hay sự vật thì phải xem xét những việc đã làm và tên gọi của công việc của
phù hợp hay không. Trong Thiên Nạn Nhi, Hàn Phi đã viết :“ Dùng quy tắc hình
danh hợp nhau mà thu phục bề tơi thì khơng nghe được lời giới thiệu của người
khác mà phải đích danh xét xem người mình muốn dùng có xứng đáng khơng vì
người giới thiệu có thể vì tình riêng, vì tư lợi, vì muốn kéo bè đảng mà đề cử hạng
bất tài, vô đức. Mà trong đời, kẻ có tài chưa nhất định có tài, cho nên việc bổ
nhiệm người, nếu khơng có thuật thì sẽ bạ.” Theo lời của Hàn Phi, “hình” là những
việc một người đã làm, “danh” nghĩa là tên gọi của cơng việc. Ơng nhấn mạnh việc
dùng người phải thật cẩn trọng. Muốn dùng người phải có nghe bề tơi nói, phải
8


đích thân khảo sát nhiều khía cạnh để xem lịng dạ của bề tơi, xem lời nói của bề tơi

có đúng thực không, sau cùng là giao chức để kiểm tra năng lực thực tế của họ.
Mỗi việc đều có những kỹ thuật tỉ mỉ nhằm hướng tới mục đích đạt được hiệu quả
quản lý cao. Trong việc giao chức vụ, phải bắt đầu từ cấp nhỏ nhất rồi từ từ thăng
hạng theo năng lực, không vượt chức, nếu không sẽ rất dễ loạn. Khơng có trường
hợp kiêm nhiệm chức vụ, tất cả mọi việc đều phải được phân công rõ ràng, mỗi
người một chức vụ để họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về chức vụ đó. Khi giao việc
cho cá nhận nào đó, khơng can dự hay theo dõi cách thức làm việc của họ,chỉ kiểm
tra kết quả cuối cùng.
Bên cạnh những thuật trừ gian hay thuật dùng người của kỹ thuật, cịn có thuật vơ
vi của tâm thuật. Trong Nho đạo, Khổng Tử cho rằng “vô vi” là khi nhà vua có tài
có đức, biết làm gương thì dân sẽ tự giác noi theo, Lão Tử lại cho rằng “vô vi” là
mong các vua chúa để cho dân sống tự do, được sống với bản chất tự nhiên của
mình. Hàn Phi đã kế thừa tư tưởng của Nho đạo và biến nó thành thuật cai trị của
nhà vua dành cho quan lại. “Vô vi” theo quan niệm của Hàn Phi giữ nguyên sự điều
hành, nhưng chỉ tập trung vào quan lại – đối tượng gần sát với vua nhất, chứ khơng
dùng để trị dân. Ngồi ra, cịn phải bắt quan lại làm việc hết khả năng của mình,
nhưng vua chỉ cần thưởng phạt công bằng và phải nghiêm khắc chứ không cần chỉ
điểm từng công việc cụ thể.
3. Ý nghĩa của thuyết Pháp trị
Học thuyết của Hàn Phi được trình bày trên cơ sở tổng kết ba khuynh hướng tư
tưởng của Pháp trị, được xây dựng bằng dữ liệu lịch sử của Nho giáo, trở thành một
hệ thống tư tưởng chặt chẽ, có nội dung phong phú và sức hút lớn. Ơng đã góp
phần làm học thuyết quản lý Pháp trị hoàn chỉnh hơn và lên một tầm cao mới.
Đồng thời vượt qua tư tưởng của các đại biểu pháp gia và của các nhà tư tưởng
thuộc các trường phái khác. Pháp trị trở thành hệ thống tư tưởng của chế độ phong
9


kiến Trung Hoa hàng nghìn năm và lúc đó đã trở thành giải pháp thiết thực và phù
hợp nhất của Trung Hoa cổ đại.

Để quản lý được xã hội và đưa các chính sách vào cuộc sống, các nhà nước đều sử
dụng pháp luật như một công cụ hữu dũng. Học thuyết Pháp trị có ý nghĩa khách
quan bởi nó có thể chỉ ra phương pháp giúp bộ máy nhà nước vận hành một cách
thuận lợi, trong điều kiện xã hội cịn tồn tại giai cấp thì bất cứ quốc gia nào cũng
phải dùng đến Pháp trị. Sự tồn tại của nhà nước cùng với Pháp trị là tất yếu. Khơng
có Pháp trị thì mọi quan hệ xã hội sẽ khơng duy trì được trật tự, kỷ cương. Lịch sử
đã cho thấy, trong thời gian đầu mỗi khi một triểu đại mới được lập nên, để nhanh
chóng thiết lập được trật tự xã hội, pháp luật thường được xem như công cụ hàng
đầu. Quan điểm trị nước bằng luật pháp của Pháp trị là đúng đắn vì nó đã phù hợp
với thực tế lịch sử và các Pháp gia, đặc biệt là Hàn Phi đã cung cấp cho giai cấp
thống trị một phương pháp cai trị hiệu quả.
Pháp luật là cái bảo đảm cho sự bình yên của quốc gia: tình trạng vơ chính phủ sẽ
đem lại biết bao tai họa, đưa một quốc gia tới chỗ diệt vong. Chỉ có pháp luật mới
thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất. Sau Hàn Phi hơn 2000 năm, chủ
nghĩa thực chứng pháp lý phương Tây đã khẳng định giá trị nền tảng của nó khi
cho rằng, nếu pháp luật được xác định bởi sự tồn tại của nhà nước và nhà nước
được xác định bởi sự tồn tại của một trật tự pháp định thì mọi nhà nước đều phải
được điều hành theo chế độ pháp trị, bất luận nội dung thực chất của chuẩn mực
pháp lý ra sao. Điều đó cho thấy, nhận thức của Hàn Phi Tử về quản lý xã hội là
phù hợp với yêu cầu khách quan của cuộc sống và xu hướng tiến bộ, văn minh của
lịch sử. Tư duy của ông đã vượt xa những người cùng thời và để lại cho chúng ta
nhiều suy nghĩ về vai trò, giá trị của pháp luật trong đời sống hôm nay.

10


Kết Luận
Triết học Trung Hoa có truyền thống lịch sử lâu dài, được hình thành từ cuối thiên
niên kỷ thứ II trước Công Nguyên. Truyền thống triết học này được tiếp tục phát
triển trong giai đoạn Xuân Thu – Chiến Quốc, đây là hai thời kỳ mà xã hội Trung

Hoa cổ đại có nhiều thay đổi về kinh tế, chính trị và xã hội. Những thay đổi đó gắn
liền với sự suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời của chế độ phong kiến ở
Trung Hoa thời kỳ cổ đại. Chính trong điều kiện lịch sử đó, một loạt các trường
phái triết học đã nảy sinh, đặc biệt là Pháp gia với những tư tưởng mang dấu ấn rất
riêng trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại.
Nếu như các nhà Nho chủ trương Đức trị hay Nhân trị , hay Mặc gia chủ trương trị
nước bằng chủ nghĩa kiêm ái, thượng đồng thì Pháp gia lại chủ trương phải dùng
luật pháp chặt chẽ, thưởng phạt nghiêm minh làm phép trị nước.
Tư tưởng pháp trị đã có q trình hình thành và phát triển lâu dài. Trước khi Hàn
Phi hợp nhất “Thế”, “Pháp” và “Thuật” thành một học thuyết duy nhất, những nội
dung này đã đượ Thận Đáo, Thân Bất Hại và Thương Ưởng bàn đến rất nhiều. Hàn
Phi đã khắc phục được những hạn chế của sự tách rời 3 học thuyết Thế - Pháp –
Thuật và hoàn thiện học thuyết Pháp trị thành một hệ thống chặt chẽ và có hiệu quả
thực tiễn cao, giữa vai trị lịch sử vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp thống nhất
nhà nước Trung Hoa cổ đại. Hàn Phi là người thực tế, có phần say mê quyền lực,
lý trí cứng rắn và lạnh lùng nhưng ông cũng là một con người yêu nước, một con
người có trí tuệ un bác, ghét mọi sự gian dối và dám hy sinh vì tổ quốc của mình.
Nội dung trong học thuyết Pháp trị được xem là công cụ hữu hiệu trong phép trị
nước, cần được nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc, vận dụng và sáng tạo phù hợp với
thực tiễn của xã hội.
Hết
11


Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

1. PTS. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996) - Các Học
Thuyết Quản Lý. NXB Chính Trị Quốc Gia.
2. Đỗ Đức Minh (2015) - Sự hình thành, phát triển của học thuyết pháp trị
Trung Hoa cổ đại và ý nghĩa đối với cơng tác lý luận hơm nay. Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (tr.88-95)

12



×