Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT bài học PHÁT HUY TINH THẦN độc lập, tự CHỦ, SÁNG tạo của ĐẢNG TA TRONG đổi mới và hội NHẬP KINH tế QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.56 KB, 28 trang )

PHÁT HUY TINH THẦN
ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG TA
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Đổi mới là động lực, ổn định là điều kiện tiền đề, phát triển nhanh và bền
vững là mục đích.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Đảng và nhân dân ta lúc này là
củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Chúng ta kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì hoà bình, hợp
tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các
quan hệ quốc tế.
Quan hệ giữa độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế: Hiện nay,
không ít cán bộ, đảng viên còn nhận thức chưa đầy đủ, thấu đáo mối quan hệ
giữa độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế, từ đó hành động còn ngập
ngừng, thiếu nhất quán. Có tâm lý lo ngại, đẩy mạnh hội nhập sẽ mất độc lập tự
chủ hoặc ngược lại: hội nhập tràn lan, vô nguyên tắc. Vậy làm thế nào để vừa
đẩy mạnh hội nhập quốc tế, vừa giữ vững độc lập tự chủ? Hiểu thế nào là độc
lập tự chủ và thế nào là hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay?
Độc lập tự chủ trong thời đại ngày nay phải bao hàm sự mở cửa với thế
giới, tranh thủ sức mạnh thời đại. Nếu không như vậy, không thể có độc lập tự
chủ. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và các nước đều phụ thuộc lẫn nhau, độc
lập tự chủ là giữ vững chủ quyền dân tộc, lợi ích quốc gia, bản sắc văn hoá, an
ninh chính trị - xã hội bằng cách khẳng định dân tộc mình, vị thế của mình, làm
tăng thêm sự phụ thuộc của các nước khác vào mình; mặt khác, quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta phải đồng thời là quá trình xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ. Việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập
quốc tế tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào từng
lĩnh vực, từng quốc gia, thậm chí vào từng dự án, chương trình hợp tác cụ thể.
Những vấn đề nêu trên cùng nhiều vấn đề khác, đòi hỏi phải có lời giải đáp, phải
làm sáng tỏ. Có như vậy, hệ thống quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mới được làm sáng tỏ một cách


toàn điện, sâu sắc, có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc, soi đường cho
hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Nhiệm vụ đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi


mới tư duy lý luận, đẩy mạnh nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, tìm ra câu trả lời
đúng đắn để góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
1. Bài học về phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong quá
trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
Độc lập, tự chủ và sáng tạo là nét nổi bật thuộc về bản lĩnh chính trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó còn là bài học xuyên suốt lịch sử gần 80 năm
lãnh đạo và đấu tranh của Đảng, là nhân tố bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của đội tiền phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Độc lập, tự chủ
và sáng tạo chính là con đường để đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta
giành nhiều thắng lợi vĩ đại, vượt qua những khó khăn, thử thách để vững bước
tiến lên.
Độc lập, tự chủ và sáng tạo trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
nước ta vừa bao hàm ở việc nắm vững, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, vừa vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam,
đề ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, tổ chức thực tiễn cách mạng
để biến đường lối thành hiện thực.
Từ lúc mới ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930), với tinh thần độc lập, tự chủ
và sáng tạo, Đảng ta đã xác định được Chính cương vắn tắt - cương lĩnh đầu tiên
của Đảng - một cách đúng đắn. Cương lĩnh chỉ rõ con đường cách mạng Việt
Nam: "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản"1. Cương lĩnh còn chỉ rõ nhiệm vụ, mục tiêu, lực lượng, phương pháp cách
mạng, công tác xây dựng đảng... Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Đảng
ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc; giữa độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Những nội dung cơ bản đó đã giải đáp đúng và trúng
những vấn đề quan trọng, bức thiết do lịch sử đặt ra, phản ánh đúng thực tiễn
cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Đường lối đúng cho phép huy động mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc;
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế; tạo cơ sở vững chắc để sử
dụng mọi phương pháp, hình thức đấu tranh, phát huy sức mạnh tổng hợp, đưa
cách mạng tiến lên. Cũng nhờ đường lối đúng, ngay từ đầu, Đảng ta đã đánh bại
mọi xu hướng dân tộc, cải lương tư sản và chủ nghĩa dân tộc phiêu lưu tiểu tư
sản. Do đó, đường lối vừa được vạch ra đã có sự hấp dẫn, lôi kéo hàng triệu
quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng. Trước sự xuất hiện của tình thế
cách mạng khi quân Nhật đầu hàng đồng minh, với tinh thần độc lập, tự chủ,
sáng tạo, Đảng đã phát động toàn dân đứng lên, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới
1

Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, tập 3, tr.1.


tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa vào đúng thời điểm chín muồi nhất. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 được coi là một trong những điển hình sáng tạo về khoa
học và nghệ thuật khởi nghĩa của Đảng ta. Thực tế đã chứng minh, không một
đảng nào, một nước nào ở khu vực làm được như Đảng ta trong hoàn cảnh lịch
sử đó, đồng thời bác bỏ những quan điểm sai trái cho rằng Việt Nam giành
chính quyền trong điều kiện có “khoảng trống quyền lực” hòng phủ định tinh
thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền dân chủ nhân dân vừa
được thành lập, cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách, tình hình đất
nước như “ngàn cân treo trên sợi tóc”. Nhưng, với bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng
tạo, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt chèo lái,
đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh tới bờ bến vinh
quang. Những chủ trương của Đảng vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo
về sách lược ở thời kỳ đó đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
trung tâm là giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt để

đối phó với chiến tranh xâm lược. Trong hai cuộc kháng chiến, bản lĩnh độc lập,
tự chủ, sáng tạo của Đảng ta lại tỏa sáng. Trước kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân
sự mạnh hơn ta gấp bội, Đảng ta vẫn chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử, đánh
địch và thắng địch bằng sức mạnh tổng hợp, đồng thời đảm bảo cho miền Bắc
có hòa bình tương đối để xây dựng chủ nghĩa xã hội, hậu phương lớn của cách
mạng cả nước. Chúng ta quán triệt và thực hành tư tưởng chiến lược tiến công,
nhưng biết kéo địch xuống thang, đánh thắng từng bước để tiến lên giành thắng
lợi hoàn toàn vào mùa Xuân năm 1975.
Trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta được sự giúp đỡ to lớn, có hiệu
quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của bầu bạn quốc tế. Đảng và nhân
dân ta coi đó là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm cho thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Nhưng thời kỳ đó cũng xảy ra sự bất đồng giữa các nước anh
em, một số nước có những toan tính đen tối đối với cách mạng Việt Nam, gây
cho cách mạng nước ta nhiều khó khăn, phức tạp, cản trở lớn. Với bản lĩnh độc
lập, tự chủ, sáng tạo, đứng vững trên lập trường mácxít, kết hợp với sự dày dạn
trong kinh nghiệm, Đảng ta đã sáng suốt, có tầm nhìn xa, trông rộng, khả năng
ứng phó nhạy bén, kịp thời, khắc phục có hiệu quả mọi chướng ngại để giành
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố sự đoàn kết trong phong
trào cộng sản quốc tế. Nếu không độc lập, tự chủ và sáng tạo thì chúng ta không
thể đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta hoàn toàn xa lạ với chủ
nghĩa cực đoan, hẹp hòi và đối lập với chủ nghĩa giáo điều, cơ hội, xét lại và


những quan điểm, hành động sai trái với tinh thần yêu nước chân chính và tinh
thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân.
Trong điều kiện mới tình hình thế giới và trong nước hiện nay, phát huy
tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng là cơ sở để kết hợp có hiệu quả
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Chúng ta không đóng cửa, tự cô lập
mình, rập khuôn một cách giáo điều máy móc, nhưng cần phải tích cực chủ

động mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về nhiều mặt trên nguyên tắc tôn trọng
độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Trong phát triển khoa học nghệ
thuật quân sự Việt Nam hiện nay, bài học phát huy tinh thần độc lập, tự chủ,
sáng tạo luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Sự nghiệp đổi mới đất nước, khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng,
nhạy bén, làm chủ tình thế và vượt lên chính mình, khắc phục từng bước những
biểu hiện nóng vội, chủ quan, duy ý chí, thận trọng điều chỉnh về mục tiêu và
những giải pháp cho các lĩnh vực cụ thể, kiên trì khám phá để đổi mới nhận thức
về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Đảng ta không dập khuôn theo mô
hình cải tổ, cải cách từ bên ngoài mà biết tiếp thu những mặt tích cực, phê phán
những sai lầm, vấp ngã của các nước để sáng tạo ra mục tiêu hình thức, bước đi
đúng, làm cho đổi mới ở nước ta phù hợp với thực tiễn đất nước và thực sự là
cuộc cách mạng của nhân dân ta và phát triển đúng hướng. Trong bối cảnh đó,
tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3- 1989), cùng với việc tiếp tục bổ
sung, phát triển đưa lối đổi mới, Đảng ta đã nêu ra 6 nguyên tắc đổi mới trong
đó nhấn mạnh: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là
nhận thức đúng hơn và có phương pháp phù hợp hơn để xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội; phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự lãnh
đạo của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định nguyên tắc tập trung
dân chủ, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập... Việc khẳng
định các nguyên tắc đó đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả những tư tưởng
hoang mang dao động; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã rút ra những kết luận quan
trọng: Một là, đường lối đổi mới không phải tự nhiên mà có, mà là kết quả của
cả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm; thông qua những trăn trở, đấu tranh gian
khổ về tư duy, trên cơ sở tổng kết thực tiễn kết hợp với vận dụng lý luận, tạo ra
những đột phá quan trọng; đó là quá trình đổi mới từng bước từ thấp đến cao, từ



đổi mới bộ phận, từng mặt đến đổi mới toàn diện. Hai là, trong quá trình đổi
mới, ý kiến, sáng kiến, cách làm sáng tạo của nhân dân các địa phương là cực kỳ
quan trọng. Nếu biết lắng nghe, chắt lọc, tổng kết khái quát thì sẽ có những
quyết sách đúng, những chủ trương phù hợp, nhất là vào những thời điểm khó
khăn, hoặc có tính bước ngoặt. Ba là, đổi mới là một cuộc đấu tranh giữa cái cũ
và cái mới, nhiều khi nó diễn ra ngay trong mỗi con người, trong từng tổ chức.
Thành công của Đảng ta là ở chỗ kiên quyết đổi mới, dám nhìn thẳng vào sự
thật, dám thừa nhận sai lầm; từ bỏ những cách nghĩ, cách làm không còn phù
hợp; kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, giáo điều; đồng thời không rơi vào
cực đoan, nôn nóng. Đảng ta nhiều lần khẳng định, phải kiên quyết đổi mới, đổi
mới là sống còn, nhưng phải làm từng bước vững chắc, thận trọng, có nguyên
tắc, không xa rời mục tiêu. Bốn là, đường lối đổi mới được hình thành trên cơ sở
độc lập tự chủ, sáng tạo, xuất phát từ thực tế Việt Nam, đồng thời có tham khảo
kinh nghiệm các nước khác một cách có chọn lọc; đường lối ấy hợp quy luật,
thuận lòng người, nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.
2. Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của đảng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VIII) "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay" đã nêu lên những nhiệm vụ mà Ban Chấp hành trung ương yêu
cầu các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở phải
thực hiện có hiệu quả, trong đó có nhiệm vụ: "Đẩy mạnh công tác tổng kết thực
tiễn và nghiên cứu lý luận (trong nước và thế giới), tiếp tục làm rõ hơn những
vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng". Một trong những
vấn đề cần phải làm rõ là: "Hội nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết với nước
ngoài với việc giữ vững độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa".
Trong thời đại ngày nay, dân tộc nào đóng cửa, khép kín, không mở cửa,

không hội nhập vào sự phát triển chung sẽ không thể tồn tại và phát triển được.
Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, bên cạnh việc tranh thủ
tối đa sức mạnh của "ngoại lực" như vốn, công nghệ, kỹ thuật, cách thức tổ
chức, quản lý... để phát triển đất nước, một thách thức lớn đối với các dân tộc
trong mở cửa, hội nhập trước hết là vấn đề giữ vững độc lập tự chủ, không bị lệ
thuộc vào nước ngoài. Với đường lối đổi mới đúng đắn, Đảng ta chủ trương
thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan


hệ đối ngoại, tranh thủ sức mạnh "ngoại lực" như vốn, công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến... của nước ngoài để xây dựng đất nước nhưng phải giữ vững đường lối độc
lập tự chủ, không để cho nước ngoài can thiệp, gây sức ép, nhất là các thế lực
thù địch thực thi chiến lược “chi phối đầu tư", “ngoại giao thân thiện" để buộc ta
phải thay đổi đường lối, chính sách. Trong quá trình mở cửa, hội nhập, hợp tác,
liên doanh, liên kết với nước ngoài, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh để bảo vệ
nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trong quá trình phát triển. Chúng ta không chỉ đấu tranh để giữ vững độc
lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước (cái mà ta đã giành được bằng
xương máu hơn 30 năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi), mà còn giữ vững độc
lập trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội...) mà chúng ta đang xây dựng. Vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia, hoà bình và phát triển bình đẳng và hợp tác không
phải là vấn đề riêng chúng ta tự đề ra cho mình, mà là nguyện vọng cháy bỏng
của các dân tộc, các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển, đang phát triển
và cả một số nước đã phát triển. Trước tình hình thế giới chưa yên ổn, loài người
còn băn khoăn trước các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang và khủng
hoảng kinh tế, trước những biến động xảy ra sau sự kiện Côxôvô, nhất là trước
sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu với hình thức và nội dung mới của một số
nước lớn, giầu tiềm lực kinh tế, quân sự, mặc dù vừa hợp tác, vừa đấu tranh để
phát triển vẫn là xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế.

Tính tất yếu: phát huy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong quá trình hội nhập
quốc tế….
Bài học về giữ vững và phát huy tinh thần độc lập tự chủ trong tiến trình
hội nhập ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có điều cần biết vận dụng nó cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù của đất nước và những biến đổi to
lớn của bối cảnh quốc tế và khu vực.
Đối với bất cứ quốc gia nào cũng vậy, nâng cao độc lập tự chủ trong tiến
trình hội nhập liên quan đến sự tồn vong, phát triển của quốc gia, dân tộc đó.
Thứ nhất, tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại của thế giới và
khu vực, đặc biệt là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mang lại cơ hội phát
triển hiếm có, song cũng đặt ra những thách thức gay gắt cho các quốc gia thành
viên. Không phải nước nào tham gia hội nhập cũng đều nhận được lợi ích như
nhau. Do vậy, để bảo đảm lợi ích tối đa, các quốc gia không những phải có
chiến lược, sách lược hội nhập đúng đắn, mà còn phải nâng cao tinh thần độc lập


tự chủ. Trong một đấu trường cạnh tranh nghiệt ngã này, không có chỗ cho sự
non yếu, kém hiểu biết.
Hai là, độc lập tự chủ là tiền đề bảo đảm cho hội nhập thành công, là điều
kiện cho sự hội nhập đúng hướng, có hiệu quả, quy định bước đi, nhịp độ, định
hướng hội nhập. Ngược lại, hội nhập thành công sẽ nâng cao khả năng độc lập
tự chủ. Khi hội nhập, càng cần có độc lập tự chủ, càng cần thể hiện bản lĩnh, nội
lực của mình. Vì vậy, xử lý tốt mối quan hệ thống nhất giữa mở cửa, hội nhập và
độc lập tự chủ là chìa khoá cho sự "cất cánh" của nền kinh tế đất nước.
Ba là, sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, thông qua hội nhập……. Đã
nhận thức rõ hơn mưu toan của Mỹ thiết lập “một trật tự mới”, thực chất là trật
tự thế giới tư bản chủ nghĩa do Mỹ khống chế, chỉ ra những hạn chế, khó khăn
của Mỹ, mâu thuẫn giữa âm mưu và hành động của Mỹ với lợi ích độc lập dân
tộc, hoà bình, ổn định và phát triển của các quốc gia trên thế giới. Cho rằng
trong bối cảnh đó, các dân tộc càng cần nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, bảo vệ

chủ quyền.
Biểu hiện của việc phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng
ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Độc lập tự chủ trong việc đề ra và kiên định đường lối chính trị, đường
lối đổi mới xây dựng và bảo vệ đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Kiên quyết không để cho bất cứ một thế lực
thù địch nào lái đất nước đi theo con đường khác - con đường tư bản chủ nghĩa.
Sau 20 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa
kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, khẳng định phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm dân tộc và định hướng xã hội
chủ nghĩa là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài để xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Về mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảng ta giải quyết theo phương châm: lấy
lợi ích phát triển kinh tế của đất nước làm mục tiêu, kiên trì nguyên tắc bảo đảm
độc lập tự chủ quốc gia, bình đẳng, tự chủ trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đảng ta
khẳng định: “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”. Thực hiện đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại; gắn kết kinh tế nước ta với
kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động thương mại và đầu tư; phối hợp
hài hoà các tiêu chuẩn, chính sách, tham gia các định chế kinh tế toàn cầu và
khu vực; thực hiện hội nhập ở cả ba cấp độ: song phương, khu vực, toàn cầu.


Giữ vững độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập, hợp tác, liên doanh,
liên kết với nước ngoài cũng chính là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
trong quá trình phát triển của đất nước ta. Bởi vì, đối với nước ta, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội luôn luôn gắn bó khăng khít với nhau. Giữ vững độc lập
tự chủ trong việc đề ra và kiên định đường lối đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng chính là
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ thực sự được củng cố vững chắc và phát

triển bền vững khi nền độc lập của dân tộc ta được củng cố vững chắc.
- Độc lập tự chủ trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết không để cho các thế lực thù địch
lái nền kinh tế thị trường của ta theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Mở cửa, hội
nhập về kinh tế, tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, cách thức quản lý của nước
ngoài, sử dụng chủ nghĩa tư bản nước ngoài để xây dựng chủ nghĩa xã hội
nhưng không để dẫn tới tình trạng bị lệ thuộc về kinh tế dẫn tới bị lệ thuộc về
chính trị, từ chỗ bị mất độc lập về kinh tế dẫn đến bị mất độc lập về chính trị.
- Độc lập tự chủ trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mở cửa, hội nhập, giao lưu với quốc tế nhưng
không đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất những giá trị tốt đẹp trong truyền
thống, bản sắc văn hoá Việt Nam được kết tinh, gìn giữ trong quá trình dựng
nước và giữ nước lâu dài. Hội nhập mà không bị hoà tan. Tiên tiến là yêu nước
và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con
người. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, lòng
nhân ái, khoan dung, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống...tiên tiến cả
về nội dung và hình thức biểu hiện, phương tiện chuyển tải văn hoá Việt Nam
thống nhất trong đa dạng, các giá trị và sắc thái văn hoá của các dân tộc sống
trên đất nước bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam; củng cố
sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá là cơ sở để giữ vững bình đẳng và phát
huy tính đa dạng của văn hoá.
Hướng xây dựng: tạo ra một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng; tiếp
thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, nhưng luôn giữ vững bản sắc văn hóa dân
tộc trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng một xã hội vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và



thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng văn hoá phản tiến bộ, trái với những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với
phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Bảo vệ nền văn hoá dân tộc trước sự xâm
lăng văn hoá.
Giải pháp để tiến hành
Một là, để giữ vững độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa trong
quá trình hội nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài, đòi hỏi Đảng ta
phải có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Bản lĩnh chính trị của Đảng là sự kết tinh phẩm chất cách mạng và năng
lực trí tuệ sáng tạo, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đúng đắn. Với kinh
nghiệm thực tiễn cách mạng dày dạn, với tầm cao của trí tuệ và phương pháp tư
duy độc lập, sáng tạo, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính cách mạng và tính
khoa học, giữa lý luận và thực tiễn, Đảng ta tiếp thu kinh nghiệm của các nước
một cách có chọn lọc trong quá trình đề ra và kiên định đường lối cách mạng.
Thực tiễn gần tám thập kỷ qua, nhất là trong quá trình đổi mới, dù không tránh
khỏi sai lầm khuyết điểm nhất định của tổ chức đảng hay đảng viên, nhưng
Đảng ta luôn luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, độc lập tự chủ, sáng
tạo, vượt qua những thử thách gay go, ác liệt trong các thời kỳ cách mạng, lãnh
đạo nhân dân làm nên nhiều thắng lợi vẻ vang. Tiếp tục công cuộc đổi mới,
trong xu thế hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác, đòi hỏi Đảng ta càng phải giữ
vững bản lĩnh chính trị đã trở thành truyền thống đó.
Hai là, đồng thời với vững vàng về bản lĩnh chính trị, chúng ta phải tạo
ra thế và lực mới của đất nước, phải xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia, xây
dựng toàn diện các tiềm lực, đảm bảo cho đất nước vững mạnh về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, khoa học và quốc phòng - an ninh.
Đây là điều kiện rất quan trọng để trong quá trình hội nhập, hợp tác, liên
doanh, liên kết với nước ngoài, chúng ta luôn luôn giữ được cái thế của ta,
không bị “lép vế", không bị nước ngoài chèn ép và không để sơ hở, tạo điều kiện
cho các thế lực thù địch can thiệp vào công việc nội bộ, đẩy chúng ta đi chệch
định hướng xã hội chủ nghĩa mà tranh thủ được tối đa thuận lợi phát triển kinh

tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của Tổ quốc, biến "ngoại lực" thành
“nội lực", nhất là trong quá trình hội nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết với
những nước thường có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn ta. Đó chính là quá
trình tạo ra “nội lực" mạnh để tiếp nhận "ngoại lực" một cách tích cực nhất, chủ
động nhất, có hiệu quả nhất./.


- Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: Trong điều kiện lịch
sử mới, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và
môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức về sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc bằng sức
mạnh tổng hợp của toàn dân, trong đó sức mạnh lực lượng vũ trang là nòng cốt;
phát huy nội lực là chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết
hợp quân sự với kinh tế, chính trị với ngoại giao; ngăn ngừa không để xảy ra
chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh và giành
thắng lợi.
Nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Nền quốc phòng toàn
dân là nền quốc phòng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mang tính chất
toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Điểm
mới trong tư duy về quốc phòng của Đảng ta là đã nêu cao ý chí độc lập tự chủ,
tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính để xây dựng nền quốc phòng.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO - tổ chức
thương mại lớn nhất toàn cầu đã mở ra một trang mới trong tiến trình hội nhập,
phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.Tuy nhiên, từ sự kiện quan trọng này, có nhiều cách nhìn khác nhau, dưới

những giác độ tư duy, trên những cơ sở lợi ích khác nhau. Liệu WTO có mang
lại những cơ hội lớn, vận may, sự “đổi đời” hay đi kèm đó là khó khăn, trở ngại,
thách thức? Những câu hỏi này không dễ trả lời nếu như thiếu đi cách tiếp cận
khoa học. Biện chứng của việc gia nhập WTO, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận
cuộc hội nhập này dưới cả hai góc độ: thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách
thức, thời cơ và nguy cơ...
Trong hành trang bước vào “sân chơi lớn” WTO, có lúc, có nơi, với sự
đơn giản, chủ quan, “ngủ quên trên chiến thắng”, có người đã nhìn nhận WTO
như là mục tiêu chứ không phải chỉ là phương tiện của con đường đi lên CNXH.
Trong “men say” hội nhập, vẫn còn một số người nhìn nhận cuộc hội nhập này


bằng cách nhìn phi macxit, “hữu khuynh” cả mọi nguy cơ và thách thức. Song
những người cách mạng, với sự kiên định mục tiêu lí tưởng, hơn lúc nào hết,
luôn nhìn nhận cuộc hội nhập này với một cách nhìn biện chứng, khách quan.
Và sợi chỉ đỏ xuyên suốt của cách nhìn ấy là phép duy vật biện chứng trong
từng thời điểm, ở từng luận điểm, quyết sách của tiến trình hội nhập WTO. Một
trong những vấn đề cơ bản nhất đã được Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế
của Bộ Chính trị ban hành từ ngày 27-11-2001 khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng,
thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng
cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội
nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối với nước ta”.
Thực tiễn cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Trong đó, phép
biện chứng duy vật là một trong những vấn đề cơ bản của thế giới quan, phương
pháp luận, giúp Đảng ta luôn nhìn nhận, phân tích, luận giải tình hình thực tiễn
sâu sắc, sát đúng. Gia nhập WTO, hàng loạt vấn đề mới mẻ của thời cuộc đặt ra,
cuộc đấu tranh tư tưởng, lí luận diễn biến gay gắt và phức tạp, mặc dù “chủ

nghĩa nhiều, học thuyết nhiều” nhưng chắc chắn phép duy vật biện chứng vẫn là
vũ khí tư tưởng quan trọng tạo nên thành công của quá trình hội nhập; là ngọn
cờ soi sáng những vấn đề lý luận và thực tiễn về củng cố quốc phòng – an ninh,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Là hạt nhân của triết học Mác-Lênin, phép biện chứng duy vật giữ vai
trò quan trọng, đem lại cho chúng ta những định hướng lớn trong nhận thức và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, dự đoán đúng hình thái và xu hướng vận
động cơ bản của nền kinh tế thế giới, kinh tế đất nước; thông qua việc giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa để lựa chọn mô hình phát triển, hình thức, phương
pháp phát triển kinh tế phù hợp... Gia nhập WTO, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta
phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, vận dụng lý luận để hiện thực hóa mục tiêu sớm


đưa nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Hơn bao giờ hết, phép biện
chứng duy vật vẫn luôn luôn là cơ sở để chúng ta nghiên cứu, xây dựng các lý
thuyết khoa học, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ sự gia nhập WTO.
Ngày nay, nội hàm của khái niệm “Bảo vệ Tổ quốc” theo quan điểm của nghị
quyết Trung ương VIII- khóa IX, XI đã bao hàm nhiều vấn đề mới. Sự ảnh hưởng
của các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ nảy sinh trên thế giới do các vấn
đề sắc tộc, tôn giáo và sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của các thế lực hiếu
chiến, thù địch tác động nhanh chóng đến nước ta một cách toàn diện. Mặt khác,
các thế lực phản động đã và đang lợi dụng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và
các định chế của các tổ chức kinh tế quốc tế để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ đối với nước ta, làm cho nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia
ngày càng trở nên phức tạp hơn...Một trong những yêu cầu cơ bản, đặc biệt quan
trọng đặt ra hiện nay là phải vận dụng phép biện chứng duy vật vào giải quyết
tốt những vấn đề lý luận về quá trình gia nhập WTO. Với góc độ coi đây là
phương pháp “phân tích cụ thể trong tình hình cụ thể”, tham luận này tập trung
làm rõ vai trò của phép biện chứng duy vật đối với việc nhận thức nhiệm vụ
quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện Việt Nam gia nhập

WTO.
1. Phép biện chứng duy vật là cơ sở để chúng ta nhận thức và giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, giữa đối tượng và đối tác
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn 30 năm đổi mới đất nước, vấn đề hợp tác và đấu tranh, đối
tượng và đối tác luôn rất hệ trọng và nhạy cảm. Trong điều kiện gia nhập WTO,
vấn đề này càng trở nên là vấn đề nhạy cảm hơn khi chúng ta hội nhập với 149
nền kinh tế khác nhau, thể chế chính trị khác nhau, có quan điểm rất khác nhau
trong một số vấn đề cụ thể. Vận dụng phép biện chứng duy vật, với quan điểm
toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển, đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn, cách
xử lí khoa học. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
chỉ ra rằng: hợp tác, đấu tranh; đối tượng, đối tác... nằm trong sợi dây liên hệ


biện chứng, là sự biểu hiện phong phú, nhiều vẻ của phép biện chứng duy vật
trong lĩnh vực xã hội, tư duy. Sự liên hệ này càng khó phân biệt khi chúng ta gia
tăng hợp tác kinh tế quốc tế. Nếu không vận dụng tốt phép biện chứng duy vật,
chỉ ra sự chuyển hóa của từng mặt, từng bộ phận thì trong thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc, chúng ta dễ mắc phải khuynh hướng
chủ quan, sai lầm trong xác định mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
và phương hướng cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang.
Trong điều kiện gia nhập WTO, tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới, hợp tác phát triển kinh tế đa chiều, đa biên cần kết hợp chặt chẽ hơn
nữa mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển
kinh tế với việc không ngừng củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ
Tổ quốc theo hướng “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”2. Nếu tuyệt đối hóa
từng mặt, từng bộ phận là siêu hình, mất cân bằng trong phát triển: tuyệt đối hóa
phát triển kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ mất ổn định chính trị xã hội, mất định
hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển; ngược lại, tuyệt đối hóa nhiệm

vụ củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nguy cơ để đẩy nước ta tụt
hậu xa hơn về kinh tế.
Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới” đã xác định: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng cùng có lợi với Việt
Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất cứ thế lực nào có âm mưu và hành động
chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
đều là đối tượng đấu tranh. Đây chính là nguyên tắc, là tiêu chí để xác định đối
tác, đối tượng; bạn, thù trong hội nhập WTO và kinh tế quốc tế. Có quan điểm
biện chứng, đan xen trong xác định đối tượng và đối tác: trong khi là đối tượng
đấu tranh, nhưng vẫn có những mặt cần tranh thủ hợp tác, ngược lại là đối tác
trong quan hệ làm ăn, vẫn có những mặt đối lập cần phải cảnh giác và đấu tranh.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr.70.
2


Vận dụng quan điểm này, cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện đối
tượng, đối tác để có đối sách đúng đắn, khắc phục tình trạng mơ hồ, mất cảnh
giác hoặc quá máy móc, cứng rắn trong quan hệ; thực hiện phương châm “thêm
bạn, bớt thù”, tranh thủ mọi điều kiện để xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Phép biện chứng duy vật cung cấp cơ sở khoa học giúp chúng ta
nhận thức đúng đắn sự chuyển hóa nguy cơ “diễn biến hoà bình” thành “tự
diễn biến” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vận dụng phép biện chứng duy vật, tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới
đất nước, tư duy bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đã có sự phát triển và đổi mới
mạnh mẽ. Những nguyên lý, quy luật của phép biện chứng duy vật chính là cơ
sở để chúng ta ngày càng xác định sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn nội hàm của
khái niệm “bảo vệ Tổ quốc” trong thời bình. Chúng ta ngày càng thấy rõ hơn sự
cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với đối ngoại, giữa

quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển kinh tế. Trong điều
kiện hiện nay, khi nước ta đã là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế
quốc tế và khu vực như: IMF, WB, ASEAN, AFTA, APEC, WTO thì cùng với
những thuận lợi để phát triển, chúng ta phải đối mặt với những nguy cơ, thách
thức đe doạ sự tồn vong của đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một trong
những thách thức mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ “Các thế lực thù
địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử
dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị
ở nước ta”3. Thách thức trên có xu hướng chuyển hóa thành nguy cơ “tự diễn
biến”, bởi vì: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là
nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được
khắc phục”3. Khi “diễn biến hòa bình” chuyển hóa thành “tự diễn biến” thì nguy
cơ đe dọa đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta càng nguy hại hơn.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2006,
tr.75.
3,3


Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, không có nghĩa là tuyệt đối
hóa về kinh tế. Vừa qua, tại Hội nghị cấp cao APEC, lãnh đạo của 21 nền kinh
tế thành viên khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương không những chỉ bàn
đến những vấn đề kinh tế, mà còn tập trung khá nhiều thời gian trao đổi về tình
hình an ninh thế giới, khu vực. Điều đó cho thấy quốc phòng và an ninh vẫn là
vấn đề trọng tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Quá trình gia tăng hội
nhập, chúng ta cần phải cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch,
lợi dụng mặt trái của cơ chế thị trường, của sự bùng nổ công nghệ thông tin,
dùng nó là phương tiện để tuyên truyền quan điểm phản động, thù địch, xuyên
tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là trên vấn đề dân chủ,
nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, gây nhiễu loạn thông tin, lẫn lộn đúng, sai; lợi

dụng những tiêu cực trong bộ máy để làm chuyển biến nội bộ từ bên trong, làm
suy thoái về chính trị, về đạo đức, lối sống. Kết hợp các hoạt động chống phá,
kích động, lôi kéo các thế lực thù địch hòng làm cho “diễn biến hòa bình”
chuyển hóa thành “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, dẫn tới biến động chính trị
trong nước, làm chệch hướng phát triển đất nước.
Cùng với các hoạt động kinh tế, kẻ thù sẽ tìm mọi cách để can thiệp sâu
hơn vào những công việc nội bộ, tăng cường thâm nhập sâu hơn vào các cơ sở xã
hội để lôi kéo, chia rẽ, kích động quần chúng đòi ly khai, tự trị. Những địa bàn
được đặc biệt chú ý là những trung tâm kinh tế, những trung tâm công nghiệp,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo... Điều đó đòi hỏi chúng ta
phải hết sức cảnh giác với những âm mưu sử dụng, cài cắm lực lượng phản động,
gây mất ổn định chính trị, tạo dựng những ngọn cờ, khi có thời cơ thì sử dụng
“cách mạng nhung” như đã tiến hành gần đây ở một số nước trên thế giới.
3. Hạt nhân của phép biện chứng duy vật là cơ sở để phân tích các mâu
thuẫn trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước; củng cố, tăng cường quốc
phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện gia nhập WTO.
Phép biện chứng duy vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp
chúng ta phát hiện ra những mâu thuẫn, những động lực quan trọng của sự phát


triển xã hội: “Tính biện chứng của sự phát triển xã hội diễn ra trong mâu thuẫn
và thông qua các mâu thuẫn” 4. Nhận thức được mâu thuẫn, xác định phương
hướng và tổ chức hoạt động để giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn giữa việc
phát triển kinh tế, xây dựng đất nước với việc củng cố, tăng cường quốc phòng
và an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO chính là
động lực để biến “trạng thái hiện có” thành “trạng thái cần phải có” đảm bảo cho
sự phát triển toàn diện cả kinh tế và quốc phòng, an ninh.
Vận dụng lý luận về mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật vào luận
giải vấn đề này, chúng ta cần nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu:
giữa tốc độ phát triển nhanh theo yêu cầu hội nhập với xu hướng coi nhẹ nhiệm

vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc; giữa yêu cầu cao của việc phát triển
kinh tế với sự phân hóa giàu ghèo ngày càng tăng; giữa yêu cầu về trình độ cao
của khoa học công nghệ với thực tế công nghệ quốc phòng của nước ta; giữa
nâng cao cảnh giác cách mạng trong hội nhập kinh tế quốc tế với mơ hồ, ảo
tưởng, mất cảnh giác cách mạng; các mâu thuẫn trong giáo dục đào tạo...
Để giải quyết tốt các mâu thuẫn này, trước hết phải quán triệt sâu sắc
quan điểm của Đảng: lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt, xây dựng củng cố quốc phòng, an ninh là trọng yếu thường
xuyên, “tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường quốc phòng - an ninh”5. Cùng với công tác xây dựng Đảng, chúng ta phải
tập trung mọi nguồn lực của đất nước vào quá trình hội nhập, phát triển kinh tế;
đồng thời, phải luôn luôn giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố và tăng
cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của quốc gia bắt
nguồn từ sự phát triển kinh tế mà nguồn gốc sâu xa là sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Nhưng sự phát triển đó phải được đặt trên cơ sở ổn định chính
V.I.Lênin. Toàn tập. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1981. Tập 20. tr.77.
Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.89
4
5


trị - xã hội, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Để
bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc cũng như trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh, phải thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu: Giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, giảm phân hoá giàu nghèo; chủ động phát hiện, ngăn chặn ý đồ của
các thế lực thù địch tác động nhằm làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển kinh tế; có cơ chế thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư có liên quan đến an

ninh, quốc phòng; quản lý chặt chẽ các khoản viện trợ phi chính phủ và hoạt
động của các tổ chức lợi dụng vấn đề kinh tế để xâm phạm an ninh quốc gia....
4. Phép biện chứng duy vật là cơ sở khoa học để nhận thức nhiệm vụ xây
dựng quân đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân khi gia nhập vào WTO.
Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ cơ bản,
thường xuyên, trọng yếu không phải chỉ khi Việt Nam gia nhập WTO mới đặt
ra. Tuy nhiên, nhận thức về nhiệm vụ này trong quá trình hội nhập ở góc độ cả
vĩ mô và vi mô đều không đơn giản. Tại sao phải xây dựng quân đội vững mạnh,
chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tại sao phải xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay trong từng dự án phát triển...là những
câu hỏi không dễ trả lời với những người chỉ quen cái nhìn thiên lệch, chỉ coi
trọng lợi ích kinh tế mà xem nhẹ lợi ích quốc phòng và an ninh, “chỉ thấy cây
mà không thấy rừng”. Có không ít doanh nghiệp vẫn quan niệm bảo vệ Tổ quốc
là việc riêng của quân đội và thế trận quốc phòng toàn dân là một cái gì đó rất xa
xôi. Thậm chí, theo đề tài khoa học cấp Nhà nước “Đổi mới giáo dục quốc
phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia”, không phải không còn tồn tại tình
trạng, một số lãnh đạo cấp cao đơn giản, ngại học tập giáo dục quốc phòng; coi
vấn đề lãnh đạo quốc phòng và an ninh chỉ là thứ yếu. Trên thực tế, đã xuất hiện
tình trạng nhiều chủ doanh nghiệp thờ ơ với việc xây dựng lực lượng dân quân
tự vệ trong doanh nghiệp, họ quan niệm “đội bảo vệ thì cần, còn đội tự vệ
thì...không”.
Để giải quyết các vấn đề trên, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng cho được
cách nhìn biện chứng duy vật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phải làm


cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo thấy được vị trí quan trọng của vấn đề quốc phòng
và an ninh trong công cuộc đổi mới. Chỉ có thể tạo được môi trường hoà bình,
ổn định để phát triển khi quốc phòng và an ninh vững mạnh. Mặt khác, quốc
phòng và an ninh vững mạnh không phải chỉ xây dựng quân đội là đủ mà bắt
nguồn từ ý thức hành động của mỗi người dân, “ngụ binh ư nông” trong từng

quyết sách phát triển. Cùng với quá trình hội nhập, phải chú trọng tính “lưỡng
dụng” của sản phẩm khoa học - công nghệ, hàng hoá; biến tiềm lực kinh tế, khoa
học - công nghệ quốc gia thành tiềm lực và sức mạnh quân sự, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế
lực thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin lại dấy lên một chiến dịch mới nhằm
chống phá chủ nghĩa xã hội trên mọi lĩnh vực. Trong đó, có nhiều lời lẽ phán xét
vận mệnh của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực. Họ cho rằng,
“chủ nghĩa xã hội của C.Mác chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng mới, chỉ là lý
tưởng mà không bao giờ trở thành hiện thực”(!?!). Cần khẳng định ngay rằng,
những phán xét nói trên không mới, không có gì bất ngờ và đặc biệt, đó chỉ là
thứ “hoả mù” mà các chính trị gia, tư tưởng gia tư sản và những kẻ cơ hội, xét
lại, cải lương tung ra hòng đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
Luận điệu cho rằng, sau khi trật tự thế giới hai cực tan rã, xu thế toàn cầu
hoá ngày càng lan rộng thì thế giới chỉ còn hoà bình, hợp tác và phát triển, đối
thoại thay cho đối đầu, loài người chỉ có lợi ích chung, không còn sự phân biệt ý
thức hệ v.v và v.v chỉ là luận điệu. Thực tế lại hoàn toàn khác, chưa bao giờ
cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận lại nóng bỏng, quyết liệt và phức tạp như hiện
nay. Và chưa bao giờ các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa
xã hội lại liên kết với nhau và điên cuồng chống phá chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản như hiện nay.
Sự chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, chống cộng sản
của các thế lực thù địch hiện nay không chỉ bằng những chính sách đối nội, đối
ngoại phản động, để truy lùng, o ép những người cộng sản, cấm đoán các đảng
cộng sản hoạt động, xuyên tạc quan điểm, đường lối, chính sách của các Đảng
cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; vu cáo, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, bôi
đen, hạ bệ những biểu tượng chủ nghĩa cộng sản, lãnh tụ cộng sản…mà còn
bằng những đòn đột kích hiểm độc vào nền tảng tư tưởng, nền tảng xã hội của
chế độ xã hội chủ nghĩa, của Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.



Thực chất của những luận điểm trên đây là nhằm phủ nhận những nội
dung cốt lõi nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhưng, điều nham hiểm và nguy
hại hơn mà luận điệu đó hướng tới là nhằm tước bỏ vũ khí, giải giáp các lực
lượng cách mạng bằng cách làm cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên
thế giới không còn ý thức, ý chí quyết tâm và niềm tin về chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản. Khi không còn niềm tin về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
thì không thể có hành động đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
và như vậy chủ nghĩa tư bản sẽ “trường tồn”.
Tuy hiểm độc và nguy hại, song thực ra đó cũng chỉ là sự lặp lại những
luận điệu cũ của các thế lực thù địch chống cộng trong lịch sử, có gì mới mẻ,
cao siêu về ý tưởng cũng như về học thuật. Ngay từ năm 1848, mở đầu “Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng viết: “Một bóng ma đang
ám ảnh châu Âu: bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những thế lực của châu
Âu cũ: Giáo Hoàng và Nga hoàng, Mác - téc - ních và Ghi-đô, bọn cấp tiến Pháp
và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ
khử bóng ma đó”1. Thực tế lịch sử cho thấy, không lúc nào mà các thế lực thù
địch với chủ nghĩa cộng sản không tìm trăm phương ngàn kế để hòng tiêu diệt
chủ nghĩa cộng sản, ngăn cản sự phát triển của phong trào cộng sản, cản trở quá
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù các thế lực
thù địch điên cuồng chống phá chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không những không bị tiêu diệt, bị loại trừ mà
ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một phong trào xã hội hiện thực, một
chế độ xã hội hiện thực, một hệ thống trên thế giới và vẫn là mục tiêu hướng tới
của các giai cấp cần lao, của các dân tộc bị đô hộ và của cả loài người tiến bộ.
Về mặt học thuật, họ đã sử dụng những ngôn từ, khái niệm trong những
luận điểm trên để xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác
- Lênin. Họ cho chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng chỉ là sự vay mượn, đánh tráo
khái niệm, mà chẳng có một cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy nào cả. Thực

ra đó chỉ là luận điệu của những kẻ đầu cơ chính trị và chống phá chủ nghĩa xã
hội.
Xã hội chủ nghĩa là một dòng tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân
loại. Nó ra đời là sự phản kháng chế độ áp bức, bóc lột, bất công, mong ước
thiết lập một chế độ xã hội công bằng, bình đẳng và hữu ái, trong đó mọi người
1

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.595.


có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trong các thời đại lịch sử, tư tưởng xã
hội chủ nghĩa đều đối lập với tư tưởng của các giai cấp bóc lột, thống trị và
mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, phản ánh khát vọng giải phóng và vươn
lên làm chủ của quần chúng nhân dân. Là một trong những hình thái ý thức xã
hội, tư tưởng xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Ở các chế độ xã hội mà
trình độ phát triển của phương thức sản xuất còn thấp kém, tư tưởng xã hội chủ
nghĩa còn thiếu cơ sở khoa học và điều kiện để trở thành hiện thực, vì thế nó
được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng, đúng như Ph.Ăngghen đã chỉ ra:
“Tương ứng với một trạng thái chưa trưởng thành của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa trưởng thành là những lý luận chưa
trưởng thành. Việc giải quyết những nhiệm vụ xã hội còn bị ẩn giấu trong những
quan hệ kinh tế chưa phát triển, phải được sản sinh ra từ trong đầu óc con
người”1. Vì vậy, “những hệ thống xã hội mới ấy ngay từ đầu đã không tránh
khỏi biến thành những điều không tưởng, và nó càng được đề xuất một cách chi
tiết bao nhiêu thì nó càng rơi vào lĩnh vực ảo tưởng thuần tuý bấy nhiêu” 2. Chủ
nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được một lối thoát thực sự cho con
người và xã hội, không phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội, không giải
thích được bản chất bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa và cũng không tìm thấy
lực lượng xã hội có khả năng sáng tạo xã hội mới.

Chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập, V.I.Lênin
và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kế thừa, phát triển, là sự tiếp nối
tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong lịch sử nhân loại nhưng khác về bản chất và
trình độ so với chủ nghĩa xã hội không tưởng. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã
phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhân loại lên tầm cao mới, chất lượng mới.
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời dựa trên những tiền đề khách quan. Đó
là sự ra đời, phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, và đi liền với
nó là sự ra đời của giai cấp công nhân hiện đại, sự phát triển của văn hoá, khoa
học, kỹ thuật cùng các tiền đề khách quan khác đã chín muồi. Chủ nghĩa xã hội
không tưởng ra đời còn là sự đáp ứng nhu cầu đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân. Chủ nghĩa xã hội đã được đặt trên “mảnh đất hiện thực”. Trên mảnh
đất hiện thực ấy, bằng trí tuệ thiên tài và hoạt động thực tiễn sinh động, phong
phú, tiếp thu những giá trị tinh hoa nhân loại, C.Mác đã có hai phát kiến vĩ đại:
chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó phát hiện ra sứ
1,2

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội,1994, tr.358-359.


mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nhờ đó, chủ nghĩa xã hội từ không tưởng
trở thành khoa học.
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đã khắc phục những hạn chế của
chủ nghĩa xã hội không tưởng. Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả của sự kết
hợp các tiền đề, điều kiện xã hội khách quan, với vai trò chủ quan của những
nhà khoa học - cách mạng thiên tài, được nghiên cứu, tổng kết qua thực tiễn đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân, phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế một thế kỷ rưỡi qua, ngày càng phong phú, hoàn thiện và sống động, trở thành
nền tảng lý luận cho phong trào cách mạng thế giới.
Việc kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin hạ thấp, phủ nhận vai trò
chủ nghĩa xã hội khoa học, coi chủ nghĩa xã hội khoa học do C.Mác sáng lập

cũng chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng mới, là sự xuyên tạc trắng trợn và bỉ
ổi, cố tình nhắm mắt và lẩn tránh trước sự thật lịch sử. Đó chẳng qua là sự hoảng
sợ trước sức sống mãnh liệt và ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa xã hội khoa
học trên thế giới. Dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa
xã hội khoa học, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đã được
thức tỉnh, đứng lên phấn đấu nhằm thực hiện khát vọng giải phóng của mình.
Những nguyên lý khoa học, cách mạng đã trở thành những chân lý phổ biến, là
nền tảng tư tưởng định hướng cho cuộc cách mạng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trên thế giới. Nhờ đó, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm thay đổi căn bản bộ mặt của thế giới.
Rõ ràng, chủ nghĩa xã hội mácxít không chỉ là một học thuyết khoa học, chỉ
nhận thức thế giới, chỉ vạch ra lý tưởng xã hội, mà đã thực sự là phong trào hiện
thực, làm biến đổi thế giới, biến lý tưởng thành hiện thực thông qua hành động
cách mạng của hàng triệu con người. Phủ nhận thực tế lịch sử đó chỉ cho thấy sự
phi lý và cố tình che giấu sự thật để lừa bịp quần chúng của các thế lực chống
cộng mà thôi.
Luận điệu cho rằng, chủ nghĩa xã hội của C.Mác chỉ là lý luận, không
bao giờ trở thành hiện thực còn cho thấy rằng, các thế lực thù địch với chủ
nghĩa xã hội hiện thực luôn trong tâm trạng bất an trước sự ra đời phát triển hệ
thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Mặc dù ra sức chống phá chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện thực, song những kẻ chống phá đó luôn ở trạng
thái lo sợ sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Lảm nhảm những luận
điệu chủ nghĩa xã hội không bao giờ là hiện thực không chỉ là sự tung hoả mù để


tạo sự hoài nghi, dao động cho quần chúng nhân dân với chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản, mà còn để tự trấn an mình, huyễn hoặc mình và cầu nguyện cho
sự tồn tại “vĩnh hằng” của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trước khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 nổ ra,
trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với các thế
lực chống cộng, cơ hội, xét lại, người ta đã từng nghe không biết bao lời phán

quyết về sự diệt vong của chủ nghĩa Mác và của các cuộc cách mạng vô sản.
Nhưng như người ta nói: chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến lên phía trước, mặc cho
những “lời khuyên”, “răn” của các vị chính khách, triết gia, chính trị gia tư sản
và những kẻ bợ đỡ chế độ tư sản, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
Nga vĩ đại do V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga lãnh đạo đã nổ ra và giành
thắng lợi, Nhà nước Xô viết thành lập, chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời, chứng
minh tính đúng đắn của học thuyết Mác. Thực tế lịch sử cho thấy, chủ nghĩa xã
hội khoa học không còn là lý tưởng mà đã trở thành một thực thể xã hội mới.
Lịch sử nhân loại bước vào thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội. Lúc này, người ta lại thấy vô số những lời khẳng định, chế độ
Xô viết ở Nga không thể tồn tại quá một năm. Không chỉ bằng lời nói, chủ nghĩa
tư bản quốc tế cùng các thế lực phản động đã cấu kết với nhau bao vây, cấm
vận, gây nội chiến và can thiệp quân sự nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
còn non trẻ. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một
nước - Liên Xô trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản đã đứng vững và không
ngừng lớn mạnh. Lý tưởng về một xã hội tốt đẹp, từng ngày, từng giờ được hiển
hiện trong đời sống xã hội Xô viết. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô là
thành quả vĩ đại của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, là minh chứng cho
sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin, là niềm tự hào, tấm gương noi theo của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa của nhân dân Liên Xô trong tình cảnh hết sức hiểm nghèo tạo niềm tin
mãnh liệt của nhân loại đối với chủ nghĩa xã hội, cộng sản chủ nghĩa. Mặt khác,
sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực, không chỉ thể hiện tính ưu việt, sự
tốt đẹp của nó, mà còn tạo nên thế và lực mới của phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Liên Xô trở thành chỗ dựa
tin cậy về vật chất và tinh thần, nguồn lực, sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của
các lực lượng cách mạng trên thế giới. Đồng thời, sự lớn mạnh của Liên Xô nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa quyết định trong việc



tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cứu loài người khỏi thảm hoạ diệt vong do chủ
nghĩa phát xít gây ra.
Với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trong
cuộc chiến tranh thế giới II, hàng loạt các nước ở Đông, Trung Âu sau khi được
giải phóng đã đi theo chủ nghĩa xã hội. chủ nghĩa xã hội hiện thực từ một nước
trở thành hệ thống thế giới. Sự hình thành, phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã
hội đã tạo ra trật tự thế giới hai cực, trong đó các lực lượng cách mạng lớn mạnh
không ngừng, tạo ra thế cân bằng chiến lược về quân sự với chủ nghĩa đế quốc.
Chủ nghĩa xã hội và các lực lượng cách mạng khác tạo nên thế chiến lược tiến
công và cao trào cách mạng thế giới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội hiện thực
thế giới ngày càng to lớn, uy tín, sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực được
nâng cao hơn bao giờ hết. Chủ nghĩa xã hội thế giới là nhân tố quyết định cho
hoà bình, an ninh thế giới, nguồn động viên và sự ngưỡng mộ của các dân tộc.
Sự lớn mạnh toàn diện của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới là sự đập
lại đanh thép những luận điệu phủ nhận chủ nghĩa Mác. Thời kỳ này, các thế lực
chống chủ nghĩa xã hội không còn lên giọng kẻ cả, trịch thượng phán xét “tính
phi hiện thực” của chủ nghĩa xã hội, mà lo chống đối, ngăn chặn ảnh hưởng của
chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới. Thực tế những năm 70 (thế kỷ XX) trên
thế giới, hàng chục quốc gia châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh sau khi giành
độc lập, tự do tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là thực tế lịch
sử không ai phủ nhận được.
Vậy, vì đâu mà thập niên gần đây, sự phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin,
chủ nghĩa xã hội hiện thực lại được các thế lực thù địch hâm nóng và tru tréo,
ầm ĩ đến như vậy?
Lợi dụng sự trì trệ, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu, các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội hiện
thực coi đây là cơ hội ngàn vàng để loại bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và chủ
nghĩa Mác - Lênin trên thế giới. Những kẻ lên giọng phán quyết đó không giấu
nổi sự hả hê trước sự thoái trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội. Có những thế lực
diều hâu khét tiếng còn định cả thời điểm cho sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

hiện thực “1999 - chiến thắng không cần chiến tranh”(!). Cùng với những kẻ
thâm thù chủ nghĩa xã hội đến xương tuỷ, trong dàn tấu chống cộng còn có sự a
dua của những kẻ cải lương, cơ hội đã từng nhẵn mặt, và mới lộ diện, còn có
những kẻ khi chủ nghĩa xã hội hiện thực đang cao trào, hết lời ca ngợi và thề


thốt đủ điều, nguyện hết lòng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa; lúc này, tưởng con thuyền chủ nghĩa xã hội sắp chìm, đã mau mắn nhảy
ra, gào thét, xỉ vả chế độ đã nuôi dưỡng, đào tạo mình, hòng kiếm chác chút
“bơ thừa sữa cặn” của ông chủ mới. Thật là lố bịch và vô liêm sỉ.
Như V.I.Lênin đã nhiều lần chỉ rõ, bao giờ cũng vậy, khi cách mạng
giành được thắng lợi hay khi gặp khó khăn, thất bại, những kẻ cơ hội thường lộ
mặt. Khi thắng lợi thì chúng là kẻ hăng hái nhất, dùng những từ đao to búa lớn,
những ngôn từ cách mạng nhất, để thể hiện và tự tâng bốc mình hay chê bai
người khác. Đó là bọn cơ hội “tả khuynh”. Khi cách mạng thoái trào, thất bại là
lúc bọn cải lương, cơ hội hữu khuynh lộ diện. Chúng ca thán cách mạng, gieo
rắc tâm trạng hoài nghi, tư tưởng đầu hàng, dùng những từ hoa mỹ ca ngợi chủ
nghĩa tư bản, sẵn sàng phản bội chạy sang ôm chân kẻ thù, và khi đã ra mặt phản
bội, chúng lại là những kẻ phá hoại tệ hại nhất. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liên Xô và Đông Âu cũng đã giúp các Đảng Cộng sản sàng lọc và loại
bỏ ra khỏi hàng ngũ của mình những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ dao động,
những phần tử phản bội, những người thiếu bản lĩnh và niềm tin cách mạng ra
khỏi đội ngũ của mình.
Tất cả những thế lực chống chủ nghĩa xã hội đủ màu sắc đó đã hí hửng
quá sớm và ảo tưởng về sự diệt vong của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Phải thừa nhận rằng, cơn địa chấn chính trị vào những năm cuối thập niên 80
đầu những năm 90 (TKXX) làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và
Đông Âu đã làm rung chuyển thế giới và gây sự bàng hoàng cho hàng triệu người.
Các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội, tìm
mọi cách chứng minh rằng đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác và dự báo rằng,

với sự sụp đổ lây truyền đó, chế độ cộng sản sẽ không thể tồn tại đến năm mở
đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, họ đã nhầm! Sự thật, sự sụp đổ đó - như các Đảng
cộng sản nghiêm túc đánh giá - chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội đã trở
nên sơ cứng, không được kịp thời thay đổi cho phù hợp với những biến đổi của
thời đại cũng như của tự thân xã hội xã hội chủ nghĩa; Hoặc trong quá trình cải
tổ, cải cách, một số Đảng cộng sản đã mắc sai lầm về mục tiêu, nội dung, hình
thức và bước đi, vi phạm những nguyên lý cơ bản, những nguyên tắc bất di bất
dịch của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hơn 15 năm qua, kể từ sự sụp đổ của một số
nước xã hội chủ nghĩa, người ta càng thấy sáng tỏ hơn những nguyên nhân sâu


xa và trực tiếp dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng và sụp đổ đó. Tựu trung lại, đó là
Đảng cộng sản cầm quyền ở một số nước xã hội chủ nghĩa đã không giữ vững
và nâng cao vai trò lãnh đạo xã hội của mình, mắc sai lầm nghiêm trọng về
đường lối chính trị, công tác tư tưởng và tổ chức, để cho các phần tử cơ hội, xét
lại thao túng, phá hoạt Đảng; vi phạm những nguyên tắc xây dựng Đảng Mác Lênin, một bộ phận quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng suy thoái chính
trị, quan liêu, tham nhũng, thoái hoá biến chất xa rời quần chúng, mất lòng tin
nơi quần chúng nhân dân; Đồng thời, các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn
biến hoà bình” hết sức thâm độc và xảo quyệt ra sức phá hoại. Như vậy, sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không phải là định mệnh về sự
diệt vong tất yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin như các thế lực thù địch cố tình
xuyên tạc; trái lại, chính sự vi phạm các nguyên lý Mác xít - Lêninnít, từ bỏ,
phản bội, đi ngược lại chủ nghĩa Mác - Lênin mới là nguyên nhân dẫn đến sự
sụp đổ đó. Còn ở đâu, Đảng cộng sản trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin,
lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kiên định với mục
tiêu lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa, nắm bắt xu thế
thời đại, biết đoàn kết, dựa vào nhân dân, tiến hành đổi mới, cải cách toàn diện,
đúng đắn, sáng tạo, nêu cao cảnh giác cách mạng thì chủ nghĩa xã hội hoàn toàn
có thể vượt qua khó khăn thử thách, tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
Thực tế lịch sử cho thấy, mặc dù chịu sự tác động tiêu cực rất lớn do sự

sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, tình hình thế giới diễn biến
phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà
bình” chống phá quyết liệt, song công cuộc đổi mới của Việt Nam, cải cách mở
cửa của Trung Quốc đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: kinh tế
tăng trưởng liên tục cao, ổn định vào mức hàng đầu thế giới; chính trị ổn định,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, văn hoá xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại rộng
mở, vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất
nước được tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước phát triển theo
con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện bị Mỹ bao vây cấm vận hơn 40 năm, không còn sự giúp
đỡ về kinh tế, quân sự như thời còn Liên Xô, đất nước Cu ba xã hội chủ nghĩa
vẫn vững vàng trên hòn đảo tự do, thách thức những lời đe doạ của Mỹ. Đảng


×