Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện na hang, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2017 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

MA ĐỨC TRỌNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN
QUANG GIAI ĐOẠN 2017-2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

MA ĐỨC TRỌNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN
QUANG GIAI ĐOẠN 2017-2019
Ngành : Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8 85 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đàm Xuân Vận

Thái Nguyên - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Ma Đức Trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ

nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của các cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện
cho tơi hồn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Đàm Xuân Vận, là người
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phịng Quản lí đào tạo sau đại học, Ban
Chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, tập thể giáo viên trong Khoa đã giúp tơi
hồn thành q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Na
Hang; Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thôn, Chi cục Thống kê huyện Na Hang, Hạt Kiểm lâm huyện, Chi
nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, UBND các xã đã tạo điều kiện cho
tôi thu thập số liệu, cung cấp những thông tin cần thiết để thực hiện nghiên
cứu đề tài này.
Cảm ơn gia đình; các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ và động
viên, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ma Đức Trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii

MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học: ...................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................ 3
1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 3
1.1.3 Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 4
1.2 Khái quát về công tác giao đất lâm nghiệp ................................................. 6
1.2.1 Khái niệm về giao đất .............................................................................. 6
1.2.2. Khái niệm về đất lâm nghiệp .................................................................. 6
1.2.3 Thẩm quyền giao đất ................................................................................ 6
1.2.4 Thời hạn sử dụng đất ................................................................................ 6
1.2.5 Hạn mức giao đất lâm nghiệp .................................................................. 7
1.3. Khái quát chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp
của một số nước và của Việt Nam .................................................................... 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




iv

1.3.1. Chính sách về đất lâm nghiệp của một số nước trên thế giới ................. 8

1.3.2 Chính sách có liên quan đến đất lâm nghiệp ở việt nam ....................... 10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 18
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp
trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2019 ........ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
2.3.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu..................................................... 20
2.3.3. Phương pháp kế thừa, tham khảo các tài liệu có liên quan ................... 20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 21
3.1. Tình hình cơ bản tại khu vực nghiên cứu ................................................ 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường......................... 21
3.1.2 Công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang ................................................................................................... 32
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa-xã hội của huyện
Na Hang........................................................................................................... 40
3.2 Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn năm 2017
– 2019. ............................................................................................................. 42
3.2.1. Quy trình thực hiện giao đất lâm nghiệp............................................... 42
3.2.2. Kết quả giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện ........................................................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





v

3.2.3. Đánh giá chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang
qua ý kiến người dân ....................................................................................... 50
3.3. Những khó khăn, tồn tại và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện
Na Hang........................................................................................................... 72
3.3.1. Khó khăn, tồn tại trong cơng tác giao đất lâm nghiệp .......................... 72
3.3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp
cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Na Hang ............................. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Chính phủ

CT


Chỉ thị

DT

Diện tích

GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng



Nghị định

NQ

Nghị quyết

UBND

Uỷ ban nhân dân

GĐLN

Giao đất lâm nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính


FSC

Forest Stewardship Council

LTQD

Lâm trường quốc doanh

HTXNN

Hợp tác xã nơng nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân loại đất của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ...................... 23
Bảng 3.2: Phân hạng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Na Hang .............. 24
Bảng 3.3: Diện tích trồng mới phân theo loại rừng ........................................ 29
Bảng 3.4:Tình hình dân số của huyện Na Hang giai đoạn 2016-2018 ........... 31
Bảng 3.5: Tình hình các dân tộc trên địa bàn huyện Na Hang ....................... 32
Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Na Hang năm 2018 .... 40
Bảng 3.7: Kết quả giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Na Hang giai đoạn từ
năm 2017-2019................................................................................................ 45

Bảng 3.8: Kết quả giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu rừng cho các hộ gia đình, cá nhân phân theo loại rừng....................... 47
Bảng 3.9: Sự hiểu biết của người dân về công tác giao rừng gắn với giao đất
lâm nghiệp ....................................................................................................... 51
Bảng 3.10: Sự hiểu biết của người dân về quyền của người giao rừng gắn với
giao đất lâm nghiệp ......................................................................................... 53
Bảng 3.11: Sự hiểu biết của người dân về nghĩa vụ của người giao rừng gắn
với giao đất lâm nghiệp ................................................................................... 57
Bảng 3.12: Ý kiến của người dân về kết quả giao rừng, giao đất lâm nghiệp 60
Bảng 3.13: Ý kiến của người dân về đất lâm nghiệp được giao ..................... 61
Bảng 3.14: Ý kiến của người dân về nội dung liên quan tới tài sản trên đất lâm
nghiệp được giao ............................................................................................. 63
Bảng 3.15: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng công tác giao đất lâm nghiệp
đến đời sống của người dân ............................................................................ 65
Bảng 3.16: Định hướng sản xuất, đầu tư của các hộ gia đình, cá nhân sau
khi được giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp .......................................... 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang .............................. 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng q giá có ý nghĩa quyết định
trong việc sản xuất, tổ chức và phát triển các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã
hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp.
Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình chỉ có quyền sử dụng đất nên Nhà nước luôn quan tâm đến công
tác quản lý và sử dụng đất đai, nhằm phát huy tối đa sức mạnh của đất lâm
nghiệp trong phát triển kinh tế vùng núi đồng thời thúc đẩy mọi thành phần
kinh tế trong xã hội tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy
hoạch, kế hoạch. Đảng và nhà nước rất quan tâm và đã ban hành các chủ
trương, chính sách giao đất lâm nghiệp gắn cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích phát triển sản xuất nơng
nghiệp, lâm nghiệp. Có thể thấy trong thời gian qua chính sách giao đất lâm
nghiệp, giao rừng đã đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên,
qua nhiều năm triển khai việc giao đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang nói chung, cũng như địa bàn huyện Na Hang vẫn cịn tồn tại vướng
mắc, khó khăn trong q trình thực hiện, nhiều lơ rừng vẫn chưa có chủ quản

lý thực sự trong khi nhiều người dân cịn thiếu đất sản xuất dẫn đến tình trạng
tranh chấp đất đai, xâm lấn rừng trái quy định của pháp luật... gây ra khơng ít
khó khăn cho các nhà quản lý đất đai và quản lý tài nguyên rừng.
Để góp phần thực hiện tốt công tác giao, quản lý đất lâm nghiệp, bảo vệ
và phát triển bền vững thì việc đi sâu tìm hiểu sớm tìm ra những giải pháp khả
thi nhằm thực hiện hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp là rất cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

Xuất phát từ thực tiễn còn nhiều câu hỏi đặt ra nên tôi tiến hành nghiên
cứu thực hiện đề tài “Đánh giá công tác giao đất Lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá kết quả của công tác giao đất lâm nghiệp, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư trên địa bàn huyện.
- Phát hiện được những khó khăn tồn tại qua ý kiến của người dân
và đề xuất các giải pháp có tính khả thi với địa phương nhằm nâng cao
hiệu quả công tác giao và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài này giúp củng cố nắm vững kiến thức về chính sách và pháp luật
đất đai, giúp bổ sung và hồn thiện cơ sở lý luận trong cơng tác quản lý đất
đai nói chung và quản lý đất lâm nghiệp nói riêng. Kết quả của đề tài góp
phần vào nguồn tài liệu tham khảo cho các hướng nghiên cứu khoa học tiếp

theo cho các địa phương có điều kiện tương tự.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giải quyết được vấn đề
đang được quan tâm tại địa phương, đảm bảo quyền và lợi ích các bên.
Đồng thời trợ giúp các cấp chính quyền trong vấn đề quản lý sử dụng đất
lâm nghiệp ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định đất
đai và tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Hiện nay công tác quản lý và sử dụng đất lâm
nghiệp và tài nguyên rừng nói chung được điều chỉnh bởi Luật Đất đai và
Luật Lâm nghiệp hiện đang có hiệu lực, quy định việc giao rừng phải thống
nhất, đồng bộ gắn với giao đất lâm nghiệp. Chính sách giao đất, giao rừng là
chính sách trọng tâm của Đảng và Nhà nước đã được triển khai thực hiện
trong một thời gian tương đối dài với kỳ vọng góp phần nâng cao chất lượng
rừng, tăng độ che phủ rừng, tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã
hội ở khu vực miền núi. Có thể nói chính sách giao đất lâm nghiệp gắn với
giao rừng trồng đang là đòn bẩy để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng

bền vững, thúc đẩy nhiều thành phần xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Đặc thù của sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện là sản xuất trên địa
hình đất dốc, cơ sở hạ tầng, đường giao thông hạn chế, thời gian thu hồi vốn
lâu, chu kỳ kinh doanh dài... Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện rất
tốt chương trình quốc gia về bảo vệ rừng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc
theo Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng
thì việc giao đất lâm nghiệp càng ý nghĩa hơn, bởi vậy cần nghiên cứu khắc
phục để công tác thực hiện giao và quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Có nhiều văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, hướng dẫn... về công tác
giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cấp GCNQSD đất và tài sản trên đất cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

người dân được ban hành nhằm hệ thống hóa quy trình thực hiện đảm bảo
chính xác, thống nhất, kịp thời và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy
nhiên khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện trong nhiều giai đoạn vẫn còn nhiều
lúng túng.
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nằm ở khu vực trung tâm hạ lưu
sông Gâm, độ cao trung bình 480m, so với mặt nước biển. Phần lớn diện tích
là đồi núi, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng suối tạo thành các kiểu địa
hình khác nhau: địa hình núi cao hiểm trở; địa hình núi thấp và đồi thoải lượn
sóng xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp. Kinh tế phát
triển chủ yếu tập trung ở các nghành sản xuất nơng, lâm nghiệp theo mơ hình
hộ gia đình là chủ yếu. Trong khoảng thời gian qua, chính quyền các cấp đã
rất quan tâm tới công tác phát triển kinh tế vùng đồi núi, thực hiện công tác

quản lý đất đai, quản lý tài nguyên rừng, cho tới thời điểm hiện tại việc cấp
GCNQSD đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã cơ bản xong, công tác giao
rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp đang được tiến hành tại một số xã trên
địa bàn huyện. Tuy nhiên chưa có đánh giá nào mang tính hệ thống về cơng
tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện để nhìn ra những
điểm cần nghiên cứu đưa ra giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giao đất lâm nghiệp.
1.1.3 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nơng thơn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Quyết định số 1572/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nơng thơn về việc đính chính Thơng tư số 38/2007/TT-BNN ngày
25/4/2007 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày
29/1/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và
môi trường hướng dẫn về một số nội dung về giao rừng, cho thuê rừng gắn

liền với giao đất, cho thuế đất lâm nghiệp;
- Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-BNNPTNT ngày 6/5/2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
dân cư;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
- Thơng tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Của Bộ Tài ngun
và Mơi trường quy định về bản đồ địa chính;
- Thông tư số 20/2016/TT-BNTPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi bổ sung một số điều của các thơng tư:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TTBNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT ,

99/2006/TT-

BNN;

- Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 09/1/2017 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng
dân cư;
1.2 Khái quát về công tác giao đất lâm nghiệp
1.2.1 Khái niệm về giao đất
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành luật đều có khái niệm: Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là
giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử
dụng đất cho đối tượng sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất.
1.2.2. Khái niệm về đất lâm nghiệp
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường quy định đất lâm nghiệp là loại đất
nằm trong nhóm đất nơng nghiệp gồm: Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự
nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng.
1.2.3 Thẩm quyền giao đất
Theo điều 59, Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất do
Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi có đất quyết
định việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Thẩm quyền
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cơ tôn giáo …. là Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
1.2.4 Thời hạn sử dụng đất
Theo điều 126, Luật Đất đai 2013, Thời hạn giao quyền sử dụng đất
nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là 50 năm tính từ thời điểm được giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7


đất. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp nếu
có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
1.2.5 Hạn mức giao đất lâm nghiệp
- Theo Điều 129, Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất rừng phòng hộ,
rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q ba mươi héc ta với mỗi
loại đất.
- Trên cơ sở quỹ rừng và đất lâm nghiệp của địa phương, UBND tỉnh
Tuyên Quang đã quy định hạn mức giao đất lâm nghiệp đối với các hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày
17/3/2010 về việc phê duyệt đề án giao rừng trồng gắn với giao đất lâm
nghiệp thuộc Chương trình 327 và dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản
xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2010, theo đó UBND cấp huyện thực
hiện việc quyết định giao rừng và giao đất lâm nghiệp, tối đa không quá
5ha/hộ, tối thiểu khơng hạn chế mà theo diện tích của từng lô, đảm bảo
nguyên tắc giao trọn lô rừng theo hồ sơ thiết kế trồng, chăm sóc rừng được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.3. Khái quát chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất lâm
nghiệp của một số nước và của Việt Nam
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên,
phong tục tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà mỗi nước hình
thành nên mỗi hệ thống quản lý, sử dụng đất đai khác nhau. Để đảm bảo sử
dụng hiệu quả tài nguyên đất, rừng theo hướng bền vững, ở mỗi nước lựa
chọn cho mình một chiến lược và chính sách quản lý thích hợp với điều kiện
cụ thể. Nhìn tổng qt, có xu hướng chung là gắn liền đất đai và tài nguyên
rừng với cư dân địa phương, phát triển một nền lâm nghiệp vì con người, có
thể thấy giao đất giao rừng cho các chủ thể địa phương là một trong những xu
hướng chung của các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Tuy nhiên ở mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





8

nước, vấn đề này được triển khai thực hiện ở một mức độ khác nhau và đem
lại những kết quả khác nhau.
1.3.1. Chính sách về đất lâm nghiệp của một số nước trên thế giới
- Ở Thái Lan, bắt đầu từ năm 1979 đã thơng qua chương trình làng lâm
nghiệp, hộ nông dân được giao đất nông nghiệp, để trồng rừng (Nguyễn
Trường Giang, 2013). Người nơng dân có trách nhiệm quản lý đất và được
hưởng quyền sử dụng, thừa kế, nhưng khơng được chuyển nhượng diện tích
đất đó. Người nơng dân nhận đất được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trên đất rừng của Nhà nước ở những nơi phù hợp trồng cây nơng
nghiệp lưu niên, chính phủ Thái Lan hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như đường,
trạm y tế... Bước sang thời kỳ những năm 90, Chính phủ Thái Lan tiếp tục
chính sách ruộng đất theo dự án mới. Trên cơ sở đánh giá, xem xét khả năng của
nông dân nghèo, giải quyết khâu cung cầu về ruộng đất theo hướng sản xuất hàng
hoá và giải quyết việc làm. Theo dự án này Chính phủ giúp đỡ tiền mua đất, mặt
khác khuyến khích đầu tư trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho
nông dân nghèo. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, đã làm
tăng mức độ an toàn cho người thuê đất trong thời gian sử dụng, người sử dụng
đất được thực hiện các quyền theo đúng quy định. Do vậy đã ảnh hưởng tích
cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất.
- Phần Lan là quốc gia có diện tích rừng che phủ lớn nhất Châu Âu
(khoảng 86%), tại đây quyền sở hữu rừng được pháp luật bảo vệ và chứng
nhận tự nguyện, khi sử dụng gỗ từ các nguồn được chứng nhận PEFC
(Chương trình tiêu chuẩn chứng nhận rừng) và tiêu chuẩn FSC (Hội đồng
quản lý rừng) giúp các doanh nghiệp đảm bảo rằng tất cả gỗ đều được khai
thác một cách hợp pháp và có thể truy ngun lại mơi trường tự nhiên của

chúng, ngăn chặn việc xuất - nhập gỗ, bột giấy bất hợp pháp. Tính bền vững
trong quản lý rừng mang ý nghĩa trong khâu sử dụng cây khai thác rằng hầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

hết các phần của mỗi cây sẽ được sử dụng cho những mục đích phù hợp
nhất, giúp giảm lượng chất thải trong tồn bộ q trình. Các cá nhân và hộ
gia đình sở hữu khoảng hơn một nửa diện tích rừng ở Phần Lan. Có khoảng
gần 1 triệu chủ rừng ở Phần Lan nếu tính cả những người nắm giữ những cổ
phần chung. Điều này có nghĩa là có khoảng 1/5 dân số là chủ rừng. Nhà
nước chỉ sở hữu 25% đất rừng, các doanh nghiệp tư nhân sở hữu 10% và
các thành phần khác sở hữu 5%. Yếu tố quan trọng để các hộ gia đình tham
gia phát triển kinh tế lâm nghiệp là việc thu lợi từ rừng nhờ có một nhu cầu
liên tục của ngành cơng nghiệp đối với từng loại gỗ. Đấy không phải là khả
năng có ở tất cả các nơi trên thế giới. Ở Phần Lan, điều này đạt được thông
qua những nỗ lực lâu dài suốt nhiều thập kỷ, các ngành công nghiệp rừng là
chìa khố sinh lợi của lâm nghiệp Phần Lan vì chúng đảm bảo có một người
mua đáng tin cậy cho sự tăng trưởng của gỗ rừng. Mặt khác, các ngành
cơng nghiệp rừng khơng thể sống sót mà khơng có nguồn lợi và sản phẩm
từ ngành lâm nghiệp. Trong lĩnh vực nghiên cứu về rừng Phần Lan có một
hệ thống kiểm kê rừng quốc gia từ hơn 100 năm và nó cung cấp thơng tin
một cách xuất sắc nhất. Việc thiếu những thông tin về ngành lâm nghiệp là
một trong những hạn chế trong việc lập kế hoạch có hiệu quả ở rất nhiều
nước và điều này cũng làm giảm những lợi ích được tạo ra thơng qua chính
sách và quản trị lâm nghiệp (Hồng Nhung ,2017)
Lịch sử Nhật Bản đã có một vấn đề phá rừng nghiêm trọng do yêu cầu

của giới cầm quyền về gỗ để cung cấp cho quân đội và xây dựng, việc sử
dụng rừng không bền vững đã được diễn ra trong một thời gian dài, gỗ và các
lâm sản khác được khai thác mà không quan tâm đến việc bổ sung nguồn
cung. Nhận thức thấy thách thức môi trường này vào khoảng những năm 1670
lần đầu tiên chính quyền Mạc phủ và các địa phương đã đưa ra qui định vừa
khai thác gỗ vừa kết hợp trồng rừng. Chính sách này được thực hiện một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




10

rất nghiêm khắc với mục tiêu chuyển dịch từ sử dụng rừng không bền vững
đến bền vững. Nhờ vậy mà những cánh rừng dần được khôi phục, môi trường
không bị ảnh hưởng và nguồn cung gỗ cũng ổn định.
Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển
kinh tế bùng nổ, nhu cầu gỗ phục vụ cho công nghiệp và xây dựng trong nước
tăng mạnh. Để đáp ứng nhu cầu này, một mặt, chính phủ tăng cường chính
sách trồng rừng trên diện rộng bên cạnh việc khai thác gỗ có quy hoạch. Mặt
khác, họ đẩy mạnh nhập khẩu gỗ để bảo vệ rừng. Ngày nay, Chính phủ
khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đồng thời đảm
bảo duy trì dự màu mỡ của đất. Đất đai ở Nhật Bản có hình thức thuộc sở hữu
tư nhân, chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất
nơng nghiệp, khơng được để hoang hóa q 1 năm.
Việc trồng và khai thác cây lâm nghiệp của người dân Nhật Bản rất
khoa học đặc biệt là Phương pháp trồng rừng Dogura được người dân tại Nhật
Bản gìn giữ và bảo tồn từ đó những phát huy giá trị về thiên nhiên, du lịch tại
quốc gia này.
1.3.2 Chính sách có liên quan đến đất lâm nghiệp ở việt nam

Chính sách về giao đất lâm nghiệp luôn được Nhà nước ta quan tâm
và được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp, đáp ứng nhu cầu và điều kiện
thực tiễn, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình
quản lý qua mỗi thời kỳ tại từng địa phương thì cơng tác giao đất lâm
nghiệp được nghiên cứu và triển khai thực hiện và có sự khác nhau về
phạm vi, quy mô, mức độ và kết quả đạt được. Tìm hiểu chính sách quản
lý, giao đất lâm nghiệp tại Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn để thấy
được tác động của các chính sách theo từng thời kỳ lịch sử như sau:
- Thời kỳ 1968 – 1982:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Đây là thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trên cơ sở
phát triển kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp
được giao cho hai thành phần kinh tế cơ bản là Quốc doanh và hợp tác xã,
chưa giao đất cho hộ gia đình.
Các lâm trường quốc doanh (LTQD) là loại chủ rừng chủ yếu, được
Nhà nước đầu tư để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70%
tổng diện tích rừng trồng tập trung theo kế hoạch của Nhà nước. Các hợp tác
xã nông nghiệp (HTXNN) thời kỳ này đã tham gia trồng khoảng 29% diện
tích rừng trồng tập trung. HTXNN trồng rừng chủ yếu để nhận tiền cơng lao
động do Nhà nước trả là chính. Chưa có quyền sở hữu rừng trồng và chưa
quan tâm đến kết quả rừng mình gây trồng nên. Việc kinh doanh phải theo
đúng các chính sách, chế độ hiện hành về quản lý đất đai, quản lý rừng Nhà
nước, hợp tác xã phải kinh doanh theo đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình

kỹ thuật của Nhà nước. Nếu hợp tác xã thiếu vốn kinh doanh thì sẽ được Nhà
nước căn cứ vào những quy định hiện hành, cho hợp tác xã vay vốn dài hạn,
hoặc ngắn hạn theo yêu cầu của từng mặt như đã cho hợp tác xã vay, có chiếu
cố đến lãi suất. Ngoài ra Nhà nước giúp cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ theo
kế hoạch, cho phép vận dụng cành ngọn, khai thác tre nứa đối với hợp tác xã
muốn kinh doanh chế biến lâm sản, trang bị cơ sở sửa chữa, hoặc giúp sửa
chữa máy, công cụ trong các xưởng sửa chữa của Nhà nước, cung cấp phụ
tùng, nguyên liệu, nhiên liệu…(Dương Viết Tình, 2008)
- Thời kỳ 1982 – 1992:
Vào những năm đầu 1980 là thời kỳ Nhà nước đang nghiên cứu thử
nghiệm cải tiến quản lý hợp tác xã. Trong ngành Lâm nghiệp, Nhà nước ta đã
có chính sách giao đất giao rừng cho hợp tác xã và các hộ gia đình trong hợp
tác xã để sản xuất nông, lâm nghiệp được quy định tại Quyết định số: 184HĐBT ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng ra về việc đẩy mạnh giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây, gây rừng; Chỉ thị số 29/CTTƯ ngày 12/11/1983 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh
giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo nông lâm kết
hợp. Công tác giao đất ở giai đoạn này tập trung giao đất trống, đồi trọc và
rừng nghèo hoặc rừng chưa giao cho các lâm trường trên cơ sở quy hoạch sử
dụng đất đã được UBND tỉnh xét duyệt, mức giao tại thời điểm này cho mỗi
lao động là 2000 m2 đến 2500 m2 để làm "vườn rừng" tự giải quyết gỗ, củi và
các hoa lợi khác cho gia đình. Ngồi ra, mỗi hộ có thể nhận khoán đất trống,
đồi trọc để trồng rừng theo quy hoạch chung. Khi rừng đến tuổi khai thác,
phải khai thác theo đúng quy hoạch, kế hoạch và quy trình kỹ thuật do cơ
quan lâm nghiệp địa phương quy định và phải làm trịn các nghĩa vụ tài chính

theo quy định. Quyền lợi từ rừng do tập thể trồng hoặc cải tạo bằng nguồn lực
tự chủ khi khai thác được sử dụng từ 20% đến 30% sản phẩm chính đối với
rừng hoặc từ 10% đến 20% sản phẩm chính đối với rừng cải tạo, số còn lại
phải bán cho Nhà nước theo giá thoả thuận. Rừng do cá nhân trồng, khi thu
hoạch, cá nhân phải nộp cho hợp tác xã (nơi chưa có hợp tác xã thì nộp cho xã
) 20% sản phẩm chính, số 80% sản phẩm chính cịn lại, cá nhân được sử dụng
30%, bán cho Nhà nước 70% theo giá thoả thuận.
Đến sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1986) Đảng và Nhà nước chủ
trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường nhiều thành phần. Ngày 29/12/1987 Luật đất đai được thông qua phân
chia quỹ đất ở nước ta theo mục đích sử dụng làm 05 loại như sau: Đất nông
nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất khu dân cư; Đất chuyên dùng; Đất chưa sử dụng.
Kinh tế nông hộ đã được khôi phục và phát triển với tư cách là một đơn vị
kinh tế hàng hố có quyền tự chủ với đầy đủ nghĩa vụ và lợi ích, các hộ nông
dân được giao ruộng đất để sử dụng lâu dài đã làm thay đổi quan hệ sở hữu
theo chế độ tập thể hoá và quốc doanh hoá trước đây. Những năm cuối của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

thời kỳ này là một loạt các văn bản về công tác giao đất để thúc đẩy phát triển
kinh tế như: Quyết định số 72- HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng bộ
trưởng về chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế xã hội miền núi;
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 1991; Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB của Bộ
lâm nghiệp và tổng cục quản lý ruộng đất ngày 6/02/1991 đã hướng dẫn việc
giao rừng và đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích
lâm nghiệp; Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch hội đồng Bộ

trưởng đã ra về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc,
bãi bồi ven biển và mặt nước, trong đó ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng
vốn đầu tư dần cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc khơng lấy lãi và việc
hồn trả vốn vay sẽ bắt đầu từ lúc có sản phẩm. Ngày 22/7/1992 Chủ tịch hội
đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển
rừng. Quyết định này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân gây trồng cây
lâm nghiệp ở vùng định canh định cư, Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn không lấy
lãi và cũng từ đây ngành lâm nghiệp đã cùngvới các địa phương vận dụng và
thực hiện giao đất giao rừng đến các hộ dân, công nhân trong lâm trường. Ở
những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất giao rừng, thì rừng đã có người
làm chủ cụ thể khơng cịn tình trạng chủ rừng chung chung mà thực chất là vơ
chủ. Vì vậy người nông dân đã yên tâm đầu tư vào việc kinh doanh rừng và
bồi bổ đất đai. Đó là những tiến bộ bước đầu đáng khích lệ của cơng tác giao
đất khoán rừng trong giai đoạn này, làm tiền đề cho chuyển hướng ngành lâm
nghiệp, từ lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội ở nước ta (Dương
Viết Tình, 2008)
- Thời kỳ 1993- 2003:
Một số chính sách quan trọng đã được ban hành để quản lý đất đai,
bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 1991;
Luật Đất đai 1993; Nghị định 02/CP, ngày 15/1/1994 của Chính phủ về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

GĐLN cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp… Các chính sách trong giai đoạn này là đã khẳng
định vai trị của hộ gia đình, cá nhân đây là đối tượng chính để giao đất lâm

nghiệp, theo đó đã làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất
được thể chế hoá trong Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật đất đai. Chính
sách nổi bật trong thời kỳ này có Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày
29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và
tổ chức thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng là Chính sách rất quan trọng,
thúc đẩy q trình sử dụng và quản lý tốt đất lâm nghiệp với mục tiêu trồng
mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, để tăng độ che
phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ
thiên tai, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động, góp phần xố đói, giảm nghèo, định canh, định cư,
tăng thu nhập cho dân cư sống ở nơng thơn miền núi, ổn định chính trị, xã
hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới, cung cấp gỗ làm nguyên
liệu để sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng
xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm
nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội miền núi.Trên cơ sở nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng, bảo vệ,
khoanh ni tái sinh rừng và hưởng lợi ích từ nghề rừng. Nhà nước tạo môi
trường pháp lý thuận lợi; tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; có
các chính sách khuyến khích người làm nghề rừng; hỗ trợ đầu tư từ nguồn
vốn ngân sách hoặc vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
yếu.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân ngay sau khi được giao đất và cho thuê đất... (Dương Viết Tình,
2008)
- Thời kỳ 2003-2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×