Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông Foley đặt qua lỗ trong cổ tử cung ở thai≥ 37 tuần tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.2 KB, 100 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

HUỲNH QUỐC HIẾU

HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ CỦA ỐNG
THÔNG FOLEY ĐẶT QUA LỖ TRONG CỔ TỬ
CUNG Ở THAI≥ 37 TUẦN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2013


2

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1
Tổng quan về khởi phát chuyển dạ
1.2
Điểm qua Y văn về KPCD bằng thông Foley
1.3
Các nghiên cứu về tai biến và tác dụng phụ của KPCd bằng
1.4
1.5
1.6
1.7
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
3.1

3.2

thông Foley
So sánh ống thông Foley một bóng và hai bóng
So sánh hiệu quả của thơng Foley với dùng thuốc
Những nghiên cứu KPCD bằng thông Foley tại Việt Nam
Những điểm chính về KPCD bằng thơng Foley trong y văn
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Cỡ mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn chấm dứt nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Nhân lực và phương tiện nghiên cứu
Vai trị của nghiên cứu viên chính
Cách tiến hành
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả KPCD
Quy định ngừng tham gia nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Danh sách các biến số nghiên cứu cần thu thập
Thu thập và phân tích số liệu
Vấn đề y đức
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dịch tể học của đối tượng tham gia nghiên cứu
Hiệu quả KPCD bằng thông Foley

Trang



3

3.3
3.4
3.5
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

Diễn tiến và kết cục chuyển dạ
Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ thành công của KPCD
Các tác dụng không mong muốn và biến chứng
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tể học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả KPCD của thông Foley
Bàn luận về điểm số Bishop
Các đặc điểm tiến triển của chuyển dạ
Bàn về đặc điểm tiến triển CD của các trường hợp KPCD
thành cơng
Phân tích các đặc điểm của nhóm KPCD thất bại
Chỉ định mổ sinh
Bàn về trọng lượng thai nhi
Phân tích 18 trường hợp rơi thơng trước thời hạn 12 giờ
Phân tích các yếu tố liên quan đến KPCD thành cơng
Phân tích các tác dụng khơng mong muốn và biến chứng


4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4


5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

BS
BV
BXĐC
BVĐK
CD
CNV
Cs
CTC
GSTB

KPCD
KTC
N
TC
TH

Âm đạo
Bác sĩ
Bệnh viện
Bất cân xứng đầu chậu
Bệnh viện đa khoa
Chuyển dạ
Công nhân viên
Cộng sự
CTC
Giục sinh thất bại
Khởi phát chuyển dạ
Khoảng tin cậy
Số trường hợp
Tử cung
Số trường hợp

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
ACOG
AFI

American College of Obstetricians and Gynecologists
Aminotic Fluid Index



6

BMI
CTG
EASI
FFN
MEAN
NICE
NST
PG
PGE1
PGE2
SDP
STD.Dev

Body Mass Index
Cardio-Toco-Graphy
Extra-Amniotic Saline Infusion
Fetal Fibronectin
Gía trị trung bình
National Institution for health and Clinical Excellency
Non Stress Test
Prostaglandin
Prostaglandin E1
Prostaglandin E2
Single Deepest Pocket
Standard deviation

ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

THUẬT NGỮ
Ý NGHĨA
American College of Obstetricians Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ
and Gynecologists
Amniotic Fluid Index
Body Mass Index
Boxplot
CardioTocoGraphy
Extra Amniotic Saline Infusion
Gel
Guidelines

Chỉ số ối
Hệ số trọng lượng cơ thể
Biểu đồ hình hộp và râu (tứ phân vị)
Biểu đồ tim thai-cơn go Tử cung
Bơm nước muối khoang ngoài buồng ối
Dạng keo
Hướng dẫn


7

Frequency
Laminar
Intracervical
Mesh
Meta-analysis
Non Stress Test
Outlier

Randomised Clinical Trial
Standard deviation
Systematic review
Single Deepest Pocket
Transcervical

Tần suất
Que bấc nong CTC
Trong kênh CTC
Tấm lưới
Phân tích tổng hợp
Test khơng đả kích
Trường hợp cá biệt (nằm ngồi tứ phân vị)
Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
Độ lệch chuẩn
Tổng kết hệ thống
Đo một khoang ối sâu nhất
Qua kênh CTC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Thứ tự
Bảng 1.1
Bảng 2.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12

Tên bảng
Hệ thống điểm Bishop dùng đánh giá KPCD
Biến số nghiên cứu thu thập
Đặc điểm dịch tể học của đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm sản khoa của từng nhóm chỉ định KPCD
Hiệu quả KPCD
Điểm Bishop trước và sau KPCD
Thay đổi các yếu tố CTC trước và sau KPCD
Các đặc điểm tiến triển CD
Kết quả trẻ sơ sinh
Đặc điểm của các trường hợp rơi thông trước 12 giờ
Đặc điểm của nhóm KPCD thất bại và so sánh với nhóm KPCD

Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16

thành công
Các yếu tố liên quan đến KPCD thành công
Các tác dụng không mong muốn và biến chứng
Kết quả tỉ lệ thành công của một số nghiên cứu
Tổng hợp thay đổi điểm Bishop trước và sau KPCD của một số

Bảng 4.17


nghiên cứu
Thời gian từ KPCD-CD và đến khi sinh của một số nghiên cứu

Trang


8

DANH MỤC CÁC HÌNH-SƠ ĐỒ
Thứ tự
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4.
Hình 1.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
HÌnh 4.9

Tên hình-sơ đồ
Ống thơng Foley sử dụng trong KPCD
Hình bóng bơm 30ml và 60ml
Hình mơ phỏng đặt thơng Foley ở kênh CTC
Hình mơ tả ống thơng 2 bóng
Sơ đồ nghiên cứu
Phân bố nhóm chỉ định KPCD
Phân bố điểm Bishop trước và sau KPCD
Sơ đồ tóm lược diễn tiến KPCD và kết cục CD

Hình siêu âm: Bóng thông Foley sau khi đặt thông

Trang


9

MỞ ĐẦU
Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là sự kích thích gây ra cơn co tử cung (TC)
trước khi quá trình chuyển dạ (CD) tự nhiên bắt đầu. Theo thống kê của Tổ chức Y
tế Thế giới về sức khỏe bà mẹ và chu sinh toàn cầu năm 2012, tỉ lệ KPCD trung
bình khoảng 9,6% và tỉ lệ này vẫn đang tiếp tục gia tăng [32]. Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ
KPCD đã tăng từ 9,5% trong năm 1991 đến 22,5% trong 2006 [26].Tại Bệnh viện
(BV) Từ Dũ năm 2010-2011, mỗi năm có 4204-7060 TH cần được KPCD [10].
Có hai nhóm phương pháp KPCD chính: cơ học và dùng thuốc [8],[26],[17].
Việc chọn lựa phương pháp nào sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: tính sẵn có, cơ sở
vật chất, nguồn nhân lực, tỉ lệ thành cơng, mức độ an tồn, sự hài lịng của bệnh
nhân.
Các phương pháp dùng thuốc gồm có: Prostaglandin E2 (PGE2) và
Prostaglandin E1 (PGE1) [27]. Các thuốc PG có các tác dụng phụ như cơn go
cường tính, tăng trương lực cơ TC, hoặc rối loạn nhịp tim thai. Do vậy việc sử dụng
các loại thuốc này cần thận trọng [17].
Các phương pháp cơ học bao gồm: nong Cổ tử cung (CTC) bằng laminaria,
đặt túi nước ngoài buồng ối, đặt thông Foley kênh CTC hoặc qua lỗ trong CTC.
Các phương pháp cơ học thường có giá thành thấp, sẵn có, dễ thực hiện, ít tác dụng
khơng mong muốn và biến chứng hơn so với phương pháp dùng thuốc [26],[32].
Nong CTC bằng thông Foley lần đầu được Embrey và Mollison sử dụng vào
năm 1967 [35]. Từ đó đến nay nhiều nghiên cứu về KPCD bằng thơng Foley đã
khẳng định tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này. Tại Việt Nam hiện nay
vẫn còn một số BV chưa áp dụng kỹ thuật này trong đó có BVĐK Quảng Nam.

Khoa Phụ Sản BVĐK Quảng Nam hàng năm có khoảng 6500 ca sinh, tỉ lệ
mổ sinh 35%. Tuy chưa có thống kê nhưng với tỉ lệ 10% theo như thống kê của Tổ
chức Y tế thế giới [32] thì hàng năm ước tính có khoảng 650 TH cần phải KPCD
tại BVDK Quảng Nam. Các biện pháp KPCD đã áp dụng tại Quảng Nam bao gồm:
chủ yếu là Misoprostol, kỹ thuật KPCD bằng thông Foley và PGE2 là chưa từng
được áp dụng.


10

Hiện nay Misoprostol đã không được phép sử dụng tại Việt Nam [5]. PGE2
khơng sẵn có và giá thành cao nên cũng chưa từng được sử dụng. KPCD bằng lóc
ối thì địi hỏi CTC phải hở, hiệu quả khơng cao và có những tác dụng khơng mong
muốn như đau, ra máu. Truyền oxytocin để gây CD đòi hỏi CTC phải thuận lợi
[70]. Những TH có CTC khơng thuận lợi cần phải được gây chín muồi bằng một
phương pháp thích hợp. Quảng Nam là một tỉnh nghèo, việc áp dụng phương pháp
KPCD nào cũng phải cân nhắc đến hiệu quả kinh tế, tính sẵn có, an tồn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới 2012, xét theo góc độ hiệu quả
kinh tế thì ống thơng Foley là một lựa chọn phù hợp do tính sẵn có, dễ sử dụng, dễ
bảo quản, ít tác dụng khơng mong muốn [32]. Theo Uptodate 19.3, KPCD bằng
thông Foley là một lựa chọn thay thế hợp lý cho KPCD bằng Misoprostol [72]. Do
vậy chúng tôi chọn KPCD bằng thông Foley để tiến hành nghiên cứu tại BV Quảng
Nam và từ đó đưa vào áp dụng rộng.
Câu hỏi nghiên cứu:
KPCD bằng ống thông Foley đặt qua lỗ trong CTC có hiệu quả và an tồn
hay khơng?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu chính:
Xác định tỉ lệ KPCD thành công bằng ống thông foley.
Mục tiêu phụ:


1. Xác định tỉ lệ biến chứng và tác dụng không mong muốn của phương pháp.
2. Kết cuộc thai kỳ sau KPCD bằng thông Foley.


11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

KHỜI PHÁT CHUYỂN DẠ:

1.1.1. Định nghĩa :
KPCD là sự kích thích gây ra cơn go TC trước khi có CD tự nhiên xảy ra,
kèm theo có thể có ối vỡ. Sự kích thích này bao gồm các phương pháp cơ học và
dược học [26].

1.1.2. Cơ chế CD tự nhiên:
Cơ chế CD ở thai đủ tháng là một quá trình sinh lý với nhiều yếu tố góp
phần có liên quan đến những thay đổi các tổ chức mô trong TC (cơ TC, màng rụng,
và CTC). Quá trình này xảy ra từ vài ngày đến vài tuần. Những thay đổi này bao
gồm: gia tăng sự tổng hợp và phóng thích PG trong TC, gia tăng sự hình thành các
đường dẫn truyền trong cơ TC, và gia tăng sự nhạy cảm của các thụ thể oxytocin
trên cơ TC. Một khi cơ TC và cổ TC đã được chuẩn bị sẵn sàng, các yếu tố nội tiết
từ những đơn vị nhau thai sẽ kích hoạt hoạt động của cơ TC từ chỗ bất hoạt chuyển
thành những cơn go đều đặn [52].
CD được chẩn đoán trên lâm sàng dựa vào những cơn go TC đều đặn, sự xóa
và mở CTC, và chất nhầy hồng AĐ.
1.1.3. Chỉ định KPCD:
KPCD được chỉ định khi việc kết thúc thai kỳ thực sự có lợi cho sức khoẻ

của mẹ và thai nhi hơn là tiếp tục kéo dài thai nghén [26].
Chỉ định do mẹ:

• Tiền sản giật: điều trị nội thất bại hoặc bệnh tiến triển nặng hoặc đã có sản giật.
• Vỡ ối tự nhiên: thai đủ tháng trưởng thành hoặc có biểu hiện nhiễm trùng ối và
CD không bắt đầu sau 24 giờ thì chỉ định KPCD.

• Ung thư: chấm dứt thai kỳ để chuẩn bị thực hiện phẫu thuật, xạ trị, hố trị.
Chỉ định do thai:

• Mẹ bị đái tháo đường: thai nhi có nguy cơ vào những tuần cuối thai kỳ nếu
đường huyết mẹ không ổn định.


12

• Thai q ngày : thai bị kém ni dưỡng và có nguy cơ bị suy thai trường diễn,
thai chết lưu, suy thai trong CD.

• Thai thiểu ối.
• Thai có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
1.1.4. Chống chỉ định của KPCD:
• Khi TC có sẹo mổ cũ (sẹo dọc thân TC lấy thai, bóc nhân xơ TC).
• Bất cân xứng đầu thai nhi và khung chậu.
• Ngơi thai bất thường (ngang, ngược,trán).
• Herpes sinh dục đang tiến triển.
• Một số bệnh lý khác: sa dây rốn, mạch máu tiền đạo, nhau tiền đạo trung tâm,
mẹ mắc bệnh nội khoa trầm trọng (suy tim, tăng áp nội sọ, phù phổi cấp), chấn
thương vùng chậu...


1.1.5. Các yếu tố tiên lượng thành công của KPCD:
Tình trạng CTC là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tiên lượng
khả năng KPCD thành công. Do vậy cần phải khám kỹ trước khi thực hiện KPCD.
Có một số hệ thống tính điểm CTC: như Bishop, Fields, Burnet, Caldor, và
Friedman [72]. Theo Edwards và cs, có nhiều bằng chứng đã chứng minh và khẳng
định giá trị của chỉ số Bishop trên lâm sàng. Trong các yếu tố của chỉ số Bishop, độ
mở CTC có liên quan nhiều nhất đến khả năng thành công của CD. Cho đến nay,
chưa có hệ thống điểm cải tiến nào tỏ ra có ưu thế hơn so với điểm số Bishop [31].
Chỉ số Bishop [8],[72]:
Năm 1964, Bishop E.H đã đưa ra hệ thống cho điểm để dự đốn khả năng
thành cơng của KPCD ở thai trưởng thành. Hệ thống này cho điểm theo 4 yếu tố
của CTC ( độ xóa, độ mở, mật độ, vị trí CTC) và độ lọt ngơi thai. Cách tính điểm
dựa theo bảng sau:


13

Bảng 1.1 . Đánh giá tình trạng CTC trước CD bằng chỉ số Bishop
Điểm số
Tham số
Độ mở CTC (cm)
Độ xóa CTC (%)
Mật độ CTC
Vị trí CTC
Độ lọt ngơi thai

0

1


2

3

Đóng
0-30
Chắc
Sau
-3

1-2
40-50
Trung bình
Trung gian
-2

3-4
60-70
Mềm
Trước
-1 hoặc 0

≥5
≥80
+1 hoặc +2

Cristina và cs đã thực hiện một phân tích tổng hợp để đánh giá mối liên quan
giữa chỉ số Bishop và KPCD thành công. Khi so sánh thai phụ có điểm số Bishop
cao và thai phụ có điểm số thấp thì thấy rằng nhóm có điểm số Bishop cao có xu
hướng sinh ngã AĐ nhiều hơn. Như vậy chỉ số Bishop có thể là một yếu tố dự báo

khả năng sinh ngã AĐ và có liên quan đến thời gian từ KPCD-sinh [22]. Theo
Xenakis và cs [74], nếu so sánh điểm Bishop trước KPCD của nhóm thai phụ có
điểm Bishop >3 điểm với thai phụ có điểm Bishop ≤3 thì nhóm có điểm Bishop <3
có tỉ lệ KPCD thất bại cao hơn (9,4%so với0,7%; p<0,01); tỉ lệ mổ sinh cao hơn
(29% so với 15,4%; p<0,01), và thời gian từ KPCD- pha tích cực cũng ngắn hơn.
Hiện nay trong nhiều nghiên cứu, tiêu chuẩn KPCD thành công dựa trên
điểm Bishop vẫn chưa đồng thuận. Có tác giả đưa ra điểm cắt Bishop 7 điểm để xác
định tiêu chuẩn thành cơng [8],[9], có tác giả thì chọn tiêu chuẩn thành công là
điểm Bishop tăng ≥3 điểm sau KPCD [7],[10].
Với điểm cắt Bishop là 7, những TH có điểm Bishop ban đầu cao hơn sẽ có
cơ hội KPCD thành cơng cao hơn, cịn những TH có điểm Bishop trước KPCD thấp
thì cơ hội đạt được 7 điểm sẽ khó hơn. Như vậy tỉ lệ thành công KPCD theo điểm
cắt này sẽ thấp. Điều này thể hiện qua kết quả nghiên cứu của Hồ Thái Phong: nếu
chọn tiêu chuẩn thành cơng điểm Bishop ≥7 thì sau 12 giờ đặt thơng, tỉ lệ thành
cơng chỉ có 43% [7]. Do vậy chúng tôi không chọn điểm cắt Bishop ≥7 sau KPCD
là tiêu chuẩn thành công.


14

Tiêu chuẩn thay đổi điểm Bishop trước-sau KPCD ≥ 3 điểm: với tiêu chuẩn
này, tỉ lệ KPCD thành công sẽ tăng cao như nghiên cứu của Hồ Thái Phong đạt tỉ lệ
thành công là 80% [7], của Nguyễn Bá Mỹ Ngọc đạt tỉ lệ 76% [10].
Trong một số nghiên cứu cùng đề tài, chúng tôi ghi nhận lại sự thay đổi điểm
Bishop trước-sau KPCD thì thấy sự thay đổi này đều có giá trị trung bình ≥3 điểm.
Wing A. ghi nhận điểm số Bishop trước và sau KPCD thay đổi từ 3,3-5,3 điểm
[71]. Trong nghiên cứu của Jagath, với thể tích bóng bơm 60ml đặt qua lỗ trong
CTC, kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi điểm Bishop là 3,8 ± 0,6 [79]. Nghiên
cứu của Hồ Thái Phong có thay đổi điểm Bishop là 3,9 [7]. Các nghiên cứu khác
mặt dù quy trình thực hiện khác nhau (về vị trí đặt thơng và thể tích bóng bơm)

cũng ghi nhận sự thay đổi điểm Bishop sau KPCD thường ≥ 3: của Sciscione [81]
là 3,5; của Nguyễn Bá Mỹ Ngọc [10] là 3,9; của Owalabi [55] là 4; của PatroMalysza [56] là 3,6; của Ziyauddin [78] là 2,8 (trước KPCD) và 7,5 (sau KPCD).
Từ những kết quả của các nghiên cứu trên, chúng tôi chọn tiêu chuẩn thay đổi điểm
Bishop trước và sau KPCD ≥ 3 điểm để đánh giá sự thành công của phương pháp
gây CD bằng thông Foley.
Những yếu tố dự báo khác, như siêu âm ngã AĐ, các chỉ dấu sinh hóa (Fetal
Fibronectin FFN) cũng đã được sử dụng để dự báo khả năng thành công của KPCD.
Cả hai yếu tố này đều có thể dự báo KPCD thành công nhưng không chứng tỏ ưu
thế hơn chỉ số Bishop [21].

1.2.

Các phương pháp KPCD:

Cần phải cân nhắc khi lựa chọn phương pháp KPCD. Có phương pháp ưu thế
trong tạo cơn gị tử cung, có phương pháp gây chín muồi CTC, có phương pháp lại
có cả hai tác dụng. KPCD có thể chỉ dùng một phương pháp nhưng có khi lại cần
sự phối hợp các phương pháp [8]. Bên cạnh đó, cơ sở y tế phải đảm bảo nguồn
nhân lực, trang thiết bị; phương pháp phải an tồn, có hiệu quả kinh tế, tính sẵn có.
1.2.1. KPCD bằng phương pháp nong cơ học:
Phương pháp nong cơ học sẽ làm phóng thích PG nội sinh từ các màng thai và
màng rụng để thúc đẩy CTC chín muồi. Nong cơ học có nhược điểm là phải chờ


15

cho CTC giãn từ từ. Trong các tình huống lâm sàng đặt biệt như không thể sử dụng
PG hoặc không có thuốc thì có thể áp dụng phương pháp nong cơ học vừa hiệu quả
vừa an toàn [8].
Phương pháp đặt thông Foley qua lỗ trong CTC (xem phần 1.4.1)

Phương pháp đặt túi nước (Kovac’s): Dùng bao cao su với một ống thông
Nelaton bên trong, đưa qua kênh CTC vào khoang dưới màng ối của đoạn dưới TC
rồi bơm nước muối sinh lý 100-300ml để làm tách màng ối. Phương pháp này có
nguy cơ gây thay đổi vị trí ngơi thai, sa dây rốn, rách màng ối nên ít được dùng [8].
Nong bằng cách hút ẩm như laminaria (rong biển sấy khô) được đặt vào kênh
CTC, chất này sẽ hút nước và phồng to dần và gây giãn nở CTC. Phương pháp này
đã được ghi nhận có tình trạng sốc phản vệ xảy ra sau khi đặt Laminaria, và khơng
có hiệu quả rút ngắn thời gian KPCD-sinh so với nhóm dùng oxytocin [26].
1.2.2. KPCD bằng dược chất:
Các Prostaglandin (PG): TC người có nhiều acid arachidonic, là tiền chất của
PG. Khi CD, PG nhóm E và nhóm F trong TC gia tăng. PGF2α được tạo từ màng
rụng mẹ, có tác dụng thúc đẩy cơn co TC. PGE2 được tạo từ màng ối, có tác dụng
làm chín muồi CTC. Trong thực hành người ta thường sử dụng PGE1, PGE2 để
KPCD [8].
Hiện nay PGE2 dạng gel thường sử dụng để làm chín muồi CTC, tuy nhiên do
giá thành cao nên không sử dụng rộng rãi. PGE1 (Misoprostol) đã từng được sử
dụng KPCD rất phổ biến trong thời gian qua, nhưng hiện nay không được phép
dùng tại Việt Nam trong KPCD ở thai sống trưởng thành [5].
Oxytocin: Đây là tác nhân gây co cơ TC. Sự nhạy cảm của cơ TC đối với
oxytocin xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ, tăng chậm từ tuần 20-30 và ổn định
từ tuần thứ 34 trở đi. Nồng độ oxytocin nội sinh tăng nhanh khi bắt đầu vào CD, đạt
tối đa vào giai đoạn sổ thai và giai đoạn co hồi TC sau sổ thai. Tác dụng oxytocin
trên cơ TC còn phụ thuộc vào mật độ các thụ thể tiếp nhận oxytocin. Mật độ các thụ
thể này sẽ đạt mức tối đa khi thai đủ tháng và lúc vào CD [12].
Tác dụng không mong muốn:


16

Mẹ:


- Cơn go cường tính, có thể gây vỡ TC
- Ngộ độc nước (do dùng thuốc trong thời gian dài bằng đường truyền tĩnh mạch).
- Ảnh hưởng tim mạch khi dùng liều cao > 45mUI/phút, hay khi tiêm tĩnh mạch
trực tiếp sẽ có biến chứng tụt huyết áp, giảm tưới máu mạch vành, ngưng tim.

- Tác dụng kháng lợi niệu: do giống cấu trúc ADH, nên khi dùng liều lớn có thể
có tác dụng kháng lợi niệu (ứ nước, hạ Natri, hôn mê, co giật, tử vong)
Con:

- Cơn go cường tính ảnh hưởng tưới máu TC-nhau. Tim thai suy và ngạt.
- Tăng bilirubin máu.
KPCD có thể kèm theo truyền oxytocin hỗ trợ:
Việc gây chín muồi CTC sẽ làm cho CTC thuận lợi, mềm hơn, mở rộng hơn,
xóa nhiều hơn. Sau đó CD thực sự sẽ bắt đầu với việc xuất hiện những cơn go TC
thúc đẩy CTC mở thêm và ngôi thai tiến triển tốt hơn. Nếu sau khi CTC chín muồi
mà cơn go TC vẫn chưa xuất hiện hoặc chưa hữu hiệu thì việc tiếp theo là truyền
oxytocin để tạo cơn go TC hữu hiệu [26].
Kỹ thuật truyền oxytocin tĩnh mạch [12]:
Trước sinh: chỉ sử dụng bằng đường truyền tĩnh mạch, tốt nhất qua hệ thống
bơm truyền tự động để chỉnh số giọt dễ dàng và chính xác. Nếu khơng có bơm tiêm
tự động thì cần chỉnh số giọt trước khi cho oxytocin vào chai.

- Liều khởi đầu: dung dịch Glucose 5% (500ml + 5 UI oxytocin)
- Liều thường dùng để KPCD ở thai đủ trưởng thành là bắt đầu với
4mUI/phút, khoảng cách tăng liều là 30 phút và liều tăng mỗi lần là
4mUI/phút.
Kết quả: khám AĐ, tình trạng CTC và độ lọt của ngôi thai 1-2 giờ/lần.
Tiến triển tốt nếu sau 2 giờ: Con so mở thêm 1-1,5cm; con rạ mở thêm 2-3cm.
Nếu sau 6 giờ, CTC không xóa mở thêm, phù nề, ngơi thai khơng xuống, đầu có

bướu huyết thanh: giục sinh thất bại.


17

Trong quá trình theo dõi nếu thấy cơn go cường tính, nhịp tim thai giảm thì
ngưng truyền oxytocin, cho sản phụ nằm nghiêng và thở oxy.
. Theo dõi sát tim thai bằng monitoring. Nếu hồi phục nhanh có thể bắt đầu điều
chỉnh lại số giọt cho phù hợp. Khi tăng go hiệu quả, cần giảm bớt số giọt, duy trì
tốc độ truyền ở mức thấp nhất đủ để quá trình xóa mở CTC tiến triển.
1.3. Một số chỉ định KPCD ở thai ≥ 37 tuần:
1.3.1. Thai thiểu ối và chỉ định KPCD:
Thiểu ối là khi thể tích nước ối ít hơn so với chỉ số ối bình thường theo tuổi thai.
Thiểu ối thường được chẩn đoán qua siêu âm theo định tính (bình thường, giảm)
hay định lượng. Nếu đánh giá theo chỉ số ối (AFI) thì AFI <5cm , theo chỉ số xoang
ối lớn nhất (SDP) thì thiểu ối khi SDP< 2cm [18].
Tần suất thiểu ối: Trung bình vào khoảng 0,4-3,9% [2].
Chẩn đốn thiểu ối: Có hai phương pháp đo thể tích ối trên siêu âm thường
được sử dụng: chỉ số ối (AFI) và đo độ sâu một khoang ối lớn nhất (SDP) [18].

- Chỉ số ối (AFI): đo cộng kết quả chiều sâu của 4 khoang ối lớn nhất.
Kết quả:Từ 0-5cm là thiểu ối.Từ 5,1-25 cm là bình thường. Nếu >25cm: đa ối.

- Đo một khoang ối sâu nhất (SDP) [45]: Đo theo chiều thẳng đứng một khoang
ối lớn nhất trong đó khơng có dây rốn hoặc chi thai nhi.
Kết quả: Từ 0-2cm là thiểu ối. Từ 2,1-8cm là bình thường. Nếu>8cm là đa ối.
Tại BVĐK Quảng Nam, khoa Chẩn đốn hình ảnh chỉ sử dụng kỹ thuật đo SDP
để đánh giá thể tích ối, với SDP từ 0-20mm thì chẩn đốn là thiểu ối. Do vậy, trong
nghiên cứu của chúng tơi, tiêu chuẩn chẩn đốn thiểu ối là chỉ số SDP ≤20mm.
* Tác động của thiểu ối lên 3 tháng cuối thai kỳ:

Khi so với nhóm thai phụ có thể tích ối bình thường thì nhóm thiểu ối có
nguy cơ mổ lấy thai do suy thai cao gấp 2,5 lần, điểm Apgar/5phút<7 cao gấp 5,2
lần; nguy cơ bị chèn ép dây rốn cao hơn [27]. Có những nghiên cứu đã cho thấy
mối liên hệ giữa thiểu ối trong quý 3 thai kỳ và kết cuộc xấu thai kỳ do chèn ép dây
rốn, suy tuần hoàn tử cung-nhau, và hít phân su [18].


18

Xử trí: Theo khuyến cáo của Uptodate 19.3, với chẩn đoán thiểu ối, nên cho
sinh khi tuổi thai đạt đến 37-38 tuần hơn là chờ đợi. Mặc dù KPCD sẽ làm gia tăng
nguy cơ mổ sinh, chúng ta không thể bảo đảm giữa việc chờ đợi sinh tự nhiên và
can thiệp KPCD thì kết cuộc thai kỳ của nhóm nào sẽ tốt hơn [18].
1.3.2. Thai quá ngày có chỉ định chấm dứt thai kỳ:
Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản [4]:
Thai quá ngày là thai ở trong bụng mẹ quá 287 ngày (quá 41 tuần) tính từ ngày đầu
của kỳ kinh cuối.
Chẩn đốn:

- Dựa vào tuổi thai (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có giá trị nếu vịng kinh
bình thường).

- Dựa vào siêu âm 3 tháng đầu nếu ngày đầu kỳ kinh cuối không xác định hoặc
kinh không đều.
Tần suất: Tỉ lệ thai quá ngày thay đổi từ 4-19% [28].
Kết cuộc thai kỳ quá ngày:
So với tuổi thai 38-40 tuần, tỉ lệ tử vong chu sinh khi thai ≥ 42 tuần cao gấp
2 lần, tuổi thai >41 tuần sẽ có tỉ lệ tử vong cao gấp 1,3 lần. Tình trạng suy thai, hít
phân su, nhiễm trùng trong TC cũng làm cho tỉ lệ tử vong chu sinh tăng lên.
Khoảng 20% thai nhi có biểu hiện già tháng do thiểu dưỡng mạn tính trong TC.

Những thai kỳ này có nguy cơ bị chèn ép dây rốn do thiểu ối, tim thai dao động
trước và trong CD, hít phân su, các biến chứng sau sinh (hạ đường huyết, co giật,
suy hô hấp) và hậu quả thần kinh về sau [51].
Xử trí: Hướng xử trí thai quá ngày là KPCD, bất luận đến tình trạng của
CTC. Như vậy sẽ giảm tỉ lệ tử vong chu sinh, không làm tăng tỉ lệ mổ sinh, và tỉ lệ
nước ối tẩm phân su, giảm tỉ lệ bệnh tật cho mẹ [26].
1.3.3. Tiền sản giật và chỉ định KPCD :
Tiền sản giật là tình trạng cao huyết áp và protein niệu sau tuổi thai 20 tuần
ở thai phụ trước đó có huyết áp bình thường. Tiền sản giật được chia thành tiền sản
giật nhẹ và tiền sản giật nặng.


19

Tiêu chuẩn chẩn đốn:

• Tiền sản giật nhẹ là khi huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu≥
90mmHg và Protein niệu ≥0,3g/24 giờ.

• Tiền sản giật nặng là khi có một trong các triệu chứng sau:
- Huyết áp ≥ 160/90 mmHg
- Protein niệu ≥ 2g/24 giờ hoặc que thử 2+
- Creatinin huyết tương >1,2mg/dL
- Tiểu cầu <100.000/ml
- Tăng men gan ALT hay AST
- Tiêu huyết vi thể (LDH tăng)
- Nhức đầu hay nhìn mờ
- Đau vùng thượng vị
Diễn tiến của tiền sản giật:
Tiền sản giật/sản giật thường có kết cục xấu với mẹ do liên quan đến hệ thần

kinh trung ương, gan, rối loạn chức năng thận (xuất huyết não, vỡ gan, suy thận),
xuất huyết do giảm tiểu cầu, sinh non, thai chậm tăng trưởng, nhau bong non, và tử
vong chu sinh.
Xử trí [1]:
Tiền sản giật nhẹ: chủ yếu điều trị ngoại trú với hướng dẫn chế độ ăn, nghỉ ngơi,
nhận biết các dấu hiệu nặng, khám thai theo hẹn. Nếu khi huyết áp > 140/90mmHg
và protein niệu 2+ thì nhập viện. Cách xử trí tiếp theo tùy thuộc vào độ nặng của
tiền sản giật, tuổi thai, tình trạng CTC. Tiền sản giật nhẹ kết thúc thai kỳ ở tuổi thai
≥ 37 tuần.
Nguyên tắc điều trị tiền sản giật nặng:

- Dự phịng và kiểm sốt cơn co giật bằng magnesium sulfate.
- Hạ áp khi huyết áp cao : huyết áp tâm trương ≥ 100-110mmHg hoặc huyết áp
tâm thu ≥ 150-160mmHg (ACOG 2012).

- Chấm dứt thai kỳ sau khi chống co giật và hạ huyết áp 24 giờ


20

- Tránh sử dụng lợi tiểu, hạn chế truyền dịch trừ khi có mất nước nhiều.
Chỉ định sinh: Đối với các thai ≥37 tuần bị tiền sản giật thì nên cho sinh. Việc
KPCD thường quy sẽ làm giảm đáng kể tai biến cho mẹ, do làm giảm khả năng
bệnh tiến triển nặng hơn. Nhóm KPCD có tuổi thai nhỏ hơn nhóm chờ đợi 1,2 tuần
và có tỉ lệ mổ lấy thai thấp hơn (14% so với 19%). Kết cục trẻ sơ sinh hồn tồn
giống nhau giữa hai nhóm. Như vậy thai phụ bị tiền sản giật sẽ có kết cục tốt hơn
nếu được KPCD [53].
1.4. Điểm qua y văn về KPCD bằng thông Foley:
Năm 1967, Embrey và Mollison đã mô tả việc sử dụng thông Foley số 26
đặt tại kênh CTC với bóng bơm 50ml để KPCD [35]. Ống thơng gây giãn cơ học ở

đoạn dưới TC dẫn đến phóng thích Prostaglandin (PG), đồng thời nong mở CTC;
do vậy phương pháp gây KPCD theo cơ chế vừa cơ học vừa sinh học [73].
1.4.1 Thông Foley và cách sử dụng trong KPCD:
Thơng Foley ở đầu có bóng bơm, đi ống có 2 nhánh. Kích thước ống từ số
12F đến 30F, trong đó thơng 16F-18F thường được sử dụng trong KPCD. Để đánh
giá khả năng chịu lực của bóng thơng Foley số 16F, chúng tơi đã bơm thử nghiệm
đến thể tích 100ml thì bóng vẫn ngun vẹn, đến thể tích 120ml thì bóng vỡ. Một
số nghiên cứu đã sử dụng thơng Foley 16F để KPCD: nghiên cứu của Nguyễn Bá
Mỹ Ngọc sử dụng thơng Foley 16F với thể tích bơm 60ml đặt tại kênh CTC [10];
Adeniji sử dụng thông số 16F bơm 50ml đặt [14]; Jindall sử dụng thông Foley số
16F bơm 30ml [59]; Ekele sử dụng thông Foley số 16F với thể tích bơm 30ml [33].
Các nghiên cứu này cũng đều khơng ghi nhận tình trạng vỡ bóng hoặc dị rỉ bóng
trong thời gian lưu thơng. Thơng Foley số 16F cũng được dùng thường quy tại khoa
sản BVĐK Quảng Nam để thơng tiểu cho sản phụ nên ln sẵn có tại phịng sinh
của khoa sản. Do vậy chúng tơi chọn thơng Foley 16F để sử dụng trong nghiên cứu.
Dưới đây là hình ảnh về bóng và kích thước sau khi bơm 60ml: bóng căng
phồng, sờ cảm giác trơn láng, mật độ cứng chắc, kích thước 40x60mm.


21

Hình 1.1. Kích thước của bóng sau khi bơm 60ml (40x60mm)
(Nguồn: BVĐK Quảng Nam)

Hình: Mơ phỏng vị trí bóng thơng Foley đặt qua lỗ trong CTC
Nguồn: [39]
1.4.2. Vị trí đặt bóng thơng Foley:
Có một số nghiên cứu đặt bóng tại kênh CTC như của Nguyễn Bá Mỹ Ngọc
[10]; Bùi Ngọc Phượng [6]; Al-Taani [16]; Patro-Malysza [56]; Saleem [62];
Siddiqui [66]. Một số nghiên cứu khác đặt bóng qua khỏi lỗ trong CTC như của



22

Sujata [67], Delaney [30], Jagath [79], Roudsari [61], Ziyauddin [78]. Chúng tơi
chưa tìm thấy nghiên cứu nào so sánh hiệu quả KPCD của hai vị trí đặt bóng tại
kênh CTC và qua khỏi lỗ trong CTC trên y văn. Tuy nhiên kết quả của các nghiên
cứu đều cho thấy dù thông được đặt tại kênh hay qua lỗ trong CTC thì hiệu quả
KPCD bằng thơng Foley vẫn cao và an tồn.
Nếu đặt bóng tại kênh CTC, điều quan trọng là cần phải đặt đúng tại vị trí
kênh. Trên siêu âm, chiều dài kênh CTC trung bình CTC là 30mm [68],[9]; ngắn
hơn một nữa so với chiều dài bóng 60ml. Như vậy bóng dễ có xu hướng lệch vào
trong TC hoặc rơi vào AĐ. Để kiểm sốt tốt được vị trí bóng tại kênh CTC thì cần
siêu âm kiểm tra sau khi đặt. Tuy nhiên khoảng cách di chuyển từ khoa Sản đến
khoa Chẩn đốn hình ảnh khá xa (200m). Mặc khác nong tại kênh CTC sẽ làm cho
CTC bị giãn ra, sẽ làm bệnh nhân cảm thấy đau nhiều. Qua đây, chúng tôi chọn
cách đặt qua lỗ trong CTC để phù hợp với điều kiện làm việc tại khoa, đồng thời
giảm bớt cảm giác đau cho thai phụ.
Để đảm bảo bóng 60ml đặt qua lỗ trong CTC, chiều dài đoạn thơng đưa vào
CTC sẽ bằng chiều dài bóng (60mm) (theo thử nghiệm đo chiều dài bóng của
chúng tơi trong phần 1.4.1) cộng với chiều dài kênh CTC (30mm) (theo kết quả
siêu âm độ dài kênh CTC trong một số nghiên cứu) [9],[24]. Như vậy khi đặt, dùng
kẹp hình tim kẹp dưới bờ dưới của bóng khoảng 30cm là đảm bảo bóng thơng nằm
qua lỗ trong CTC. Thao tác này sẽ được áp dụng trong quy trình đặt thơng của
chúng tơi. Trong nghiên cứu của Mai Thị Mỹ Duyên, tác giả đo chiều dài kênh
CTC trước khi đặt thông Foley, rồi dùng kẹp hình tim kẹp vị trí cách bờ dưới bóng
thơng Foley khoảng 3cm (tùy vào độ dài kênh CTC đo được trước đó qua siêu âm),
đưa vào qua kênh CTC [9].
1.4.3. Thể tích bóng bơm:
Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, có

thể KPCD bằng thơng Foley với bóng bơm 10ml [3]. Tuy nhiên trên y văn chúng
tơi chưa tìm thấy bằng chứng về hiệu quả của KPCD với thể tích 10ml. Trong khi
đó, theo những nghiên cứu trong thời gian gần đây, khi KPCD bằng thông Foley,


23

các tác giả thường sử dụng những thể tích bơm 30ml, 50ml, 60ml, 80ml mà vẫn an
toàn và hiệu quả. Do vậy chúng tơi quyết định chọn một thể tích bóng bơm lớn hơn
10ml để thực hiện KPCD.
Thể tích bóng bơm 50ml: các nghiên cứu về thể tích bóng thơng Foley 50 ml
đều có kết quả KPCD tốt.
Nghiên cứu của Mai Thị Mỹ Dun đặt bóng thơng 50ml qua lỗ trong CTC.
Thời gian lưu thông là 12 giờ, thời gian đánh giá hiệu quả KPCD trong vòng 24
giờ, tiêu chuẩn thành công là điểm Bishop sau KPCD ≥7. Tỉ lệ KPCD thành cơng
là 85,8%. Thời gian trung bình để KPCD thành công là 10 giờ 55 phút ± 6 giờ 33
phút [9]. Nghiên cứu của Sujata KPCD trên thai đủ tháng, đặt thơng Foley qua lỗ
trong CTC, bơm bóng 50ml. Sau 12 giờ đặt thông đánh giá lại, điểm Bishop sau
KPCD tăng nhiều so với điểm Bishop trước KPCD (7,12±1,6 so với 3,4±1,25). Tỉ
lệ sinh AĐ 82% [67]. Nghiên cứu của Jabbar sử dụng thơng Foley có bóng bơm
50ml đặt qua lỗ trong CTC. Điểm Bishop sau KPCD tăng nhiều so với điểm Bishop
trước KPCD (6,6±0,81 so với 2,66±1,42). Thời gian từ KPCD đến khi sinh là
20,51±22 giờ. Tỉ lệ sinh AĐ trong 24 giờ là 76% [40].
Thể tích bóng 30ml so với thể tích 60 và 80ml: Các nhà nghiên cứu muốn
kiểm chứng giả thuyết KPCD của bóng có thể tích lớn hơn sẽ có hiệu quả KPCD
cao hơn. Những nghiên cứu dưới đây đều cho thấy ưu điểm của thể tích bóng 60ml
và 80ml khi so với bóng thông 30ml trong KPCD bằng thông Foley.
Levy so sánh thể tích bóng 80 ml và 30ml trong KPCD, oxytocin được
truyền sau khi rút thơng. Tác giả thấy rằng bóng thơng lớn hơn sẽ làm tăng tỉ lệ số
TH sau KPCD có CTC mở ≥3cm (76% so với 52%). Ở nhóm thai phụ con so, tỉ lệ

sinh trong vòng 24 giờ cũng cao hơn (71% so với 49%) cũng như giảm tỉ lệ truyền
oxytocin tăng co (69% so với 90%) [44].
Kashanian và cs so sánh bóng thơng 30ml và 80ml. Khi xét đến các kết quả
sau KPCD như số TH đạt CTC thuận lợi, thay đổi điểm số Bishop, tỉ lệ sinh AĐ, tỉ
lệ sinh trong 24 giờ; tất cả các yếu tố này đều tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm
bóng 80 ml khi so sánh với nhóm 30ml [47].


24

Jagath và cs đã nhận thấy một số ưu điểm của thể tích 60ml so với 30ml là: tỉ
lệ KPCD thành công cao hơn, thay đổi điểm Bishop đáng kể, thời gian từ khi
KPCD- sinh giảm đáng kể, rút ngắn được thời gian CD, và tỉ lệ sinh AĐ cao [79].
Delaney đặt bóng kênh CTC với hai thể tích bóng bơm 30ml và 60 ml. Các
kết quả cho thấy: độ mở CTC sau KPCD của thể tích 60ml lớn hơn thể tích 30ml
(4cm so với 3cm, p<0,01). Số TH sinh trong vịng 12 giờ của thể tích bóng 60ml
cao hơn nhóm thể tích 30ml (26% so với 14%, p=0,04). Kết luận: KPCD bằng bóng
thơng Foley 60ml sẽ làm tăng tỉ lệ sinh trong 12 giờ sau KPCD cao hơn nhóm
30ml. Theo Delaney, thể tích bóng lớn sẽ rút ngắn thời gian từ KPCD- sinh là do
bóng lớn hơn sẽ tiếp xúc với màng ối nhiều hơn và làm tăng phóng thích PG nội
sinh nhiều hơn. Kết quả CTC mở rộng hơn sau khi rơi bóng có thể là do sự nong
giãn cơ học của thể tích bóng lớn hơn, hoặc do tăng phóng thích PG nội sinh hoặc
là do một cơ chế nào khác thì vẫn chưa được biết rõ [30].
Qua các nghiên cứu trên chúng tơi thấy thể tích bóng lớn hơn sẽ có hiệu quả
KPCD cao hơn, các thể tích 60 và 80 được sử dụng so sánh với thể tích 30ml. Vấn
đề đặt ra là chọn thể tích nào: 60ml hay 70ml hay 80ml.
Nguy cơ và biến chứng khi sử dụng bóng thơng có thể tích>60ml:
Trong một nghiên cứu đánh giá nguy cơ sa dây rốn sau KPCD bằng thông
Foley của Yamada và cs, tỉ lệ sa dây rốn của nhóm có bóng bơm 180-250ml cao
hơn đáng kể so với nhóm có thể tích bóng bơm 70-150ml (8,2% so với 0,15%,

p<0,0001). Tác giả kết luận KPCD bằng thơng Foley đặt qua lỗ trong CTC với thể
tích 180-250ml sẽ làm gia tăng nguy cơ sa dây rốn [76]. Như vậy với thể tích tối
thiểu của bóng là 70 ml thì vẫn cịn nguy cơ sa dây rốn (0,15%) khi KPCD bằng
thơng Foley.
Với mục đích xác định việc KPCD bằng thơng Foley đặt qua lỗ trong CTC
có phải là yếu tố nguy cơ với bệnh bại não của trẻ sơ sinh, Yamada và cs nghiên
cứu trên 102 trẻ sơ sinh bị bại não. Tác giả chọn ra 6 trẻ có sa dây rốn-bại não và 50
trẻ cịn lại có bại não mà nguyên nhân không do sa dây rốn. Kết quả nghiên cứu: tỉ
lệ KPCD của nhóm bại não do sa dây rốn là 83% so với 32% ở nhóm bại não khơng


25

do sa dây rốn (p=0,023); KPCD bằng thông Foley ở nhóm bại não do sa dây rốn là
67% so với 10% ở nhóm bại não khơng do sa dây rốn (p=0,004). Tác giả nhận thấy
chỉ có KPCD bằng thơng Foley đặt qua lỗ trong CTC có liên quan đến bại não với
OR=18 (KTC 95% [2,6-124], p=0,003). Ở 4 trẻ bại não có sa dây rốn, KPCD được
thực hiện với bóng bơm có thể tích 80ml. Tác giả kết luận rằng việc KPCD bằng
thơng Foley với bóng bơm ≥80ml sẽ là một yếu tố nguy cơ gây sa dây rốn-bại não,
tuy nhiên nguy cơ này là rất thấp, có tỉ lệ xấp xỉ 1 trong 7875 thai phụ [75].
Như vậy theo 2 nghiên cứu của Yamada và cs, chúng tôi thấy với thể tích
bơm bóng ít nhất 70ml thì vẫn có nguy cơ sa dây rốn, và với thể tích bóng 80ml thì
nguy cơ bại não do sa dây rốn vẫn có mặc dù với tỉ lệ rất thấp.
Qua những bằng chứng trên, nghiên cứu của chúng tơi chọn thể tích bóng
60ml để có thể đạt được hiệu quả cao trong KPCD mà vẫn an tồn.

1.4.4. Thời gian lưu thơng:
Cromi A và cs thực hiện nghiên cứu với mục đích xác định thời gian tối đa
gây chín muồi CTC (từ 12-24 giờ) của KPCD bằng thông Foley và so sánh với hiệu
quả của PGE2 đặt AĐ. Có 397 thai phụ được thành 3 nhóm, nhóm 1: đặt thơng

foley trong thời gian tối đa là 24 giờ, nhóm 2: thơng foley đặt tối đa 12 giờ , và
nhóm 3: Prostaglandin E2 miếng đặt AĐ phóng thích chậm. Kết quả cho thấy:
nhóm đặt thơng 24 giờ có tỉ lệ sinh AĐ trong vịng 24 giờ thấp hơn nhóm đặt thơng
12 giờ và nhóm PGE2 (21% so với 59,8% và 48,5%, p<0,0001). Như vậy đặt
thông trong 12 giờ làm tăng tỉ lệ sinh AĐ trong vịng 24 giờ và có hiệu quả tương
đương với PGE2 [23].
Ekele và cs đã nghiên cứu thời gian lưu thơng bao lâu là phù hợp. Có tổng
cộng 85 TH được đặt thông và theo dõi thời gian từ khi đặt đến khi thơng rơi, có
uống kháng sinh dự phịng. Tỉ lệ KPCD thành công chung là 77 TH (91%). Thời
gian đặt thơng có thể dài hơn 24 giờ khi màng ối vẫn cịn và tình trạng mẹ và thai
nhi đều ổn [33].
Nghiên cứu đặt thơng Foley với bóng 60ml qua lỗ trong CTC trong 12 giờ,
Hồ Thái Phong ghi nhận hiệu quả KPCD là 80% và khơng có tai biến trầm trọng


×