Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI tập lớn môn TRIẾT học mác lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.72 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------***--------

BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
ĐỀ BÀI: ĐỀ 1

HỌ VÀ TÊN SV: NGUYỄN THU HẰNG
LỚP: TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN 10
MÃ SV: 11191716
GVHD: NGUYỄN THỊ LÊ THƯ

HÀ NỘI, THÁNG 11/2019

1


Câu 1: Chứng minh chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển
cao nhất của chủ nghĩa duy vật.
Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức khoa học, chủ
nghĩa duy vật đã trải qua ba hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ
nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật chất phác là hình thức sơ khai của chủ nghĩa duy vật.
Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật chất phác đã lý
giải toàn bộ sự sinh thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể,
cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới. Những lý giải đó
được thể hiện trong nhiều học thuyết duy vật thời cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ và
Hy Lạp. Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác, về cơ bản
là đúng vì nó đã lấy bản thân vật chất của giới tự nhiên để giải thích về giới tự
nhiên.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy


vật, thể hiện tiêu biểu trong lịch sử triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII. Đặc
điểm lớn nhất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là phương pháp tư duy siêu hình
trong việc nhận thức về thế giới. Tuy chưa phản ánh đúng thế giới trong mối liên
hệ phổ biến và sự phát triển nhưng chủ nghĩa suy vật siêu hình đã góp phần quan
trọng trong việc chống lại thế giới qian duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch
sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây Âu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy
vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập, V.I. Lênin và những người kế tục ông bảo
vệ và phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và
việc sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy
vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa
duy vật chất phác thời cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại Tây Âu,
2


đạt tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và
sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt
động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây
dựng trên cơ sở lý giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức.
Các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật đã được giải thích một cách biện chứng.
Ý thức là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao (bộ óc con người) và là sự phản
ánh tự giác, tích cực các sự vật và quá trình của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, khác với chủ nghĩa duy vật cũ, chủ nghĩa
duy vật biện chứng không chỉ khẳng định sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất mà
còn thừa nhận tác động tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt
động của con người. Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại
trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động

thực tiễn; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trị quyết định đối với ý thức.
Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất
quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất, sự vận động, phát triển của ý thức. Còn
ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Tính độc lập tương đối
của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc
con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng,
có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật
chất.
Ý thức tác động đến vật chất theo hai hướng chủ yếu:
- Nếu ý thức phản ánh đúng điều kiện vật chất, hồn cảnh khách quan thì sẽ
thúc đẩy, tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất. Trong trường
3


hợp này, ý thức có tác động trở lại tích cực đối với thực tiễn, đặc biệt là sự tác
động của khoa học, lí luận. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu,
phương hướng và biện pháp chính xác trong hành động và thực tiễn.
- Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của
con người không phù hợp với quy luật khách quan và kìm hãm sự phát triển của
vật chất. Tức là ý thức có tác động tiêu cực đối với thực tiễn. Khi con người không
nhận thức đúng, khơng hiểu rõ sự việc hiện tượng thì họ sẽ hành động sai và
thường chịu những thất bại trong cuộc sống.
Ví dụ, thuyết nhật tâm phản ánh đúng thế giới sẽ giúp khoa học phát triển.
Còn thuyết địa tâm của Aristot coi trái đất là trung tâm của vũ trụ đã kìm hãm sự
phát triển của thế giới vật chất, làm cho “loài người ngủ trong giấc ngủ triền miên
của những đêm dài trung cổ”.
Vì vậy, con người phải thừa nhận tính khách quan của vật chất, thừa nhận
quy luật tự nhiên của xã hội để phát huy tính năng động của ý thức, nhận thức
đúng sự vật hiện tượng. Thế giới vật chất với những thuộc tính, quy luật của nó tồn
tại khách quan khơng phụ thuộc vào ý thức con người nên trong hoạt động thực

tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho
hoạt động của mình.
Ngồi ra, các nguyên lí của phép biện chứng được giải thích trên lập trường
duy vật:
- Mỗi kết cấu vật chất có mn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật và hiện
tượng, quá trình khác của hiện thực.
- Tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng vào trong đầu óc con
người đều ở trạng thái biến đổi, phát triển không ngừng.

4


Phép biện chứng duy vật cịn bao gồm lí luận nhận thức. Nhận thức là sự phản
ánh giới tự nhiên bởi con người, nhưng đó khơng phải là sự phản ánh đơn giản,
trực tiếp, hồn tồn, mà là q trình tư duy không ngừng tiến gần đến khách thể.
Cơ sở, động lực và mục đích của tồn bộ q trình này là thực tiễn.
Kết luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ
nghĩa duy vật, do Mác và Ăng-ghen sáng tạo, Lênin và những người kế tục ông
phát triển. Trên cơ sở phản ảnh đúng hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ
biến, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây
dựng dựa trên cơ sở lí giải một cách khoa học về vật chất, ý thức và mối liên hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Chính vì vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng là
hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong thời kì cách mạng cơng nghệ 4.0
Trước hết, phải định nghĩa được lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là gì?
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những lực lượng vật chất và tinh thần được sử
dụng vào việc sản xuất ra của cải, vật chất. Lực lượng sản xuất kết hợp giữa người
lao động với tư liệu sản xuất (công cụ sản xuất và tư liệu lao động khác như hạ

tầng cơ sở), tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng
vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Như
vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có
tính lịch sử. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ
chinh phục giới tự nhiên của con người; trình độ thủ cơng của lực lượng sản xuất
phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản
xuất ở trình độ kỹ thuật cơng nghiệp và công nghệ cao.
5


Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của
quá trình sản xuất; khơng một q trình sản xuất hiện thức nào có thể diễn ra nếu
thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ
có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra q trình sản xuất hiện thực được, mà
cịn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trị là hình thức xã hội của quá
trình sản xuất ấy.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát
triển, cả người lao động và công cụ lao động được trí tuệ hố, nền kinh tế của
nhiều quốc gia phát triển đang trở thành nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà
trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trị quyết
định nhất đối với sự phát triển kinh tế, từ đó tạo của cải vật chất và nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người. Đặc trưng của kinh tế tri thức là công nghệ cao,
cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và
trong đời sống xã hội. Lực lượng sản xuất phát triển trong mối quan hệ biện chứng
với quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế – vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất vật chất. Đây chính là một quan hệ vật chất quan
trong nhất – quan hệ kinh tế, trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người.
Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản chủ
yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội. Q trình sản xuất vật chất chính là tổng thể

các yếu tố trong một quá trình thống nhất, gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng của cải vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ về sở hữu đối với tư liệu
sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về
phân phối sản phẩm lao động. Trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai
trị quyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản xuất. Đây cũng là quan hệ quy
định địa vị kinh tế - xã hội của các tập đồn người trong sản xuất, từ đó quy định
6


quan hệ quản lý và phân phối. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất
phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trị quyết định các quan
hệ khác.
Bởi vì, lực lượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình
sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định
sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử. Lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện
chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyế định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản
xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội. Vì vậy
có thể nói năng suất lao động chính là thước đo sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất.
Vì vậy trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực
lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và cơng cụ lao động.
Muốn xố bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn
cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không phải là kết quả của mệnh
lệnh hành chính, của mọi sắc lệnh từ trên ban xuống, mà từ tính tất yếu kinh tế,
chống tuỳ tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí.

Ngày nay, khi khoa học cơng nghệ phát triển, cuộc cách mạng thời kì 4.0 đã
làm thay đổi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khoa học
công nghệ phát triển làm đa dạng hố các hình thức của quan hệ sản xuất, từ đó
khuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềm năng
của sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động. Ngày nay, con người đang
7


dần bị thay thế bởi robot, bởi trí tuệ nhân tạo; nhưng vẫn khơng thể phủ nhận vai
trị quan trọng của con người trong lực lượng sản xuất. Bởi chính con người tạo ra
trí tuệ nhân tạo. Cho đến bây giờ, chúng ta có thể thấy lợi ích vơ cùng to lớn của trí
tuệ nhân tạo. Nó giúp ích cho cuộc sống con người trong rất nhiều lĩnh vực: toán, y
dược, giáo dục, … Hãy tưởng tượng xem, một ngày khi bạn đi làm, sẽ khơng phải
lo lắng vì ngơi nhà có thể tự bảo vệ bởi mọi tác động xấu từ thời tiết hay con
người. Bạn di chuyển bằng xe tự hành, hạn chế được tai nạn giao thông. Có những
chú robot thơng minh hỗ trợ làm việc tại cơ quan. Về nhà cũng có robot hỗ trợ
cơng việc nhà, nấu ăn. Hay trong y học tương lai sẽ điều trị được mọi bệnh tật nhờ
trí tuệ nhân tạo. Nhiều người khơng hề phủ nhận lợi ích của nó mang lại cho chúng
ta. Nhưng họ lại lo ngại sự phát triển của nó đến mức sẽ vượt qua sự kiểm soát của
con người và hơn nữa thống trị thế giới. Giáo sư vật lý nổi tiếng Stephen Hawking
đã cảnh báo, robot có thể phát triển nhanh hơn so với con người và mục tiêu của
chúng sẽ khơng thể đốn trước được. Giáo sư chia sẻ: “Tôi không cho rằng những
tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo là một sự an tồn trong tương lai, và chúng có thể sẽ
đe dọa tương lai của loài người chúng ta. Một khi đạt đến mức độ nào đó, chúng ta
sẽ khơng thể dự đốn được mục tiêu cũng như khó lịng có thể kiểm sốt được
chúng”. Ơng nói thêm: “Trí thơng minh nhân tạo có tiềm năng để phát triển nhanh
hơn so với các chủng tộc của con người. Do đó, ta cần đảm bảo AI được thiết kế có
đạo đức và có biện pháp bảo vệ, kiểm sốt nghiêm ngặt tại chỗ”. Trí tuệ nhân tạo
được phát minh ra như là một công cụ lao động hỗ trợ công việc của con người, vì
vậy hãy kiểm sốt và sử dụng nó một cách hợp lý.

Ngày nay, dưới sự tác động của khoa học công nghệ, sự phát triển rực rỡ của
nền văn minh nhân loại, các bộ phận của quan hệ sản xuất cũng có chiều hướng
biến đổi. Nó đang ngày càng biến đổi sao cho có sự thích ứng và phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Về quan hệ sở hữu, với sự phát triển như vũ
bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của khoa học cơng nghệ thì kinh tế tri
8


thức đã bắt đầu xuất hiện. Nó làm cho các hình thức sở hữu phát triển ngày càng đa
dạng và đan xen nhau phức tạp, trong đó sở hữu hỗn hợp ngày càng phát triển.
Phạm vi của nó khơng chỉ dừng lại ở tư liệu sản xuất mà sở hữu trí tuệ, sở hữu
cơng ngày càng có vai trị quan trọng. Với xu thế tồn cầu hố, kéo theo các nền
kinh tế khác nhau xâm nhập vào thì sở hữu khơng chỉ mang yếu tố quốc gia mà
cịn mang tính chất quốc tế. Như vậy các hình thức sở hữu quốc tế đã thâm nhập
vào từng quốc gia làm đa dạng các quan hệ sở hữu. Và do đó, quan hệ sản xuất của
từng quốc gia phong phú hơn. Về quản lý: xu hướng chung là vai trò của Nhà nước
trong nền kinh tế ngày càng cao. Song Nhà nước không trực tiếp quản lý sản xuất
kinh doanh. Mà chủ yếu sử dụng các công cụ quản lý theo hướng xã hội hố với
việc xuất hiện các hình thức mới như các Công ty cổ phần. Về mặt phân phối ngày
càng đa dạng hố các hình thức phân phối. Ngồi phân phối theo lao động, cịn có
phân phân phối ngồi thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập
thể. Phát triển cả hình thức phân phối theo nguồn lực đóng góp. Bởi sự phát triển
của các hình thức phân phối theo nguồn lực đóng góp. Bởi sự phát triển của các
hình thức phân phối là cơ sở công bằng xã hội.
Thực hiện theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đang đóng góp vai trị rất lớn trong việc
phát triển nền kinh tế. Giống như các cuộc cách mạng trước đó, cuộc cách mạng
cơng nghiệp lần thứ tư có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện
chất lượng cuộc sống cho dân cư trên toàn thế giới. Đến nay, những người có được
nhiều nhất từ nó đã được người tiêu dùng có khả năng chi trả và tiếp cận với thế

giới kỹ thuật số; công nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới có thể làm
tăng hiệu quả và niềm vui trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Đặt một chiếc
taxi, đặt một chuyến bay, mua một sản phẩm, thanh toán, nghe nhạc, xem phim
hoặc chơi một trò chơi, bất kỳ điều nào trong số này bây giờ có thể được thực hiện
từ xa.
9


Trong tương lai, sự đổi mới công nghệ cũng sẽ mang đến một phép màu cho
các nhà cung ứng với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí vận
chuyển và truyền thơng sẽ giảm, các chuỗi cung ứng và hậu cần toàn cầu sẽ trở nên
hiệu quả hơn và chi phí thương mại sẽ giảm. Tất cả sẽ mở ra thị trường mới và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Và thực tế có rất nhiều trang thương mại điện tử xuất hiện, đáp ứng mọi nhu
cầu của người tiêu dùng. Với nhiều mặt hàng cùng với kiểu dáng, mẫu mã khác
nhau, thu hút sự quan tâm rất lớn của khách hàng. Khơng chỉ vì hàng hố đa dạng,
phong phú mà cịn vì sự tiện lợi, nhanh chóng của nó. Khơng cịn là hình thức trao
đổi bn bán trực tiếp mà giờ là thời đại “kinh doanh số”, tất cả giao dịch đều chỉ
trong nháy mắt thông qua các ví điện tử, thẻ ngân hàng. Khơng chỉ thuận tiện cho
người mua, mà cịn đem lại lợi ích cho người bán. Vì giờ đây họ khơng cần phải
th mặt bằng với một chi phí đắt đỏ nữa. Chỉ cần một cái nháy chuột là họ có thể
tự tạo lập kênh bán hàng trên Internet của riêng mình.
Nhưng bên cạnh những lợi ích to lớn trên, khơng thể khơng nhắc tới những
hạn chế của cuộc cách mạng 4.0. Khi con người đang trở nên quá lạm dụng vào sự
phát triển của khoa học công nghệ, con người ta sẽ trở nên trì trệ, khơng phát triển.
Ví dụ như sử dụng điện thoại nhiều khiến con người ta mất đi sự giao tiếp với
nhau, con người không kết nối được với con người qua thế giới thật. Cuộc cách
mạng 4.0 khiến con người ta nhìn nhận nhau qua một lăng kính hết sức mờ ảo. Con
người dần mất đi niềm tin tưởng lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học xã
hội, cũng là sự phát triển của các tệ nạn xã hội. Khi ngày nay, máy móc đang dần

thay thế con người, sẽ có hàng triệu người thất nghiệp. Và khi không đủ khả năng
chi trả cho cuộc sống, con người sẽ dễ bị dụ dỗ tới những con đường sai trái.
Kết luận: Cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi về lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất và mối liên hệ giữa chúng. Có những thay đổi tích cực, nhưng cũng có
10


những thay đổi tiêu cực. Vì thế con người trong thời kỳ này phải biết nắm bắt
những cơ hội để phát triển, tránh bị thụt lùi lại phía sau. Và nhà nước, chính phủ
cũng cần có những quy định, những chính sách hỗ trợ để khắc phục những điểm
cịn hạn chế này.

Danh mục tham khảo:
 Giáo trình những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
 Giáo trình Triết học Mác – Lênin
 Ghi chép trên lớp


Trang a/



Trang />


Trang

11




×