Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nước biển dâng đến môi trường địa chất khu vực tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.41 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỒ CHÍ THÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU –
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỒ CHÍ THÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU –
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: ĐỊA CHẤT CƠNG TRÌNH
Mã sớ chun ngành: 62.44.65.01

Phản biện độc lập 1: GS.TSKH. PHẠM VĂN TỴ
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. HUỲNH NGỌC SANG
Phản biện 1: PGS.TS. TẠ ĐỨC THỊNH
Phản biện 2: PGS.TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG
Phản biện 3: PGS.TS. LÊ SONG GIANG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẬU VĂN NGỌ


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, và không sao chép từ bất
kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận án

Chữ ký

Hồ Chí Thơng

i


TĨM TẮT LUẬN ÁN
Tp.HCM thuộc vùng hạ lưu, cửa sơng của các sơng Sài Gịn, Đồng Nai với sơng rộng,
đáy sâu, địa hình thấp, bằng phẳng, hệ thống kênh rạch rất phát triển, chịu ảnh hưởng
mạnh của bán nhật triều. Môi trường địa chất của khu vực chủ yếu là trầm tích mềm
rời tuổi Đệ Tứ, bị nhiễm mặn một phần do nước biển. Những đặc điểm đó khiến mơi
trường địa chất dễ bị tổn thương trước Biến đổi khí hậu – Nước biển dâng (BĐKHNBD). Luận án dựa vào các phần mềm F28 và GMS6.5 xây dựng các mô hình số dự
báo định lượng dịch chuyển ranh mặn trên sông – kênh rạch, trong các tầng chứa nước
Pleistocen, dự báo biến động hoạt động bồi – xói lịng dẫn, xâm thực bờ của sông theo
các kịch bản NBD 15, 30, 50, 75, 100 cm trong thế kỷ 21. Khi NBD 100cm, ranh mặn
mùa kiệt trên sông Đồng Nai dịch chuyển thêm vào nội địa 6,8km, vượt qua trạm Cát

Lái, trên sơng Sài Gịn vào sâu 12,33km, tiến sát tới trạm Phú An, đe dọa các nhà máy
khai thác nước sông. Dịch chuyển ranh mặn trên sông – kênh rạch kéo theo vùng
nhiễm mặn đất, nước dưới đất trong trầm tích Holocen, dâng cao mực nước ngầm.
Mức độ dịch chuyển ranh mặn trong các tầng chứa nước Pleistocen khi NBD giảm từ
tầng trên xuống tầng dưới. Biến động bồi – xói lịng dẫn phá hoại đường bờ khi NBD
khơng lớn, xói thể hiện rõ hơn bồi. Hoạt động này sẽ mạnh hơn nhiều khi mưa lũ cực
hạn trùng triều cường trong điều kiện NBD, gây ngập nghiêm trọng cho Thành phố
nếu khơng có hệ thống thốt lũ cho sơng Sài Gịn. Hạn nặng do BĐKH trong hồn
cảnh NBD làm dịch chuyển mạnh các ranh mặn. Những biến đổi của môi trường địa
chất do BĐKH-NBD như xâm nhập mặn, dâng cao nước ngầm, … gây tác động tiêu
cực cho cơng trình xây dựng, hoạt động kinh tế - cơng trình, tổn thất tài nguyên đất,
nước mặt và nước dưới đất.

ii


ABSTRACT
Ho Chi Minh City, which has low and flat terrain, well developed canal system, and
strongly influenced of semi-diurnal tide, is on downstream of estuaries of the Saigon
and Dong Nai and the other wide and deep rivers. The geological environment of this
area is mainly soft sediment, Quaternary, and partially saline due to sea water. These
characteristics make the geological environment vulnerable to climate change –that is,
sea level rise. The thesis is on the construction of Mathematical Models F28 and
GMS6.5 to forecast the quantity of saltwater border movement in rivers canals and in
Pleistocene aquifers, and also forecasts the changes in river-bed erosion and
sedimentation, riverside erosion activities according to sea level rise scenarios 15, 30,
50, 75, 100 cm in the 21st century. When the sea level rise reaches to 100 cm, saline
border in dry season on the Dong Nai River moved into the inland 6.8 km, crossing
Cat Lai station, and deeply into 12.33km on the Saigon River deep, approaching Phu
An station, threatening river-water exploiting plants. Saltwater migration on rivers and

canals leads to soil saline intrusion, groundwater in Holocene sediments, and rising
groundwater levels. The level of saltwater border migration in the Pleistocene aquifers
decreased from upper to lower. Riverbed sediment- erosion gyration damages the
shoreline when sea level rise is not large, erosion is more obvious than sedimentation.
This activity will be much stronger when extreme rain and flood and tide coincide in
sea level rise conditions; causes serious flooding in the city if there is no flood
drainage system for Sai Gon river. Severe dry due to climate change in the context of
sea level rise strongly shift the saline border. The changes of the geological
environment due to Climate change - Sea level rise such as saline intrusion,
groundwater rising, etc. cause negative impacts on construction works, economic
activities - works, loss surface water and groundwater resources.

iii


LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy hướng
dẫn khoa học – PGS.TS.Đậu Văn Ngọ, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ NCS hoàn thành Luận án này.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, NCS đã được các cán bộ, thầy
cô giáo của Bộ môn Địa Kỹ thuật, Khoa Kỹ Thuật Địa Chất Dầu Khí - Trường Đại
Học Bách Khoa Tp.HCM nhiệt tình, chân thành giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
NCS hoàn thành nhiệm vụ; NCS đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc của
PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ, PGS.TS. Lê Song Giang, các nhà khoa học trong và ngoài
trường thuộc các lĩnh vực liên quan với đề tài Luận án. NCS xin được bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành, sâu sắc tới Thầy Cô, các Nhà Khoa học về những giúp đỡ quý báo đó.
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt nông
thôn đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Tác
giả gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường, Đài
Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam, Viện Quy

hoạch Thuỷ Lợi Miền Nam, Liên đoàn Điều tra và Quy hoạch Tài nguyên nước Miền
Nam đã tạo điều kiện cho tác giả được tiếp xúc với các tài liệu liên quan cũng như trao
đổi các ý tưởng khoa học.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn Ba, Mẹ, Vợ và những người thân trong gia đình,
các bạn đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành
luận án này.

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................1
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................1
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................1
3. Mục đích của luận án ..............................................................................................2
4. Những luận điểm bảo vệ .........................................................................................2
5. Nhiệm vụ của luận án .............................................................................................3
6. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
8. Những điểm mới về khoa học của luận án ..............................................................4
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................4
9.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................4
9.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................5
10. Cơ sở tài liệu của luận án ......................................................................................5
11. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT, BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU - NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU. ...........7
1.1. Tổng quan về môi trường địa chất .......................................................................7
1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu – nước biển dâng ................................................9
1.2.1. Các khái niệm ................................................................................................9
1.2.2. Những biểu hiện của BĐKH – NBD.............................................................9
1.2.3. Các kịch bản BĐKH – NBD trên thế giới và tại Việt Nam ........................15
1.2.4. Chiến lược ứng phó với BĐKH-NBD của Tp.HCM ..................................19
1.3. Tổng quan những nghiên cứu về tác động của BĐKH-NBD đến tài nguyên môi
trường khu vực Nam Bộ và Tp.HCM............................................................................22
1.4. Phương pháp luận nghiên cứu............................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT
KHU VỰC TP.HCM. ..................................................................................................27
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ....................................................................................27
v


2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................27
2.1.2. Địa hình, địa mạo .......................................................................................27
2.1.3. Khí tượng ....................................................................................................28
2.1.4. Đặc điểm sơng rạch .....................................................................................29
2.1.5. Thuỷ triều Biển Đông..................................................................................32
2.2. Đặc điểm môi trường địa chất............................................................................34
2.2.1. Địa tầng .......................................................................................................35
2.2.2. Địa chất thủy văn ........................................................................................44
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NƯỚC BIỂN DÂNG GÂY NGẬP ĐẤT VÀ
NHIỄM MẶN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT. ............................................................53
3.1. Nước biển dâng gây ngập đất.............................................................................53
3.1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................53
3.1.2. Lựa chọn mơ hình ứng dụng ......................................................................53

3.1.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................54
3.1.3. Xây dựng mơ hình.......................................................................................55
3.1.4. Kết quả tính tốn và phân tích ngập trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng
Nai..................................................................................................................................59
3.2. Dự báo nhiễm mặn đất và nước dưới đất trong trầm tích Holocen do NBD .....62
3.2.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................62
3.2.2. Hiện trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai ...........63
3.2.3. Phương pháp dự báo dịch chuyển ranh mặn trên sông và kênh rạch ..........67
3.2.4. Kết quả chạy mơ hình dự báo......................................................................76
3.3. Phân tích ảnh hưởng của hạn nặng do BĐKH trong điều kiện NBD đến mở
rộng vùng mặn ...............................................................................................................81
3.4. Dự báo dịch chuyển ranh mặn trong các tầng chứa nước Pleistocen do ảnh
hưởng của BĐKH-NBD ................................................................................................82
3.4.1. Nhiệm vụ .....................................................................................................82
3.4.2. Lựa chọn phương pháp................................................................................82
3.4.3. Mô hình dòng chảy nước dưới đất ..............................................................82
3.4.4. Kết quả dự báo và nhận xét.........................................................................85
3.5. Phân tích tác động từ những biến đổi của môi trường địa chất do BĐKH-NBD
đến công trình xây dựng ................................................................................................89
3.5.1. Tác dụng từ đất và nước dưới đất bị nhiễm mặn.........................................89
3.5.2. Tác động từ dâng cao mực nước ngầm .......................................................90

vi


CHƯƠNG 4: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NƯỚC BIỂN DÂNG LÀM BIẾN ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG XÂM THỰC - BỒI TỤ CỦA DÒNG SÔNG...................................91
4.1. Hiện trạng hoạt động xâm thực - bồi tụ của sông trên khu vực nghiên cứu. .....91
4.2. Đặt vấn đề ..........................................................................................................91
4.3. Dự báo gia tăng hoạt động bồi-xói lòng dẫn do nước biển dâng .......................92

4.3.1. Phạm vi và các mặt cắt dự báo....................................................................92
4.3.2. Các kịch bản dự báo ....................................................................................92
4.3.3. Mơ hình dự báo ...........................................................................................93
4.3.4. Các thơng số tính toán.................................................................................94
4.3.5. Kết quả dự báo ............................................................................................96
4.3.6. Nhận xét, đánh giá.....................................................................................104
4.4. Dự báo ổn định đường bờ khi nước biển dâng ................................................105
4.4.1. Nhiệm vụ dự báo .......................................................................................105
4.4.2. Dự báo trường vận tốc dịng chảy khi NBD .............................................106
4.4.3. Đánh giá vận tớc chịu xói của trầm tích bờ sông phạm vi nghiên cứu .....109
4.4.4. Kết quả dự báo ổn định đường bờ khi NBD .............................................109
4.5. Phân tích ảnh hưởng của mưa lũ cực hạn do BĐKH trong điều kiện NBD đến
gia tăng hoạt động xâm thực và gây ngập của sông Sài Gòn ......................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................115
1. Kết luận ...............................................................................................................115
2. Đánh giá ..............................................................................................................116
3. Kiến nghị.............................................................................................................117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ......................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................121

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu.


ĐCCT

:

Địa chất cơng trình.

ĐBSCL

:

Đờng bằng sơng Cửu Long.

HTSSGDN :

Hệ thớng sơng Sài Gòn – Đồng Nai.

NBD

:

Nước biển dâng.

NDĐ

:

Nước dưới đất.

NCS


:

Nghiên cứu sinh.

Tp.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh.

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê các yếu tố khí tượng cơ bản tại trạm Tân Sơn Hòa. .............12
Bảng 1.2: Bảng thống kê nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất (0C) tại trạm Tân Sơn
Hòa theo 2 thời kỳ 1995-2000 và 2001-2011................................................................12
Bảng 1.3: Bảng thống kê lượng mưa năm tại các trạm quan trắc (mm)........................14
Bảng 1.4: Mực nước cao nhất hàng năm tại trạm Phú An – sông Sài Gòn (cm). .........15
Bảng 1.5: Kịch bản nước biển dâng xét cho toàn khu vực biển Đông ..........................19
Bảng 2.1: Diện tích biến đổi theo cao độ của TpHCM ................................................28
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số liệu khí tượng trung bình tháng trong năm 2015 tại
trạm Tân Sơn Hòa – Tp.HCM. ......................................................................................29
Bảng 2.3: Thống kê kênh rạch vùng trung tâm Thành phố ..........................................32
Bảng 2.4: Các mức nước đặc trưng tháng trạm Vũng Tàu từ 1979 – 2007 .................33
Bảng 2.5: Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm các tầng chứa nước Pleistocen ........47
Bảng 2.6: Thành phần hóa học nước thuộc các tầng chứa nước Pleistocen..................48
Bảng 2.7: Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước n22. .........................50
Bảng 3.1. Lượng gia tăng mực nước biển trung bình và các thơng số biến đổi thủy
triều Vũng Tàu...............................................................................................................60

Bảng 3.2. 2Diện tích ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN theo các kịch bản NBD
(km2). .............................................................................................................................61
Bảng 3.3: Tỷ lệ ngập (%) theo diện tích các quận/huyện của Tp.HCM khi NBD 100cm
.......................................................................................................................................62
Bảng 3.4: Độ mặn trung bình tháng các năm tại trạm Nhà Bè (g/l)..............................64
Bảng 3.5: Số liệu về các trạm quan trắc trên hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai ..........71
Bảng 3.6. Lượng gia tăng biên độ triều Biển Đông tại Vũng Tàu theo kịch bản BĐKHNBD RCP4.5. ................................................................................................................73
Bảng 3.7. Lượng gia tăng biên độ triều Biển Đông tại Vũng Tàu theo kịch bản BĐKHNBD RCP4.5 .................................................................................................................76
Bảng 3.8: Khoảng cách gia tăng xâm nhập mặn 1g/l khi nước biển tăng dần từ kịch
bản thấp đến kịch bản cao hơn (m)................................................................................80
Bảng 4.1: Giá trị lớn nhất của chiều dày bồi (+) và chiều sâu xói (-) (cm) tại các mặt
cắt trên sông Sài Gòn theo các kịch bản NBD ..............................................................98
ix


Bảng 4.2: Giá trị nhỏ nhất của chiều dày bồi (+) và chiều sâu xói (-) (cm) tại các mặt
cắt trên sông Sài Gòn theo các kịch bản NBD ..............................................................99
Bảng 4.3: Bảng giá trị vận tốc triều rút vào mùa kiệt tại 2 bờ sông theo 2 con triều ứng
với các kịch bản NBD (cm/giây). ................................................................................106
Bảng 4.4: Bảng giá trị vận tốc triều rút vào mùa lũ tại 2 bờ sông theo 2 con triều ứng
với các kịch bản NBD (cm/giây). ................................................................................107
Bảng 4.5: Vận tốc chịu xói (Vxói – cm/giây) của các nhóm đất ..................................109

x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Khu vực nghiên cứu ..........................................................................................2
Hình 1.1: Môi trường địa chất trong cấu trúc Trái Đất ...................................................8
Hình 1.2: Nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất tại trạm Tân Sơn Hòa theo 2 thời kỳ

1995-2000 và 2001-2011 ..............................................................................................13
Hình 1.3: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất năm tại trạm Tân
Sơn Hòa .........................................................................................................................13
Hình 1.4: Biểu đồ xu thế biến đổi độ ẩm trung bình năm tại trạm Tân Sơn Hòa ..........13
Hình 1.5: Biểu đồ xu thế biến đổi lượng bốc hơi trung bình, cao nhất, thấp nhất trạm
Tân Sơn Hòa ..................................................................................................................14
Hình 1.6: Tổng số giờ nắng trong năm và số giờ nắng ngày trung bình trong năm tại
trạm Tân Sơn Hòa..........................................................................................................14
Hình 1.7: Biểu đồ xu thế biến đổi lượng mưa năm tại trạm Cần Giờ – Bình Chánh ....15
Hình 1.8: Biểu đồ biến đổi mực nước trung bình và trung bình max năm trạm Phú An ..
.......................................................................................................................................15
Hình 1.9: So sánh 2 cách tiếp cận theo SREs và theo RCPs .........................................16
Hı̀nh 1.10: Sơ đồ biến đổi môi trường địa chất do tác động của BĐKH – NBD và
những nguy cơ có thể phát sinh cần đánh giá................................................................26
Hình 2.1: Mặt cắt địa chất tuyến dọc theo Tp.HCM từ LK170 (sông Nhà Bè) tới biển
Đông ..............................................................................................................................35
Hình 2.2: Mặt cắt địa chất từ LK814 đến sơng Đồng Nai (tại Long Bình)...................35
Hình 2.3: Mặt cắt địa chất từ LK802 (Tân AN Hội-CC) đến LK806 (Phú An-CC).....36
Hình 2.4: Mặt cắt địa chất thủy văn khu vực nội thành Tp.HCM .................................44
Hình 2.5: Mặt cắt địa chất thủy văn từ LK814 đến sơng Đồng Nai (tại Long Bình). ...45
Hình 2.6: Mặt cắt địa chất thủy văn từ LK802 (Tân AN Hội-CC) đến LK806 (Phú AnCC). ...............................................................................................................................45
Hình 3.1: Lưới tính 1D và 2D của mơ hình hạ lưu sơng Sài Gịn – Đồng Nai dùng cho
tính ngập ........................................................................................................................56
Hình 3.2: Ảnh hưởng NBD tới biên độ triều.................................................................57
Hình 3.3: Thay đổi pha triều tại các trạm quan trắc ......................................................57
Hình 3.4: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Nhà Bè .............................................58
xi


Hình 3.5: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Phú An .............................................58

Hình 3.6: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Biên Hoà .........................................58
Hình 3.7: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Biên Hoà .........................................58
Hình 3.8: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng tại trạm Nhà Bè..............................................59
Hình 3.9: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng tại trạm Lòng Tàu .........................................59
Hình 3.10: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng tại trạm Soài Rạp .........................................59
Hình 3.11: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng tại trạm Vàm Cỏ ..........................................59
Hình 3.12: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi =0cm. ................60
Hình 3.13: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi =15cm ...............60
Hình 3.14: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi =30cm ...............60
Hình 3.15: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi =50cm ...............60
Hình 3.16: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi =75cm ...............61
Hình 3.17: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi =100cm .............61
Hình 3.18: Hệ thống sơng SG-ĐN cùng các chi lưu .....................................................63
Hình 3.19: Độ mặn trung bình hàng tháng tại trạm Nhà Bè..........................................64
Hình 3.20: Độ mặn trung bình tháng 2, 3,4 hàng năm tại trạm Nhà Bè ........................65
Hình 3.21: Độ mặn trung bình, cao nhất, thấp nhất tháng 3 tại trạm Nhà Bè ...............65
Hình 3.22: Sơ đồ nút sơng .............................................................................................68
Hình 3.23 Địa hình đáy phần mơ hình 2D.....................................................................70
Hình 3.24: Lưới tính toán và các trạm quan trắc trên hệ thống sông SG-ĐN ...............72
Hình 3.25: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Biên Hòa ........................................73
Hình 3.26: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Bến Lức .........................................73
Hình 3.27: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Tân An ...........................................73
Hình 3.28: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Phú An ...........................................73
Hình 3.29: Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại trạm Nhà Bè ...........................................74
Hình 3.30: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn tại trạm Phú An. ..............................................74
Hình 3.31: Kết quả hiệu chỉnh độ mặn tại trạm Cát Lái................................................74
Hình 3.32: Biến đổi mực nước tại các trạm theo các kịch bản độ dâng cao mực nước
biển so với kịch bản =0 (tính theo % thay đổi). ..........................................................76
Hình 3.33: Biến đổi lưu lượng nước sông tại các trạm theo các kịch bản dâng cao mực
nước biển so với kịch bản =0 (tính theo % thay đổi). .................................................76

xii


Hình 3.34: Sơ đồ kết quả dự báo dịch chuyển ranh mặn trên hệ thống sơng Sài Gịn –
Đồng Nai theo kịch bản NBD RPC4.5 ..........................................................................77
Hình 3.35: Sơ đồ kết quả dự báo dịch chuyển ranh mặn trên sơng chính Sài Gòn –
Đồng Nai theo kịch bản NBD RPC4.5. .........................................................................78
Hình 3.36: Sơ đồ kết quả dự báo dịch chuyển ranh mặn trên các kênh rạch trong nội
thành theo kịch bản NBD RPC4.5.................................................................................79
Hình 3.37: Sơ đồ kết quả dự báo dịch chuyển ranh mặn trên sông Chợ Đệm và các
kênh liên vùng thuộc huyện Bình Chánh theo kịch bản NBD RPC4.5 .........................79
Hình 3.38: Sơ đồ vị trí 22 mặt cắt sử dụng làm điều kiện biên cho mô hình dòng chảy
NDĐ ..............................................................................................................................84
Hình 3.39: Bản đồ vùng lập mơ hình dòng chảy NDĐ .................................................84
Hình 3.40: Biên mặn của tầng chứa nước qp3 trong năm 2020 .....................................85
Hình 3.41: Biên mặn của tầng chứa nước qp3 trong năm 2050 .....................................86
Hình 3.42: Biên mặn của tầng chứa nước qp3 trong năm 2100 .....................................86
Hình 3.43: Biên mặn của tầng chứa nước qp2-3 trong năm 2020...................................87
Hình 3.44: Biên mặn của tầng chứa nước qp2-3 trong năm 2050...................................87
Hình 3.45: Biên mặn của tầng chứa nước qp2-3 trong năm 2100...................................88
Hình 3.46: Biên mặn của tầng chứa nước qp1 trong năm 2020 .....................................88
Hình 3.47: Biên mặn của tầng chứa nước qp1 trong năm 2050 .....................................89
Hình 3.48: Biên mặn của tầng chứa nước Pleistocen hạ trong năm 2100.....................89
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí các mặt cắt khu vực nghiên cứu .................................................92
Hình 4.2: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa kiệt năm 2000 ...........................96
Hình 4.3: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa kiệt khi NBD 15cm ..................96
Hình 4.4: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa kiệt khi NBD 30cm ..................97
Hình 4.5: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa kiệt khi NBD 50cm ..................97
Hình 4.6: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa kiệt khi NBD 75cm ..................97
Hình 4.7: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa kiệt khi NBD 100cm. ...............97

Hình 4.8: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa lũ năm 2000..............................97
Hình 4.9: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa lũ khi NBD 15cm .....................97
Hình 4.10: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa lũ khi NBD 30cm ...................98
Hình 4.11: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa lũ khi NBD 50cm ...................98

xiii


Hình 4.12: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa lũ khi NBD 75cm ...................98
Hình 4.13: Phân bố mức độ bồi-xói lòng dẫn vào mùa lũ khi NBD 100cm .................98
Hình 4.14: Giá trị bồi (+) và xói (-) lớn nhất tại các mặt cắt mùa kiệt........................100
Hình 4.15: Giá trị bồi (+) và xói (-) lớn nhất tại các mặt cắt mùa lũ. ..........................100
Hình 4.16: Giá trị xói (-) nhỏ nhất tại các mặt cắt mùa kiệt........................................101
Hình 4.17: Giá trị xói (-) nhỏ nhất tại các mặt cắt mùa lũ. .........................................101
Hình 4.18: Hình thái lòng sông tại MC1 vào mùa kiệt ...............................................102
Hình 4.19: Hình thái lòng sông tại MC1 vào mùa lũ ..................................................102
Hình 4.20: Hình thái lòng sông tại MC2 vào mùa kiệt ...............................................102
Hình 4.21: Hình thái lòng sông tại MC2 vào mùa lũ ..................................................102
Hình 4.22: Hình thái lòng sông tại MC3 vào mùa kiệt ...............................................102
Hình 4.23: Hình thái lòng sông tại MC3 vào mùa lũ ..................................................102
Hình 4.24: Hình thái lòng sông tại MC4 vào mùa kiệt ...............................................103
Hình 4.25: Hình thái lòng sông tại MC4 vào mùa lũ ..................................................103
Hình 4.26: Hình thái lòng sông tại MC5 vào mùa kiệt ...............................................103
Hình 4.27: Hình thái lòng sông tại MC5 vào mùa lũ ..................................................103
Hình 4.28: Hình thái lòng sông tại MC6 vào mùa kiệt. ..............................................103
Hình 4.29: Hình thái lòng sông tại MC6 vào mùa lũ ..................................................103
Hình 4.30: Hình thái lòng sông tại MC7 vào mùa kiệt. ..............................................104
Hình 4.31: Hình thái lòng sông tại MC7 vào mùa lũ ..................................................104
Hình 4.32: Hình thái lòng sông tại MC8 vào mùa kiệt. ..............................................104
Hình 4.33: Hình thái lòng sông tại MC8 vào mùa lũ ..................................................104

Hình 4.34: Hình thái lòng sông tại MC9 vào mùa kiệt ...............................................104
Hình 4.35: Hình thái lòng sông tại MC9 vào mùa lũ ..................................................104
Hình 4.36: Các đoạn cong dùng phân tích sạt lở .........................................................106
Hình 4.37: Phân bố trường vận tốc lúc triều rút vào mùa kiệt với mực NBD 100cm.108
Hình 4.38: Phân bố trường vận tốc lúc triều rút vào mùa lũ với mực NBD 100cm....108
Hình 4.39: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 1 mùa kiệt theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................110
Hình 4.40: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 2 mùa kiệt theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................110

xiv


Hình 4.41: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 3 mùa kiệt theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................111
Hình 4.42: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 4 mùa kiệt theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................111
Hình 4.43: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 5 mùa kiệt theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................111
Hình 4.44: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 1 mùa lũ theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................112
Hình 4.45: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 2 mùa lũ theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................112
Hình 4.46: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 3 mùa lũ theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................112
Hình 4.47: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 4 mùa lũ theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................113
Hình 4.48: Vận tốc cực trị dọc hai bờ sông tại đoạn cong 5 mùa lũ theo các kịch bản
NBD.............................................................................................................................113


xv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nhiều năm gần đây những biểu hiện của Biến đổi khí hậu – Nước biển dâng
(BĐKH-NBD) diễn ra ngày càng nhiều và rõ rệt trên thế giới, tại Việt Nam và khu vực
thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM). Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa trái
mùa, lượng mưa gia tăng, lũ lụt, hạn hán kéo dài, nhiệt độ cao bất thường... diễn ra khá
thường xuyên. Khu vực Tp.HCM có điều kiện tự nhiên dễ bị tổn thương trước tác
động của BĐKH-NBD như địa hình thấp với cao đợ địa hình trung bình từ 1÷5m; có
đường bờ biển dài hơn 15km; nhiều sơng rạch chằng chịt, đặc biệt có hệ thống sơng
Sài Gịn – Đồng Nai chảy qua, nền địa chất là các trầm tích trẻ, mềm yếu dễ bị biến
đổi do tác động của các môi trường bên ngoài, chủ yếu là trầm tích tuổi Holocen và
Pleistocen. Mặt khác, Tp.HCM đơng dân, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế ở Nam
Bộ và của cả nước, vì thế nếu Thành phố bị tổn thương do BĐKH-NBD sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng.
Thời gian qua đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá tác động của BĐKHNBD, song chưa có những đề tài đi sâu nghiên cứu mang tính khu vực về tác động của
BĐKH-NBD tới môi trường địa chất của Thành phố, vì thế, đề tài luận án “Nghiên
cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến môi trường địa chất khu
vực thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền
vững có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là môi trường địa chất khu vực Tp.HCM, chủ yếu là
các trầm tích Holocen và Pleistocen nằm gần mặt đất trong phạm vi chiều sâu chịu tác
động mạnh và trước hết của BĐKH – NBD.
2.2. Phạm vi nghiên cứu

1



Phạm vi nghiên cứu là khu vực Tp.HCM, song tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển,
ven sông, rạch chịu tác dụng trực tiếp của BĐKH – NBD.

Hình 1: Khu vực nghiên cứu.
3. Mục đích của luận án
Làm sáng tỏ và dự báo sự biến đổi môi trường địa chất khu vực Tp.HCM trước tác
động của BĐKH – NBD theo các kịch bản nước biển dâng khác nhau.
4. Những luận điểm bảo vệ
BĐKH – NBD sẽ tác động nhiều mặt tới môi trường địa chất khu vực Tp.HCM, trong
khuôn khổ luận án này Nghiên cứu sinh tập trung làm sáng tỏ và bảo vệ các luận điểm
sau:
- Luận điểm 1: NBD sẽ đẩy ranh mặn trên hệ thống sông và kênh rạch vào sâu trong
nội địa, làm gia tăng nhiễm mặn nước dưới đất trong một bộ phận trầm tích Holocen,
làm dịch chuyển biên mặn trong các tầng chứa nước Pleistocen.

2


- Luận điểm 2: BĐKH – NBD làm gia tăng động lực dòng chảy dẫn đến biến đổi hoạt
động bồi xói lịng dẫn, tăng cường xâm thực làm biến đổi đường bờ của sông trong
khu vực nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ của luận án
Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu nêu trên và có cơ sở chứng minh các luận điểm
bảo vệ đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
1. Làm sáng tỏ đặc điểm MTĐC khu vực Tp.HCM và tính dễ tổn thương của mơi
trường này trước tác động của BĐKH – NBD.
2. Xác định vùng bị ngập theo kịch bản NBD.
3. Dự báo dịch chuyển biên mặn trên các sông và kênh rạch do NBD.

4. Dự báo dịch chuyển biên mặn trong các tầng chứa nước Pleistocen do NBD.
5. Dự báo các hoạt động bồi – xói lịng dẫn và xâm thực, biến đổi đường bờ của
các dịng sơng trong khu vực do BĐKH-NBD.
6. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi môi trường địa chất do BĐKHNBD như nhiễm mặn, dâng cao mực nước ngầm, gia tăng cường độ hoạt động
xâm thực của dòng chảy…tới cơng trình xây dựng và đề xuất hướng xử lý.
6. Nợi dung nghiên cứu
Để hồn thành các nhiệm vụ nêu trên, Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung
chính sau:
1. Nghiên cứu các kịch bản BĐKH-NBD, chiến lược ứng phó với BĐKH-NBD
của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.
2. Nghiên cứu MTĐC khu vực Tp.HCM, tập trung chủ ́u vào các trầm tích nằm
nơng chịu tác động trước tiên và trực tiếp của BĐKH-NBD.
3. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên làm cho MTĐC khu vực dễ bị tổn thương và
là cơ sở để dự báo những biến đổi của môi trường này khi BĐKH-NBD như các
điều kiện địa hình, hệ thống sơng, kênh rạch, chế độ thủy văn, hải văn, xâm
nhập mặn...
4. Nghiên cứu các mô hình số dự báo dịch chuyển biên mặn trên hệ thống sông,
kênh rạch và trong các tầng chứa nước Pleistocen.

3


5. Dự báo bồi-xói lịng dẫn và xâm thực làm biến đổi đường bờ của hệ thống sơng
Sài Gịn-Đồng Nai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án gồm:
1. Phương pháp phân tích hệ thống: vận dụng phương pháp này để làm sáng tỏ
tương tác giữa các môi trường xung quanh trong điều kiện BĐKH-NBD với
MTĐC và sự biến đổi của môi trường này; tương tác giữa MTĐC bị biến đổi
với các công trình xây dựng, dự báo sự biến đổi của các đối tượng xây dựng do

kết quả tương tác.
2. Phương pháp địa chất: để hiểu rõ sự hình thành và đặc điểm cấu trúc địa chất,
thành phần và tính chất của môi trường địa chất khu vực nghiên cứu.
3. Phương pháp mơ hình tốn: sử dụng các phần mềm F28, và GMS để dự báo
dịch chuyển ranh mặn trên hệ thống sơng Sài Gịn – Đồng Nai, dịch chủn
ranh mặn trong tầng chứa nước Pleistocen, biến đổi hoạt động bời-xói lòng
dẫn…
4. Phương pháp thống kê tốn học: để chỉnh lý thông tin sử dụng trong các mô
hình toán
Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh (NCS) đã tiến hành khảo sát thực
địa để bổ sung và kiểm định các thông tin thu thập được.
8. Những điểm mới về khoa học của luận án
­ Đã phân tích tính dễ tổn thương của MTĐC khu vực Tp.HCM, những đặc điểm
địa lý tự nhiên của khu vực là điều kiện thuận lợi thúc đẩy MTĐC bị biến đổi
trước các tác động của BĐKH-NBD.
­ Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và các mô hình số đã cho
phép làm sáng tỏ tương tác có tính khu vực giữa các môi trường xung quanh
trong điều kiện BĐKH-NBD với MTĐC và dự báo định lượng biến đổi về một
số phương diện quan trọng của môi trường này.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
9.1. Ý nghĩa khoa học

4


Kết quả nghiên cứu của luận án mang lại những ý nghĩa khoa học rõ rệt, cho thấy:
­ Sự biến đổi MTĐC khi BĐKH-NBD ngoài phụ thuộc mức độ BĐKH-NBD và
đặc điểm của môi trường này, còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên
khác có tác dụng làm tăng, giảm tính dễ tổn thương của MTĐC như địa hình ,
mạng thủy văn, chế độ thủy văn, hải văn, xâm nhập mặn,…, khi nghiên cứu tác

động của BĐKH-NBD không thể bỏ qua các yếu tố đó.
­ Phương pháp phân tích hệ thớng với trợ giúp của các mơ hình số là phương
pháp hữu hiệu cho phép dự báo đúng đắn định lượng những biến đổi của
MTĐC.
­ Dưới tác động của BĐKH-NBD, MTĐC bị biến đổi sâu sắc, gây ra những tổn
thất nghiêm trọng mang tính khu vực về tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên
đất xây dựng, tài nguyên nước mặt và nước dưới đất, gây ra những tai biến địa
chất, làm thay đổi thành phần, tính chất của đất…, những biến đổi đó ảnh
hưởng trực tiếp tới kinh tế - xã hội, tới cơng trình xây dựng.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Kết quả nghiên cứu của Luận án là cơ sở giúp các nhà quản lý đề ra chiến lược
và biện pháp ứng phó với BĐKH-NBD, lập quy hoạch phát triển bền vững, xây
dựng hệ thống quan trắc kiểm soát sự biến đổi MTĐC ở khu vực Tp.HCM.

-

Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo khi xây dựng chương trình nghiên cứu
ảnh hưởng của BĐKH-NBD tới mơi trường địa chất ở các địa phương khác.

10. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm trong nhiều năm
công tác trước đây của Nghiên cứu sinh về địa chất thủy văn, địa chất công trình và
những kết quả khảo sát, nghiên cứu mà Nghiên cứu sinh đã tiến hành trong quá trình
thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh cũng tham khảo và phân tích nhiều kết quả nghiên
cứu đã công bố hoặc tài liệu lưu trữ của nhiều tổ chức và cá nhân các nhà khoa học
trong và ngoài nước.
11. Cấu trúc của luận án


5


Bản luận án gồm 04 chương, dày 125 trang, 25 bảng biểu và 113 hình vẽ, được hoàn
thành tại Bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường Đại học
Bách hhoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học
của Nhà giáo ưu tú PGS.TS. Đậu Văn Ngọ.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn, tập thể Thầy Cô trong Bộ
môn Địa kỹ thuật, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí đã thường xuyên quan tâm và
giúp đỡ Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT, BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU – NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
CỨU.
1.1. Tổng quan về môi trường địa chất
Môi trường địa chất (MTĐC) là một hợp phần của môi trường tự nhiên (MTTN), phần
trên cùng của vỏ Trái đất, nơi bị con người chiếm dụng, khai phá để sinh sống và tiến
hành các hoạt động kinh tế - kỹ thuật, nơi chi phối, điều tiết một cách tự nhiên, tạo
thuận lợi hoặc trở ngại cho cuộc sống và hoạt động của con người và chịu tác động
của các hoạt động nhân sinh. MTĐC là nền tảng, hợp phần quan trọng nhất của
MTTN. Môi trường địa chất được hình thành và phát triển trong tác động qua lại với
khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển và những quyển bên trong Trái đất.
Có một số định nghĩa về mơi trường địa chất, theo giáo sư V.Đ. Lômtađze: “Môi
trường địa chất là các điều kiện vây quanh ta, nó phát sinh vả biến đổi trong các mối
tương tác với khí quyển, thủy quyển và các quyển bên trong của Trái Đất. Mối tương
tác đó diễn ra trong suốt lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất, tạo nên sự cân bằng nhất
định trên bề mặt cũng như trong lòng Trái Đất với quy mô toàn cầu, khu vực hoặc cục

bộ. Nhưng cũng chính sự tương tác đó đã tạo ra những mâu thuẫn và là nguyên nhân
tất yếu làm nảy sinh và phát triển các quá trình địa chất dẫn tới sự thay đổi hoặc phá
hủy môi trường địa chất và tạo ra cho nó một bộ mặt mới” [1]. Viện sĩ E.M. Sergeev
quan niệm “Môi trường địa chất là phần trên cùng của thạch quyển, nơi chịu tác động
trực tiếp của các hoạt động của con người, chi phối và điều tiết các hoạt động đó” [2].
Giáo sư Phạm Văn Tỵ định nghĩa: "Môi trường địa chất là một phần của môi trường tự
nhiên, là phần trên cùng của thạch quyển, cấu tạo từ các thể rắn, thể lỏng và thể khí
cùng với tất cả các tài nguyên chứa trong đó và các trường vật lý vốn có của nó, là nơi
cư trú và thực hiện các hoạt động sống của loài người, nơi diễn ra tác dụng tương hỗ
giữa thạch quyển với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và quyển kỹ thuật” [2],[3],[4].
Có thể thấy các định nghĩa trên đều thống nhất cho rằng, môi trường địa chất là phần
trên cùng của thạch quyển chịu tác động của các hoạt động kỹ thuật của con người.

7


Hình 1.1: Môi trường địa chất trong cấu trúc Trái Đất [5].
Do kết quả tương tác giữa các hợp phần bên trong MTĐC với nhau, giữa MTĐC với
các phần sâu của Trái đất và giữa MTĐC với các môi trường bên ngoài, với hoạt động
của con người, trong MTĐC luôn phát sinh các quá trình địa chất tự nhiên và quá trình
địa chất nhân sinh, trong đó bao gồm cả các quá trình ĐCCT.
MTĐC đảm nhận nhiều chức năng quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của con
người [5]. Đó là nơi con người chiếm cứ để sống và tiến hành các hoạt động phát triển,
là nền của tồn bộ hạ tầng cơ sở, nhà cửa, đơ thị, đường xá, cầu cống, khu công
nghiệp…
MTĐC cung cấp tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
cảnh quan (các kỳ quan địa chất – geotope) và tài ngun vị thế. MTĐC cịn có chức
năng hấp thụ năng lượng mặt trời và điều hồ nhiệt độ khơng khí, góp phần hình thành
tài ngun khí hậu. Đa phần các tài nguyên này là tài nguyên có thể tái tạo (trừ tài
nguyên khoáng sản) nhưng do tổng lượng hữu hạn và nhu cầu tăng liên tục dẫn đến sự

khai thác quá mức, không kịp phục hồi và làm ô nhiễm khiến tài nguyên ngày càng
suy thoái và có nguy cơ can kiệt.
MTĐC là nơi chứa đựng toàn bộ chất thải lỏng và chất thải rắn nguồn gốc sinh hoạt và
sản xuất. Măc dù có khả năng xử lý (phân hủy chất thải thành các dạng ban đầu),
nhưng khi vượt quá sức chịu đựng (khả năng tiếp nhận và phân hủy - khả năng “tự làm
sạch”), cho nên MTĐC ngày càng bị ô nhiễm.

8


×