Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề tài đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc (1930 1945) và bài học về hội nhập quốc tế đối với nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.23 KB, 11 trang )

Đề tài : Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong cách mạng giải
phóng dân tộc (1930-1945) và bài học về hội nhập quốc tế đối với nước ta hiện
nay.
PHẦN I. Cơ sở lý luận
1.
Tình hình của thế giới và Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc
(1930-1945)
1.1. Tình hình thế giới (1930-1945)
1.2. Tình hình Việt Nam (1930-1945)
2.
Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong cách mạng giải phóng
dân tộc (1930-1945)
3.
Hạn chế của Đường lối độc lập tự do, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong cách
mạng giải phóng dân tộc (1930-1945 )
PHẦN II. Bài học về hội nhập quốc tế đối với nước ta hiện nay
1.
Khái niệm về hội nhập quốc tế của Việt Nam
2.
Thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
2.1. Hội nhập về chính trị
2.2. Hội nhập về kinh tế
2.3. Hội nhập quốc phòng an ninh
2.4. Hội nhập trong các lĩnh vực khác
3.
Hạn chế hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
4.

Định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam
PHẦN III. Kết luận, khuyến nghị
1.


Kết luận
2.
Khuyến nghị
NỘI DUNG
PHẦN I. Cơ sở lý luận
1.
Tình hình của thế giới và Việt Nam trong cách mạng giải phóng
dân tộc (1930-1945)
1.1. Tình hình thế giới (1930-1945)
* Giai đoạn 1930-1939:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho mâu
thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt và phong trào cách mạng của quần
chúng dâng cao.
Một số nước đi vào con đường phát xít hoá: dùng bạo lực để đàn áp phong
trào đấu tranh trong nước và ráo riết chạy đua vũ trang phát động chiến tranh thế
giới mới. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức, Ý, Nhật, chúng liên kết với nhau lập
ra phe “Trục”, tuyên bố chống Quốc tế Cộng sản và phát động chiến tranh chia lại


thế giới. Nguy cơ phát xít và chiến tranh thế giới đe doạ nghiêm trọng nền hồ bình
và an ninh quốc tế.
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935) xác định:
+ Kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa
đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.
+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới
chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền mà là chống phát
xít và chiến tranh, địi tự do, dân chủ, hồ bình và cải thiện đời sống.
+ Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống
nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
* Giai đoạn 1940-1945:

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:
Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trong đó Pháp là nước
tham chiến. Chính phủ Pháp thi hành một loạt đàn áp lực lượng dân chủ ở trong
nước và phong trào cách mạng thuộc địa.
Tháng 6-1940, Đức tấn cơng Pháp và Chính phủ Pháp đã đầu hàng. Ngày
22-6-1941, qn phát xít Đức tấn cơng Liên Xơ. Từ khi phát xít Đức tấn cơng Liên
Xơ, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực
lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
1.2. Tình hình Việt Nam (1930-1945)
* Giai đoạn 1930-1939:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền
phản động ở Đơng Dương ra sức vơ vét, bóc lột và khủng bố phong trào đấu tranh
của nhân dân làm cho bầu khơng khí chính trị trở nên ngột ngạt, u cầu có những
cải cách dân chủ.
* Giai đoạn 1940-1945:
Ở Đơng Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động:
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh
vào Đảng Cộng sản Đơng Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng
cường vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia
đỡ đạn.
Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho
quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đơng Dương
cho Nhật. Chịu cảnh “một cổ hai tròng” đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào
cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với Pháp, Nhật và tay sai phản động ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.


2.
Đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong cách mạng

giải phóng dân tộc (1930-1945)
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một trang sử mới
cho dân tộc Việt Nam: Đất nước độc lập, nhân dân được tự do sau gần 100 năm
thống khổ dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Cuộc cách mạng ấy vượt tầm ảnh
hưởng ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành động lực, niềm tin, cổ vũ cho nhân dân
các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc khơng tự lực cánh sinh mà
cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập”. Đó là lời
khẳng định cho sự kiên quyết của Người về tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo và
Đảng ta đã vận dụng tinh thần ấy trong suốt chiều dài lịch sử.
Ở mỗi bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua
đều in dấu tinh thần độc lập,tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc xác định mục
tiêu chiến lược, phương pháp đấu tranh nhằm đưa cách mạng Việt Nam vượt lên
mọi thách thức để giành thắng lợi. Như nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã chỉ
rõ: “Cách mạng chỉ giành được thắng lợi khi chúng ta kiên định mục tiêu, nêu cao
tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới, sáng tạo”
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
tư tưởng và đường lối cách mạng sáng tạo giải phóng dân tộc của Đảng đã lơi cuốn
tồn dân đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, phong kiến.
Để rồi từ đường lối đó, Xơ viết Nghệ Tĩnh là một nét sáng tạo của công nhân
và nông dân khi được giác ngộ cách mạng đã đứng lên đấu tranh, báo hiệu một
chân trời mới đã mở ra trước dân tộc ta với một đảng kiểu mới của giai cấp cơng
nhân gắn bó máu thịt với nhân dân.
Một là, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng thể hiện ngay chính từ
quyết tâm phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Khi Đảng phát động toàn quốc kháng chiến trong điều kiện tương quan lực
lượng của thực dân Pháp mạnh hơn chúng ta rất nhiều về tiềm lực kinh tế và qn
sự. Nhưng trên cơ sở phân tích tình hình, tin tưởng vào sức mạnh của Nhân dân và
sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quyết tâm phát động tồn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày

19/12/1946 với quyết tâm: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”.
Cùng với việc đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn: Toàn dân, tồn diện,
lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Đường lối đó đã giúp cho Đảng huy động được
sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc kháng chiến với niềm tin kháng
chiến nhất định thắng lợi và chúng ta đã giành thắng lợi.


Hai là, khi đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác
nhau: miền Bắc nước ta được giải phóng, nhưng miền Nam nước ta lại bị đế quốc
Mỹ âm mưu thơn tính và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Đảng vẫn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ khi quyết tâm dám đánh Mỹ và
thắng Mỹ, từng bước hoạch định đường lối và lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
Với đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ là tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử ấy
có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng lại khơng đồng nhất. Một chính đảng chính
trị, phải lãnh đạo, chỉ đạo hai nhiệm vụ chiến lược nhưng cùng một mục tiêu đó là
giải phóng đất nước và đưa đất nước tiến lên theo con đường CNXH. Điều đó
chứng tỏ, xuyên suốt 90 năm , Đảng ta luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, và ở đây đã thể hiện rõ rệt tính độc lập, tự chủ sáng tạo
của Đảng ta.
Nhờ sáng tạo trong hình thức và phương pháp đấu tranh với việc sử dụng
linh hoạt các hình thức đấu tranh và các lực lượng cách mạng mà chúng ta đã giành
thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lợi hoàn toàn.
Ba là, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, nhân dân
tiến bộ trên thế giới đứng hẳn về phía Nhân dân ta, dành cho dân ta những tình
cảm sâu sắc, cao quý, sự ủng hộ vật chất có hiệu lực, biểu dương, ca ngợi cuộc
chiến đấu của dân tộc ta như một thiên anh hùng ca bất diệt.

Do đó, trong cuộc chiến đấu khơng cân sức ấy, đã hình thành một mặt trận
rộng rãi của Nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ nhân dân ta, đó là sự kết hợp chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Một trong những nét nổi bật về tính độc lập và sáng tạo của chiến lược cách
mạng Việt Nam là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp đấu
tranh quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao để chiến thắng đế
quốc Mỹ xâm lược.
Bốn là, từ năm 1975 đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH.
Chặng đường ấy có những biến chuyển phức tạp của tình hình thế giới, cùng
với sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo thực hiện đã đạt
được những thành tựu hết sức quan trọng.
Đây là kết quả của q trình tìm tịi, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy lý
luận, nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Đề ra đường lối chính sách sát và phù hợp với tình hình và đặc điểm lịch sử
của nước ta, mở ra sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Năm là, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong cách mạng XHCN của
Đảng càng được thể hiện nổi bật trong sự nghiệp đổi mới từ năm 1986
Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước trong bối
cảnh thế giới trải qua một thời kỳ đầy biến động
+ Cách mạng thế giới đang lâm vào thối trào
+ Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị tan rã
+ Thị trường truyền thống bị đảo lộn.
+ Đất nước đứng trước những nguy cơ lớn:
Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận đối với Việt Nam
Các thế lực thù địch tấn công từ nhiều phía mưu toan phủ định chủ nghĩa
Mác-Lênin, phủ định vai trị lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
+ Một số nước thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập làm cho bộ

phận cán bộ, đảng viên hoang mang, dao động.
Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh hết sức phức tạp đó, Đảng ta vẫn kiên định con đường
XHCN, kiên trì đổi mới, đổi mới có ngun tắc, khơng hoang mang dao động,
khơng bắt chước người khác, khơng vì sức ép từ bất cứ phía nào mà thay đổi
phương hướng mục tiêu đã định.
Từ đó, Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ:
Bắt đầu từ đổi mới tư duy chính trị thể hiện trong việc hoạch định đường
lối, chính sách đối nội, đối ngoại.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại
hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: “Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch
sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng
thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý
nghĩa cách mạng, là q trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách
mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn qn vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”
Kết luận:
Có thể nói, khi lịch sử dân tộc bước sang trang mới, cạnh tranh kinh tế của
mỗi quốc gia đang diễn ra căng thẳng trên phạm vi toàn cầu, đi liền với những
thách thức về an ninh chủ quyền, biển đảo thì tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường
càng trở nên cần thiết và phải thực sự là kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
Do đó, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo đòi hỏi Đảng phải kiên
định với mục tiêu lý tưởng cách mạng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại, tham khảo kinh
nghiệm, cách làm của các nước để lãnh đạo cách mạng đi đến thành công.


Xây dựng Đảng vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức;
xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ tâm, đủ tầm để đảm đương nhiệm vụ cách

mạng; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế.
3.
Hạn chế của Đường lối độc lập tự do, tự chủ, sáng tạo của Đảng
trong cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945 )
Hội nghị Ban Chấp hành trung ương đảng tháng 10-1930 đã không chấp
nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái quốc được
nêu trong Đường cách mệnh, Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt
của Đảng. Nguyên nhân chủ yếu là do 2 nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm cả
xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.
Thứ hai: do nhận thức giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp
trong cách mạng ở thuộc địa, lại chịu ảnh hửng trực tiếp khuynh hướng ‘tả’ của
Quốc tế cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó.
Một số quyền tự do, dân chủ đã giành đực trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ
tiêu. Chúng ban bó lệnh tổng động viên, thực hiện chính sáng ‘kinh tế chỉ huy’
nhắn tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc .

PHẦN II. Bài học về hội nhập quốc tế đối với nước ta hiện nay
1. Khái niệm về hội nhập quốc tế của Việt Nam
Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình
áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế,
phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và tiến hành hợp tác quốc tế theo đặc
điểm từng giai đoạn và thời kỳ với các nước trên thế giới, đặc biệt với các nước
XHCN, theo hướng sâu rộng cả về hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập an ninh quốc phịng, văn hóa - xã hội… đặc biệt là thời kỳ 1975-1990 trước khi Liên Xô và
các nước XHCN Đông Âu tan rã. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay,
Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về
hội nhập quốc tế và thực hiện hợp tác quốc tế với các nước và tổ chức quốc tế trên
thế giới, thể hiện qua từng thời điểm.

2. Thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
2.1. Hội nhập về chính trị: đây là hình thái hội nhập quốc tế theo quy
phạm chung của các cơ quan quyền lực của các quốc gia tham gia tuân thủ nhằm
chia sẻ lợi ích cơ bản về chính trị chính thể, ý thức hệ, quyền lực… bằng hình thái
hiệp ước, liên minh, đồng minh khu vực hoặc toàn cầu


+ Thành viên LHQ 1976
+ Thành viên ASEAN 1995
+ Cộng đồng chính trị ASEAN
+ Quốc hội Việt Nam là thành viên Liên minh Nghị viện (IPA)
+ Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia các diễn đàn đảng phái chính trị
2.2. Hội nhập về kinh tế: là việc các nước trên thế giới bắt đầu tham gia
hội nhập quốc tế từ hội nhập kinh tế quốc tế, vì lĩnh vực kinh tế và lợi ích kinh tế là
động lực cho sự phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay của
thế giới được thể hiện bằng việc mở cửa nền kinh tế và hướng đến việc tự do hóa
cơ chế phát triển kinh tế với quốc tế bằng nhiều hình thức như đơn phương, đa
phương, khu vực, liên khu vực, tiểu khu vực, toàn cầu... và tùy theo năng lực kinh
tế, cơ chế quản lý kinh tế, tiềm lực kinh tế, sự ổn định chính trị... của mình để chấp
nhận tham gia theo các mơ hình liên kết quốc tế.
+ Tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (AFTA; IAI…) và ASEAN
+ Tham gia các cơ chế hợp tác ÁÂu (ASEM)
+ Thành viên WTO
+ Ký kết BTA với Mỹ; Các FTA song phương
+ Đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…
+ Các doanh nghiệp áp dụng ISO….
2.3. Hội nhập quốc phòng an ninh: các nước tham gia trên cơ sở liên kết
theo mục tiêu vì hịa bình và an ninh với nhau có thể là song phương, đa phương,
khu vực, tiểu khu vực… hoặc thấp hơn với hình thức hội nghị, diễn đàn…
+ Tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (ARF; ADMM; ADMM+…

MACOSA…)
+ Quan sát viên các cuộc tập trận chung (Hổ mang vàng…)
+ Tuần tra chung (Trung Quốc; Thái Lan…)
+ Hợp tác song phương (chia sẻ thông tin, hợp tác nghiên cứu….)
2.4. Hội nhập trong các lĩnh vực khác:
+ Tham gia các tổ chức chuyên ngành về văn hóa, lao động, KHCN, GDĐT,
Thể thao….
+ Áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung…
- Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII đã chỉ rõ:
+ Đại hội nêu rõ nhiệm vụ “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải
quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo
đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”. Độc lập, tự chủ là cơ sở, tạo ra sức
mạnh nội sinh để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế. “Hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” nghĩa là hội nhập đầy đủ trên các


lĩnh vực, các tầng nấc khác nhau với mức độ tham gia, đóng góp thực chất hơn,
cam kết và đan xen lợi ích cao hơn. Hội nhập quốc tế cũng phải bám sát, gắn chặt
và phục vụ trực tiếp nhiệm vụ phục vụ phát triển với việc “Tích cực triển khai các
cam kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và
chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.
+ Tư duy về đối ngoại song phương và đa phương có những bước phát triển
mới. Về song phương, chúng ta cần tiếp tục đưa các mối quan hệ đối ngoại song
phương đi vào chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan xen lợi ích” và “tăng độ tin
cậy”. Đối ngoại đa phương cần “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao
vai trị của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự
chính trị - kinh tế quốc tế” và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm
chiến lược đối với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”.
3. Hạn chế hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Công tác chuẩn bị cho hội nhập chưa tốt, chủ trương của Đảng chưa được
quán triệt và thực hiện đầy đủ, chậm được cụ thể hóa và thể chế hóa
Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộngquan hệ trong các lĩnh
vực khác chưa được triển khai nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể
Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh chưa được phát huy, hợp tác quốc tế
về văn hóa, xã hội và một số lĩnh vực khác thì vẫn chưa sâu rộng, vẫn còn thiếu sự
chủ động và sáng tạo
Cùng với những tác động tiêu cực từ bên ngoài, những hạn chế trên đây đã
góp phần:
- Gia tăng khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền; một số bộ
phận dân cư khơng được hưởng lợi, thậm chí bị thua thiệt do quá trình hội nhập
quốc tế, sự phân hóa giàu - nghèo sâu sắc thêm;
- Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt; vấn đề ô nhiễm
môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm trở nên trầm trọng hơn
- Thời gian tới, hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng
xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ có thể gia tăng…..
- Nước ta đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình. Nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu là phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đi đôi với
bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định chủ trương “chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế”. Tình hình và nhiệm vụ mới…
4. Định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam
4.1. Mục tiêu
Góp phần thúc đẩy sự phát triển … nâng cao đời sống nhân dân; quảng bá hình
ảnh.., bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.


Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu …

4.2. Quan điểm chỉ đạo
Hội nhập quốc tế là chiến lược lớn để phát triển và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế và phục vụ nhiệm vụ của chính lĩnh vực của mình.
Hội nhập quốc tế là nghiêm chỉnh chấp hành những điều đã cam kết, tích cực chủ
động đóng góp xây dựng quy tắc và luật lệ mới.
4.3. Định hướng chủ yếu

Định hướng chung:
- Tuyên truyền, thống nhất nhận thức cả hai mặt của hội nhập quốc tế, khơi dậy
tinh thần dân tộc.
- Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế: thể chế, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực.
- Thiết lập cơ chế chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát; tăng cường phối hợp;
phân cấp trách nhiệm….
 Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế:
- Kiểm điểm việc thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.
- Xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các liên kết kinh tế, các cơ chế hợp
tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách tự vệ, bảo vệ quyền lợi chính
đáng của nhà nước và cá nhân.
 Định hướng hội nhập trong lĩnh vực Chính trị:
- Đưa quan hệ vào chiều sâu, ổn định, bền vững.
- Tích cực tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế, trước hết là trong ASEAN.
- Tích cực tham gia các diễn đàn chính đảng, cơ chế hợp tác nghị viện, tăng
cường giao lưu nhân dân.
 Định hướng hội nhập trong lĩnh vực Quốc phòng An ninh:
- Tham gia các cơ chế hợp tác khu vực.
- Phòng chống các tác động tiêu cực từ hội nhập.

- Hợp tác trong những lĩnh vực mới, diễn tập thực địa.
 Định hướng hội nhập trong các lĩnh vực khác:
- Tham gia các tổ chức.
- Thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn chung.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa.

PHẦN III. Kết luận, khuyến nghị


1. Kết luận
Trong thời kỳ hiện nay, chúng ta đang thực hiện cơng cuộc đổi mới, đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều thời cơ nhưng cũng phải
đối mặt với khơng ít nguy cơ đe dọa đến nền độc lập của dân tộc và sự ổn định
chính trị của đất nước. Tình hình đó càng địi hỏi Đảng phải tiếp tục nêu cao tinh
thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong quá trình hoạch định chủ trương, đường lối và
lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đi đến thắng
lợi.
Đảng phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong thời kỳ hiện nay đòi
hỏi Đảng phải kiên định với mục tiêu lý tưởng cách mạng là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại, tham khảo kinh
nghiệm, cách làm của các nước để lãnh đạo cách mạng đi đến thành công. Khi
hoạch định chủ trương, đường lối, Đảng cần phải xuất phát từ thực tế, hoàn cảnh,
điều kiện của đất nước, phân tích đặc điểm và hồn cảnh thực tế một cách tỷ mỉ
sâu sắc để vận dụng và phát triến sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, học tập có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước trên thế giới phù hợp
với điều kiện, hồn cảnh cụ thể của đất nước, khơng dập khn, máy móc, đặc biệt
khi vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng cần phải chống
cả chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều.
Để làm được điều đó địi hỏi Đảng phải nắm vững lý luận, những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời xuất phát từ thực tiễn cách mạng để
có chủ trương, biện pháp thích hợp; địi hỏi Đảng phải vững mạnh cả về lý luận, tư
tưởng và tổ chức; Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ tâm, đủ tầm để
đảm đương nhiệm vụ cách mạng.
2. Khuyến nghị
Thứ nhất, nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về kết
hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại và vận dụng sáng tạo vào hội nhập
quốc tế ngày nay.
Thứ hai, chú trọng việc giáo dục lý tưởng xã chủ nghĩa cho nhân dân để khi
hội nhập vào thế giới vẫn giữ vững lòng tin nào con đường đã được xác định - con
đường xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, việc hội nhập vào cộng đồng khu vự,c quốc tế đã đề ra cho Đảng
nhiệm vụ tăng cường giáo dục nhân dân giữ vững bản sắc dân tộc, không chệch
hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ trong việc tiếp thu sức mạnh bên
ngoài, kết hợp với sức mạnh trong nước tạo nên " thế và "lực" trong quan hệ quốc
tế ở thời kỳ toàn cầu hóa.




×