Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Mua bán sáp nhập doanh nghiệp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.92 KB, 2 trang )

Mua bán, sáp nhập DN: Chưa có trường hợp thâu tóm để
thống lĩnh thị trường

Đây là thông tin được bà Bùi Thanh Ngà, Phó trưởng ban Pháp chế UBCKNN đưa
ra bên lề hội thảo "Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị
trường chứng khoán" do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương tổ chức sáng
nay.
Bà Ngà cho biết thực tế thời gian qua Cục Quản lý cạnh tranh và UBCKNN vẫn chưa có
sự phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường chứng
khoán. Chúng tôi mới chỉ có biện pháp giám sát thông qua 2 luật là Luật Cạnh tranh và
Luật Chứng khoán.

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta như thế nào, thưa bà?

Hoạt động tập trung kinh tế, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ở nước ta đã có và
có xu hướng tăng thời gian gần đây dù chưa phải là nhiều so với các nước trên thế giới. Ở
Việt Nam cũng chưa có trường hợp thâu tóm để thống lĩnh thị trường như ở các nước.

Thực tế việc kiểm soát hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán ở nước ta chưa thực
mạnh mẽ, chúng ta mới chỉ đưa ra để chuẩn bị về vấn đề này.

Vừa rồi, chúng tôi cũng mới chỉ có kiểm soát về vấn đề giao dịch nội bộ, giao dịch của cổ
đông lớn. Chánh Thanh tra UBCKNN cũng đã có công bố tên tuổi của một số cổ đông
lớn vi phạm giao dịch nội bộ của cổ đông lớn mà không báo cáo theo Thông tư 38 của Bộ
Tài chính.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, M&A từ 30- 50% thị phần của doanh nghiệp trở lên
thì phải báo cáo Cục Quản lý cạnh tranh, UBCKNN có thông tin gì về vấn đề này và đã
phát hiện trường hợp không báo cáo để liên kết độc quyền chưa?



Chưa có trường hợp báo nào cả. Hiện nay, chúng tôi cũng chưa phát hiện sai phạm liên
quan đến vấn đề này. Chúng tôi mới chỉ phát hiện sai phạm giao dịch nội bộ của cổ đông
lớn mà không công bố cho UBCK.

Nhiều DN nước ngoài rất quan tâm đến Việt Nam, làm thế nào để kiểm soát được doanh
nghiệp nước ngoài để họ không thâu tóm được doanh nghiệp nội?


Để kiểm soát việc các doanh nghiệp nước ngoài mua bán và thâu tóm doanh nghiệp nội,
UBCK cũng đã đưa ra có quy định trong Luật Chứng khoán trên cơ sở tham khảo Luật
Chứng khoán của các nước và từ các tổ chức tư vấn của nước ngoài ở Việt Nam.

Điều 32 của Luật Chứng khoán cũng đã quy định cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó,
Nghị định 14 cũng có quy định về niêm yết chéo để kiểm soát hoạt động cũng như tỉ lệ
nắm giữ của các cổ đông lớn khi tham gia trên thị trường chứng khoán phải có báo cáo
thường xuyên. Thời gian vừa qua, UBCK cũng đã phải nhắc nhở một số cổ đông lớn của
các doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo về việc này.

Ngoài ra, Thông tư 18 cũng có quy định chặt chẽ về việc giao dịch cổ phiếu của các cổ
đông lớn khi mua bán cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đấy là kiểm soát đối với thị trường chính thức, còn việc kiểm soát đối với những “kênh”
khác thì thế nào?

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới phát triển và số vụ tập trung kinh tế cũng chưa
nhiều nên chúng tôi cũng mới đang xới lên. Thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp kiểm soát
chặt chẽ hơn ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Đang có thông tin về việc UBCKNN đang soạn thảo đề án sửa đổi Luật Chứng khoán
hiện hành? Bà có thể cho biết rõ hơn về thông tin này? Có sự sửa đổi lớn nào trong Luật

mới hay không?

Quy định pháp lý hiện hành là phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Tuy nhiên, theo
quy định của Chính phủ, đến năm 2009 chúng tôi sẽ phải hoàn tất và trình Quốc hội Luật
Chứng khoán sửa đổi.

Chúng tôi cũng đang trong quá trình soạn thảo, làm đề án sửa đổi thêm một số vấn đề do
thị trường thời gian gần đây có những số yếu tố phát sinh. Những yếu tố phát sinh dẫn
đến sự sửa đổi trong luật này do các ban của UBCKNN soạn, tổng hợp và trình nên trên
nên chưa thể nói trước một cách cụ thể về những yếu tố phát sinh này.

Trong thời gian gần đây liên tiếp các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán bị
phát hiện và xử phạt. Tuy nhiên nhiều người cho rằng mức phạt quá nhẹ nên không có
tác dụng răn đe?

Theo Pháp lệnh năm 2002 của Quốc hội quy định mức phạt cao nhất trong vi phạm của
lĩnh vực chứng khoán là 70 triệu đồng. Mức phạt này là nhẹ, chính vì vậy Bộ Tư pháp
đang sửa đổi lại Pháp lệnh này và có thể chúng tôi đề nghị tăng mức xử phạt về vi phạm
trong lĩnh vực chứng khoán.

×