Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

đề tài các quốc gia đang phát triển cần theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4 0 chọn một quốc gia để phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.95 KB, 26 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN
(Môn Kinh Tế Phát Triển)
Đề tài:

“Các quốc gia đang phát triển cần theo đuổi mơ
hình tăng trưởng kinh tế nào trong bối cảnh tồn
cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0. Chọn một
quốc gia để phân tích..”
Sinh viên thực hiện: Ngô Tiên Tiến
Mã sinh viên: 18050342
Mã lớp học phần: INE2003 1
Khóa: QH-2018-E KTPT 2
Ngành: Kinh tế phát triển
Khoa: Kinh tế phát triển

Hà Nội – Tháng 6 năm 2020


Bài tập này là sản phẩm của riêng tôi và trong này khơng có bất kỳ nội dung
nào trong đây là sản phẩm của sự hợp tác, trừ những phần đã được thừa nhận rõ ràng.
Các nội dung, số liệu, phân tích, nhận xét đã được trích dẫn rõ ràng trong hiểu biết tốt
nhất của tôi.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm
2020

Ngô Tiên Tiến



i


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iii
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu..............................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................................................1
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................................4
7. Cấu trúc nghiên cứu.............................................................................................................................5

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀMƠ HÌNH TĂNG
TRƯỜNG..................................................................................................................6
2.1 Cơ sở lí luận......................................................................................................................................6
2.2 Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................................7

PHẦN III: MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA THÁI LAN TRONG BỐI
CẢNH TỒN CẦU HĨA VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHỆ 4.0..........................9
3.1 Thực trạng mơ hình tăng trưởng của Thái Lan..................................................................................9
3.2 Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Thái Lan trong bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng cơng
nghệ 4.0 ................................................................................................................................................11
3.2.1 Q trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Thái Lan..........................................................11
3.2.2 Kết quả đạt được của chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Thái Lan.......................................11
3.2.3 Cơ hội và thách thức.................................................................................................................11


PHẦN IV: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ KẾT LUẬN.....................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................18


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

1

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

2

GNP

Gross National Product


Tổng sản phẩm quốc dân

3

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

4

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

5

OECD

Organization for
Economic Cooperation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

6


DN

Doanh nghiệp

7

MHTT

Mơ hình tăng trưởng

8

CNTT & TT

Cơng nghệ thông tin và
truyền thông

9

IoT

Internet of things

Vạn vật kết nối


iv

10


IIoT

Industrial Internet of things

Ứng dụng vạn vật kết nối
trong công nghiệp

11

IR 4.0

the 4th Industrial Revolution

Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4

12

HDI

Human Development Index

Chỉ số phát triển con người

13

EU

Europian Union


Liên minh Châu Âu

14

ĐMST

15

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

16

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp Hội Các Quốc Gia
Đông Nam Á

Đổi mới sáng tạo


1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có cùng một mục tiêu quan trọng muốn
đạt được là tăng trưởng kinh tế. Nhưng mỗi quốc gia đều có một mơ hình tăng trưởng
khác nhau do những điều kiện để phát triển của quốc gia đó là khác nhau. Có những
quốc gia được thiên nhiên ưu ái nhưng lại kém phát triển hơn các nước ít tài ngun
do mơ hình tăng trưởng khơng phù hợp, khơng phân bổ tốt. Vì vậy việc có được một
mơ hình phù hợp với nền kinh tế của một nước là rất quan trọng.
Thế giới hiện nay đang ngày càng phát triển hơn trong các lĩnh vực công
nghiệp, kỹ thuật, các tiến bộ về khao học công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Từ
những cuộc cách mạng 1.0 về nông nghiệp, 2.0 về công nghiệp nhẹ cho đến 3.0 phát
triển về các ngành công nghiệp nặng, nay chúng ta đã tiến tới cuôc cách mạng 4.0 về
công nghệ khoa học kỹ thuật.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này lan tỏa và tác động mạnh đến mọi
lĩnh vực chứ không chỉ trong 3 lĩnh vực chính là cơng nghệ sinh học, kỹ thuật số và
vật lí. Với sức mạnh lan tỏa cơng nghệ thơng tin trong sự đột phá về trí tuệ nhân tạo
(AI), Internet of things (IoT) và Big data đã tạo dã một sự xoay chuyển lớn trong
chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhu cầu về nắm bắt thông tin, kết nối được với khách hàng
ngày càng lớn giờ đã có những phương pháp hiệu quả hơn.
Nắm bắt xu thế toàn cầu, các nước đang dần triển khai các dự án, thay đổi mơ
hình theo định hướng 4.0. Các mơ hình kinh tế cũ đã kém hiệu quả đi cùng với những
cơ hội to lớn, sự phát triển nhanh chóng từ những lợi ích mà định hướng 4.0 mang lại,
việc tạo lập kế hoạch chuyển đổi mơ hình kinh tế trong thời đại tồn cầu hóa và cách
mạng cơng nghiệp lần thứ tư này có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
của một quốc gia. Với vị thế là một nước có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế khu vực
Đơng Nam Á, Thái Lan thực sự cần thiết phải nắm bắt cơ hội và đương đầu với nhưng
thách thức hướng tới “Thailand 4.0”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu



2

2.1. Tài liệu trong nước
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là chọn làm đề tài nghiên cứu của rất nhiều
học giả sau khi bùng nổ. Vũ Thị Hường, Ngô Thị Luyện, Nguyễn Thị Ngọc Mai
(2017) trong nghiên cứu “Doanh nghiệp tư nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 - cơ hội, thách thức và một số đề xuất” đã tóm gọn rằng: ”Cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Nó có sức lan
tỏa mạnh mẽ và làm thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp hiện
nay. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ra những
thách thức đối với kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp một phần khơng
nhỏ vào sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tư
nhân đang hạn chế về trình độ cơng nghệ, khả năng tài chính, năng lực quản lý và
trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động. Để làm được điều đó địi hỏi Nhà nước,
doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý trong từng giai đoạn”.
Tác giả Nguyễn Thị Hòa (2018) trong bài viết được đăng trên tạp chí “Xây
dựng và Đơ thị”, trang 6-9 số 60 năm 2018, cũng đã nói đến phát triển kinh tế trong
thời kỳ 4.0 này: “Phát triển bền vững đã khơng cịn là câu chuyện của những nước
phát triển mà đã trở thành kim chỉ nam và là con đường duy nhất cho sự thịnh vượng
của thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam nói riêng. Nâng cao năng lực cạnh
tranh, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 đang trở thành một xu thế bắt buộc”.
Bên cạnh đó, tác giả Lê Thị Hương (2019) với nghiên cứu “Cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 và nhu cầu du lịch” đăng ở trang 206-211 trong số 6 của Tạp chí
Cơng thương đã chỉ ra bất cập của cơ hội này: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
cũng mang đến nhiều thách thức về đảm bảo việc làm, quản trị xã hội, an tồn và an
ninh thơng tin. Đối với các nước phát triển như VIệt Nam, thách thức lại càng lớn hơn
khi các điều kiện về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực chưa sẵn sàng để thích ứng
và tận dụng cơ hội mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến. Cách mạng cơng

nghiệp 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ
thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người người trong tồn bộ nền kinh


3

tế, người lao động sẽ bị dư thừa và nhiều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi
nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động”.
2.2. Tài liệu nước ngoài
Kaushik Kumar, Divya Zindani, J. Paulo Davim (2019) trong cuốn “Industry
4.0: developments towards the fourth industrial revolution” đã nhận định rằng :”Hiện
nay với tồn cầu hóa và nền kinh tế thị trường mở, thị trường đang hướng đến người
tiêu dùng hoặc khách hàng định hướng thị trường. Điều này đã dẫn đến cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 hoặc IR 4.0. Điều này đã khởi xướng sự kết hợp của
Internet, CNTT & TT và máy móc vật lý với các từ như IoT, IIoT, cobot (robot hợp
tác), Big Data , điện toán đám mây, sản xuất ảo, in 3D đang dần dần tham gia vào
cuộc sống hàng ngày của chúng ta”.
Trong bài nghiên cứu “The Fourth Industrial Revolution: Opportunities and
Challenges”, in trong trang 90-96 Vol.9 International Journal of Financial Research,
Xu, Min & David, Jeanne & Kim, Suk. (2018) đã kết luận lại:” Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư sẽ thể ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế theo nhiều cách khác
nhau. Đầu tiên, một phần lớn người dân trên toàn thế giới sẽ sử dụng các nền tảng
truyền thông xã hội để kết nối, tìm hiểu và thay đổi thơng tin. Thứ hai, một loạt các
nhà sản xuất và đối thủ sáng tạo sẽ dễ dàng truy cập vào các nền tảng tiếp thị, bán
hàng và phân phối kỹ thuật số, từ đó cải thiện chất lượng và giá cả của hàng hóa và
dịch vụ. Thứ ba, người tiêu dùng sẽ ngày càng tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất
và phân phối. Những tác động chính của cuộc cách mạng này đối với mơi trường kinh
doanh là tác động của nó đối với sự mong đợi của người tiêu dùng, chất lượng sản
phẩm, hướng tới sự đổi mới hợp tác và đổi mới trong các hình thức tổ chức”.
Qua các đè tài đã nghiên cứu của các tác giả khác, tầm ảnh hưởng của cách

mạng 4.0 đến thay đổi và phát triển kinh tế là rất lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa
đi sâu vào đánh giá tác động tới các nước đang phát triển một các cụ thể trong bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Vậy nên, bài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào phân tích
những khía cạnh của việc chuyển đổi mơ hình kinh tế của Thái Lan trong thời kỳ cách
mạng công nghiệp 4.0 này.


4

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Bài tập lớn này là nhằm cung cấp cơ sở/luận cứ khoa
học để đưa ra hướng đi, tầm nhìn, mơ hình về phát triển kinh tế trong thời đại công
nghiệp 4.0 ở Thái Lan
Mục tiêu nghiên cứu của Bài tập lớn này là để đạt được:
 Hê ̣ thống hóa tài liê ̣u nghiên cứu liên quan đến mơ hình tăng trưởng kinh tế
thời kỳ 4.0 ở Thái Lan
 Hiểu rõ khái niệm/nội hàm về tăng trưởng kinh tế
 Mơ tả thực trạng hiện nay của mơ hình tăng trưởng của Thái Lan
 Kết quả đạt được của Thái Lan trong q trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
 Cơ hội và thách thức của Thái Lan khi thực hiện chuyển đổi mơ hình
 Liên hệ và rút ra bài học cho Việt Nam trong tương lai
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mơ hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan
- Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Mơ hình trong thời kỳ cơng nghiệp 4.0
 Phạm vi về không gian nghiên cứu: Thái Lan
 Phạm vi về thời gian: tập trung nghiên cứu giai đoạn 1990-2019
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và mục đích nghiên cứu trên đây, Bài tập lớn sẽ tập
trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

 Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì và hiện nay đang được áp dụng như thế nào?
 Nguyên nhân khiến cho Thái Lan phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng là gì ?
 Việc chuyển đổi như vậy giúp ích được gì và rào cản của nó như thế nào?
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích trong Bài tập lớn này là
phương pháp phân tích định tính, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích so sánh,
phân tích mơ tả, phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội
học,…


5

Phương pháp thu thập số liệu: Bài tập lớn sẽ sử dụng số liệu được thu thập từ
các nguồn chính thống của nhà nước và từ một số tổ chức quốc tế có uy tín như WB,
IMF, OECD,... Các số liệu trong Bài tập lớn là số liệu theo năm hoặc theo quý nếu
tiếp cận được.
7. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài nghiên
cứu gồm có 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
 Chương 2: Mơ hình tăng trưởng của Thái Lan trong bối cảnh tồn cầu hóa và
cách mạng cơng nghệ 4.0
 Chương 3: Bài học cho Việt Nam và kết luận


6

PHẦN II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

2.1 Cơ sở lí luận
Một quốc gia đang phát triển, theo định nghĩa của Wikipedia “là quốc
gia có mức sống cịn khiêm tốn, có nền tảng cơng nghiệp chưa phát triển và có chỉ
số phát triển con người (HDI) khơng cao. Ở các nước này, thu nhập bình qn đầu
người cịn trung bình”
“Tồn cầu hóa” được giải thích ngắn gọn như sau: “Tồn cầu hóa là một thuật
ngữ dùng để mô tả sự gia tăng trong các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của
các nền kinh tế và văn hóa trên thế giới” (Theo từ điển của National Geographic,
25/7/2019, />Theo Lead The Change trích bài viết của Klaus Schwab, nhà sáng lập và Giám
đốc điều hành của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum), “Cuộc cách
mạng lần thứ ba sử dụng công nghệ điện tử và thơng tin để tự động hóa sản xuất. Giờ
đây, một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được xây dựng trên nền tảng
cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã xảy ra từ giữa thế
kỷ trước. Nó được đặc trưng bởi sự hợp nhất của các cơng nghệ đang xóa nhòa ranh
giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.
GS. TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, trong giáo
trình mơn Kinh tế Phát triển đã định nghĩa mơ hình tăng trưởng kinh tế như sau:” Mơ
hình kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế thông
qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Mục đích của những mơ hình này
là mơ tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa
các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp
không cần thiết”.
Trong bài viết “Mơ hình tăng trưởng kinh tế của VIệt Nam: Thực trạng và sự
lựa chọn cho thời gian tới” được in trong tạp chí Tài Chính vào 6/2010 trang 32, PGS.,
TS. Qch Đức Pháp cũng đã viết: ”Mơ hình tăng trưởng kinh tế là cách thức tổ chức
huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các
năm, với một tốc độ hợp lý”.


7


2.2 Cơ sở thực tiễn
Tồn cầu hóa và Cách mạng 4.0 với những thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực,
từ những phương thức sản xuất cho đến quản lí, rồi các tương tác trong xã hội được
tăng cường, công nghệ mới được sinh ra và phát triển hơn, hứa hẹn đáp ứng được kỳ
vọng của người tiêu dùng, áp dụng được rộng rãi và tiện lợi. Các nước đang phát triển
cũng dần dần nắm bắt cơ hội này để vươn lên trong trường quốc tế, thay đổi bản thân
để thích nghi với cuộc cách mạng mạnh mẽ này.
Theo bài viết “Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Myanmar: Cú nhảy vọt của ngành
viễn thông” của Nguyễn Thái Quỳnh Trang trên trang CafeF.vn: “Từ một quốc gia lạc
hậu, đang tập trung phát triển để thích ứng và bắt kịp với các quốc gia khác trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, việc mở cửa ngành viễn thông đem lại một cú nhảy vọt
cho Myanmar trong áp dụng những ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 cho đời sống
người dân”.
Việc thay đổi mô hình kinh tế, mở cửa cho phép ngành viễn thơng cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài đã cải thiện được tốc độ mạng cũng như tăng được
nhu cầu sử dụng dữ liệu internet lên 1500 lần, mức độ phủ sóng của viễn thơng nhảy
từ 10% lên con số 70%. Các bước đi bình tĩnh với các giai đoạn đầu như phát triển cơ
sở hạ tầng, Myanmar hiện đã bước sang giai đoạn hai về tập trung đến người tiêu
dùng. Các dịch vụ trực tuyến, các nội dung sáng tạo đổi mới, "Bạn sẽ thấy tất cả các
bác sĩ và y tá tư vấn bằng các video phát sóng trực tiếp" - Wai Lin Tun - giám đốc
điều hành của nhà cung cấp Internet Frontiir phát biểu tại một hội nghị cơng nghiệp ở
Naypyitaw - "Myanmar Connect"
Khơng chỉ có thay đổi ở các nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình
thấp như ở Đơng Nam Á, Châu Âu với đại diện là Ba Lan cũng đã và đang thích nghi,
tận dụng các cơng nghệ 4.0. Năm 2017, theo Eurostat thì Ba Lan đang có tỷ lệ thất
nghiệp là 4.9%, thấp hơn trung bình của EU (7.7%). Cùng với việc tiền lương ngày
càng tăng, thị trường lao động ngày càng gia tăng áp lực lên phía các cơng ty sản xuất
của Ba Lan. Với thị trường lao động đang già đi, việc thiếu hụt nhân lực trình độ cao
khiến cho Ba Lan đã phải thay đổi mơ hình của mình, nới lỏng và hỗ trợ các chính

sách đầu tư vào cộng nghệ robot tự động hóa, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào cơ sợ hạ tầng tự động hóa. Theo Cục Thống kê Ba Lan, chi phí đầu tư của ngành


8

cơng nghiệp Ba Lan vào máy móc và thiết bị lên tới 7 tỷ franc Thụy Sĩ (+ 3,3% / năm)
trong ba quý đầu năm 2017. Các nhà đầu tư lớn nhất là ngành chế biến thực phẩm (1
tỷ franc Thụy Sĩ) , ngành công nghiệp ô tô (1 tỷ franc Thụy Sĩ), ngành nhựa (0,5 tỷ
franc Thụy Sĩ) và các nhà sản xuất các sản phẩm kim loại (0,4 tỷ franc Thụy Sĩ). Các
đầu tư này đồng thời tạo dựng thêm các mối quan hệ với các nước khác trong trao đổi
hàng hóa, theo đó tạo ra tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Có thể thấy, việc thay đổi nhằm thích nghi với xu hướng 4.0 là một điều tất
yếu. Tuy rằng có những khó khăn ban đầu, những thách thức về vật chất, nhưng với
những kế hoạch đúng đắn sẽ giúp cho tăng trưởng của quốc gia đi lên một cách nhanh
chóng. Cơ hội hồn tồn là rộng mở với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang
phát triển.


9

PHẦN III:
MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA THÁI LAN TRONG BỐI CẢNH TỒN
CẦU HĨA VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHỆ 4.0
Thái Lan là một quốc gia nằm ở ngay trung tâm của ASEAN, đồng thời cũng là
một điểm đến lý tưởng cho thương mại đầu tư và du lịch. Vốn là một quốc gia có sự
tăng trưởng tốt, đứng tốp đầu các nước Đơng Nam Á, Thái Lan có mạng lưới giao
thơng hiện đại, hệ thống ngân hàng lành mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển và lực lượng
lao động chất lượng cao. Lợi thế về vị trí địa lí giúp Thái Lan phát huy vai trò kiến tạo
kết nối khu vực. Với những lợi thế như vậy trong ASEAN, việc thay đổi mơ hình tăng

trưởng, các chính sách được điều chỉnh theo định hướng 4.0, Thái Lan vừa giúp đất
nước đi lên cũng đồng thời đi tiên phong trong các thay đổi thời kì 4.0 để tạo dựng
được những bài học kinh nghiệm cho các nước trong khu vực noi theo, cùng nhau hợp
tác và chia sẻ nhằm tạo dựng một cộng đồng ASEAN lớn mạnh.
3.1 Thực trạng mơ hình tăng trưởng của Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á từ trước
đến nay, từ năm 1960 Thái Lan đã có những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mang
tính chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 1985 -1995, Thái Lan đạt
tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm đứng đầu trên thế giới với tốc độ 9%/năm do ngành
công nghiệp chế tạo dẫn dắt. Sự tăng trưởng có tốc độ cao như vậy là nhờ các chính
sách đầu tư nước ngoài đúng đắn cùng với lợi thế tài nghiên thiên nhiên và điều đặc
trưng của các nước cùng khu vực – nhiều nhân công giá rẻ. Việc tăng trưởng nhanh
như vậy khiến cho sức ép nền kinh tế lên đồng tiền lớn, gây ra cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1997 bùng nổ. Các hợp đồng kinh tế của Thái Lan lúc đó giảm đi 90%,
tăng trưởng tụt xuống ở mức âm 20%. Tuy có dấu hiệu phục hồi từ năm 1998, nhưng
phải đến năm 2005 nền kinh tế Thái Lan mới gần đạt được ở mức trước khủng hoảng.
Trải qua đủ các thời kỳ từ phát triển nhanh chóng cho đến suy thoái, khủng hoảng
kinh tế, Thái Lan đã thay đổi khơng ít lần để thích nghi với thời cuộc, đạt được những
thành tựu lớn trong các phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến năm 2016, nền kinh tế
Thái Lan lớn thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Indonesia), thứ 9 châu Á và


10

thứ

28

trên


thế

giới

(Theo

Wikipedia:

/>
%C3%A1i_Lan#Kinh_t%E1%BA%BF)
Nhưng những năm gần đây, kinh tế Thái Lan bắt đầu tăng trưởng chậm lại, có
dấu hiệu hụt lùi. Nếu so với năm 2003 với tỉ lệ tăng trưởng của Thái Lan là 7.2% thì
từ năm 2013, tốc độ đó chậm lại dần, giảm từ 0% đến 3,2% mỗi năm. Việc trước đây
GDP bình quân đầu người của Thái Lan nhiều hơn so với GDP của 2 nước đứng sau
là Indonesia và Philippines cộng lại giờ đã khơng cịn nước, các nước láng giềng tăng
trưởng ngày càng tăng, đặc biệt là Việt Nam với tốc độ 7.5%/năm (tính đến tháng
9/2017)[1]. Tờ Nikkei Asian Review đã đưa ra nhận định rằng:” Nếu Thái Lan khơng
tìm ra cách nào để tạo ra sự khác biệt cho mình, các doanh nghiệp nước ngồi ở Thái
Lan sẽ buộc phải nghĩ lại về việc đầu tư vào quốc gia này”. Các thể chế chính trị trở
thành rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc phát triển các ngành công
nghiệp mới mang tính chiến lược. Trong khi đó, Việt Nam hiện tại đang thu hút được
rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, có tên tuổi mà điển hình là tập đồn Samsung
Electronics của Hàn Quốc. Các xu hướng đầu tư của nước ngồi cũng đang dần có
định hướng chuyển sang các nước lân cận ngồi Thái Lan. Theo dự đốn của IMF,

1

Hiroshi Murayama (2018), "Can the Thai economy ever be Southeast Asia's front-runner again?", Nikkei Asian Review, January 7, 2018.
/>


11

GDP đóng góp trong ASEAN của Thái Lan sẽ bị tụt xuống đứng thứ 3, sau
Philippines.
(Biểu đồ Dự đoán mức phần trăm đóng góp GDP của các nước trong khối ASEAN)


12

Với những yếu tố như vậy, việc Thái Lan đang ngày càng trượt dốc trong
những năm gần đây sau những thành công phát triển kinh tế hậu khủng hoảng là một
vấn đề thực sự đáng quan ngại. Những dự báo từ những tổ chức quốc tế, hay chính
những con số đưa ra từ chính phủ Thái Lan là mình chứng cho việc các kỳ vọng đều
không đạt được trong thời gian gần đây. Tăng trưởng thấp, GDP không dạt mức kỳ
vọng, xuất khẩu giảm, các nhà đầu tư nước ngoài đang có dự định chuyển hướng,
chính trị khơng ổn định gây bất ổn kinh tế- xã hội. Buộc chính phủ Thái Lan phải
chuyển hướng, thay đổi mơ hình tăng trưởng để có thể tiếp tục phát triển, tránh bị
bỏ lại phía sau xong thời đại số ngày nay.
3.2 Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Thái Lan trong bối cảnh tồn cầu hóa và
cuộc Cách mạng cơng nghệ 4.0
3.2.1 Q trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Thái Lan
Với tình trạng như đã nêu ở trên, Thái Lan quyết định thay đổi mơ hình tăng
trưởng của mình. Với những định hướng khá rõ ràng và những mục tiêu được đặt ra,
chính phủ Thái Lan quyết định về việc hình thành định hướng “Thái Lan 4.0”. Cụ thể,
theo trang web của Đại sứ quán Thái Lan, “Thái Lan 4.0” sẽ tập trung giải quyết các
vẫn đề còn tồn đọng như các bẫy thu nhập, bất bình đẳng qua “Hệ trơng tăng trưởng
mới”:
 Xây dựng sự thịnh vượng kinh tế thông qua đổi mới, kiến thức, công nghệ và
sáng tạo. Điều này tạo ra một động cơ tăng trưởng cạnh tranh của người
dùng, nhằm thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình.

 Xây dựng an sinh xã hội thông qua phân phối cơng bằng thu nhập, cơ hội và sự
giàu có, hoạt động theo nguyên tắc của những người tiến lên cùng nhau mà
khơng để ai bị bỏ lại phía sau để giúp cơng dân Thái Lan thốt khỏi bẫy bất
bình đẳng.
 Tạo sự bền vững thông qua phát triển thân thiện với môi trường (Tăng trưởng
xanh), để tránh rơi vào một cái bẫy mất cân bằng.
 Mơ hình này tn theo định hướng của kế hoạch chiến lược quốc gia 20 năm
bằng cách xây dựng sức mạnh từ bên trong và kết nối đất nước với cộng đồng
toàn cầu


13

Để bước gần tới với các mục tiêu hơn, việc tập trung vào yếu tố con người là
một sự thiết yếu nhất định phải làm. Có được lao động tay nghề cao sẽ giúp có được
một sự phát triển trong lâu dài hơn. Theo tiến sĩ Kiatanantha Lounkaew, giảng viên
kinh tế thuộc Đại học Thammasat, đưa ra vấn đề trong hội thảo “Tái thiết kế Thái
Lan” ngày 18-1, 12,81 triệu lao động tay nghề cao là khoảng cách giữa Thái Lan hiện
tại và Thái Lan 4.0. Xem xét những nhận định được đưa ra từ các chuyên gia, Thái
Lan cũng đã lắng nghe và học hỏi. Trong Triển lãm Quốc tế về công nghệ số (Big
Bang Digital Thailand 2017 diễn ra từ 21 đến 24/9, đại diện phía Thái Lan cho biết:
“Chính phủ sẽ lên kế hoạch cung cấp nhiều dịch vụ điện tử, bao gồm thương mại điện
tử cho cộng đồng nông thôn, y tế điện tử, giáo dục điện tử và một nền nông nghiệp
điện tử, giúp nông dân Thái-lan nâng cao khả năng khai thác tiềm năng bất tận của
internet”.
Ngoài việc tập trung vào đầu tư cho đổi mới sáng tạo trong giáo dục và chú
trọng vào đào tọa, thì các lĩnh vực các lĩnh vực thế mạnh trước đây cũng được đầu tư
phát triển hệ thống tốt hơn. Các lĩnh vực về chế toa ô tô bắt đầu được quan tâm về
mảng năng lượng xanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường, các nông trường vừa và
nhỏ cũng được khuyến khích cải thiện lên thành nơng trường thông minh để tăng hiệu

quả và năng suất thu nhập. Các động thái của việc chuyển đổi các mô hình kinh doanh
cũng đã bắt đầu được thực hiện, các dịch vụ truyền thống chuyển dịch lên các dịch vụ
cao cấp, thay vì mua cơng nghệ thì nay với đội ngũ nghiên cứu chất lượng cao thì sẽ
chế tạo cơng nghệ. Đẩy mạnh khoa học người máy, đầu tư vào nghiên cứu phát triển.

(Biểu đồ Ngân sách đầu tư 2017 của Thái Lan cho mốt số bộ ngành. Nguồn: />

14

Dù Thái Lan 4.0 là một kế hoạch rất lớn và mang đầy tính tham vọng, nhung
với các mục tiêu đã được vạch ra rõ ràng và các bước đi đang cho thấy sự thay đổi của
Thái Lan, việc quyết tâm hồn thành Thái Lan 4.0 của chính phủ là điều hồn tồn
khơng cịn chỉ là trong mơ. Cơng tác triển khai các mục tiêu này sẽ là yếu tố quyết
định cho những thành công sau này của Thái lan.
3.2.2 Kết quả đạt được của chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của Thái Lan
Tuy có những dự báo và két quả những năm gần đây của Thái Lan không đạt
được như kỳ vọng, nhưng những bước đầu thay đổi trở lại đà phát triển thì ln có
những khó khăn nhất định, việc đạt được những thành công trong bước đầu tiến
hành Thái Lan 4.0 là những điều không thể phủ nhận.
Tháng 3 năm 2017, Liên đồn Cơng nghiệp Thái Lan Thái Lan (FTI) báo cáo
rằng doanh số bán xe hơi trong nước tăng tăng 19,9% so với cùng kỳ vào tháng 2 năm
2017 lên 68.435 đơn vị và tính theo tháng, con số này tăng 19,5% từ 57.254 đơn vị
trong tháng 1. Phân khúc xe du lịch cũng tăng 59,8% so với cùng kỳ lên tới 26.702
chiếc, với doanh số của xe bán tải và xe tải lớn cũng tăng 15% và 12,3% đến 30.348
và 2.300 đơn vị tương ứng. Hai tháng đầu năm 2017, xe nội địa doanh số lên tới
125.689 chiếc, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2016. (Maikaew, P. (2017, March 23).
“FTI

reports


sunnier

car

sales”.

Bangkok

Post.

Retrieved

from

/>Các sàn thương mại điện tử bắt đầu phát triển, các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào Thái Lan như Shopee, Lazada và đặc biệt là Alibaba. Thảo thuận giúp giúp
đỡ Thái Lan thuận lợi hơn trên con đường tiến đến 4.0 được đề cập:”Cung cấp tiếp thị
kỹ thuật số đào tạo 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương để nâng cao
lượng hàng trực tuyến, dự kiến sẽ tăng từ 67 tỷ baht (1,9 đô la Mỹ tỷ) vào năm 2016
lên 87 tỷ baht (2,5 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2017. Lý do chính cho sự bùng nổ này trong
thương mại điện tử là sự phổ biến của thiết bị di động và điện thoại thơng minh, cũng
như trên tồn quốc kết nối khơng dây tốc độ cao đồng thời có sự góp mặt của đổi mới
mơ hình khiến cho đầu tư trở nên thuận lợi hơn. Thị trường thương mại điện tử của
Thái Lan dự kiến sẽ chiếm 5% tổng doanh số bán lẻ trong năm năm tới, tăng từ mức
dưới 1% doanh số bán lẻ hiện tại.”[2]
2

Leesa-nguansuk, S. (2017, March 17).” Lazada to provide online training to local SMEs”.Bangkok Post. Retrieved from

/>


15

Thái Lan cịn cho triển khai dự án mang tính đột phá kinh tế là thành phố thông
minh Phuket. Với lượng khách du lịch khủng lô chênh lệch quá lớn so với lượng
người dân tại thành phố, việc hướng đến cơng nghệ số hóa thành phố đã giúp cải thiện
được những thiếu thốn nguồn nhân lực. Cốt lõi vào ba yếu tố là phát triển du lịch
thơng minh, an tồn thông minh và môi trường thông minh, việc đổi mới công nghệ
vừa giảm bớt được gánh nặng công việc, vừa thu hút thêm khách du lịch – nguồn thu
rất lớn của GDP Thái Lan, mà lại vẫn tránh được những tổn hại đến môi trường.

3.2.3 Cơ hội và thách thức
Trong bối cảnh tồn cầu hố cũng như thời kỳ Cách mạng cơng nghệ với quy
mơ rộng khắp tồn thế giới như hiện nay, xứ sở Chùa vàng đã có những nỗ lực vực
dậy về kinh tế khi đưa ra các bước chuyển đổi mới trong mơ hình tăng trưởng nhằm
thúc đẩy và phát triển kinh tế dài hạn (10 năm, 20 năm). Để thực hiện bước chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng tốt đẹp nhất và đạt được những thành tựu đáng kể
trong tương lai, Thái Lan phải nắm chắc những cơ hội thuận lợi và bên cạnh đó càng
không được lơ là thách thức để tránh những rủi ro khơng đáng có.
Cơ hội
Đối với Thái Lan, một trong những cơ hội hàng đầu để chuyển đổi mơ hình
tăng trưởng trong thời đại Cách mạng cơng nghệ 4.0 đó chính là lợi thế có sẵn: Nơng
nghiệp. Xứ sở Chùa vàng đang hướng tới việc đổi mới phương pháp canh tác truyền
thống sang phương pháp canh tác thông minh với các thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện
đại. Đổi mới ở đây cũng chính là yếu tố cốt lõi trong công cuộc phát triển nền kinh tế
Thái Lan, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Kết nối khu vực cũng là một trong những cơ hội giúp Thái Lan có một lợi thế
về chiến lược, nhằm phát huy vai trị kết nối cộng đồng. Điều đó giúp Xứ sở Chùa
vàng trở thành tâm điểm của sự kết nối và tăng trưởng của ASEAN cũng như toàn
Châu Á. Đồng thời giúp Thái Lan trở thành một nước sẽ được hưởng lợi về mọi mặt

liên quan đến các lĩnh vực mới về hội nhập như y tế và các dịch vụ du lịch.
Nhân tố quan trọng giúp Thái Lan từng bước chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
kinh tế không thể không nhắc đến công nghệ robot và tự động hoá. Nhờ những nhân


16

tố đặc biệt này, Thái Lan đã dần đạt được những vị trí đứng đầu trong ngành cơng
nghiệp ơ tơ, điện tử và thiết bị điện tử. Thái Lan 4.0 bao gồm các khoản đầu tư quốc
gia vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, thay đổi về luật pháp để hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đầu
tư và xây dựng mạng lưới hạ tầng thông tin tại Thái-lan và khu vực xuyên biên giới.
Thách thức
Hiện tại, Thái Lan đang phải đối mặt với một vài thách thức tác động đến nền
kinh tế từ bên trong lẫn bên ngoài.
Dân số già là một thách thức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sự tăng trưởng
kinh tế ở Thái Lan. Ngân hàng Trung ương Thái Lan trích số liệu từ WB cho biết Thái
Lan sẽ là nước đang phát triển đầu tiên trở thành "nước có dân số già" năm 2022. Khi
đó, ít nhất 14% dân số nước này sẽ từ 65 tuổi trở nên. Ngân hàng Trung ương Thái
Lan đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, hỗ trợ vay mua nhà cho người già và có chính sách
khuyến khích các công ty thuê lao động trên 60 tuổi. Tuy vậy, việc này nằm ngoài
thẩm quyền của họ và cần phải được chính phủ mới thực thi.
Biến đổi khí hậu cũng là ngun nhân gây rủi ro đến mơ hình tăng trưởng của
Thái Lan trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0 hiện nay vì ngành Nơng nghiệp
chính là trụ đỡ của Thái Lan trong việc thúc đẩy tình tình kinh tế của nước này. Vì nền
nơng nghiệp là một nền hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, do biến đổi khí hậu thất
thường, Thái Lan đã hứng chịu hậu quả từ thiên tai, lũ lụt và điều đó làm ảnh hưởng
mạnh đến kinh tế nông nghiệp của Thái Lan.
Bên cạnh đó vẫn cịn một vài những thách thức mà Thái Lan cần đưa ra những
cách khắc phục, giải pháp để đối phó nhằm nâng cao hiệu quả trong việc chuyển đổi
mơ hình tăng trưởng: sự thay đổi của các quy tắc và luật lệ toàn cầu, xu hướng tiến tới

nền kinh tế toàn cầu trong một thế giới đa cực, an ninh lương thực và năng lượng, theo
kịp tiến bộ công nghệ và đấu tranh chống khủng bố quốc tế.
Một đợt phục hồi mạnh được nhận định là điều khó có thể xảy ra trong ngắn
hạn đối với nền kinh tế Thái-lan, bởi ngành xuất khẩu của nước này dự kiến sẽ tiếp tục
gặp nhiều trở ngại do tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu và đồng nội tệ tăng giá. Tuy
nhiên, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, những biện pháp quyết liệt được Chính phủ
Thái-lan đưa ra trong thời gian qua sẽ tiếp tục tác động tích cực đối với tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Ðông - Nam Á này.


17


18

PHẦN IV: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ KẾT LUẬN
4.1 Bài học cho Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, nắm bắt thời cuộc để
tăng trưởng nhanh chóng là trong những mối quan tâm hằng đầu nhưng vẫn cần có
những nước đi cẩn trọng, tránh rơi vào những cái bẫy, những khó khăn khơng đáng
có. Cách mạng 4.0 chủ yếu là về sự tự đống hóa của máy móc thơng minh, Việt Nam
hiện tại đang tụt hậu về mức độ sẵn sàng công nghệ và ĐMST trong bảng xếp hạng
của WEF. Cụ thể, máy móc Việt Nam hiện đã rất cũ kỹ, trong đó 11.7% máy móc đã
có tuổi đời hơn 20 năm, 34% là các máy trên 10 năm và chỉ có 9% máy móc được
điều khiển bằng máy tính. Việc thay đổi mơ hình tăng trưởng dựa trên sáng tao và đổi
mới khoa học kỹ thuật với Việt Nam bước đầu sẽ có nhiều thách thức.
Qua những bài học của các quốc gia đi trước, để phát triển kinh tế một cách
bền vững trong thời đại tồn cầu hóa và cách mạng 4.0 này, Việt Nam cần chú trọng
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng tập trung theo chiều sâu, hướng đến gia tăng chất
lượng nguồn cung, giảm dần và chấm dứt định hướng tăng trưởng theo chiều rộng.

Phân bổ lại nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho ĐMST và các lĩnh vực khoa học cơng nghệ.
Đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực ĐMST để có được những
bước tiến quan trọng trong thời cuộc hiện nay. Đồng thời để thực hiện tốt và liền
mạch, cần có sự đồng lịng quyết tâm lớn, hệ thống quản trị tiên tiến từ lãnh đạo, các
cấp bộ ngành từ trung ương đến địa phương. Chính phủ cần phải hiểu rõ được cách
thức vận hành của cuộc Cách mạng 4.0, đưa ra những chiến lược cụ thể để tránh dính
phải “bẫy bát bình đẳng”, “bẫy mất cân bằng”, chủ động năm bắt thời cuộc, tình hình
các nước khác trên thế giới và đổi mới giáo dục đào tạo, chú trọng đến chất lượng,
hiệu quả giảng dạy và đầu ra học sinh.

4.2 Kết luận
Cơ hội lớn sẽ luôn đem đến nhiều thách thức mới, trong bối cảnh công nghiệp
4.0, đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân. Với thời đại số hóa hiện nay, sự cạnh tranh trong


19

môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt, chỉ làm việc chăm chỉ thôi là chưa đủ và
sẽ thiếu hiệu quả. Cần phải thay đổi làm việc một cách thông minh, tập trung tiến đến
kinh tế tri thức, tận dụng những cơ hội, những lợi ích từ cơng nghệ để có thể phát triển
dựa trên những lợi thế vốn có, qua đó bứt phá thốt khỏi giai đoạn khó khăn của “bẫy
thu nhập trung bình”. Hồn thành “Thái Lan 4.0” sẽ chắc chắn cần rất nhiều nỗ lực để
có thể đạt được nó, tạo ra những thành quả đột phá để phát triển đất nước bền vững.
Bài nghiên cứu đã cố gắng tập trung đi sâu vào việc phân tích hướng đi và kết
quả đạt được trong việc thay đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong bối
cảnh tồn cầu hóa và cuộc Cách mạng cơng nghệ 4.0 từ đó đem lại được một cái nhìn
khái qt của vấn đề. Tuy rằng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, những khía cạnh cịn bỏ
ngỏ, chưa được phân tích thảo đáng, nhưng qua bài nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ
đóng góp được một phần nhỏ cho việc nghiên cứu về các nước trong thời kỳ 4.0 này,

một cái nhìn tổng qt về mơ hình, hướng đi cho các nghiên cứu khác, cụ thể ở đây là
Thái Lan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Thị Thương (2019), "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu du lịch",
Tạp chí Cơng thương, Số 6(Tháng 04/2019), 205-211.
/>2. Vũ Thị Hường, Ngô Thị Luyện, Nguyễn Thị Ngọc Mai (2017), "Doanh nghiệp
tư nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - cơ hội, thách thức và một số
đề xuất". />3. Nguyễn Thị Hòa (2018),"Phát triển bền vững trong thười kỳ cách mạng cơng
nghiệp 4.0", tạp chí Xây dựng và Đơ thị, 6-9 số 60 năm 2018,
/>

20

4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Nước đang phát triển”, Truy cập ngày 21
tháng 6 năm 2020. />%C4%91ang_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n
5. GS. TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, Định nghĩa về “Mơ hình tăng trưởng kinh tế”,
Tr.65, Giáo trình Kinh Tế Phát Triển Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
6. PGS., TS. Quách Đức Pháp (2010), "Mơ hình tăng trưởng kinh tế của VIệt
Nam: Thực trạng và sự lựa chọn cho thời gian tới”, tạp chí Tài Chính số tháng
6/2010 trang 32. />7. Nguyễn Thái Quỳnh Trang (2018), "Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Myanmar:
Cú nhảy vọt của ngành viễn thông", báo CafeF, 08-09-2018.
/>8. Tơ Hà (2019), "Chọn mơ hình tăng trưởng cho chiến lược 10 năm", báo Nhân
Dân, Thứ Hai, 25/03/2019.
/>9. Linh Anh (2018), ""Thái Lan 4.0" và khoản cược lớn nhằm thốt bẫy "thu
nhập trung bình"", báo CafeF, 10-09-2018. />10. Báo nhân dân, "Thái-lan chuyển sang mơ hình tăng trưởng 4.0", 22/9/2017.
/>11. Đinh Vân (2017), "Thái Lan 4.0: Ngôi sao trong ngành công nghiệp hàng
không Đông Nam Á", báo CafeF, 22/3/2017. />


×