Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Đặc điểm dụng học trong lời dẫn của người dẫn chương trình truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------ ‫ ﻫﻫﻫ‬------

LÊ THỊ NHƯ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC TRONG
LỜI DẪN CỦA NGƯỜI DẪN
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------ ‫ ﻫﻫﻫ‬------

LÊ THỊ NHƯ QUỲNH

ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC TRONG
LỜI DẪN CỦA NGƯỜI DẪN
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN NGƠN NGỮ
MÃ SỐ: 62220101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



1. GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN
2. TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. GS. TS. NGUYỄN VĂN KHANG
2. PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH
PHẢN BIỆN :
1. PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH
2. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG ĐỨC
3. PGS. TS. ĐẶNG NGỌC LỆ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình
nào khác ngồi luận án này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận án

Lê Thị Như Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên là lời
i
iế

i


iế

i

,

i
i ọ
để

nhất mà tôi trân trọng kính gửi đến tồn thể

i

đ đ
i

ọ và nhi t tình chia sẻ ý kiế đ

ời i

là Nghiên c u sinh Lý luận



i

-K


i ọ

i




ỗ trợ

i ọ ậ

i , tôi rất



i



i




i

để giúp
nh

i


Hồ


i

i




ời

i

thật t t luận án.

đồng nghi p của tôi i
i

đ


i

ỗ ợ

iú đỡ

.



i đ

đi

i để

i

,

i

ời



em,

ợi



i
i rất

đ

ắ đế GS.TS. Nguyễn


ời đ nhi t tình, ậ

nh ng

i
i

i
học đ

B mơn

iế

kính

ời

ồng thời

i

Hồ

i



c Dân và

ln dành cho tơi



này.
i ọ

i

i

ọ trong nghiên c u

i
đi

c

góp

2011

i

i đ ợc mở r ng thêm v n iế

v ng chắc

đ


tận tâm

đ

ọ ậ
kính ửi đế

ồ đ

i



nghiên c u.




i đ

yêu.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác gi luận án

Lê Thị Như Quỳnh


MỤC LỤC
Danh mục các bảng................................................................................................................. 3
Danh mục các hình ................................................................................................................. 4


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 6
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 16
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ............................................................... 18
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................... 19
7. Kết cấu của luận án ........................................................................................................ 19

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 21
1.1.Lý thuyết báo chí truyền hình ..................................................................................... 21
1.1.1.Khái niệm báo chí truyền hình ............................................................................. 21
1.1.2. Đặc trưng của báo chí truyền hình ..................................................................... 22
1.1.3. Chương trình truyền hình ................................................................................... 26
1.1.4. Các thể loại báo chí truyền hình ......................................................................... 27
1.1.5. Cơng chúng truyền hình ...................................................................................... 33
1.1.6. Ngơn ngữ truyền hình .......................................................................................... 34
1.2. Lý thuyết lời dẫn chương trình truyền hình ............................................................. 36
1.2.1. Người dẫn chương trình truyền hình ................................................................. 36
1.2.2. Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình ......................................... 40
1.2.3. Lời dẫn chương trình truyền hình ...................................................................... 41
1.3. Lý thuyết giao tiếp ....................................................................................................... 46
1.3.1. Khái niệm giao tiếp ............................................................................................... 46
1.3.2. Các nhân tố giao tiếp ............................................................................................ 47
1.3.3. Mơ hình giao tiếp .................................................................................................. 49
1.3.4. Chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp ........................................................... 52
1.4. Lý thuyết ngữ dụng ..................................................................................................... 54
1.4.1. Hành vi ngôn ngữ ................................................................................................. 54
1.4.2. Hội thoại ................................................................................................................ 57

1.4.3. Lập luận ................................................................................................................. 61
1.4.4. Hiển ngôn và hàm ngôn ....................................................................................... 62
Tiểu kết ................................................................................................................................ 64

CHƯƠNG 2: HÀNH VI NGÔN NGỮ, TƯƠNG TÁC HỘI THOẠI VÀ
CẤU TRÚC CỦA LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ........ 65
2.1. Hành vi ngơn ngữ của lời dẫn chương trình truyền hình ........................................ 65
2.1.1. Đặc điểm của hành vi ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình .... 65
2.1.2. Các kiểu hành vi ngôn ngữ trong lời dẫn chương trình truyền hình .............. 73
2.2. Tương tác hội thoại qua lời dẫn chương trình truyền hình..................................... 93
2.2.1.Vị trí của người dẫn chương trình truyền hình trong hội thoại truyền hình .. 93
2.2.2. Các phương diện hội thoại của người dẫn chương trình truyền hình ........... 100
2.3. Cấutrúc của lời dẫn chương trình truyền hình ...................................................... 106
2.3.1. Cấutrúc của chương trình truyền hình ............................................................ 106
2.3.2. Đặc điểm chung của cấu trúc lời dẫn chương trình truyền hình ................... 111

1


2.3.3. Các thành phần trong cấu trúc của lời dẫn chương trình truyền hình ......... 120
2.3.4. Phân tích cấu trúc lời dẫn chương trình truyền hình theo thể loại ............... 122
Tiểu kết .............................................................................................................................. 129

CHƯƠNG 3: LỖI GIAO TIẾP VÀ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT CỦA
LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH....................................... 131
3.1. Lỗi giao tiếp của lời dẫn chương trình truyền hình ............................................... 131
3.1.1. Khái quát về lỗi của lời dẫn chương trình truyền hình .................................. 131
3.1.2. Một số lỗi giao tiếp thường gặp của lời dẫn chương trình truyền hình......... 136
3.1.3. Nguyên nhân ....................................................................................................... 151
3.2. Thủ pháp nghệ thuật của lời dẫn chương trình truyền hình................................. 155

3.2.1. Những điểm chung.............................................................................................. 155
3.2.2. Một số thủ pháp cụ thể ......................................................................................... 156
Tiểu kết ............................................................................................................................... 181

KẾT LUẬN .................................................................................................. 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 186

2


Danh mục các bảng
Bảng 0.1. Thống kê các loại ngữ liệu chương trình truyền hình được sử dụng

16

trong luận án
Bảng 1.1: Nhiệm vụ của người dẫn chương trình truyền hình

38

Bảng 1.2: Đặc điểm của lời dẫn chương trình truyền hình

42

Bảng 1.3: Quan hệ giữa lời dẫn truyền hình và tiết mục trình diễn

43

Bảng 1.4: Chức năng giao dịch và chức năng liên nhân của các kiểu lời dẫn


53

truyền hình

3


Danh mục các hình
Hình 1.1. Các thành phần của lời dẫn chương trình truyền hình

42

Hình 1.2: Mơ hình giao tiếp của R. Jacobson

49

Hình 1.3: Mơ hình giao tiếp của J. Lyons

51

Hình 1.4: Các loại ý nghĩa của phát ngơn

62

Hình 2.1: Phân loại hành vi ngôn ngữ của NDCTTH theo chức năng thực

65

hiện chương trình
Hình 2.2 : Phân loại hành vi ngơn ngữ của NDCTTH theo góc độ hồi đáp


67

của người nghe tại trường quay
Hình 2.3 : Tính chất đa đối tượng của hành vi ngơn ngữ của NDCTTH

69

Hình 2.4. Tính chất đích nhắm bên ngồi hội thoại của hành vi ngơn ngữ
của NDCTTH

71

Hình 2.5: Sự phân hố hành vi ngơn ngữ của NDCTTH theo một số loại

73

chương trình truyền hình thường gặp
Hình 2.6: Quan hệ tương tác hội hoại giữa NDCTTH với nhân vật/ khách

95

mời và khán thính giả
Hình 2.7: Cuộc thoại nhỏ và cuộc thoại lớn trong hội thoại truyền hình

97

Hình 2.8: Sơ đồ cấu trúc tổng quát của một chương trình truyền hình

109


Hình 2.9: Sơ đồ tổng quát của cấu trúc lời dẫn trong một chương trình

113

truyền hình
Hình 3.1. Một số loại lỗi giao tiếp thường gặp của lời dẫn chương trình

151

truyền hình
Hình 3.2: Sơ đồ các mối quan hệ giao tiếp truyền hình của NDCTTH

152

Hình 3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật của lời dẫn chương trình truyền hình

180

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình là một loại hình báo chí hết sức quan trọng trong xã hội cơng nghệ thơng tin hiện đại. Truyền hình có mặt rộng khắp trong xã hội và có sức mạnh thông tin
cũng như tác động cực kỳ lớn đối với sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
của một quốc gia.
Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình (NDCTTH) là một dạng thức
hết sức đặc biệt của ngơn ngữ báo chí – truyền thơng. Đây là một dạng thức ngôn ngữ
đối thoại trực tiếp, sinh động, hấp dẫn, giàu màu sắc biểu cảm. Một trong những yếu tố

quan trọng góp phần tạo nên thành cơng của các chương trình truyền hình chính là người
dẫn chương trình với dạng thức ngôn ngữ mang đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Từ trước đến nay, lời dẫn1 chương trình của NDCTTH với các phương diện nội
dung và hình thức của nó là đối tượng được quan tâm nghiên cứu của khoa ngơn ngữ
học và báo chí truyền thơng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chun
sâu nào về lời dẫn truyền hình, đặc biệt là xem xét từ góc độ dụng học. Trong lời dẫn
truyền hình, xét về phương diện hình thức thì mặt cấu trúc và mặt ngơn từ diễn đạt cùng
với nó là các thể thức hội thoại là hai nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng khoa học
và nghệ thuật của lời dẫn. Việc phân tích các phương diện dụng học của lời dẫn chương
1

Về khái niệm “lời dẫn chương trình truyền hình”, xin xem ở § 1.2.3.1. Khái niệm này có điều chỉnh so với quan
niệm của chúng tôi trong Luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại Trường ĐH KHXH &NV- ĐH Quốc gia TPHCM năm 2011,
x. [Lê Thị Như Quỳnh, 2011]. Trong luận văn này, tuy chúng tôi phân biệt lời dẫn và câu hỏi, nhưng vẫn xem câu
hỏi (lời hỏi) là một dạng lời dẫn đặc biệt:
“Lời hỏi ngoài chức năng hỏi để khai thác thơng tin, cịn có tác dụng dẫn dắt chương trình, đặt vấn đề, hoặc tạo
khơng khí thân mật cho chương trình. Trong đó, lời hỏi có ý thắc mắc thường có giá trị giới thiệu, làm phần dẫn
mở đầu của chương trình hay mở đầu của tiết mục, còn lời hỏi đặt vấn đề (nêu lý do), thường đứng trước lời cầu
khiến (lời mời).
Từ đó cho thấy, lời hỏi là một dạng lời dẫn đặc biệt, là dạng lời nói rất quan trọng trong chương trình tọa đàm
truyền hình. Nó là lượt lời thứ nhất trong hai lượt lời hỏi và đáp. Đối với các chương trình tọa đàm truyền hình
hiện nay, nếu khơng có lời hỏi của MC thì cũng khơng có lời đáp của khách mời, cũng không thể thành cuộc tọa
đàm.”
[Lê Thị Như Quỳnh, 2011, tr. 103-104]
Trong “Language of television”, Jill Marshall và Angela Werndly cũng khẳng định câu hỏi có tác dụng dẫn dắt
cuôc hội thoại, tức cũng là dẫn dắt chương trình. Chẳng hạn khi bàn về cách thức dẫn chương trình của người dẫn
chương trình “Chào buổi sáng” (breakfast television presenter - BTP), hai tác giả này viết: “BTP leads the
conversation by asking the types of questions which are designed to prompt long declarative or instructive
statements from her guest rather than defensive answers.” (Jill Marshall – Angela Werndly, 2002, pp. 70) Người
dẫn chương trình “Chào buổi sáng” dẫn dắt cuộc thoại bằng cách hỏi những loại câu hỏi đã được thiết kế để thúc

đẩy những tường thuật dài hơn hoặc những phát biểu cung cấp thông tin từ phía khách mời hơn là những câu trả
lời có tính chất phòng thủ.

5


trình truyền hình cũng như các loại lỗi giao tiếp và các thủ pháp nghệ thuật của lời dẫn
chương trình truyền hình từ góc độ dụng học giúp NDCTTH có thêm những cơ sở khoa
học trong việc nghiên cứu, đánh giá lời dẫn từ đó đặt lời dẫn đúng và hay, tránh được
những lỗi cơ bản trong giao tiếp trên truyền hình.
Là BTV truyền hình đồng thời cũng là NDCTTH, qua thực tế công tác nhiều năm,
chúng tôi thấy rằng phần đơng NDCTTH chưa có ý thức rõ ràng về các vấn đề liên quan
đến nghiệp vụ dẫn chương trình truyền hình xét từ góc độ dụng học (như hội thoại truyền
hình, hành vi ngơn ngữ truyền hình, các ngun tắc giao tiếp truyền hình,…) và mắc
nhiều loại lỗi về cấu trúc lời dẫn truyền hình hay các nghi thức giao tiếp truyền hình. Vì
vậy, để đáp ứng nhu cầu công tác, chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu nhằm làm rõ
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn dẫn chương trình truyền hình ở hai đài truyền hình lớn
là VTV và HTV nhằm nâng cao chất lượng của lời dẫn chương trình của chính mình và
nhiều đồng nghiệp khác.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án này hướng tới 3 mục đích nghiên cứu chủ yếu sau đây:
(a). Phân tích các cơ sở lý luận của lời dẫn truyền hình (lý thuyết báo chí truyền
hình, lý thuyết lời dẫn truyền hình, lý thuyết giao tiếp, lý thuyết ngữ dụng học), trong
đó đặc biệt làm rõ các cơ sở khoa học của ngữ dụng học của lời dẫn truyền hình qua tiếp
thu thành tựu nghiên cứu của hai tác giả chủ yếu là Nguyễn Đức Dân [Nguyễn Đức Dân,
1998] và Đỗ Hữu Châu [Đỗ Hữu Châu, 2003 &2005].
(b). Nghiên cứu các phương diện ngữ dụng của lời dẫn chương trình truyền hình
(hành vi ngơn ngữ, tương tác hội thoại, cấu trúc) với tư cách là các phương diện cơ bản
để tổ chức cuộc thoại truyền hình (một chương trình truyền hình). Việc nghiên cứu này
nhằm chỉ ra các thành phần, quan hệ và cơ cấu của lời dẫn truyền hình, từ đó giúp việc

thiết kế lời dẫn truyền hình khoa học và hiệu quả hơn.
(c). Khảo sát các loại lỗi giao tiếp (lỗi ngữ dụng) và các thủ pháp nghệ thuật của
lời dẫn chương trình truyền hình từ góc độ dụng học và bước đầu phân tích nguyên nhân
dẫn đến các loại lỗi (nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan) nhằm khắc phục
lỗi và nâng cao chất lượng nghệ thuật của lời dẫn.
Một số vấn đề khác của lời dẫn truyền hình xét từ góc độ dụng học như chiếu vật
và chỉ xuất, lập luận, nghĩa tường minh và hàm ẩn, vì sự thể hiện của chúng trong lời
6


dẫn truyền hình khơng đậm nét2, cũng như vì dung lượng của luận án không cho phép,
nên trong đề tài này chúng tôi tạm gác lại, chưa khảo sát, phân tích.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngơn ngữ của NDCTTH đã thu hút sự quan tâm nhiều mặt từ giới nghiên cứu,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình chuyên biệt nào nghiên cứu về mặt ngữ
dụng trong lời dẫn của NDCTTH.
Xem xét lại lịch sử nghiên cứu, chúng tơi thấy những cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến dụng học và ngơn ngữ truyền hình, từ trước đến nay, có thể phân thành 4 nhóm
sau đây:
 Những cơng trình nghiên cứu về những vấn đề tổng qt của Ngữ dụng học:
George Yule (2003), Gerald Gazdar (1979), Nguyễn Đức Dân (1998), Nguyễn
Thiện Giáp (200), Đỗ Hữu Châu (2003, 2005),…
 Những cơng trình nghiên cứu về truyền thơng và báo chí: Hội Nhà báo Việt
Nam (1992), Nguyễn Đình Lương (1993), Neil Everton (1999a; 1999b), Jim
Hall (2001), Nguyễn Văn Dững (2002), Mike Ward (2002), Claudia Mast
(2003), Brigtte Besse – Didier Desormeaux (2003), Trần Hữu Quang (2003),
Philippe Gaillard (2003), Tony Harcup (2004), Line Ross (2004), Dương Xuân
Sơn (2009a; 2009b; 2011; 2012), Nguyễn Thị Thoa (2011), Nguyễn Văn Dững
(2012), Benjamin Ngo (2013),...
 Những cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ báo chí và ngơn ngữ truyền hình: Jill

Marshall & Angela Werndly (2002), Keith Brown(2006), Line Ross (2004),
Nguyễn Đức Dân (2007), Vũ Quang Hào (2009), Trịnh Vũ Hoàng Mai (2011),
Nguyễn Thế Kỷ (2005),...
 Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ của NDCT và NDCTTH: Hoàng
Anh (2004), Lê Thị Phong Lan (2006), Lê Thị Như Quỳnh (2011), Vương Thị
Huyền (2012), Hà Phương (2013), Nguyễn Ngọc Ngạn (2014), Lê Thị Như
Quỳnh (2015),...

2
Lời dẫn chương trình truyền hình thường chuyển tải thơng tin thơng báo, ít triển khai thành những lập luận, và
lời dẫn chương trình truyền hình phần lớn chỉ mang nghĩa hiển ngơn, ít khi dùng với nghĩa hàm ẩn, ngoại trừ một
số trường hợp đặc biệt.

7


Sau đây, chúng tơi sẽ điểm lại những nét chính trong các cơng trình nghiên cứu
khoa học liên quan nhiều nhất đến đề tài của chúng tơi trong bốn nhóm vừa nói.
(1) Những cơng trình nghiên cứu về những vấn đề tổng quát của Ngữ dụng
học
Mảng nội dung này có một số cơng trình cơ bản sau đây:
(a) George Yule (2003), Dụng học (Người dịch: Hồng Nhâm – Trúc Thanh), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sách bàn về các nội dung chính sau đây: chỉ xuất và khoảng cách, quy chiếu và
suy luận, tiền giả định và dẫn ý, cộng tác và hàm ý, hành động nói và sự kiện nói, lịch
sự và tương tác, hội thoại và cấu trúc ưa chuộng, diễn ngơn và văn hố.
Sách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu các vấn đề cốt lõi nhất của dụng học làm cơ sở
để ai muốn đi xa hơn trong lĩnh vực này. Điểm đặc biệt của sách là trình bày các vấn đề
của dụng học trong tương quan với nguồn gốc và bối cảnh sản sinh ra chúng, hay nói
cách khác là trong mơi trường mà chúng hoạt động (như chỉ xuất và khoảng cách).

(b) Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập một, Nxb Giáo dục.
Sách giới thiệu ba vấn đề trung tâm của ngữ dụng học là hành vi ngôn ngữ, hội
thoại và lý thuyết lập luận trên một nguồn tư liệu tham khảo phong phú và những khảo
sát cụ thể từ tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt của lời nói thơng thường hằng ngày. Cơng
trình là tài liệu quan trọng nhất để chúng tơi xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.
(c) Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương Ngôn ngữ học: Tập hai – Ngữ dụng học, Nxb
Giáo dục.
Sách gồm 6 chương, giới thiệu tất cả những vấn đề cơ bản của Ngữ dụng học (chiếu
vật và chỉ xuất, hành vi ngôn ngữ, lập luận, hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn và tường minh).
Đây là một trong những tài liệu quan trọng chúng tôi dựa vào làm cơ sở lý luận cho luận
án này.
(2) Những cơng trình nghiên cứu về truyền thơng và báo chí
Đây là mảng nội dung có nhiều cơng trình nghiên cứu được xuất bản nhất. Chúng
ta có thể chia các cơng trình này thành ba loại là (i) những cơng trình viết về lĩnh vực
truyền thơng nói chung, (ii) những cơng trình viết về báo chí, (iii) những cơng trình viết
về báo chí truyền hình.
Trong loại những cơng trình viết về truyền thơng và báo chí thì những cơng trình
8


của các tác giả nước ngồi được Vụ Báo chí - Bộ Văn hố Thơng tin tổ chức dịch để
làm Tủ sách nghiệp vụ báo chí cho các nhà báo là những tài liệu ngắn gọn, giản dị nhưng
rất bổ ích như Neil Everton (1999b), Philippe Gaillard (2003), Line Ross (2004),...
Tài liệu tiếng nước ngoài về mảng đề tài (iii) này cũng phong phú như Jim Hall
(2001), Mike Ward (2002), Tony Harcup (2004),... và thường tập trung bàn về vấn đề
thời thượng hiện nay là báo điện tử.
Các cơng trình bàn về vấn đề báo truyền hình có hai tác phẩm sau đây:
(a) Brigtte Besse – Didier Desormeaux (2003), Phóng sự truyền hình, Nxb Thơng
tấn.
Sách này sau khi điểm lại một số nguyên tắc của báo chí và báo chí truyền hình

(như: “Q nhiều thơng tin sẽ bóp chết thơng tin” (tr. 29), truyền hình là “cái tủ kính
thực sự của thực tiễn” (tr. 21),…), tác giả xác định quan niệm về phóng sự truyền hình
và cách làm phóng sự truyền hình. Sách đưa ra những lời hướng dẫn quý giá về làm
phóng sự truyền hình như: phóng sự khơng phải là “hình ảnh có âm thanh, và được phủ
lên một lời bình” (tr. 62) mà là sự “nhất thể hố” của chúng (tr. 58), “cần phải buộc chặt
hình ảnh bằng lời bình để cho nó khỏi xi theo dịng giải thích q rộng” (tr. 102), “xây
dựng lời bình thành một thứ cầu khỉ giữa cuộc phỏng vấn này với cuộc khác” (tr. 113),
“hãy nói những gì mà hình ảnh và âm thanh không diễn giải được” (tr. 137), đừng biến
phóng sự truyền hình thành “bài báo phát thanh có minh hoạ” (tr. 145),… Sách này còn
dành nhiều trang để nói về nghệ thuật phỏng vấn (từ tr. 81-94).
(b) Dương Xn Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Sách này dày 324 trang, gồm 13 chương, trong đó 7 chương đầu bàn về những vấn
đề chung của báo chí truyền hình (khái niệm và đặc trưng, lịch sử, chức năng, nguyên
lý kỹ thuật, công nghệ, kịch bản, phương thức sản xuất) và 6 chương cịn lại bàn về các
thể loại báo truyền hình (tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận, ký sự, phim tài liệu). Sách
biên soạn đầy đặn, công phu, là tài liệu nghiệp vụ cho cả phóng viên và nhân viên kỹ
thuật truyền hình. Rất tiếc là trong sách này khơng có chương hay mục nào nói riêng về
ngơn ngữ truyền hình hay lời dẫn chương trình truyền hình.
(3) Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí và ngơn ngữ truyền
hình
9


Mảng nội dung này có các cơng trình cơ bản sau đây:
(a) Vũ Quang Hào (2010), Ngơn ngữ báo chí (In lần thứ năm, có sửa chữa), Nxb
Thơng tấn
Bản in lần đầu tiên của quyển sách này ấn hành vào năm 2001. Sách này có 11 nội
dung bàn về những vấn đề chung của ngơn ngữ báo chí và liên quan đến ngơn ngữ báo
chí như: vấn đề chuẩn mực của ngơn ngữ báo chí, phong cách ngơn ngữ báo chí, ngơn

ngữ trên báo chí của tên riêng, thuật ngữ, chữ viết tắt, số liệu, tít báo, ngơn ngữ của các
loại hình và thể loại báo như báo phát thanh, tin quốc tế, ngơn ngữ quảng cáo,… Nội
dung sách có phần nghiêng về nghiệp vụ, kỹ thuật làm báo hơn là ngơn ngữ báo chí.
Sách này khơng có phần nói riêng về ngơn ngữ báo hình (báo truyền hình).
(b) Nguyễn Đức Dân (2007), Ngơn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo
dục
Sách viết với văn phong ngắn gọn, giản dị, dí dỏm. Nội dung sách “đề cập đến
những vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí như: đặc điểm của ngơn ngữ báo chí
nói chung và đặc điểm ngơn ngữ của báo viết, báo hình, báo nói nói riêng, cấu trúc của
một bản tin, tiêu đề, đề dẫn,…” (Lời nói đầu, tr. 3) Sách này có hai phần liên quan trực
tiếp đến nội dung đề tài của luận án chúng tôi là phần “Ngôn ngữ trên báo hình và báo
nói” (tr. 36-50) và phần “Đề dẫn” (tr. 123-132).
Trong phần “Ngơn ngữ trên báo hình và báo nói”, tác giả phân tích những điểm
khác biệt giữa hai loại hình báo chí này qua ba mặt: cách thức tiếp nhận, nội dung thông
tin, ngôn ngữ thể hiện. Trong phần “Đề dẫn”, tác giả cho biết “Với báo hình (đài truyền
hình) và báo nói (đài phát thanh), đề dẫn là lời xướng ngôn viên giới thiệu cho mỗi tiết
mục.” (tr. 123) Như vậy đề dẫn tương ứng với lời dẫn giới thiệu của NDCTTH mà chúng
tôi nghiên cứu trong luận án này. Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng cho biết thêm có bốn
loại đề dẫn: đề dẫn tít (chapeau-titraille), đề dẫn thơng tin (chapeau informatif), đề dẫn
bình luận, đánh giá (chapeau justificatif), đề dẫn kích thích (chapeau incitatif).
Quyển sách của tác giả Nguyễn Đức Dân là tài liệu nghiệp vụ thiết thực của những
người làm công tác báo chí và là những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai một số
nội dung của luận án.
(c) Line Ross (2004), Nghệ thuật thông tin, Nxb. Thông tấn.
Trong quyển “Nghệ thuật thông tin”, Line Ross giới thiệu như sau về “lead”: “Thực
10


ra tin tức chỉ gồm có hai phần chính dài, ngắn không đồng đều nhau:
- Một lời mào đầu (“lead”) thường để lộ, trong vài dòng, cái cốt lõi của thông tin

(và một thông tin tối đa).
- Thân bài viết, trong đó thơng thường người ta phát triển, theo cùng một thứ tự,
những điểm của “lead” và có thêm những thông tin bổ sung. Tùy theo quy mô bài viết,
thân bài có thể có những mục và tiểu mục.”
[Line Ross, 2004, tr. 52-53]
Sau đó, Line Ross dành hẳn một chương (chương V) trong quyển “Nghệ thuật
thông tin” để bàn về lời mào đầu [Line Ross, 2004, tr. 74-104]. Trong chương V này,
Line Ross đã phân tích các khía cạnh sau đây của lời mào đầu của báo in:
+ Tầm quan trọng của mào đầu:
Mào đầu là hạt nhân tin tức của báo, có tác dụng lơi kéo độc giả, kích thích trí tị
mị của họ, thúc đẩy họ tiếp tục đọc nội dung tin tức. Mào đầu có vai trị định hướng
thông tin. Mào đầu là thông tin dạng cô đặc. Mào đầu có chức năng kép: vừa cho người
ta biết thơng tin nhưng lại kích thích người ta đọc tiếp thơng tin.
+ Đặc điểm hình thức biểu hiện của mào đầu: Mào đầu là phần đầu của tin, được
đặt sau tít. Mào đầu có thể được cơ đọng trong một câu ngắn duy nhất và hiếm khi vượt
qua độ dài mười lăm dòng (60 chữ).
+ Nội dung của mào đầu: Mào đầu phải có tính chất mới lạ và chứa đựng chi tiết
đặc biệt, hấp dẫn nhất của bài báo.
+ Cấu trúc của mào đầu: Có hai loại mào đầu là mào đầu tổng hợp (phản ánh các
mặt cơ bản của sự kiện) và mào đầu chọn lọc (phản ánh phần thông tin cốt lõi nhất của
sự kiện). Mào đầu tổng hợp được ưu tiên sử dụng vì đáp ứng đầy đủ hai chức năng của
mào đầu: hấp dẫn và cung cấp thông tin.
+ Cách soạn mào đầu: Nội dung chủ chốt của tin tức phải nằm trong mào đầu, nội
dung chủ chốt của mào đầu phải nằm trong câu đầu tiên, nội dung chủ chốt của câu đầu
tiên phải nằm trong phần đầu của nó. Như vậy ngay từ ngữ đầu tiên của mào đầu thì
thơng tin đã bùng nổ. Văn phong của mào đầu phải năng động, biến hóa và đi thẳng vào
lịng người. Khơng một từ ngữ vơ ích.
+ Một số loại mào đầu phóng túng (biến tấu): có 7 loại là mào đầu theo kiểu trích
dẫn, mào đầu nhắc lại một giai thoại, mào đầu liệt kê, mào đầu đặt câu hỏi, mào đầu
11



dạng hơ ngữ (ví dụ: “Hãy lấy găng tay và xẻng ra. Ngày mai Québec bắt đầu có tuyết
rơi..”), mào đầu mỉa mai, mào đầu nhắc lại lịch sử.
[Line Ross, 2004, tr. 74-104]
Những điều miêu tả trên đây của Line Ross về mào đầu (“lead”) rất quan trọng cho
chúng tôi trong việc nghiên cứu các đặc điểm của lời dẫn chương trình truyền hình (nhất
là thành phần lời dẫn giới thiệu chương trình, tiết mục).
(d) Trịnh Vũ Hồng Mai (2011), Đặc điểm ngơn ngữ của dẫn đề báo chí tiếng Việt,
Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp. HCM, 2011.
Trong luận văn thạc sĩ “Đặc điểm ngôn ngữ của dẫn đề báo chí tiếng Việt” (Đại
học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp. HCM, 2011), Trịnh Vũ Hoàng Mai cho biết: “Theo
một quan niệm phổ biến, với báo nói (đài phát thanh) và báo hình thì dẫn đề [lead,
chapeau] chính là các lời giới thiệu ở mỗi tiết mục của xướng ngơn viên.” [Trịnh Vũ
Hồng Mai, 2011, 56]
Như vậy, về cơ bản, lời dẫn chương trình phát thanh và truyền hình giống với dẫn
đề hay lời mào đầu của một bài báo viết. Hiển nhiên, lời dẫn chương trình truyền hình
phức tạp, đa dạng hơn rất nhiều so với dẫn đề báo viết, nên nhận xét của Trịnh Hoàng
Vũ Mai chỉ đúng với loại lời dẫn là lời giới thiệu, nhưng mối quan hệ giữa lời dẫn
chương trình truyền hình và dẫn đề là khơng thể phủ nhận. Và những nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ, ngữ dụng của dẫn đề báo viết là những gợi ý quan trọng để chúng tôi
triển khai nghiên cứu đề tài này.
(e) Jill Marshall & Angela Werndly (2002), Language of television, Rouledge.
Quyển sách này gồm có 6 phần, trong đó 3 phần đầu giới thiệu lịch sử, phương
thức biểu hiện, các thể loại truyền hình, và 3 phần sau tập trung trình bày về ngơn ngữ
truyền hình với các nội dung:
+ Unit four: “Live” talk (Nói tự nhiên)
+ Unit five: Represented talk (Nói biểu diễn)
+ Unit six: Discourse and television texts (Diễn ngôn và văn bản truyền hình).
Trong ba phần sau này thì phần Unit four là phần tập trung nói về ngơn ngữ của

người dẫn chương trình.
Theo J. Marshall và A. Werndly thì ngơn ngữ nói trên truyền hình có hai hình thức
cơ bản là:
12


+ đối thoại, độc thoại, lời ngoại hình (voice-over) trong những thể loại kịch của
truyền hình như kịch một màn, kịch nhiều kỳ về đời sống thường ngày hoặc hài kịch
tình huống (sitcom).
+ nói theo kịch bản hoặc nói ứng khẩu trong những thể loại truyền hình phi kịch
như tin tức, phim tư liệu, tạp chí truyền hình hoặc những chương trình thực tế khác.
Ngơn ngữ của người dẫn chương trình là live talk (nói tự nhiên) và chủ yếu xuất
hiện ở hình thức thứ hai trong hai hình thức vừa nói (nói theo kịch bản hoặc nói ứng
khẩu trong những thể loại truyền hình phi kịch).
Quan niệm của J. Marshall và A. Werndly về ngơn ngữ truyền hình, đặc biệt là sự
phân biệt live talk và represented talk trong ngơn ngữ của truyền hình là cơ sở lý luận
quan trọng để chúng tơi phân tích các đặc điểm của ngơn ngữ người dẫn chương trình
trong luận án này.
(f) Nguyễn Thế Kỷ (2011), Nói năng, giao tiếp trên truyền hình, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Trong quyển sách này, tác giả Nguyễn Thế Kỷ, dựa vào mơ hình giao tiếp của J.
Lyons, đã chỉ ra đặc điểm của hoạt động giao tiếp trên truyền hình qua sơ đồ 1.3 (tr. 70),
trong đó phân biệt chủ thể phát (đài truyền hình) với thể phát (người nói trên truyền
hình; thể nhận (người tham dự giao tiếp trực tiếp với người nói trên truyền hình) với chủ
thể nhận (tồn bộ cơng chúng của đài truyền hình). Tác giả cũng cho rằng, chủ thể phát
đích thực trong hoạt động giao tiếp này là “tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đồn thể
chính trị - xã hội chủ quản của đài truyền hình” (tr. 69).
Người nói trên truyền hình (STV – Speaker on television) được tác giả Nguyễn
Thế Kỷ chia làm hai loại: Speaker (SP) và Master of ceremony (MC). Theo tác giả, so
với SP thì MC “các tiêu chuẩn về khn mặt, dáng người, chất giọng; tài năng, đối đáp;

khả năng tổ chức và điều hành cuộc thoại, xử lý tình huống đột xuất… luôn được yêu
cầu cao hơn.” (tr. 87) Hiển nhiên, ngôn ngữ của MC là ngôn ngữ thiên về đối thoại và
tương tác chứ không phải ngôn ngữ đơn thoại, một chiều như SP. “Để xuất hiện trước
công chúng, sự chuẩn bị của các MC thường không tỉ mỉ, chi tiết như chương trình của
SP. Họ hình thành đề cương, xác lập bố cục, các chỗ nhấn mạnh, dự phòng các tình
huống bất ngờ có thể xảy ra. Bắt đầu vào vai của mình, họ gần như khơng cần văn bản
mà thốt ly khỏi văn bản, nếu có chỉ là mấy gạch đầu dịng ghi tiểu mục. Điều họ nói là
13


những cái đã thuộc, đã dự kiến trong đầu. Lúc đó kiến thức chun mơn, năng lực ngơn
ngữ, năng lực cá nhân, “cái tơi” đích thực được phát huy cao độ.” (tr. 88). Mặt khác,
chương trình do MC đảm trách “tuy vẫn có dấu ấn của tác phẩm báo chí nhưng nghiêng
về văn hóa, văn nghệ, giải trí nhiều hơn” (tr. 87).
Những ý kiến trên đây của tác giả Nguyễn Thế Kỷ về hoạt động giao tiếp truyền
hình và đặc điểm nghiệp vụ của MC là những gợi ý quan trọng để chúng tôi khảo sát
sâu hơn hoạt động giao tiếp và lời dẫn của NDCTTH từ phương diện dụng học.
(4) Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ của NDCT và lời dẫn chương
trình
Nhóm các cơng trình khoa học này có thể chia thành ba nhóm nhỏ.
(4.1) Các cơng trình bàn về nghệ thuật dẫn chương trình
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có tác giả Hà Phương (2013).
Trong quyển “Nghệ thuật Đọc – dẫn chương trình phát thanh – truyền hình”
(Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II, TP HCM 2013), Hà Phương, sau khi
nêu vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu đào tạo của MC, đã có những phần đi sâu vào kỹ thuật
phát âm của phát thanh viên và MC như bộ máy phát âm, yếu tố tạo nên chất giọng hay,
kỹ thuật luyện hơi thở, luyện thanh, đài từ, phân biệt các giọng (giọng mũi, giọng óc,
giọng cổ, giọng cửa miệng,…, giọng trầm, giọng trung, giọng cao). Sách này có riêng
một phần bàn về “Kỹ năng để trở thành MC” (trang 214-251).
Vì tác giả Hà Phương vốn xuất thân là một Phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt

Nam, nên sách của ơng thiên về phát triển các kỹ năng cho phát thanh viên và người dẫn
chương trình của đài phát thanh (radio presenter). Các vấn đề về nghiệp vụ cũng như
ngôn ngữ của NDCTTH chưa đưa nói kỹ trong sách này.
Sách này cũng chưa đi sâu vào các yếu tố cụ thể của nghiệp vụ cũng như ngơn ngữ
của NDCTTH.
(4.2) Các cơng trình bàn về đặc điểm của ngơn ngữ người dẫn chương trình
truyền hình và lời dẫn chương trình truyền hình
(a) Hồng Anh (2004), “Ngơn ngữ của người dẫn chương trình trị chơi trên truyền
hình”
Trong một bài viết về ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình với nhan
đề là “Ngơn ngữ của người dẫn chương trình trị chơi trên truyền hình”, Hoàng Anh
14


(2004) đã nêu ra 6 đặc điểm chính của ngơn ngữ MC trị chơi truyền hình:
– là ngơn ngữ nói;
– là sự kết hợp giữa ngôn ngữ chuẩn bị trước và ngôn ngữ không được chuẩn bị
trước (ứng khẩu);
– là ngơn ngữ thiên về hình thức đối thoại;
– là ngơn ngữ giàu các yếu tố gợi cảm;
– là ngôn ngữ mang sắc thái trẻ trung, sôi nổi;
– là ngôn ngữ khơng thể thiếu chất hài.
[Hồng Anh, 2004, 9-11]
Trong 6 đặc điểm đó, theo chúng tơi, bốn đặc điểm đầu tiên là chung cho tất cả
NDCTTH.
(b) Vương Thị Huyển (2012), Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trị chơi
truyền hình, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
Luận văn này là sự phát triển đầy đủ hơn ý tưởng của bài báo của Hoàng Anh ở
trên. Nội dung của luận văn có ba chương, nghiên cứu cơ sở lý luận chung về ngơn ngữ
người dẫn chương trình trị chơi truyền hình, thực trạng sử dụng ngơn ngữ của người

dẫn chương trình trị chơi truyền hình ở Việt Nam và những giải pháp sử dụng hiệu quả
ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình. Luận văn này khảo sát ngơn ngữ của
người dẫn chương trình từ góc độ ngơn ngữ học cấu trúc trên 5 phương diện: ngữ âm,
từ ngữ, ngữ pháp, phong cách và ngôn ngữ phi lời.
(c) Lê Thị Phong Lan (2006), Ngôn ngữ của người dẫn chương trình (dựa trên tư
liệu các chương trình giao lưu, gặp gỡ truyền hình), Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV,
ĐHQG Hà Nội.
Trong luận văn này, tác giả khảo sát các đặc điểm của ngơn ngữ người dẫn chương
trình truyền hình từ góc độ ngơn ngữ học truyền thống (ngơn ngữ học hệ thống – cấu
trúc) chứ khơng phải từ góc độ ngữ dụng. Năm phương diện khảo sát chủ yếu của tác
giả về ngơn ngữ người dẫn chương trình là: lời dẫn kết nối tác phẩm, câu hỏi giao lưu,
phong cách nói, lịch sự trong hành ngơn, ngơn ngữ khơng lời. Thể loại truyền hình được
khảo sát là Giao lưu, gặp gỡ truyền hình.Trong ngơn ngữ của người dẫn chương trình
truyền hình, tác giả phân biệt lời dẫn và câu hỏi như sau này chúng tôi cũng làm vậy
trong luận văn Thạc sĩ bảo vệ năm 2011.
15


(d) Lê Thị Như Quỳnh (2011), Lời dẫn và câu hỏi của người dẫn chương trình
truyền hình (Khảo sát trên các chương trình tọa đàm của Đài Truyền hình TP Hồ Chí
Minh).
Trong luận văn thạc sĩ của chúng tơi bảo vệ năm 2011 “Lời dẫn và câu hỏi của
người dẫn chương trình truyền hình (Khảo sát trên các chương trình tọa đàm của Đài
Truyền hình TP Hồ Chí Minh)”, lời dẫn chương trình truyền hình mới chỉ được chúng
tơi nghiên cứu ở những nét chung về ngôn ngữ và ngữ dụng, và giới hạn trong thể loại
tọa đàm truyền hình.
(4.3) Các cơng trình bàn về lỗi của NDCTTH
Cho đến hiện nay mới chỉ có một bài viết của chúng tơi với tên gọi: “Lỗi ngôn ngữ
và giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình”, Lê Thị Như Quỳnh, Tạp chí Ngơn
ngữ và Đời sống, số 04, 2015.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập hai loại lỗi cơ bản của người dẫn chương trình
truyền hình là lỗi ngơn ngữ (phát âm, dùng từ, đặt câu, diễn đạt) và lỗi giao tiếp (xưng
hô, điều hành, phát ngôn, cách thức hội thoại, kiến thức). Sau khi nêu các loại lỗi đặc
trưng, bài viết phân tích nguyên nhân khách quan (bối cảnh kinh tế - xã hội, đặc điểm
nghề nghiệp) và nguyên nhân chủ quan (năng lực chủ quan, nghiệp vụ, sự chuẩn bị, thói
quen địa phương) của lỗi.
Như vậy, cho đến hiện nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu nào về
lời dẫn chương trình truyền hình, đặc biệt là lời dẫn truyền hình từ góc độ dụng học. Vì
vậy, chúng tơi thấy cần có một cơng trình chun biệt về đặc điểm ngữ dụng của lời dẫn
truyền hình, đi sâu phân tích cơ sở lý thuyết cũng như các biểu hiện thực tiễn của chúng
trong nhiều loại chương trình khác nhau, nhằm nâng cao chất lượng của cơng tác dẫn
chương trình từ những thành tựu của ngơn ngữ học. Việc nghiên cứu về đề tài này là
cần thiết và mang tính mới mẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lời dẫn chương trình của NDCTTH với các
đặc điểm dụng học của nó.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là giới hạn việc khảo sát ở ba phương diện ngữ
dụng của lời dẫn truyền hình sau đây:
(i) Hành vi ngơn ngữ của lời dẫn chương trình truyền hình
16


(ii) Tương tác hội thoại của lời dẫn chương trình truyền hình
(iii) Cấu trúc của diễn ngơn lời dẫn chương trình truyền hình.
Các phương diện ngữ dụng khác như: chiếu vật và chỉ xuất, lập luận, nghĩa tường
minh và hàm ẩn, vì sự thể hiện của chúng trong lời dẫn truyền hình khơng thật nổi bật,
hơn nữa vì giới hạn khuôn khổ của một luận án, nên chúng tôi phải tạm gác lại.
Ngồi ba nội dung trên, luận án có bổ sung hai nội dung trong chương 3 (lỗi giao
tiếp và thủ pháp nghệ thuật trong lời dẫn truyền hình) với tính chất như một phần ứng
dụng của lý thuyết ngữ dụng nhằm làm cho việc khảo sát có ý nghĩa thiết thực hơn với

nghiệp vụ của NDCTTH.
Ngữ liệu khảo sát của luận án cũng chỉ giới hạn trong các chương trình truyền hình
mà chúng tơi thu thập được của HTV (đại diện cho đài truyền hình địa phương và đài
truyền hình khu vực phía Nam) và của VTV (đại diện cho đài truyền hình quốc gia và
đài truyền hình khu vực phía Bắc) trong 5 năm, từ 2009 đến 2014.
Ngữ liệu dùng để phân tích trong luận án này được cơng bố trong Phụ lục 2, gồm
65 chương trình truyền hình, trong đó của HTV là 35 chương trình, VTV là 30 chương
trình. Tổng số thể loại truyền hình được phân tích là 11 thể loại, nhưng tập trung chủ
yếu ở 4 thể loại sau: (i) phóng sự truyền hình, (ii) tọa đàm truyền hình, (iii) trị chuyện
với nhân vật (chat show: một biến thể của tọa đàm truyền hình, khi NDCTTH trị chuyện
thân mật với khách mời hoặc nhân vật được phỏng vấn), (iv) truyền hình trực tiếp. Số
liệu thống kê cụ thể các loại như sau:
Bảng 0.1. Thống kê các loại ngữ liệu chương trình truyền hình được sử dụng trong luận án
Đài truyền hình
Thể loại

Tổng
HTV

VTV

cộng

Tin truyền hình (news show)

1

1

2


Phóng sự truyền hình (television report)

8

1

9

Tạp chí truyền hình (television magazine)

3

3

6

Hộp thư truyền hình (phone-in show)

1

0

1

Phỏng vấn truyền hình (television interview)

0

1


1

Tọa đàm truyền hình (talk show)

11

8

19

Trị chuyện với nhân vật (chat show)

7

5

12

Trị chơi truyền hình (game show)

0

1

1

Cuộc thi truyền hình (quiz show)

0


1

1

17


Truyền hình trực tiếp (live television)

1

8

9

Truyền hình thực tế (reality television)

3

1

4

35

30

65


Tổng cộng

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu của
nghiên cứu ngôn ngữ học là phương pháp miêu tả với các thủ pháp như phân tích, phân
loại, thống kê, so sánh,…
Cơ sở lý thuyết để phân tích cấu trúc của lời dẫn và các loại lỗi là lý thuyết phân
tích hội thoại.
Lý thuyết phân tích hội thoại (conversation analysis) là phần nghiên cứu diễn ngôn
“theo con đường thực nghiệm, quy nạp từ các cuộc thoại có thực, trên cơ sở đó khám
phá mặt xã hội của hội thoại trong các chức năng của lời thoại, trong cấu trúc của cuộc
thoại, nó là một mặt của phương pháp tộc học, tức là nghiên cứu tương tác xã hội.”[Diệp
Quang Ban, 2012, tr. 64]
“Nghiên cứu phân tích hội thoại bao gồm một số phân tích xã hội học, đối tượng
của nó khơng chỉ thuần túy là sự miêu tả hình thức từ ngữ trong các “diễn ngơn” hội
thoại, mà còn là những yếu tố thuộc xã hội học trong các thủ tục tiến hành hội thoại.”
[Diệp Quang Ban, 2012, tr. 64]
Trong quan hệ với phân tích diễn ngơn, phân tích hội thoại “được coi là cách tiếp
cận thực nghiệm – xã hội học đối với diễn ngôn” [Diệp Quang Ban, 2012, tr. 64]
Đối tượng của phân tích hội thoại “là diễn ngơn hội thoại, cịn gọi là diễn ngôn
tương tác, dạng thể hiện tiêu biểu của giao tiếp” [Diệp Quang Ban, 2012, tr. 65]
Trong phân tích hội thoại, người ta chú trọng phân tích cấu trúc hội thoại (structure
of conversation), cái “bao gồm một loạt các yếu tố và sự vận động của chúng trong
tương tác” [Diệp Quang Ban, 2012, tr. 65] Và sự phân tích bản chất các yếu tố đó và sự
vận động của chúng làm thành cái gọi là “phân tích hội thoại”.
Phân tích hội thoại là phân tích hành động nói chứ khơng phải là phân tích câu. Vì
lời trong diễn ngơn hội thoại “là lời thoại trong đó đích ngơn trung của hành động nói là
cơ sở, chứ khơng phải câu”. [Diệp Quang Ban, 2012, tr. 65] “Hành động nói là đơn vị
cơ sở trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.”[Diệp Quang Ban, 2012, tr. 90] “Như vậy, sự liên
18



kết các hành vi tại lời của các cặp thoại chỉ là thứ yếu, xảy ra trên bề mặt phát ngôn. Sự
liên kết các hiệu lực tại lời của các hành vi ngôn ngữ mới là chủ yếu.” [Nguyễn Đức
Dân, 1998, tr. 115] “Cho nên, chúng ta không lấy làm lạ khi mà những cố gắng khai
thác ngôn ngữ hội thoại lại ở những phương diện cấu trúc, tổ chức và phương thức hội
thoại, liên kết phát ngôn như là một hành vi xã hội chứ không chú ý về tính đúng sai của
các câu nhìn theo góc độ hệ thống.” [Nguyễn Đức Dân, 1998, tr. 78]
Vì hội thoại của NDCTTH khi dẫn chương trình, về cơ bản, là một kiểu tam thoại
(trilogue), nên trong phân tích lời dẫn, chúng tơi đặc biệt chú ý phân tích các cách thức
vận hành của tam thoại NDCTTH theo những thành tựu nghiên cứu đã được công bố
của [Nguyễn Đức Dân, 1998, tr. 151-162] và [Nguyễn Đức Dân, 1999, tr. 1-8].
Trong khảo sát phân tích lỗi, chúng tơi cũng đặc biệt chú trọng nghiên cứu các loại
lỗi về dụng học như các loại lỗi về thủ tục hội thoại hay điều hành, vận động hội thoại,…
và lướt qua các loại lỗi cấu trúc ngôn ngữ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho người nghiên cứu, đặc biệt là các
NDCTTH và các nhà quản lý truyền hình hiểu rõ hơn các cơ sở lý luận của cơng tác dẫn
truyền hình, các kiểu hành vi ngôn ngữ, tương tác hội thoại cũng như các kiểu cấu trúc
lời dẫn truyền hình, các loại lỗi giao tiếp và các thủ pháp nghệ thuật trong quá trình thiết
kế và thực hiện lời dẫn truyền hình xét từ phương diện dụng học. Đề tài là một sự cụ thể
hóa và phân tích kỹ hơn các vấn đề lý luận của dụng học trong một lĩnh vực nghề nghiệp
đặc thù và bổ sung những phát hiện mới trên những tư liệu mới.
Về mặt ý nghĩa thực tiễn, đề tài này sẽ giúp người dẫn chương trình truyền hình
biết xây dựng lời dẫn truyền hình đúng thể thức, dựa trên những cơ sở khoa học, và
mang lại hiệu quả cao hơn. Đề tài này cũng giúp NDCTTH và các nhà quản lý nhận thức
rõ các loại lỗi của lời dẫn truyền hình và cách khắc phục chúng để làm ngơn ngữ của
người dẫn chương trình truyền hình càng ngày càng hồn thiện, giúp nâng cao hơn chất
lượng của cơng tác dẫn truyền hình.
7. Kết cấu của luận án

Ngồi các phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần chính văn của Luận án
gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
19


Chương 2: Hành vi ngôn ngữ, tương tác hội thoại và cấu trúc của lời dẫn chương
trình truyền hình
Chương 3: Lỗi giao tiếp và thủ pháp nghệ thuật của lời dẫn chương trình truyền
hình.
Trong chương 1, ngồi ba phần có tính chất điểm lại những vấn đề chung của lý
thuyết báo chí truyền hình, lý thuyết giao tiếp và lý thuyết ngữ dụng, phần có tính chất
mới của chương là phần lý thuyết lời dẫn truyền hình. Trong phần này, chúng tơi cố
gắng đưa ra một quan niệm của mình về những vấn đề liên quan đến NDCTTH, ngôn
ngữ của NDCTTH và lời dẫn chương trình truyền hình để làm cơ sở triển khai nội dung
hai chương kế tiếp.
Trong chương 2, ba phương diện quan trọng nhất của lời dẫn chương trình truyền
hình từ góc độ dụng học là hành vi ngôn ngữ, tương tác hội thoại và cấu trúc diễn ngôn
lời dẫn đã được chúng tôi tập trung khảo sát, phân tích để tìm ra những điểm khác biệt
của lời dẫn chương trình truyền hình so với các kiểu diễn ngơn khác, từ đó rút ra những
bài học nghiệp vụ được soi sáng từ lý thuyết khoa học ngôn ngữ học hiện đại cho
NDCTTH khi lên sàn diễn.
Chương 3 là chương có tính chất ứng dụng cụ thể của lý thuyết ngơn ngữ học nói
chung và lý thuyết ngữ dụng học nói riêng vào hai vấn đề ở hai cực đối nghịch nhau của
lời dẫn chương trình truyền hình: lỗi và thủ pháp nghệ thuật. Nếu như chương 2 chủ yếu
bàn về lời dẫn thơng thường, thì chương 3 bàn về lời dẫn đặc biệt: lời dẫn bị mắc lỗi
(giao tiếp) và lời dẫn nghệ thuật (hay, đẹp, sáng tạo). Vì vậy chương 3 là sự bổ sung cần
thiết cho chương 2 và giúp ích rất nhiều cho NDCTTH trong cơng tác thiết kế và trình
diễn lời dẫn có chất lượng, không vấp phải những lỗi thông thường cũng như tránh được
những cách dẫn q sáo mịn, cơng thức để tiến tới có những lời dẫn mang tính sáng tạo.


20


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Lý thuyết báo chí truyền hình
1.1.1.Khái niệm báo chí truyền hình
Truyền hình (television) là một phương tiện truyền thông đại chúng (mass
medium) chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một sự kiện hoặc một vấn
đề đi xa bằng sóng vơ tuyến điện thơng qua ăng-ten hoặc hệ thống cáp. Truyền hình vừa
là phương tiện truyền thông đại chúng, vừa là phương tiện truyền thông đa thể loại
(generic media) và là phương tiện truyền thơng gia đình (domestic medium).
Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải, hiện nay có truyền hình sóng (wireless
television – vơ tuyến truyền hình: truyền hình sóng phát thẳng vào khơng trung tới ăngten thu) và truyền hình cáp (cable television: truyền hình truyền qua dây cáp tới máy
thu). Xét theo góc độ kỹ thuật truyền hình, có truyền hình tương tự (analog television:
truyền hình phát sóng rộng rãi trên mọi băng tần) và truyền hình kỹ thuật số (digital
television: truyền hình qua đầu thu kỹ thuật số). Xét theo góc độ kinh tế, có truyền hình
cơng cộng (public television: truyền hình đại chúng miễn phí) và truyền hình thương
mại (commercial television: truyền hình mà máy thu phải trả tiền). Xét theo diện bao
qt của thơng tin, có truyền hình tổng hợp và truyền hình chuyên đề. Xét theo thời gian
phát sóng so với thời điểm sự kiện xảy ra, có truyền hình thu phát sau (play back) và
truyền hình trực tiếp (live broadcasting).
Báo truyền hình (television press) là một trong bốn loại hình báo chí (báo in, báo
phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử) được thực hiện và truyền tải thông qua hệ thống
máy phát và máy thu truyền hình của một quốc gia, một khu vực.
So với báo in (newspaper) có lịch sử 500 năm (đầu thế kỷ XV) và báo phát thanh
(radio press) có lịch sử khoảng 120 năm (1895, mốc thời điểm A. S. Popov phát minh
ra ăng-ten vô tuyến điện), báo truyền hình có lịch sử gần một thế kỷ (đầu thế kỷ XX).
Tuy ra đời sau báo in và báo phát thanh, nhưng với lợi thế riêng biệt của mình, cộng với
sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật vật lý điện tử những năm cuối thể kỷ XX đầu thế kỷ

XXI, báo truyền hình từ chỗ chỉ là phương tiện giải trí và thơng tin đơn giản như ở thập
kỷ 50 thế kỷ XX, đã trở thành một kênh thông tin hết sức quan trọng trong đời sống xã
hội hiện nay. Báo chí truyền hình là cầu nối thơng tin thiết yếu hằng ngày của mỗi gia
21


×