Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SKKN phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua môn tập đọc ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.08 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA BÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : “PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC
CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 3”
---------------------

- Họ và tên: Trần Thị Lợi
- Ngày tháng năm sinh: 18/12/1974
- Trình độ chun mơn: Cao đẳng Sư phạm Tiểu học
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Nghĩa Bình.

Nghĩa Bình ngày 25/5/2019


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Tên sáng kiến: PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Áp dụng trong việc dạy tập đọc cho học sinh lớp 3
3. Thời gian áp dụng sáng kiến
Trong chương trình Tiếng Việt 3
4.Tác giả: Trần Thị Lợi.
Năm sinh: 1974.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học.
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Bình
Nơi thường trú: Nghĩa Tân –Nghĩa Hưng-Nam Định
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Nghĩa Bình.



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Tập đọc là một phân mơn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng
dạy mơn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nói chung và mơn Tiếng Việt lớp 3 nói riêng.
Học tốt tập đọc không những rèn cho học sinh những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
mà cịn tạo điều kiện để học sinh học tốt những môn học khác. Qua môn Tập đọc,
học sinh được rèn kĩ năng đọc ngày càng thành thạo .Đây là u cầu có tính đặc
trưng của phân mơn Tập đọc. Mơn Tập đọc cịn trau dồi vốn Tiếng Việt,phát triển
tư duy, sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Thông qua việc dạy và học Tập đọc
góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng việt, về
tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học . Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt
và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần
hình thành nhân cách con người .
II. Mục đích nghiên cứu
. Xuất phát từ những yêu cầu trên,tôi nhận thấy cần phải dạy tốt mỗi giờ Tập
đọc nhất là việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trước yêu cầu đổi mới phương pháp
đạt hiệu quả cao.
* Trách nhiệm của giáo viên:
- Đối với trường học cần giáo dục và đào tạo các em biết đọc chữ, biết làm
toán, biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp ở mơi trường xung quanh... Có kiến thức
các em sẽ biết áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mở mang thêm sự hiểu
biết của các em về xã hội và trong tương lai.
- Việc nâng cao trình độ hết sức cần thiết, đào tạo cho các em phát triển về trí
tuệ, năng lực, phẩm chất để trở thành người cơng dân tốt, có phẩm chất tốt là một
nhân cách của con người Việt Nam, đó là trí tuệ phát triển, ý trí cao cả và tình cảm
đẹp.
* Đối với học sinh:
- Phát âm đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm hiểu được nghĩa của từ.
- Cảm nhận được sự phong phú và đa dạng của thiên nhiên, tình cảm ý chí

cao đẹp của người Việt Nam.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3 cũng như các lớp khác trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội
dung và phương pháp mới.
IV. Phạm vi nghiên cứu


- Nghiên cứu bằng thực trạng trên đối với đối tượng học sinh lớp 3 Trường
Tiểu học Nghiã Bình
B. PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập đọc nói riêng giữ một vị trí quan
trọng đối với cấp Tiểu học.
Phân mơn Tập đọc cịn giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho HS học tốt
các mơn học khác; bởi các em có đọc được thì mới nhận thức được, hiểu được nội
dung, nắm được kiến thức của bài học; đồng thời thông qua phân mơn Tập đọc, sẽ
hình thành cho các em nhân cách con người mới phù hợp với thời đạị, phát triển
ngôn ngữ và tư duy , giáo dục tư tưởng đạo đức tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học
sinh.
Trường Tiểu học Nghiã Bình là đơn vị dẫn đầu bậc Tiểu học trong toàn
huyện. Đa số học sinh được dạy dỗ chuẩn mực, được các bậc phụ huynh và các lực
lượng xã hội quan tâm. Tuy thế Nghĩa Bình là xã nơng nghiệp ,đời sống nhân dân
tuy đã có sự tăng trưởng song vẫn chủ yếu sống bằng nghề độc canh cây lúa nên
cịn nhiều khó khăn. Hơn nữa Nghĩa Bình có nhiều học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, các
em phải ở với ông bà nên việc quan tâm tới con em của một số phụ huynh còn hạn
chế.
Là địa phương có cách phát âm chưa chuẩn đặc biệt các em còn hay phát âm
sai giữa “l” và “n".. Các em chưa hiểu hết ngôn ngữ Tiếng Việt nên cịn nói ngọng,
phát âm sai, khi viết cịn sai nhiều lỗi chính tả, các em cịn nhầm bởi các âm, vần,

dấu thanh.
Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài tôi sẽ giúp
các em phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong học tập, các
em sẽ đọc thơng, viết thạo và có khả năng diễn đạt tốt trong quá trình giao tiếp với
mọi người xung quanh.
II. Cơ sở thực tiễn để giải quyết đề tài
Để thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, ngay từ đầu năm học, sau khi
nắm bắt tình hình học tập của học sinh, tôi đã giúp các em hiểu được tầm quan trọng
của phân môn Tập đọc và những yêu cầu cụ thể của phân môn Tập đọc, các em phải
đọc lưu loát, rõ ràng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng và đọc diễn cảm phù hợp


với nội dung bài, trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài, cảm nhận được cái hay,
cái đẹp thơng qua nội dung mỗi bài tập đọc.
Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận
ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là
một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người,
xã hội...Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả khơng chỉ có nội dung hấp dẫn
của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người
đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm , đọc phù hợp
với giọng đọc từng nhân vật thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả
bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm .
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm
là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc Tiểu học.
III. Giải pháp thực hiện
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những
nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp, biện
pháp cụ thể sau:
1) Một số công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a, Đối với giáo viên

Hiệu quả mỗi tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào việc chuẩn bị bài soạn. Vì vậy,
mỗi bài tập đọc tôi thường chuẩn bị bài soạn cụ thể, kĩ càng. Chọn phương án dạy,
dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp như luyện đọc từ khó, cách ngắt nghỉ
hơi khi đọc, cách đọc đúng, đọc diễn cảm hay cách tìm hiểu bài sao cho phù hợp.
Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc
đúng, đọc hay. Khơng cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn.
Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của
tác giả khi viết bài văn, bài thơ, hay câu chuyện đó. Dành quỹ thời gian cho việc
soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của
bài. Giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học
sinh đọc kém và chú ý rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng đọc cho học sinh ở mọi lúc, mọi
nơi có thể. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng
cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
- Sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài
dạy để học sinh hứng thú hơn trong học tập giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.


- Chú ý đến yêu cầu của phân môn Tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc cho học
sinh càng nhiều càng tốt.
b, Đối với các em học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh
mới biết được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa
chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung
hay trong các bài tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để
đọc.
2. Thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ
Tập đọc
2.1. Rèn phát âm đúng

Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ Tập đọc giáo viên gọi học sinh khá
đọc bài và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó
đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo
dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên kết
luận và sửa (nếu cần thiết) lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có
âm đầu l/n, tiếng có thanh ngã, thanh sắc, tiếng có các ngun âm đơi như oa; ; iê;
ươ,...
* Q trình giảng dạy cần chú ý
- Ví dụ: Trong lớp 3C có nhiều em khi đọc ln phát âm nhầm lẫn giữa các
tiếng có âm đầu l/n, s/x, ch/tr các tiếng có thanh ngã thành thanh sắc...Ví dụ: “ lên
lớp” thì đọc là “ nên nớp”; “ khuỷu tay” đọc là “ khủy tay”; “nghĩ ngợi” đọc là
“nghí ngợi”. Trong những tình huống đó, giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn
đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng.
Khi đã sửa cho các em đọc đúng lỗi đó rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý
đến em đó khi đọc xem em cịn mắc lỗi lại nữa khơng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa
(nếu em mắc lại). Vì số lượng học sinh mắc lỗi này nhiều nên giáo viên dần sửa sai
triệt để. Và các âm khác khi học sinh phát âm sai giáo viên tiến hành tìm các từ ngữ
có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay trong giờ Tập đọc và luyện thêm ở
những tiết học khác trong các giờ lên lớp.
2.2. Rèn kĩ năng đọc đúng


- Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp
3 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao.
Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng
dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn
văn. Mỗi đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại. Giáo viên
chú ý hướng dẫn các em đọc đúng, đọc lưu loát chú ý đọc ngắt hơi sau dấu phẩy,
sau những cụm từ có nghĩa trong những câu văn dài trong bài văn xuôi.

+ Ví dụ: Câu trong bài : “Lời kêu gọi tồn dân tạp thể dục”
Vậy nên luyện tập thể dục,/ bồi bổ sức khỏe/ là bổn phận của mỗi một người
yêu nước//. Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc
bảng phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi,
nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý khơng? Mời em đó đọc lại. Học
sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống
nhất cách đọc.
2.3. Rốn k nng đọc diễn cảm, đọc hay
Đối với học sinh lớp 3. Yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu trọng
tâm, nên phải dành thời gian thích hợp.
* Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi
- Giỏo viờn hng dn hc sinh c din cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ
được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả
đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân.
Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách
đọc).
+ Ví dụ: Bài : “Mặt trời xanh của tôi” Gọi 1,2 em học sinh khá giỏi đọc diễn
cảm; nếu HS chưa đọc được thì GV đoc, kết hợp hướng dẫn học sinh đọc với giọng
nhẹ nhàng, trìu mến, nhấn mạnh ở các từ gợi tả, gợi cảm thể hiện tình yêu tha thiết
của tác giả với rừng cọ q hương mình. Sau đó gọi một em đọc lại. Khi học sinh
đọc, giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu miêu tả, câu kể. Đối với các
câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng
loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của tác giả.
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như
nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu.


Ví dụ: Câu trong bài “ Các em nhỏ và cụ già”: “ Thưa cụ, chúng cháu có thể

giúp gì cụ không ạ ?” Cần hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng vào các từ ngữ giúp
gì cụ và đọc cao giọng ở cuối câu hỏi.
Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học
sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh mình đọc theo giáo viên. Để học sinh đọc tốt
giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh .
* Đối với văn bản phi nghệ thuật
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung
thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan
trọng hay nổi bật trong văn bản.
- Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản.
- Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác
giả khi biết bài văn, bài thơ đó.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em lên
thi đọc. Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong truyện cho học sinh
đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em
ở dưới là giám khảo nghe, chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Giáo
viên cùng cả lớp động viên khuyến khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn.
- Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà đối tượng học
sinh gồm: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu ngồi chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện
đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần.
Học sinh nào cũng phải được đọc trong giờ học ít nhất một lần. Trong giờ học giáo
viên luôn tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo viên
phải nắm chắc từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều đối với
học sinh đọc yếu. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng
câu dài, tiến tới rèn đọc diễn cảm.
- Luyện đọc thuộc lịng: dựa theo nội dung từng bài, tơi có thể tiến hành theo
một số cách:
+ Chia bài cần học thuộc lòng thành từng đoạn nhỏ. Nêu câu hỏi ứng với
từng đoạn giúp học sinh ghi nhớ nội dung làm điểm tựa học thuộc lịng cá nhân hay
theo nhóm.

+ Học sinh tìm những câu văn, những từ ngữ được lặp lại nhiều lần, những
vần giống nhau giữa các dòng thơ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng.


+ Có thể cho học sinh nêu cái hay, cái đẹp mà học sinh cảm nhận được. Sau
đó hỏi: Trong bài thơ ấy, em thích khổ thơ nào, vì sao? Từ đó, học sinh tự nhẩm
thuộc khổ thơ mình thích.
+ u cầu học sinh đọc thuộc lịng trong nhóm, mỗi học sinh đọc nhẩm một
câu, hay một đoạn. Sau đó gọi các nhóm đọc nối tiếp câu, đoạn. Có thể tổ chức thi
đọc thuộc lịng giữa cá nhân hay nhóm, tổ tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh
phát âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Giáo viên cho học sinh đọc từ
1,2 câu rồi tăng dần 3,4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở các tháng buổi
chiều giáo viên dành 1 tiết để rèn đọc. Rèn em nào dứt điểm em đó, rèn từ nào dứt
điểm từ đó. Sau khi các em đọc khá dần giáo viên duy trì mỗi tuần 1 tiết để rèn đọc
đúng, đọc hay. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc
sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các
yêu cầu cụ thể đề ra:
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài.
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái, biểu cảm giọng đọc phù hợp với văn
cảnh và lời nhân vật.
IV. Kết quả thực hiện
Với kinh nghiệm và sự cố gắng của bản thân , tơi thấy học sinh rất thích thú
khi học bài tập đọc. Mỗi giờ học thật nhẹ nhàng vì mỗi em được bộc lộ khả năng
của mình trước lớp: Khả năng đọc đúng, đọc diễn cảm, khả năng hiểu, cảm thụ bài
thơ. Kết quả cho thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt về tốc độ đọc, chất lượng đọc
thành tiếng, đọc rõ ràng, mạch lạc và nhiều em có thể đọc diễn cảm. Học sinh được

trau dồi vốn Tiếng Việt phong phú, mở rộng sự hiểu biết để học sinh thêm yêu
trường, yêu lớp, yêu cuộc sống và u thích các mơn học khác.
Trên đây là một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy môn Tập đọc lớp
3. Tôi đã làm và thu được kết quả đáng kể. Rất mong nhận được sự đóng góp của
Ban giám hiệu cũng như của các đồng nghiệp để tơi có thêm kinh nghiệm giảng
dạy.
KẾT LUẬN


Muốn nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy môn Tập đọc, mỗi giáo viên
cần làm được những việc sau:
- Thực hiện tốt đặc trưng bộ môn.
- Giáo viên phải có kĩ năng đọc chuẩn mực, có sức thu hút học sinh.
- Phải kiên trì rèn đọc kĩ càng cho học sinh từng bước một.
- Trau dồi kiến thức thường xuyên có thêm vốn hiểu biết phong phú.
- Kết hợp thường xuyên, kịp thời với phụ huynh học sinh .
- Động viên, khen ngợi để học sinh có hứng thú vươn lên trong học tập.
Nghĩa Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Người viết sáng kiến

Trần Thị Lợi



×