Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN xây dựng các góc hỗ trợ học tập trong lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 20 trang )

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VIẾT THƯỜNG
Giáo viên
Học sinh

VIẾT TẮT
GV
HS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1


1. Lý do chọn đề tài.
Trước năm học 2015-2016, PGD&ĐT huyện Nghĩa Hưng chỉ đạo các trường
lập kế hoạch xây dựng lớp học kiểu mới. Dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường,
bản thân cũng chưa mường tượng được cách thức xây dựng như thế nào. Nhưng
đến năm học 2015 – 2016, khi nhà trường đăng kí dạy học theo mơ hình trường học
mới, được tập huấn tại SGD cho đội ngũ cốt cán các trường tôi mới hiểu tầm quan
trọng của các góc hỗ trợ học tập - Tơi cứ băn khoăn mãi: “Làm thế nào để các em
hứng thú học tập hơn?”; “Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là
một niềm vui?”; “Làm sao HS tự giác, tự tin, tự học, tự quản, tự trọng trong mơ
hình VNEN”
Tơi nhận thấy việc xây dựng các góc hỗ trợ học tập là cấp thiết bởi nhờ có
chúng mà việc học tập của HS đạt hiệu quả cao hơn, đây là một trong những công
cụ vô cùng cần thiết hỗ trợ GV và HS trong quá trình học tập. Đó là các góc học tập
của các mơn: Tốn, Tiếng Việt, góc Khoa – Sử -Địa . Ngồi ra, cịn có một số góc
như: góc sinh nhật, góc cộng đồng, góc thư viện, điều em muốn nói, nhịp cầu bè
bạn, chúng mình cùng tiến, các khẩu hiệu trong lớp mang tính giáo dục cao....
Vì những lí do trên, trong năm học vừa qua tôi đã xây dựng thành cơng các
góc hỗ trợ học tập nhằm đáp ứng với việc dạy học theo mơ hình VNEN. Với kiến


thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khi trình bày khơng tránh khỏi sự thiếu sót và
hạn chế. Nhưng tơi nghĩ, nếu được sự chia sẻ, bổ sung, đóng góp ý kiến xây dựng
của q thầy cơ, thì mơ hình này chắn chắn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn có thể ứng
dụng rộng rãi hơn ở các lớp khác.
2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm: “xây dựng các góc hỗ trợ học tập trong lớp học
theo mơ hình trường Tiểu học mới VNEN” được nghiên cứu và áp dụng cho
trường tiểu học A Nghĩa Hồng cụ thể là xây dựng mơ hình lớp học tại lớp 4B
trong năm học 2015 - 2016.

2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do cấp trên đề ra.
Căn cứ từ mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2015-2016 của trường Tiểu học A
Nghĩa Hồng và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường đã giao cho lớp năm
học 2015-2016.
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện , hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các
hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả, làm cho học sinh thấy được mỗi
ngày đến trường là một ngày vui.
Nhằm rèn luyện thái độ, hành vi của học sinh đối với môi trường tự nhiên và
rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
Đặc biệt nhằm giúp GV và HS có các góc hỗ trợ cho việc dạy và học để đạt
được hiệu quả cao nhất.
2. Thực trạng

Dạy học trước kia GV thì hết lịng hết sức cung cấp kiến thức cho các em
nhằm đảm bảo các em có nền tảng vững chắc. HS thụ động tiếp thu kiến thức mà
những kiến thức đó chỉ là những kiến hàn lâm , chỉ có trong sách vở, khơng có tính
thực tế. Ví dụ : Học được học tính diện tích nhưng khi yêu học sinh tính số viên
gạch cần để lát nền 1 lớp học thì HS lại lúng túng. Ngay cả việc khi có lỗi muốn
nhận lỗi mà khơng biết nói bằng cách nào với thầy cơ, với bạn bè.
Xuất phát từ tình hình thực tế của trường, năm học 2015- 2016 trường dạy
học theo mô hình Vnen địi hỏi HS tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức mới.
- Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm bản thân hiểu rõ hơn được hướng đi là
phải biết làm gì? Và làm như thế nào để cho học sinh của mình biết cách học và
học như thế nào để đạt kết quả tối ưu, có vốn sống phong phú hơn và biết thương
3


yêu giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn. Sau khi được dự tập huấn dạy học theo mơ hình
trường học mới đồng thời được dự hội thảo xây dựng các góc hỗ trợ học tập, bản
thân định hướng lại các việc cần làm và áp dụng cho lớp 4B. Sau một năm thực
hiện thì thấy các hoạt động của lớp thay đổi hẳn, các em biết biến kiến thức trong
sách vở vào cuộc sống hàng ngày, hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh, quan
tâm lẫn nhau hơn, khơng cịn vị kỷ với nhau nữa mà cùng giúp đỡ lẫn nhau trong
học tập cũng như trong vui chơi. Từ đó làm cho lớp trở thành khối đoàn kết thống
nhất và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Năm học 2015-2016
xây dựng thành cơng “ các góc hỗ trợ học tập ở lớp 4B”.
3. Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp đã tiến hành để giải quyết
vấn đề đặt ra
*Tìm hiểu tình hình lớp học:
Năm học 2015 - 2016 lớp 4B do tôi chủ nhiệm. Tổng số học sinh của lớp là 34
em, trong đó có 14 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới, tơi bắt đầu tìm hiểu lý lịch,
mơn học và các hoạt động giáo dục, năng lực, phẩm chất của từng học sinh. Nhận
xét mối quan hệ giữa các em trong lớp với nhau. Từ đó có những chuẩn bị cho kế

hoạch phân chia các đối tượng vào các nhóm với nhau (có giỏi, khá, trung bình yếu,
có hồn cảnh khó khăn, hồn cảnh tốt …) Từ chỗ chia nhóm với nhau sẽ tạo mối
ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy mà các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau hơn và thực
hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên chủ nhiệm đề ra.
*Họp phụ huynh học sinh lớp đầu năm:
Để xây dựng dược các góc hỗ trợ học tập dạy học theo mơ hình Vnen và có
được sự tham gia của các lực lượng ngồi nhà trường tơi tiến hành họp phụ huynh
HS để:
Thơng báo tình hình học tập của các em đầu năm .
Triển khai mơ hình trường học mới, sự cần thiết của các góc hỗ trợ học tập,
cách thức làm, vận động sự hỗ trợ của phụ huynh cho hoạt động của lớp.
*Xây dựng lớp học:
4


Để xây dựng các góc hỗ trợ cho việc dạy và học phù hợp với tình hình thực
tế của lớp thì ngay sau khi họp phu huynh xong tơi đã dẫn phụ huynh đi tham quan
trường Tiểu học B Nghĩa Lạc, kết hợp xem 1 số hình ảnh trên mạng Internet. Sau
đó chúng tơi cùng bàn bạc xem nên làm những góc nào và cách làm ra sao để các
góc đó phải được làm từ vật liệu có sẵn, dễ kiếm, phải có sự tham gia của giáo viên,
phụ huynh, HS nhưng khi sử dụng phải đạt hiệu quả, mang tính giáo dục, tính thẩm
mĩ cao.
Trên cơ sở ý tưởng của giáo viên, sau khi thống nhất, phụ huynh tự phân
cơng nhau mỗi nhóm thực hiện xây dựng 1 góc theo khả năng của mình. Chúng tơi
bắt tay ngay vào việc xây dựng các góc:
a. Góc mơi trường
Mơi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan
trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng
khơng khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh.

Tôi phát động phụ huynh học sinh ủng hộ cây cối, tranh ảnh theo các chủ đề.
Đặc biệt lớp đã dược một phụ huynh tặng cho 5 chiếc chậu nhỏ để trồng cây. Thế
là ngay lập tức cơ trị đã nhanh chóng trồng cây và đưa vào góc mơi trường.
Sau một thời gian ngắn góc mơi trường lớp học được hồn thiện, được bố trí
sát cửa ra vào cuối lớp học.
Để xanh hố lớp học ngồi việc xây dựng góc mơi trường, tơi còn trồng
thêm một số cây ở trên tường, cửa sổ lớp học.
Đây là những cây: Sống đời, cây vạn niên thanh... do học sinh kiếm ở các
bụi tre được trồng vào các vỏ chai nhựa do học sinh mang đến.
Góc môi trường được trưng bày theo các chủ đề, như chủ đề mùa xuân, chủ
đề mùa thu...

5


6


Mùa xn: Ngồi những chậu cây cơ bản, tơi tổ chức cho HS trồng thêm cây
đào, cây quất để mở rộng kiển thức cho học sinh.
Mùa thu: Tôi và học sinh trồng thêm chậu hoa cúc
Mùa đông: Tôi và học sinh trồng thêm chậu cây hoa trạng nguyên, cây sống
đời nhằm phong phú thêm góc mơi trường đồng thời giúp học sinh hiểu rõ hơn đặc
trưng cây cối ở từng mùa
Góc mơi trường của lớp tơi đồng thời có tác dụng rất lớn, khơng lãng phí về
tiền của mà khi sử dụng đảm bảo tính giáo dục, khoa học, thẩm mỹ, phù hợp, gần
gũi, thân thiện, hấp dẫn với học sinh.

7



Khi có góc mơi trường thì việc dạy học tích hợp với giáo dục bảo vệ môi
trường trong các tiết học đạt hiệu quả cao hơn đồng thời giáo dục kĩ năng sống
trong các tiết học cũng dễ dàng hơn.
Để duy trì góc mơi trường ln xanh, sạch, đẹp tơi phân công cho trưởng ban
vệ sinh phụ trách, chịu trách nhiệm phân cơng cho các thành viên chăm sóc gồm
những công việc tưới cây, lau tán lá cho sạch. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
trưởng ban môi trường, các em có ý thức chăm sóc, bảo vệ góc mơi trường giúp
cho khơng gian lớp học thân thiện.
b. Các góc học tập
Được nhà trường trang bị cho một chiếc tủ lớn, tơi đã cùng học sinh xây
dựng góc học tập trên cơ sở: Đơn giản, thân thiện, khoa học, phù hợp và sử dụng
tiện lợi tơi đã bố trí theo các mơn học
Các đồ dùng trong góc học tập là những đồ dùng thiết bị được cấp, ngồi ra
cịn có các đồ dùng do học sinh và giáo viên sưu tầm, tự làm. Góc học tập được đặt
ở cuối lớp học tiện lợi cho việc sử dụng và bảo quản.
Đồ dùng được sắp xếp khoa học – có đánh mã số tiện lợi cho việc sử dụng
Giáo viên có quyển danh mục đồ dùng giúp cho quá trình giáo dục và học
tập nhẹ nhàng và hiệu quả hơn
Khi xây dựng các góc học tập của từng bộ mơn đã tạo ra mơi trường học tập
gần gũi, có tính đặc thù bộ mơn, kích thích được sự ham muốn học tập và tìm tịi
của học sinh

8


c. Các góc hỗ trợ hoạt động giáo dục
Thư viện lớp
Được phụ huynh hỗ trợ cho một tủ làm thư viện lớp, tơi đặt ở góc lớp sát
cửa ra vào.


9


Người phụ trách là trưởng ban thư viện, có trách nhiệm ghi tên bạn mượn, trả
truyện, cập nhật thêm truyện, cùng các bạn ghi mã số vào từng quyển truyện, phân
cơng bận giới thiệu sách mới.........Góc thư viện là nơi các em chia sẽ có những
quyển truyện mà các em đã được đọc qua để giới thiệu với bạn mình và cũng là nơi
để các em thường xuyên trao đổi, học hỏi giao lưu với nhau. Từ đó các em biết chia
sẽ đồ dùng, đồ chơi với các bạn, từ đó tình bạn thêm thân thiết hơn.
Nhằm phong phú thư viện lớp tôi phát động học sinh mang những quyển
truyện em đã đọc đến để xây dựng thư viện. Hàng kì có sự ln chuyển giữa các
lớp trao đổỉ các ấn phẩm cho nhau làm phong phú thêm tư liệu cho lớp mình. Để
tránh mất mát, lẫn giữa các lớp, các em tự đề ra nội quy, sổ mượn trả, đánh mã .

Khi đưa thư viện lớp vào sử dụng tơi thấy học sinh đã tự tìm kiếm kiến thức
có liên quan trong góc thư viện đồng thời giúp học sinh giải trí và phát triển óc
sáng tạo, tích luỹ thêm vốn sống, vốn hiểu biết của mình – xây dựng văn hố đọc
cho học sinh.
b.Hịm thư điều em muốn nói
Nhằm tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến
của học sinh có thể là tâm tự, nguyện vọng, sở thích và tình cảm mà các em muốn
chia sẻ với bạn bè, thầy cơ giáo
Hịm thư được làm từ bìa cat tong, hộp sắt do tự tay cơ và trị làm. Xây dựng
hịm thư để đảm bảo tính thẩm mĩ, giáo viên cùng học sinh trang trí thêm cho góc
này đẹp hơn.
10


Thơng qua hịm thư lớp học, giáo viên sẽ nắm bắt được nhu cầu, mong

muốn của học sinh để động viên, chia sẻ kịp thơì. Hịm thư lớp học được đặt ở vị trí
thuận tiện trong lớp, trang trí màu sắc phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo hài
hồ với khơng gian chung của lớp học.
Khi sử dụng hòm thư này tạo điều kiện cho các em mạnh dạn bày tỏ các ý
kiến của mình, nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh.Thơng qua đó để giáo
viên hiểu học sinh của mình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ
của các em. Cải thiện tốt mói quan hệ thầy-trị, trị-thầy.
- Giáo viên dành 10-15 phút ở tiết sinh hoạt lớp để giải quyết những thắc
mắc, suy nghĩ của các em,trả lời câu hỏi trực tiếp và câu hỏi trong chuyên mục điều
em muốn nói.
c. Nhịp cầu bè bạn
Là nơi để các em chia sẻ trong mỗi tiết học: Ví dụ như khi dạy tiết Khoa học
về “Nước có những tính chất nào” khi chia sẻ trước lớp về các cơng việc, đồ vật
ứng dụng tính chất của nước ở gia đình em thì chỉ có 1 số HS được chia sẻ còn lại
các em sẽ chuyển vào nhịp cầu bè bạn để chia sẻ sau. Hoặc khi học về Câu khiến
mỗi em viết một câu khiến để chia sẻ trước lớp nhưng vì thời gian có hạn nên cũng
có 1 số em được chia sẻ trước lớp còn lại các em cũng chuyển vào nhịp cầu bè bạn
để chia sẻ sau.
Như vậy thơng qua góc này các em được chia sẻ, học tập nhiều ở nhau mà
cách làm góc này thì lại cực kì đơn giản: Chúng tôi chỉ cần cắt lon bia và dùng keo
502 để dính vào tấm mủ cao su, cắt hoa dán ngồi lon bia để tăng tính thẩm mĩ.

11


- Các góc giáo dục khác
a.Nội quy lớp mình
Nội quy được xây dựng theo từng tháng, từng chủ đề theo sự hướng dẫn của
giáo viên như: Giáo viên nêu nội quy của nhà trường trong năm học; nêu chủ đề
của tháng, học sinh chia nhóm thảo luận; các nhóm chia sẻ ý kiến; cả lớp thống

nhất tìm ra những ý kiến chung nhất của tất các bạn và viết thành Nội quy lớp
mình
Nội quy lớp mình được chia thành 2 mảng chính: Việc “nên” làm và việc “
khơng nên” làm được tổ chức xây dựng vào buổi sinh hoạt lớp cuối cùng của tháng.
Các chủ đề:
12


Tháng 9, 10: Nội quy về nền nếp trong năm học
Tháng 11: Chủ đề về thầy cô
Tháng 12: Chủ đề về anh giải phóng quân
Tháng 1, 2: Chủ đề an toàn trước, trong và sau tết Nguyên đán
Tháng 3: Chủ đề về Bà, mẹ, cô
Tháng 4, 5: Chủ đề làm theo lời Bác
Việc làm này hết sức có ý nghĩa đó là: Học sinh được tham gia, được cung
cấp thơng tin, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các em được lắng nghe và
tôn trọng. Giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề
ra giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết
định. Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh.
Cụ thể trong tháng 1, 2 ngồi việc giữ gìn nền nếp chung thì trong tiết sinh
hoạt lớp vào thứ 6 tơi hướng dẫn học sinh thống nhất quy ước lớp mình trong tháng 1, 2
với chủ đề an toàn trước, trong và sau tết Nguyên đán. Học sinh đưa ý kiến ca mỡnh

Nờn

Khụng nờn

ăn chớn

t phỏo


Ung sụi

Lng lỏch

Tit kim

ỏnh vừng

Phũng chng cháy nổ

Lãng phí

.....

Chơi các trị chơi nguy hiểm..

Sau khi thống nhất, cả lớp nhất trí; HS cắt những hình trịn, hình bơng hoa cử
học sinh viết chữ đẹp viết nội dung vào đó rồi dán vào

13


Tương tự với các chủ đề khác
Những việc nên, không nên tháo ra sau mỗi lần xây dựng quy ước mới được
lưu trữ ngay bên dưới bảng quy ước lớp mình.
Khi đưa vào sử dụng tơi thấy học sinh đã phát huy được tinh thần tập thể,
nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh.
b. Góc sinh nhật
Nhằm giáo dục học sinh có thói quen, biết quan tâm chia sẻ, động viên học

hỏi lẫn nhau trong cuộc sống. Tôi đã xây dựng góc sinh nhật
Góc này do tự tay giáo viên kết hợp với phụ huynh để làm.
14


Huy động học sinh có những tấm ảnh được gia đình tổ chức sinh nhật treo
vào
Giáo viên thơng báo ngày sinh nhật của các em trên góc sinh nhật. Hàng
tháng giáo viên tổ chức sinh nhật cho các em tại lớp . Quà sinh nhật là những lời
chúc mừng, những tám bưu thiếp do chính các em tự làm, những lời ca tiếng hát
của các bạn trong lớp. Ngoài ra tơi cịn chuẩn bị một món q nhỏ để tặng các em
trong ngày sinh nhật như: chụp cho học sinh một kiểu ảnh hoặc tặng cho học sinh
một chiếc bút chì hay 1 quyển vở...
Treo ngay bên dưới bảng tin sinh nhật là một quyển album ảnh mà học sinh
đã được sinh nhật ở lớp cũng như ở nhà để học sinh thấy được sự quan tâm của cô
giáo và các bạn trong lớp. Từ đó giúp các em tự tin hơn trong việc tham gia các
hoạt động tập thể.
c. Chúng mình cùng tiến
Sân chơi sơi nổi nhất trong lớp là cờ thi đua. Hàng ngày các em thi đua nhau
cắm từng lá cờ tươi thắm. Ngày đầu của tuần cây cịn ít , sau những ngày cuối tuần,
rất nhiều cờ làm đẹp thêm phần trang trí của lớp. Cuối tuần, tiết sinh hoạt trưởng
ban học tập cùng các ban trong ban học tập thống kê, bình chọn những bạn có
nhiều cờ là những bạn xuất sắc trong tuần. Ngồi ra cần tôn trọng và động viên các
em chưa đạt như mong muốn cố gắng phấn đấu ở tuần sau.
Để làm góc này khơng có gì khó khăn chúng tơi chỉ cần cắt, gấp những lọ
hoa và dùng keo nến để dán cịn HS cắt cờ, bơng hoa, nốt nhạc, dán vào que để khi
hồn thành tốt hoặc có tiến bộ thì được thưởng và cắm vào lọ hoa của mình.
d. Góc cộng đồng
Đây là những sản phẩm, dụng cụ của quê hương như: cái nón, cái dao, cái thúng
cái rổ, túi lạc, túi thóc, túi gạo, đỗ, vừng…… Thơng qua góc này HS biết được một

số nghề, một ssoos vật dụng của quê hương.
e. Sơ đồ cộng đồng
Các em tự tay viết tên của mình và dán vào sơ đồ khu vực đội mình.
15


Thơng qua góc này các em biết được khu vực nhà bạn. Cũng qua góc này, khi
học bài hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vng góc tơi đã cho HS lên
chỉ những đường thẳng song, vng góc có trên sơ đồ. Đặc biệt tôi đã thay bài tập
trong sách: cho sơ đồ 1 số đường phố ở Hà Nội yêu cầu HS quan sát và cho biết các
dương phó vương góc với nhau. Nếu bạn An đang ở ngã tư phố hàng Gai và Hàng
Trống thì có thể đi theo những phố nào trên sơ đồ? Bằng 1 bài tập khác với sơ đồ
cộng đồng mà lớp mình có: Quan sát sơ đồ cộng đồng em hãy chỉ những con
đường song song với nhau. Nếu Em muốn đến nhà bạn Lan thì em có thể đi theo
những con đường nào? Đi theo cách nào ngắn nhất? …

* Đầu tư vào xây dựng hội đồng tự quản, phát huy trách nhiệm của mỗi thành
viên trong hội đồng tự quản của lớp:

16


Tập trung đầu tư cao cho công tác giảng dạy vừa nhằm tích cực hóa hoạt động
học của HS , khuyến khích HS chủ động, sáng tạo, dạy cho HS cách học. Tạo điều
kiện cho HS phát huy mọi năng lực, phát hiện khả năng của mình giúp các em tích
cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui trong học tập, lao động, cuộc sống. Hoạt
động học tập trở nên nhẹ nhàng thoải mái, thiết thực, có hiệu quả hơn.Công tác đào
tạo đội ngũ Hội đồng tự quản HS, đào tạo nhóm trưởng phải liên tục, thường
xuyên.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Qua một năm sử dụng các góc hỗ trợ học tập ở lớp tơi( lớp 4B- Trường Tiểu
học A nghĩa Hồng) tôi thấy HS của tôi đã đạt dược các kết quả đáng mừng:
Lớp học đẹp hơn trước, môi trường trong sạch, phù hợp với đối tượng, thể
hiện được sự gần gũi, thân thiện, phục vụ tốt nhu cầu học tập trong và ngoài giờ
học từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong q trình học tập.
Khoảng cách giữa thầy và trị khơng cịn, các em nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin
khi giao tiếp, đặc biệt HS lớp tơi khi có khách đến thăm lớp thì các em sẵn sàng lên
giao lưu và có câu hỏi phản biện. Các em hồ đồng, đồn kết và thân thiện với nhau
hơn; Tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, của lớp; phát huy được tinh thần
tập thể và có trách nhiệm với nhau hơn đồng thời chất lượng học tập cũng được
nâng lên rõ rệt.
Góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng trường : Xanh- SạchĐẹp- An tồn- Thân thiện.
Thơng qua các góc hỗ trợ học tập, mà HS được trải nghiệm sáng tạo trong
mỗi tiết học. HS tích cực hơn trong các hoạt động học tập, nhiều HS trước kia còn
nhút nhát, kể cả những HS yếu đã mạnh dạn trao đổi, tranh luận, đại diện cho nhóm
trình bày kết quả thảo luận. Đa số các em đều tham gia trong hoạt động, học tập,
vui chơi tích cực, sơi nổi.

17


HS tự giác kiểm tra bài, ôn luyện, đố nhau về kiến thức đã học được trong giờ
ra chơi. Giúp nhau làm vệ sinh lớp, giúp nhau trong học tập, giúp đỡ các bạn học
yếu trong lớp....
Hình thành sở thích đọc truyện, đọc sách trong giờ giải lao.
HS trong lớp tự quản lí, nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội qui của trường, của
lớp, HS tự tiến hành sinh hoạt lớp dưới sự cố vấn của GV.
Ngồi ra lớp tơi luôn đứng đầu trong các phong trào của nhà trường, địa phương
tổ chức.
Tự giác tham gia ủng hộ người nghèo, người khuyết, góp tiền, gạo ủng hộ các

bạn trong trường nhân dịp xuân về …
Phụ huynh có ý thức hơn trong các công việc của lớp, quan tâm hơn đến việc
học tập của con mình.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện, bản thân thấy lớp tiến bộ rõ rệt. Các em chung sống
rất hoà đồng, biết quan tâm và chia sẻ lẫn nhau. Đặc biệt là thực hiện tốt các phong
trào của trương, của với sự phấn khởi và hăng hái.
Với những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng tơi góp
phần nâng cao chất lượng dạy học thơng qua các góc hỗ trợ học tập. Đồng thời tạo
sự say mê hứng thú cho học sinh khi học tập.
Các em khơng cịn vị kỷ giữa giàu- nghèo, giỏi - yếu mà các em đã biết quan
tâm giúp đỡ nhau hơn, tạo cho lớp thành đoàn kết đưa lớp đứng đầu trong các
phong trào của nhà trường.
Cải thiện tốt mối quan hệ thầy trò, thực hiện qui tắc ứng xử thân thiện.
Cái đáng quan tâm nhất là đã tổng hợp được sức mạnh của các lực lượng
trong và ngoài nhà trường cùng chăm lo và xây dựng mơi trường giáo dục an tồn,
thân thiện đối với học sinh.
18


Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và
tinh thần tương thân, tương ái tạo lớp mình thành một khối đồn kết thống nhất
cùng nhau tiến bộ và trở thành con ngoan trị giỏi, có ích cho xã hội sau này.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả tại lớp 4B, bản thân tơi nhận
thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các lớp ở trong trường. Đặc
biệt trong năm học 2016- 2017 dã có rất nhiêu trường đến thăm quan học hỏi ở
trường tôi như: Trường Tiểu học nghĩa Phú, trường Tiểu học A Nghĩa Thành,
trường Tiểu học A Nghĩa Sơn, trường Tiểu học Nghĩa Trung. Đồng thời hy vọng
phạm vi áp dụng của nó sẽ được rộng rãi hơn nữa.

2.Những kiến nghị, đề xuất:
- Đối với GV
* Nhận thức:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các góc hỗ trợ học tập nhằm
giáo dục HS phát triển toàn diện .
Cần chịu khó học hỏi, tìm tịi,đổi mới,phối hợp hài hịa các phương pháp, vận
dụng đổi mới các hình thức dạy học phù hợp, tăng tính sư phạm, giảm nhàn chán.
Làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu chuyên môn, học tập trao đổi chuyên môn
trong trong tổ và các tài liệu có liên quan.
- Huy động mọi nguồn lực:
Tập trung huy động mọi nguồn lực :Việc tham mưu, góp ý của ban giám hiệu
nhà trường, của các đ/c giáo viên trong hội đồng sư phạm và đặc biệt là huy động
sự giúp đỡ của các đ/c mơn ít giờ. Bên cạnh đó thì việc tun truyền mục đích, tầm
quan trọng của việc xây dựng các góc hỗ trợ học tập trong lớp học Vnen sẽ tranh
thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của hội phụ huynh .
- Đối với các cấp quản lý GD:
+ Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên.

19


+ Nên tạo điều kiện cho giáo viên các trường, cụm chuyên môn giao lưu, sinh
hoạt chuyên môn với nhau từ đó giúp giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau.
+ Các cấp quản lý giáo dục nên động viên, khuyến khích giáo viên có những
sáng kiến, đề tài mang tính sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực.
- Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền:
Tôi xin cam kết sáng kiến trên là do tôi tự làm, không sao chép và vi phạm
bản quyền của người khác. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cam kết của mình.


Nghĩa Hồng, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tác giả

CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
20



×