Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, lựa CHỌN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THANH LONG của CÔNG TY TNHH sản XUẤT và CHẾ BIẾN NÔNG sản cát TƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.39 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---***---

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
THANH LONG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NƠNG
SẢN CÁT TƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:

Hà Nội, tháng 8 năm 2019

PhD Trần Thu Trang
Nhóm 6


PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC

STT

1

Họ và tên

Đinh Thị Hằng

2

Hồng Thị Hạnh



3

Nguyễn Thị Châm

4

Nguyễn Thị Lan Hương

5

Nguyễn Thị Huyền

6

Đỗ Kim Hoa

7

Trần Thị Thảo Nguyên

8

Nguyễn Thị Diễm

9

Phạm Thảo Hiền

10


Nguyễn Thị Duyên

11

Hồ Thị Hằng

Mã sinh
viên
171111020
8
171111022
9
171111008
4
171111031
0
171111033
2
171111026
3
171111050
9
171111011
6
171111024
6
171111016
3
171111021

1
1

Cơng việc
Nhóm trưởng: Phân cơng cơng
việc; edit; tổng hợp; phần 2.1;
2.2
Phần 1

Phần 2.3: tiêu chí 1;2

Phần 2.3: tiêu chí 3;4

Phần 2.4: tiêu chí 1;2

Phần 2.4: tiêu chí 2;3

Phần 2.5: tiêu chí 1;2

Phần 2.5: tiêu chí 3;4

Phần 3

Làm slide

Thuyết trình


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, SẢN PHẨM ...............................................................................4
1.1.

Giới thiệu về công ty.....................................................................................................................4

1.2.

Giới thiệu sản phẩm .....................................................................................................................4

PHẦN 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ...............................................................................4
2.1. Rà sốt thị trường .............................................................................................................................4
2.2. Các tiêu chí và cách thức đánh giá ..................................................................................................5
2.3. Thị trường Trung Quốc....................................................................................................................7
2.3.1. Quy mô thị trường .......................................................................................................................7
2.3.2. Rào cản thương mại.....................................................................................................................7
2.3.3 Mức độ cạnh tranh .......................................................................................................................8
2.3.4. Vị trí địa lý ...................................................................................................................................8
2.4. Thị trường Úc ....................................................................................................................................8
2.4.1. Quy mô thị trường .......................................................................................................................8
2.4.2. Rào cản thương mại.....................................................................................................................9
2.4.3. Mức độ cạnh tranh ......................................................................................................................9
2.4.4. Vị trí địa lý ...................................................................................................................................9
2.5. Thị trường Mỹ ...................................................................................................................................9
2.5.1. Quy mô thị trường .......................................................................................................................9
2.5.2. Rào cản thương mại...................................................................................................................10
2.5.5. Mức độ canh tranh ....................................................................................................................11
2.5.4. Vị trí địa lí .................................................................................................................................11
PHẦN 3: TỔNG HỢP VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG .......................................................................12
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................14


2


LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đang từng bước
đưa nông sản trong nước tham gia vào thị trường thế giới. Trong đó, thanh long là
một mặt hàng cịn khá mới và có triển vọng cao, được một số khu vực thị trường ưa
thích và tiêu thụ lớn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp định hướng nâng cao năng lực
sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Hoạt
động này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc một
doanh nghiệp còn khá non trẻ thực hiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình, với
những đặc điểm và yêu cầu khác nhau của mỗi thị trường chắc chắn sẽ gặp nhiều khó
khăn và rủi ro. Vì thế, việc nghiên cứu kĩ lưỡng và lựa chọn đúng đắn một thị trường
mục tiêu là vô cùng quan trọng. Nhận thấy sự cần thiết của bước chọn lựa thị trường,
nhóm chúng em đã tiến hành phân tích đánh giá một số thị trường tiềm năng thơng
qua việc xây dựng một bộ tiêu chí chấm điểm, để từ đó lựa chọn ra một thị trường
phù hợp nhất cho việc xuất khẩu thanh long của công ty TNHH Sản xuất và chế biến
nông sản Cát Tường.
Bài báo cáo của nhóm chúng em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu về công ty, sản phẩm
Phần 2: Phân tích, đánh giá thị trường
Phần 3: Tổng hợp và lựa chọn
Bài báo cáo của chúng em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý của cơ để có thể hồn thiện hơn bài làm của mình. Chúng em xin chân
thành cảm ơn!

3



PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, SẢN PHẨM
1.1.

Giới thiệu về công ty

- Công Ty TNHH Sản Xuất Chế Biến Nơng Sản CÁT TƯỜNG
- Trụ sở chính: Số 212 Quốc Lộ 50, Ấp 3B, Xã Đạo Thạnh, Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh
Tiền Giang
- Ngày thành lập: ngày 10 tháng 11 năm 2015 - Số lượng nhân viên năm (2016): 500
Tầm nhìn
Cơng Ty TNHH Sản Xuất Chế Biến Nơng Sản CÁT TƯỜNG phấn đấu trở thành
một trong những Công ty đứng đầu về sản lượng xuất khẩu trái cây tươi và sản phẩm
chế biến từ trái cây của Việt Nam và là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà nhập khẩu
trái cây các nước trên Thế Giới.
1.2.

Giới thiệu sản phẩm

Công ty TNHH SXCB NS Cát Tường là doanh nghiệp tiên phong của tỉnh Tiền
Giang trong lĩnh vực trồng, bảo quản và đóng gói trái thanh long theo 1 quy trình
khép kín, kỹ thuật hiện đại đạt chuẩn Global GAP..
Sản phẩm thanh long của cơng ty có 4 loại:
- Thanh long ruột đỏ
- Thanh long ruột tím
- Thanh long vàng
- Thanh long ruột trắng.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
2.1. Rà soát thị trường
Rà soát thị trường và lựa chọn một số thị trường tiềm năng bằng cách tiếp cận nhóm

thị trường, với tiêu chí đánh giá là nhu cầu của thị trường về sản phẩm.

4


Theo nghiên cứu của Công ty T&C về thị trường thanh long, thanh long vẫn chưa
được biết đến rộng rãi với người tiêu dùng trái cây trên thế giới (ngoài cộng đồng
châu Á) và vẫn chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản lượng tiêu
thụ và cung cấp sản phẩm này trên thế giới. Tuy nhiên, các đánh giá đều cho thấy
nhu cầu về thanh long đang có triển vọng phát triển tốt trên khắp thế giới, đặc biệt ở
các thị trường mới của thanh long ngoài châu Á.
Hiện tại, các thị tường tiêu thụ thanh long chính bao gồm 4 khu vực:
- Thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ
tính nhất.
-Thị trường châu Âu: là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, và khá
cởi mở với các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối
mới và chưa được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng
và thu hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng vùng châu lục này
- Thị trường Mỹ: Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc
Á nói chung và gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên
nhu cầu tiêu thụ thanh long tương đối lớn.
- Các quốc gia khác: Thanh long Việt Nam cũng từng bước thâm nhập các thị trường
khác như Ấn Độ, Chi Lê và Newzealand nhưng với số lượng còn rất hạn chế.
Qua việc đánh giá khái quát về các khu vực thị trường xuất khẩu thanh long, nhóm
chúng em lựa chọn được 3 thị trường tiềm năng là: Trung Quốc, Úc và Mỹ
2.2. Các tiêu chí và cách thức đánh giá
Các tiêu chí đánh giá lựa chọn thị trường được chấm theo thang điểm từ 1 đến 4, với
các mức điểm cụ thể như sau:
Điểm 1: mức độ không chấp nhận được
Điểm 2: mức trung bình


Điểm 3: mức khá
Điểm 4: mức tốt

Nhóm 6 lựa chọn 4 chỉ tiêu để phân tích, đánh giá các thị trường tiềm năng, với các
trọng số thể hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu là khác nhau, cụ thể như sau:
5


- Quy mô thị trường: quy mô thị trường phụ thuộc vào quy mô dân số của quốc
gia và nhu cầu sử dụng sản phẩm của người dân quốc gia đó. Đây là chỉ tiêu quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu về thanh long của các thị trường nghiên
cứu
- Rào cản thương mại: rào cản thương mại là bất kì biện pháp hay hành động
nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế. Các rào cản thương mại tác động mạnh
đến việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi, đặc biệt với hàng nơng sản thì các yêu
cầu về chất lượng, bảo quản, nhãn mác…ảnh hưởng lớn đến việc các mặt hàng này
có đạt chỉ tiêu hay khơng, cũng như các chi phí liên quan cho việc đáp ứng các yêu
cầu đó.
- Mức độ cạnh tranh: cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của
các doanh nghiệp, mặt khác cũng chèn ép và “dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém.
Mức độ cạnh tranh biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thanh
long ở thị trường nội địa nước nhập khẩu; các doanh nghiệp cùng xuất khẩu thanh
long, cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng.
- Vị trí địa lý: khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
cước phí vận chuyển hàng hóa cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa
nói chung và thanh long nói riêng. Khi khoảng cách càng xa, chi phí vận chuyển lớn
kết hợp với đặc thù của nông sản là nhanh hư hỏng nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng hàng hóa.
Với việc phân tích các đặc điểm và mức độ ảnh hưởng như trên, chúng ta sẽ cho điểm

trọng số đối với mỗi chỉ tiêu như sau:
Quy mô thị trường

:

4

Rào cản thương mại

:

2,5

Mức độ cạnh tranh

:

2

Khoảng cách địa lý

:

1,5

Tổng

:

10

6


2.3. Thị trường Trung Quốc
2.3.1. Quy mô thị trường
Trung Quốc là một thị trường có quy mơ lớn, là quốc gia đông dân nhất trên thế giới
với hơn 1.392 triệu dân năm 2018. (Nguồn: Worldbank.org). Về nhu cầu thị trường,
theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2016, tổng lượng nhập khẩu mặt hàng
thanh long tươi của Trung Quốc là 523,3 nghìn tấn với giá trị là 381,1 triệu USD.
Trong đó, đa số là nhập khẩu từ Việt Nam với kim ngạch và giá trị chiếm tỷ trọng
tới 99%
2.3.2. Rào cản thương mại
2.3.2.1 Thuế quan
Theo hiệp định FTA, ASEAN – China có hiệu lực ngày 01/07/2005, thanh long thuộc
nhóm sản phẩm mã HS 081090 xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng mức thuế
MFN 20% và thuế ưu đãi 0%. (Nguồn: macmap.org)
Ngồi ra, Việt Nam và Trung Quốc đang có một hiệp định thương mại Regional
Comprehensive Economic Partnership (RCEP) đang trong quá trình đàm phán từ
20/11/2012. (Nguồn: macmap.org)
2.3.2.2. Phi thuế quan
Có tất cả 17 biện pháp phi thuế quan mà Trung Quốc áp dụng với mặt hàng thanh
long của Việt Nam.
Trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là trái có trọng lượng lớn, chuyển màu đỏ được 2 - 3
ngày. Quả có ngoại hình đẹp, vỏ đỏ tươi, đồng đều, khơng bị trầy sướt, các tai lá trên
quả còn xanh tươi, cấu trúc quả phải rắn chắc, khơng có vết chích của cơn trùng,
khơng có vết bệnh và khơng có bất cứ tồn dư thuốc hóa học nào trên ngưỡng cho
phép để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Các thùng thanh long cũng phải làm
lạnh trước ở nhiệt độ 8oC. Sau đó cho vào container giữ ở nhiệt độ 5oC, ẩm độ khơng
khí từ 85% đến 90%, có ván lót để bảo đảm thơng gió. Về các chỉ tiêu an toàn thực
phẩm: Thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải đảm bảo các chỉ tiêu

7


an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Tiêu chuẩn vệ sinh đối với việc sử
dụng phụ gia thực phẩm (GB 2760-2007) của Trung Quốc.
Ngoài chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng và cảm quan của thanh long, thị trường Trung
Quốc cũng yêu cầu về kiểm dịch giống như các nước khác.
2.3.3 Mức độ cạnh tranh
Bộ Công Thương đánh giá nguồn cung thanh long tươi cho thị trường Trung Quốc
hiện cơ bản từ 2 nguồn là nội địa và nhập khẩu từ Việt Nam, do vậy thanh long Việt
Nam không phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ cùng ngành.
Tuy nhiên, Thanh Long Việt Nam cũng chịu cạnh tranh khá lớn từ thanh long nội địa
Trung Quốc.Về diện tích gieo trồng, tổng diện tích trồng thanh long nội địa Trung
Quốc hiện vào khoảng 35.555 ha, tương đương với diện tích trồng thanh long của
Việt Nam hiện nay. Về thời gian thu hoạch, thanh long nội địa Trung Quốc bắt đầu
thu hoạch từ tháng 5 đến khoảng tháng 11 hàng năm. Thời gian thu hoạch rải rác
trong khắp các địa phương trồng thanh long, không chênh lệch nhiều so với mùa vụ
của Việt Nam.
2.3.4. Vị trí địa lý
Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Có hệ
thống đường bộ, đường sắt liên thơng qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn, Tân Thanh
do đó việc vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi,chi phí thấp. Hơn thế nữa, vì thanh long
thuộc vào nơng sản , địi hỏi q trình vận chuyển phải nhanh, tránh hư hỏng, giảm
thiểu tổn thất.
2.4. Thị trường Úc
2.4.1. Quy mô thị trường
Thanh long là loại quả chưa được tiêu thụ nhiều ở Úc. Theo tìm hiểu thì sở dĩ quả
Thanh long ít được ưa chuộng là do Thanh long có vị lợ lợ khơng ngọt mà cũng
khơng nhạt, khơng dễ có khoái khẩu. Tuy vậy trong thời gian gần đây người dân Úc


8


đã bắt đầu biết đến tác dụng đối với sức khỏe của quả thanh long qua các phương
tiện truyền thông của Úc.
2.4.2. Rào cản thương mại
Để có thể xuất khẩu vào thị trường Úc, doanh nghiệp xuất khẩu phải đảm bảo hàng
loạt các quy định khắt khe.
- Cụ thể, trước khi nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp cần có giấy phép hợp lệ do
Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc cấp.
- Trước khi xuất khẩu, thanh long cũng phải được Cục Bảo vệ Thực vật Việt
Nam kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận không bị nhiễm côn trùng trong diện kiểm
sốt an tồn sinh học (kiểm dịch).
- Để chứng minh cho sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận
kiểm dịch thực vật gốc phải được cấp bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam.
- Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các cơn trùng gây hại trong
q trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa
điểm
2.4.3. Mức độ cạnh tranh
Hiện nay, với diện tích gieo trồng thanh long trong nước của Úc khá mở rộng, thời
gian thu hoạch được rút ngắn, thanh long Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc
cạnh tranh với thanh long và các sản phẩm hoa quả tươi khác của Úc.
2.4.4. Vị trí địa lý
Việt Nam có cách biệt tương đối lớn so với Úc về vị trí địa lý nên Việt Nam chủ yếu
xuất khẩu thanh long vào Úc theo đường biển và đường hàng khơng. Vì thanh long
cần giữ được độ tươi nhất định khi vào thị trường tiêu thụ nên chi phí bảo quản khá
cao tránh hư hỏng và giảm chất lượng.
2.5. Thị trường Mỹ
2.5.1. Quy mơ thị trường
Mỹ là một thị trường có quy mơ lớn, là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới với

hơn 327 triệu người tiêu dùng (2018) ( Nguồn: Worldbank). Thành phần dân cư đa
9


dạng, trong đó cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ thanh long
tương đối lớn.
Nhu cầu tiêu thụ trái cây, trong đó có thanh long của người dân Mỹ rất lớn. Cụ thể,
Mỹ là thị trường nhập khẩu hoa quả tươi (mã HS 081090) lớn thứ tư thế giới với kim
ngạch nhập khẩu 220,079 USD (2018) (Nguồn: trademap.org). Đặc biệt, Việt Nam
là thị trường nhập khẩu thanh long lớn thứ hai của Mỹ sau Mexico với 36,273 USD
(16.5%) (2018); và Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu thanh long lớn thứ hai của Việt
Nam sau Trung Quốc (Nguồn: trademap.org).
2.5.2. Rào cản thương mại
Mỹ là thị trường khó tính, chính sách của Mỹ đang có những thay đổi, tạo ra những
cơ hội và thách thức mới cho xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
2.5.2.1. Thuế quan
Thanh long (thuộc nhóm sản phẩm mã HS 081090) từ Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Mỹ được hưởng mức thuế MFN 0% (Nguồn: macmap.org). Tuy nhiên, đây
là mức thuế mà Mỹ áp dụng với thanh long nhập khẩu từ hầu hết các nước trên thế
giới nên không thể coi là một lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thanh
long vào thị trường Mỹ.
2.5.2.2. Biện pháp phi thuế quan
Mỹ khơng áp dụng biện pháp phịng vệ thương mại nào với hoa quả tươi nhập khẩu
từ Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ đã tiến hành áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại
và kiểm soát ngày càng chặt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng
nông sản nhập khẩu vào thị trường này.
Yêu cầu nhập khẩu đối với hoa quả tươi (mã HS 081090): 23 yêu cầu (Nguồn:
macmap.org).
Đặc biệt thanh long xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chuẩn chất
lượng


10


Thanh long xuất khẩu sang thị trường này phải tuân thủ Hiệp định SPS (hiệp định vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật) và được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ
(APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an tồn để nhập khẩu.
2.5.5. Mức độ canh tranh
Nhìn chung, trên thị trường thăng long tại Mỹ, thăng long Việt Nam vẫn có lợi thế
cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngồi nước Mỹ.
Về hình thức, Thanh long vỏ đỏ ruột trắng của Việt Nam, theo đánh giá trên các trang
web của người tiêu dùng Mỹ, thường có kích cỡ to hơn các loại thanh long khác,
hình thức đẹp và ấn tượng. Về hương vị, thanh long ruột đỏ của Việt Nam được đánh
giá vượt trội về hương vị so với thanh long ruột đỏ khác. Về thói quen tiêu dùng, do
một lượng lớn người tiêu dung gốc á và gốc việt tại Mỹ với nhu cầu tiêu thụ thăng
long Việt Nam khá cao nên đây được coi là một ưu thế của thăng long Việt Nam.
Tuy nhiên, thăng long Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn trên thị trường này.
So với những nhà xuất khẩu thăng long khác sang Mỹ thì thăng long việt nam kém
ưu thế hơn so với Thanh long vỏ vàng ruột trắng của Columbia hiện được đánh giá
cao hàng đầu về hương vị và hình thức tại thị trường Mỹ.
2.5.4. Vị trí địa lí
Việt Nam gặp phải khó khăn trong việc xuất khẩu thăng long sang Mỹ do vị trí địa
lí khơng thuận lợi. Khoảng cách từ việt nam đến Mỹ là rất xa. Theo đo lường, Hà
Nội cách Washington DC 13.359 km, tương đương 8.300 dặm. Để có thể vận chuyển
thăng long Việt Nam sang Mỹ thì hồn toàn phải bằng đường biển và mất thời gian
khá lâu. Thăng long lại là mặt hàng nông sản dễ hư hỏng theo thời gian nên việc vận
chuyển nhanh là rất cần thiết. Chi phí vẫn chuyển xa cũng là một bất lợi cho thăng
long việt nam.

11



PHẦN 3: TỔNG HỢP VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG
Qua việc phân tích và đánh giá các thị trường, chúng ta cho điểm như sau:
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ CÁC THỊ TRƯỜNG
Thị trường

Thị trường

Thị trường

Trung Quốc

Mỹ

Úc

4

4

3

2

Rào cản thương mại

2.5

3


2

2

Mức độ cạnh tranh

2

2

3

2

Vị trí địa lý

1.5

3

1

1

Tổng điểm

10

32


24.5

18.5

Tiêu chí
Qui mơ thị trường

Trọng số

Qua bảng điểm trên có thể thấy thị trường Trung Quốc có điểm đánh giá cao nhất là
32/40, thấp nhất là thị trường Úc 18.5/40. Trung Quốc là một thị trường có quy mơ
lớn, là quốc gia đơng dân nhất trên thế giới với diện tích rộng lớn, lượng tiêu thụ sản
phẩm sẽ lớn hơn mức tiêu thụ của Úc và Mỹ. Mối quan hệ thân thiết, láng giềng giữa
Trung Quốc và Việt Nam đã giúp chính sách thương mại của 2 nước trở nên dễ dàng
hơn mặc dù vẫn có những rào cản khó khăn về mặt kĩ thuật khi có nhiều nét tường
đồng về văn hóa. Sự cạnh tranh về thanh long trong nội địa Trung Quốc đang ngày
càng tăng khi diện tích và mùa vụ rất sát với Việt Năm. Sự cạnh tranh tuy chưa lớn
nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động doanh nghiệp, doanh nghiệp
cần đưa ra chiến lược để dẫn đầu và tiến bộ hơn. Vì thanh long là loại hàng địi hỏi
tính tươi nên việc vận chuyển đến Mỹ và Úc sẽ mất nhiều thời gian và giảm chất
lượng sản phẩm, trong khi khoảng cách giữa Việt Nam – Trung Quốc sẽ mang lại
nhiều lợi ích hơn.
Từ việc đánh giá các tiêu chí trên, doanh nghiệp nên chọn xuất khẩu thanh long sang
thị trường Trung Quốc.
12


KẾT LUẬN
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng

hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ một nước nhập
siêu, trong một số năm trở lại đây, cán cân thương mại của Việt Nam đang chuyển
biến rất tích cực. Có được kết quả đó phần lớn là do các doanh nghiệp Việt Nam thực
hiện hoạt động xuất nhập khẩu một cách có định hướng và hiệu quả hơn. Qua đó, có
thể thấy vai trị quan trọng của việc xác định đúng hướng đi ban đầu, cụ thể là lựa
chọn được một thị trường tiềm năng, phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp.
Qua việc thực hiện bài Báo cáo này, nhóm chúng em đã hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng cũng như cách thức để phân tích, đánh giá, lựa chọn thị trường xuất khẩu thông
qua việc xem xét và cho điểm dựa trên các tiêu chí đã đề ra.
Tuy đã có sự nỗ lực trong việc tìm kiếm, thu thập số liệu, dữ liệu để hồn thiện tốt
bài báo cáo này, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, nhóm nghiên
cứu rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ cơ để bài báo cáo hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công
thương, Hà Nội
2. UNCTAD

(2017),

Food

Safety

and


Environmental

Requirements

in Export Markets - Friend or Foe for Producers of Fruit and Vegetables in Asian
Developing Countries
/>LtY2ejYHDYmji9vx0iZwAanSR641-O13dXT6gfrJPgE
3. />BZ9WOfdmo
4. />5. />VFNEBZhqfbPieY5XHdqqK6NtpGw000HWOumZh4L0&AspxAutoDetectCooki
eSupport=1
6. />w000HWOumZh4L0
7. />7wB-U8I4m0NOhU

14



×