Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kỹ năng làm việc nhóm Phương pháp Công não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.11 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP CƠNG NÃO
1. Phương pháp cơng não là gì?
1.1. Khái niệm
 Phương pháp công não (Brainstorming method) hay kỹ thuật động não,
công não là một phương pháp tư duy đặc sắc.
 Là phương pháp tìm ra nhiều giải pháp cho một vấn đề bằng cách tập trung
suy nghĩ dựa trên vấn đề và rút ra nhiều ý kiến xung quanh nó.
 Cơng não được hiểu là cách tác động vào não bằng phương thức để não hoạt
động một cách tối đa nhằm tìm ra nhiều ý tưởng nhất.
1.2. Lịch sử hình thành
- Do Alex Osborn ( Hoa Kỳ) sáng tạo ra. Ông là một giám đốc quảng cáo và
là tác giả của các kỹ thuật sáng tạo có tên công não (brainstorming). Phương
pháp được mọi người biết đến nhiều khi ông cho ra đời cuốn sách Applied
Imgamtion ( 1953)
- Phương pháp này dùng Mind Map là công cụ hỗ trợ để phát triển nhiều giải
pháp sáng tạo cho một vấn đề. Nó hoạt động bằng cách nêu ra tất cả các ý
tưởng xung quanh một vấn đề, để từ đó rút ra được những giải pháp mình
cho là có khả thi nhất.
1.3. Nội dung phương pháp cơng não
- Tìm ra nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề;
- Đào bới vấn đề bởi nhiều góc độ khác nhau;
- Tìm ra nhiều ý tưởng chứ chưa phải là thống nhất sự lựa chọn;

2. Các bước tiến hành phương pháp cơng não
Bước 1: Lựa chọn một người chủ trì cuộc họp (nhóm trưởng) và một thư ký
để ghi chép các ý kiến (có thể là nhóm trưởng nếu tiện thực hiện).


Bước 2: Tung vấn đề hay xác định vấn đề làm cho các thành viên hiểu một
cách tương đối rõ ràng thấu đáo trọng tâm vấn đề đang bàn và tìm hiểu.
Bước 3: Thiết lập các “luật” cho buổi brainstorm. Chúng nên bao gồm:


– Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.
– Tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng.
– Những ý tưởng có phần phá cách, mới lạ được khuyến khích.
– Việc phát triển ý tưởng của mình dựa trên ý tưởng của người khác cũng
được khuyến khích.
– Khơng một thành viên nào có quyền địi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê
bình hay thêm bớt vào ý kiến, ý kiến nêu ra, hay giải đáp của thành viên
khác.
– Cần xác định rằng khơng có câu trả lời nào là sai!
– Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ
được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu
cho mỗi ý riêng rẽ).
– Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
Bước 4: Bắt đầu brainstorm – Lấy ý tưởng, ý kiến : Người lãnh đạo chỉ định
hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người
thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể cơng khai hóa cho mọi
người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá
hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi brainstorm.
Bước 5: Sau khi kết thúc brainstorm, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các
câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
– Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.
– Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên


lí.
– Xóa bỏ những ý kiến hồn tồn khơng thích hợp.
– Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời
chung.
Những điều cần tránh khi thực hiện brainstorm.
Các thành viên chỉ trích ý tưởng của nhau: một người vừa đưa ra ý tưởng đã bị

leader hay thành viên khác phản bác, chê bai thì người đó sẽ nhanh chóng cụt
hứng, mặc cảm rằng mình thật kém cỏi, hoặc nảy sinh tâm lý ghen ghét, bới móc
các ý tưởng khác…Nếu leader để cho tình trạng này xảy ra thì buổi brainstorm cầm
chắc thất bại rồi đó.
Trong nhóm chỉ vài người đưa ra ý kiến, số cịn lại ngồi chơi: mục đích của
brainstorm là huy động sức mạnh của tập thể, khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ,
cách nhìn khác nhau. Thế mà trong nhóm có những người lười suy nghĩ, để mặc
cho một số thành viên.
Không ghi chép lại tất cả các ý tưởng: Một ý tưởng dù là tầm thường hay điên
rồ cũng đều có giá trị riêng của nó. Khơng nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào vì trong
rất nhiều trường hợp, một ý tưởng hay lại bắt ngồn từ một ý tưởng dở hoặc là sự
kết hợp của nhiều ý tưởng đã có. Đi ngược lại điều này thì sẽ khó brainstorm ra
được idea xuất sắc đấy.
Chọn nhầm không gian và thời điểm brainstorm: hãy chọn một quán cà phê
náo nhiệt bật nhạc ầm ỹ hoặc thời điểm là 12 giờ trưa khi cái bụng biểu tình địi ăn
mà brainstorm, hiệu suất làm việc của cả nhóm sẽ tiến gần tới 0 đấy.
3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp công não


3.1. Ưu điểm
- Thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, hỗ trợ nhau để đưa ra các giải
pháp hợp lý nhất.
- Những khả năng sự hiểu biết của cả nhóm có ích lợi đối với từng cá nhân
- Cho phép đánh giá, lập trường quan điểm của các thành viên về một vấn
3.2.
-

đề nhất định.
Dễ thực hiện và khuyến khích sự tư duy sáng tạo.
Đề cao tính dân chủ, và dễ dàng sử dụng ý tưởng giải pháp ở nơi khác.

Nhược điểm
Dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ đề khơng được nêu ra rõ ràng;
Nhóm trưởng khơng đủ bản lĩnh sẽ gây ra một số tình trạng các thành

viên nhóm khơng đồng tình, tranh cãi;
- Tốn thời gian khi thực hiện với nhóm q đơng, và cái tơi q lớn của
một số thành viên;
- Sẽ là khó khăn đối với các thành viên hướng nội.
4. Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật động não – brainstorming
- Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, khơng
được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi
chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.
- Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả
những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc
đã trở thành hiện thực.
- Kết nối các ý tưởnjmg: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý
tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế
nào? Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý
tưởng trở nên tốt hơn?...


- Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác
tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý
do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc
đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có
tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý
tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý
tưởng để lựa chọn.
5. Một số lưu ý , cách sử dụng phương pháp công não hiệu quả
5.1. Cách sử dụng phương pháp hiệu quả

- Trước tiên chúng ta phải chọn được một thủ lĩnh tốt, người mà luôn giữ
được thái độ tập trung, khách quan, biết cách khích lệ tinh thần cũng như
sự sáng tạo của các thành viên. Leader phải thu thập những thông tin cơ
bản cần thiết cho vấn đề định bàn: How – What – Who – When - WhereWhy
- Con số lý tưởng để thành một team là 6 – 10 người.
- Với cuộc brainstorm chỉ cần trong 2 tiếng là đủ
- Để ghi chép lại các ý tưởng: hãy viết theo sơ đồ hình cột hoặc chia nhánh
theo số thứ tự .Sử dụng Min maps của Tony Buzan 1960 dùng hình ảnh
của sơ đồ để xâu chuỗi thông tin théo một kết cấu rõ ràng ( sơ đồ mạng,
sơ đồ nhánh)
- Cần có cơng cụ hỗ trợ : giấy màu, giấy sticket để mọi người ghi ý tưởng
trong quá trình tham gia thảo luận, chuẩn bị nhiều mẫu print ad,… để
khơi nguồn cảm hứng. Tạo khơng gian họp thống mát.
5.2. Một số lưu ý
- Đừng cố tìm một câu trả lời đúng: Tùy theo tầm nhìn và sự hiểu biết của
mỗi người mà mỗi vấn đề có thể có nhiều câu trả lời đúng, nên đừng cố
tìm một câu trả lời đúng nhất.


- Đừng luôn cố gắng tuân theo logic: Sự hợp lí khơng phải lúc nào cũng
chiếm ưu thế, mà thường có nhiều sự trái ngược giữa tình cảm của con
người và nguyên tắc của tổ chức.
- Đừng tuân theo các nguyên tắc một cách cứng nhắc: Nếu muốn đổi mới
và cải tiến thì cần biết nghi ngờ và xem xét những giới hạn không rõ
ràng đối với tư duy.
- Đừng quá lệ thuộc vào hiện thực: Có nhiều ý tưởng khơng thực tế có thể
trở thành nhữnh bàn đạp để sáng tạo.
- Đừng cố tránh sự không rõ ràng: Sự tư duy sáng tạo có thể bị cản trở
bởi sự quá khách quan hay cá biệt hoá.
- Đừng quá lo sợ và cố tránh thất bại: Sự lo sợ thất bại có thể làm tê liệt

quyết tâm thực hiện những ý tưởng hay.
- Thêm một chút hồi tưởng: những trò chơi khơi hài thời thơ ấu sẽ có thể
là những gợi ý hay cho hiện tại, hoặc một hình tượng đã bắt gặp ở đâu
đó cũng có thể là một điểm trong ý tưởng.
- Tránh tình trạng quá biệt lập: Sự kết hợp chéo giữa các lĩnh vực chuyên
môn khác nhau thường rất hữu hiệu trong việc xác định tìm giải pháp.
- Đừng quá quan trọng hóa vấn đề: Sự hài hước, khơng khí thoải mái làm
giảm căng thẳng và thúc đẩy khả năng sáng tạo.
- Luôn luôn sáng tạo bắt đầu bằng ý tưởng mới: bằng cách nuôi dưỡng
những ý tưởng nhỏ bé bình thường và biến những ý tưởng ấy thành hiện


thực, chúng ta sẽ có thể phát triển và thực hiện những ý tưởng lớn hơn
nhiều trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
Một số trang mạng:
1. />Rm9pGlqXnPOyN0Ja7NtW50dzHxUFtI8OSAx9PB87w20fQVx_K7lfFD7pTVLp
FUjfAboEm
2.

/>
buzan-post504359.html
3.
brainstorming

/>

Danh sách nhóm ROMBIE
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên
Đặng Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Thái Bình
Nguyễn Thị Thu Hà
Bế Thị Lằm
Nguyễn Thị Kiều
Hà Diễm Quỳnh
Lý Quỳnh Như
Lò Seo Phấn
Bùi Thị Hương Nguyệt

Đánh giá




×