Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.52 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH “TRUNG TÂM THỂ
THAO CỘNG ĐỒNG” TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với mục đích hướng đến việc xây dựng một mơ
hình cung cấp các dịch vụ thể thao chun nghiệp, đơng đảo và rộng khắp trên tồn địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về thể thao cho mọi tầng lớp
nhân dân (giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu và trọng tài các môn thể thao; tư vấn và
cung cấp dụng cụ thể thao,...). Kết quả nghiên cứu nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; giải quyết một phần nhu cầu việc làm thêm
đúng chuyên môn cho sinh viên, cán bộ của Khoa TDTT, Trường ĐHSP - ĐH Thái
Ngun.
Từ khóa: Mơ hình, trung tâm, thể thao, thể thao cồng đồng, Thái Nguyên, Đại học
Sư phạm
Research of construct the model of “public sports center” in Thai Nguyen city
Summary: The research is carried out with the aim of building a model to provide
specialized sports services widely and popularly throughout Thai Nguyen Province. In
that way, we can meet the growing demand for sports of all classes of people such as
teaching, training, organizing competitions, refereeing for sports, consulting and
providing sports equipment. If the research results put into practice, it will contribute to
improving professional qualifications to partly solve the need of part-time jobs for
students, officers of Faculty of Physical education in Thai Nguyen University of
Education - Thai Nguyen University
Keywords: model, center, sport, public sport, Thai Nguyen, University of Education
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các hộ gia đình ngày
càng được nâng cao, từ đó nhu cầu rèn luyện sức khỏe, tham gia các hoạt động thể thao,
giải trí của mọi tầng lớp nhân dân ngày càng lớn; Trong khi đó, đội ngũ huấn luyện viên
(HLV), hướng dẫn viên (HDV) vẫn chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng từ xã
hội (đặc biệt là đối với các môn thể thao mới như GYM, võ thuật, Yoga, thể thao giải
trí,...). Điều đó cho thấy, phong trào thể dục thể thao (TDTT) trong những năm gần đây


đang phát triển sâu rộng và trở thành nhu cầu thực sự của đông đảo quần chúng.
Phong trào thể thao tại thành phố Thái Nguyên trong thời gian gần đây đã có sự
phát triển đáng kể, điều đó được thể hiện ở số lượng câu lạc bộ thể thao xuất hiện ngày
càng nhiều và đa dạng, hoạt động quanh năm và sôi nổi (đặc biệt là vào dịp nghỉ hè);
đông nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên với các môn như thể thao phổ biến như Bóng đá,
Võ thuật, Bơi, Yoga, Aerobic, GYM, Bóng rổ, Cầu lơng, khiêu vũ, Quần vợt,...cơ sở vật
chất phục vụ cho thể thao tại các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân cũng thường xuyên
được nâng cấp, bổ sung mới. Tuy nhiên theo khảo sát từ thực tế thì lực lượng HLV các
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

1


môn thể thao tại Thái Nguyên (đúng chuyên ngành) vẫn cịn ít so với nhu cầu và tiềm
năng hiện nay. Bên cạnh đó các CLB hoạt động tương đối độc lập, HLV chủ yếu hoạt
động riêng hoặc theo nhóm nhỏ, chưa có kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài; hình
thức tuyển sinh, quảng bá thương hiệu vẫn chủ yếu theo hướng tự phát, truyền thống dẫn
đến hiệu quả chưa cao, công tác quản lý của cơ quan nhà nước cũng gặp khó khăn.
Xuất phát từ những cơ sở trên, cùng kinh nghiệm thực tế thu được trong công tác
phát triển phong trào thể thao tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
Nghiên cứu xây dựng mơ hình “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành phố Thái
Nguyên.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng
hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; phương pháp quan sát sư phạm; phương
pháp thống kê toán học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở thực tiễn và nhu cầu xây dựng mơ hình “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại
thành phố Thái Nguyên
1.1. Thực trạng hoạt động của các trung tâm và câu lạc bộ thể thao tại thành phố Thái

Nguyên
Để đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động của một số Trung tâm, CLB thể
thao điển hình, mang tính chất dịch vụ tại thành phố Thái Nguyên (chỉ tính các đơn vị
được cơ quan chức năng cấp phép trong năm 2019 -2020; tham gia giảng dạy hoặc tổ
chức thi đấu thể thao cho quần chúng nhân dân; có thu phí đối với người tham gia và có
sử dụng sinh viên hoặc cựu sinh viên Khoa TDTT Trường ĐHSP - ĐHTN); đồng thời
khảo sát về nhân lực sử dụng là những sinh viên, cựu sinh viên của Khoa TDTT, Trường
ĐHSP – ĐHTN, đề tài tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau (Bảng 1).
Bảng 1. Thống kê các đơn vị hoạt động về dịch vụ thể thao tại thành phố Thái
Nguyên (năm 2019-2020, có sử dụng sinh viên, cựu sinh viên Khoa TDTT)
Mơn thể
Số lượng sinh
TT
Tên tổ chức
thao (dịch
Hình thức dịch vụ
viên, cựu SV
vụ)
Khoa TDTT
Trung tâm Dịch
vụ và Thi đấu Các môn
Tổ chức thi đấu, trọng tài;
1
02 người
thể thao tỉnh thể thao
cho thuê sân, địa điểm
Thái Nguyên

Trung tâm bồi
Vovinam,

Dạy ngoại khóa cho trẻ em 01 cựu SV; 08
2 dưỡng kỹ năng
Khiêu vũ
mầm non tại các trường
SV
Hoa Anh Đào
thể thao
3 Liên đoàn võ

- Dạy ngoại khóa cho học 50 SV viên;
thuật tỉnh Thái
Vovinam,
sinh, sinh viên tại các 15 SV
Nguyên
Taekwondo, trường học
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

2


Karate, Cổ
truyền

4

Công ty TNHH
Adverlink Việt
Nam (Bể bơi
Trường ĐHSP)


Môn Bơi

- Tổ chức các CLB tại
những cơ sở ngoài trường
học
- Tổ chức các giải đấu, công
tác trọng tài, tập huấn, thi
lên đai cho võ sinh
- Dịch vụ cho khách vào bơi
(bán vé)
- Dạy bơi cho các lứa tuổi
- Tổ chức thi đấu và trọng
tài môn Bơi
- Cho thuê địa điểm

06 – 08 SV
(nhân viên cứu
hộ, giảng dạy
môn bơi,…)

Trung tâm
Trường học
Võ Karate, Dạy Karate và Cờ vua cho
5
02 cựu SV
ngoại khóa
Cờ vua
học sinh tại Trung tâm
Nemo
Trung tâm thể

Thể hình,
Hướng dẫn tập luyện Thể
6
02 cựu SV
hình Việt Trung Aerobic
hình, Aerobic
Kết quả khảo sát cho thấy: Hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất
nhiều dịch vụ thể thao (giảng dạy, tổ chức thi đấu, trọng tài, kinh doanh đồ thể thao; thuê
địa điểm, cơ sở vật chất,…). Tuy nhiên xét theo tiêu chí của đề tài đưa ra, theo thống kê
mới có 06 đơn vị điển hình, được nhiều quần chúng lựa chọn sử dụng dịch vụ.
- Dịch vụ chủ yếu bao gồm 03 lĩnh vực chủ yếu:
+ Giảng dạy, huấn luyện các môn thể thao (võ thuật, bơi, cờ vua, khiêu vũ,…)
+ Tổ chức thi đấu, công tác trọng tài các môn thể thao
+ Cho thuê địa điểm, cơ sở vật chất, bán vé sử dụng dịch vụ.
- Hình thức: Ngoại khóa tại trường hoặc ngồi nhà trường
- Các đơn vị có sở dụng sinh viên hoặc cựu sinh viên Khoa TDTT tham gia cơng tác
chun mơn, đây chính là một trong những mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến (tạo việc
làm cho sinh viên của đơn vị sau khi ra trường, việc làm thêm gắn với chuyên môn của
sinh viên đang học). Tuy nhiên đông đảo nhất vẫn là các mơn võ thuật, tại thời điểm khảo
sát có 50 cựu sinh viên và 15 sinh viên đang là thành viên của Liên đoàn võ thuật tỉnh
Thái Nguyên, tham gia trực tiếp đứng lớp tại các câu lạc bộ khác nhau.
- Hạn chế: Các đơn vị chủ yếu hoạt động độc lập và chuyên về một số môn/ lĩnh
vực, nhân viên hưởng lương theo tiết dạy (từ 50.000đ đến 100.000đ/ tiết) hoặc theo tháng
(giao động từ 2.000.000đ đến 8.000.000đ/ tháng), cơ chế đãi ngộ chưa thực sự cao, thiếu
ổn định bởi phụ thuộc nhiều vào số lượng người tham gia sử dụng dịch vụ ở từng thời
điểm.
1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao ngoại khóa tại một số
trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Để phù hợp với quy môn và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung
khảo sát ở một số trường học cụ thể tại thành phố Thái Nguyên (vì đối tượng tham gia

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

3


các dịch vụ thể thao là học sinh, sinh viên luôn chiếm số đông), với 01 môn thể thao cụ
thể (mơn võ Vovinam) tại các CLB. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng một mơ hình
Trung tâm, thu hút các HLV, HDV của các CLB về một đầu mối; nội dung hoạt động của
năm thứ nhất chủ yếu chú trọng phát triển dịch vụ về các môn võ thuật; từ năm thứ hai và
năm thứ ba trở đi sẽ tiếp tục phát triển thêm các môn thể thao khác.

Biểu đồ 1. Thực trạng về cơ sở vật chất và số môn sinh tại các CLB Vovinam trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên
Kết quả khảo sát cho thấy: Tại những trường học trên địa bàn thành phố hiện nay có
09 CLB Vovinam tập luyện ở hình thức ngoại khóa, do 20 HLV là những sinh viên, cựu
sinh viên của Khoa TDTT phụ trách chính. Số lượng người tập đơng nhất là CLB
Vovinam Trường Tiểu học DPA (120 học sinh), ít nhất là CLB Trường Tiểu học Đội Cấn
(30 võ sinh), do thời điểm khảo sát đang ở trong năm học nên số lượng chỉ mang tính
chất tương đối, vì vào thời gian nghỉ hè số lượng võ sinh theo tập sẽ tăng lên rất nhiều
(tăng gấp đôi hoặc gấp 3).
Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện tương đối đủ (có thể coi là
tốt so với những đơn vị tuyến huyện), đủ đáp ứng được so với số người tham gia tập
luyện hiện tại. Tuy nhiên, khi số lượng tăng lên (thường vào dịp nghỉ hè) thì cơ sở vật
chất và trang thiết bị cần bổ sung, nâng cấp thêm.
1.3. Thực trạng về cơ cấu tổ chức các CLB
Kết quả khảo sát tại các CLB cho thấy:
- Thành phần tham gia tập luyện: 100% là học sinh, sinh viên của đơn vị.
- Các CLB chủ yếu tập luyện 02 buổi/1 tuần vào sau giờ học chính khóa, thời gian
tập luyện 02h mỗi buổi.
- Một chu kỳ tập luyện được duy trì trong 03 - 06 tháng (tùy cấp đai), sau khi kết

thúc có tổ chức thi đánh giá kết quả thông qua kỳ thi đai do Liên đoàn Võ thuật tỉnh tổ
chức.
- Đội ngũ HLV: Đều có trình độ đại học, cao đẳng, đạt đẳng cấp chuẩn theo Quy
định của Sở VH, TT&DL, Liên đoàn quốc gia; chuẩn bị giáo án đầy đủ, bài tập phong
phú, khoa học. Riêng lực lượng TGV phần lớn là sinh viên các trường đại học trong tỉnh.
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

4


- Tham gia công tác xã hội: Các CLB thường xuyên tổ chức hoặc tham gia biểu diễn
trong những sự kiện của nhà trường, cũng như tại các hoạt động văn hóa lớn của địa
phương và nhà trường.
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện Võ thuật tại thành phố Thái Nguyên
Kết quả phỏng vấn và khảo sát các đối tượng nghiên cứu cho thấy một số nguyên
nhân dẫn đến việc hạn chế sự phát triển của phong trào võ thuật tại những đơn vị mà đề
tài tiến hành khảo sát, đó là:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện cịn ít (đa phần sân tập đều là sân bê tơng,
khơng có mái che).
- Số lượng CLB cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của đông đảo học
sinh và người dân trong thành phố.
- Thông qua phỏng vấn trực tiếp cho thấy trên thực tế, về nội dung và chương trình
chi tiết giảng dạy của 09 CLB vẫn có những điểm chưa thực sự thống nhất (thời gian chi
tiết, nội dung giáo án trong mỗi cấp đai,...). Điều đó đã dẫn tới có sự chênh lệch nhất định
về trình độ chun mơn, cũng như kỹ thuật của võ sinh ở các CLB.
- Lịch học dày (chính khóa, ngoại khóa) cũng là lý do khiến người tập khó tham
gia lâu dài.
- Đa số các HLV đều coi việc dạy tại CLB là việc làm thêm ngồi giờ, gắn với
đam mê nên chưa có sự đầu tư lớn về chuyên môn, thời gian, cơ sở vật chất cho phong
trào; chưa có cơ chế hỗ trợ cho đội ngũ HLV.

1.5. Tìm hiểu nhu cầu tập luyện thể thao (Võ thuật) của người dân tại thành phố Thái
Nguyên
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các em học sinh đều đã biết đến các môn võ
thuật (95%); 90% số người được hỏi trả lời họ không tham gia CLB võ thuật của trường
mình; số người cùng lớp đang theo tập võ thuật là 55%, trong khi đó nhu cầu tập luyện
của các em lại lên tới 95%. Điều đó phần nào phản ánh được số lượng các CLB hiện nay
cịn ít so với nhu cầu tập luyện của học sinh các trường phổ thông trong thành phố.
2. Bước đầu xây dựng mơ hình “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành phố Thái
Nguyên (tỉnh Thái Nguyên)
2.1. Xác định các tiêu chí chung để xây dựng mơ hình
Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài xác định các tiêu chí chung làm
cơ sở cho việc áp dụng để xây dựng mơ hình “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành
phố Thái Nguyên, bao gồm: Mục đích, nhiệm vụ, tính chất - đặc điểm, cơ cấu tổ chức,
điều kiện thành lập, đối tượng, cơ sở pháp lý, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt
động, thành viên của Trung tâm, nguồn đầu tư tài chính và cơ sở vật chất. 12 tiêu chí này
đều được các chuyên gia và nhà quản lý đánh giá ở mức rất cần thiết và cần thiết (tổng tỉ
lệ trên 90%). Do đó có thể áp dụng vào việc xây dựng một mơ hình
Nội dung của các tiêu chí bao gồm:
- Mục đích: 1) Tăng cường hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên; 2)
Tạo điều kiện cho mọi người bên ngoài xã hội tham gia hoạt động TDTT; 3) Phát hiện,
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

5


bồi dưỡng tài năng và phát triển thành tích thể thao; 4) Góp phần hồn thiện mục tiêu đào
tạo tồn diện của trường ĐHSP - ĐHTN; 5) Phát triển phong trào TDTT quần chúng; 6)
Ngăn chặn các tệ nạn xâm nhập học đường.
- Nhiệm vụ: 1) Tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên và người ngồi xã hội
có cùng sở thích tham gia tập luyện; 2) Phát triển kỹ năng, kỹ xảo môn thể thao tập

luyện, phát triển thể chất và giáo dục đạo đức, ý chí cho người tập; 3) Tổ chức hướng dẫn
các nhóm, lớp tập luyện; Xây dựng và huấn luyện các đội đại biểu; 4) Tổ chức và tham gia
thi đấu các giải thuộc về môn thể thao của Trung tâm; 5) Quản lý và phát triển hội viên;
6) Đảm bảo hoạt động của Trung tâm tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Về tính chất, đặc điểm: 1) Là hoạt động xã hội hóa TDTT trong trường học; 2)
Phối hợp tự nguyện giữa đơn vị cơ sở và Trung tâm; 3) Là một hình thức hoạt động
TDTT Liên kết của trường học; 4) Có thể liên kết với tất cả thành phần TDTT bên ngồi
(cơng lập và ngồi cơng lập).
- Về cơ cấu tổ chức: 1) Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 2 phó Giám đốc; 2)
Các Phịng bao gồm: Phịng Chun mơn – Huấn luyện; Phịng Tổ chức - Kế hoạch;
Phịng Tài chính - Cơ sở vật chất; Phịng Đối ngoại - Tuyên truyền.
- Điều kiện để thành lập Trung tâm: 1) Ủng hộ của tổ chức Đảng, chính quyền và
các đoàn thể; 2) Nhu cầu của học sinh, sinh viên; 3) Nhu cầu liên kết của các tổ chức, cá
nhân bên ngồi; 4) Kinh phí; 5) Cơ sở vật chất, sân bãi; 6) Đội ngũ HLV, HDV.
- Đối tượng tham gia: 1) Học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức của các cơ sở; 2)
Người ngồi xã hội có nhu cầu tập luyện.
- Sản phẩm: 1) Số lượng người tập luyện thường xuyên; 2) Tăng cường sức khỏe,
phát triển hài hịa, cân đối cơ thể; 3) Thành tích thể thao.
- Cơ sở pháp lý: 1) Có quyết định thành lập của Hiệu trưởng hoặc một Cơng ty
chính; 2) Có giấy phép hoạt động do Sở VH,TT&DL Tỉnh cấp; 3) Có quy chế tổ chức
hoạt động và tuân thủ theo các tiêu chí của ngành VH,TT&DL, ngành GD&ĐT ban hành
về quy định, quy chế tổ chức hoạt động Trung tâm TDTT cấp cơ sở.
- Hình thức hoạt động: 1) Tập luyện theo nhóm, lớp; 2) Tập luyện theo đội đại
biểu.
- Nội dung hoạt động: 1) Hướng dẫn cho người tập theo nhóm, lớp về chun
mơn; 2) Huấn luyện các đội đại biểu; 3) Tổ chức các giải thi đấu nội bộ; 4) Tổ chức biểu
diễn, giao lưu trong các dịp lễ hội; 5) Tham quan, du lịch, dã ngoại.
- Yêu cầu đối với các thành viên quản lý và chuyên mơn: 1) Phải có sự tham gia
gồm cả 2 phía liên kết (Khoa TDTT và Trung tâm) trong mỗi bộ phận cơ cấu; 2) Ban
Giám đốc và các phòng chuyên mơn phải có kinh nghiệm quản lý hoặc được bồi dưỡng

nghiệp vụ quản lý TDTT cấp cơ sở; 3) HLV, HDV phải có đẳng cấp 2 trở lên hoặc được
bồi dưỡng về nghiệp vụ …(lớp HDV hoặc trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên); 4). Phải
đảm bảo thù lao cho các thành viên quản lý trong Trung tâm.
- Nguồn đầu tư Tài chính - Cơ sở vật chất: 1) Nhà trường có trách nhiệm đầu tư
(Nếu có tổ chức tập luyện tại trường); 2) Tổ chức TDTT bên ngoài đầu tư (Nếu tổ chức
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

6


tập luyện tại cơ sở TDTT bên ngoài); 3) Nguồn đầu tư bằng vận động hỗ trợ, tài trợ và các
nguồn thu hợp pháp khác; 4) Nhà trường có thể hỗ trợ kinh phí tập huấn và thi đấu; 5)
Nguồn thu từ lệ phí tham gia của các thành viên
2.2. Xây mơ hình “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành phố Thái Nguyên
Từ nội dung chi tiết xác định cơ cấu tổ chức của Trung tâm. Đề tài xác định được cơ
cấu tổ chức Trung tâm bao gồm: Ban Giám đốc, các phịng chun mơn (Phịng Chun
mơn – Huấn luyện; Phịng Tổ chức - Kế hoạch; Phịng Tài chính - Cơ sở vật chất;
Phòng Đối ngoại - Tuyên truyền) và hội viên là vận động viên các đội tuyển, người tập
được tổ chức theo các nhóm, lớp tập luyện.
Đối với vị trí, cấu trúc và chức năng của Trung tâm, kết quả nghiên cứu thu được
như sau:
- Vị trí của Trung tâm: “Trung tâm thể thao cộng đồng” là loại hình phối kết
hợp giữa nhà trường và các tổ chức bên ngồi và cũng là loại hình Trung tâm TDTT
dành cho quần chúng nhân dân khu vực thành phố nhằm mục đích phát triển TDTT
ngoại khóa cho quần chúng có nhu cầu; đối tượng chủ yếu l à học sinh, sinh viên. Do
vậy, vị trí của Trung tâm là một tổ chức xã hội, đồng thời có quan hệ mật thiết với
các thành phần, đối tượng trong xã hội. Do đó, Trung tâm chịu sự quản lý chung của
các nhà trường (đơn vị hợp tác), của Trung tâm Thể thao thành phố Thái Nguyên và
của Sở VH, TT&DL Tỉnh, cũng như các liên đồn địa phương về chun mơn hẹp
(như Liên đoàn võ thuật).

- Cấu trúc và chức năng của cơ cấu tổ chức Trung tâm:
+ Ban Giám đốc: Thực hiện theo phương thức hiệp thương, bao gồm: G i á m
đ ố c , l à Giảng viên Khoa TDTT, Trường ĐHSP - ĐHTN; 02 phó Giám đốc, trong đó
Phó Giám đốc chun mơn là thành viên sáng lập hoặc giảng viên Khoa TDTT, Trường
ĐHSP – ĐHTN; Phó Giám thường trực là người đứng đầu tổ chức TDTT/ liên kết bên
ngồi.
+ Các phịng chức năng:
Phịng Chun mơn – Huấn luyện: Do phó Giám đốc kiêm phụ trách chun
mơn làm trưởng phòng và GV của Khoa TDTT/ các trường liên kết (nếu có), làm phó
phịng.
Phịng Tổ chức kế hoạch: Mời GV Khoa TDTT làm trưởng phòng và đại diện cơ
sở TDTT bên ngồi làm phó trưởng phịng.
Phịng Tài chính - cơ sở vật chất: Do thành viên sáng lập làm trưởng phòng và đại
diện cơ sở TDTT/ doanh nghiệp bên ngồi làm phó trưởng phịng.
Phịng Đối ngoại - Tun truyền: Do thành viên sáng lập làm trưởng phòng và đại
diện cơ sở TDTT/ doanh nghiệp bên ngồi làm phó trưởng phòng. Ưu tiên việc gắn với
doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân bên ngoài xã hội để vận động và tận dụng nguồn lực
xã hội hóa được tối ưu nhất.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã đúc kết và hình thành mơ hình tổ chức
“Trung tâm thể thao cộng đồng” và được trình bày ở sơ đồ 1.
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

7


Sơ đồ 1. Mơ hình tổ chức “Trung tâm thể thao cộng đồng”
2.3. Xây dựng quy trình thành lập “Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành
phố Thái Nguyên
Quy trình xây dựng là cơ sở quan trọng để tiến hành hình thành biện pháp theo một
trình tự khoa học, hợp ý; Đảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong thực hiện biện pháp. Để

giải quyết vấn đề này, đề tài tiến hành phỏng vấn 100 cán bộ quản lý, giáo viên, giảng
viên những trường tại thành phố Thái Nguyên về xác định nội dung và thứ tự của các
bước thành lập và vận hành Trung tâm. Kết quả cho thấy: Có 94,20% ~ 98,55% ý kiến
đồng ý nội dung của lộ trình giải pháp qua 2 lần phỏng vấn và thứ tự các bước được sắp
xếp như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ, xin cấp phép hoạt động tại Sở VH, TT&DL Tỉnh.
- Bước 2: Công bố quyết định thành lập, giấy phép hoạt động; kiện toàn bộ máy
lãnh đạo, nhân viên, chương trình huấn luyện và cơ sở vật chất của Trung tâm
- Bước 3: Khảo sát các tổ chức TDTT đang hoạt động tại TP Thái Nguyên
- Bước 4: Chọn lựa các trường, đơn vị, tổ chức để hợp tác, phối hợp cùng trung tâm
- Bước 5: Tổ chức gặp mặt, đàm phán, cung cấp hồ sơ cho các đối tác liên kết, phối
hợp
- Bước 6: Ký kết hợp đồng huấn luyện, hợp tác giữa Trung tâm và các đối tác.
2.4. Xây dựng quy chế tổ chức và điều lệ hoạt động của Trung tâm
Trên cơ sở quy chế tổ chức và hoạt động Trung tâm thể thao do Uỷ ban TDTT
ban hành; Từ các kết quả nghiên cứu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu xây dựng quy
chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm. Đề tài tiến hành phỏng vấn 100 cán bộ quản
lý, giáo viên, giảng viên tại các đơn vị về một số yếu tố sau: Nguyên tắc chung (6
điều); Loại hình (1 điều); Cơ cấu tổ chức và chức năng (2 điều); Hội viên Trung tâm
(1 điều); Kế hoạch hoạt động (1điều); Cơ sở vật chất tài chính (4 điều); Điều kiện
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

8


thành lập và đăng ý hoạt động (3 điều); Quyền lợi và nghĩa vụ (2 điều) và điều khoản
thi hành (2 điều). Kết quả phỏng vấn thu được từ 90%~100% ý kiến tán thành trên tất
cả các nội dung khảo sát.
- Điều lệ hoạt động của “Trung tâm thể thao cộng đồng”:
Kết quả khảo sát về việc xây dựng điều lệ của “Trung tâm thể thao cộng đồng” như

sau:
1. Tên gọi: “Trung tâm thể thao cộng đồng”
2. Mục đích: Nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển và hoàn thiện thể chất, phát triển
năng lực thể thao, giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho người tập.
3. Nhiệm vụ: Huấn luyện các đội đại biểu và tổ chức hướng dẫn cho các đơn vị tập
luyện một số môn thể thao tại những cơ sở trong thành phố Thái Nguyên, tham gia thi
đấu, giao lưu, biểu diễn tại những sự kiện.
4. Nhiệm vụ của Hội viên: tự nguyện tham gia Trung tâm theo nhu cầu cá nhân về
tập luyện môn thể thao mà mình u thích; tham gia đầy đủ các buổi tập, chấp hành đầy
đủ các quy định của Trung tâm/ CLB, đóng lệ phí đầy đủ.
5. Thời gian tập luyện: Mỗi tuần từ 2 - 3 buổi, thời gian mỗi buổi tập từ 90 đến 120
phút (tùy đối tượng) vào các ngày trong tuần (ưu tiên những ngày cuối tuần, khung giờ từ
17h30 đến 19h30).
6.Quyền lợi của hội viên: Được tổ chức, hướng dẫn; được hưởng các chế độ bồi
dưỡng tập huấn, chế độ thi đua, khen thưởng; Được cấp thẻ thành viên Trung tâm.
IV. KẾT LUẬN

Dựa trên những kết quả nghiên cứu thu được, đề tài đi đến kết luận sau:
1. Đề tài đã bước đầu tìm hiểu về cơ sở thực tiễn và nhu cầu xây dựng mơ hình
“Trung tâm thể thao cộng đồng” tại thành phố Thái Nguyên:
- Thực trạng: Hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dịch vụ
thể thao. Tuy nhiên, các đơn vị chủ yếu hoạt động độc lập và chuyên về một môn/ lĩnh
vực cụ thể, nhân viên hưởng lương theo tiết, cơ chế đãi ngộ chưa thực sự cao, thiếu ổn
định bởi phụ thuộc nhiều vào số lượng người tham gia sử dụng dịch vụ ở từng thời điểm.
Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện tương đối đủ (có thể coi là
tốt so với những đơn vị tại các huyện), đáp ứng được so với số người tham gia tập luyện
hiện tại. Tuy nhiên, khi số lượng tăng lên (thường vào dịp nghỉ hè) thì cơ sở vật chất và
trang thiết bị cần bổ sung, nâng cấp thêm.
- Nhu cầu tập luyện thể thao (Võ thuật) của người dân tại thành phố Thái Nguyên :
Nhu cầu tập luyện của đối tượng phỏng vấn ở mức cao (95%). Điều đó phần nào phản

ánh được số lượng các CLB hiện nay cịn ít so với nhu cầu tập luyện của học sinh các
trường phổ thông trong thành phố, công tác tuyển sinh, tuyên truyền cũng chưa thực hiện
tốt.
2. Đề tài đã bước đầu xây dựng được mơ hình “Trung tâm thể thao cộng đồng”
tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) với những đặc điểm sau:
Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

9


- Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban Giám đốc, các phịng chun mơn (Phịng Chun
mơn – Huấn luyện; Phịng Tổ chức - Kế hoạch; Phịng Tài chính - Cơ sở vật chất;
Phòng Đối ngoại - Tuyên truyền) và hội viên là vận động viên các đội tuyển, người tập
được tổ chức theo các nhóm, lớp tập luyện.
- Quy trình thành lập (Bao gồm 6 bước)
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm bao gồm: nguyên tắc chung (6
điều); Loại hình (1 điều); Cơ cấu tổ chức và chức năng (2 điều); Hội viên CLB (1
điều); Kế hoạch hoạt động (1điều); Cơ sở vật chất tài chính (4 điều); Điều kiện thành
lập và đăng ý hoạt động (3 điều); Quyền lợi và nghĩa vụ (2 điều) và điều khoản thi
hành (2 điều).
- Điều lệ hoạt động, bao gồm: tên Trung tâm, mục đích, nhiệm vụ của người tham
gia, nhiệm nhiệm vụ của Trung tâm, thời gian hoạt động và quyền lợi của hội viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2005), Nghị Quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội
hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế,văn hóa và thể dục thể thao.
2. Chính phủ (2010), Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 về chiến
lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.
3. Chính phủ (2011), Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 về việc phê
duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

4. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung (2010), Xã hội học TDTT, Nxb
TDTT, Hà Nội.
5.Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung (2003), Kinh tế học TDTT, Nxb
TDTT, Hà Nội
6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, NXB TDTT,
Hà Nội.
7. Nguyễn Cẩm Ninh (2015), Giáo trình quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

Thái Nguyên Sports – Huy chương thể thao - Dụng cụ VÕ THUẬT – 0988.868.313

10



×