Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI tập NHÓM môn đạo đức nghề luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.94 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: Đạo đức nghề luật
Đề Bài : “Bất kì ngành nghề nào cũng địi hỏi người hành
nghề phải có đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên đạo đức
nghề nghiệp đối với người hành nghề luật là cần thiết
hơn cả”. Trình bày quan điểm của nhóm về ý kiến trên.

Lớp : 4529
Nhóm: 7


*TÊN THÀNH VIÊN NHĨM 7:
1. Vũ Thảo Linh 452947 (nhóm trưởng)
2. Lê Diệu Linh 452945
3. Phạm Thị Hiền 452950
4. Nguyễn Lê Thành Chinh 452948
5. Bùi Lê Gia Phong 452951
6. Vũ Hà Linh 452946

7. Minh Anh 4529

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 2
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. Đạođức nghề nghiệp…………………………………………………………2
1. Định nghĩa…………………………………………………………….………2
2. Đặc điểm……………………………………………………………….……...2
3. Vai trò đạo đức nghề nghiệp…………………………………………….……2


II.Đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật…………………...……..4
1. Khái niệm…………………………………………………………...………..4
2. Đặc thù nghề luật……………………………………………………………..4
3. Những thuận lợi, khó khăn, cám dỗ đối với nghề luật………………………..5
4. Vai trị đạo đức đối với người hành nghề luật………………………………..6
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................9

1


MỞ ĐẦU
“Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, người có đức mà khơng có
tài làm việc gì cũng khó”. Từ lâu chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao  tầm quan trọng của đạo
đức đối với bản thân con người, cũng như trong công việc. Đạo đức nghề nghiệp có thể ví
như  kim chỉ nam, định hướng hành vi con người trong các mối quan hệ với khách hàng,
đồng nghiệp và môi trường làm việc văn minh. Trong đó đạo đức nghề nghiệp đối với người
hành nghề luật là quan trọng hơn cả vì những đặc thù cơng việc cũng như khó khăn , cám dỗ
phải đối mặt. Đồng tình với ý kiến“Bất kì ngành nghề nào cũng địi hỏi người hành nghề
phải có đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề luật
là cần thiết hơn cả” , bài luận sau đây sẽ đi sâu phân tích, chứng minh , làm sáng tỏ đạo đức
nghề nghiệp nói chung cũng như đạo đức nghề luật nói riêng đối với cá nhân người hành
nghề trong xã hội.

NỘI DUNG
I. Đạo đức nghề nghiệp
1. Định nghĩa: Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi
đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của
nghề nghiệp.
2. Đặc điểm đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, gắn liền với lương
tâm nghề nghiệp.Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi
của mình trong hoạt động nghề nghiệp, là thái độ và cách ứng xử của người làm nghề trước
lợi ích của người khác, của xã hội; là sự tự phán xử về các hoạt động, các hành vi nghề
nghiệp của mình. Theo Đêmơcrít – nhà triết học Hy Lạp cổ đại – lương tâm chính là sự tự hổ
thẹn, nghĩa là hổ thẹn với bản thân mình. Sự hổ thẹn giúp cho con người tránh được ý nghĩ,
việc làm sai trái.
Ở mỗi ngành nghề khác nhau có các quy tắc đạo đức riêng nhưng theo một khía cạnh
chung nhất, đạo đức nghề nghiệp bao gồm: sự tận tâm, nhiệt huyết, có tâm với nghề, bên
cạnh đó là tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực làm việc trong cả những cơng việc mình khơng
thích, sự trung thực, chính trực của người hành nghề kết hợp với tinh thần ham học hỏi, thái
độ cầu tiến. Rèn luyện cho mình các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như vậy giúp cho
người hành nghề vừa có tâm vừa có tầm từ đó tạo ra những giá trị lâu bền.
3. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp :
     Đạo đức nghề nghiệp là tài sản quý giá nhất đối với mỗi người và tổ chức hành nghề.
Đó là điểm tựa giúp mỗi cá nhân đứng vững được trong môi trường làm việc với nhiều cạnh
tranh và tiền đề cho sự thăng tiến trong sự nghiệp.Cụ thể vai trò của đạo đức nghề nghiệp
nổi bật với  những khía cạnh, hướng tới những đối tượng sau:
+Đối với cá nhân người hành nghề:

2


        Đạo đức trong phẩm chất con người được trau dồi vun đắp từ thực tế cuộc sống , từ
cả một quá trình dài làm lên bản chất con người họ. Có đạo đức nghề nghiệp giúp cho cá
nhân người hành nghề tiếp tục phát huy những phẩm chất đạo đức vốn có, áp dụng vào cơng
việc và hồn thiện bản thân mình hơn. Khơng những vậy tiếp xúc với cơng việc mới, vượt
qua những khó khăn địi hỏi con người ta năng động hơn và từ đó ươm mầm những phẩm
chất đạo đức mới . 
         Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, cơ sở vững chắc về tinh thần , đời sống tâm lý, thái

độ trước những khó khăn, cám dỗ để rồi mỗi chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ, vững lịng trong
bất kì hồn cảnh nào, mơi trường làm việc có gian nan đến mấy. 
+Đối với cơng việc của họ :
        Đạo đức nghề nghiệp làm tăng năng suất cơng việc của mỗi cá nhân từ đó đóng góp
cho tập thể vững mạnh. Khi người hành nghề nghiêm túc, có trách nhiệm với cơng việc,
chính trực và ln cố gắng học hỏi vươn lên thì kết quả họ đạt được rất cao. Nhiều cá nhân
như vậy, làm việc hiệu quả, phấn đấu đạt được mục tiêu và hồn thành cơng việc đúng thời
gian, tăng hiệu suất cơng việc chung của tập thể. Từ đó cơng ty, doanh nghiệp sẽ có những
nhóm nhân lực nịng cốt có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng chung và đưa doanh nghiệp đi
lên ngay cả khi gặp suy thoái kinh tế.
     Có tinh thần tập thể là một trong số những biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp. Từng
cá nhân trong nhóm có tinh thần tập thể sẽ giúp tạo nên một tập thể gắn kết. Khi này, các
thành viên sẽ cùng làm việc vì một mục tiêu chung là đem lại lợi nhuận cho tổ chức, doanh
nghiệp. Song song đó, họ cũng sẽ nhận được những lợi ích tương xứng.Doanh nghiệp sẽ
đảm bảo được một đội ngũ nhân viên có thể làm việc lâu dài để giữ vững và phát triển chỗ
đứng của họ trên thị trường. Từ đó tăng hiệu quả làm việc nhóm.
   Đặc biệt có đạo đức nghề nghiệp sẽ làm tăng sự uy tín, niềm tin và sự hài lòng của
khách hàng vào nhãn hiệu giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách chân chính, vững
mạnh cho dù đối mặt với bất kỳ khó khăn nào . 
+ Đối với mơi trường làm việc:
        Người có đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần tạo nên một mơi trường làm việc lành
mạnh, chuyên nghiệp , văn minh giúp cho tài năng và những đức tính , thế mạnh được tự do
ươm mầm, vừa giúp bản thân họ hoàn thiện vừa góp phần phát triển cơng ty, tổ chức ,tập thể
đó.Đối với đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, người có đạo đức nghề nghiệp sẽ được mọi
người kính trọng, tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp , có cách ứng xử tinh tế , khéo léo,
đáng kính nể. Khi đó sẽ khơng có sự phân biệt đối xử nào giữa xếp, nhân viên và thậm chí
người lao công trong công ty ..
  Để thấy rõ về đạo đức nghề nghiệp chúng ta không thể bỏ qua câu chuyện về Kazuo
Inamori- giám đốc điều hành hiện tại của Japan Airlines ,từ hai bàn tay trắng thành lập 2 cơng ty
: Tập đồn Kyocera và cơng ty viễn thơng lớn thứ hai tại Nhật Bản. Trong 47 năm từ khi thành

lập, Tập đồn Kyocera chưa bao giờ lỗ, đó là một thành quả vượt bậc. Chia sẻ về thành cơng,
ơng trả lời : “Chúng ta có mặt ở đây để nâng cao đức tính của chúng ta. Chúng ta muốn trở
thành một người có đạo đức tốt hơn khi mới sinh ra, và khơng cịn một mục đích nào khác. Để
3


hiểu tại sao ta có mặt tại đây, cần phải tìm đi một con đường chân chính”. Ơng tin rằng khơng
có sự khác biệt nào giữa việc đối xử trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động kinh doanh. Bí
mật để thành cơng chính là phải nâng cao đạo đức.Inamori chỉ mới 27 tuổi khi ơng thành lập
Tập đồn Kyocera. Ơng khơng có kinh nghiệm nào khi ấy và khơng biết phải tiến hành ra sao.
Ơng quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về tầm quan trọng của sự
trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, kiên nhẫn, vị tha, siêng năng, tiết kiệm, chịu khổ, khơng
ốn hận hay ganh tị… Đây đều là những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp căn bản.

Thực tế, kiến thức, kỹ năng các công ty doanh nghiệp có thể đào tạo nhưng
phẩm chất đạo đức là cái thuộc về bản chất, tính cách con người nên khó tác động vào. Bởi
vậy có những trường hợp kiến thức, kĩ năng của các thí sinh chưa cao nhưng họ vẫn được
nhà tuyển dụng chọn vì phẩm chất đạo đức tốt. Điều này thể hiển rõ câu chuyện chỉ một
trong số các thí sinh nhặt rác mà nhà tuyển dụng cố tình đặt trước cửa phịng phỏng vấn. Thí
sinh đó năng lực chưa cao nhưng vẫn được chọn hơn nhiều người khác.
Nếu người hành nghề khơng có đạo đức nghề nghiệp?
              Đạo đức nghề nghiệp giúp cho con người ta đứng vững trước những cám dỗ cuộc
đời , như con thuyền lênh đênh, sóng xơ dạt đến đâu vẫn tiến về phía trước. Nhưng mất đạo
đức rồi con thuyền ấy sẽ bị vơ vàn lớp sóng đánh chìm thê thảm. Hậu quả là con người ta dễ
sa lầy , dễ gây ra những hành vi bất chính, lúc đó thất bại là điều hiển nhiên xảy đến. Họ trở
nên yếu đuối dễ bị sự cám dỗ, tham lam, dẫn dắt và trở nên mù quáng, đôi khi họ chỉ quan
trọng bằng mọi giá phải đi được đến đích cuối cùng mà khơng màng đến mình đi bằng cách
nào cho dù có tiêu cực, trái đạo đức, bon chen , mặt trái nơi công sở, hối lộ tham
nhũng….Điều này gây ra hậu quả , thiệt hại rất lớn về vật chất và tinh thần cho các đối
tượng liên quan, đặc biệt hậu quả đối với quốc gia, chúng ta khơng cịn xa lạ khi nghe

những vụ hối lộ bạc tỷ của các quan chức cấp cao,vv…
Đạo đức nghề nghiệp luôn nắm giữ vị trí then chốt trong việc đánh giá nhân cách
trong cách làm việc của một cá nhân hành nghề. Đạo đức là cơ sở hình thành nên nhân cách,
là những viên gạch xây dựng lên tâm hồn con người. Do đó, ở bất kì quốc gia nào, bất kì
thời đại nào, đạo đức nghề nghiệp luôn là vấn đề lớn được quan tâm. Đặc biệt lưu tâm về
tầm quan trọng hàng đầu của đạo đức , chúng ta gọi tên nghề cao quý : nghề luật. Đạo đức
nghề luật mang một vai trị to lớn vì những đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò,… của
pháp luật trong đời sống xã hội.
II. Đạo đức nghề luật
1.Khái niệm
    Nghề luật là một khái niệm mang tính tương đối, được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của
những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến
các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại tồ án, viện kiểm sát, văn phịng luật sư, cơ quan
công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành
chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…
Đạo đức nghề luật là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử của người làm nghề
luật nhằm điều chỉnh, khảo sát, đánh giá và định hướng hành vi của những người làm nghề
4


luật hướng tới bảo vệ giá trị nhân văn trong xã hội pháp quyền, bảo vệ công lý lẽ phải, lẽ
công bằng trong xã hội.
2.Đặc thù của nghề luật ( là tiền đề cho sự hình thành và phát triển đạo đức nghề
nghiệp của người hành nghề luật)
        Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện và hoạt
động trong khuôn khổ luật định.  Nghề luật là một trong những nghề có sự hạn chế cao trong
hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy những người hoạt động nghề luật phải có những phẩm chất
cần thiết cho q trình hành nghề của mình như: u cơng lý ,công bằng, khách quan, trung
thực …và các kĩ năng chuyên mơn như khả năng phân tích,tổng hợp, khả năng đánh giá. 
 

Nghề luật là bất khả kiêm nhiệm. Một người không thể đồng thời làm hai chức danh
hoặc làm hai vị trí nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống nghề luật. Một người khi đang
hành nghề thẩm phán thì khơng thể được làm luật sư, công chứng viên hay chấp hành viên
và ngược lại. Pháp luật chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề của mình.
Điều 10 luật Luật sư 2006 quy định Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư một
trong những trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư là : cán bộ, cơng chức, viên
chức. điều này có nghĩa là khi họ trở thành các chức danh tư pháp trong hệ thống các cơ
quan nhà nước thì khơng được làm luật sư…
Nghề luật sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết
những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội, nói cách khác nghề luật hoạt động
dựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được gọi là quy tắc ứng xử
nghề nghiệp). Đây là đặc điểm để phân biệt nghề luật với những nghề khác đang tồn tại
trong xã hội. Tuy nhiên với mỗi người hành nghề luật khác nhau, pháp luật đuợc sử dụng, áp
dụng trong hoạt động nghề nghiệp ở từng góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp luật
được sử dụng để xác định tính đúng/sai của tranh chấp, có tội hay khơng có tội. Đối với luật
sư, Cơng chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các chủ thể thực hiện đúng “hành lang
pháp lý” dành cho mình. Như vậy, với mỗi nghề luật khác nhau địi hỏi phải có các kỹ năng
khác nhau, có các kiến thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp luật.
4. Những thuận lợi, khó khăn, cám dỗ đối với nghề luật ( là những thử thách rèn luyện
phẩm chất đạo đức của người hành nghề luật)
Nghề Luật là một trong những nghề cơ hội việc làm rộng mở nhất bởi ở bất kỳ thời
kỳ nào, một quốc gia cũng cần đến luật pháp. Xã hội càng phát triển thì luật pháp cũng cần
thay đổi, bổ sung cho phù hợp ,và tầm quan trọng của luật pháp đã quyết định đến vai trò
của người Luật sư trong xã hội, từ đó kéo theo nhu cầu về đội ngũ Luật sư vững chuyên môn
và kỹ năng nghiệp vụ ngày càng tăng, tạo cơ hội lớn cho những người theo học ngành
Luật.Ở các nước đang phát triển, nhất là Mỹ , mỗi gia đình đều có luật sư riêng. Nhu cầu về
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nghề Luật là một trong
những nghề được xã hội trọng dụng bởi là những người đại diện cho sự cơng bằng, góp phần
thúc đẩy xã hội phát triển.
Về sự nguy hiểm người hành nghề luật là những đại diện cho cơng lí nên khơng

tránh khỏi những mối đe dọa, hiểm nguy có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng từ những kẻ
xấu, những kẻ phạm tội,…Điển hình như vụ việc Thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan bị
5


đương sự Nguyễn Tiến Dũng cùng đồng bọn tạt axit khiến gương mặt bị hủy hoại, tinh thần
và sự nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đặc biệt, nghề luật luôn tiềm ẩn những cám dỗ, buộc người hành nghề phải giữ vững
được tư tưởng và lập trường để bảo vệ cái tốt, chống lại cái xấu. Bên cạnh đó, họ ln phải
chịu những áp lực rất lớn. Khơng ít luật sư chia sẻ rằng đầu óc họ ln căng thẳng vì các tình
tiết đa dạng của cuộc sống. Họ buộc phải ngồi nhiều giờ trong văn phịng để tìm tịi, nghiên
cứu, các ngóc ngách của luật, văn bản dưới luật, luật quốc tế, các án lệ,… để tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho các lập luận biện hộ của mình.
=> Chính những đặc thù của nghề luật cũng như những thuận lợi, khó khăn, cám dỗ phải dối
mặt, người hành nghề sẽ hình thành cho mình những phẩm chất đạo đức cần đó. Đồng thời
những phẩm chất đó có vai trò quan trọng đối với bản thân người hành nghề luật cũng như
sự nghiệp của họ.
2. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề luật
a) Phẩm chất đạo đức nghề luật và những giá trị của nó:
Người hành nghề luật cần có sự cơng minh giúp việc thực thi nhiệm vụ một cách công
bằng và sáng suốt, không thiên vị cá nhân, không tư lợi bất chính. Thứ hai là chính trực ngay
thẳng, trung thực để kiên quyết bảo vệ cái đúng, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ công lý . Sự
khách quan giúp người hành nghề phân biệt rõ phải trái, xác định được đúng sai, đâu là sự
thật, đâu là gian dối, tránh suy diễn, xuyên tạc thực tế theo định kiến cá nhân mà dẫn đến sai
lầm. Bên cạnh đó người hành nghề phải thận trọng thì mới tận tâm, tận lực để xem xét, giải
quyết cơng việc một cách tồn diện, đầy đủ, tránh sai sót dù là nhỏ nhất và khiêm tốn sẽ biết
tôn trọng bản thân, phân biệt rõ được sự khen, sự chê, rút kinh nghiệm để tích cực học hỏi,
phấn đấu rèn luyện bản thân tốt hơn. Người làm trong ngành luật phải là người có chính
kiến của riêng mình, ln giữ được tư tưởng vững mạnh và phù hợp với điều kiện khách
quan, không để bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực,…

b) Vai trò đạo đức nghề luật trong các mối quan hệ:
Quan điểm “Bất kì ngành nghề nào cũng địi hỏi người hành nghề phải có đạo đức
nghề nghiệp. Tuy nhiên đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề luật là cần thiết hơn
cả” là vơ cùng đúng đắn. Câu nói đề cao, khẳng định vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối
với người hành nghề và đặc biệt là hoạt động của họ trong lĩnh vực luật pháp : những vị luật
sư, thẩm phán, kiểm sát viên,… đạo đức nghề nghiệp đối với họ là cần thiết hơn cả.
Nghề luật cũng như các ngành nghề khác, để có thể tổ chức cơng việc đạt hiệu quả
cao ln cần có các quy tắc nghề nghiệp cho người hành nghề , trong lĩnh vực cụ thể,… làm
cơ sở cho những cách ứng xử chuyên nghiệp. Điển hình là bộ quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam hay của Hoa Kỳ (ABA). Các văn bản này đều có giá trị quan
trọng điều chỉnh hành vi của cá nhân liên quan với các mối quan hệ nhất định. Để thấy rõ vai
trò của đạo đức nghề luật cần đi sâu khai thác ở các khía cạnh sau.
+ Đối với bản thân người hành nghề luật

6


Có đạo đức nghề nghiệp giúp cho họ tiếp tục phát huy những phẩm chất sẵn có và
trau dồi, rèn luyện,.. tạo cho mình những phẩm chất mới, cách hành xử và xử lý tình huống
tinh tế khéo léo,...Có tinh thần học hỏi, có tâm , biết suy nghĩ, trăn trở làm sao để bảo vệ
quyền lợi tốt nhất cho khách hàng giúp cho người hành nghề có động lực tìm tịi nâng cao
kiến thức, chun mơn, kỹ năng của mình.
Xét xử là cơng việc rất khó khăn, vất vả bởi đó là q trình đi tìm sự thật đã được
che giấu một cách tinh vi và chuyên nghiệp, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại tội
phạm phi truyền thống với những thủ đoạn mới mẻ  chưa từng có. Trên con đường đó, người
Thẩm phán gặp khơng ít rủi ro, nguy hiểm, cám dỗ. Nếu không rèn cho mình bản lĩnh vững
vàng, sự liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực, Thẩm phán sẽ khơng hồn thành
được trọng trách của mình. Đặc thù của cơng việc xét xử địi hỏi Thẩm phán phải ln
nghiêm khắc với chính mình, thậm chí nhiều trường hợp cịn phải vượt lên chính bản thân
mình. Khơng cho phép bản thân và các thành viên trong gia đình mình tham lam, vụ lợi,

đồng thời cũng không bàng quan, vô cảm trước các tiêu cực, nhũng nhiễu xảy ra ở mơi
trường cơng tác của mình. Thấy sai phải triệt để đấu tranh, thấy đúng phải bảo vệ đến cùng.
+ Đối với khách hàng : 
Họ tìm đến và đặt niềm tin ở mình , là người tiếp nhận và có đạo đức nghề nghiệp,
người hành nghề luật sẽ làm tốt trách nhiệm, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức đó,  từ đây nâng cao niềm tin, sự kính trọng của khách hàng với người hành
nghề luật nói chung. Khi người hành nghề biết hài hịa và khơng ngừng nâng cao kiến thức
lẫn đạo đức đối với nghề luật, làm tròn được trách nhiệm của mình, sẽ giúp cho hiệu quả
cơng việc tăng lên, tạo ra những giá trị tốt đẹp và tăng tính chun nghiệp của người hành
nghề luật nói chung. Người luật sư khi tuân thủ theo các quy tắc tơn trọng khách hàng, giữ bí
mật thơng tin,…khơng những làm tốt theo bộ quy tắc nghề nghiệp mà bản thân khách hàng
sẽ cảm thấy được tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình từ đó tạo ra sự
tin tưởng, kính trọng đối với người hành nghề.
Trong bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề luật ABA của Mỹ, tại rule 1.2 : phạm vi đại
diện và thẩm quyền của luật sư với khách hàng, đề cập rất nhiều tới cụm từ “consent”- sự
đồng tình và ở đây là sự nhất trí của khách hàng trong các công việc của luật sư như: thỏa
thuận trách nhiệm, giới hạn công việc cũng như tất cả các cơng việc của luật sư trong q
trình là đại diện. Quy tắc này thể hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật, đó là
sự tơn trọng, phục vụ tận tâm cho những quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.
+Đối với đồng nghiệp:
Có đạo đức nghề luật , người hành nghề sẽ có cách ứng xử tôn trọng, lịch sự, tinh
tế với đồng nghiệp, cùng tạo ra năng suất cao , hướng đến lợi ích chung của cơng ty ,khơng
vì những bon chen, toan tính,  mà cạnh tranh không lành mạnh.Từ đây tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng, một môi trường làm việc văn minh, phát triển .
Trong quy tắc 17 của bộ quy tắc ứng xử đạo đức nghề luật của Việt Nam cũng quy
định rất rõ về tình đồng nghiệp của luật sư. Đó trước hêt là sự tơn trọng, bình đẳng lẫn nhau
tạo tiền đề để cùng làm tốt các công việc chung cũng như tự phát triển bản nhân.
7



Đối với cấp trên cấp dưới hay những thực tập sinh nghề luật, người hành nghề có
đạo đức sẽ biết đối tốt, ứng xử lịch thiệp , nhiệt tình , cởi mở, khơng vì tư lợi cá nhân mà
sinh lịng tham đòi hỏi tiền bạc với người tập sự,..Từ đây những người mới vào nghề sẽ cảm
thấy kính nể tiền bối, có động lực hơn với cơng việc và góp những giá trị có ích cho xã hội
cũng như hình ảnh tót đẹp về nghề luật nói chung.
+Đối với mọi người trong xã hội (đặc biệt trong nhà nước pháp quyền):
Phát huy tốt phẩm chất đạo đức nghề luật, người hành nghề sẽ góp phần tạo nên
hình ảnh tốt đẹp trong mắt công dân , mọi người trong xã hội: những người luật sư- hiệp sĩ
bảo vệ công lý, người thẩm phán anh minh, chính trực ,... Điều này giúp cho pháp luật gần
với đời sống nhân dân, phát huy được vai trị của mình, từ đó người dân tin tưởng lựa chọn
pháp luật, thực hiện pháp luật một cách hiệu quả, điều  này đặc biệt có giá trị trong Nhà
nước pháp quyền. 

*Thiếu đi đạo đức đối với người hành nghề luật là một mối nguy hiểm lớn , dẫn đến
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một vị thẩm phán có trình độ cao nhưng thiếu đạo đức ,
khơng tơn trọng sự thật khách quan, thiếu tính độc lập, làm việc khơng có tâm,...rất dễ gây
ra  những phán quyết sai, thiếu cẩn thận, không bảo vệ được công lý, gây oan sai cho người
vơ tội điển hình là các vụ án phạt tù oan 10 năm của ông Thanh Chấn,...
Hoặc vụ luật sư Lương Anh Tiến chạy án, lừa đảo chiếm đoạt tài sản: vào năm 2011, ông
Nguyễn Minh Tuấn sau khi bị khởi tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả tài liệu
của cơ quan tổ chức, đã thuê luật sư Lương Anh Tiến bào chữa. Biết rõ thân chủ phạm các tội
như truy tố, nhưng Tiến vẫn gợi ý sẽ "lo"cho ông Tuấn được tại ngoại trong q trình điều tra và
khi ra tịa có thể được tuyên trắng án, hoặc bằng với thời hạn tạm giam. Tin tưởng, gia đình ơng
Tuấn 4 lần đã đưa cho Tiến tổng cộng 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tháng 9/2012, TAND TP HCM
phạt Tuấn mức án 11 năm tù. Gia đình Tuấn tố cáo luật sư Tiến với công an. Tiến không nhận
tội mà cho rằng 1,8 tỷ đồng là tiền vay mượn gia đình Tuấn… Hành động của Tiến vi phạm
nghiêm trọng đạo đức nghề luật và quy tắc ứng xử nghề luật cụ thể là điều 9.8 quy tắc 9 những
việc luật sư không được làm: “Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung
nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư” và các điều khoản về thù lao, đặc biệt hành
động của Tiến còn cho thấy lòng tham, lợi dụng nghề nghiệp, lòng tin của khách hàng để lừa

đảo số tiền lên đến 1,8 tỷ đồng . Rõ ràng một người hành nghề luật thiếu đi đạo đức nghề nghiệp
sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đặc biệt, luật sư nếu chỉ biết đánh bóng tên tuổi bằng những hành vi bất chính đưa
tin sai sự thật, bịa đặt ,đánh bóng tên tuổi, chạy quảng cáo,… vi phạm quy tắc ứng xử và đạo
đức nghề luật đồng thời làm xấu đi hình ảnh về người hiệp sĩ bảo vệ công lý làm mất niềm
tin ở nhân dân .

=> Đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề luật là vơ cùng quan trọng . Ngồi
việc trau dồi phẩm chất đạo đức tốt chúng ta cần không ngừng nâng cao kỹ năng, kiến thức
8


để làm việc chun nghiệp, có tâm ,có tầm vì “người có đức mà khơng có tài ,làm việc gì
cũng khó” ( chủ tịch HCM) . 

KẾT LUẬN
Như vậy, một lần nữa khoẳng định, đạo đức nghề nghiệp , đặc biệt đối với người
hành nghề luật cần thiết hơn bao giờ hết. Thiếu đạo đức nghề nghiệp là một lỗ hổng lớn làm
con người ta trượt sâu xuống vực thẳm. Cá nhân người hành nghề cần trau dồi cho mình
những phẩm chất đạo đức cần có để khơng ngừng hồn thiện bản thân. Bên cạnh đó cần
nâng cao kỹ năng để bắt kịp xu thế của thời đại cũng như sự thay đổi của luật pháp nhằm
hướng đến đích cuối cùng là phục vụ con người, bảo vệ con người.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề Luật sư. 
Link: />2.Bài viết: “Đạo đức nghề Luật sư”.  

Link: />3.Bài viết: “Văn hóa, đạo đức của nghề luật sư”, Luật sư Phạm Tuấn Anh. 
Link: />4.Tiểu luận: “Vấn đề đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của Luật sư”, Nguyễn Thị Thanh.
/>5.Bài viết: “Xây dựng Quy tắc đạo đức Thẩm phán, tăng cường liêm chính tư pháp”,
PGS.TS Nguyễn Hịa Bình.
Link: />6.Bài viết: “Trau dồi phẩm chất, đạo đức Thẩm phán và liêm chính tư pháp”, PGS.TS
Nguyễn Hịa Bình. 
Link: />7.Trao đổi nghề nghiệp  />CatPK=4&NewsPK=97
8. />10


9. />10.Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.231
11.Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.232
12.  />13.Vũ Trọng Dung, Giáo trình  Đạo  đức học Mác-Lenin, NXB Chính  trị Quốc gia, H.
2005, tr.9

11



×