Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài tiểu luận quản lý cấp phòng, quản lý nhà nước MS 07 (dành cho khối ủy ban hành chính nhà nước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.57 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUN VIÊN CHÍNH
(Tổ chức tại ……………………………………………. )

TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Tình huống 1:
“Xử lý tình huống giải quyết đơn khiếu nại của gia đình bệnh nhân ở xã B, Huyện C, tỉnh
................”
Tình huống 2:
“Giải quyết việc xin gia hạn cấp phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường của
Bà Lê Thị B ở thành phố …..”

Họ và tên: ………………………..
Đơn vị công tác: ……………………………………..
…………., tháng 5 năm 2021

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số
07/2003/PL- UBTVQH11, ngày 25/02/2003 về Hành nghề
y, dược tư nhân.
- Nghị định của Chính phủ số 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013 qui định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Y tế.

2




PHẦN MỞ ĐẦU
Là Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai
hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vị trí, vai trị của cán bộ.
Người chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muốn
việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Thực hiện lời dạy quý báu đó của Người, lớp lớp cán bộ, công
chức, viên chức đã không ngừng tham gia học tập nâng cao trình
độ, góp sức mình dựng xây một nước Việt Nam ngày càng vững
bước đi lên. Bản thân em, một viên chức đang làm việc tại một
đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như mọi người luôn cố gắng
học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, trong đó có
kiến thức quản lý nhà nước. Qua thời gian học tập, bồi dưỡng
kiến thức về Quản lý nhà nước theo chương trình Chuyên viên,
được quý Thầy, quý Cô truyền đạt những kiến thức và kỹ năng
trong những chuyên đề của lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho
người cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi
nhiệm vụ tại đơn vị cơng tác của mình. Qua các chun đề đã
giúp cho chúng em, những học viên lớp Bồi dưỡng Ngạch
Chuyên viên khóa IV năm 2019 nhận thức được nhiều vấn đề về
lý luận thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà nước, đồng thời
cũng hiểu được rằng, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác
quản lý, cần phải nhạy bén, nắm được các văn bản qui phạm
pháp luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt vào thực tiễn
cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được
giao.

3



Hiện nay dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có
dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân đang là vấn đề của xã hội. Nền
kinh tế thị trường và những tác động tiêu cực của xã hội ảnh
hưởng không nhỏ đến người thầy thuốc. Những tác động tiêu
cực dù ít, dù nhiều cũng đã làm xói mịn đạo đức, sự vươn lên
làm chủ tay nghề và việc chữa trị, chăm sóc người bệnh của một
bộ phận khơng ít trong đội ngũ thầy thuốc. Tại các cơ sở y tế
hiện nay, tình trạngngười dân kêu ca nhiều về thái độ ứng xử, sự
thiếu trách nhiệm, thờ ơ với người bệnh của một bộ phận nhân
viên y tế, điều này đã làm đau lòng và tổn hại đến danh dự của
những ai đã gắn bó cả cuộc đời với nghề nghiệp cao q này,
bởi với họ, khơng có đức thì không thể làm ngành Y. Trong bối
cảnh ngành Y tế đang đẩy mạnh xã hội hóa hiện nay, nhiều thách
thức mới cũng đang đặt ra với những người làm công tác y tế,
hiện tượng chảy máu chất xám xảy ra ngay chính trong ngành Y.
Mặt khác sự phân tầng xã hội dẫn đến nhu cầu về dịch vụ ngày
càng trở nên đa dạng hơn, cùng với nó là các cơ sở cung cấp
dịch vụ y tế cũng phát triển, tạo nên một thị trường cung cấp
dịch vụ y tế ở nước ta. Việc cho phép cán bộ y tế hành nghề
khám chữa bệnh tư nhân là đúng nhưng phải quản lý làm sao để
hoạt động đó có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của người bệnh đó
mới là điều quan trọng. Với thực trạng số lượng cán bộ y tế trên
đầu dân của nước ta còn thấp so với yêu cầu đảm bảo y tế sát
dân gần đây.
Mạng lưới y tế tư nhân, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu
người dân cần hệ thống khám, chữa bệnh ngoài giờ, tránh phải
xin nghỉ việc, tranh thủ ngoài giờ trưa, tối để được đi khám
bệnh. Thế nhưng, sự hoạt động tùy tiện của các phịng khám tư

nhân khơng đúng theo pháp luật, không đúng theo quy chế, sẽ
càng làm cho người dân ngày càng lao đao, khốn khổ; đi ngược
4


lại quan điểm cơ bản, mục tiêu chính sách của Đảng về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bản thân em, một viên chức
ngành y, cũng rất bức xúc về tình trạng trên. Vận dụng những
kiến thức đã tiếp thu được từ quý thầy cô, em tâm đắc và chọn
đề tài “Giải quyết đơn khiếu nại của gia đình cháu D, ở xã B đối
với hành vi vi phạm hành nghề y tế tư nhân của bác sĩ Trần Văn
A, công tác tại Trung tâm Y tế huyện C” để thực hiện Tiểu luận
Chương trình bồi dưỡng ngạch Chun viên. Đây là tình huống
có thật, nhưng tên người và địa chỉ xin được thay đổi vì lí do tế
nhị.
Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước là kỳ kiểm tra cuối
khóa nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào
điều kiện thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước, không đơn giản
chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải chứa đựng khả
năng phân tích cơ sở lý luận, các qui định, đánh giá ưu khuyết
điểm của từng vấn đề. Do vậy, mặc dù có rất nhiều cố gắng
nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều, nên
bài viết này chắc chắn cịn có những hạn chế nhất định. Rất
mong sự đóng góp ý kiến của q Thầy, q Cơ để bài viết được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

5



NỘI DUNG
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Bác sĩ Trần Văn A tốt nghiệp đại học Y khoa tháng 6 năm
2012, về công tác tại xã B thuộc Trung tâm Y tế huyện C,
tỉnh .......... Tháng 1 năm 2013, Bác sĩ A tự treo bảng hiệu khám
chữa bệnh ngoài giờ và hành nghề Y tế tư nhân.
Bé D sinh năm 2001, hiện đang sinh sống tại xã B huyện C,
là người đồng bào dân tộc Châu Mạ, sáng ngày 8/1/2014 khoảng
10 giờ, bé D bị sốt, ho, đau họng gia đình đưa bé đến Trạm Y tế
khám, chẩn đoán viêm họng và được cấp thuốc về nhà uống.
Đến 15 giờ cùng ngày, bé D sốt cao hơn, mệt nhiều gia đình lo
lắng đưa bé đến nhà bác sĩ A khám bệnh. Tình trạng bé lúc đến
nhà bác sĩ A là sốt cao, ho nhiều, khơng khó thở. Sau khi khám
bệnh xong, bác sĩ A đã tiêm 1 ống thuốc không rõ loại gì, và
truyền dịch cho bé; trong lúc truyền dịch, bác sĩ A bỏ đi làm việc
riêng. Khoảng 5 phút sau đó, gia đình thấy bé mệt, tím tái, tay
chân lạnh liền gọi bác sĩ, bác sĩ A sau khi xem xong đã khơng xử
trí gì, cho gia đình tự đưa bé đến bệnh viện E tỉnh ......... bằng xe
máy (cách 15 km), nhưng khi đến nơi thì bệnh viện xác nhận là
bé D đã tử vong.
Khi đoàn kiểm tra liên ngành đến làm rõ sự việc:
- Vì sao khơng đưa đến cháu đến Trạm Y tế điều trị tiếp
khi tình trạng cháu bé nặng hơn, người nhà trả lời sáng nay đã
đưa đến rồi và uống thuốc của Trạm Y tế cấp phát không đỡ nên
không đưa đến nữa.

6


- Vì sao khơng đưa đến bệnh viện, người nhà trả lời là đến

nhà bác sĩ tư gần hơn và họ sẽ được chăm sóc chu đáo, tận tình
hơn.
- Khi đồn kiểm tra hỏi bác sĩ A thì bác sĩ A trả lời do bệnh
tình của cháu bé khi đó đã quá nặng, tại nhà không đủ trang thiết
bị để cấp cứu.

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- Phân tích nguyên nhân tử vong của bé D.
- Giải pháp khắc phục hậu quả.
- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé D có tránh được
khơng?
- Hậu quả của việc khám chữa bệnh khi chưa đủ điều kiện
hành nghề y dược tư nhân.
- Y đức của người thầy thuốc.
- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Trách nhiệm cá nhân bác sĩ A.
- Trách nhiệm Quản lý nhà nước của các cơ quan chức
năng với công tác hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn.
- Xử lý hợp lý, hợp tình đối với gia đình bệnh nhân.
III. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân:
7


- Từ tình huống nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng bé D bị
viêm họng, đã được nhân viên Trạm Y tế xã khám cấp thuốc,
cho bé điều trị ngoại trú, nhưng vấn đề sai ở đây là không tư vấn
cho người nhà kỹ về diễn tiến bệnh, cũng khơng dặn dị người
nhà đưa cháu đến tái khám lại khi bệnh nặng hơn, đây cũng là
một sự thiếu sót của nhân viên Trạm Y tế xã trong công tác

khám chữa bệnh.
- Khi bé D đến phòng mạch bác sĩ A khám, chỉ là bệnh
viêm họng nhưng bác sĩ lại cho truyền dịch (sai chuyên môn),
trong khi truyền dịch lại không túc trực theo dõi. Khi người nhà
thấy bé D có dấu hiệu bất thường, gọi bác sĩ thì mới hốt hoảng
cho bé chuyển đi bệnh viện tỉnh (cách đó khoảng 15km) và bé D
đã tử vong trên đường đi chuyển viện. Trong trường hợp này bé
D bị sốc phản vệ do truyền dịch, nếu bác sĩ A xử trí kịp thời có
thể bé D đã khơng tử vong.
- Bác sĩ A sai phạm khi chưa có giấy phép, đã hành nghề
khám chữa bệnh tại nhà. Theo khoản 3, điều 17, mục 2, chương
II về hành nghề y tư nhân của Pháp lệnh của UBTVQH về hành
nghề y dược tư nhân, bác sĩ A chưa đủ các điều kiện để cấp
chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân.
- Hành vi vi phạm của bác sĩ A cũng có thể do mới ra
trường chưa có kinh nghiệm nhiều trong chun mơn.
- Sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền địa phương,
cơ quan có thẩm quyền quản lý về hoạt động y tế tư nhân trên
địa bàn. Bác sĩ A hành nghề khám chữa bệnh trên địa bàn khơng
có giấy phép (tính tới thời điểm bác sĩ A vi phạm, thời gian 1
năm), mà các cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng khơng có
biện pháp xử lý triệt để ngay từ đầu.

8


- Sự thiếu hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe
ban đầu, thiếu lịng tin vào mạng lưới y tế công lập.
2. Hậu quả:
- Xảy ra cái chết thương tâm cho cháu D.

- Để lại sự tổn thất, mất mát cho gia đình cháu D.
- Giảm sút lịng tin, gây bất bình trong nhân dân đối với các
cơ sở Y tế và chính quyền địa phương.
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN GIẢI QUYẾT
- Căn cứ vào Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Hành nghề y dược tư nhân số 07/2003/PL/UBTVQH11, ngày 25
tháng 02 năm 2003.
- Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ qui định về Xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế số 176/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2013.
- Căn cứ vào mục tiêu xử lý tình huống, phân tích nguyên
nhân và hậu quả.
- Em xin đề nghị một số phương án giải quyết như sau:
Phương án 1:
- Đình chỉ ngay hoạt động khám chữa bệnh của bác sĩ A.
- Đối với đơn vị nơi bác sĩ A công tác phải có biện pháp
quản lý, giáo dục nghiêm túc.
- Vi phạm Khoản 5a, Điều 28, Mục 2, Chương 2, Nghị định
qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

9


Hành nghề khơng có chứng chỉ hành nghề, phạt 40.000.000
đồng (bốn mươi triệu đồng).
- Vi phạm Khoản 4a, Điều 28, Mục 2, Chương 2, Nghị định
qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Bán
thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức (tiêm thuốc, chuyền
dịch cho bệnh nhân), phạt 30.000.000 đồng (ba mươi triệu

đồng).
- Tổng mức tiền phạt là: 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu
đồng).
Ưu điểm:
- Có thời gian rèn luyện, nâng cao trình độ chun mơn và
đạo đức của người thầy thuốc.
- Có tính răn đe, là bài học kinh nghiệm cho cán bộ y tế
hành nghề y dược tư nhân.
- Giúp cho bác sĩ A có thời gian suy nghĩ về những sai
phạm của mình, đồng thời ổn định lại tinh thần.
Nhược điểm:
- Thiệt thịi cho bệnh nhân.
- Hình thức xử phạt hành chính nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối
với các nhân viên y tế hành nghề y tế tư nhân mà thiếu y đức.
Phương án 2:
- Đình chỉ ngay hoạt động khám chữa bệnh của bác sĩ A.
- Do vi phạm gây hậu quả chết người nên Phòng Y tế huyện
C làm cơng văn đề nghị chuyển đến tịa án giải quyết theo Pháp
luật.
Ưu điểm:
10


- Giải quyết sai phạm triệt để theo Pháp luật.
Nhược điểm:
- Hình thức xử lý chưa thấu tình đạt lý. Đối với bác sĩ A là
một bác sĩ trẻ mới ra trường sẽ bị mất tự tin và mặc cảm với
nghề nghiệp.
- Mất lòng tin của nhân dân đối với cán bộ Y tế.
Phương án 3:

- Đình chỉ ngay hoạt động khám chữa bệnh của bác sĩ A.
- Xử phạt vi phạm 70.000.000 đồng.
- Đối với đơn vị nơi bác sĩ A cơng tác phải có biện pháp
quản lý, giáo dục nghiêm túc.
- Bác sĩ A tự thỏa thuận với bệnh nhân chịu các chi phí mai
táng và bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của gia đình, và gia
đình sẽ khơng có khiếu nại gì.
Ưu điểm:
- Giúp cho bác sĩ A có thời gian suy nghĩ về những sai
phạm của mình, đồng thời ổn định lại tinh thần.
- Có thời gian rèn luyện, nâng cao trình độ chun mơn và
y đức người thầy thuốc.
- Có tính răn đe, là bài học kinh nghiệm cho cán bộ Y tế
hành nghề y tế tư nhân.
- Tạo sự thông cảm, đồng thuận của gia đình bệnh nhân.
Nhược điểm:
- Hình thức xử phạt hành chính nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối
với các nhân viên y tế hành nghề y tế tư nhân mà thiếu y đức.

11


Trong 3 phương án được đề xuất, tuy mỗi phương án có
những ưu, khuyết điểm riêng, nhưng theo tơi phương án 3 là
phương án hợp tình, hợp lý nhất nên tôi quyết định lựa chọn
phương án 3 để giải quyết trong trường hợp này.
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Nhằm mục đích phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực trong hành nghề y dược tư nhân, đồng thời tăng cường công

tác quản lý về y tế, để dịch vụ y tế tư nhân phục vụ tốt hơn sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Kế hoạch tổ chức thực hiện được tiến hành theo trình tự
sau:
- Uỷ ban nhân dân huyện C:
+ Tổ chức họp đồn kiểm tra liên ngành, trong đó Phịng Y
tế chịu trách nhiệm chủ trì, thành phần bao gồm: Cơng an huyện,
Phịng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, cán bộ Trạm Y tế xã, trước
tiên họp kiểm điểm, quy trách nhiệm cụ thể đối với sự việc trên,
đồng thời có biện pháp cụ thể để chấn chỉnh việc quản lý hành
nghề y tế tư nhân trên địa bàn.
+ Ra quyết định đình chỉ hoạt động hành nghề y tế tư nhân
của bác sĩ A, xử phạt vi phạm hành chính.
+ Gửi thơng báo đến cơ quan bác sĩ A đang cơng tác để cơ
quan biết và có biện pháp giáo dục, quản lý.
- Đối với Đoàn kiểm tra:
+ Đến làm việc tại nhà bác sĩ A để ghi nhận về hiện trường
sự việc, nắm rõ thông tin.
12


+ Tiếp xúc với gia đình bệnh nhân để biết tình hình cũng
như tâm tư nguyện vọng của họ.
- Đối với bác sĩ A: Đến nhà bệnh nhân để tạo sự thơng cảm
và thỏa thuận với gia đình bệnh nhân
* Trình tự cụ thể:
- Ngày 09/1/2014, Phịng Y tế đến nhà bác sĩ A và bệnh
nhân D để nắm thông tin, báo cáo cho Ủy ban nhân dân huyện,
đồng thời đề nghị bác sĩ A đến ngay nhà bệnh nhân D để tạo sự
thông cảm và thỏa thuận với gia đình bệnh nhân.

- Ngày 10/1/2014, Phịng Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân
dân huyện về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành.
- Ngày 11/1/2014, Ủy ban nhân dân huyện cơng bố Quyết
định thành lập Đồn kiểm tra liên ngành về công tác Kiểm tra
hành nghề y tư nhân, Đồn kiểm tra lập kế hoạch, tiến hành
cơng việc.
- Ngày 12/1/2014, Đoàn kiểm tra làm việc với bác sĩ A, lập
biên bản về việc vi phạm hành nghề y tư nhân.
- Ngày 13/1/2012, Phịng Y tế và Cơng an huyện đến nhà
bác sĩ A đưa quyết định xử phạt và đề nghị thi hành quyết định,
nộp phạt.
- Chiều ngày 13/1/2014, bác sĩ A dến nhà bệnh nhân bồi
thường theo sự thỏa thuận của 2 bên.
- Ngày 14/1/2014, Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả cho
UBND huyện C, đồng thời gửi thông báo về việc vi phạm hành
nghề y tư nhân của bác sĩ A đến cơ quan, nơi bác sĩ A đang công
tác.

13


- Trong thời gian bác sĩ A chưa được cấp chứng chỉ hành
nghề y tư nhân mà cố tình tái phạm thì sẽ có hình thức xử phạt
thích đáng theo Pháp luật hiện hành.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I. Kiến nghị:
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nửa sự phối
hợp đồng bộ việc thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm
minh các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý hành nghề
y dược tư nhân.

- Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn các cơ sở hành
nghề y tế tư nhân thực hiện đúng các thủ tục pháp lý, thực hiện
đúng quy chế chuyên môn.
- Mở rộng việc thành lập Hội Y tế tư nhân trên tất cả các
tỉnh thành trong cả nước, nhằm giám sát chất lượng hành nghề
của từng hội viên về thực hiện quy định hành nghề, giá dịch vụ...
góp phần quản lý việc hành nghề y tế tư nhân theo đúng pháp
luật.
- Bổ sung thêm các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp vào các
điều, khoản để cấp chứng chỉ hành nghề.
- Định kỳ 5 năm có kiểm tra, sát hạch đánh giá, sau đó mới
cấp lại chứng chỉ hành nghề.
- Rất cần sự vào cuộc tích cực của tất cả cấp ủy, chính
quyền địa phương.
- Người dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết trong chăm
sóc sức khỏe và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
quản lý các cơ sở hành nghề Y tế tư nhân.
14


- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho
người dân về cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Tăng cường dịch vụ y tế công.
- Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ y tế.
- Tăng cường giáo dục về y đức, quy tắc ứng xử, về qui chế
khám chữa bệnh.
- Nâng cao đời sống cho cán bộ y tế, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
II. Kết luận:
Tình huống trong tiểu luận trên là một sai phạm về qui định

hành nghề y tế tư nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối
với bệnh nhân và gia đình người bệnh, ảnh hưởng đến uy tín của
đội ngũ cán bộ y tế tham gia công tác hành nghề y dược tư nhân.
Qua q trình phân tích ngun nhân và hậu quả tình huống
trên, tơi thấy hậu quả dẫn đến cái chết của cháu D là hết sức đau
lịng, mà trong đó có sự bng lỏng quản lý của cơ quan nhà
nước, nhiều khi biết bác sĩ A chưa có giấy phép hành nghề
nhưng vẫn lén lút hoạt động mà cơ quan quản lý nhà nước về
hành nghề y dược tư nhân vẫn lờ đi hoặc chỉ nhắc nhở nhẹ mà
không ngăn cấm triệt để. Bên cạnh đó là sự kém hiểu biết về
pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ A không cao.
Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp,
đặc biệt là trong nghề Y, vấn đề này càng được đề cao chú trọng.
Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, có sức khỏe là có
tất cả. Sức khỏe là một trong những điều kiện cơ bản để con
người sống hạnh phúc, là mục tiêu, là nhân tố quan trọng trong
15


việc phát triển nền kinh tế, văn hóa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chính vì thế cho nên, ở nước ta phát triển sự nghiệp Y tế là yêu
cầu tất yếu khách quan và phải nhằm thực hiện những mục tiêu
đem lại những kết quả về chăm sóc sức khỏe nhân dân cao nhất.
Phấn đấu để mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ y tế có chất lượng. Các hoạt động y tế là không thể thiếu
được trong đời sống con người. Tuy mỗi con người có cuộc sống
khác nhau nhưng các hoạt động y tế lại đóng vai trị tác động
chung tới từng người. Suốt tồn bộ đời sống của mình con người
ln ln địi hỏi được phịng ngừa bệnh tật tối đa và đến khi

mắc bệnh lại cần điều kiện chữa trị tốt nhất. Chính vì vậy, nhu
cầu về các dịch vụ y tế cho con người là vô cùng to lớn, mỗi
người đều muốn mình nhận được những dịch vụ y tế tốt nhất có
thể có. Chính vì thế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một
trong những công việc hết sức to lớn mà ngành y tế đảm nhiệm.
Hành nghề y tế tư nhân sẽ giảm quá tải cho hệ thống y tế cơng
lập góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tuy nhiên để đạt
được hiệu quả cần phải có một hệ thống quản lý hết sức chặt
chẽ. Thực tiễn cho thấy trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước đơi khi có những phát sinh ngoài dự kiến, mặc dù chúng ta
đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức nhưng cũng có lúc xảy ra những
tình huống đáng tiếc trong cuộc sống hiện thực.
Trong khi phịng khám tư nhân mọc lên như nhiều thì cơng
tác thanh kiểm tra về nhiều loại hình dịch vụ này cịn khá nhiều
thiếu sót mà nếu khơng khắc phục kịp thời sẽ rất khó quản lý.
Trên thực tế, lực lượng thanh tra đã gặp khơng ít khó khăn trong
q trình kiểm tra, phát hiện và xử phạt do đội ngũ thanh tra về
hành nghề y tế tư nhân từ thành phố đến quận, huyện cịn mỏng,
yếu về chun mơn, thiếu kinh phí, lại kiêm nhiệm nhiều cơng
16


việc khác cho nên việc kiểm tra dịch vụ y tế tư nhân cịn sơ sài,
khơng thường xun, kịp thời và chưa rộng khắp.
Ngồi ra trình độ dân trí cịn thấp, khơng nắm rõ được việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu, ở đây cần nói đến người dân chưa
thực sự tin tưởng ở sự phục vụ của các cơ sở y tế công lập.
Tuy vậy, đáng mừng và đáng tự hào là dù đời sống cịn gặp
nhiều khó khăn, trong đội ngũ những người làm cơng tác y tế
vẫn cịn một số rất lớn những cán bộ y tế cần mẫn hàng ngày,

hàng giờ chăm sóc, phục vụ người bệnh, cho dù phải đối mặt với
nguy hiểm bởi nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đối với đa số những
người làm ngành Y, thì việc nâng cao y đức trước tiên là việc
nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên mơn, cùng với đó
là việc nâng cao tinh thần trách nhiệm với người bệnh. Như vậy,
điều cốt lõi nhất của y đức vẫn là sự xuất phát từ lương tâm và
trách nhiệm. Những người thầy thuốc có y đức thì dù trong mơi
trường nào họ cũng hành động vì tình người. Cho nên, việc
thường xuyên giữ gìn, bảo vệ, trau dồi y đức là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, với một cơ chế làm việc khoa học, minh bạch về
quyền lợi, nghĩa vụ, chắc chắn sẽ ngăn chặn được sự suy thoái y
đức của một bộ phận y, bác sĩ.
Người thầy thuốc phải rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng nhiều
hơn nữa để trở thành một người thầy thuốc chân chính, vừa có
tài, vừa có đức, xứng đáng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Lương y phải như từ mẫu”.
XÁC NHẬN CƠ QUAN

NGƯỜI LÀM BÀI

…………………………

17


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN

Tổ chức tại: Trung tâm ………………….

TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
“Giải quyết việc xin gia hạn cấp phép dạy thêm,
học thêm ngoài nhà trường của Bà Lê Thị B ở
thành phố …..”

Họ và tên

:

....................................

Đơn vị công tác:

....................................

........, tháng 5 năm 2021

18


PHỤ LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG....................................................................................4
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.........................................7
III. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN, HẬU QUẢ...............................................7
1. Phân tích ngun nhân.............................................................................7
2. Phân tích hậu quả.....................................................................................9

IV. XÂY DỰNG LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT..................9
1. Xây dựng Phương án................................................................................9
2. Đánh giá Phương án...............................................................................10
3. Lựa chọn Phương án..............................................................................10
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN......................11
1. Trình tự các bước thực hiện.......................................................................11
2. Hệ thống các văn bản liên quan để giải quyết tình huống......................12
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................13
I. KẾT LUẬN....................................................................................................13
II. KIẾN NGHỊ...............................................................................................13
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.................................................................13
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.................................................................14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................14

19


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Dạy thêm học thêm là một vấn đề đang được xã hội hết sức quan tâm. Xung
quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau. Một số ý kiến cho rằng đây là
biểu hiện tiêu cực của ngành giáo dục. Dạy thêm, học thêm nảy sinh là do bệnh
thành tích trong giáo dục vì vẫn cịn đó khơng ít hiện tượng phụ huynh học sinh
muốn con mình đạt điểm cao, đạt kết quả học sinh tiên tiến, học sinh giỏi đã ép con
mình đi học thêm giáo viên dạy trên lớp. Một số trường vì muốn đạt thành tích cao,
cũng tổ chức dạy thêm học thêm. Một số giáo viên “ép” học sinh đi học thêm nhằm
kiếm thêm thu nhập. Việc giảng dạy chính khóa tại trường khơng được đầu tư,
chuẩn bị tốt, chỉ lo việc dạy thêm ở nhà... Một số ý kiến khác cho rằng dạy thêm,
học thêm sinh ra và đang tồn tại là từ nhu cầu thực tế của người học, bởi đó cũng là
một nhân tố để nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh áp lực thi cử khá lớn,
khả năng tiếp thu của học sinh lại có phần hạn chế. Nhiều lớp học đóng vai trị cầu

nối để cho nhiều học sinh phổ thông bước vào giảng đường đại học. Một số em học
sinh yếu kém cũng vươn lên khá giỏi nhờ các thầy cô dạy phụ đạo. Ðối với một số
giáo viên, dạy thêm là cơng việc để tăng thu nhập một cách chính đáng trong điều
kiện lương chưa đủ sống. Ðiều quan trọng hơn là dạy thêm tạo thêm động lực để
giáo viên trau dồi chuyên môn.
Thật vậy, Dạy thêm, học thêm là một hiện tượng phát sinh từ nhu cầu thực tế
cuộc sống của xã hội. Vì vậy, nhà nước cần phải có những quy định, văn bản pháp
20


lý để quản lý hoạt động này. Ngày 16 tháng 05 năm 2012, Bộ giáo dục và Đào tạo
ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thực
hiện thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và
Đào tạo ...........đã tham mưu cho Ủy Ban Nhân dân Tỉnh ra quyết định số 45/QĐUBND ngày 5 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành quy định dạy thêm, học thêm
trên địa bàn tỉnh .......
Nhìn chung, trong thời gian qua việc dạy thêm, học thêm trên đỉa bàn
tỉnh ...... được quản lý một cách có hiệu quả. Khơng cịn hiện tượng dạy thêm, học
thêm tràn lan. Các giáo viên dạy thêm chấp hành đầy đủ các quy định của nhà
nước. Một số giáo viên dạy thêm chưa có giấy phép đã bị kiểm tra và xử lý theo
đúng quy định pháp luật của nhà nước. Năm 2017, Sở Giáo dục và Đào
tạo ...........đã cấp 149 giấy phép dạy thêm, học thêm. Trong đó có 105 giấy phép
dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; 44 giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà
trường. Địa phương có số người xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm cao là thành
phố Đà Lạt (63 giấy phép); Huyện Di Linh (11 giấy phép), Huyện Lâm Hà (11 giấy
phép). Địa phương khơng có người xin cấp giấy phép dạy thêm, học thêm là
Huyện Cát Tiên và Huyện Đam Rông.
Bản thân là một giáo viên đang công tác tại trường THCS ........i – .........,
hàng năm đều được Sở Giáo dục và Đào tạo ...........điều động làm cộng tác viên
thanh tra nên có tham gia giám sát cơng tác dạy thêm, học thêm. Thực tế, trong quá
trình giám sát hoạt động dạy thêm, học thêm, khơng có trường hợp khiếu nại bằng

văn bản đến Sở Giáo dục và Đào tạo về những vụ việc liên quan đến quản lý cấp
phép và gia hạn giấy phép dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, cũng có một số trường
hợp trình bày bức xúc, khiếu nại qua điện thoại về việc chậm gia hạn cấp phép dạy
thêm, học thêm ngồi nhà trường với lãnh đạo Phịng Giáo dục Trung học. Mặc dù
là khiếu nại qua điện thoại, nhưng lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục
21


trung học Lâm Đồng đã chỉ đạo cho chuyên viên và cộng tác viên thanh tra nghiêm
túc kiểm tra và giải quyết một cách thỏa đáng bức xúc, khiếu nại của người dân.
Trong tiểu luận tình huống cuối khóa của ngạch chun viên, tơi xin trình bày tình
huống: “Giải quyết việc xin gia hạn cấp phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà
trường của Bà Lê Thị B ở thành phố …..”. Việc giải quyết khiếu nại của Bà Lê
Thị B cho thấy việc thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý dạy thêm, học
thêm trên địa bàn, góp phần xây dựng niềm tin của người dân vào hệ thống quản lý
nhà nước.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Bà Lê Thị B là giáo viên giảng dạy môn Sinh học đã nghỉ hưu được 03 năm.
Hiện nay Bà đang sinh sống tại Phường II – Thành phố ....... Trước đây, Bà B dạy
tại trường THPT H của thành phố ....... Khi còn dạy Bà là giáo viên mẫu mực, có
năng lực chun mơn vững vàng, từng làm tổ trưởng bộ mơn Sinh Hóa. Sau khi về hưu, Bà có nguyện vọng tổ chức dạy thêm vừa là niềm vui trong
cuộc sống, vừa có thu nhập thêm cho gia đình. Ngày 2 tháng 12 năm 2017, Bà Lê
Thị B nộp hồ sơ xin cấp phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường về Sở Giáo
dục và Đào tạo Lâm Đồng. Trong hồ sơ xin cấp phép dạy thêm, học thêm, ngoài
Bà Lê Thị B là người tổ chức và trực tiếp giảng dạy cịn có 02 giáo viên khác: Ông
Nguyễn Văn C, là giáo viên đang giảng dạy môn Tốn tại trường THPT K và Cơ
Nguyễn Thị Y là giáo viên giảng dạy mơn Hóa tại trường THPT C. Tất cả đều có


22


hồ sơ hợp lệ theo điều 13 của quyết định 45 về hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy
thêm học thêm quy định gồm:
1) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm;
2) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và
người đăng ký dạy thêm;
3) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận
theo quy định;
4) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chun mơn, nghiệp
vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy
thêm;
5) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội
đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng
ký dạy thêm;
6) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các
nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ
chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Sau khi xem xét hồ sơ, đối chiếu với các điều khoản được ghi trong quyết
định 45 như: Điều 8: Yêu cầu người dạy thêm; Điều 9: Yêu cầu đối với người tổ
chức dạy thêm. Tổ thẩm định hồ sơ và cơ sở vật chất đã cử 02 chuyên viên xuống
địa bàn để kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Theo điều 10 của
Quyết định 45 quy định:
Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định
tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường
học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày
23



16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế
hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thơng, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:
1. Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và
người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa
các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
2. Phịng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được
thơng gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ
sinh, phịng bệnh.
3. Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phịng học
đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCNBYT ngày 16/6/2011.
4. Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm
bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.
5. Có cơng trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.
Sau khi thẩm định đầy đủ hồ sơ theo quy định, Tổ thẩm định đề nghị Sở
Giáo dục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm cho Bà B. Sau 15 ngày kể từ
ngày nộp hồ sơ, Bà Lê Thị B đã nhận được giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm
ngoài nhà trường Số: 50b/2017 cấp ngày 15/12/2017. Thời hạn sử dụng : Từ
15/12/2017 đến ngày 15/12/2018 (12 tháng kể từ ngày ký.)
Trong 01 năm tổ chức dạy thêm, Bà Lê Thị B chấp hành đúng mọi qui định
về tổ chức và quản lý hoạt động dạy và học thêm hiện hành như: không dạy trước
7h00 và sau 20h00. Không dạy vào buổi trưa từ 11h30 đến 13h00. Số học sinh
trong lớp khơng q 30 em. Học phí thu: 200.000 đồng/ tháng /học sinh/môn.
24


Theo điều 15 của quyết định 45/QĐ quy định về thời hạn, gia hạn, thu hồi
giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; đình chỉ hoạt động dạy thêm, học
thêm. Trước khi hết hạn 01 tháng phải tiến hành thủ tục gia hạn (nếu có nhu cầu).
Thủ tục gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện như cấp

giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Ngày 01/11/2018, Bà Lê Thị B nộp hồ sơ xin gia hạn giấp phép tổ chức dạy
thêm, học thêm. Trong hồ sơ xin gia hạn, ngoài danh sách giáo viên đã được cấp
phép, Bà Lê Thị B bổ sung thêm 02 hồ sơ của 02 giáo viên vào danh sách giáo viên
dạy thêm:
1/ Đoàn Văn H giáo viên giảng dạy Toán tại trường THPT C
2/ Lê Thị E giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại trường THPT C
Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn ngày 15 /11/2018 trả kết
quả. Đến hẹn, Bà Lê Thị B đến nhận kết quả nhưng không có. Bộ phận một cửa
hẹn khi có kết quả sẽ gọi điện cho Bà đến nhận. Tuy nhiên, đến ngày 01/12/ 2018
Bà Lê Thị B vẫn chưa nhận đươc giấy phép gia hạn tổ chức dạy thêm, học thêm.
Bà Lê Thị B đã gọi điện lên Phòng GDTrH khiếu nại và yêu cầu giải thích lý do tại
sao chậm trễ và khi nào thì Sở GD cấp phép gia hạn tổ chức dạy thêm, học thêm
cho Bà. Lãnh đạo Phòng GDTrH đã ghi nhận phản ánh của Bà Lê Thị B và hứa sẽ
trả lời Bà Lê Thị B trong thời gian sớm nhất.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Thực hiện tốt cơng tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Nghiêm túc
chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm. Giải quyết bức xúc của người dân
theo đúng quy định của nhà nước.

25


×