Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nêu rõ vấn đề hoàn thiện chữ viết tiếng MNông Niên Luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.96 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

NIÊN LUẬN

TIẾP XÚC NGÔN NGỮ M’NÔNG - VIỆT
DƯỚI GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp: Ngơn ngữ
Khóa:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm


MỤC LỤC
Dẫn nhập.....................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
4. Lịch sử vấn đề ................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...........................................................5
7. Bố cục ............................................................................................................5
Chương 1: Tổng quan.................................................................................................7
1.1 Khái quát.........................................................................................................7
1.2 Lý thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ.......................................................................8
1.2.1 Các định nghĩa và khái niệm.....................................................................8
1.2.2 Các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học tiếp xúc.......................................9


1.2.3 Đặc điểm tình hình tiếp xúc ở Tây Nguyên..............................................9
1.2.4 Các hệ quả tiếp xúc ngôn ngữ................................................................10
1.3 Đặc điểm về tộc người và ngôn ngữ M’Nông tại địa bàn khảo sát................10
1.3.1 Về tên gọi tộc người và ngôn ngữ..........................................................10
1.3.2 Thành phần và sự phân bố dân cư..........................................................11
1.3.3 Một số đặc điểm văn hóa-xã hội của người M’Nơng.............................12
1.3.4 Các phương ngữ trong tiếng M’Nơng....................................................14
1.3.5 Vấn đề hồn thiện chữ viết tiếng M’Nơng..............................................14
1.3.6 Tiến trình nghiên cứu tiếng nói, chữ viết và biên soạn sách công cụ bằng
tiếng M’Nông........................................................................................14


Chương 2: Tiếp xúc ngơn ngữ M’Nơng-Việt dưới góc nhìn Ngơn ngữ học.........17
2.1 Trên bình diện ngữ âm .................................................................................17
2.1.1 Âm tiết trong tiếng M’Nông...................................................................17
2.1.1.1 Âm đầu ..........................................................................................18
2.1.1.2 Phần vần .......................................................................................23
2.1.2 Biểu hiện của sự tiếp xúc M’Nông – Việt trên bình diện ngữ âm...........29
2.2 Trên bình diện từ vựng và ngữ nghĩa............................................................30
2.2.1 Hệ thống từ vựng tiếng M’Nông Preh....................................................30
2.2.1.1 Phân loại theo nguồn gốc...............................................................30
2.2.1.2 Phân loại theo phạm vi sử dụng.....................................................31
2.2.2 Biểu hiện của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông –Việt trên bình diện từ
vựng-ngữ nghĩa ......................................................................................32
2.3 Trên bình diện ngữ pháp ...............................................................................38
2.3.1 Đặc điểm ngữ pháp ...............................................................................38
2.3.1.1 Các công cụ ngữ pháp và các ngữ..................................................38
2.3.1.2 Các phương thức ngữ pháp............................................................39
2.3.2 Biểu hiện của sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp.................41


Chương 3: Ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông-Việt đến sự phát triển
của ngôn ngữ.............................................................................................................42
3.1 Nguyên nhân của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông-Việt.................................42


3.1.1 Do điều kiện địa lí, lịch sử, xã hội.............................................................
42
3.1.2 Do chính sách giáo dục, quản lí của nhà nước......................................43
3.1.3 Do tình hình cộng cư ............................................................................43
3.1.4 Do những điểm tương đồng về ngôn ngữ .............................................44
3.2 Ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông-Việt đến sự phát triển của
ngôn ngữ.......................................................................................................45
3.2.1 Hai hiện tượng phổ biến từ quá trình tiếp xúc ngôn ngữ.......................45
3.2.1.1 Hiện tượng song ngữ, đa ngữ.........................................................45
3.2.1.2 Hiện tượng vay mượn ngơn ngữ....................................................47
3.2.2 Kết quả q trình tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông – Việt............................48
Kết luận ..................................................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo....................................................................................................50

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài


- Việc thu thập, điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ
của một ngôn ngữ dân tộc thiểu số với tiếng Việt là công việc xây dựng nền tảng quan
yếu nhất cho việc bảo tồn, sử dụng, phổ cập, phát triển, đặc biệt là giáo dục, đào tạo
ngôn ngữ.
- Trong lĩnh vực tiếp xúc ngôn ngữ ở một xã hội song ngữ thì trạng thái hiện
tại của ngơn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và ngữ nghĩa đều là
những điều cần được tìm hiểu và phản ánh đầu tiên.

- Qua quá trình điều tra chúng tơi nhận thấy dân tộc M’Nơng đóng vai trị rất
quan trọng về nhiều mặt ở khu vực kinh tế trọng điểm Tây Ngun. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu tiếng M’Nông và sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nơng - Việt dưới góc nhìn ngơn
ngữ học sẽ mang lại những đóng góp nhất định cho sự phát triển của cộng đồng và sự
ổn định văn hóa, xã hội và chính trị trong vùng. Đây cũng là điều mà Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm.
- Hơn nữa, lĩnh vực tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là giữa tiếng Việt
với ngôn ngữ dân tộc thiêu số là lĩnh vực thú vị và có tính ứng dụng cao trong việc
nghiên cứu ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ dân tộc thiểu số nói riêng.
- Chính vì những lí do trên chúng tơi cho rằng vấn đề tiếp xúc ngơn ngữ phải
được chú trọng hơn nữa, vì đó là những yếu tố quyết định sự nảy sinh, hình thành, tồn
tại, biến đổi và phát triển của một ngôn ngữ. Nhưng cần phải cân nhắc, ngôn ngữ
phục vụ giao tiếp trong cuộc sống hiện tại, mà văn hóa dân gian, phong tục tập quán,..
là những lĩnh vực, phương tiện lưu giữ những hình thức cổ xưa (cả về tiếng nói lẫn
chữ viết) ít nhiều có thể sẽ gây khó khăn cho việc nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu


- Đưa ra những quan niệm và cơ sở khoa học của lí thuyết về sự tiếp xúc ngơn
ngữ vào tìm hiểu và giải qut các hiện tượng ngơn ngữ có liên quan đến vấn đề dân
tộc.
- Chỉ ra sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ M’Nông (khảo sát trên địa bàn bon Đăk
Blao, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nơng) và ngơn ngữ Việt trên các
bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và ngữ nghĩa. Đảm bảo tính cập nhật (ngữ âm,
từ vựng…) ở trạng thái hiện tại, tính khoa học, tính phổ cập, sự tiện dụng, tính hệ
thống, tơn trọng thực tế khách quan của ngữ liệu.
- Làm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ
M’Nông – Việt đến sự phát triển của ngôn ngữ; thực trạng đào tạo, giáo dục, sử dụng
song ngữ, đa ngữ, đặc biệt là tiếng M’Nông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt và tiếng M’Nông ở tỉnh Đăk Nông.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu về
cộng đồng người M’Nông tại Bon Đăk Blao, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’Lấp,
tỉnh Đăk Nông.
4. Lịch sử vấn đề
- Việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được quan tâm từ
rất sớm. Cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam những năm 90”
của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV Quốc gia) đã liệt kê
thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc từ những năm 1990 đến 2002, trong đó có
58 cơng trình (sách, bài viết) về vấn đề chung và 235 cơng trình về các ngôn ngữ dân
tộc khác nhau. Một số các công trình có thể nhắc đến như:
+ Trần Trí Đơi (1999): Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.


+ Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Ma (1984): Ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngơn ngữ, NXB Khoa học Hà Nội.
+ Thực tế thì đã có rất nhiều ngơn ngữ dân tộc thiểu số đã được nghiên cứu
và được công nhận trong giới chuyên môn như: tiếng Stiêng, tiếng Bana, tiếng
Tày, tiếng Mường….nhưng đối tượng lần này chính là tiếng M’Nơng. Đã có một
vài cơng trình nghiên cứu về tiếng M’Nơng được giới chuyên môn công nhận và là
nguồn tài liệu làm tiền đề để nghiên cứu tiếng M’Nông được sâu, rõ và khoa học
hơn. Có thể kể đến một số các cơng trình nghiên cứu tiếng M’Nơng được cơng bố
rộng rãi như
+ Nguyễn Thu Thủy (1985): Hệ thống ngữ âm tiếng M’Nông Gar (so sánh
tiếng Gar với tiếng Preh), Tiểu luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tổng hợp
TP.HCM.
+ Bùi Khánh Thế (1995): Tiếng M’Nông – Ngữ pháp ứng dụng, Sở Giáo dục
và Đào tạo Đăk Lăk.

+ Nguyễn Văn Phổ (1995): Sơ lược về các loại hình câu tiếng M’Nơng, Tiểu
luận trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.
+ Bùi Khánh Thế (2005): Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt nam, NXB. Khoa học Xã
hội.
+ Sở Văn hóa – Thơng tin tỉnh Đăk Nơng (2005): Dân ca và lời nói vần
M’Nơng, Đăk Nơng.
+ Nguyễn Kiên Tường – Trương Anh ( chủ biên) (2009): Từ điển Việt –
M’Nông, NXB Bách khoa, Hà Nội.
- Mảng đề tài tiếp xúc ngôn ngữ và song ngữ cũng được thể hiện qua thư mục
nghiên cứu khá đầy đủ của Lý Tùng Hiếu (“Thư mục chọn lọc về tiếp xúc ngôn ngữ”,
trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, trang 289-305) với 169
tài liệu.
- Việc nghiên cứu tiếng M’Nông được một số giảng viên và sinh viên Đại học
Tây Nguyên và khoa Văn học & Ngơn ngữ (Đại học KHXH & NV- ĐHQG TP.Hồ
Chí Minh),…thực hiện. Ngồi các các cơng trình nghiên cứu về Dân tộc học và Ngôn


ngữ học về các đặc điểm của tiếng M’Nơng, cịn có các bộ từ điển, truyện cổ
M’Nơng…của bộ phận tri thức M’Nông.
- Riêng vấn đề nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ M’Nơng - Việt dưới góc nhìn
ngơn ngữ học vẫn cịn khá ít, khá sơ lược trong các cuốn địa chí, trong phần mở đầu
của các nghiên cứu xã hội học, nhân học, lịch sử về Tây Nguyên và cộng đồng
M’Nơng. Ngồi đề tài niên luận của chúng tơi cịn có một vài nghiên cứu của một số
tác giả khác ở góc độ từ chính sách ngơn ngữ đến giáo dục song ngữ và các vấn đề về
cấu trúc ngôn ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Với một phạm vi vấn đề phong phú và những quan điểm nghiên cứu linh hoạt
như vậy, việc nghiên cứu sự tiếp xúc ngôn ngữ có thể được tiến hành bằng các
phương pháp khác nhau tùy mục đích và yêu cầu cụ thể: phương pháp điều tra và
miêu tả điền dã, phương pháp so sánh (so sánh lịch sử và so sánh loại hình), phương

pháp xác định khu vực ngơn ngữ và tìm đường đồng ngữ, phương pháp thực nghiệm
ngơn ngữ học tâm lí,...
- Chẳng hạn việc nghiên cứu các vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ bằng phương pháp
so sánh sẽ giúp chúng ta phát hiện ra được những đặc điểm nào của ngôn ngữ là do
nguồn gốc chung, còn những đặc điểm là do ảnh hưởng, do vay mượn; và phương
pháp miêu tả khu vực ngôn ngữ sẽ giúp lại phục vụ cho việc xác định khu vực phân
bố của một nhóm ngơn ngữ có nguồn gốc chung trong phạm vị một lãnh thổ nhất
định... Dĩ nhiên, trong rất nhiều trường hợp các phương pháp này phải được sử dụng
bổ sung cho nhau.
- Việc nghiên cứu sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông - Việt được tiến hành chủ yếu
bởi ba phương pháp sau:


+ Phương pháp miêu tả khu vực ngôn ngữ: phục vụ cho việc xác định khu vực
phân bố của một nhóm ngơn ngữ có nguồn gốc chung trong một phạm vi lãnh thổ
nhất định.
+ Phương pháp điều tra và miêu tả điền dã: đến địa bàn nghiên cứu, trực tiếp
gặp gỡ đồng bào M’Nơng, khảo sát, ghi chép. Sau đó tiến hành thống kê, phân
loại, sắp xếp, tổng hợp dựa trên kết quả thu thập được.
+ Phương pháp so sánh (trên các bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và ngữ
nghĩa): so sánh làm rõ những đặc điểm ngôn ngữ nào là do nguồn gốc chung,
những đặc điểm nào là do vay mượn, chịu ảnh hưởng.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học của niên luận là góp phần củng cố các lí thuyết về Ngôn
ngữ học Tiếp xúc, gợi ý các hướng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu song ngữ
trên cơ sở liên ngành giữa Ngôn ngữ học, Xã hội học và Dân tộc học, giữa Ngôn ngữ
học điền dã và Dân tộc học, làm nổi bật các giá trị khoa học qua việc nghiên cứu sự
tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ có đặc thù đơn lập, cung cấp các tư liệu phục vụ cho các
đề tài tương tự.
- Về ý nghĩa thực tiễn, niên luận cung cấp thêm tình hình sử dụng ngôn ngữ

của cộng đồng M’Nông ở Tây Nguyên. Từ việc khảo sát vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ
M’Nông – Việt, tìm ra những yếu tố ngơn ngữ, xã hội làm ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục song ngữ tại địa phương; làm dẫn liệu để so sánh, đối chiếu các dịng ngơn
ngữ khác trong cùng ngữ hệ Nam Bahna; cung cấp tư liệu cho các hội thảo về ngơn
ngữ các dân tộc thiểu số trong và ngồi nước.
7. Bố cục
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1: Tổng quan
1.1 Lí thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ
1.2 Đặc điểm về tộc người và ngôn ngữ M’Nông tại địa bàn khảo sát
Chương 2: Tiếp xúc ngơn ngữ M’Nơng-Việt dưới góc nhìn Ngơn ngữ học


2.1 Trên bình diện ngữ âm
2.2 Trên bình diện ngữ nghĩa
2.3 Trên bình diện từ vựng
2.4 Trên bình diện ngữ pháp
Chương 3: Ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông-Việt đến sự phát triển
của ngôn ngữ
3.1 Nguyên nhân của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông-Việt
3.2 Ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ M’Nông-Việt đến sự phát triển
của ngôn ngữ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1
Khái quát
- Việt Nam - bức tranh thu nhỏ của tình hình phân bố ngơn ngữ ở Đơng Nam Á
- là một biểu hiện điển hình, và trong chừng mực nào đó có thể nói là sự độc đáo về

sự tiếp xúc ngôn ngữ. Tại đây, như nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đã
nhiều lần nhận định, khơng những có mặt những đại diện của hầu hết các nhóm ngơn
ngữ trong khu vực, mà cịn có mặt cả các ngôn ngữ mà những nơi khác trong khu vực
Đông Nam Á khơng có, chẳng hạn nhóm ngơn ngữ Việt Mường. Đáng chú ý hơn là
những ngôn ngữ này được phân bố trong trạng thái tiếp xúc đủ các kiểu loại : tiếp xúc
trực tiếp (giữa tiếng Việt với các tiếng Tày, Thái, Mường, Nùng,…; giữa Thái với Khơ
Mú, Kháng, Mèo, Dao,…; giữa Tày Nùng với Mèo, Dao,… ) ; Tiếp xúc gián tiếp
(giữa tiếng Việt với ngôn ngữ các dân tộc ít người sống ở các vùng hẻo lánh ) ; Tiếp
xúc liên tục (giữa Việt với Mường, Tày, Thái,…) ; Tiếp xúc cách quãng (giữa tiếng
Việt với các ngơn ngữ từ nhóm Việt - Mường tách ra nhưng nay lại được phân bố với
tiếng Việt …) ; Tiếp xúc giữa các ngôn ngữ cùng họ (giữa tiếng Thái, Tày Nùng với
các nhóm Bố Y, Giấy, Cao Lan, Sán Chỉ,…) ; và giữa các ngôn ngữ khác họ (giữa các
ngơn ngữ thuộc nhóm Khơ Me với các ngơn ngữ Tạng - Miếng,…).
- Trên bối cảnh đó và qua thực tế nghiên cứu từ trước tới nay, ta có thể thấy
hầu hết các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tiếp xúc ngơn ngữ đều đã được đặt ra
dưới hình thức này hay hình thức khác: vấn đề nguồn gốc lịch sử và sự biến đổi cấu
trúc của ngôn ngữ, vấn đề song ngữ, đa ngữ, vấn đề “pha trộn”, “vay mượn”, “thâm
nhập” của các ngơn ngữ, vấn đề hịa hợp hoặc xích lại gần nhau giữa các ngơn ngữ,
vấn đề khu vực phân bố ngôn ngữ và nhiều vấn đề khác. Các quan điểm nghiên cứu
như phân ly hoặc quy tụ và một số phương pháp thường được dùng để nghiên cứu sự
tiếp xúc ngôn ngữ cũng đã được vận dụng ở tác giả này hay tác giả khác, trong cơng
trình này hay cơng trình khác với những mức độ khác nhau.
- Như vậy việc đưa ra những quan niệm và cơ sở khoa học của lí thuyết về sự
tiếp xúc ngơn ngữ vào tìm hiểu và giải quyết các hiện tượng ngơn ngữ có liên quan tới
vấn đề dân tộc thực ra chỉ là tìm đến một các nhìn mới, có hệ thống hơn đối với các sự
kiện chắc hẳn hồn tồn khơng có gì xa lạ với những người nghiên cứu ngôn ngữ học
dân tộc học ở nước ta.


1.2


Lý thuyết về tiếp xúc ngôn ngữ

1.2.1 Các định nghĩa và khái niệm
- Định nghĩa chung về tiếp xúc ngôn ngữ: “Sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn
ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt địa lý, sự tương cận về mặt lịch sử, xã
hội, dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau
phải giao tiếp với nhau (O.S. Akhmanova,1966). Tiếp xúc ngơn ngữ cũng có thể hiểu
là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu
trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc
ngôn ngữ được quy định bởi yêu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa các thành
viên thuộc nhóm dân tộc và ngơn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội v.v…thúc đẩy” (V.N. Jarceva chủ biên, 1990, Từ điển bách khoa về ngôn ngữ
học, bằng tiếng Nga).
- Tiếp xúc ngôn ngữ thoạt tiên, như ta đã thấy, là một lĩnh vực thuần lí thuyết,
được hình thành qua q trình các nhà ngôn ngữ học thảo luận về những vấn đề liên
quan đến khuynh hướng nghiên cứu so sánh lịch sử. Khi đối tượng nghiên cứ sự tiếp
xúc ngôn ngữ được chuyển dịch dần sang so sánh đối chiếu đồng đại, giá trị ứng dụng
của nó ngày càng nổi bật. Do đó, kể từ sau cuốn sách của U. Weinreich, đã có hàng
loạt cơng trình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết này ra đời. Đối tượng nghiên cứu
khơng chỉ có các ngôn ngữ Ấn - Âu, và nội dung đề cập còn mở rộng sang cả các vấn
đề ứng dụng, chính trị - xã hội. Hiện nay, các nhà ngơn ngữ học đã khái quát “phạm
vi” các ý tưởng được đề cập đến trong các cơng trình về tiếp xúc ngơn ngữ liên quan
đến ba nhóm vấn đề căn bản: song ngữ, giao thoa ngôn ngữ và quy tụ ngôn ngữ
(Rozentzveig V,1968). Sự hình thành và phát triển ngơn ngữ M’Nơng ít nhiều có liên
quan đến vấn đề này.
1.2.2 Các lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học tiếp xúc
- Ngôn ngữ học tiếp xúc nghiên cứu 3 địa hạt chính là nghiên cứu mơi trường,
nghiên cứu biến đổi và nghiên cứu hoạch định.



1.2.3 Đặc điểm tình hình tiếp xúc ngơn ngữ ở Tây Ngun
Nhìn tổng qt, tình hình tiếp xúc ngơn ngữ của dân tộc thiểu số vùng Tây
Nguyên có thể thấy ít nhất ba đặc điểm sau:
a) Các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau đều cùng thuộc một loại hình – loại hình
ngơn ngữ đơn lập, nhưng mối quan hệ về nguồn gốc, về họ hàng xa gần giữa chúng
chưa được giải quyết hoàn toàn sáng tỏ
Đặc điểm này làm cho sự phân loại nguyên nhân của những hiện tượng ngôn
ngữ giống nhau ở các ngôn ngữ tiếp xúc trở nên rất phức tạp. Bởi vì các hiện tượng
ngơn ngữ hiện nay giống nhau đó có thể là do quan hệ thân thuộc, cũng có thể là kết
quả phát triển nội tại của những ngơn ngữ cùng loại hình, và cũng có thể là hệ quả của
q trình tiếp xúc ngơn ngữ, hoặc là do tất cả các nguyên nhân trên kết hợp lại.
b) Trình độ phát triển và chức năng xã hội của các ngôn ngữ tiếp xúc không
đồng đều nhau và phạm vi tiếp xúc thường là khẩu ngữ
- Ở Việt Nam các ngơn ngữ tiếp xúc có thể thuộc loại có chữ viết hay
khơng/chưa có chữ viết. Các thứ tiếng như Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Mường,…
thuộc loại khơng/chưa có chữ viết. Các thứ tiếng Việt (Kinh ), Thái, Tày, Khơ Me,
Chàm,… thuộc loại ngơn ngữ đã có chữ viết. Và trong những ngơn ngữ có chữ viết lại
có thể chia ra loại có chữ viết từ lâu đời (Việt, Khơ Me, Chàm, Thái,…) và loại mới
các chữ viết ( M’Nơng, Mèo ). Những ngơn ngữ có chữ viết từ lâu đời thường gắn với
một truyền thống văn học, văn hóa tinh thần để lại dấu tích cụ thể hết sức phong phú,
cịn các ngơn ngữ khác lại khơng có ưu thế đó. Lại cũng có những ngơn ngữ vốn có
chữ viết, nhưng trước đó phạm vi phổ biến rất hẹp và ngày nay thì hồn tồn khơng
được dùng nữa (Thái Tây Thanh Hóa – Nghệ An ), hoặc những ngôn ngữ trước đây
dùng chữ viết Hán và nay chỉ cịn lại dấu tích có ý nghĩa lịch sử mà thôi (Dao…).
- Nếu phân loại về mặt chức năng xã hội, các ngôn ngữ tiếp xúc ở Việt Nam
gồm có ngơn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc trong cả nước (tiếng Việt ), ngôn ngữ giao
tiếp giữa các tộc người trong từng khu vực, bên cạnh ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân



tộc cả nước (tiếng Tày – Nùng, tiếng Thái ), ngôn ngữ giao tiếp trong từng tộc người
nhỏ (tiếng Khơ Mú, tiếng Mèo, tiếng Mường, tiếng Dao,…). Ngơn ngữ có phạm vi
giao tiếp càng rộng thì các chức năng xã hội nó đảm nhiệm càng phong phú, ngược lại
ngơn ngữ giao tiếp càng hẹp, chức năng xã hội của nó càng ít và thường chỉ dùng
trong các sinh hoạt kinh tế ở làng bản hoặc sinh hoạt gia đình hằng ngày.
c) Trong các sinh hoạt lịch sử nước trước kia sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
diễn ra một cách tự nhiên hoặc chịu sự tác động của chính sách chia rẽ và áp bức
dân tộc, còn ngày nay, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám, ngược lại, nó chịu đựng sự
tác động của chính sách giải phóng các dân tộc, đồn kết, bình đẳng và giúp đỡ nhau
giữa các dân tộc
Những đặc điểm ấy, không thể không ảnh hưởng đến diện mạo của các ngôn
ngữ trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, cũng như chiều hướng phát triển của các ngôn
ngữ hiện nay.
1.2.4 Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ
Hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau có thể có các hệ quả là sự phát triển quy tụ
giữa các ngôn ngữ trong một liên minh ngôn ngữ hoặc giao thoa ngôn ngữ (nghĩa là
sự biến đổi của các ngơn ngữ, và song ngữ như là tình hình hay trạng thái diễn ra
trong một cộng dồng hay trong mỗi các nhân).
1.3

Đặc điểm về tộc người và ngôn ngữ M’Nông tại địa bàn khảo sát

1.3.1 Về tên gọi tộc người và tên gọi ngôn ngữ
- Để chỉ tộc người, M’Nơng là tộc danh dùng chung theo thói quen, mang tính
phổ biến cho các nhánh (hay nhóm, ngành) trong cả một cộng đồng dân tộc đang sinh
sống trên một phần lãnh thổ Việt Nam. Tên tự gọi của cộng đồng này là Bu Noong.
- Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, sự thuần nhất chỉ là tương đối, tiếng M’Nông
cũng có sự đa dạng, phong phú do q trình giao lưu, tiếp xúc tộc người và ngôn ngữ,



văn hóa, vì vậy, có một số tiếng địa phương (là biến thể của ngôn ngữ, tương đương
với cách gọi phương ngữ) ở một số địa bàn, với những điểm tương đồng và khác biệt
nhất định về ngữ âm và từ vựng, trong khi chữ viết hiện nay chỉ có bộ chữ M’Nơng
Preh.
- Để chỉ ngơn ngữ, tiếng nói và chữ viết, M’Nơng là tên gọi chung, khái qt,
cịn khi phân biệt các nhánh, nhóm trong ngơn ngữ này, người ta thường dùng chữ
M’Nơng kèm tên nhóm, ngành, nhánh. Ví dụ: M’Nông Nâr (hoặc Bu Nâr), M’Nông
Prâng,..v.v
- Để thống nhất trong sự hình dung về diện mạo địa lí của tiếng M’Nơng, có
thể dùng các cách gọi như sau:
+ Tiếng hay ngơn ngữ để chỉ tồn bộ tiếng nói của cộng đồng tộc người (hay
dân tộc). Có thể gọi là tiếng M’Nông hay ngôn ngữ M’Nông để chỉ công cụ giao tiếp
ngơn từ của tồn bộ cư dân cư trú trong phạm vi vùng đất được xác định, thuộc ngữ
hệ Nam Á (Austroasiatic)
+ Phương ngữ dùng để chỉ hai biến thể địa lí lớn của tiếng M’Nơng là M’Nơng
Đơng và M’Nông Tây.
1.3.2 Thành phần và sự phân bố dân cư
- Theo thống kê của một tài liệu công bố gần đây nhất (30/12/2009, trong Đại
hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Nơng lần thứ nhất), có 29 dân tộc ít người
ở Đăk Nơng (chiếm 32.4%) tổng dân số ở Đăk Nông. Ở Tây Nguyên, tỉnh Đăk Nông
là địa bàn cư trú của tập trung đông nhất của người M’Nông, và người M’Nông cũng
chiếm số lượng lớn nhất trong các dân tộc thiểu số ở Đăk Nông.
- Người M’Nông vốn là dân tộc bản địa (cùng với dân tộc Mạ, Ê-đê, Kơho,
Stiêng,…). Dân tộc này có nhiều nhánh nhóm khác nhau. Theo số liệu do Sở Văn
hóa- Thơng tin tỉnh Đăk Nơng cung cấp thì cho đến thời điểm trước tháng 7 năm
2004, các tộc người trong cộng đồng M’Nơng có số lượng và phân bố như sau:


1) Nhánh M’Nơng Preh có tổng số 13.890 người, cư trú ở hầu hết các huyện,
thị của tỉnh Đăk Nông như: đăk R’Lấp, Krông Nô, Cư Jut, Đăk Mil, Đăk Song, Gia

Nghĩa.
2) Nhánh M’Nông Noong gồm 10.962 người, cư trú tập trung ở huyện Đăk
R’Lấp, một số sống ở hai huyện Đăk Mil, Đăk Song.
3) Nhánh M’Nông Nâr cư trú chủ yếu ở huyện Đăk R’Lấp, ở xã Thuận An,
Huyện Đăk Mil, xã Đăk N’Drung, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song.
4) Nhánh M’Nông Prâng (với 3.849 người) cư trú ở một số xã giáp huyện
Krông Nô, gần với người Mạ.
5) Người Mạ (cịn ghi là Châu Mạ, Châo Mạ), có số dân khá đông (6.325
người) so với các nhánh M’Nông địa phương ở tỉnh Đăk Nông, cư trú tập trung tại
huyện Đăk Song - khu vực giáp với tỉnh Lâm Đồng. Đây là một nhóm có ngơn ngữ
riêng. Tuy nhiên, người Mạ vẫn nghe được tiếng của các nhánh M’Nông như: Noong,
Prâng, Preh và Nâr.
1.3.3 Một số đặc điểm văn hóa-xã hội của người M’Nơng
- Đơn vị cứ trú: gọi là bon (tương đương với thơn, làng, xóm, ấp của người
Việt).Trong xã hội cổ truyền, người dứng đầu bon làng (trưởng bon) được gọi là “r
nu”.
- Nhà cửa: người M’Nông đã định canh, định cư, khơng cịn sống nhiều thế hệ
trong một mái nhà rông như trước. Mỗi cộng đồng có cách sống riêng trong nhà trệt
hoặc nhà sàn.
- Sản xuất: Nghề nông nghiệp cổ truyền của người M’Nông là trồng lúa trên
rẫy, thu hoạch theo lối tuốt lúa bằng tay, trồng lúa nước ở các vùng lầy, tỉa hạt không
cấy mạ, không dùng cày mà dùng cuốc. Những con vật ni thơng thường trong các
gia đình là heo, bị, gà…
- Hơn nhân gia đình: Người M’Nơng theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ,
tronggia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng khơng bị phân biệt đối xử,
họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út. Theo nếp cũ, đến tuổi


trưởng thành, người M’Nông phải cà răng mới được yêu đương, lấy vợ lấy chồng.
Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính: dạm hỏi, lễ đính hơn, lễ cưới. Nhưng cũng có

nơi tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người M’Nơng thích nhiều con, nhất là con gái.
Sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.
- Tục lệ ma chay: Trong tang lễ, người M’Nơng có tập qn ca hát, gõ chiêng
trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trai
kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn
tang. Hiện nay, ở một số bon làng của tỉnh Đăk Nơng (trong đó có bon Đăk Blao
chúng tơi đang nghiên cứu) khơng cịn tục lệ ma chay.
- Văn hóa dân gian: Người M’Nơng đã sáng tạo ra nhiều loại hình, hoạt động
và sản phẩm văn hóa, nghệ thuật độc đáo.


Nhạc cụ có: cồng, chiên, kèn bầu, kèn sừng trâu, kèn mơi, kèn độc huyền,

đàn tám dây, sáo dọc,…
• Kho tàng truyện cổ, truyện dân gian của đồng bào M’Nông Preh, Noong có
truyện kể, có tục ngữ, ca dao, dân ca, lời nói vần,…đang được tìm hiểu, khai thác sử
dụng như: Mprơ, Têt ta wêu, Hơi ngơ,..
• Trong văn hóa truyền thống của người M’Nông, lễ hội rất đa dạng và đóng
vai trị hết sức quan trọng trong đời sống cộng đồng như: lễ mừng lúa mới, lễ hội ăn
trâu, mừng nhà mới…Đáng chú ý nhất là lễ hội ăn trâu hay còn gọi là lễ hội đâm trâu.
- Trang phục: Trang phục truyền thống của người đàn ông M’Nông ngày xưa là
đóng khố, áo chui đầu, hiện nay trang phục này chỉ sử dụng trong các dịp lễ. Đàn bà
M’Nông mặc váy quấn buông dài đến mắc cá chân. Khố, váy, áo của người M’Nơng
có màu chàm thẫm được trang trí bằng các họa tiết truyền thống.
1.3.4 Các phương ngữ trong tiếng M’Nông
- Tiếng M’Nông bao gồm 8 phương ngữ là: Preh, Noong, Nâr, Prâng R’Lâm,
Kuêng, Chil, Gar. Trong đó, phương ngữ M’Nơng Preh có số lượng người sử dụng
cao nhất trong cộng đồng M’Nông.
- Phương ngữ M’Nông Preh và các phương ngữ M’Nơng khác đều có những
nét giống và khác nhau về mặt ngữ âm – âm vị học. Những điểm giống nhau do tính



cùng gốc quy định. Những điểm khác nhau là do sự chi phối của q trình đơn tiết
hóa do ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Việt.
1.3.5 Vấn đề hồn thiện chữ viết tiếng M’Nơng
- Chữ viết tiếng M’Nơng được hình thành từ đầu thế kỉ XX do người Pháp và
sau này là người Mỹ thực hiện, dựa trên hệ chữ cái La tinh. Hệ thống chữ viết này
được bổ sung sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1982 đến 1995 nhưng vì có nhiều lí do
khách quan nên chưa được sử dụng chính thức
- Ngay từ năm 2004, tiếng M’Nông Preh đã được đề xuất làm đại diện cho các
phương ngữ M’Nông và đề xuất hồn thiện chữ viết.
- Tiến trình nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất sử dụng chữ viết của tiếng
M’Nông Preh đã được thực hiện qua đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Hồn
thiện chữ viết tiếng M’Nơng và Biên soạn Từ Điển Việt – M’Nông, Từ điển M’Nông
– Việt”. Phương án đề xuất hoàn thiện chữ viết đã được UBND tỉnh Đăk Nông phê
duyệt bằng quyết định số 1975/QĐ-CTUBND ngày 27/12/2007 về việc ban hành và
đưa vào sử dụng chính thức hệ thống chữ viết tiếng M’Nơng (Preh)
1.3.6 Tiến trình nghiên cứu tiếng nói, chữ viết và biên soạn sách công cụ
bằng tiếng M’Nông
- Trước năm 1945 và trong thời kì 1945-1975, đã có một số kết quả khảo sát,
nghiên cứu xây dựng chữ viết, biên soạn sách học tiếng M’Nông. Các công việc này,
chủ yếu do Viện Ngơn ngữ học Mùa hè (Hoa Kì) thực hiện.
- Sau năm 1975, đã có các bài viết, cơng trình nghiên cứu thể hiện bằng sách
in, tài liệu, tài liệu giảng dạy, từ điển,…của GS.TS. Bùi Khánh Thế (1995),
PGS.TS.Đinh Lê Thư (1995) và của nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ dân
tộc.
- Những kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng liên quan tớiviệc sử dụng
tiếng M’Nông phải kể đến là Từ điển M’Nông- Việt (1994) và Từ điển Việt- M’Nông
(2002) đến chọn vốn từ cơ bản của phương ngữ M’Nông Preh.



- Tiếp đó là Từ điển Việt- Lâm (tức R’Lâm) do PGS.TS. Đinh Lê Thư làm chủ
biên là trình mới nhất về phương ngữ M’Nông R’Lâm, đã in năm 2006.
- Trong các cơng trình đã cơng bố ở thời kì trước năm 200 về tiếng M’Nông,
đáng chú ý nhất là cuốn Tiếng M’Nông – Ngữ pháp ứng dụng (1995) do GS.TS. Bùi
Khánh Thế làm chủ biên, cuốn sách này chứa đựng khá đầy đủ tri thức về ngữ âm, từ
vựng, đặc biệt là ngữ pháp tiếng M’Nông, chủ yếu là M’Nông Preh. Báo cáo chuyên
đề này đã dựa khá nhiều vào những thơng tin cơ bản trong sách nhưng có bổ sung
nhiều kết quả mới khai thác trong những năm gần đây.
- Đó là một số cơng trình nghiên cứu kể từ khi thành lập tỉnh Đăk Nơng
(2004), trong đó, có một số sản phẩm của nhóm biên soạn báo cáo chuyên đề này
như:
+ Cơ sở lí luận và thực tiễn để lựa chọn tiếng nói – chữ viết M’Nơng;Vài
nét về dân tộc, tiếng nói- chữ viết M’Nơng, đều là các tham luận trong Hội thảo
khoa học Lựa chọn tiếng chuẩn của dân tộc M’Nông, do UBND Đăk Nông tổ
chức vào ngay12/07/2004, tại Đăk Nông.
+ Tài liệu đào tạo tiếng M’Nông Preh (dùng cho cán bộ - công chức tỉnh
Đăk Nông); Từ điển song ngữ thông dụng Việt- M’Nông (Preh) và M’Nông
(Preh)-Việt, đều nằm trong đề tài nghiên cứu khao học do Sở Nội vụ Đăk Nơng
chủ trì thực hiện, đã nghiệm thu ngày 20/12/2006
+ Vấn đề âm vực trong tiếng M’Nơng Preh và phương án hồn thiện chữ
viết M’Nơng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 7 (2007)
+ Cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển Việt- M’Nông; Cấu trúc vĩ mô và vi
mô của từ điển M’Nơng- Việt đều đăng trên tạp chí Thơng tin Khoa học-Cơng
nghệ Đăk Nơng (2007)
+ Hồn thiện chữ viết M’Nơng và biên soạn Từ điển Việt- M’Nông và
M’Nông-Việt. Đề tài nghiên cứu khoa học do Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk
Nơng chủ trì, nghiệm thu ngày 3/10/2008, trong đó: Từ điển Việt- M’Nông đã
in thành sách năm 2009.



CHƯƠNG 2: TIẾP XÚC NGƠN NGỮ M’NƠNG – VIỆT
DƯỚI GĨC NHÌN NGƠN NGỮ HỌC
2.1

Trên bình diện ngữ âm

Như ta đã biết, hình thức biểu đạt của ngơn ngữ được hiện thực hóa trong giao
tế thành những âm thanh cụ thể của lời nói. Tiếp xúc ngơn ngữ ở bình diện ngữ âm
học, cho phép ta phân tích và miêu tả những âm thanh thực sự với những đặc trưng
âm học và những nguyên lí cấu tạo nên chúng, tức là nghiên cứu các âm thanh từ góc
độ vật lí- hay âm học- và sinh lí- hay cấu âm trong sự so sánh đối chiếu giữa tiếng
M’Nông và tiếng Việt.
2.1.1 Âm tiết trong tiếng M’Nông


- Chuỗi lời nói được con người phát ra thành những mạch khác nhau, những
khúc đoạn từ lớn đến nhỏ. Đơn vị phát âm nhỏ nhất là âm tiết. Âm tiết là một khúc
đoạn của lời nói, có khả năng mang ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu.
- Trong tiếng M’Nông Preh, phần lớn các từ chỉ có một âm tiết (tương đương
với tiếng trong tiếng Việt). Loại này còn được gọi là từ đơn tiết (từ đơn chỉ có một âm
tiết).
Vd: sa (ăn), hăn (đi), nhêt (uống),…
- Có một số từ gồm nhiều âm tiết, chủ yếu là hai âm tiết được gọi là từ đơn
song tiết.
Vd: kacho h (may)
a= aơ (bây giờ, hiện nay),…
- Chuỗi kết hợp nhiều âm tiết trong tiếng M’Nơng có thể gồm các âm tiết mạnh
đặt liền nhau, hoặc gồm một âm tiết yếu đặt trước âm tiết mạnh. Âm tiết mạnh là âm
tiết có mang trọng âm, được đọc rõ ràng. Tất cả các âm đều có thể giữ vai trò là âm

tiết mạnh. Âm tiết yếu là âm tiết không mang trọng âm, được đọc lướt nhẹ hoặc
chuyển thành một phụ âm để ghép vào âm tiết mạnh.Chỉ có một số âm nhất định mới
giữ vai trò là một âm tiết yếu.
- Hầu hết các âm tiết tiếng M’Nông đều có đặc điểm tương đồng với tiếng Việt
đó là: về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở khơng
khí hồn tồn hoặc bộ phận, sau đó mở ra, tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng
động đặc thù.
- Một âm tiết mạnh có đầy đủ bốn yếu tố được sắp xếp theo thứ tụ như sau:
ÂM ĐẦU – PHẦN VẦN (ÂM ĐỆM – ÂM CHÍNH – ÂM CUỐI)
2.1.1.1

Âm đầu


- Âm đầu tiếng M’Nơng có thể là một phụ âm đơn, ví dụ: “s” trong să (ăn)…
hoặc một tổ hợp phụ âm (cịn gọi là phụ âm kép), ví dụ “pr” trong pri’t (quả chuối,
cây chuối); “mp” trong mpôl (dòng họ)…Khi đọc các tổ hợp này, cần đọc nhanh
(lướt) chữ đầu và nhấn chữ cuối.
- Hệ thống phụ âm đầu của tiếng M’Nơng Preh có thể quy nhóm theo tiêu chí
vị trí cấu âm như sau: âm tiết phụ gồm 16 âm vị là phụ âm đơn p, t, c, k, ơ, b, =, d, đ,
j, s, m, n, ng, nh, l, r và khoảng 30 tổ hợp phụ âm gồm 15 tổ hợp có kết hợp lỏng, 15
tổ hợp có kết hợp chặt.
a) Các phụ âm đứng đầu âm tiết
- Nhóm phụ âm mơi: b, =, m, p, ph, v, w được phát âm với sự tham gia hoạt
động của mơi. Kí hiệu “=” dùng để ghi một âm giống “b” của tiếng Việt, nhưng khi
phát âm có ảnh hưởng của dây thanh trong họng (giọng đọc trầm hơn, nặng hơn);
khơng có trong tiếng Việt. Kí hiệu “ph” dùng để ghi một âm giống như “p” trong
tiếng Việt nhưng khi phát âm có sự bật hơi.
- Nhóm phụ âm đầu lưỡi: d, đ, n, n’h, t, th, tr, s, l, r (phụ âm quặt lưỡi) được
phát âm với sự tham gia hoạt động của đầu lưỡi. Kí hiệu “s” được dùng để ghi một âm

giống như “x” của tiếng Việt. Các chữ ghi phụ âm n’g, n’h đều khơng có trong chữ
viết tiếng Việt.
- Nhóm phụ âm mặt lưỡi: j, dj, n, ch, ch, y, z được phát âm với sự tham gia của
mặt lưỡi. Phụ âm /z/ tương đương với phụ âm /y/. Kí hiệu “j” và “dj” dùng để ghi một
âm khơng có trong tiếng Việt. Kí hiệu “ch” được dùng để ghi một âm tương ứng với
các âm “c” đứng đầu cũng như đứng cuối trong âm tiết tiếng Việt. Các chữ ghi phụ
âm j, dj, c, w, y, z đều khơng có trong hệ thống chữ viết tiếng Việt.
- Nhóm phụ âm gốc lưỡi: g, ng, k, kh được phát âm với sự tham gia của gốc
lưỡi. Phụ âm /kh là âm khi phát âm có sự bật hơi.


- Nhóm phụ âm thanh hầu gồm h (phụ âm xát thanh hầu) và âm tắc thanh hầu Ɂ
là những âm khi phát ra có sự tham gia của dây thanh trong họng. Riêng âm tắc thanh
hầu Ɂ khơng có chữ viết để ghi
- Trong hệ thống phụ âm đầu của âm tiết chính, có sự cân đối giữa các phụ âm
bật hơi và không bật hơi tương ứng. Các phụ âm tắc chiếm tỉ lệ tương đối cao. So với
hệ thống âm đầu của âm tiết phụ, hệ thống phụ âm đầu của âm tiết chính nhiều hơn 8
âm vị, đó là ph, th, ch, kh, b, d, w, h.
- Để thuận tiện cho việc theo dõi kết quả mơ tả, trong đề tài này, chúng tơi sẽ
trình bày hệ thống âm vị tiếng M’Nông trong bảng chữ cái tiếng M’Nông Preh 2007.
Trước tiên là hệ thống phụ âm đầu trong tiếng M’Nông Preh.
(Ghi chú: Trong số các phụ âm, phụ âm tắc thanh hầu Ɂ khơng có chữ viết để ghi)

Nhóm

Chữ ghi

Đặc điểm

Cách phát âm và sử


Ví dụ

dụng (so sánh với

Bb

=

Mm
Pp

Phụ âm tắc, môi-môi,

tiếng Việt)
Đọc là bờ như b của

Bar (hai)

tiền thanh hầu hóa
Phụ âm tắc, mơi-mơi,

tiếng Việt
Đọc là bờ nhưng

= ư ro (thực

hữu thanh, tiền thanh

trầm và nặng hơn


hành)

hầu hóa

phụ âm bờ của tiếng

Phụ âm mũi, mơi-

Việt
Đọc là mờ như m

Mi’n (ý tưởng)

môi, vang
Phụ âm tắc, môi-môi,

của tiếng Việt
Đọc là pờ như p của

Pa kơi (sau)

vô thanh, khơng bật

tiếng Việt

hơi
Phụ âm tắc, mơi-mơi, Đọc là pờhờ, có tính

Phe (gạo)



Phụ âm
môi

vô thanh, bật hơi
PH ph

bật hơi, khác với
chữ ph của tiếng
Việt được đọc là

Phụ âm xát, môi-

phờ
Đọc là vờ như v của

răng, hữu thanh

tiếng Việt

Rveh (voi)

Khác với tiếng Việt,

Vv

chữ v trong tiếng
M’Nơng Preh cịn
được dùng trong

một số tổ hợp phụ
âm
Phụ âm xát, môi-môi, Đọc là vờ như v của
hữu thanh

Wil (nhện)

tiếng Việt nhưng
nặng hơn

Ww
Dùng thay v nếu
đứng đầu âm tiết
Tiếng Việt khơng có
Phụ âm tắc, đầu lưỡiDd

lợi, hữu thanh, tiền
thanh hầu hóa

chữ w
Đọc là dờ (cong

Dăn (xin)

lưỡi)
Tiếng Việt có chữ d
và gi cùng thể hiện

Đđ


Phụ âm tắc, đầu lưỡi-

âm vị này
Đọc là đờ như đ của

lợi, hữu thanh (có ảnh

tiếng Việt

Đa (bảo)

hưởng của dây trong

Nn

họng)
Phụ âm mũi, đầu

Đọc là nờ như n của

lưỡi-lợi, mũi, vang

tiếng Việt

Nô (anh)


Tổ hợp phụ âm gồm

Đọc là nờ và hờ như


hai phụ âm n và h

n và h của tiếng Việt

N’H n’h

N’hor (đố)

(ngắt qng)
Tiếng Việt khơng có

Phụ âm

Tt

đầu lưỡi
TH th

Phụ âm tắc, đầu lưỡi-

chữ n’h
Đọc là tờ như t của

lợi, vô thanh, không

tiếng Việt

bật hơi
Phụ âm tắc, đàu lưỡi-


Đọc là tờhờ khác

lợi, bật hơi, vô thanh

với chữ th của tiếng

Tổ hợp gồm hai phụ

Việt
Đọc là tờrờ

âm là t và r (phụ âm
TR tr

tắc, đàu lưỡi-lợi, vô
thanh, không bật hơi

Tôh (đỗ-đậu)

Thek (hoa tai)

Trôk (trời)

Khác với tr là một
phụ âm quặt lưỡi
của tiếng Việt

+ một quãng ngắt +
phụ âm rung, đầu


Ss

lưỡi, vang)
Phụ âm xát, đầu lưỡi,

Đọc là xờ như x của

vang

tiếng Việt

Sông (ăn)

Tương đương phụ

Ll
Rr

Jj

Phụ âm xát, đầu lưỡi,

âm x của tiếng Việt
Đọc là lờ như l của

Lăp (vào)

vang
Phụ âm rung, quặt


tiếng Việt
Đọc là rờ như rờ

Ranh (già)

lưỡi, vang
Phụ âm tắc, mặt lưỡi

của tiếng Việt
Đọc là dờ như d của

Jât (10)

giữa, hữu thanh, tiền

tiếng Việt nhưng

thanh hầu hóa

nặng hơn

Phụ âm tắc, mặt lưỡi

Đọc là dờ (nặng),

Djât (cầm)



×