TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
Học phần: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0
ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4.0 VỚI VIỆC THAY
ĐỔI TƯ DUY VÀ NỘI DUNG ĐỐI NGOẠI TRONG QUAN HỆ QUỐC
TẾ
Giảng viên: LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Nhóm 5
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2021
MỤC LỤC
0
Phần 1: Khái quát và ảnh hưởng của 4.0.........................................................2
I/ Khái quát công nghệ 4.0...............................................................................2
II/ Ảnh hưởng của công nghệ 4.0...................................................................3
Phần 2: Thay đổi tư duy đối ngoại....................................................................6
I/Các xu thế chính trong quan hệ quốc tế hiện nay........................................6
II/ Đổi mới tư duy đối ngoại trong quan hệ quốc tế.......................................9
1.Tư duy toàn cầu :........................................................................................9
2.Trong lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.......12
3. Vai trò của chủ thể phi quốc gia tăng lên............................................14
II/ Thay đổi tư duy truyền thống về lợi ích quốc gia..................................16
Phần 3: Thay đổi nội dung đối ngoại :............................................................17
I/Về chiến tranh và hịa bình........................................................................17
II/Về kinh tế...................................................................................................17
III/Về chính trị...............................................................................................19
IV/Về quốc phịng an ninh............................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21
1
Phần 1: Khái quát và ảnh hưởng của 4.0
I/ Khái quát công nghệ 4.0
Thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã được áp dụng cho sự phát
triển công nghệ quan trọng một vài lần trong 75 năm qua, và là để thảo luận về
học thuật. Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên
được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hịa Liên bang Đức vào
năm 2011. Cơng nghiệp 4.0 nhằm thơng minh hóa q trình sản xuất và quản lý
trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc
đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát
triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên
xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói
tới chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà khơng cần sự
tham gia của con người.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại
thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”,
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn
khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách
mạng cơng nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc
và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này
không giống như bất kỳ điều gì mà lồi người đã từng trải qua.
Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự
tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất
cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất;
nhấn mạnh những cơng nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in
3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa, người
máy,...
Cuộc CMCN thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự động hóa
và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng
vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện tốn đám mây.
Cuộc CMCN lần thứ 4 khơng chỉ là về các máy móc, hệ thống thơng minh và
được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng
của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen
cho tới cơng nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử.
Cơng nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông
minh" hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật
lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế
giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau
2
và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được
tham gia vào chuỗi giá trị thông 7qua việc sử dụng các dịch vụ này.
II/ Ảnh hưởng của công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã
hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia.
Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều
thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.
Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu
dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều
được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất
lượng với chi phí thấp hơn
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát
tồn cầu. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả
sản xuất cũng như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy[5], ứng dụng
cơng nghệ in 3D (hay cịn được gọi là cơng nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là
giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ
chế tạo cắt gọt truyền thốngv.v… đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến
lạm phát tồn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử
dụng nguồn lực tiết kiệm hơn.
Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ
tác động hết sức tích cực. Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng
chủ yếu dựa vào động lực khơng có trần giới hạn là cơng nghệ và đổi mới sáng
tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào ln có trần giới
hạn.
Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liên
quan đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động
không đồng đều đến các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng
mạnh mẽ và có những ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, kể cả
các ngành tăng trưởng, tác động cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp,
với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những
công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về
cơng nghệ.
Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ
kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu
vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu
vào công nghệ và đổi mới sáng tạo:
* Nhiều quốc gia phát triển song chủ yếu dựa vào tài nguyên như Úc, Canada,
Na Uy v.v… đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhiều thách
thức. A rập Xê út gần đây đã chính thức tuyên bố về kế hoạch tái cơ cấu nền
kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng để giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu
mỏ. Trừ Ấn Độ, các nước cịn lại trong nhóm BRICS đang gặp nhiều thách thức
do có nền kinh tế dựa nhiều vào tài ngun khống sản.
3
* Nước Mỹ - đầu tàu thế giới về công nghệ và dẫn dắt cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang khơi phục vị thế hàng đầu của mình trên bản đồ kinh tế
thế giới.Các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) cũng tham gia
mạnh mẽ vào quá trình này, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghiệp chế tạo.
Trung Quốc cũng là nước có thể sẽ được hưởng lợi nhiều do sau nhiều năm xây
dựng và củng cố khả năng áp dụng và hấp thụ công nghệ thông qua tăng trưởng
xuất khẩu (kể cả bắt chước và sao chép) đã bắt đầu bước vào giai đoạn tạo ra
công nghệ với sự xuất hiện mạnh mẽ của một số tập đồn phát triển cơng nghệ
hàng đầu thế giới. Điều này giúp Trung Quốc giảm nhẹ được tác động của quá
trình điều chỉnh đang diễn ra sau giai đoạn tăng trưởng nóng của thập niên
trước.
* Tại châu Âu, một số nước như Đức, Na Uy có thể tham gia và tận dụng được
nhiều cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế
châu Âu khác tỏ ra hụt hơi trong cuộc đua này cho dù có hệ thống nguồn nhân
lực tốt, được lý giải một phần là do tinh thần và môi trường khởi nghiệp để thúc
đẩy phát triển công nghệ mới không bằng so với Mỹ và các nước Đông Bắc Á.
Bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại: các tập đồn
lớn vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị
các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây trong lĩnh vực cơng
nghệ vượt mặt.Một số ví dụ điển hình là:
Trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, các công ty như Google, Facebook
v.v… đang tăng trưởng nhanh, trong khi các công ty tiếng tăm khác như IBM,
Microsoft, Cisco, Intel, hay một loạt các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản
đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn. Sự sụp đổ của các
“ơng lớn” như Nokia, hay trước đó là Kodak cho thấy nguy cơ “sai một ly đi
một dặm” mà các công ty phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh đã khốc liệt lại
càng khốc liệt hơn trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đang diễn ra với tốc độ của “lũ quét”.
Trong lĩnh vực chế tạo, các công ty ô tô truyền thốngđang chịu sức ép cạnh
tranh quyết liệt từ các công ty mới nổi lên nhờ cách tiếp cận mới như Tesla đang
đẩy mạnh sản xuất ô tô điện và tự lái, cũng như Google và Uber.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, q trình tái cơ cấu đang diễn ra trên diện
rộng ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu nhân viên trong 10 năm tới do ứng
dụng ngân hàng trực tuyến di động, và sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh
nghiệp khởi nghiệp từ Silicon Valley cung cấp các dịch vụ tài chính rẻ hơn
nhiều cho khách hàng nhờ ứng dụng điện toán đám mây. Ngành bảo hiểm cũng
đang chịu sức ép tái cơ cấu dưới tác động của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và
tương lai sụt giảm nhu cầu bảo hiểm xe cộ khi xe tự lái trở nên phổ biến trên thị
trường
Cuộc cạnh tranh toàn cầu lại càng thêm khốc liệt với sự nhập cuộc của nhiều
công ty đa quốc gia siêu nhỏ, đang trở thành một xu hướng rõ nét nhờ hạ tầng
thông tin Internet cho hiện thực và thương mại hóa một ý tưởng mới trên toàn
4
cầu một cách nhanh chóng do chi phí giao dịch giảm mạnh, giúp giảm đáng kể
chi phí và qui mơ nhập cuộc.
Tác động đến mơi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong
trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và
thân thiện với môi trường. Các công nghệ giám sát môi trường cũng đang phát
triển nhanh, đồng thời còn được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu
thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực, ví dụ thơng qua các
phương tiện như máy bay không người lái được kết nối bởi Internet được trang
bị các camera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập các thơng tin số
liệu cần thiết cho việc giám sát.
Tác động đến xã hội thông qua kênh việc làm trong trung hạn là điều đáng
quan ngại nhất hiện nay. Trong những thập niên gần đây, bất bình đẳng về thu
nhập đã có xu hướng tăng nhanh, nổi bật là 1% số người giàu nhất nắm tài sản
tương đương với 99% số người còn lại. Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư lại càng làm khuyếch đại thêm xu hướng này do lợi suất của ý tưởng tăng
mạnh: nhờ có ý tưởng liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo nên đã xuất
hiện nhiều tỷ phú đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, điều rất khác biệt so với
giai đoạn trước đây. Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy hay
bổ trợ cho quá trình số hóa, tự động hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm –
tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học) cũng tăng mạnh.Trong khi đó, các kỹ
năng truyền thống đã từng có vai trị quan trọng trong giai đoạn trước, song
đang bị người máythay thế nên có lợi suất giảm mạnh. Nhóm lao động chịu tác
động mạnh nhất là lao động giản đơn, ít kỹ năng do rất dễ bị thay thế bởi người
máy và do vậy có giá đang giảm nhanh. Đây là một trong những ngun nhân
chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên tồn cầu, làm dỗng chênh lệch về
thu nhập và tài sản giữa một bên là lao động ít kỹ năng hay có kỹ năng dễ bị
người máy thay thế chiếm tuyệt đại bộ phận người lao động, và bên kia là
những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ cho q trình tự động hóa và số hóa
đang diễn ra với tốc độ nhanh.
Như vậy, ở những nước tư bản phát triển nhất đang diễn ra một mâu thuẫn mang
tính nền tảng của kinh tế thị trường: dưới tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, cung gia tăng mạnh mẽ trong khi cầu không theo kịp do nhiều
người lao động bị thay thế bởi q trình tự động hóa nên khơng có thu nhập.
Phổ thu nhập ở nhiều nước phát triển mang tính lưỡng cực với sự phân hóa rất
rõ nét, tạo nên một khoảng trống lớn ở giữa. Đây cũng là mâu thuẫn đã được
Các Mác chỉ ra giữa sự phát triển lực lượng sản xuất ở mức cao và phương thức
phân phối của chủ nghĩa tư bản. Điều này dẫn đến việc một số nhà kinh tế nổi
tiếng của thế giới như Dani Rodrik kêu gọi chủ nghĩa tư bản phải thực hiện thay
đổi căn bản lần thứ hai, với việc đưa vào mơ hình “Nhà nước sáng tạo”, sau lần
thay đổi thứ nhất với sự ra đời của Nhà nước phúc lợidưới tác động của cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân[7]. Một số chuyên gia khác đề nghị người máy
thông qua chủ phải đóng thuế thu nhập và đóng bảo hiểm xã hội để dùng tiền đó
đào tạo lại và hỗ trợ cho những công nhân bị thay thế.
5
Những ý tưởng về sàn an sinh xã hội – mọi người đề được cấp một khoản tiền
nhất định không phụ thuộc vào việc có đi làm hay khơng, những manh nha của
phương thức phân phối cộng sản chủ nghĩa “Làm theo năng lực, hưởng theo
nhu cầu” - đang được xem xét ở một số nước tư bản phát triển. Ví dụ, gần đây
một số quốc gia như Phần Lan, Hà Lan, Thuỵ Sỹ và gần đây nhất là Canada đã
quyết định thử nghiệm việc “cho tiền” người dân hàng tháng bất kể họ có thất
nghiệp hay khơng.
Những kế hoạch này có cơ sở hợp lý nếu xét về mức độ phát triển của lực lượng
sản xuất hiện nay ở một số nước có trình độ phát triển cao, đồng thời cũng phần
nào giúp giải quyết những mâu thuẫn cố hữu của hệ thống phân phối của nền
kinh tế thị trường có khả năng phá hủy cân đối cung cầu khi cách mạng cơng
nghệ có khả năng tạo ra nhiều của cải vật chất nhờ tự động hóa thay thế nhiều
lao động ít kỹ năng.
Phần 2: Thay đổi tư duy đối ngoại
I/Các xu thế chính trong quan hệ quốc tế hiện nay
Theo nhìn nhận của chuyên gia, tình hình thế giới và khu vực hiện nay nổi lên 8
xu thế lớn, tác động đến quan hệ quốc tế.
Trước hết, khác với thời Chiến tranh Lạnh, khái niệm “cực” quyền lực khơng
cịn mang ý nghĩa kiểm sốt đơn tuyến từ trên xuống. Thực tế là tập hợp lực
lượng hiện nay đa dạng, phức tạp, lỏng lẻo hơn, chủ yếu trên cơ sở lợi ích quốc
gia.
Trong cấu trúc và phân bố quyền lực hiện nay, do vai trò tăng lên của các nước
tầm trung, khả năng đơn phương chi phối của các cực giảm xuống. Sự ra đời
của G20 cho thấy nếu chỉ có các tập hợp cũ như G7 thì khơng đáp ứng được
thực tiễn quốc tế mới.
Đồng thời, tuy là các cực với khả năng kiểm soát lỏng lẻo hơn so với trước
nhưng quan hệ giữa các nước lớn vẫn mang tính định hình cục diện, cạnh tranh
hay hợp tác giữa các nước này có tác động lớn đến chiều hướng vận động của
tình hình.
Thứ hai, tiếp đà những năm gần đây, xu thế tồn cầu hóa tuy chưa bị đảo ngược
nhưng nhiều khía cạnh bị chững lại do sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy, chủ
nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc.
Xu thế chuyển dịch tư bản (và kéo theo nhiều lĩnh vực khác) vẫn diễn tiến theo
hướng từ Tây sang Đông, Bắc xuống Nam. Trong những năm vừa qua, tự do
hóa thương mại tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở việc ký kết ba hiệp định
thương mại táo bạo và quy mô hàng đầu là CTPP, FTA EU-Nhật và USMCA
(phiên bản mới của NAFTA).
6
Đồng thời, trong khi thúc đẩy tự do hóa thương mại và thuận lợi hóa đầu tư, giờ
đây nhiều chính phủ phải tính đến lợi ích của tổng thể hoặc một bộ phận thiểu
số người dân. Phong trào “áo vàng” ở Pháp, Brexit ở Anh, vấn đề người nhập cư
tại Mỹ, Đức, Áo cho thấy rõ điều đó.
Thứ ba, hịa bình, hợp tác tiếp tục là xu thế chủ đạo nhưng nguy cơ chiến tranh,
xung đột cục bộ tăng cao hơn so với trước, xuất hiện các hình thái mới, trong
khi tình hình nhiều điểm nóng khu vực chứng kiến những chuyển động khác
nhau.
Về tổng thể, hịa bình thế giới được duy trì, các cuộc xung đột quy mơ lớn
khơng xảy ra, tuy nhiên thế giới những năm qua đã xảy ra cuộc chiến tranh
Syria, căng thẳng gia tăng tại nhiều nước Trung Đơng, châu Phi, Mỹ La tinh.
Tình hình Biển Đông tuy không xảy ra sự cố lớn trên bề mặt nhưng nguy cơ va
chạm, xung đột không giảm, thậm chí nguy hiểm hơn do mật độ hiện diện các
phương tiện tăng lên.
Một số hình thái chiến tranh, xung đột mới xuất hiện như chiến trạng mạng,
chiến tranh bất quy tắc, xung đột phi vũ trang. Đáng chú ý, tình hình bán đảo
Triều Tiên hạ nhiệt nhanh chóng, thể hiện rõ các cuộc gặp cấp cao liên Triều và
Mỹ-Triều. Nguy cơ khủng bố ISIS giảm đi.
Tuy nhiên trên bình diện toàn cầu, hợp tác đa phương bị thách thức đáng kể.
Anh thúc đẩy thỏa thuận với EU về thực thi Brexit tuy chưa đạt được thống nhất
nội bộ. APEC dưới sự điều hành của nước chủ nhà Papua New Guinea không ra
được Tuyên bố chung. G20 tại Argentina đạt thỏa thuận nhưng với công thức
yếu. G7 bất đồng nhiều hơn so với trước. Trong khi đó, hợp tác song phương và
giữa các nhóm nhỏ hơn tăng lên, ví dụ hợp tác tay ba, tay tư (Mỹ - Nhật Australia, Mỹ - Nhật - Ấn Độ - Australia), hợp tác tiểu vùng tích cực hơn
(Mekong, Vành đai Ấn Độ Dương, CLMV…).
Thứ năm, các thách thức an ninh ngày càng đa dạng, phức tạp, khó lường, có
thể tạo ra các hệ quả trên diện rộng và trong dài hạn, bao gồm nhiều vấn đề phi
truyền thống tác động đến an ninh, phát triển của nhiều quốc gia, tạo thêm gánh
nặng về tài lực, vật lực và nhân lực.
Kể từ cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Mỹ đã bắt đầu xem an ninh mạng
là thách thức nghiêm trong hơn cả chủ nghĩa khủng bố. Cáo buộc can thiệp vào
bầu cử năm qua liên quan đến yếu tố an ninh mạng. An ninh nguồn nước tiếp
tục diễn biến đáng báo động ví dụ tại lưu vực hạ nguồn sông Mekong. Việc Mỹ
rút khỏi Thỏa thuận Paris 2015 làm giảm các nỗ lực quốc tế về ứng phó với biến
đối khí hậu trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng. Tội
phạm công nghệ cao tăng lên về số lượng và mức độ phức tạp. An ninh tài chính
7
xuất hiện các vấn đề như như tiền ảo (cryptocurrency), tài chính cơng nghệ
(fintech) mới, nạn đánh cắp bí mật thông tin, tin tặc can thiệp giao dịch ngân
hàng.
Cùng với xu thế tán quyền, mạng xã hội với tính chất siêu kết nối, lan tỏa cực
nhanh (nhiều lúc khó kiểm chứng và kiểm sốt) trở thành cơng cụ chuyển tải
thơng điệp chính trị sắc bén, đặt ra nhu cầu thay đổi phương thức quản lý và
quản trị tại nhiều quốc gia.
Thứ sáu, nỗ lực xu thế dân chủ hóa đời sống quốc tế, đấu tranh bảo vệ các
quyền lợi chính đáng, bình đẳng giữa các quốc gia vẫn tiếp tục nhưng kết quả
đạt được hạn chế hơn trong năm qua do tác động của chính trị cường quyền, chủ
nghĩa đơn phương và tình trạng khơng có thể chế siêu quốc gia bảo đảm cưỡng
chế thi hành luật pháp quốc tế.
Quá trình pháp điển hóa và tiến bộ luật pháp quốc tế nhìn chung được thúc đẩy
nhưng có mặt thụt lùi, nhất là trên khía cạnh thực thi. Ví dụ Phán quyết của Tịa
Trọng tài theo phụ lục VII của Cơng ước Luật biển năm 1982 chưa được tuân
thủ trên thực tế.
Chủ nghĩa đơn phương có dấu hiệu tăng lên, ví dụ việc Mỹ rút khỏi Hiệp định
Hạt nhân P5+1 với Iran, Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF),
UNESCO, Hội đồng Nhân quyền LHQ, Cơ quan Bưu chính Quốc tế. Sáng kiến
của các nước lớn như Chiến lược Ấn-Thái, BRI đặt ra vấn đề liệu ASEAN có
cịn giữ được vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình và rộng
hơn là vai trị của các nước vừa và nhỏ. Tính hiệu quả, hiệu lực của nhiều định
chế quốc tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của các nước lớn.
Thứ bảy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng sâu rộng, trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là công cụ quan trọng hàng đầu trong việc
xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Cơng nghệ mới khiến tư duy chính sách, tổ chức, quản trị và kinh doanh thay
đổi. Facebook không viết bất kỳ tin nào nhưng lại là hãng sở hữu nhiều tin tức
nhất thế giới. Các mơ hình kinh tế số (thương mại điện tử, hạ tầng số), kinh tế
chia sẻ (Uber, Grab, Airbnb) xuất hiện, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với các
mơ hình kinh doanh, sản xuất và dịch vụ truyền thống. Mỹ phóng tàu thăm dị
Insight lên sao Hỏa. Lần đầu tiên trong lịch sử, một công ty tư nhân có giá trị tài
sản vượt mốc 1.000 tỷ USD (hãng cơng nghệ Apple). Chương trình Made in
China 2025 đặt mục đích biến Trung Quốc thành cường quốc công nghệ hàng
đầu, dành 2,1% GDP cho nghiên cứu và phát triển, đứng thứ 2 thế giới. Nhật
Bản xây dựng xã hội 5.0. Hàm lượng tri thức trung bình trong các sản phẩm
chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Cạnh tranh công nghệ ngày càng khốc liệt.
8
Thứ tám, châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động
nhất và là trọng tâm địa chiến lược mới của thế giới, đem đến cả cơ hội và thách
thức cho các quốc gia khu vực.
Sự tập trung của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ (số 1), Trung Quốc (2), Nhật
Bản (3), Ấn Độ (6), ASEAN (7), Hàn Quốc (11), cộng với tốc độ tăng trưởng
cao (năm 2018 khoảng 5,6% so với mức kỷ lục 6,6% năm 2017) khiến châu ÁThái Bình Dương tiếp tục là địa điểm hấp dẫn nhất cho thương mại và đầu tư
tồn cầu.
Cùng với đó, các nước lớn triển khai các chiến lược quy mô, tiêu biểu là BRI
(Trung Quốc) và Chiến lược Ấn-Thái (Mỹ), đem lại cả cơ hội và thách thức mới
cho khu vực.
II/ Đổi mới tư duy đối ngoại trong quan hệ quốc tế
Ðổi mới tư duy nội dung của đối ngoại là sự đổi mới trong đánh giá tình hình
quốc tế, trong hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại để từ đó bảo vệ và
thúc đẩy hiệu quả hơn lợi ích quốc gia - dân tộc.
Ví dụ như ở Việt Nam, Ðiều này đã thể hiện rõ qua các giai đoạn của đổi mới,
từ phá thế bao vây cấm vận (1986 - 1995), mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế
quốc tế (1995 - 2010), giai đoạn đưa quan hệ đi vào chiều sâu và hội nhập quốc
tế toàn diện (2011 - nay).
Ðổi mới tư duy nội dung đối ngoại còn được thể hiện ở việc khơng ngừng hồn
thiện nội hàm lợi ích quốc gia - dân tộc. Như ở Việt Nam, Ðại hội XII của Ðảng
nêu rõ phải "bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi". Lợi ích
quốc gia - dân tộc của Việt Nam không phải là những lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp
hòi, mà được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế,
bình đẳng và cùng có lợi. Việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải là nguyên
tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại.
1.Tư duy tồn cầu :
Tư duy Tồn cầu cung cấp các thói quen tư duy giúp thúc đẩy sự hiểu biết và
đánh giá cao thế giới tồn cầu hóa phức tạp ngày nay. Các tài liệu và công cụ
bao gồm một khuôn khổ để suy nghĩ về năng lực toàn cầu và cung cấp sự rõ
ràng về các năng lực khác nhau liên quan đến năng lực tồn cầu.
Bảo vệ mơi trường, đại dương, chống biến đổi khí hậu, phát triển năng
lượng sạch là những vấn đề cấp thiết mà cả thế giới đang quan tâm.
9
Vd: G7 được biết đến là diễn đàn dành cho các nhà lãnh đạo, bộ trưởng và
nhà hoạch định chính sách của bảy nước trong nhóm, gồm Pháp, Ðức, Italy,
Nhật Bản, Anh, Mỹ và Canada cùng nhau xây dựng sự đồng thuận và tìm giải
pháp cho những vấn đề thách thức nhất hiện nay của toàn cầu. Liên hiệp châu
Âu (EU) được mời làm đối tác của G7 năm 1977. Tại Hội nghị cấp cao G7 diễn
ra trong các ngày 8 và 9-6, ngoài bảy thành viên G7 và đối tác EU, cùng bốn tổ
chức quốc tế là Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), cịn có 12 quốc gia khách
mời, từ khắp các châu lục.
Không phải ngẫu nhiên, Canada chọn vùng Charlevoix thuộc tỉnh Quebec, với
phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới năm 1989, làm nơi tổ chức Hội nghị cấp cao G7 lần này.
Ứng phó biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề chính trong chương trình
nghị sự của hội nghị. Theo nước chủ nhà Canada, hội nghị sẽ tập trung thảo
luận năm vấn đề ưu tiên, gồm đầu tư vào những lĩnh vực tăng trưởng có lợi;
chuẩn bị cho việc làm trong tương lai; tăng cường bình đẳng giới và trao quyền
cho phụ nữ; cùng hành động trong các vấn đề về biến đổi khí hậu, đại dương,
năng lượng sạch; và xây dựng một thế giới hịa bình, an toàn hơn.
Dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia khách mời của Hội nghị cấp cao G7 mở
rộng năm 2018, trong đó có Việt Nam, là những nước ven biển. Ðại dương, các
nguồn tài nguyên biển trong việc hỗ trợ kinh tế địa phương và quốc gia là
những trọng tâm trong tổng thể chương trình hoạt động năm nay của G7 về xây
dựng nền kinh tế mạnh mẽ và bảo đảm tăng trưởng cho tất cả. Dự kiến, ba nhóm
vấn đề chính được đưa ra thảo luận, gồm xây dựng khả năng chống chịu, tính
ứng phó của các cộng đồng ven biển; hỗ trợ phát triển nghề cá bền vững và bảo
vệ môi trường đại dương; thúc đẩy các giải pháp xử lý rác thải nhựa ở các đại
dương.
Vd2: Các bộ trưởng năng lượng và môi trường của Nhóm các nền kinh tế phát
triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa nhóm họp tại tỉnh Nagano, Nhật
Bản.
Hội nghị đã nhất trí thiết lập một khn khổ quốc tế nhằm giảm tình trạng ơ
nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương, một trong những mối đe dọa cấp bách
nhất đối với môi trường hiện nay. Việc kết hợp giữa các chính sách năng lượng
và mơi trường được hy vọng sẽ đạt hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống biến
đổi khí hậu, bảo vệ “hành tinh xanh”.
Đây là lần đầu G20 tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng hai
bộ năng lượng và môi trường. Sự kết hợp giữa hai lĩnh vực này được đánh giá
sẽ giúp thế giới đưa ra những chính sách phù hợp và có sức nặng hơn. Tương tự
Hiệp định Pa-ri về chống biến đổi khí hậu, giải pháp đối với rác thải nhựa đòi
hỏi sự nỗ lực và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Đây là một trong những nội
dung hàng đầu trong chương trình nghị sự tại G20. Ngoài ra, thiết lập các quy
định quốc tế mới nhằm thực hiện mục tiêu giảm rác thải nhựa, một vấn đề cấp
10
bách mang tính tồn cầu hiện nay, cũng là nội dung chính được thảo luận tại hội
nghị lần này.
Với tư cách nước chủ nhà và là chủ tịch hội nghị, Nhật Bản đi đầu trong việc
giải quyết vấn nạn về rác thải nhựa. Tokyo đã đưa ra đề xuất thiết lập một khuôn
khổ quốc tế mới nhằm thúc đẩy nỗ lực giảm rác thải nhựa ra đại dương, cũng
như thảo luận về việc hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển giảm rác thải
nhựa. Hội nghị đã tập trung thảo luận việc xây dựng hệ thống quy phạm áp
dụng cho cả các nền kinh tế mới nổi và những nước đang phát triển. Các nước
phát triển dự kiến cơng bố kế hoạch hành động trong đó có giải pháp tăng tỷ lệ
tái chế rác thải nhựa và hỗ trợ các nước đang phát triển. Các đại biểu tham dự
cũng thảo luận về cơ chế báo cáo định kỳ, kiểm tra lẫn nhau và mở rộng thu
thập dữ liệu, phân tích để thấu hiểu tình trạng rác thải nhựa đại dương trên toàn
thế giới. Một cơ sở chung đối phó với vấn đề rác thải nhựa sẽ được đặt tại
Indonesia vào mùa thu năm nay.
Theo thỏa thuận quốc tế, các nước thành viên G20 sẽ tự giác triển khai các biện
pháp nhằm giảm lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương và thông báo những tiến
bộ đạt được định kỳ. Đây là nỗ lực của các thành viên G20 trước thực trạng rác
thải nhựa đổ ra đại dương gây ra tình trạng ơ nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng
mơi trường sống của các loài động vật biển. Theo Liên hợp quốc, mỗi năm, con
người thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có tới tám triệu tấn
trôi ra các đại dương. Phần lớn rác thải nhựa đến từ các nước châu Á, trong đó
có các nước thành viên G20. Các hạt vi nhựa có kích cỡ dưới 5 mm có thể tích
tụ trong cơ thể các loài cá, gây độc hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải.
Báo cáo về mức độ ô nhiễm nhựa do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF)
công bố cảnh báo, mỗi tuần, mỗi người có thể đưa vào cơ thể một chiếc thẻ
ngân hàng (tương đương với 5 g nhựa). So sánh hình ảnh này cho thấy tác hại
của các hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người đã tới mức báo động đỏ. Trước
lời kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp nhằm chấm dứt tình trạng ô nhiễm rác
thải nhựa, nhiều quốc gia thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đã đưa ra lệnh
cấm sử dụng hạt vi nhựa chủ yếu trong sản xuất các mỹ phẩm. Nghị viện châu
Âu khuyến nghị Ủy ban châu Âu thiết lập lệnh cấm ở quy mơ tồn châu lục đối
với tất cả các hạt vi nhựa được sử dụng trong sản xuất các loại mỹ phẩm và các
chất tẩy rửa từ nay tới năm 2020, đồng thời phải có biện pháp giảm việc thải vi
nhựa từ vải, lốp xe, sơn và đầu lọc thuốc lá.
Theo thống kê của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP), hiện có
127 quốc gia trên thế giới đã có đạo luật liên quan việc sử dụng túi nhựa, 91
nước trong số này đã cấm hoặc hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu, phân phối sản
phẩm nhựa. 180 nước đã đạt được thỏa thuận giảm mạnh lượng rác thải nhựa đổ
ra biển.
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một gói các chính sách nhằm giảm rác thải nhựa
thải trên biển như một phần trong nỗ lực nhằm nâng tầm quan trọng của vấn đề
này tại Hội nghị cấp cao G20 dự kiến diễn ra tại Ô-xa-ca (Nhật Bản) vào cuối
tháng này. Với một khuôn khổ quốc tế được thiết lập trong G20, việc thế giới
11
chung tay phối hợp giải quyết một trong những vấn nạn hàng đầu về môi trường
được kỳ vọng sẽ giảm bớt cho nhân loại một mối lo lớn trong cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu.
Đổi mới tư duy tồn cầu để:
Thời kỳ mới ngày càng đòi hỏi phát triển đất nước tồn diện, đồng bộ hơn về
mọi mặt, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm. Để tạo bước đột phá
mới cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy nhằm tạo ra không gian mới, động lực
mới cho sự phát triển về kinh tế - xã hội. Trong thời kì cách mạng cơng nghệ
4.0, các quốc gia trên thế giới đều có sự liên kết với nhau. Đổi mới tư duy để
thích ứng với sự chuyển biến của tình hình thế giới, phát huy tốt sức mạnh dân
tộc và sức mạnh của thời đại để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn,
duy trì nền hịa bình trên thế giới.
Sự cần thiết tiếp tục đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới
Tư duy là nền tảng của những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết về sự phát triển.
Trong lĩnh vực kinh tế, đó là những tư tưởng, lý thuyết, học thuyết kinh tế và
các trường phái kinh tế. Trong thực tiễn, tư duy phát triển kinh tế - xã hội thể
hiện ở những mục tiêu, định hướng phát triển thơng qua các chủ trương, chính
sách kinh tế - xã hội, được thể hiện bằng luật pháp, chính sách cụ thể trong từng
lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Khi nói đến tư duy mới hay đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội là nói tới
những thay đổi lớn trong quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, trong pháp luật, thể chế và chính sách quản lý. Tư duy mới
sẽ có chính sách mới, chính sách mới sẽ tạo ra phong trào mới, phong trào mới
sẽ tạo ra kết quả mới. Vì thế, đổi mới tư duy là khởi đầu cho quá trình phát triển
mới.
Tư duy mới hay đổi mới tư duy có vai trị đặc biệt quan trọng, mở đường và tạo
không gian cho sự phát triển. Phải thay đổi để có tư duy tồn cầu thì mới hội
nhập được với công nghệ 4.0 ngày nay.
2.Trong lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
An ninh truyền thống
Thứ nhất, khái niệm “an ninh truyền thống” chỉ đưa ra các mối đe doạ về quân
sự mà bỏ qua những nguy cơ khác đang ngày càng gia tăng như thảm họa môi
trường, thiếu lương thực, cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái kinh tế… Tức là
an ninh truyền thống nhấn mạnh an ninh chính trị và quân sự của quốc gia.. Nó
giả sử rằng các quốc gia chỉ là mục tiêu của vấn đề an ninh, nguồn gốc duy nhất
của đe doạ quân sự là từ các khối thù địch, giá trị cơ bản của an ninh này là bảo
đảm sự sống còn của quốc gia và toàn vẹn về lãnh thổ, chủ quyền; và tiếp cận
thu được của an ninh chính là liên minh chính trị và ngăn chặn hạt nhân…
Chính vì vậy, khái niệm này trở nên “thiếu cân xứng” khi một loạt các thuật ngữ
mới xuất hiện trong chương trình nghị sự an ninh của nhiều quốc gia như “an
12
ninh kinh tế”, “an ninh lương thực”, “an ninh năng lượng và nguồn tài nguyên”,
“an ninh môi trường”…
Thứ hai, khái niệm “an ninh truyền thống” được coi là chỉ thiên về bảo vệ lợi
ích của chính quyền trung ương và tầng lớp có đặc quyền trong xã hội mà bỏ
qua lợi ích của dân chúng. Hay nói cách khác, khái niệm “an ninh truyền thống”
được sử dụng nhằm mục đích kiểm sốt nhà nước và duy trì cơ cấu kinh tế xã
hội ưu đãi đối với các tầng lớp đặc quyền. Như vậy thì khái niệm này khơng
đảm bảo cho sự thịnh vượng và phát triển của từng cá nhân trong xã hội và do
đó khơng thể tồn tại trong một thế giới dân chủ.
An ninh chính trị và an ninh quân sự luôn là trọng tâm của an ninh quốc gia. Hệ
thống quan hệ quốc tế cận đại lấy quốc gia làm “thực thể đơn nhất”; chính phủ,
quốc dân, lãnh thổ và chủ quyền là nhân tố, tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá quốc
gia có tồn tại hay khơng và liệu có được quốc tế thừa nhận hay khơng. Hạt nhân
của an ninh quốc gia chính là lợi ích quốc gia và chủ quyền quốc gia; an ninh
chính trị và an ninh quân sự. Tiêu chuẩn cơ bản đánh giá quốc gia có an ninh
hay khơng chính là có bảo đảm được các hạt nhân nêu trên hay không. Sự thay
đổi trật tự thế giới bắt nguồn từ sự thay đổi trong so sánh lực lượng, sự tăng lên
hay giảm xuống của địa vị và ảnh hưởng quốc tế giữa các quốc gia; quốc lực
mạnh hay yếu lại thể hiện ở sự mạnh hay yếu của thực lực kinh tế và quân sự.
Do tính độc lập và bài ngoại của chủ quyền cũng như “trạng thái vơ chính phủ
quốc tế” của hệ thống quốc tế, nên xung đột lợi ích giữa các quốc gia là khơng
thể tránh khỏi.
Quan niệm an ninh quốc gia truyền thống lấy an ninh chính trị và quân sự làm
trung tâm gắn liền với sự phát triển sức sản xuất xã hội loài người và diễn biến
của môi trường xã hội quốc tế. Từ khi ra đời quốc gia dân và chủ nghĩa tư bản
cận hiện đại đến nay, của cải lớn nhất của quốc gia là dân số và lãnh thổ, lợi ích
lớn nhất mà an ninh quốc gia bảo vệ là bảo đảm lãnh thổ và quốc dân của mình
khơng bị ngoại lai xâm phạm. Chính vì thế, đứng trước sự đe dọa và xâm nhập
của nước khác, tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự là việc đương nhiên của
mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất xã hội tư
bản cận đại, ham muốn của các cường quốc cận đại về nguồn năng lượng, thị
trường và lợi nhuận cũng dần dần tăng lên và các cường quốc này bắt đầu tiến
hành bành trướng đế quốc chủ nghĩa với quy mơ lớn trên tồn thế giới, thông
qua chiến tranh thực dân cướp đoạt lãnh thổ, dân số, tài nguyên và thị trường,
phân chia phạm vi thế lực; thực lực quân sự và phương thức chiến tranh là thủ
đoạn duy nhất của các nước này.Trong cách mạng công nghệ 4.0, các nước tăng
cường xây dựng sức mạnh quân sự, liên kết đồng minh để bảo đảm an ninh
truyền thống của mỗi quốc gia.
VD: Việt Nam trong những năm qua đã tích cực củng cố quốc phịng; tăng
cường hợp tác với các nước ASEAN nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo,; đồng
13
thời, đảm bảo an ninh chính trị, ngăn chặn những thông tin xuyên tạc chống lại
Nhà nước trên các mạng xã hội,… nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
An ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống” là một cụm từ mới, được xuất hiện chính thức trong
“Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi
truyền thống” thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6, giữa các nước
thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnơm
Pênh (Campuchia) ngày 01-11-2002.
Có thể hiểu một cách khái quát “an ninh phi truyền thống” là an ninh mang tính
chất phi quân sự và “các vấn đề an ninh phi truyền thống” là tất cả những mối
đe dọa đến chủ quyền quốc gia và sự tồn tại của con người cũng như sự phát
triển nói chung ngồi xung đột quân sự, chính trị và ngoại giao.
An ninh phi truyền thống đã và đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới,
việc nhận dạng các loại an ninh phi truyền thống và tác động của nó sẽ góp phần
hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia
trên thế giới, góp phần ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội và phát triển bền
vững. An ninh phi truyền thống ra đời phản ánh sự thay đổi nhận thức của con
người về an ninh và sự mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh quốc gia. Vì thế,
các mối đe dọa an ninh ngày càng mang tính đa dạng và phức tạp hơn, khơng
chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà cịn mang tính xun quốc gia, địi
hỏi phải có sự nỗ lực chung của nhiều quốc gia để ứng phó với các thách thức
an ninh phi truyền thống. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, an ninh phi
truyền thống đã trở thành chủ đề quan trọng, mối quan tâm lớn của các quốc gia
trên thế giới và được đề cập trong chiến lược quốc phòng, an ninh của nhiều
quốc gia trên thế giới.Trong bối cảnh hiện nay, các thách thức an ninh phi
truyền thống như khan hiếm nguồn nước, ơ nhiễm và suy thối mơi trường, biến
đổi khí hậu, di cư thiếu kiểm sốt… đang là những vấn đề nổi cộm mà các quốc
gia trên thế giới đang phải đối mặt.
Trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã chung tay giải quyết những
vấn đề trong an ninh phi truyền thống như cùng nhau bảo vệ mơi trường, chống
biến đổi khí hậu,…
3. Vai trị của chủ thể phi quốc gia tăng lên
Các tổ chức tư nhân cũng ngày càng tăng cường hoạt động liên quốc gia. Các
tổ chức tôn giáo liên quốc gia chống lại chế độ nô lệ đã xuất hiện từ năm 1775,
trong khi đó thế kỷ 19 chứng kiến sự ra đời của tổ chức Quốc tế Xã hội Chủ
nghĩa, Hội Chữ Thập Đỏ, các phong trào hồ bình, các phong trào vận động cho
quyền bầu cử của phụ nữ, và Hiệp hội Luật Quốc tế,vv… Trước Chiến tranh thế
giới thứ nhất có 176 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Đến năm 1956 con số này
tăng lên đến gần 1.000, và đến năm 1970 là gần 2.000. Gần đây, chúng ta chứng
kiến sự bùng nổ về số lượng của các tổ chức phi chính phủ. Và những số liệu
14
này chưa nói lên tồn bộ câu chuyện bởi vì chúng chỉ đại diện cho những tổ
chức được thành lập một cách chính thức. Có rất nhiều tổ chức phi chính phủ
tun bố hoạt động như một tổ chức vì “lương tâm tồn cầu”, đại diện cho lợi
ích chung của nhân loại vượt qua khỏi giới hạn của các quốc gia cụ thể, hay các
lợi ích mà các quốc gia không quan tâm. Mặc dù không được bầu ra một cách
dân chủ nhưng những tổ chức này đơi khi có thể giúp phát triển những chuẩn
tắc mới một cách trực tiếp bằng cách gây áp lực với các chính phủ và các nhà
lãnh đạo kinh tế đòi thay đổi các chính sách, cũng như gián tiếp thơng qua thay
đổi nhận thức của cơng chúng về việc các chính phủ và các cơng ty cần phải có
vai trị như thế nào. Xét về phương diện tài nguyên quyền lực, những tổ chức
mới này hiếm khi sở hữu sức mạnh cứng nhưng cuộc cách mạng thông tin đã
tăng cường đáng kể sức mạnh mềm cho họ.
Các chính phủ ngày nay đang phải chia sẻ sân khấu chính trị của mình với
những chủ thể có thể sử dụng thơng tin để tăng cường sức mạnh mềm và gây áp
lực lên chính phủ một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp bằng cách tác động vào
công chúng. Nếu xét tới quyền lực của các nhà biên tập uy tín hay những nhân
vật có thể định hướng thơng tin trong thời đại internet, chúng ta có thể thấy có
một cách đơn giản để đánh giá tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các tổ
chức liên quốc gia, đó là nhìn vào số lần được nhắc đến của các tổ chức này trên
các phương tiện truyền thơng đại chúng chính thống. Theo cách này, những tổ
chức phi chính phủ lớn nhất hiện nay đã trở thành những chủ thể thường xuyên
tham gia vào cuộc chiến giành sự quan tâm của những nhà biên tập có ảnh
hưởng. Ví dụ, trong vịng 10 ngày sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(Human Rights Watch) đưa ra Báo cáo Thế giới năm 2003, trong đó tổ chức này
chỉ trích nặng nề chính phủ Mỹ về cách tiến hành cuộc chiến chống khủng bố,
đã có nhiều bài báo xuất hiện trên 288 tờ báo và tạp chí đề cập đến tên tổ chức
này.
Thời gian qua, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các tổ
chức phi chính phủ. Sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ là xu thế khách
quan, được Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới
cơng nhận. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, các tổ chức phi
chính phủ trở thành nhân tố ngày càng quan trọng trong quan hệ đối ngoại giữa
các quốc gia. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ ngày càng được nâng cao
trong cộng đồng quốc tế khi hoạt động của chúng góp phần thúc đẩy sự phát
triển bền vững, giảm nghèo, tham gia xây dựng chính sách, bảo đảm quyền con
người, xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước trên thế giới.
Thơng thường thì các tổ chức liên chính phủ có vai trị của các tổ chức khu vực
trong việc gìn giữ hịa bình và an ninh thế giới được thể hiện thông qua các hoạt
động giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột, xây dựng pháp luật liên quan
15
đến hịa bình, an ninh khu vực hoạt động giải trừ quân bị và hợp tác giữa các
quốc gia trong lĩnh vực an ninh.
Có thể hiểu tổ chức liên chính phủ là một trong các thực thể liên kết các quốc
gia và cũng là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt với các tổ chức
phi chính phủ và các chủ thể khác của luật quốc tế, các tổ chức này được hình
thành trên cơ sở các điều ước quốc tế và để có thể thành lập một tổ chức quốc tế
thì các quốc gia thành viên bắt buộc phải ký kết một điều ước quốc tế để thành
lập tổ chức quốc tế đó, có các hệ thống các cơ quan duy trì hoạt động thường
xuyên theo đúng mục đích tơn chỉ của tổ chức quốc tế đó.
Ngày nay trong bối cảnh tồn cầu hóa và xu thế hợp tác trở nên nổi trội, số
lượng các tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày càng nhiều nhằm điều
phối và thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các quốc gia. Điều này phù hợp với lập
luận của các nhà tân tự do khi họ cho rằng việc hình thành các tổ chức quốc tế
liên chính phủ là nhu cầu tất yếu bởi các tổ chức này giúp góp phần giảm tình
trạng “thơng tin bất đối xứng”, qua đó giúp các quốc gia hiểu rõ nhau hơn và có
thể xây dựng các kỳ vọng về hành vi của nhau. Các tổ chức này cũng giúp giảm
chi phí giải quyết các vấn đề chung và tạo ra một khuôn khổ mang tính pháp lý
để điểu chỉnh hành vi của mỗi chủ thể tham gia chính trị quốc tế. Trong bối
cảnh vơ chính phủ của hệ thống quốc tế, các tổ chức liên chính phủ tồn cầu
như Liên Hiệp Quốc cũng là một cách tiếp cận giúp tiến tới mơ hình quản trị
tồn cầu được kỳ vọng sẽ hình thành trong tương lai.
II/ Thay đổi tư duy truyền thống về lợi ích quốc gia
Lợi ích quốc gia được nhắc đến ở đây là chủ quyền,an ninh, sức mạnh của một
quốc gia. Trong các từ điển luật học hay các cơng trình nghiên cứu, “chủ quyền
quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của
một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi phương diện, chính trị, an ninh,
quốc phịng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội và được đảm bảo tồn vẹn, đầy
đủ mọi mặt cả lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh
thổ của quốc gia mình” .
Lợi ích quốc gia - dân tộc được xác định trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân
tộc phải là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại.Để bảo vệ lợi ích của
quốc gia, dân tộc trong thời kì cách mạng cơng nghệ 4.0, mỗi quốc gia chúng ta
khơng chỉ cần có ý chí, quyết tâm mà phải có trí tuệ, trình độ khoa học, cơng
16
nghệ bắt kịp với sự phát triển của thời đại Trong xã hội CNTT, công nghệ số,
Nhà nước không chỉ một chiều là ứng dụng những thành tựu của công nghệ, mà
cịn có vai trị, trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội
CNTT, xã hội và nền kinh tế tri thức, kinh tế số.
Mục đích của xây dựng và phát triển xã hội thông tin là đảm bảo và nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người, đảm bảo năng lực cạnh tranh của quốc gia,
phát triển tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, hoàn thiện hệ thống quản lý quốc
gia trên cơ sở áp dụng những thành tựu tiến bộ về CNTT và truyền thông.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật
số và sinh học đang mờ đi, vấn đề quyền con người cần được đặc biệt quan tâm
bảo vệ, bảo đảm hơn bao giờ hết. Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0 lại càng trở nên cấp thiết. Lợi dụng Internet và sự yếu
kém của hệ thống pháp luật, của chế độ kiểm soát pháp lý và kỹ thuật, nhiều cá
nhân, tổ chức sẽ có những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của con người, xâm
phạm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Thách thức này đặt ra đối với vai
trò, trách nhiệm của mỗi Nhà nước và hệ thống pháp luật.
Vd :Khung pháp lý về bảo vệ thông tin người dùng trên mạng Internet, về bảo
vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường Internet và kỹ thuật số hiện nay của nhiều
nước trong đó có Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập, lỗ hổng, cần phải khẩn
trương hoàn thiện.
Phần 3: Thay đổi nội dung đối ngoại :
I/Về chiến tranh và hịa bình
Vấn đề hịa bình thế giới từ trước tới nay ln là chủ đề được tất cả chúng ta
quan tâm. CMCN 4.0 cịn ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, xã hội, an ninh quốc
gia và hội nhập quốc tế. Các giai đoạn quá độ chuyển sang một cuộc cách mạng
công nghiệp mới trong lịch sử thường xảy ra cuộc chiến tranh để phân chia lại
quyền lực và lợi ích. Tuy nhiên, ở thế kỷ XXI, do nhiều nguyên nhân khác nhau,
đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ
cùng q trình tồn cầu hóa đã làm cho “chiến tranh trên quy mơ lớn ít có khả
năng xảy ra”. Mâu thuẫn, cạnh tranh giữa các cường quốc dù có căng thẳng
cũng khó có thể xảy ra chiến tranh. Các nước này sẽ tìm cách thỏa hiệp với
nhau để bảo vệ lợi ích của mình, hoặc đẩy mâu thuẫn, xung đột sang “vùng
đệm” để thể hiện “sức mạnh mềm”, “sức mạnh thông minh” nhằm kích động
chạy đua vũ trang và bn bán vũ khí. Ranh giới giữa chiến tranh và hịa bình,
giữa chiến binh và dân thường, thậm chí là giữa bạo lực và phi bạo lực (chiến
tranh mạng) đang ngày càng trở nên mong manh.
17
Các cơng nghệ mới như vũ khí hạt nhân, vũ khí tự động, vũ khí điều khiển từ xa
và vũ khí sinh học trở nên dễ dàng chế tạo và sử dụng hơn; từng cá nhân và các
nhóm nhỏ sẽ sở hữu khả năng gây ra những tổn thương hàng loạt không thua
kém các quốc gia.
II/Về kinh tế
Bên cạnh chiến tranh và hịa bình, vần đề kinh tế được đưa ra bàn luận ở các
diễn đàn trên thế giới, chứng tỏ kinh tế đóng vai trị quan trọng trong thời đại
cách mạng công nghệ 4.0.
Nổi bật trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị WEF thường kỳ tại Davos (Thụy
Sĩ) năm 2019 là triển vọng không thật sự sáng của kinh tế thế giới, khi Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng năm 2019 chỉ đạt 3,7%, thậm chí
Ngân hàng Thế giới (WB) cịn đánh giá ở mức 2,9% kèm theo các điều kiện tài
chính thắt chặt. Quan ngại cịn gia tăng khi tình hình địa - chính trị khơng thuận
có nguy cơ tác động tiêu cực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là khi chủ nghĩa
dân túy, bảo hộ trỗi dậy, quay lưng với các tiến trình đa phương, trong khi căng
thẳng và xung đột gia tăng có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thương mại, tình
trạng biến đổi khí hậu dẫn đầu danh sách các rủi ro ln rình rập với nền kinh tế
tồn cầu. Trong bối cảnh đó, với vai trị Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát
triển và mới nổi (G20) năm 2019, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng nhiều
nhà lãnh đạo nhấn mạnh nhiệm vụ khôi phục niềm tin đối với hệ thống thương
mại quốc tế minh bạch và hiệu quả, thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật pháp,
cởi mở và tự do.
Khi tiến trình đa phương có dấu hiệu suy yếu, mục tiêu định hình tiến trình tồn
cầu hóa trong giai đoạn mới nổi lên là một yêu cầu cấp thiết. Theo nhà sáng lập
và là Chủ tịch WEF Klaus Schwab, thế giới chưa được chuẩn bị để ứng phó
những thay đổi lớn của tồn cầu hóa trong “kỷ ngun 4.0”, vì thế cần xác lập
các khn khổ và cơ chế mới để có thể tận dụng tốt hơn những cơ hội phía
trước. Tiến trình tồn cầu hóa mang lại tăng trưởng kinh tế và phát triển, song
cũng khiến tình trạng bất bình đẳng ngày càng giãn rộng.
Trong nội dung, chính sách phát triển kinh tế, Hàn Quốc xác định nguồn lực,
động lực, ngành sản xuất chính, chủ yếu cho phát triển kinh tế thời gian tới là
những ngành kinh tế số gắn với cách mạng cơng nghiệp 4.0, coi đây là những
ngành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Khác với Chính phủ tiền nhiệm ít
quan tâm đến khoa học và cơng nghệ, cách mạng cơng nghiệp 4.0 và kinh tế số,
Chính phủ Hàn Quốc hiện nay chú trọng, đề cao và chủ động, khẩn trương phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0
và kinh tế số, coi đây là nhiệm hết sức quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu của
chính quyền hiện nay. Để phát triển kinh tế số, tiếp cận cách mạng công nghiệp
4.0, Chính phủ Hàn Quốc nâng cao vị thế và quyền hạn của Cơ quan đổi mới
18
khoa học và công nghệ (STI), tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và phát
triển[1]; thành lập Ủy ban cách mạng công nghiệp lần thứ tư trực thuộc Tổng
thống để lập kế hoạch cho các ngành công nghiệp trong tương lai, đáp ứng yêu
cầu tình hình mới của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng, triển
khai các đề án phát triển khoa học và cơng nghệ, đón đầu cách mạng công
nghiệp 4.0, kinh tế số như “Kế hoạch hành động cuộc cách mạng công nghiệp
4.0”; “Kế hoạch xúc tiến động lực tăng trưởng sáng tạo” gồm 13 lĩnh vực được
xác định là động lực tăng trưởng của Hàn Quốc: Dữ liệu lớn, viễn thơng thế hệ
mới, trí tuệ nhân tạo, xe tự hành, máy bay mini không người lái, chăm sóc sức
khỏe theo yêu cầu, thành phố thông minh, thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường,
robot thơng minh, chíp bán dẫn thơng minh, vật liệu tiên tiến, thuốc mới và
năng lượng mới. Điểm đáng lưu ý trong chính sách phát triển kinh tế số của Hàn
Quốc là nước này xác định phát triển kinh tế số phải là sự phát triển tổng hợp,
liên ngành của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành, lĩnh vực
công nghiệp, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và phát triển và thông tin
truyền thông. Hàn Quốc cũng định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
thực hiện việc chuyển đổi số theo các nhóm: nhóm thương mại hóa sớm, nhóm
cơng nghệ nguồn, nhóm do Nhà nước trực tiếp đầu tư, nhóm do Nhà nước hợp
tác với doanh nghiệp, nhà nghiên cứu...
Để phát triển kinh tế số, Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ cho một số dự án
trên lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ số; giảm nhẹ gánh nặng khi khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo thất bại như xóa bỏ quy định về bảo lãnh liên đới; có
chính sách ưu đãi các nhà nghiên cứu, giáo viên đại học khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo; đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên lĩnh vực kỹ thuật
số...
III/Về chính trị
Trong thời đại tồn cầu hóa và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học
và công nghệ, hội nhập quốc tế là tất yếu, là nhu cầu tồn tại và phát triển của các
nước.
Thực tiễn, nhiều nước đang khai thác rất tích cực các thời cơ và quyền lợi của
hội nhập để đạt được tăng trưởng và tăng trưởng kinh tế-xã hội cao, ổn định
trong nhiều năm thường xuyên, khẩn trương vươn lên hàng các nước công
nghiệp mới và xây dựng được vị thế quốc tế đáng nể, song song xử lý khá thành
đạt các bất lợi và thách thức của q trình hội nhập, đó là trường hợp Hàn Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Mêhicô, Braxin…
Một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều quyền lợi từ hội nhập, song giải
quyết chưa tốt mặt trái của công cuộc này, nên phải đối mặt với nhiều chông
gai, thách thức to, có thể kể tới trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin,
19
Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Mặc dù vậy, suy
cho cùng ích lợi mà hầu hết các nước đang thu được trên thực tế từ tiến trình hội
nhập vẫn to hơn cái giá mà họ phải trả cho những ảnh hưởng tiêu cực xét trên
phương diện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này lý giải vì sao hội nhập
quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nước trên tồn cầu hiện
giờ.
Từ khi tham gia hội nhập quốc tế, chúng ta đã tạo lập, củng cố mơi trường hịa
bình, hợp tác, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi, “góp phần quan
trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc
gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,
giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân,
củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
IV/Về quốc phòng an ninh
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, mỗi quốc gia chúng ta
không chỉ cần có ý chí, quyết tâm mà phải có trí tuệ, trình độ khoa học, cơng
nghệ bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Hợp tác quốc phòng là một trong
những yếu tố quan trọng để duy trì hồ bình, ổn định trong khu vực và trên thế
giới ,đẩy mạnh quan hệ đối ngoại quốc phịng dưới mọi hình thức như trao đổi
các đoàn quân sự các cấp, tham vấn - đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn
đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau,
xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột. Bên cạnh đó, các nước cũng gắn kết
với nhau hơn để duy trì hịa bình trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp.Do
đó, trong mọi trường hợp, ASEAN vẫn phải đồng thời tiếp tục tham vấn và
đóng góp vào hồ bình an ninh ở khu vực bằng nhiều nỗ lực khác nhau, trong
đó có việc thúc đẩy hợp tác, đối thoại, liên kết, củng cố các diễn đàn của
ASEAN, tạo ra những nguyên tắc ứng xử chung và xây dựng các cấu trúc khu
vực dựa trên vai trò trung tâm của ASEAN.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />o_duong_cho_su_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_co_tinh_dot_pha_o_nuocall.html
8. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp | Tạp chí Quản lý nhà nước
(quanlynhanuoc.vn)
9. />10. />
21