Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

NGUYỄN MINH TRÍ

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

U N ÁN TIẾN S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

NGUYỄN MINH TRÍ

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02

U N ÁN TIẾN S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Vũ Ngọc anh
2. TS. Lê Quang Quý
PHẢN BIỆN ĐỘC
P:
1. PGS,TS. Đinh Ngọc Thạch
2. PGS,TS. Trần Nguyên Việt
PHẢN BIỆN:
1. PGS,TS. Đinh Ngọc Thạch
2. PGS,TS. ương Minh Cừ
3. PGS,TS. Vũ Đức Khiển
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


ỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nguyên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Vũ Ngọc Lanh và TS. Lê Quang Quý. Các số liệu, tài liệu sử
dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
Nghiên cứu sinh

NGUYỄN MINH TRÍ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT


Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HDI

Chỉ số phát triển con người

HĐND

Hội đồng Nhân dân

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

KCX - KCN

Khu chế xuất, khu cơng nghiệp


ODA

Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC ỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 15

Chương 1.

Ý

U N CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ............................................. 15
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI .............................................................................................. 15
1.1.1. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 15
1.1.2. Quan điểm về chính sách an sinh xã hội ......................................................... 25
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI .......................................................................................................... 38
1.2.1. Sự tác động của tăng trưởng kinh tế đối với chính sách an sinh xã hội ......... 41
1.2.2. Sự tác động của chính sách an sinh xã hội đến tăng trưởng kinh tế ............... 49
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 63
Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ................................................................ 65
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .................................................................................... 65
2.1.1. Tác động của yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế - văn hóa xã hội đến tăng trưởng
kinh tế và chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.............................. 65
2.1.2. Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và q trình
tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 70
2.1.3. Tác động của cách mạng khoa học - cơng nghệ và chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã
hội ở Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 76



2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................ 88
2.2.1. Thực trạng sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến chính sách an sinh xã hội
ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 89
2.2.2. Thực trạng tác động của chính sách an sinh xã hội đến tăng trưởng kinh tế ở
Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 109
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 129
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ....................................................... 132
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY .......................................................................................... 132
3.1.1. Tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội xuất phát từ mục tiêu chiến
lược phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 134
3.1.2. Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội cần dựa vào đặc
điểm, tiềm năng, thế mạnh Thành phố; đồng thời khai thác các nguồn lực xã hội và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển..................................................................... 140
3.1.3. Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh ...... 144
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 150
3.2.1. Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách
an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 151
3.2.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội ở Thành phố

Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 155


3.2.3. Gắn giữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh
tế nhanh, bền vững với việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 167
3.2.4. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy, đội ngũ cán bộ trong việc
thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 172
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 177
PHẦN KẾT U N CHUNG .............................................................................. 179
DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO............................................................. 183
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ........................................... 194
PHỤ ỤC ............................................................................................................... 195


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, cùng với các vấn đề khác của sự phát triển xã hội
như: kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật… thì mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội đóng vai trị quan trọng đến sự hưng
thịnh của mỗi quốc gia dân tộc. Bởi lẽ, tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã
hội suy cho cùng là vì con người - chủ thể của quá trình phát triển. Điều này đã
được C.Mác chỉ rõ “Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi
mục đích của bản thân mình” [52, tr.141], chính con người tạo ra điều kiện, nắm lấy
cơ hội và biến thành động lực để hiện thực hóa mục tiêu phát triển của mình, đến
lượt nó sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam

luôn khẳng định: “…thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, khắc
phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [25, tr.86], vì sự phát triển nhanh và bền vững
đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Đó là đường lối nhất quán, hợp lý và đúng đắn của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Vì thế, thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã
hội: “Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, năm sau cao hơn năm trước;
chất lượng tăng trưởng được nâng lên” [33, tr.225] và “chính sách an sinh xã hội
được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực lao động, việc làm, BHXH,
BHYT, người có cơng và bảo trợ xã hội. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc
lợi xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện. Nhận thức của người dân về tự bảo
đảm an sinh xã hội có tiến bộ, huy động nguồn lực xã hội cho chính sách xã hội tốt
hơn. Đã hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” [33,
tr.238]. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc thực hiện mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội nói riêng vẫn cịn
nhiều hạn chế như, chưa gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an
sinh xã hội, nhiều nơi cịn xem chính sách an sinh xã hội là cái đuôi của tăng trưởng


2

kinh tế, tình trạng phân hóa giàu - nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập và mức sống
ngày càng rõ rệt, hệ thống chính sách an sinh xã hội khơng theo kịp sự phát triển
của xã hội,… đã và đang tác động tiêu cực đến mục tiêu xây dựng mà Đảng và nhân
dân ta lựa chọn. Do đó, về phương diện lý luận, việc tiếp tục làm rõ yêu cầu, nội
dung của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội, để qua
đó, nhận thức ngày càng sâu sắc và thấy rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của mối
quan hệ này vẫn là một vấn đề cấp thiết; về phương diện thực tiễn, việc cần xác
định rõ cách thức, bước đi và tìm những giải pháp hữu hiệu để thực hiện một cách
hài hòa mối quan hệ này cũng là một yêu cầu có ý nghĩa thiết thực.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa,
khoa học - cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả
nước được Đảng và Nhà nước tin giao trọng trách “nâng cao chất lượng tăng trưởng
và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển
văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống nhân dân. Xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng cuộc sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa
tình” [24, tr.119]. Chính vị trí và trách nhiệm như vậy, trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, Thành phố luôn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
trên 10,05% (giai đoạn 1986 - 2015), cao gấp 1,66 lần so với tốc độ tăng trưởng
bình quân cả nước, góp phần quan trọng hàng đầu, khơng chỉ để đưa Thành phố Hồ
Chí Minh trở thành một Thành phố hiện đại, mà cịn làm tiền đề “thực hiện chính
sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả thiết thực” [24, tr.26], cải thiện đời sống nhân
dân, đời sống của người lao động. Song “tăng trưởng kinh tế chưa cao và bền vững,
chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập chưa cao;
chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, hàm lượng khoa học - công
nghệ trong giá trị sản phẩm còn thấp. Tiềm năng, lợi thế khai thác chưa đạt hiệu quả
cao” [96]; chính sách an sinh xã hội chưa hoàn thiện, ngang tầm với sự tăng trưởng
kinh tế và đi sâu chính sách kinh tế như chất lượng lao động có chiều hướng giảm
so với yêu cầu; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng; nguồn lực thực hiện


3

chính sách an sinh xã hội chủ yếu dựa vào ngân sách, với diện bao phủ và mức hỗ trợ
thấp ảnh hưởng đến việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội vì một Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại,
nghĩa tình. Đây là những thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, việc làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với

chính sách an sinh xã hội, từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó
đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm thực hiện tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh là
hết sức cần thiết. Đó là lý do mà nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội đang làm
biến đổi xã hội ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức chính trị - xã hội
trên thế giới với nhiều góc độ khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình ngun
cứu liên quan đến luận án như sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với chính sách an sinh xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Các
cơng trình tập trung giải quyết những vấn đề về vai trò của tăng trưởng kinh tế; đặc
điểm, chức năng của chính sách an sinh xã hội; tính tất yếu khách quan thực hiện mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia. Đầu tiên, là cơng trình Chính sách xã hội và q trình
tồn cầu hóa của Bruno Palier, Louis - Charles Viossat (chủ biên), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003, đã phân tích cơ sở lý luận về quản lý rủi ro xã hội, các chiến
lược quản lý rủi ro, các mơ hình quản lý rủi ro. Qua đó, cơng trình khẳng định: “quản
lý rủi ro tốt có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… nếu quản lý rủi ro không
hiệu quả, nó có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế” [78, tr.66-67], từ đó tác giả đưa ra


4

những giải pháp quản lý rủi ro thơng qua chính sách an sinh xã hội. Kế đến, Báo cáo
phát triển của Ngân hàng Thế giới năm 2006 với tựa đề Cơng bằng và phát triển, Nxb.
Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2005, được thực hiện bởi hai chuyên gia kinh tế

Francisco Ferreira và Michael Walton đã ủng hộ xây dựng xã hội công bằng, coi công
bằng là một mục tiêu của sự phát triển. Cơng bằng khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào
những vấn đề xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Báo cáo cũng chỉ ra sự
khác biệt giữa bình đẳng, cơng bằng và cho rằng: “Mức độ bất bình đẳng cao khiến cho
việc xóa đói giảm nghèo càng thêm khó khăn” [7, tr.123]. Cũng liên quan đến chủ đề
này cịn có Social security, the economy and development (An sinh xã hội, kinh tế và
phát triển), của tác giả James Midgley, California, Berkeley and Kwong-Leung-Tang,
2008; Economic growth and social Welfare; operationalizing Normative Social Choice
Theory (Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội; Lý thuyết lựa chọn của xã hội), của
Clark, M. và Islam, S, Victoria University, Australia, 2004; Social Security: The Phony
Crisis (An sinh xã hội: Cuộc khủng hoảng giả mạo) của Dean Baker, Mark Weisbrot,
University Of Chicago Press, 2005… Riêng ở Việt Nam, theo hướng trên có thể phân
thành các nhóm chủ đề cơ bản như sau:
Một là, các cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế. Theo hướng nghiên
cứu này có thể kể đến các cơng trình như: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt
Nam của Trần Thọ Đạt, Hà Nội, 2010; Mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ
năm 2001 đến nay - lý luận và thực tiễn của Nguyễn Văn Hậu, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2012; Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn
2011-2020, của Lê Quốc Lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; Mơ hình tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu
của tập thể tác giả do Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (đồng chủ biên), Nxb.
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013… Các cơng trình đã cho thấy bức tranh
tổng thể về những vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về
tăng trưởng kinh tế; đánh giá thành tựu và hạn chế của tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam trong quá trình đổi mới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tốc độ và
chất lượng tăng trưởng kinh tế.


5


Hai là, các cơng trình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội. Thời gian qua,
đã xuất hiện nhiều cơng trình được xuất bản, nhiều bài báo đăng trên tạp chí lý luận,
nhiều cuộc hội thảo bàn về chính sách an sinh xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tiêu biểu như: Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, của Đinh công Tuấn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008; Giải quyết an
sinh xã hội của Thái Lan, Malaixia, Philippin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
của Nguyễn Duy Dũng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015; Một số vấn đề về
chính sách xã hội ở nước ta hiện nay của Hồng Chí Bảo, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1993; Góp phần đổi mới và hồn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước
ta hiện nay của Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1996; Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp của Phạm Xuân Nam, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Báo cáo An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến
mức nào? UNDP tại Việt Nam (nhóm tác giả Martin Evans, Ian Gough, Susan
Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Tuyền, Đỗ Lê Ngọc Thu) công bố ngày
22/8/1007; Mai Ngọc Cường với cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009; Lý thuyết
và mơ hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) của tập thể tác giả Phạm
Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Hiên, Nguyễn Anh Dũng, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2009; An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 của Vũ Văn
Phúc, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012; Một số vấn đề cơ bản về
chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay của Mai Ngọc Cường (chủ biên), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; Chính sách an sinh xã hội - Thực trạng và giải
pháp của Lê Quốc Lý, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2014; Chính sách an sinh
xã hội và vai trị của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt
Nam của Nguyễn Văn Chiển, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014; và
một số bài báo cơng bố trên các tạp chí chun ngành, kỷ yếu hội thảo như Chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam và kinh nghiệm một số thành viên ASEM của Phan
Đức Thọ, Tạp chí Nguyên cứu châu Âu, tháng 5 năm 2005; Hệ thống đảm bảo xã
hội ở Trung Quốc hiện nay của Nguyễn Kim Bảo, Tạp chí Nguyên cứu Trung Quốc



6

(tháng 4 năm 2005); Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
an sinh xã hội của Hoa Kỳ, Thụy Điển và Đức của Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao
động – Xã hội, số 15 (2013), An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của
Phạm Xuân Nam đăng trên Tạp chí Xã hội học số 2 (118), năm 2012; Hệ thống
chính sách an sinh ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển của Nguyễn
Hữu Dũng, Tạp chí Khoa học ĐHQG, Kinh tế và Kinh doanh 26, năm 2010,...
Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến
mơ hình an sinh xã hội ở một số quốc gia trên thế giới, đồng thời các công trình đã
luận giải về bản chất, cấu trúc, chức năng, ngun tắc và vai trị của chính sách an
sinh xã hội; thực trạng về chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua,
từ đó các cơng trình đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng hồn
thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam từ nay đến năm 2020 và nhận
định: “Chính sách an sinh xã hội được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và phù
hợp với khả năng của nền kinh tế” [81, tr.69].
Ba là, các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với chính sách an sinh xã hội. Theo hướng này, những cơng trình ở mức độ
khác nhau đã luận giải về lý luận và thực tiễn giữa tăng trưởng kinh tế với những
chính sách an sinh xã hội (chính sách việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo,
chính sách BHXH…) và khẳng định: “mỗi bước tăng trưởng kinh tế phải góp phần
tạo tiền đề và điều kiện cho tiến bộ và công bằng xã hội; ngược lại, mỗi thành tựu
tiến bộ và công bằng xã hội phải trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế” [73,
tr.533]. Qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy hơn nữa trong quá trình
đổi mới; tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có các cơng trình: Tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam của Lê Bộ Lĩnh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt
yếu của Phạm Xuân Nam (chủ biên), 2005 Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005;
Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững chất lượng
cao ở Việt Nam của Đinh Văn Ân, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2005; Quan hệ giữa

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải


7

pháp, của Nguyễn Thị Nga Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2007; Gắn kết tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội của Trần Nguyễn Tuyên, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2010; Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt
Nam do Hoàng Đức Thân - Đinh Quan Ty (chủ biên, 2010), Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay của Vũ Thị
Vinh, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014; các bài viết Kết hợp hài hịa
chính sách kinh tế với chính sách xã hội của Vũ Văn Hà, đăng trong trong Tạp chí
Cộng sản, số 861 (tháng 7 năm 2014); Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 25 (2009)…
Các cơng trình khoa học trên tuy đã cung cấp những quan điểm, tư tưởng khoa
học của đề tài, song mới lý giải một mặt, một khía cạnh hoặc một góc độ của hai
thành tố ấy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng chưa đưa ra mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo hướng nghiên cứu
này có thể khái qt các cơng trình thành bốn nhóm cơ bản sau:
Một là, các cơng trình nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội của vùng đất Sài
Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh. Một bức tranh tổng thể về đặc điểm kinh
tế, xã hội, con người Thành phố Hồ Chí Minh được khắc họa rõ nét qua các cơng
trình tiêu biểu: Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hoài Đức, Nxb. Tổng hợp Đồng
Nai, Đồng Nai, 2006. Đây là cơng trình lịch sử và địa lý chun sâu đầu tiên về
vùng đất Nam Bộ Việt Nam, đã ghi chép rất công phu, tỉ mỉ về địa lý, hành chính,
phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư vùng đất Gia Định từ
thời Nguyễn Hữu Cảnh (1698) cho đến những năm đầu thế kỷ XIX. Cơng trình đã
để lại những giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử, kinh tế, xã hội và con người

trong q trình hình thành phát triển Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh. Kế đến,
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do GS. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng,
GS. Nguyễn Cơng Bình (Chủ biên), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1978, gồm 4
tập. Đây là bộ sách hết sức cơng phu, phản ánh tồn diện về Sài Gòn - Chợ Lớn -


8

Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Cơng trình đã
làm rõ vị trí địa lý, về lịch sử và q trình hình thành, phát triển trung tâm thương
mại, trung tâm cơng nghiệp, trung tâm văn hóa, trung tâm chính trị của Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả nghiên cứu trong cơng trình là tài liệu
quan trọng để tác giả kế thừa làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
luận án. Cơng trình Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và người Sài Gòn của Nam Sơn,
Nxb. Trẻ, 2015. Tác giả đã đưa ra cái nhìn tồn diện về vùng đất Nam Bộ với tên
gọi Gia Định, quá đó giúp cho người đọc hiểu hơn về lịch sử, con người Sài Gòn Bến nghé xưa, nịng cốt là Gia Định trong q trình hình thành và phát triển để trở
thành trung tâm kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, giao lưu quốc tế. Và cơng trình 300 năm
Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, đã tóm
tắt lịch sử 300 năm khai phá, xây dựng, bảo vệ và những thành tựu phát triển của
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ khi hình thành cho đến năm 1996.
Hai là, các cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Đánh giá thực trạng của tăng trưởng kinh tế đối với sự phát triển của
Thành phố đã được các ban ngành chức năng, tổ chức chính trị - xã hội, nhiều
cuộc hội thảo, cơng trình nghiên cứu khoa học được cơng bố, tiêu biểu theo hướng
này có: Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh của Viện Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2007; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ
tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh của Đào Duy
Huân và Lương Minh Cừ (đồng chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội, 2015… Các cơng trình này đã phân tích cơ sở lý luận, thực trạng chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế của Thành
phố và khẳng định “chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã giúp Thành phố ổn
định sản xuất kinh doanh, từng bước phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp
lý… đang từng bước chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nâng cao


9

hiệu quả vốn đầu tư, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế” [45, tr.71-72]. Từ đó,
tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô tăng trưởng kinh tế nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng của
nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, nghiên cứu chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đề
này cũng đã có khá nhiều tổ chức, cá nhân tiến hành nghiên cứu với các cơng trình,
sách ấn phẩm đã được cơng bố dưới những góc độ khác nhau của chính sách xã hội
dưới các vấn đề cụ thể về việc làm, xố đói giảm nghèo, giáo dục - đào tạo, tiêu biểu:
Diễn biến mức sống dân cư, phân hố giàu nghèo và các giải pháp xố đói giảm
nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Cành (chủ biên), Nxb. Lao động, 2001; Thị trường lao
động Thành phố Hồ Chí Minh trong qúa trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều
tra doanh nghiệp về nhu cầu lao động của Nguyễn Thị Cành (chủ biên), Nxb. Thống
kê, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Đây là hai cơng trình viết tương đối đầy đủ, sâu
sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn chính sách giải quyết xóa đói giảm nghèo và phát
triển thị trường lao động, nâng cao mức sống dân cư và giảm thiểu khoảng cách phân
hóa giàu nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hóa. Cũng về vấn đề
này có cơng trình Đơ thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh: Lý
luận và thực tiễn, của nhóm tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang
Vinh (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, cơng trình là tập hợp các
bài viết của tác giả trong và ngoài nước đã phân tích thực trạng, ngun nhân đói

nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của q trình
đơ thị hóa; kinh nghiệm và phương pháp thực hiện đơ thị hóa gắn với giảm nghèo
nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Công trình có ý nghĩa lý luận và sâu sắc trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cũng như các địa trong nước.
Liên quan đến chủ đề này có bài Thành phố Hồ Chí Minh với cơng tác chăm sóc
người có cơng của Phạm Bá Đinh, đăng trong Tạp chí Xây đựng Đảng, số 4/2016,
tr.25-27; Mở rộng bao diện bao phủ BHXH: Cần giải pháp đồng bộ và đột phá của
Cao Nguyên, Tạp chí Tuyên giáo, Số 4/2017. Ngồi ra cịn có rất nhiều bài viết về


10

mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở Thành phố được đăng trên báo mạng, các cổng thông tin của
các sở, ban, ngành Thành phố; cũng như các luận án tiến sỹ, thạc sĩ viết về “tăng
trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội”, “chính sách an sinh xã hội” của Thành
phố Hồ Chí Minh. Nội dung của các bài báo trên xoay quanh việc tập trung vào phân
tích thực trạng và các giải pháp hồn thiện chính sách an sinh xã hội trong quá trình
hội nhập quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bốn là, các tài liệu, đề tài, cơng trình nghiên cứu về thực trạng tăng trưởng
kinh tế với những vấn đề chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ở
chủ đề này có thể kể đến một số tác phẩm nổi bật như: Thành phố Hồ Chí Minh - 35
năm xây dựng và phát triển của Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Cơng trình đã tổng kết những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa của
Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân Thành phố qua 35 xây dựng và phát triển (1975 2010). Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội lý thuyết và thực tiễn ở Thành phố
Hồ Chí Minh của Đỗ Phú Trần Tình, Nxb. Lao động, 2010, tác giả đã phân tích
những cơ sở lý luận chung, đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh,
qua đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế và cơng bằng xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Kế đến
Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập của Thành ủy,
HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Cơng trình tập hợp các tham luận của các
đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan
Trung ương, tỉnh, thành, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể; các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo
Thành phố qua các thời kỳ, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh
đạo các quận, huyện, các sở ngành trực thuộc Thành phố, các nhân sĩ, trí thức…
Với tinh thần khoa học, khách quan, các tham luận đã góp phần phân tích, đánh giá,


11

luận giải, bổ sung làm sáng tỏ những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, về đời sống
xã hội đặc biệt là thực hiện chính sách an sinh xã hội của Thành phố. Qua đó, khẳng
định những đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ và phát triển đất nước. Các bài tham luận đưa ra các giải pháp khắc phục những
hạn chế, bất cập góp phần phát triển Thành phố bền vững trong giai đoạn sau.
Ngoài ra, phải kể đến các Văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh (tại lần thứ VI, VII, VIII, IX và lần thứ X) đã đánh giá tổng quát sâu sắc
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề ra phương hướng, giải pháp
nhằm thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội
ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hàng năm Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đều xuất bản các Niên
giám thống kê nhằm cung cấp số liệu thống kê cơ bản phản ánh quá trình tăng
trưởng kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Thành phố. Đồng thời,
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành: Quyết định số 1999/QĐUBND, Ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động số 36-CTrHĐ/TU
của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, trong đó đã đề

ra mục tiêu, các chương trình, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, cũng như
thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Nghiên cứu về vấn đề chính sách xã hội
nói chung và chính sách an sinh xã hội nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch Về thực
hiện Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 11 năm 2012 của
Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã
hội giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn Thành phố; Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh (2013), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, ngày 08/04/2013; Quyết định


12

số: 3582/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh Về phê duyệt Chương
trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, ngày
12/7/2016, đã đề ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ, giải pháp phát
triển chính sách an sinh xã hội đến năm 2020. Những văn bản trên là cơ sở cho
việc nghiên cứu về phát huy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách
an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tóm lại, từ những khảo cứu các cơng trình, tác phẩm và các bài viết nêu trên, có
thể thấy cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu chuyên
sâu và có hệ thống dưới góc độ triết học về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơng trình nghiên cứu và
các bài viết kể trên có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn thiết thực về các nội dung
liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội.
Đây là nguồn tài liệu quý báu để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu và luận giải
những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Từ những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội, luận án nhằm đánh giá thực trạng
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp để
thực hiện tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những
nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày, làm rõ lý luận chung về tăng trưởng kinh tế, chính sách an
sinh xã hội và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
Hai là, trình bày và phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa trưởng
kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Ba là, đề xuất, luận giải một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực


13

hiện tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, với những chính
sách an sinh xã hội như: chính sách giải quyết việc làm; chính sách BHXH; chính
sách xóa đói giảm nghèo; chính sách trợ giúp xã hội và chính sách ưu đãi xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp của luận án

Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ tăng trưởng
kinh tế với chính sách an sinh xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp lịch sử và logic, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,
phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã
hội học, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa từ các nguồn tài liệu tham khảo
để phục vụ trong việc nghiên cứu và trình bày luận án.
6. Đóng góp mới của luận án
Một là, luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về tăng trưởng
kinh tế, chính sách an sinh xã hội và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội ở Việt Nam.
Hai là, luận án đã phân tích, đánh giá và chỉ ra được thực trạng mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Ba là, luận án đã đề xuất được một số phương hướng và giải pháp chủ yếu có
tính khả thi nhằm thực hiện tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với chính sách an
sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.


14

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm rõ lý luận chung về mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội; những nhân tố tác động và
thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn: Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh;
phương hướng và giải pháp mà luận án đưa ra sẽ góp phần làm luận cứ khoa học

cho chính quyền Thành phố trong việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Kết quả nghiên
cứu của luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong giảng
dạy, nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn xung quanh vấn đề phát triển kinh tế với
phát triển xã hội nói chung và phát triển kinh tế với phát triển xã hội ở Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 3 chương và 6 tiết.


15

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Ý U N CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI

Để triển khai thực hiện mục đích chính của luận án, đó là vạch ra thực trạng và
những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế đối với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay, trước hết cần làm rõ những vấn đến lý luận chung về tăng trưởng kinh tế, chính
sách an sinh xã hội và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh
xã hội là cơ sở lý luận cho toàn bộ luận án.
1.1.1. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều
ngành khoa học khác nhau trong nhiều thập niên qua. Việc nghiên cứu và nhận thức
đúng đắn về tăng trưởng kinh tế để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội

có hiệu quả là yêu cầu quan trọng của mỗi quốc gia.
Thuật ngữ “kinh tế” (economic) xuất hiện khá sớm trong lịch sử tư tưởng nhân
loại. Ở phương Đông, “kinh tế” xuất hiện đầu tiên trong Chu dịch của Trung Quốc.
Sau đó được đề cập với nghĩa “kinh bang tế thế”, là sửa nước cứu đời, hoặc “kinh tế
thế dân” là trị đời giúp dân [3, tr.387]. Ở phương Tây “kinh tế” được nhà tư tưởng
Hy Lạp Xênôphôn sớm đề cập và dùng để chỉ những cơng việc quản lý gia đình,
quản lý Thành phố. Ngày nay “kinh tế” được hiểu với nghĩa rộng hơn. Theo Từ điển
Kinh tế chính trị học: “Kinh tế là tồn bộ những mối quan hệ sản xuất nhất định
trong lịch sử, là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; là hoạt động kinh doanh của một
nước nhất định, bao gồm các ngành và các loại hình sản xuất tương ứng” [104,
tr.89]. Nghĩa là, mỗi phương thức sản xuất đều có nền kinh tế riêng của nó, được
phân biệt bởi tính chất sở hữu về tư liệu sản xuất, cách thức tổ chức quản lý và phân
phối sản phẩm trong xã hội, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trị


16

quyết định. Như vậy, kinh tế là tổng thể những mối quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội, trong tổ chức và hoạt
động của cơ sở hạ tầng, bao gồm các ngành kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương
ứng. Trong nền kinh tế quốc dân của một nước bao gồm các ngành, các vùng lãnh
thổ, các cơ sở và các loại hình sản xuất và bao trùm là các khâu của nền sản xuất xã
hội trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
Tăng trưởng (growth) nói chung được dùng chỉ quá trình biến đổi theo chiều
hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật, nó khơng phản ánh quá trình biến
đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Còn phát triển dùng để chỉ sự vận
động theo hướng đi lên của bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới; sự vận động
đó diễn ra từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất, hình thức
mâu thuẫn trong bản thân sự vật và quá trình phủ định của phủ định tạo nên bước
nhảy vọt, chuyển sự vật này sang sự vật khác cao hơn về chất. Đó là q trình mang

tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. Mặc dù có sự khác nhau giữa
tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau,
trong đó tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều
kiện tạo ra những sự tăng trưởng mới (thường là với tốc độ và quy mơ lớn hơn). Đó
là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.
Thuật ngữ “tăng trưởng kinh tế” (economic growth) lần đầu tiên xuất hiện
trong tác phẩm Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (Tìm
hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia) của A.Smith xuất bản năm
1776 và đến năm 1956, trong bài viết A Contribution to the Theory of Economic
Growth (Một đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế) nhà kinh tế học Roberl
Solow mới lý giải đầy đủ thuật ngữ này. Cùng với thời gian, quan điểm về tăng
trưởng kinh tế ngày càng hoàn thiện với những quan điểm như sau:
Theo Simon Kuznets (1966) cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một
cách bền vững của sản lượng bình quân hay sản lượng trên mỗi lao động” [119,
tr.529]. Theo P.A Samuelson cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hay sản lượng tiềm năng của một nước” [124, tr.395]. Theo
quan điểm Kinh tế học, nếu tiếp cận trong ngắn hạn thì tăng trưởng kinh tế là sự gia
tăng thu nhập hay sản lượng của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất


17

định. Nếu tiếp cận trong dài hạn thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản
lượng hay sự mở rộng sản lượng của một nền kinh tế qua các năm [99, tr.7]. Theo
Từ điển bách khoa Việt Nam: “Tăng trưởng kinh tế sự gia tăng sản lượng thực tế
theo thời gian của một nền kinh tế, góp phần quan trọng đối với sự phồn vinh chung
của xã hội” [103, tr.80].
Nhìn chung, các quan điểm đều thống nhất rằng, tăng trưởng kinh tế là sự gia
tăng quy mô và tốc độ sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.
Quy mô tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít; cịn tốc độ tăng

trưởng kinh tế được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm của các thời kỳ. Ngày nay, để đo lường quy mô của một nền kinh
tế người ta thường dùng các chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng
giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các
yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài); Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ
mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong
nước hay nước ngồi); GDP/người hay GNP/người hoặc thu nhập bình quân đầu
người, là chỉ tiêu phản ánh một các tổng quan mức sống dân cư và được tính tỷ số
giữa GDP hoặc GNP với dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định,
thường là một năm [37, tr.3-4].
Như vậy, về bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng
của hoạt động sản xuất vật chất trong một nền kinh tế. Do đó, việc duy trì tăng
trưởng kinh tế cao trong thời gian dài là điều kiện vật chất để thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vì thế suốt một thời gian dài các lý thuyết về
tăng trưởng kinh tế đều nhằm mục đích xác định những yếu tố dẫn đến tăng trưởng
kinh tế và vai trò của mỗi yếu tố đó. Để có cách hiểu đầy đủ và tồn diện hơn về
tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần khái lược các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
trong lịch sử.
Quan điểm về tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển, được xây dựng
cùng với sự ra đời của học thuyết kinh tế trường phái cổ điển. A.Smith (1723 1790) người sáng lập ra khoa kinh tế học. Trong tác phẩm nổi tiếng Nghiên cứu về
nguồn gốc và bản chất của cải của các dân tộc ông cho rằng, nguồn gốc của tăng


18

trưởng kinh tế là lao động, vốn và đất đai, trong đó lao động được sử dụng trong
những cơng việc hữu ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội [36,
tr.18]. Ngồi ra, ơng coi tích lũy tư bản giữ vai trị chủ yếu trong q trình tăng
năng suất lao động. Khi tích lũy tư bản tăng lên thông qua sự tiết kiệm và sự tính

tốn chi ly của nhà tư bản thì lượng tư bản tăng lên sẽ thúc đẩy phân công lao động
tạo ra giá trị cho nhà tư bản. Vì thế “để tránh sự giảm sút của tư bản cho sản xuất,
ông cho rằng cần phải giảm thu nhập của những người chỉ biết ăn tiêu hoang phí
(tức cắt giảm bổng lộc của quý tộc, đánh thuế vào tầng lớp địa chủ, bãi bỏ chế độ
độc quyền thương mại thương nhân). Mặt khác, có thể thúc đẩy tích lũy tư bản bằng
cách bãi bỏ những quy định về thuế đối với nhà tư bản” [36, tr.18]. D.Ricardo (1772
- 1823), trong tác phẩm Các nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khố, quan
niệm đất đai sản xuất nơng nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế và đất đai
cũng chính là giới hạn của tăng trưởng. Khi đề cập đến vai trò của nhà nước,
D.Ricardo và A.Smith cho rằng được một “bàn tay vơ hình” dẫn dắt để gắn lợi ích
cá nhân với lợi ích xã hội, từ đó phủ nhận vai trị của nhà nước, thậm chí cịn cho
rằng chính sách của chính phủ có khi cịn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Khi
nghiên cứu lý thuyết cổ điển về tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học nhận định:
các lý thuyết kinh tế cổ điển cịn khá định tính” [37, tr.29].
Quan điểm về tăng trưởng kinh tế của J.M.Keynes và mơ hình Harrod Domar. Khi nền kinh tế thế giới chìm trong cuộc suy thoái những năm 1930, sự
phát triển của kinh tế học đã đi được một bước xa trên con đường này. Cuộc cách
mạng của trường phái J.M.Keynes đã tác động đến giới kinh tế học bằng tác phẩm
Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (xuất bản 1936) của J.M.Keynes,
được coi là người tạo ra đột phá lớn trong kinh tế học, cơ sở cho sự ra đời của lý
thuyết tăng trưởng hiện đại. Theo J.M.Keynes, một nền kinh tế chịu tác động của
hai nhân tố cơ bản gồm tổng cung (tồn bộ số hàng hóa bán trên thị trường) và tổng
cầu (tồn bộ số hàng hóa mà người ta muốn mua). Nhân tố trực tiếp quyết định mức
sản lượng và việc làm trong nền kinh tế chính là tổng cầu. Tổng cung giữ vai trò thụ
động chịu sự tác động của tổng cầu. Đến lượt mình, tổng cầu phụ thuộc vào các yếu


×