Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật tiết niệu: Một nghiên cứu bệnh chứng từ dữ liệu bảo hiểm quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.21 KB, 5 trang )

vietnam medical journal n02 - MAY - 2021

3. Grass J. A. (2005), "Patient-controlled analgesia",
Anesth Analg. 101(5 Suppl), p. S44-61.
4. Kulkarni Anita, et al (2018), "A comparative study
of ropivacaine and bupivacaine with fentanyl for
postoperative patient-controlled epidural analgesia
after major abdominal oncosurgery". 1(2), p. 66-72.
5. Liu S. S., Allen H. W., Olsson G. L. (1998),
"Patient-controlled
epidural
analgesia
with
bupivacaine and fentanyl on hospital wards:
prospective experience with 1,030 surgical
patients", Anesthesiology. 88(3), p. 688-95.
6. Eid Essam A., Alsaif Faisal A. (2007), Combined
Epidural-General Anesthesia (CEGA) In Patients

Undergoing Pancreatic Surgery: Comparison
Between Bupivacaine 0.125% And 0.25%.
7. Lv Bao-sheng, et al (2014), "Efficacy and safety
of local anesthetics bupivacaine, ropivacaine and
levobupivacaine in combination with sufentanil in
epidural anesthesia for labor and delivery: a metaanalysis", Current Medical Research and Opinion.
30(11), p. 2279-2289.
8. Shantiraj Gunna, Kalyan Sankula (2018), "A
study on evaluation of epidural levobupivacaine
0.125% and ropivacaine 0.125% with and without
fentanyl for postoperative pain relief in abdominal
surgeries", Journal of Evidence Based Medicine


and Healthcare. 5, p. 2174-2179.

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH
SAU PHẪU THUẬT TIỆT NIỆU: MỘT NGHIÊN CỨU
BỆNH CHỨNG TỪ DỮ LIỆU BẢO HIỂM QUỐC GIA
Bùi Mỹ Hạnh1,2, Hồng Long1,2
TĨM TẮT

40

Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được tiến hành trên
145.479 người bệnh phẫu thuật tiết niệu từ 1/2017
đến 9/2018. Người bệnh được đánh giá điểm số nguy
cơ trước phẫu thuật theo thang điểm Caprini hiệu
chỉnh và được theo dõi trong khoảng thời gian 30
ngày sau phẫu thuật để xác định tỷ lệ huyết khối tĩnh
mạch (HKTM). Phân tích hồi quy đa biến được thực
hiện nhằm xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến
HKTM sau phẫu thuật. Có 92 người được chẩn đốn
mắc HKTM sau phẫu thuật trong vòng 30 ngày (chiếm
tỉ lệ 0,06%). Số người có điểm Caprini 3-4 điểm chiếm
tỷ lệ nhiều nhất (49,3%). Điểm Caprini càng cao thì
nguy cơ mắc HKTM sau phẫu thuật tiết niệu càng
tăng. Các yếu tố nguy cơ liên quan có ý nghĩa
(p<0,001-0,01) đối với HKTM sau phẫu thuật tiết niệu
bao gồm tuổi >60, tiền sử nhồi máu cơ tim, loét dạ
dày, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, suy tĩnh
mạch, suy thận, tiền sử huyết khối, bệnh mạch máu
ngoại vi. Các yếu tố này cần được đánh giá trước
phẫu thuật nhằm hỗ trợ ra quyết định dự phịng huyết

khối tĩnh mạch thích hợp trên lâm sàng.
Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch, yếu tố nguy cơ,
phẫu thuật tiêt niệu

SUMMARY
RISK FACTORS OF VENOUS
THROMBOEMBOLISM AFTER UROLOGICAL

1Trường
2Bệnh

Đại Học Y Hà Nội
viện đại học Y Hà Nội

Chịu trách nhiệm chính: Bùi Mỹ Hạnh
Email:
Ngày nhận bài: 9.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021
Ngày duyệt bài: 10.5.2021

162

SURGERY: A DISEASE STUDY FROM
NATIONAL INSURANCE DATA

A descriptive cross-sectional study was conducted
on 145,479 urology patients from January 2017 to
September 2018. The patient was assessed for the
risk score before surgery according to the adjusted
Caprini risk assessement model and was monitored for

a period of 30 days after surgery to determine the
rate of venous thromboembolism (HKTM). Multivariate
regression analysis was performed to identify the risk
factors associated with the postoperative venous
thromboembolism. There were 92 people diagnosed
as having venous thrombosis after surgery within 30
days (accounting for 0.06%). The number of people
with a Caprini score of 3-4 accounts for the highest
proportion (49.3%). The study showed that the higher
the Capriniscore, the greater the risk of developing
venous thromboembolism after urological surgery. The
relevant risk factors (p <0.001) for post-urinary
surgery include age> 60, history of myocardial
infarction,
gastric
ulcer,
diabetes,
cancer,
hypertension, varicose vein, renal failure, history of
thrombosis, peripheral vascular disease. These factors
need to be assessed prior to surgery in order to assist
in making clinically appropriate decisions for venous
thromboembolism prevention.
Key words: VTE, risk factors, urology patients.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng huyết khối
làm tắc một phần hay tồn bộ tĩnh mạch sâu.
Phần lớn HKTM khơng có triệu chứng lâm sàng,

theo nghiên cứu của Pannucci CJ chỉ có 11% NB
có triệu chứng lâm sàng [1]. Do vậy việc tầm
soát và phòng ngừa bệnh này là cần thiết để
phát hiện sớm, điều trị và ngăn chặn các biến
chứng. Trong các thang điểm đang được sử
dụng để phân tầng yếu tố nguy cơ HKTM, thang


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 502 - THÁNG 5 - SỐ 2 - 2021

điểm Caprini được sử dụng phổ biến bởi tính đơn
giản, dễ sử dụng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao
[2]. Tại Việt Nam phiên bản hiệu chỉnh của mơ
hình Caprini đã được áp dụng trong đánh giá
nguy cơ ở người bệnh trải qua phẫu thuật chấn
thương chỉnh hình, phẫu thuật mạch máu và
phẫu thuật thần kinh [3],[4]. Nghiên cứu này
được thực hiện với mục tiêu:

1. Mô tả tỷ lệ HKTM sau phẫu thuật tiết niệu
phân bố theo điểm Caprini hiệu chỉnh
2. Xác định các yếu tố nguy cơ HKTM ở người
bệnh trải qua thủ thuật - phẫu thuật tiết niệu
theo mơ hình Caprini hiệu chỉnh

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và nguồn số liệu nghiên
cứu. Số liệu được lấy từ nguồn dữ liệu các bệnh
viện có phẫu thuật trên cả nước có gửi chính

thức lên cổng dữ liệu điện tử bảo hiểm quốc gia
từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.
Chẩn đoán HKTM theo hướng dẫn của Hội lồng
ngực Mỹ 2012. Chuẩn dữ liệu được xác thực đảm
bảo theo yêu cầu kết nối mới được chấp nhận.
2.2. Thiết kế nghiên cứu. Nghiên cứu được
tiến hành theo phương pháp thiết kế mô tả cắt ngang
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu. Nghiên cứu lựa
chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh trưởng
thành (>18 tuổi) sau phẫu thuật tiết niệu và
người bệnh được chẩn đoán xác định mắc HKTM
Tiêu chuẩn loại trừ: Người có HKTM tại
thời điểm nhập viện hoặc trước phẫu thuật,
người bệnh đang trong quá trình điều trị huyết
khối, có chống chỉ định sử dụng thuốc chống
đơng vì bất kỳ lý do, hoặc sử dụng thuốc kháng
tiểu cầu.
Cỡ mẫu thu được n= 145.479 người bệnh
thỏa mãn tiêu chuẩn và được đưa vào phân tích.
2.4. Định nghĩa và thời điểm thu thập
các biến số
Định nghĩa biến số. Các biến số của nghiên
cứu bao gồm (1) đặc điểm tuổi, giới tính, (2) Các
yếu tố nguy cơ theo Thang điểm Caprini phiên
bản 2013 với cách cho điểm từng yếu tố bao
gồm:[2]
Các yếu tố nguy cơ 1 điểm: Từ 41 đến 60
tuổi; Đại phẫu hơn 45 phút trong 30 ngày trước
phẫu thuật; Có kế hoạch tiểu phẫu (dưới 45

phút); thời gian phẫu thuật hiện tại >2 giờ; Giãn
tĩnh mạch; Viêm loét đại tràng; Sưng chân (hiện
tại); Thừa cân hoặc béo phì (BMI >25); Nhồi
máu cơ tim; Suy tim ứ huyết; Nhiễm khuẩn nặng
(ví dụ viêm phổi); Bệnh phổi mạn tính (Hen,
COPD); hạn chế vận động dưới 72 giờ; hút

thuốc, đái tháo đường phụ thuộc insulin, đang
dùng hóa trị, truyền máu, Hiện đang dùng thuốc
tránh thai hoặc liệu pháp hormon thay thế
(HRT); Có thai hoặc sinh con trong tháng trước;
Tiền sử thai chết lưu, sẩy thai tự nhiên tái diễn
(>3), sinh non kèm nhiễm độc thai nghén.
Các yếu tố nguy cơ 2 điểm: Từ 61 đến 74 tuổi;
Có bệnh ác tính trước đây hoặc hiện nay (trừ ung
thư da khơng phải là u hắc tố); Có kế hoạch đại
phẫu kéo dài hơn 45 phút (kể cả mổ nội soi ổ
bụng và nội soi khớp); Bó bột hoặc đặt máng bột
khơng tháo được để bất động chân trong tháng
trước; Đặt catheter tĩnh mạch trung ương trong
tháng trước; Nằm liệt giường trên 72 giờ.
Các yếu tố nguy cơ 3 điểm: Từ 75 tuổi trở
lên; Tiền sử bản thân bị huyết khối; Tiền sử gia
đình có bệnh huyết khối; Tiền sử cá nhân hoặc
gia đình xét nghiệm máu dương tính cho thấy
tăng nguy cơ đông máu
Các yếu tố nguy cơ 5 điểm: Mổ thay khớp
kháng hoặc khớp gối; Gãy xương hông, xương
chậu hay gãy chân; Đa chấn thương (do té ngã
hay tai nạn giao thơng); Tổn thương tủy sống

gây liệt; đột quỵ
Mơ hình đánh giá nguy cơ được hiệu chỉnh do
các các biến số Tiền sử cá nhân hoặc gia đình
xét nghiệm máu dương tính cho thấy tăng nguy
cơ đơng máu. Các thơng số xét nghiệm như yếu
tố Leiden V, homocysteine huyết thanh, kháng
thể kháng cardiolipin, prothrombin 20210A, chất
chống đông lupus được loại khỏi mơ hình thống
nhất trong các nghiên cứu trước đây[3-5]
Thời điểm thu thập biến số
1. Trước phẫu thuật: Đánh giá các yếu tố nguy
cơ cho từng người bệnh theo thang điểm Caprini
2. Sau phẫu thuật 30 ngày để xác định
có/khơng mắc HKTM theo tiêu chuẩn chẩn đoán
HKTM của “Khuyến cáo về chẩn đốn, điều trị và
dự phịng thun tắc huyết khối tĩnh mạch” của
Hội tim mạch quốc gia Việt Nam năm 2016:
Chẩn đốn HKTM chi dưới: người bệnh có
biểu hiện lâm sàng như sưng và đau ở một chân
(thường là bắp chân), cảm giác đau nhức khi
đứng hoặc đi bộ, ấm da ở vùng bị sưng, ban đỏ
ở chân. Siêu âm Dupplex hoặc chụp tĩnh mạch
chi dưới để chẩn đoán xác định có HKTM
Chẩn đốn tắc mạch phổi: người bệnh đột
ngột xuất hiện khó thở khơng rõ ngun nhân,
đau ngực khi hít vào, ho ra máu và nhịp tim
nhanh; Chẩn đốn xác định bằng chụp cắt lớp vi
tính (CT) hoặc chụp động mạch phổi.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu. Dữ liệu
được trích xuất trực tiếp vào file cơ sở dữ liệu

của STATA. Các thông tin nhận dạng người bệnh
163


vietnam medical journal n02 - MAY - 2021

như tên, địa chỉ, số điện thoại bị loại ra trước khi
phân tích.
Chúng tôi sử dụng tần số và tỷ lệ để mô tả
biến số định tính, trung bình và độ lệch chuẩn
(ĐLC) để mô tả biến số định lượng. Kiểm định
Chi-square và Fisher test được sử dụng để đánh
giá sự khác biệt về nguy cơ mắc HKTM giữa các
nhóm điểm Caprini. Mơ hình hồi quy đa biến
được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan
đến HKTM sau phẫu thuật tiết niệu. Kết quả
được trình bày bằng tỷ số chênh OR và khoảng
tin cậy 95% (KTC 95%). Giá trị p < 0.05 được
xem là có ý nghĩa thống kê. Tất cả các tính tốn
được thực hiện bằng phần mềm STATA 12.0.
2.6. Đạo đức nghiên cứu. Nghiên cứu đã
được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức của
Trường Đại học Y Hà Nội (số quyết định
67/HĐĐĐĐHYHN ngày 24/3/2017).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của đối tượng
nghiên cứu (n=145.479)


Đặc điểm
n
%
Nam
104.190
71,6
Giới
tính
Nữ
41.289
28,4
18-40
31.832
21,9
41-60
58.458
40,2
Tuổi
61-74
35.633
24,5
>74
19.556
13,4
0-2
40.178
27,6
3-4
71.712
49,3

Điểm
5-6
25.102
17,3
Caprini
7-8
4.422
3,1
>8
4.065
2,8
Nhận xét: Bảng 1 mơ tả đặc điểm chung,
bệnh đi kèm và tình trạng lúc nhập viện của
người phẫu thuật tiết niệu. Kết quả cho thấy tỷ
lệ phẫu thuật ở nam cao hơn nhiều so với nữ và
chiếm khoảng 2/3 quần thể. Nhóm tuổi 41-60
chiếm tỷ lệ người bệnh phẫu thuật tiết niệu cao
nhất. Đa số (49,3%) người bệnh thuộc nhóm
điểm Caprini từ 3-4.

Bảng 2. Tỷ lệ mắc HKTM theo nhóm điểm Caprini (n=145.479)

Số NB
Số NB
Tỷ lệ mắc
RR
95%CI
p
phẫu thuật mắc HKTM HKTM (%)
0-2 điểm

40.178
7
0,02
3-4 điểm
71.712
36
0,05
2,88
1,28-6,47
0,0104
5-6 điểm
25.102
33
0,13
7,55
3,34-17,05
<0,001
7-8 điểm
4.422
6
0,14
7,79
2,62-23,16
<0,001
>8 điểm
4.065
10
0,25
14,12
5,38-37,07

<0,001
Tổng
145.479
92
0,06
Nhận xét: Kết quả Bảng 2 cho thấy có 92 người bệnh được chẩn đoán mắc HKTM sau phẫu
thuật (chiếm tỷ lệ 0,06%). Tỷ lệ này tăng dần theo điểm số Caprini và cao nhất là ở nhóm có Caprini
>8 điểm (RR=14,12). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Điểm Caprini

Bảng 3. Yếu tố nguy cơ mắc HKTM sau phẫu thuật tiết niệu (n=145.479)

Giới
Tuổi

Bệnh
đồng
mắc

164

Đặc điểm
Nam
Nữ
18-40
41-60
61-74
>74
Nhồi máu cơ tim
Xơ vữa động mạch

Mạch máu não
Bất động >72 giờ
Hơ hấp mạn tính
Lt dạ dày
Suy tim
Tiểu đường
COPD
Ung thư
Tăng huyết áp
Suy tĩnh mạch

HKTM
63
29
11
23
37
21
2
1
10
1
5
29
2
5
0
20
37
14


Không mắc HKTM
104127
41260
31821
58435
35596
19535
507
68
8887
352
4827
22045
2910
581
879
13456
34154
571

RR

95% CI

p

1,16

0,75-1,8


0,50

1,14
3,01
3,11
6,33
11,23
1,8
2,22
1,67
2,57
1,09
23,16
0,89
2,72
2,19
44,46

0,06-2,33
1,53-5,89
1,5-6,44
1,56-25,63
0,70-179,09
0,97-3,61
0,14-35,63
0,68-4,12
1,66-3,99
0,27-4,42
3,27-55,06

0,06-14,30
1,66-4,46
1,44-3,32
25,32-79,62

0,72
<0,01
<0,01
0,01
0,09
0,04
0,57
0,26
<0,01
0,906
<0,01
0,93
<0,01
<0,01
<0,01


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 502 - THÁNG 5 - SỐ 2 - 2021

Suy hô hấp
0
275
2,84
0,18-45,69
0,46

Suy thận
10
7505
2,24
1,16-4,31
0,01
Mạch máu ngoại vi
3
376
12,91
4,10-40,60
<0,01
Tiền sử huyết khối
16
1051
25,63
5,71-46,79
<0,01
Bệnh gan
7
5151
2,24
1,04-4,84
0,04
Nhận xét: Kết quả bảng 3 cho thấy nguy cơ HKTM sau phẫu thuật tiết niệu là tuổi >60, nhồi
máu cơ tim, loét dạ dày, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, suy tĩnh mạch, suy thận, mạch máu
ngoại vi, tiền sử huyết khối, với mức liên quan có ý nghĩa thống kê (p <0,001).

IV. BÀN LUẬN


Các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng huyết
khối tĩnh mạch (HKTM) sau phẫu thuật tiết niệu
là một trong những biến chứng có tỷ lệ thấp
nhưng vẫn được coi là một trong những nguyên
nhân chủ yếu làm tăng thời gian nằm viện, gánh
nặng chi phí và tử vong nếu khơng được dự
phịng hay phát hiện kịp thời. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ mắc HKTM ở người bệnh sau
phẫu thuật tiết niệu là 0,06%. Kết quả này thấp
hơn so với nghiên cứu của tác giả Scarpa trên
những người bệnh sau phẫu thuật tiết niệu là
0,87%, trong đó có 3 ca tử vong [6]. Sự khác
biệt về kết quả này có thể do sự khác nhau
trong cách lựa chọn quần thể nghiên cứu, thiết
kế nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, tỷ
lệ, thời gian và kiểu điều trị dự phịng kháng đơng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc HKTM tăng dần
theo số điểm Caprini: điểm số càng cao thì nguy
cơ mắc HKTM sau phẫu thuật tiết niệu càng cao,
trong đó rõ rệt nhất là ở nhóm điểm Caprini >8
với nguy cơ tương đối (RR) là 14,1 với p< 0,001
(bảng 2). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của chúng tôi về đánh giá nguy cơ HKTM trên
2,7 triệu người bệnh trải qua các thủ thuật –
phẫu thuật khác nhau qua mơ hình Caprini hiệu
chỉnh với tỷ lệ HKTM phân bố theo nhóm điểm
Caprini tăng tỷ lệ thuận từ 0,04 – 0,45% [5].
Tương tự, nghiên cứu tác giả Kanchan đánh giá
nguy cơ HKTM ở người bệnh phẫu thuật bằng sử
dụng hệ thống tính điểm Caprini hiệu chỉnh cho

thấy nguy cơ và tỷ lệ mắc HKTM tăng mạnh theo
nhóm điểm 3-4 đến nhóm điểm >8 [7].
Việc phân loại người bệnh trong nhóm nguy
cơ cao nhất (điểm Caprini >5) là vơ cùng cần
thiết để nhận biết chính xác các trường hợp cần
phải được tăng cường việc điều trị dự phòng
huyết khối nhất. Tuy nhiên kết quả này chưa thể
hiện mức điểm >5 là điểm số nguy cơ cao nhất
để có thể ra quyết định dự phịng an tồn. Bên
cạnh đó, tác giả Pannucci thực hiện nghiên cứu
tính hợp lệ của thang điểm Caprini hiệu chỉnh và
cho thấy rằng, so với người bệnh có điểm
Caprini 3-4, người bệnh có điểm 7-8 hoặc cao
hơn có khả năng cao bị mắc HKTM với OR lần
lượt là 4,5 và 20,9 [1]. Các kết quả đã cho thấy

việc sử dụng thang điểm Caprini hiệu chỉnh trong
phân loại nhóm người bệnh có nguy cơ cao nhất
là hữu ích trong việc đánh giá chính xác mức độ
nguy cơ HKTM, giúp các nhà lâm sàng đưa ra các
biện pháp dự phòng huyết khối phù hợp hơn. So
với các nghiên cứu trước của chúng tơi về tính
hợp lệ của thang điểm Caprini hiệu chỉnh ở những
người bệnh phẫu thuật chấn thương và phẫu
thuật mạch máu [3, 4] nghiên cứu trên người
bệnh phẫu thuật tiết niệu cũng cho thấy sự tương
đồng về sự gia tăng nguy cơ và tỷ lệ mắc HKTM
sau phẫu thuật theo điểm số Caprini.
Bảng 3 cho thấy mối liên quan của sự khởi
phát HKTM sau phẫu thuật tiết niệu với các yếu

tố nguy cơ như tuổi >60, nhồi máu cơ tim, loét
dạ dày, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, suy
tĩnh mạch, suy thận, mạch máu ngoại vi, tiền sử
huyết khối. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của tác giả Petralia và Kakkar về tình trạng dự
phòng huyết khối ở người bệnh phẫu thuật tổng
quát có các yếu tố nguy cơ như tuổi, ung thư và
đang điều trị ung thư, tiền sử huyết khối, suy
tĩnh mạch, và sử dụng estrogen [8]. Kết quả
nghiên cứu của chúng tơi cho thấy người có tiền
sử lt dạ dày có nguy cơ HKTM khá cao. Dù
đây khơng phải là thành tố của thang điểm
Carpini nhưng có thể vì lý do sợ chảy máu dạ
dày sau phẫu thuật cũng như tác dụng không
mong muốn của thuốc chống đông nên đã trở
thành yếu tố gây nguy cơ huyết khối cao hơn rõ
rệt. Bên cạnh đó, sự khác nhau của các yếu tố
nguy cơ HKTM theo từng loại phẫu thuật chính là
điểm đáng lưu ý cho các bác sỹ trong việc chỉ
định điều trị dự phòng huyết khối và theo dõi
trong thực tế lâm sàng.

V. KẾT LUẬN

Tỷ lệ mắc của HKTM sau phẫu thuật tiết niệu
là 0,06%. Điểm số nguy cơ tương đối tăng theo
các nhóm điểm Caprini 3-4, 5-6, 7-8 và >8 lần
lượt là 2,88; 7,55; 7,79 và 14,12. Các yếu tố
nguy cơ HKTM sau phẫu thuật tiết niệu được
ghi nhận là tuổi >60, nhồi máu cơ tim, loét dạ

dày, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, suy
tĩnh mạch, suy thận, mạch máu ngoại vi, tiền sử
huyết khối (p <0,001).
165


vietnam medical journal n02 - MAY - 2021

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pannucci CJ, Bailey SH, Dreszer G và các
cộng sự. (2011), "Validation of the Caprini risk
assessment model in plastic and reconstructive
surgery patient", J Am Coll Surg, 212(1), 105-12.
2. Caprini JA (2010), "Risk assessment as a guide
for the prevention of the many faces of venous
thromboembolism", The American Journal of
Surgery, 199(1), 3-10.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Đào Xuân Thành, Nguyễn
Hoàng Hiệp và các cộng sự. (2019), "Khảo sát
một số yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch ở
người bệnh sau phẫu thuật chấn thương chỉnh
hình", Nghiên cứu y học, 121(5), 81-88.
4. Bùi Mỹ Hạnh, Đoàn Quốc Hưng và Hoàng Thị
Hồng Xuyến (2019), "Ứng dụng thang điểm caprini
hiệu chỉnh trong đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh
mạch trên người bệnh phẫu thuật mạch máu",

Nghiên cứu y học, 122(6).
5. Bùi Mỹ Hạnh, Dương Tuấn Đức và Trần Tiến

Hưng và cộng sự (2019), "Chi phí điều trị trực
tiếp biến chứng huyết khối tĩnh mạch sau phẫu
thuật 30 ngày ", Nghiên cứu Y học, 123(7), 86-93.
6. Scarpa RM, Carrieri G, Gussoni G và các cộng
sự. (2007), "Clinically overt venous thromboembolism
after urologic cancer surgery: results from the
@RISTOS Study", Eur Urol, 51, 130-135.
7. Kanchan B, Anitha M, Mohsina S và các cộng
sự. (2016), "Assessing the risk for development
of Venous Thromboembolism (VTE) in surgical
patients using Adapted Caprini scoring system", Int
J Surg, 30, 68-73.
8. Petralia GA và Kakkar AK (2008), "Venous
thromboembolism prophylaxis for the general
surgery patient: where do we stand?", Semin
Respir Crit Care Med, 29, 83-89.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngơ Minh Xuân*
TÓM TẮT

41

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm điều trị và
kết quả điều trị; Xác định các yếu tố liên quan đến kết
quả điều trị viêm phổi nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 5
tuổi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí
Minh. Đối tượng, phương pháp: Bệnh nhi từ 2 đến
59 tháng được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng

và điều trị tại khoa Nhi D (khoa hô hấp) Bệnh viện
Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 10/2019 đến tháng 10/ 2020.
Đánh giá kết quả điều trị sau 48 giờ nhập viện. Kết
quả: Kháng sinh ban đầu: Ceftriaxone 92,8%,
Cefoperazon/ Sulbactam (6%), phối hợp Ceftriaxone
+ Vancomycin (1,2%). Diễn tiến đáp ứng kháng sinh
ban đầu: đáp ứng 95,2%. không đáp ứng 4,8%, phải
thêm hoặc đổi kháng sinh. Kết quả điều trị: Thành
công 86,9%, thất bại 13,1%. Các yếu tố liên quan đến
kết quả điều trị: Trẻ có bệnh nền có tỉ lệ điều trị thành
cơng thấp hơn nhóm khơng có bệnh nền (OR= 17,4,
P<0,05). Trẻ có tiền căn tiếp xúc với người ho/ sổ mũi
trong tuần qua có tỉ lệ điều trị thành cơng thấp hơn
nhóm khơng tiếp xúc (OR= 9, P<0,05). Kết luận:
Viêm phổi trẻ em cần chẩn đoán và điều trị sớm nhằm
giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong.
Từ khoá: viêm phổi nặng, kháng sinh, biến chứng

SUMMARY
TREATMENT RESULTS OF SEVERE
PNEUMONIA IN CHILDREN AGED 2
*Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tp Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Ngơ Minh Xn
Email:
Ngày nhận bài: 10.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 28.4.2021
Ngày duyệt bài: 11.5.2021

166


MONTHS TO 5 YEARS AT THE HO CHI MINH
CITY TROPICAL DISEASES HOSPITAL

Objectives:
To
review
the
treatment
characteristics and treatment results of severe
pneumonia in children aged 2 months to 5 years at
the Ho Chi Minh city Tropical Diseases Hospital; and
explore the related factors to the outcomes. Subjects
and methods: Pediatric patients aged 2 to 59
months were diagnosed with severe communityacquired pneumonia and treated at Pediatrics
Department D (respiratory department) of Ho Chi
Minh city Tropical Diseases Hospital from October
2019 to October 2020. Evaluation of treatment results
after 48 hours of admission. Results: Initial
antibiotics:
Ceftriaxone
92.8%,
Cefoperazone/
Sulbactam (6%), combination of Ceftriaxone +
Vancomycin (1.2%). Progression of initial antibiotic
response: 95.2% response. do not respond 4.8%,
must add or change antibiotics. Treatment results:
Success 86.9%, failure 13.1%. Factors related to
treatment outcome: Children with underlying disease
have a lower success rate of treatment than the group
without underlying disease (OR = 17.4, P<0.05).

Children with a history of contact with a cough/runny
nose in the past week had a lower success rate than
the non-contact group (OR= 9, P<0.05). Conclusion:
Pediatric pneumonia requires early diagnosis and
treatment to reduce morbidity and mortality.
Keywords: severe pneumonia, antibiotics,
complications.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở trẻ 1-59 tháng. Năm
2015 có 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì
viêm phổi, chiếm 16% tổng số ca tử vong của



×