Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đề án NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đạo đức học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở PHÚ hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.39 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Vang, ngày 20 tháng 8 năm 2020
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
TRƯỜNG THCS PHÚ HẢI
I. Căn cứ xây dựng đề án
Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015
Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 về “Tăng cường giáo dục đạo đức,
lối sống cho học sinh, sinh viên”.
II. Sự cần thiết xây dựng đề án
Trong điều kiện đời sống hiện nay, xã hội có những bước chuyển biến
khơng ngừng, sâu rộng và to lớn về mọi mặt. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt trái
của nó, mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động đến tư tưởng và lối sống
của một bộ phận dân cư, trong đó số lượng thanh thiếu niên là rất lớn, các tệ nạn
xã hội đang ngày càng xâm nhập mạnh vào học đường nhất là các vùng nông
thôn. Vấn đề đặt ra là phải giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện, đặc biệt là
tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những vấn đề nhân văn, rèn luyện các kỹ
năng sống ... Đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên, học sinh sinh viên. Trong
những năm học qua ở trường THCS Phú Hải đã xác định giáo dục đạo đức, rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng
và tổ chức trong nhà trường. Với tư cách là một cán bộ quản lý trong tương lai
tôi đã xác định công việc và thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức, rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy tơi chọn đề
án: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Phú Hải”
III. Mục tiêu của đề án
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường
trong việc quản lý giáo dục đạo đức của học sinh.


- Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường giáo dục đạo
đức cho học sinh.
- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Phát huy vai trị của Đồn thanh niên trong giáo dục đạo đức cho học
sinh.
- Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh.
- Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã
hội trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh.


- Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo
đức học sinh.
IV. Nội dung đề án
4.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
- Trường THCS Phú Hải nằm trên địa bàn xã Phú Hải. Đây là một xã vùng
biển kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông
và đánh bắt thủy sản. Tuy kinh tế và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng sự
nhận thức về việc cho con em đi học của phụ huynh ở đây là rất cao, hầu hết các
bậc phụ huynh đều tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu đi học. Đó cũng là một
điều kiện thuận lợi cho trường chúng tôi.
- Trường THCS Phú Hải được thành lập theo nghị quyết số 377TCCB
ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Sở Giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế trên cơ
sở tách ra từ trường PTCS Phú Thuận, từ đó đến nay, trường đã có nhiều đóng
góp cho sự hát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong nhiều năm qua đơn vị
đã được UBND Huyện Phú Vang khen thưởng tập thể Lao động tiên tiến. Nhưng
nhờ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên những khó khăn của nhà trường
cũng dần dần được khắc phục tiến tới ngày càng ổn định hơn. Hiện nay nhà
trường có 12 lớp với 431 học sinh. Tồn trường có 32 CBCNV, nhà trường có
một Chi bộ Đảng với 12 Đảng viên.
- BGH nhà trường gồm có 2 đồng chí, đội ngũ CBCNV trong nhà trường

đều có trình độ phần lớn đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn giáo viên của nhà
trường là giáo viên trẻ nên nhiệt tình, năng nổ, đồn kết.
- Về phía học sinh: Học sinh của nhà trường là con em sống ở vùng nông
thôn nên đa số các em đều ngoan hiền, vâng lời thầy cơ, chịu khó học tập.
Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận học sinh có sự suy giảm về đạo đức
như: vô lễ với thầy cô, với người lớn, đánh lộn, uống rượu, hút thuốc...
4.2. Hoạt động và phương pháp
4.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà
trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức của học sinh.
- Hoạt động 4.2.1.1: Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào tình
hình đặc điểm của nhà trường lên kế hoạch cụ thể. Trực tiếp truyền đạt các văn
bản của Đảng, của Nhà nước, của ngành tới CBQL, GV, HS và phụ huynh và
yêu cầu GV, HS viết và ký cam kết vào đầu năm. Trực tiếp kiểm tra, nắm tình
hình triển khai thực hiện kế hoạch của các bộ phận để đánh giá, rút kinh nghiệm
trong toàn trường.
- Hoạt động 4.2.1.2: Ban chấp hành Cơng đồn, Ban chấp hành Đồn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ trưởng, GVCN căn cứ vào kế hoạch
của nhà trường xâydựng kế hoạch thực hiện của đơn vị, tổ chức mình phụ trách
một cách chi tiết. Làm cho các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trị, trách
nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh. Giúp


cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành
một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
4.2.2. Xây dựng mơi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường giáo dục
đạo đức cho học sinh.
- Hoạt động 4.2.2: Lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên, phụ huynh, học sinh xây dựng và giữ gìn cảnh quan sư phạm, mơi trường
giáo dục xanh-sạch-sáng, thân thiện theo các tiêu chí của “ Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng và củng cố khối đồn kết nhất trí trong tập

thể sư phạm, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, lịng
nhân ái, tình thương u con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm,
tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ học sinh.
4.2.3.Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh.
- Hoạt động 4.2.3.1: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, họp cán bộ cốt cán
để thảo luận, góp ý và phổ biến cho các đơn vị và các lớp thực hiện.
- Hoạt động 4.2.3.2: Thông qua giờ chào cờ đầu tuần Ban Giám hiệu nhận
xét, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện
tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những tồn
tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.
- Hoạt động 4.2.3.3: Thông qua các giờ học ở lớp tổ chức cho học sinh
làm các bài kiểm tra nhận thức để đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng và rèn
luyện của các em.
- Hoạt động 4.2.3.4: Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sau mỗi
buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở
các tập thể, cá nhân làm chưa tốt.
4.2.4.Phát huy vai trị của Đồn thanh niên, Liên đội trong giáo dục đạo
đức cho học sinh.
- Hoạt động 4.2.4.1: Chi đoàn, Liên đội trường xây dựng kế hoạch hoạt
động tổng thể của từng hoạt động trong cả năm học, báo cáo với chi bộ Đảng
nhà trường và Huyện đoàn để được phê duyệt thực hiện. Họp Ban chấp hành để
thống nhất kế hoạch, phân công cụ thể từng phần việc cho từng cá nhân phụ
trách; tổng hợp kết quả, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen
thưởng, phê bình, nhắc nhở một cách kịp thời…
- Hoạt động 4.2.4.2: Chi đoàn, Liên đội tổ chức các buổi hoạt động ngoại
khóa như: Rung chng vàng, Đố vui để học , Vẽ tranh chú Bộ đội cụ Hồ, tìm
hiểu về luật giao thơng… vào các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3, 19/5 …
4.2.5.Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh.

- Hoạt động 4.2.5.1: Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự
phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ. Phát động học sinh toàn trường tự giác bỏ


phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa
được phát hiện. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy
định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ
và năm học.
4.2.6. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Hoạt động 4.2.6.1: Kế hoạch của nhà trường được triển khai rộng rãi để
tranh thủ sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục ngay từ đầu năm học. Đặc
biệt là trong kỳ họp phụ huynh đầu năm, mọi kế hoạch của nhà trường phải được
triển khai chi tiết đến toàn thể phụ huynh. Mời quý vị đại diện hội cha mẹ học
sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường.
- Hoạt động 4.2.6.2: Ký kết liên tịch với công an địa phương trong việc
quản lý việc thực hiện nề nếp và pháp luật của học sinh. Thông báo về địa
phương những học sinh cá biệt vi phạm đạo đức, phối hợp với địa phương, gia
đình cùng giáo dục. Phối kết hợp với công an ngăn chặn những hành vi vi phạm
đạo đức và pháp luật của học sinh. Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại các địa
bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên
về thực tế phối hợp thực hiện.
4.2.7 Nâng cao vai trị của giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác giáo dục
đạo đức học sinh.
- Hoạt động 4.2.7.1: Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường lựa chọn
phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trước khi phân công công tác chuyên
môn. GVCN được chọn phải đáp ứng được các tiêu chí như có lập trường tư
tưởng vững vàng, có phẩm chất chính trị, có đạo đức tốt, lối sống giản dị, u
nghề, chun mơn tốt, có uy tín, có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, có
tinh thần trách nhiệm cao, biết yêu thương và tôn trọng học sinh…Xây dựng các

tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho giáo viên chủ nhiệm phấn
đấu.
- Hoạt động 4.2.7.2: Tổ chức các hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề
như: công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục
học sinh cá biệt… để các giáo viên chủ nhiệm cùng bàn bạc, rút kinh nghiệm và
tìm ra các phương pháp phù hợp…
4.3. Kết quả mong đợi và tác động
- Khi áp dụng đề án này thì tồn bộ 431 học sinh của toàn trường hưởng
lợi trực tiếp và quý vị cha mẹ học sinh và nhân dân xã nhà được hưởng lợi gián
tiếp.
- Sau khi áp dụng đề án này học sinh sẽ:
+ Có nhận thức về đạo đức sâu sắc hơn.
+ Có thái độ đối xử giao tiếp với bạn bè thân thiện hơn, với người lớn tuổi
và với giáo viên lễ phép hơn.


+ Có hành động đối với tập thể, với đồn thể, với xã hội tốt hơn.
V. Kế hoạch thực hiện

Hoạt động

Thời gian

Người phụ trách

Người thực hiện

- Hoạt động
4.2.1.1


Đầu năm học

Hiệu trưởng – Bí
thư chi bộ

Tồn thể hội đồng
sư phạm nhà
trường, học sinh
và phụ huynh

- Hoạt động
4.2.1.2

Suốt năm học

Các tổ trưởng
chuyên mơn, bí
thư chi đồn, tổng
phụ trách, GVCN

Học sinh tồn
trường

- Hoạt động 4.2.2

Sau hội nghị cán
Ban giám hiệu
bộ công nhân viên
chức


GVCN, tổng phụ
trách và học sinh
toàn trường

- Hoạt động
4.2.3.1

Họp HĐSP hằng
tháng

GVCN, các lớp

- Hoạt động
4.2.3.2

Chào cờ hằng tuần Ban GH nhà
trường

Học sinh các khối
lớp

- Hoạt động
4.2.3.3

Suốt năm học

Học sinh các lớp

- Hoạt động
4.2.3.4


Các buổi sinh hoạt Hiệu phó
lớp, các buổi
HĐNGLL

Tổng phụ trách,
GVCN, học sinh
các khối lớp

- Hoạt động
4.2.4.1

Theo công văn
của hội đồng đội
huyện, huyện
đồn

Bí thư đồn, tổng
phụ trách

Giáo viên được
phân cơng, học
sinh toàn trường

- Hoạt động
4.2.4.2

20/11; 26/3;
19/5...


BCH chi đoàn,
Liên đội

GVCN, học sinh
toàn trường

- Hoạt động 4.2.5

Các buổi sinh
Ban cán sự lớp
hoạt, cuối mỗi học
kỳ

Học sinh trong lớp

- Hoạt động
4.2.6.1

Suốt năm học

BGH, đại diện
HCMHS

Phụ huynh và học
sinh tồn trường

- Hoạt động
4.2.6.2

Khi có học sinh vi

phạm đạo đức

BGH

Công an xã,
GVCN, học sinh
vi phạm

- Hoạt động
4.2.7.1

Họp HĐSP đầu
năm học

BGH

GVCN

Hiệu trưởng

Giáo viên bộ môn


- Hoạt động
4.2.7.2

Các ngày lễ lớn

Hiệu phó, bí thư
đồn, tổng phụ

trách

GVCN, học sinh
toàn trường

- Hoạt động
4.2.7.3

Các đợt thi đua
vào các ngày lề
lớn

Hiệu phó

Học sinh tồn
trường

V. Kinh phí thực hiện
- Nguồn vốn 9.790.000đ. Trong đó tiền quỹ đội 3000.000đ, phụ huynh ủng
hộ 1.000.000đ, quỹ dự án 5.790.000đ
- Chi cụ thể:
+ Tổng kết mỗi đợt thi 500000đ. Trong đó:
Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

Giải KK


200000đ

150000đ

100000

50000đ

+ Cắm trại
+ Vẽ tranh chú Bộ đội Cụ Hồ
+ Thi cắm hoa nhân ngày 20/11
+ Hoạt động NGLL và kỹ năng sống 9.640.000đ. Trong đó:
Mua sắm đồ dụng dạy học về
phát triển kĩ năng sống

Giáo viên giảng dạy kỹ năng
sống

1.000.000đ

432 tiết x 21000đ = 8.640.000đ

VI. Đối tượng hưởng lợi và các bên tham gia
- Mỗi cá nhân học sinh tham gia được hình thành nhân cách đạo đức cho
mình ngày càng tốt hơn.
- Tập thể nào tham gia thi đua tốt thì có phần thưởng từ ban tổ chức các
cuộc thi.
- Chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến của BGH trong các cuộc họp và
thực hiện để đề án thực hiện thành công.
- Công an cùng phối hợp với nhà trường khi nhà trường cần để đề án thực

hiện thành công.
- Những giáo viên, nhân viên cán bộ quản lý được phân công phụ trách
trong đề án cần phối hợp đều tay để thực hiện đề án thành công.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP ĐỀ ÁN




×