Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH giải pháp nâng cao hiệu quả liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.37 KB, 15 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN MINH GIỮA CÁC
GIAI CẤP, TẦNG LỚP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Lênin về liên minh
1.
giai cấp trong cách mạng vô sản
Quan niệm của Đảng ta về liên minh giữa các giai cấp, tầng
2.
lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả liên minh giữa các giai cấp,
3.
tầng lớp ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


2
2
4
6
12
13


MỞ ĐẦU
Sự ra đời của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào tháng 2
năm 1848 đã đánh dấu sự ra đời của của nghĩa xã hội khoa học - hệ thống lý
luận khoa học soi đường chỉ lối cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch
sử của mình là lật đổ chế độ tư bản, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và
giải phóng nhân loại. Sự hình thành và phát triển các nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa xã hội khoa học không phải ngay từ đầu đã hồn thiện, mà đó là một q
trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hồn thiện đến hồn thiện. Nó gắn chặt
với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cùng với những hoạt động khơng
mệt mỏi của Mác, Ăngghen và Lênin.
Trong tồn bộ hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học đã đề cập một
cách đầy đủ, toàn diện đến các vấn đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa như: giai
cấp lãnh đạo, lực lượng tiến hành, hình thức, biện pháp đấu tranh…để thực hiện
thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Một trong những vấn đề chiến
lược, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng xã hội chủ nghĩa đó
là vấn đề liên minh giai cấp.
Lý luận về liên minh giai cấp là một nội dung quan trọng trong hệ thống
lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Nó cho phép chúng ta nhận thức sâu sắc về
tính tất yếu khách quan, nội dung liên minh giai cấp, cùng các hình thức phong
phú đa dạng và những phương hướng giải quyết vấn đề liên minh giai cấp trong
tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lý luận về liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực

tiễn xây dựng khối liên minh giai cấp ở nước ta là vũ khí lý luận và thực tiễn sinh
động để chúng ta chống lại những âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh hơn nữa
sự nghiệp đổi mới đất nước, đưa nước ta vững bước trên con đường chủ nghĩa xã
hội. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả liên minh giữa
các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
1


NỘI DUNG
1. Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Lênin về liên minh giai cấp
trong cách mạng vơ sản
Q trình hình thành và phát triển lý luận về liên minh giai cấp trong cách
mạng vô sản của Mác - Ăngghen gắn liền với những đặc điểm lịch sử ở nửa cuối
thế kỷ XIX và là nhu cầu cấp thiết của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. Do vậy, trong mỗi thời kỳ lịch sử, gắn với mỗi sự kiện trọng đại của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, Mác - Ăngghen đã tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn và khái quát thành lý luận để tiếp tục chỉ đạo hoạt động của phong trào.
Trong xã hội tư bản, Mác đã phân tích bản chất hiếu chiến, bóc lột của
giai cấp tư sản, thực chất các chính phủ tư sản ở Châu Âu (nhất là ở Pháp và
Đức) để chỉ ra rằng: “bản thân giai cấp tư sản cũng đã liên kết với nhau để bóc
lột lao động trong xã hội, để chống lại nó một mình giai cấp cơng nhân thơi thì
khơng đủ lực lượng” [1, tr.110]. Do vậy, giai cấp cơng nhân trong q trình đấu
tranh chống lại giai cấp tư sản phải chủ động liên minh với các giai tầng khác để
chống lại kẻ thù chung. Hơn nữa, trong xã hội tư bản, giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác cũng bị áp bức bóc lột hết sức nặng nề nên giai cấp nông
dân và các tầng lớp lao động khác muốn giải phóng được mình phải liên minh
với giai cấp cơng nhân. Mặt khác, sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp cơng
nhân là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người nên sự

liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác là hồn tồn có cơ sở khách quan.
Từ việc phân tích làm rõ địa vị kinh tế - xã hội của nông dân, cũng như
bản chất chính trị, tâm lý, đặc điểm sinh hoạt, canh tác và lợi ích của họ mà việc
liên minh của giai cấp nông dân với giai cấp công nhân trở thành nhu cầu tự
nhiên của bản thân giai cấp nông dân, Mác khẳng định: Khi lợi ích của nơng dân
khơng cịn hồ hợp với lợi ích của giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản... mà lại mâu
thuẫn với giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản. Vì thế, người nông dân thấy rằng
giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lật đổ tư sản, là người bạn
đồng minh, người lãnh đạo tự nhiên của mình.
2


Tư tưởng của Mác - Ăngghen về liên minh giai cấp đã được đề cập đến rất
sớm và khá sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng về liên minh giai cấp trong đấu tranh
giành chính quyền. Các ơng đã đề cập đến tính tất yếu của liên minh giai cấp
trong cách mạng vơ sản, vai trị của liên minh giai cấp, nội dung của liên minh
giai cấp, cơ sở của liên minh giai cấp, mục tiêu của liên minh giai cấp... Những tư
tưởng này là cơ sở, tiền đề cho các nhà mác xít chân chính sau này kế thừa và
phát triển trong điều kiện mới.
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát
triển thành chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản đã bộc lộ rõ tính chất phản động
của nó. Bên cạnh những mâu thuẫn vốn có trong lịng xã hội tư bản, chủ nghĩa
đế quốc còn tạo ra những mâu thuẫn mới như: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế
quốc với các nước thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc, mâu
thuẫn giữa các tập đoàn tư bản với nhau... Trong khi đó, trung tâm cách mạng đã
chuyển từ Đức sang Nga; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những
bước phát triển mới, một loạt các đảng xã hội - dân chủ ở các nước ra đời; chủ
nghĩa Mác đã từng bước thâm nhập sâu rộng vào phong trào công nhân. Tuy
nhiên, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã xuất hiện chủ nghĩa

cơ hội - xét lại, nhất là sau khi Ăngghen mất, quốc tế II đã bị chủ nghĩa cơ hội xét lại lũng đoạn. Bọn cơ hội - xét lại nhân danh những người mác xít tuyên
truyền lý luận chủ nghĩa Mác nhưng thực chất lại xuyên tạc, bóp méo những
nguyên lý chủ nghĩa Mác làm cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế dao
động về mặt tư tưởng và nguy cơ chệch hướng đấu tranh.
Thông qua những hoạt động thực tiễn lãnh đạo cách mạng Nga trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, Lênin đã đề cập đến khá rõ đến tư
tưởng về liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và trí thức;
một sự phát triển khá đặc sắc của Lênin so với quan điểm của Mác - Ăngghen.
Sự phát triển đó là địi hỏi khách quan của thời đại mới đặt ra. Trong thực tiễn
cách mạng Nga những năm 20 của thế kỷ XX, Lênin còn mạnh dạn sử dụng cả
những chuyên gia tư sản vào quá trình phát triển kinh tế, Lênin “sẵn sàng đổi
một tá những người cộng sản mà dương dương tự đắc lấy một chuyên giai tư
3


sản” [6, tr.200], sẵn sàng trả lương rất cao cho các chuyên gia tư sản để tận dụng
họ vào trong quá trình phát triển đất nước.
Một cống hiến rất lớn của Lênin vào lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học về
liên minh giai cấp, đó là đã làm rõ nội dung của quá trình liên minh. Theo
Lênin, quá trình liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân phải
tịan diện trên cả ba nội dung cơ bản: kinh tế, chính trị và qn sự. Có thể bằng
những thuật ngữ khác nhau, các hình thức liên minh khác nhau, song thực chất
các khối liên minh đó đều là sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tập hợp lực lượng tiến hành thành
công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu cao
cả là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Q trình phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh giai
cấp là một tất yếu lịch sử, nó xuất phát từ thực tiễn phát triển của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế và thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực
tiễn đã chứng minh: ở đâu, lúc nào xây dựng được khối liên minh vững chắc thì

cách mạng tiến lên và giành thắng lợi; ngược lại thì cách mạng trì trệ, thụt lùi,
thậm chí sụp đổ - đó cũng là quy luật tất yếu trong sự phát triển của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
2. Quan niệm của Đảng ta về liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã xác định đúng đắn con đường cách
mạng của dân tộc Việt Nam, Đảng ta“chủ chương làm tư sản dân quyền cách
mệnh và thổ địa cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản”, tức là Đảng ta xác định
ngay từ đầu rằng cách mạng Việt Nam phải đi theo là con đường cách mạng vô
sản, theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy, mọi chủ trương đường lối
của Đảng ln có sự dẫn dắt chỉ đường của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Do đặc điểm dân tộc Việt Nam là dân tộc sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, lực lượng giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân, gắn
bó chặt chẽ với nơng dân; lợi ích của giai cấp cơng nhân hồ hợp với lợi ích của
nơng dân và của dân tộc Việt Nam. Vì vậy Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
4


luôn khẳng định rằng công nhân và nông dân là lực lượng chính của cách mạng
Việt Nam, các lực lượng lao động khác là đồng minh tin cậy, là “bầu bạn” của
cơng nhân. Hồ Chí Minh đã dặn: “Cơng nơng là cái gốc cách mệnh; cịn học
trị, nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ
bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” [4,
tr.176].
Để tập hợp được lực lượng to lớn trong đấu tranh giành chính quyền,
Đảng ta cịn có những hình thức linh hoạt sáng tạo, lơi kéo được quảng đại quần
chúng đồn kết xung quanh Đảng để đấu tranh vì quyền lời của cách mạng, của
dân tộc; lực lượng đó khơng chỉ là cơng nhân, nơng dân và trí thức mà cịn cả
lực lượng trong hàng ngũ tiểu tư sản, các đảng phái khác và kể cả tư sản dân tộc,
nghĩa là các lực lượng đó ủng hộ chính sách giải phóng dân tộc. Đảng ta đặt ra

nhiệm vụ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, Tân
việt... để kéo họ đi vào phe giai cấp vô sản. Cịn bịn phú nơng, tiểu địa chủ và
bọn tư sản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới
làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập
hiến...) thì phải đánh đổ” [2, tr.162].
Chính trong q trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, từ hiện thực đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân, Đảng ta là người đầu tiên bổ sung phát
triển lý luận về liên minh công nông thành lý luận liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí, coi đây là lực lượng nền tảng trong
xây dựng và bảo về tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, lý luận xây dựng khối liên minh công nông vững chắc trong
cách mạng vô sản của chủ nghĩa xã hội khoa học không những được Đảng ta
trung thành và vận dụng một cách hết sức sáng tạo mà còn được phát triển lên
một tầm cao mới thành khối đại đồn kết tồn dân tộc. Đường lối đúng đắn đó
của Đảng đã tạo nên một sức mạnh phi thường trong đấu tranh giành độc lập dân
tộc, và ngay nay với đường lối đó đang tạo ra sức mạnh to lớn trong công cuộc
đổi mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong những năm vừa qua.
5


Lý luận về liên minh giai cấp là một nội dung quan trọng trong hệ thống
lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, là cơ sở lý luận sắc bén để các Đảng cộng
sản nói chung và Đảng ta nói riêng vận dụng để tổ chức xây dựng lực lượng
cách mạng thực hiện các nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, là
đường lối chiến lược chỉ đạo kịp thời phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
nói chung, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng đi đến đạt được mục tiêu
cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nghiên cứu sự phát triển lý luận về liên minh giai cấp cho phép chúng ta có một
phương pháp tiếp cận khoa học khi nghiên cứu lý luận chủ nghĩa xã hội khoa
học; đồng thời cũng là cơ sở để chúng ta phân biệt những người Mác xít chân

chính với bọn cơ hội, xét lại và bọn chống cộng.

Xây dựng khối liên minh

giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức là một nhu cầu
tất yếu và là một chủ trương nhất quán của Đảng ta, nó vừa là nhiệm vụ vừa là
mục tiêu đồng thời nó cũng là con đường, biện pháp để đảng ta lãnh đạo nhân
dân ta thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội. Lý luận về liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực tiễn
xây dựng khối liên minh giai cấp ở nước ta là vũ khí lý luận và thực tiễn sinh
động để chúng ta chống lại những âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội muốn chia rẽ
sự đoàn kết- nền tảng vững chắc của xã hội; đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi
mới đất nước, đưa nước ta vững bước trên con đường cách mạng mà Bác Hồ và
Đảng ta đã lựa chọn.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp ở
Việt Nam hiện nay
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết toàn dân tộc
trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định
bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3,
6


tr.101]. Để thực hiện thắng lợi đường lối đó, Đảng ta đã đề ra các giải pháp cơ
bản và đồng bộ cả về chính trị, kinh tế và xã hội sau:
Một là; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam đối với khối
liên minh, đi đôi với khơng ngừng hồn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Hai là; Đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Ba là; Thực hiện chính sách tốt chính sách giai cấp, chínha sách xã hội,
bảo đảm công bằng xã hội.
Bốn là; Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ.
Những giai pháp cơ bản trên là một hệ thống chỉnh thể mang tính tổng
hợp, quan hệ biện chứng với nhau nhằm củng cố và tăng cường khối liên minh
giữa các giai cấp, tầng lớp trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
địi hỏi phải có sự tham gia của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong xã hội; khơng
coi nhẹ hoặc tuyệt đối hố bất cứ giải pháp nào, đó cũng là những giải pháp góp
phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong giai đoạn hiện nay, nâng cao hiệu quả liên minh giữa các giai cấp,
tầng lớp ở Việt Nam hiện nay cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các bộ phận
trong khối liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp
Với giai cấp công nhân, đào tạo đội ngũ công nhân vững về tri thức nghề
nghiệp, thành thạo kỹ năng và thái độ lao động chuyên nghiệp, tích cực. Đây
vừa là địi hỏi khách quan của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa là
địi hỏi của q trình hợp tác, phân cơng lao động và các hiệp định thương mại
khu vực, quốc tế. Gắn đào tạo nghề với việc mở rộng và phát triển các ngành,
nghề, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
khu vực, quốc tế, giáo dục văn hóa lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm nghề
nghiệp và tác phong công nghiệp.
Quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cơng
nhân lao động. Có quy định bảo đảm công bằng về tiền lương trong các thành
7


phần kinh tế, bảo đảm giá trị tiền lương thực tế để đủ cho cuộc sống của người
lao động cùng con cái họ. Cải thiện môi trường lao động, bảo hộ lao động, chăm

lo sức khỏe thể chất và tinh thần của người công nhân, nhất là xây dựng các thiết
chế văn hóa, điều kiện nhà ở... tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tăng
cường quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật, nhất là Luật Lao động, Luật Bảo
hiểm, Luật Thuế thu nhập cá nhân,... bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của
cơng nhân lao động; giải quyết các tranh chấp lao động trên cơ sở luật pháp
quốc gia và quốc tế... để “bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của cơng nhân.
Đối với giai cấp nơng dân, khẩn trương hồn thiện cơ chế liên kết kinh tế
trong việc sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ hàng nông sản. Xây dựng
thương hiệu cho nông sản Việt Nam đồng thời với việc bảo vệ thương hiệu và
quyền sở hữu trí tuệ. Các chính sách hợp tác, hỗ trợ, cung ứng dịch vụ cho sản
xuất, kinh doanh liên quan đến nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn phải được
thực hiện đồng bộ, tích cực... bên cạnh các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo
dục cộng đồng. Nhà nước thống nhất quản lý và điều hành hệ thống dịch vụ
phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua hệ thống liên kết “Bốn
nhà”. Có cơ chế, chính sách và cả cơ chế giám sát để hệ thống vận hành một
cách hiệu quả, bền vững, tạo cơ sở gắn kết các chủ thể lợi ích và các chủ thể
trong liên kết, như Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Hỗ trợ, khuyến khích
nơng dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công
nghiệp và dịch vụ. Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, mở rộng và
nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế, giáo
dục, thông tin,... cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện
có hiệu quả, bền vững cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu
hợp pháp” [3, tr.105].
Với tầng lớp trí thức, thực hiện chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử
dụng, đãi ngộ phù hợp, nhất là đội ngũ nghiên cứu, chuyên gia, kỹ thuật viên cao
cấp, hình thành đội ngũ chuyên gia chiến lược của đất nước đáp ứng yêu cầu của
8



cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ tư. Quan tâm xây dựng đội ngũ trí
thức trẻ, đáp ứng yêu cầu tiếp cận tri thức khoa học, công nghệ tiên tiến của thời
đại. Tạo cơ chế phù hợp để các nghiên cứu, ứng dụng nhanh chóng được phổ
biến rộng rãi, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, đồng thời bảo đảm
quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đó. Quan trọng hơn, tơn trọng và phát
huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức
trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ và tơn vinh xứng đáng những cống hiến của trí
thức. Có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước”.
Hai là, phát huy vai trị của mỡi giai cấp, tầng lớp trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đối với giai cấp công nhân, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao ý thức chính
trị, giác ngộ giai cấp, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần dân tộc. Trước mắt cần
nâng cao sự hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, chính
sách xã hội, những vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường, thị trường lao động,
quan hệ lao động, hợp tác và cạnh tranh, hội nhập quốc tế theo cam kết của các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những vấn đề về sở hữu trí tuệ, phá sản,
bảo hiểm. Bồi dưỡng tinh thần và ý chí lao động, thái độ đối với sức ép cạnh
tranh trong thị trường lao động, các kỹ năng giải quyết quan hệ lao động, đặc
biệt là lao động gắn với yếu tố nước ngoài, trong khu vực FDI.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức nghề nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp. Đổi mới hoạt động của tổ
chức cơng đồn, hướng về cơ sở, nắm bắt kịp thời, thường xuyên nhu cầu,
nguyện vọng, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơng nhân và đấu tranh, bảo vệ
lợi ích của họ. Đội ngũ cán bộ trong các tổ chức chính trị - xã hội của cơng nhân
phải thường xun nâng cao về trình độ, khoa học, cơng nghệ, pháp luật, ngoại
ngữ, tin học… đủ sức tham gia có hiệu quả vào q trình tập hợp, thu hút quần
chúng cơng nhân, tổ chức hoạt động cũng như bảo vệ lợi ích người lao động, cả

trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế; phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt
9


động phải đa dạng, linh hoạt, theo kịp với những thay đổi về lao động, việc làm
của giai cấp công nhân trong tình hình mới.
Đối với giai cấp nơng dân, phải đặt vấn đề giáo dục, nâng cao trình độ
dân trí cho nơng dân lên hàng đầu. Nội dung giáo dục không chỉ giới hạn ở vấn
đề chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, mà sâu xa hơn là nền tảng tri
thức, văn hóa, tư duy, nếp nghĩ, thói quen của nơng dân. Khắc phục tính manh
mún, nhỏ lẻ trong tư duy của nông dân, thúc đẩy nông dân tiếp cận với cái mới,
khoa học, giúp họ thay đổi theo hướng chuyên nghiệp, văn minh trong sản xuất,
kinh doanh và tổ chức đời sống.
Ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông
dân và cư dân nơng thơn, khắc phục tình trạng “ly hương”, giảm sức ép về lao
động mùa vụ ở các khu đô thị lớn cũng như các vấn đề xã hội khác ở nông thôn
và thành thị, xây dựng nhà nơng chun nghiệp với các mơ hình hợp tác, liên kết
phong phú, đa dạng. Điều này vừa góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn,
xây dựng nông thôn mới; vừa góp phần hạn chế những vấn đề xã hội có thể nảy
sinh do sức ép về dân cư và các sinh hoạt khác.
Đối với đội ngũ trí thức, cần tạo điều kiện, môi trường dân chủ hơn nữa
cho lao động sáng tạo của trí thức. Tạo điều kiện tối đa cho sự khai mở sáng tạo
về tri thức, học thuật, văn hóa lắng nghe; cũng như tơn trọng sự khác biệt trong
đối thoại, phản biện của trí thức. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với nhu
cầu nghiên cứu, khảo nghiệm, thực nghiệm, trao đổi học thuật và phát triển tri
thức, để thực sự coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ
quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Ba là, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể ảnh hưởng tới

khối liên minh.
Liên minh giai cấp bền vững phải dựa trên việc tôn trọng nhu cầu, lợi ích
của chính bản thân các chủ thể tham gia liên minh. Vì vậy, vấn đề cơ bản và
xuyên suốt, vừa là nội dung, vừa là nguyên tắc mang tính quy luật trong việc
10


xây dựng khối liên minh cơng - nơng - trí thức là phải xác định đúng các nhu
cầu, phát hiện kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh của công nhân, nơng dân, trí
thức trong từng giai đoạn cụ thể; trên cơ sở những tiềm năng và thực trạng kinh
tế - xã hội từ đó có giải pháp để thỏa mãn các nhu cầu; xử lý đúng đắn, kịp thời
những mâu thuẫn nảy sinh giữa các giai cấp. Làm tốt điều này, sẽ củng cố, tạo
nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và phát triển xã hội, hoàn thành sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, lý luận về liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp là một nội dung
quan trọng trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, là cơ sở lý
luận sắc bén để các Đảng cộng sản nói chung và Đảng ta nói riêng vận dụng để
tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng thực hiện các nhiệm vụ trong từng giai
đoạn cụ thể. Đồng thời, là đường lối chiến lược chỉ đạo kịp thời phong trào cộng
sản và cơng nhân quốc tế nói chung, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng đi
đến đạt được mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản. Nghiên cứu sự phát triển lý luận về liên minh giai cấp cho
phép chúng ta có một phương pháp tiếp cận khoa học khi nghiên cứu lý luận chủ
nghĩa xã hội khoa học; đồng thời cũng là cơ sở để chúng ta phân biệt những
người Mác xít chân chính với bọn cơ hội, xét lại và bọn chống cộng. Xây dựng
khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
là một nhu cầu tất yếu và là một chủ trương nhất quán của Đảng ta, nó vừa là
nhiệm vụ vừa là mục tiêu đồng thời nó cũng là con đường, biện pháp để đảng ta
lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. Lý luận về liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ

nghĩa và thực tiễn xây dựng khối liên minh giai cấp ở nước ta là vũ khí lý luận
và thực tiễn sinh động để chúng ta chống lại những âm mưu và thủ đoạn của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
muốn chia rẽ sự đoàn kết- nền tảng vững chắc của xã hội; đẩy mạnh hơn nữa sự
nghiệp đổi mới đất nước, đưa nước ta vững bước trên con đường cách mạng mà
Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn.
11


KẾT LUẬN
Lý luận về liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp là một nội dung quan trọng
trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, là cơ sở lý luận sắc bén để
các Đảng Cộng sản nói chung và Đảng ta nói riêng vận dụng trong tổ chức xây
dựng lực lượng cách mạng thực hiện các nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể.
Nghiên cứu sự phát triển lý luận về liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp
cho phép chúng ta có một phương pháp tiếp cận khoa học khi nghiên cứu lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học; đồng thời là cơ sở để phân biệt những người mác xít
chân chính với bọn cơ hội, xét lại và bọn chống cộng. Tiếp cận sự phát triển lý
luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh giai cấp cũng là một cách để
người nghiên cứu rèn luyện được tính khái quát, phát hiện ra những vấn đề
mang tính quy luật trong sự hình thành, phát triển tư tưởng chủ nghĩa xã hội
khoa học, làm cơ sở tiền cho việc vận dụng và phát triển lý luận sau này.
Xây dựng khối liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp là một nhu cầu tất
yếu và là một chủ trương nhất quán của Đảng ta. Nó vừa là nhiệm vụ, vừa là
mục tiêu đồng thời là con đường, biện pháp để Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng khối liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tiến hành
nhiều giải pháp quan trọng với sự tham gia của nhiều lực lượng. Điều đó đòi hỏi
Đảng ta phải biết vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh một cách linh hoạt, mềm dẻo. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, khái quát
lý luận để bổ sung, phát triển lý luân chủ nghĩa xã hội khoa học phù hợp với
điều kiện mới.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 1976.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh , tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011.
5. Trung tâm ngôn ngữ học, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.
6. V.I.Lênin, toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.

13



×