Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu NHỮNG yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sức KHỎE TINH THẦN của SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
----------

ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC
KHỎE TINH THẦN CỦA SINH VIÊN

Giáo viên hướng dẫn

: Nguyễn Khánh Duy

Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Trần Thị A Na
2. Lê Thanh Ngân
3. Phạm Thị Ngọc Thủy

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
----------

ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC
KHỎE TINH THẦN CỦA SINH VIÊN

Giáo viên hướng dẫn



: Nguyễn Khánh Duy

Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Trần Thị A Na
2. Lê Thanh Ngân
3. Phạm Thị Ngọc Thủy

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Trần Thị A Na

31181023392



2


Lê Thanh Ngân

31181023863



3

Phạm Thị Ngọc Thủy

31181024379



EMAIL

1


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

LỜI CAM ĐOAN
Nhóm cam đoan rằng bài nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh
viên” là bài nghiên cứu hoàn toàn do các thành viên trong nhóm tự thực hiện.
Không có bất kì sản phẩm hay bài nghiên cứu của người nào khác được nhóm sử dụng trong bài
mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định. Các đoạn trích dẫn hay số liệu tham khảo đều lấy
từ những nguồn có độ chính xác và tin cậy cao.
Ngoại trừ những tài liệu đã được nhóm trích dẫn trong bài nghiên cứu này, nhóm cam đoan rằng
tất cả những phần còn lại của bài đều chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng

cấp hay chứng nhận ở nơi khác.

TP. HCM, ngày 1 tháng 6 năm 2020
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Thị A Na
Lê Thanh Ngân
Phạm Thị Ngọc Thủy

2


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Khánh Duy, giảng viên - người thầy đã
hướng dẫn nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Thầy đã giúp nhóm định hướng cho
bài nghiên cứu, hướng dẫn nhóm những kiến thức cần thiết để thực hiện đề tài, dành cho nhóm
những lời khuyên và những lời góp ý tận tình để nhóm hoàn thành được đề tài.
Nhóm cũng cảm ơn các bạn đã làm bài khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Chính nhờ sự đóng góp
này, nhóm mới có những cái nhìn khách quan mang tính chun mơn, những số liệu cụ thể để
tiến hành phân tích và hồn thành đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết trong tập thể lớp
DH44IE003 đã chia sẻ, giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã đồng hành, tin tưởng, hỗ
trợ nhóm trong suốt quá trình tiến hành và hoàn thành bài nghiên cứu này.

3


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên


TÓM TẮT
Đề tài “Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên” được tiến hành tại thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 05 năm 2020
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tác động
như thế nào đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Trong phân tích định
tính, tiến hành tham khảo và đặt câu hỏi thảo luận nhóm đồng thời tìm hiểu các bài viết khác có
liên quan trước đó để tham khảo thêm. Qua đó, có cái nhìn khách quan và đặt nền móng để nhóm
tiếp tục thực hiện đề tài. Trong phân tích định lượng, thực hiện thống kê mô tả, kiểm định chất
lượng thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui. Số
mẫu khảo sát tại TP. HCM là 257 thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
Trên cở sở đó làm rõ sự ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau, đề xuất hướng để giúp sinh viên
nâng cao sức đề kháng của sức khỏe tinh thần và tránh được các nguyên nhân dẫn tới sức khỏe
tinh thần bị suy yếu.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn những yếu tố tác động mạnh tới sức khỏe tinh thần của sinh
viên đều là những yếu tố tác động trong một khoảng thời gian dài trước khi bước vào nhóm tuổi
này.

4


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm máy tính phục vụ
cơng tác phân tích thống kê

EFA

: Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

Sig.

: Significance level – Mức ý nghĩa

KMO

: Kaiser-Meyer-Olkin – Hệ số xem xét sự thích hợp của EFA

ANOVA

: Analysis of Variance – Phương pháp phân tích phương sai

VIF

: Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai

5


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên


MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ..................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ 3
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................. 13
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................... 13
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 15
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................ 15
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 16
1.4.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................................. 16
1.4.2. Phương pháp thực hiện ............................................................................................... 16
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................... 17
TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE TINH THẦN...................................................................... 18
CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................................. 19
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC
KHỎE TINH THẦN. .............................................................................................................. 20
2.1. Những người dự đốn hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ từ dịch vụ sức khỏe tinh thần của
các sinh viên đại học ( Bài viết nghiên cứu : Tâm lý giáo dục và quốc gia) ....................... 20
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 20
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 20
Kết quả nghiên cứu.............................................................................................................. 21
2.2. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành
phố ở Việt Nam ......................................................................................................................... 22
Mục đích: .............................................................................................................................. 22
Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................... 22
Kết quả nghiên cứu.............................................................................................................. 23
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 24
2.3.1. Học tập ........................................................................................................................ 24

2.3.2. Gia đình....................................................................................................................... 24

6


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2.3.3. Sức khỏe ...................................................................................................................... 25
2.3.4. Môi trường sống ......................................................................................................... 25
2.3.5. Các mối quan hệ xã hội .............................................................................................. 26
2.3.6. Thu nhập ..................................................................................................................... 27
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 29
3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................... 29
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 29
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................................... 29
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................................. 30
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 31
3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 32
3.1.3.1. Nghiên cứu sơ bợ..................................................................................................... 32
3.1.3.2. Nghiên cứu chính thức: .......................................................................................... 32
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................................................................... 33
3.2. Xây dựng thang đo ........................................................................................................... 40
3.2.1. Thang đó Sức khỏe tinh thần ....................................................................................... 40
3.2.2. Thang đó Các mối quan hệ xã hội ............................................................................... 41
3.2.3. Thang đo Học tập ........................................................................................................ 42
3.2.4. Thang đó Gia đình ....................................................................................................... 43
3.2.5. Thang đó Sức khỏe ...................................................................................................... 44
3.2.6. Thang đó Mơi trường sống .......................................................................................... 45
3.2.7. Thang đó Thu nhập ...................................................................................................... 46
3.3. Thiết kế mẫu ..................................................................................................................... 47

3.3.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................... 47
3.3.2. Độ tuổi nghiên cứu ...................................................................................................... 48
3.3.3 Công cụ thu thập dữ liệu .............................................................................................. 49
3.3.4. Công cụ xử lý số liệu ................................................................................................... 49
3.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................................ 50
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 51
4.1. Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................................... 51
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................................... 51
7


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

4.1.2. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 51
4.1.3. Thống kê mô tả định tính ............................................................................................. 51
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................................... 57
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần .......................................... 58
4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Các mối quan hệ xã hội ................................. 60
4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Học tập ........................................................... 62
4.2.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Gia đình ......................................................... 63
4.2.5 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe ......................................................... 64
4.2.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Môi trường sống............................................. 66
4.2.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến Thu nhập ........................................................ 67
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................................... 68
4.3.1. Các bước kiểm định ..................................................................................................... 68
4.3.2 Kết quả mơ hình EFA ................................................................................................... 73
4.4. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................................................. 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP CỦA BÀI ................................................................. 85
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 85
Biến Family có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tinh thần ...................................... 86

Biến Education có ảnh hưởng lớn thứ hai đến sức khỏe tinh thần ................................. 87
Biến Health có ảnh hưởng lớn thứ 3 đến sức khỏe tinh thần: ......................................... 88
Biến Relationships có ảnh hưởng yếu đến sức khỏe tinh thần ........................................ 89
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA BÀI .............................................................................................. 90
Biến Environment: .............................................................................................................. 91
Biến Income: ........................................................................................................................ 92
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA SINH
VIÊN DO NHÓM TÁC GIẢ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 94
Đối với yếu tố gia đình......................................................................................................... 94
Đối với yếu tố học tập .......................................................................................................... 95
Đối với yếu tố sức khỏe........................................................................................................ 95
Đối với các mối quan hệ xã hội ........................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 97
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH SPSS .......................................................... 98
8


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

A. KẾT QUẢ MÔ TẢ ĐỊNH TÍNH ...................................................................................... 98
B. KẾT QUẢ HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ................................................ 100
C. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ....................................................... 110
D. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN .............................................................. 116

9


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 3.1.: Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................22
Hình 3.2.: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................23
Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................................................26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đáp viên ...................................................................... 45
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu giới tính của đáp viên ................................................................................... 46
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu công việc của đáp viên ................................................................................. 47
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu thu nhập của đáp viên .................................................................................. 48
Biểu đồ 4.5: Cơ cấu chung sống của đáp viên .............................................................................. 49
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ Histogram ................................................................................................... 75
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ Normal ........................................................................................................ 76
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ Scatterplot ................................................................................................... 77

10


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 : Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................................... 25
Bảng 3.2: Thang đo Sức khỏe tinh thần ........................................................................................ 33
Bảng 3.3: Thang đo Các mối quan hệ xã hội ................................................................................ 34
Bảng 3.4: Thang đo Học tập ......................................................................................................... 35
Bảng 3.5: Thang đo Gia đình ........................................................................................................ 36
Bảng 3.6: Thang đo Sức khỏe ....................................................................................................... 37
Bảng 3.7: Thang đo Môi trường sống ........................................................................................... 38

Bảng 3.8: Thang đo Thu nhập....................................................................................................... 39
Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần ........................................................... 51
Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe tinh thần ........................................................... 52
Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha cho biến Các mối quan hệ xã hội ................................................... 53
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha cho biến Học tập............................................................................. 55
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha cho biến Gia đình ........................................................................... 56
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe .......................................................................... 57
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha cho biến Sức khỏe .......................................................................... 58
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha cho biến Môi trường sống .............................................................. 59
Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha cho biến Thu nhập .......................................................................... 60
Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát ................................................... 62
Bảng 4.11: Kết quả giải thích mơ hình ......................................................................................... 71
Bảng 4.12: Kết quả mức độ phù hợp của mô hình ....................................................................... 71

11


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Bảng 4.13: Kiểm định hệ số hồi quy ............................................................................................ 72
Bảng 4.14: Kết quả giải thích mơ hình ......................................................................................... 73
Bảng 4.15: Kết quả mức độ phù hợp của mô hình ....................................................................... 73
Bảng 4.16: Kiểm định hệ số hồi quy ............................................................................................ 74

12


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, sức khỏe tinh thần đang là một vấn đề nổi cộm lên và thu hút nhiều sự
quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của giới trẻ_ những bạn sinh viên đang
ngồi trên giảng đường hoặc những sinh viên vừa ra trường. Mặc dù, tỷ lệ gặp vấn đề về sức khỏe
tinh thần trên các báo cáo có sẵn là tương đối thấp. Tuy nhiên trên thực tế khi những áp lực đến
từ học tập, gia đình, các mối quan hệ xã hội, thu nhập đè nặng trên vai khiến cho sinh viên luôn
trong trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến khó đạt được thành tựu và những ý nghĩa trong cuộc
sống. Hiện nay chúng ta rất dễ tìm thấy các bài báo, thơng tin liên quan đến sức khỏe tinh thần
của giới trẻ trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, báo mạng,… Theo thống kê của
trang activemind.org có đến 2/3 học sinh, sinh viên gặp phải lo lắng, trầm cảm nhưng khơng
chọn cách điều trị hay khắc phục tình trạng, điều này sẽ cản trở giới trẻ thành công trong học tập
và cuộc sống. Những từ khóa như “sức khỏe tinh thần” hay “mental health” sẽ cho chúng ta có
được rất nhiều kết quả tìm kiếm xung quanh vấn đề này. Kết quả tìm kiếm trên google và các
phương tiện truyền thông đã phần nào phản ánh được mức độ quan trọng của sức khỏe tinh thần.
Mặc dù, khái niệm sức khỏe tinh thần đang được mở rộng và thu hút nhiều sự quan tâm của xã
hội, tuy nhiên ở Việt Nam cơng tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cịn nhiều hạn chế, các hoạt
động thì cịn non yếu, rời rạc. Chính bản thân mỗi sinh viên cũng ít có sự quan tâm, chăm sóc
cho sức khỏe tinh thần của họ. Sinh viên cho rằng họ là những người còn trẻ, có sức khỏe, sức đề
kháng tốt chính vì thế mà lơ là đi những tác động từ xung quanh. Nhiều bạn sinh viên khi được
hỏi đến thì họ dường như không để tâm đến đâu là nguyên nhân gây ra những lo lắng, căng thẳng
và cũng dường như cũng không có ý định thay đổi để có lối sống lành mạnh, tư duy đa chiều để
bản thân trở nên mạnh mẽ hơn khi đối đầu với những khó khăn, áp lực từ các khía cạnh cuộc
sống, biết cảm nhận hạnh phúc và biết đâu là giá trị cuộc sống mà bản thân theo đuổi.
Trên thế giới, đã có khá nhiều bài nghiên cứu về sức khỏe tinh thần. Ví dụ: Một cách độc lập,
Khả năng nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần ( Hom,
Stanley, & Joiner, 2015 ; Reavley, McCann, & Jorm, 2012) , Ý định tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên
nghiệp cho các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến
các hành vi tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp của nam giới ( Gulliver, Griffiths, & Christensen,
13



Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2010 ),…. Những nghiên cứu này đã tìm ra các dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tinh thần, cũng
như đã nghiên cứu về mối quan tâm chủ động và ý định tìm kiếm sự chăm sóc cho sức khỏe tinh
thần. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nên sinh viên cũng
chưa chủ động quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe tinh thần của cá nhân. Vì vậy, việc nghiên
cứu và tìm hiểu đề tài: “Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên” là cần thiết
và hữu ích, nhằm xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sức khỏe
tinh thần của sinh viên.

14


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Tìm hiểu và nghiên cứu về các tác động ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sức khỏe tinh thần.

-

Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố, đâu sẽ là yếu tố quyết định giúp sinh viên vượt
qua được các chướng ngại trong sức khỏe tinh thần của bản thân?


-

Từ đó đưa ra các lời khuyên cũng như đề xuất các giải pháp giúp sinh viên tự chăm sóc
sức khỏe tinh thần cho bản thân, làm nền tảng để học tập, làm việc hiệu quả cũng như
cảm nhận được các giá trị cuộc sống.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên .

-

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung và nghiên cứu khảo sát sinh viên từ năm 1 đến năm
4 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang học tập và làm việc trong khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh.

-

Mẫu điều tra được chọn là 257 sinh viên đang học tập và làm việc tại TP HCM và được
khảo sát ngẫu nhiên.

15


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên


1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Nguồn dữ liệu
-

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nhóm tác giả tự thu thập số liệu bằng cách tiến hành khảo sát.

-

Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nhóm tác giả đã tham khảo số liệu từ các báo cáo, bài báo,…
Phần thông tin nhóm đã tham khảo sẽ được đính kèm ở mục “Tài liệu tham khảo” của bài
nghiên cứu.

1.4.2. Phương pháp thực hiện
Nhóm tác giả đã chia bài thành 2 giai đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
-

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát nhóm đối tượng khảo sát mà bài nghiên cứu hướng tới. Mục
đích của giai đoạn này là để hồn thành bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành nghiên cứu định
lượng. Ở giai đoạn này, nhóm đã khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần của sinh viên.
-

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Bằng kỹ thuật thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi chi tiết, nhóm tiến hành phân tích, đánh giá các
yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.
Từ bảng số liệu phân tích định lượng, nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 25 để xử lý số

liệu. Cụ thể, nhóm đã chạy thống kê mơ tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA và chạy hồi quy bội.

16


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bài nghiên cứu của nhóm nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về sức khỏe tinh thần và những
yếu tố bên ngoài tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên tại một số trường trên địa bàn TP
HCM, bài nghiên cứu khơng đại diện cho tồn bộ sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cũng góp phần cung cấp luận cứ, thông tin xoay quanh sức khỏe tinh thần của sinh viên.
Nghiên cứu không tập trung vào các bệnh thuộc về tâm thần mà tập trung vào các vấn đề cảm
xúc hay nội tâm như lo lắng, trầm cảm, cơ đơn, suy nghĩ tiêu cực hay tích cực và cách đấu tranh
nội tâm để chiến thắng sự tiêu cực.
Để xác định căn cứ và trình bày bài, nhóm đã đặt sinh viên vào vị trí trung tâm để tìm hiểu các
yếu tố bên ngồi khác nhau bao gồm: Gia đình, Học tập, Sức khỏe, Các mối quan hệ xã hội, Môi
trường sống và Thu nhập.

17


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE TINH THẦN

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái hạnh phúc trong đó cá nhân
nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc
sống, làm việc hiệu quả và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Sức khỏe tinh thần liên quan đến

nhận thức, hành vi và tình cảm. Đây là một khái niệm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp
như tâm lý, sinh học, tinh thần, tình cảm và nhận thức xã hội. Sức khỏe tinh thần là một phần
quan trọng của sức khỏe tổng thể, nó giúp con người xác định và xử lý những căng thẳng, áp lực
để từ đó con người đưa ra cách tiếp nhận và ứng xử trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống hằng ngày cũng như các mối quan hệ và sức khỏe thể chất của chúng ta. Một sức khỏe
tinh thần tốt không chỉ là tránh được những căng thẳng, rối loạn tâm lý mà còn phải biết chăm
sóc sức khỏe và những trạng thái hạnh phúc đang diễn ra, nó phụ thuộc vào sự cân bằng tinh tế
giữa yếu tố tinh thần và một số yếu tố của cuộc sống. Khi các yếu tố tinh thần hoặc cuộc sống
thay đổi có thể dẫn đến rối loạn sức khỏe tinh thần. Biểu hiện của rối loạn sức khỏe tinh thần có
thể sẽ khó nhận thấy hơn so với các bệnh lý tinh thần khác bởi nó kín đáo và khó nhìn nhận hơn.
Một số rối loạn sức khỏe tinh thần thường gặp là rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh, rối
loạn tâm trạng, rối loạn cảm xúc theo mùa,…

18


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

CƠ SỞ LÝ THÚT
Một số mơ hình lý thuyết đặt nền tảng cho những hiểu biết về sức khỏe tinh thần, và những lý
thuyết được trích dẫn nhiều nhất thuộc ba trường phái: Lý thuyết hành vi, lý thuyết nhận thức, và
lý thuyết tâm động học phát triển. Các phương pháp tiếp cận hành vi (ví dụ Skinner, 1938;
Pavlov, 1902; và Watson, 1913) cho rằng tất cả các hành vi có được thơng qua điều kiện hóa, ví
dụ việc học diễn ra thông qua sự lặp lại của hành vi. Lý thuyết nhận thức cho rằng cách người ta
tiếp nhận, phân tích, ghi nhớ và học làm trung tâm của sự hiểu biết về tinh thần của mỗi người.
Cuối cùng, lý thuyết tâm động học nhấn mạnh mối tương quan động giữa các khía cạnh sinh học,
tâm lý học và xã hội học, và sự tác động giữa chúng (Capetown Principles, UNICEF, 1997). Các
khía cạnh sinh học bao gồm các yếu tố di truyền và thể chất từ lúc sinh ra; các khía cạnh tâm lý
bao gồm cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, trí nhớ và khả năng học tập, cũng như khả năng nhận thức
và hiểu được các tình huống hàng ngày. Các khía cạnh xã hội đề cập đến mối quan hệ của con

người với nhau, cộng đồng và thế giới xung quanh từ văn hóa, niềm tin tới kinh tế.
Một lý thuyết khác về sức khỏe tinh thần dựa trên mơ hình Kỹ năng Thơng tin - Động lực - Hành
vi (IMB) mơ hình xác định mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm hành vi mong muốn bởi yếu tố
quyết định tâm lý xã hội và đánh giá các mối quan hệ nhân quả (Fisher &Fisher, 1992; Fisher,
Fisher,& Shuper,2009; Fisher&Fisher, 1993). Thông tin, động lực và kỹ năng hành vi cung cấp
nền tảng cho IBM với quan điểm cho rằng nếu các cá nhân có thông tin, sẵn sàng tham gia vào
các hoạt động sức khỏe và có các kĩ năng ứng xử cần thiết, họ có nhiều khả năng tham gia vào
hoạt động mong muốn. Dựa trên mơ hình, trước khi tham gia vào hoạt động sức khỏe, một cá
nhân phải có thông tin liên quan trực tiếp đến chủ đề sức khỏe. Ví dụ, một cá nhân sẽ có khả
năng nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn sức khỏe tinh thần, có niềm tin tích cực về
điều trị và nhận thức được các nguồn lực sức khỏe tinh thần trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ các
chuyên gia (Jung, von Sternberg, & Davis, 2016). Đối với nghiên cứu này, thơng tin được định
nghĩa là tồn bộ kiến thức về sức khỏe tinh thần của một cá nhân. Động lực, của cá nhân và xã
hội, để tham gia vào một hành động mong muốn là một phần bắt buộc khác của mơ hình. Đối với
nghiên cứu này, động lực bao gồm thái độ đối với niềm tin của bản thân, sự khích lệ từ gia đình
hoặc tác động tích cực từ xã hội. Điều kiện tiên quyết cuối cùng là kỹ năng khách quan và năng
lực của bản thân để tham gia vào một hành động.

19


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
SỨC KHỎE TINH THẦN.
2.1. Những người dự đốn hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ từ dịch vụ sức khỏe tinh thần của
các sinh viên đại học ( Bài viết nghiên cứu : Tâm lý giáo dục và quốc gia)
Người thực hiện: Mohammed Aldalaykeh, Mohammed M. Al-Hammouri and Jehad Rababah
Được thực hiện tại JORDAN vào năm 2019
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được tuyển từ các trường đại học công lập ở Jordan. Mỗi trường đại học có
tuyển sinh hơn 20000 sinh viên và đào tạo nhiều loại bằng cấp.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thiết kế theo kiểu cross-section correlation ( theo nghĩa đen là "nghiên
cứu cắt ngang". Đây là một thiết kế mà các nhà nghiên cứu chọn một quần thể một cách ngẫu
nhiên nhưng tiêu biểu cho một cộng đồng, tại một thời điểm nào đó.)
Mẫu nghiên cứu bao gồm 134 sinh viên đại học với 67 sinh viên từ mỗi trường đại học, được tuyển
dụng liên tiếp bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Sinh viên đủ điều kiện tham gia vào nghiên
cứu này nếu họ 18 tuổi trở lên và nói tiếng Ả Rập. Sinh viên bị loại trừ nếu họ vượt quá năm đầu
tiên với chuyên ngành điều dưỡng hoặc y học. Tổng số sinh viên được liên lạc là 155, trong đó có
21 sinh viên từ chối tham gia nghiên cứu, vì vậy tỷ lệ phản hồi là khoảng 86,5%. Những người
tham gia đã đồng ý cho dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi in. Phê duyệt của hội đồng đánh
giá thể chế (IRB) được lấy từ các nghiên cứu.

20


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Các biến nghiên cứu đề xuất ở bài nghiên cứu này:
Thái độ đối với các hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ (ATTHS)
Định mức chủ quan (SN)
Kiểm soát hành vi và cảm nhận (PBC)
Trung tâm nghiên cứu dịch tể học - Thang đo trầm cảm (CESD)
Câu hỏi về trầm cảm (D-Lit)
( Từ khóa: MHS- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần)
Kết quả nghiên cứu
Kết quả là chỉ có 17 sinh viên báo cáo tìm kiếm sự giúp đỡ của MHS như là một sự lựa chọn khả
thi trong lúc đau khổ tâm lý. TPB là một trong những lý thuyết tốt nhất trong việc dự đoán các
hành vi và các khái niệm của nó dự đoán đáng kể các sinh viên có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ

của MHS. ATTHS là yếu tố dự đoán mạnh nhất về ý định của sinh viên trong tất cả các bước hồi
quy, tiếp theo là PBC và SN. Tiến hành các chiến dịch tại các trường đại học Jordan để tăng
cường nhận thức về sức khỏe tinh thần và hiệu quả của MHS có thể cải thiện mức độ hiểu biết
của sinh viên và có thể cải thiện tỷ lệ sử dụng MHS.

21


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

2.2. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố
ở Việt Nam
Thực hiện: Viện Nghiên cứu và Phát triển (ODI) tiến hành và hỗ trợ kỹ thuật là một trong những
hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình hợp tác giữa UNICEF Việt Nam và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH).
Mục đích:
Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình sức khỏe tâm thần
và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp tiếp cận chính: Nghiên cứu tài liệu có sẵn của quốc gia,
khu vực và nghiên cứu định tính.
Tống số có 110 bài phỏng vấn được thực hiện, người trả lời bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ,
phụ huynh, trẻ em và thanh niên. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng hai thang đo hạnh phúc có
hiệu lực quốc tế đối với 402 em học sinh (trong hai độ tuổi 11 - 14 và 15 - 17): Bảng hỏi về
Điểm mạnh và Khó khăn (SDQ) và Thang đo Sự tự tin và Khả năng ứng phó (SE).
Áp dụng khung phân tích sinh thái - xã hội, trong đó trẻ em thanh niên được đặt ở vị trí trung
tâm, nhằm tìm hiểu các yếu tố thuộc các cấp độ khác nhau của hệ thống sinh thái xã hội – bao
gồm yếu tố cá nhân, gia đình hay hộ gia đình, trường học, cộng đồng, thể chế - và cách thức các
yếu tố đó tương tác và đóng góp vào các căn nguyên, các yếu tố nguy cơ cũng như các yếu tố
bảo vệ của tình trạng sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội.

Nghiên cứu định tính tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu chính sau:
-

Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, bao gồm tự tử trong trẻ em, vị
thành niên và thanh niên Việt Nam như thế nào?

-

Những yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ trẻ em và thanh niên Việt Nam khỏi những
vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, bao gồm tự tử, là gì?

-

Luật pháp và các chính sách hiện hành liên quan đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội
ở Việt Nam như thế nào?

-

Hiện có các chương trình và dịch vụ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội nào dành cho trẻ
em và thanh niên ở Việt Nam?
22


Những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của sinh viên

Kết quả nghiên cứu
Kết quả từ tổng quan tài liệu có sẵn. Tổng quan các bằng chứng về sức khỏe tâm thần ở Việt
Nam cho thấy tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và vị thành
niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính, đặc điểm người trả
lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Một khảo sát dịch tể học gần đây trên mẫu đại

diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh, thành cho thấy tỷ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm
thần trẻ em khoảng 12%, đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức
khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là
các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, đơn độc) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý).
Kết quả từ nghiên cứu định tính. Mặc dù tỷ lệ mới mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần được báo
cáo trong dữ liệu thứ cấp là tương đối thấp, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều có nhận
thức chung rằng vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội là phổ biến và đang gia tăng; một số
khẳng định họ cảm thấy trẻ em đối diện với gánh nặng sức khỏe tâm thần lớn hơn so với người
lớn và rằng các nhóm tuổi khác nhau đương đầu với những loại hình vấn đề khác nhau. Tuy
nhiên, họ cũng đề cập đến những thách thức còn tồn tại trong việc ước tính chính xác những con
số, đặc biệt là những con số liên quan đến trẻ em.
Từ các cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu đi trước cho thấy số lượng người tìm đến các dịch
vụ sức khỏe tinh thần rất ít. Bài nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tinh thần nhóm chúng tơi đang
thực hiện với hi vọng các bạn sinh viên - lực lượng đông đảo đang chịu những áp lực tinh thần
từ nhiều phía như: Gia đình, học tập, hoặc đang đối diện vơi một số tác động tiêu cực từ mơi
trường các bạn đang sống; có thể tự tạo cho mình một sức khỏe tinh thần tốt. Nên nhóm chúng
tơi đã đề xuất nên một bài nghiên cứu với các biến giả thuyết xoay quanh cuộc sống đời thường
cũng đảm bảo các giả thuyết này có tầm ảnh hưởng nhất định đến tinh thần của các bạn. Sau
đây là các giả thuyết được nhóm chúng tơi đề xuất và lý do tại sao chúng tôi lại chọn những
nhân tố để giải thích cho bài nghiên cứu này.

23


×