Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CÔNG TÁC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.28 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI MỞ ĐẦU
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là
một bộ phận quan trọng trong thiết kế hế thống sản xuất sản xuất của doanh nghiệp,
đồng thời là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc ác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp là một
giải pháo tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ
thỏa mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải
ddaauf tư thêm.
Xác định địa điểm sản xuất hợp lý là biện pháp quan trọng trong việc giảm giá
thành hợp lý. Quyết định xác định địa điểm sản xuất doanh nghiệp ảnh hưởng đến chi
phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Xác định địa điểm sản xuất hợp lý tạo ra
những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định và
lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kihn doanh thuận lợi,
khai thác lợi thế của môi trường nhằm tận dụng phát huy tốt tiềm năng bên trong.
Tóm lại xác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp là một công việc hết sức
phức tạp và có ý nghĩa dài hạn, nếu lựa chọn sai sẽ rất khó sửa chữa và gây tốn kém
về chi phí cũng như thời gian. Bới vậy việc lựa chọn được phương pháp xác định địa
điểm sản xuất của doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Thức tế cho thấy những doanh nghiệp phát triển mạnh thì đều có những địa điểm
sản xuất đắc địa. Và công ty Xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp điển
hình cho thức tế trên. Hiểu được tầm quan trọng của việc xác định địa điểm sản xuất
trong kinh doanh, kết hợp với đề tài cụ thể được giao “Liên hệ công tác lựa chọn địa
điểm sản xuất của doanh nghiệp” nhóm đã tiến hành nghiên cứu và chọn nhà máy xi


măng Bỉm Soưn thuộc Công ty Cổ phần xi maneg Bỉm Sơn để làm rõ đề tài trên.

2

2


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Khái niệm về địa điểm sản xuất :

- Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh
tế của con người. Đó là q trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong
thương mại. Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn
lực, tư liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản
phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Địa điểm sản xuất là cơ sở vật chất mà doanh nghiệp sử dụng để kết thành phẩm và
tạo ra sản phẩm mới, có ý nghĩa lâu dài với doanh nghiệp.
1.2.

Vai trò của việc xác định địa điểm sản xuất :
Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta
thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp lý, kinh tế. Địa
điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng, đại lý…
Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của
doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng.
Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp
xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh

thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực
mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu
vực có điều kiện tài ngun và mơi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế
của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.
Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính chiến
lược. Nó ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như các
hoạt động, giao dịch khác của doanh nghiệp. Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện
pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác định địa điểm doanh
nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm.
Vì vậy khi chọn địa điểm của doanh nghiệp ta cần tiến hành cẩn thận, có tầm
nhìn xa, xem xét một cách tồn diện có kể đến khả năng phát triển, mở rộng doanh

3

3


nghiệp trong tương lai. Cần nêu lên ít nhất hai phương án để tính tốn so sánh về mặt
kinh tế, kỹ thuật…
Trong mọi trường hợp, địa điểm được chọn cần có sự nhất trí của các cơ quan
quy hoạch và chính quyền địa phương.
1.3.

Mục tiêu của việc xác định địa điểm sản xuất :

- Tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, đại lý, cửa
hàng mới,... tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi sau này và góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.


- Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của
doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội và dân cư trong vùng, góp
phần củng cố và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định địa điểm sản xuất :
a) Các điều kiện tự nhiên :
- Địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, sinh thái.
- Đảm bảo yêu cầu xây dựng cơng trình bền vững, ổn định, đảm bảo doanh
nghiệp hoạt động bình thường quanh năm.
b) Các điều kiện xã hội :
- Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế, khả
năng cung cấp lao động và năng suất lao động.
- Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật của địa phương: điện, nước, giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, giáo dục…
c) Các nhân tố kinh tế :
* Gần thị trường tiêu thụ
- Doanh nghiệp dịch vụ: cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thông tin.
- Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như dễ vỡ, đơng lạnh,
hoa tươi…
Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố
quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của
mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động

4

4



trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để xác định
địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như:
Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị
trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh
doanh...
* Gần nguồn nguyên liệu :
Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:
- Chủng loại, số lượng và qui mơ nguồn ngun liệu. Đối với nhiều loại hình sản
xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn ngun liệu là địi hỏi tất yếu
do tính chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khống ln chịu sự ràng buộc
chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có.
- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguồn
nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận chuyển và tính
chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của nguyên liệu, đòi hỏi doanh
nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất
xi măng,...Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tươi sống như chế
biến lương thực, thực phẩm, mía đường, dâu tằm tơ…cũng cần bố trí gần nguồn
nguyên liệu.
* Nhân tố vận chuyển: Chi phí vận chuyển có thể chiếm 25% giá bán.
* Gần nguồn nhân cơng :
Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu.
đặc điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động,
trình độ chun mơn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay
nghề cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều
ngành cần lao động phổ thơng phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu

dân cư; nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố
lớn, gần trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.

5

5


Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm
doanh nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp
thường muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên,
khi phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đơi với mức năng suất lao
động trung bình của vùng.
Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động
cũng tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi
vùng, dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác
nhau. Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ,
thận trọng sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng.
1.5.
Phương pháp đánh giá
1.5.1. Phương pháp đánh giá theo các nhân tố

Dựa vào việc lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn
địa điểm
Quy trình tiến hành:

 Bước 1: Liệt kê danh mục các nhân tố chủ yếu.
 Bước 2: Xác định trọng số cho từng nhân tố.
 Bước 3: Xác định điểm số cho từng nhân tố theo thang điểm đã lựa chọn.
 Bước 4: Nhân trọng số với điểm số của từng nhân tố.

 Bước 5: Tính tổng số điểm cho từng vùng và địa điểm dự định lựa chọn
 Bước 6: Căn cứ vào tổng số điểm để cân nhắc và ra quyết định lựa chọn.
1.5.2. Phương pháp phân tích địa điểm hịa vốn chi phí theo vùng

Là phương pháp tiến hành phân tích và xác định tổng chi phí của mỗi vùng, lựa
chọn vùng theo nguyên tắc vùng nào có tổng chi phí liên quan đến địa điểm sản xuất
kinh doanh thấp nhất và đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
được lựa chọn.
Mục đích: Nhằm lựa chọn vùng để doanh nghiệp đặt địa điểm sản xuất kinh
doanh căn cứ vào chi phí (cố định và biến đổi) của từng vùng
Cách thức tiến hành:

 Các giả định để áp dụng phương pháp:
6

6


 Chi phí cố định là hằng số (khơng đổi) trong phạm vi khoảng sản lượng có thể.
 Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng có thể (tăng giảm cùng
tỷ lệ với tăng giảm sản lượng sản xuất)

 Chỉ phân tích cho một loại sản phẩm
Cách thức tiến hành:

 Các bước thực hiện:
 Bước 1: Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của từng vùng có dự định lựa
chọn.

 Bước 2: Xác định tổng chi phí của từng vùng theo cơng thức:

TFi = FCi + Vi(Q)
TFi: tổng chi phí liên quan đến địa điểm sản xuất của vùng i
FCi: chi phí cố định
Vi(Q): chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất và được tính cho một đơn vị sản
phẩm nhân với sản lượng sản xuất của loại sản phẩm đó

 Bước 3 : Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng có dự định lựa chọn trên cùng
một đồ thị.

 Bước 4 : Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với một sản lượng sản xuất dự
kiến.
1.5.3. Phương pháp tọa độ trung tâm

Sử dụng kỹ thuật toán học để lựa chọn địa điểm đặt các kho hàng, trung tâm
phân phối nhằm tối thiểu hóa chi phí phân phối sản phẩm.
Phương pháp này cần dùng một bản đồ có tỷ lệ xích nhất định. Bản đồ đó được
đặt vào trong một hệ tọa độ hay chiều để xác định vị trí trung tâm. Mỗi điểm tương
ứng với một tọa độ có hồnh độ X và tung độ Y.
Cơng thức tính tốn:

Trong đó:

7

7


Xt − là hoành độ x của điểm trung tâm
Yt − là trung độ y của điểm trung tâm
Xi − là hoành độ x của địa điểm i

Yi − là tung độ y của địa điểm i
Qi − Khối lượng hàng hoá cần vận chuyển từ điểm trung tâm tới điểm i
1.5.4. Phương pháp vận tải

Phương pháp này đặt trong bối cảnh một doanh nghiệp có nhiều địa điểm
“cung”, phải vận chuyển tới các địa điểm “cầu”. Chi phí vận chuyển từ mỗi địa điểm
« cung » tới mỗi địa điểm «cầu » là khác nhau.
Mục tiêu là xác định phương pháp vận tải có lợi nhất (với chi phí thấp nhất) sao
cho đáp ứng các ràng buộc về khả năng « cung » và mức « cầu » của doanh nghiệp.

8

8


CHƯƠNG II. LIÊN HỆ CÔNG TÁC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN.
2.1 Giới thiệu về công ty xi măng Bỉm Sơn
Xi măng Bỉm Sơn là một đơn vị thành viên của VICEM (Tổng công ty Công
nghiệp xi măng Việt Nam) được thành lập ngày 4/03/1980 ngay sau khi Đất nước
thống nhất năm 1975, có trụ sở chính tại Phường Ba Đình- Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh
Thanh Hóa, cách thành phố Hà Nội khoảng 120km về phía Nam. Đây là nơi tập trung
nhiều đá vơi, đất sét- những nguồn ngun liệu chính cho việc sản xuất xi măng của
công ty.
Công ty ra đời với hai nhiệm vụ chính: sản xuất và cung cấp xi măng cho các
cơng trình trong nước và xuất khẩu ra nước ngồi; ngồi ra cịn có một nhiệm vụ
chính nữa là cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành của Tổng công ty Xi
măng Việt Nam để tham gia vào quá trình bình ổn giá thị trường. Với các thiết bị kĩ
thuật hiện đại của Liên Xô cùng với dây chuyền công nghệ theo phương pháp ướt đã
giúp công ty này hoạt động ở mức công suất rất lớn trung bình 3.8 triệu tấn/ năm tập

trung chủ yếu vào sản xuất các loại như: Xi măng PCB30, PCB40, Clinker, vỏ bao xi
măng,…
Về cơ cấu sản xuất thì cơng ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn được đánh giá là một
cơng ty có quy mơ lớn nên các phịng ban trong cơng ty cũng khá nhiều cụ thể hiện tại
cơng ty có 17 phịng ban và 11 xưởng sản xuất (bao gồm cả sản xuất chính và sản xuất
phụ trợ), 9 chi nhánh và một văn phòng đại diện ở Lào được đặt dưới sự chỉ đạo của
Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, 1 Tổng giám đốc và 5 phó
giám đốc. Các bộ phận phịng ban của cơng ty được bố trí gần các phân xưởng sản
xuất tạo điều kiện cho việc quản lý được thuận tiện và dễ dàng hơn
Công ty xi măng Bỉm Sơn với hơn 35 năm xây dựng, phát triển và đổi mới
không ngừng đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Công ty hiện đạt được rất
nhiều thành tích, giải thưởng đối với cả danh hiệu sản phẩm cũng như danh hiệu tập
thế như: đạt giải vàng “chất lượng Việt Nam” năm 2000 và 2004, đạt giải “Cúp Sen
Vàng Việt Nam” năm 2004, nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, năm 2015 được nhà nước
tặng “Huân chương độc lập Hạng Nhất”,...

9

9


Có thể thấy trải qua mấy chục năm xây dựng và phát triển, thương hiệu “con
voi” ngày càng khẳng định vị trí của mình trong các cơng trình xây dựng, được người
tiêu dùng lựa chọn và đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong
ngành cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.
2.2. Liên hệ công tác chọn địa điểm sản xuất của công ty xi măng Bỉm Sơn
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khu cơng nghiệp Bỉm Sơn
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Cơng ty xi măng Bỉm Sơn nằm ở thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt
Nam, cách thủ đơ Hà Nội 120km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa 34km về

phía Bắc nằm trên mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc- Nam,
quốc lộ 1A chạy qua tạo nên mối giao thông rộng lớn với các tỉnh trong vùng và trung
tâm kinh tế cả nước
Bỉm Sơn nằm tiếp giáp với nhiều khu vực quận huyện trong tỉnh và các tỉnh
khác như: phía Đơng giáp huyện n Mơ- Ninh Bình; phía Nam và phía Tây giáp
huyện Hà Trung, Đơng Nam giáp huyên Nga Sơn, phía Bắc tiếp giáp thành phố Tam
Điệp, Ninh Bình. Việc tiếp giáp như vậy tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất, giao
thương giữa Bỉm Sơn với các khu vực lân cận.
2.2.1.1.2 Địa hình
Bỉm Sơn là vùng đất hội tụ lịch sử và những truyền thuyết, một vùng đất có vị trí
chiến lược về Kinh tế chính trị- quốc phịng ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Đây là vùng
đồi núi trung du, có nhiều dãy núi đá vơi trùng điệp, xen vào đó là những đồi núi thấp
và nhiều thung lũng.
Thị xã Bỉm Sơn có diện tích đất tự nhiên 6681 ha, trong đó đất đô thị chiếm
5099ha và ngoại thị chiếm 1582ha, đất thổ cư chiếm 213.4ha, đất trồng trọt canh tác
vùng nông nghiệp chiếm 2105ha, đất lâm nghiệp chiếm 2419.85ha, núi đá chiếm
1186.8ha, diện tích đất cịn lại chưa được khai thác sử dụng.
Chính bởi những lợi thế về đất đai, tài nguyên nên việc đặt nhà máy tại thị xã
Bỉm Sơn đã giúp công ty thuận tiện trong việc vận chuyển đá vôi, đất sét đến các nhà
máy sản xuất xi măng.
2.2.1.1.3. Khí hậu

10

10


Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc – Đơng
bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,6 0, lượng mưa
trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm khơng khí trung bình 80%, chế độ gió biến

chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều…
2.2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên


Tài ngun khống sản:
- Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khống sản
phục vụ cơng nghiệp xây dựng. Diện tích mỏ đá ở Bỉm Sơn có tới 1.052,730 ha chiếm
khoảng 15,9% tổng diện tích tự nhiên.
- Trữ lượng đá vơi ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỷ mét khối; lượng đá vơi đã
thăm dị là hơn 600 triệu m3 (chủ yếu ở mỏ Yên Duyên). Chất lượng đá vôi ở Bỉm Sơn
có hàm lượng ơ xít canxi và ơ xít mangiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là
nguyên liệu tốt để sản xuất các hoá chất như đất đèn, bột nhẹ, làm chất lọc đường và
làm đá ốp lát.
- Bỉm Sơn cịn có đá phiến sét ở mỏ Cổ Đam, có chất lượng phù hợp để sản xuất
xi măng thay thế cho loại đất sét dẻo. Đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vơi
để sản xuất xi măng Pclăng. Hiện nay trữ lượng đá phiến sét đã thăm dò là hơn 640
triệu tấn; dự báo trữ lượng có thể lên đến hàng tỷ tấn.
- Ngồi hai ngun liệu trên Bỉm Sơn cịn có sét xi măng (mỏ Tam Diên) trữ
lượng 240 triệu tấn, diện tích phân bố: 200ha; đất san lấp ( Thung Cớn) trữ lượng 3.5
triệu tấn, 2 mỏ sét để sản xuất gạch ngói tại xã Hà Lan trữ lượng 19 triệu tấn, diện tích
30 ha…
Việc xây dựng cơng ty sát vùng ngun liệu chính (đá vơi và đất sét) với trữ
lượng lớn đồng nghĩa với việc giảm bớt chi phí do vận chuyển nguyên vật liệu cho sản
xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Đây trở thành một lợi thế lớn cho cơng ty.



Tài ngun nước:
Nguồn nước ngầm trong long đáy Bỉm Sơn đã được đoàn địa chất 47 thăm dò
xác định thuộc dạng nước ngầm cáctơ , trữ lương khá phong phú (do địa hình đá vơi)

để phục vụ cho sản xuất công nghiệp. khu vực nước Bỉm Sơn có trữ lượng nước ngầm
thuộc cấp A+B= 41.300m3/ngày, đêm. Nước được cung cấp ổn định từ nhà máy cung

11

11


cấp nước với công suất 7.000m3/ngày. Hệ thống cấp nước được đấu nối đến tận chân
tường rào từng doanh nghiệp.
2.2.1.1.5. Điều kiện xã hội
- Dân số:
Theo thông tin từ cổng thơng tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm
31/12/2008, dân số Bỉm Sơn có 59.747 người, đây là nguồn nhân lực dồi dào.
Hành chính thị xã có 8 đơn vị chính trực thuộc gồm 6 phường : Ba Đình, Bắc
Sơn, Đồng Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, và 2 xã : Hà Lan, Quang Trung.
- Kinh tế:
Thị xã Bỉm Sơn là một mũi nhọn phát triển công nghiệp của xứ Thanh. Theo
thống kê năm 2006, cơ cấu kinh tế của thị xã : Công nghiệp – Xây dựng 75,2%,
Thương mại – Dịch vụ 20,5%, Nông – Lâm nghiệp 4,3%. Trong giai đoạn 2005 –
2010, thị xã đã đạt được những thành tựu kinh tế như sau :
+ Giá trị sản xuất cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 13,9%, gấp
1,9 lần so với những năm 2005.
+ Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, loại hình phong phú, đa dạng, trên
địa bàn thị xã có 233 doanh nghiệp, trong đó có 160 doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả.
+ Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 27,6%, gấp 3,4 lần so với năm 2005.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2010 ước đạt 678 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm
2005.
+ Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước đạt 30 triệu USD.

- Mức huy động vốn năm 2010 ước đạt 1.796 tỷ đồng, tăng 2,65 lần năm 2005
- Các công ty, xí nghiệp lớn trên địa bàn thị xã:
- Cơng ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh đóng
trên địa bàn thị xã. Cơng ty với tiền thân là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập
vào ngày 4 - 3 - 1980. Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng
Bỉm Sơn. Công suất của nhà máy là 4 triệu tấn/năm.
- Nhà máy ô tô VEAM được xây dựng trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm
Sơn. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 28/9/2009. Cơng suất thiết kế là
33.000 xe/năm.

12

12


- Cơng ty LILAMA5 trên địa bàn phường Ba Đình.
- Công ty cổ phần Xây lắp và cơ giới 15 (LICOGI 15) trên địa bàn phường Ba
Đình.


Văn hố-Giáo dục
- Thị xã Bỉm Sơn là một trong những vùng “đất học” của tỉnh Thanh Hóa.
Trường PTTH Bỉm Sơn thường có tỉ lệ đậu đại học hàng năm chỉ xếp sau trường
PTTHchuyên Lam Sơn trong tỉnh. Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh Bỉm Sơn
đỗ vào các trường đại học đạt trên 40%, riêng năm 2006 đạt 62%.
- Trên địa bàn thị xã có trườngcao đẳng tài ngun và mơi trường miền Trung và
cơ sở 2 của trườngcao đẳng nghề LILAMA
- Định hướng phát triển:Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn khoá IX
(nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã đề ra những mục tiêu kinh tế trong nhiệm kỳ như sau:
- Năm 2015 tổng giá trị sản xuất đạt 15.303 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm

2010;
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20,5%;
- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.160 USD, tăng bình quân hàng năm
6,3%, gấp 1,4 lần so với năm 2010.Đảng bộ và nhân dân thị xã phấn đấu đến năm
2015 trở thành đô thị loại 3.
2.2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất
2.2.1.2.1. Khả năng phát triển và quy hoạch
a.Khả năng phát triển :
Công ty xi măng Bỉm Sơn đã và đang xây dựng cơng trình chuyển đổi cơng nghệ
hệ thống nghiền xi măng đến đóng bao.
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình chuyển đổi cơng nghệ hệ thống nghiền xi
măng đến đóng bao có cơng suất thiết kế 210 tấn xi măng/ giờ, tương đương với sản
lượng nghiền 1,5 triệu tấn xi măng/ năm. Thiết bị công nghệ của dự án được đầu tư ở
mức độ tiên tiến, hiện đại do nhà thầu Loesche (CHLB Đức) để cung cấp thiết bị, thiết
kế và dịch vụ kỹ thuật cho dự án.Độ mịn xi măng > 3.600 cm2/ g, tiêu hao điện năng
công đoạn nghiền xi măng < 33,6 kWh/ tấn xi măng, công đoạn đóng bao < 0,6 kWh/
tấn xi măng, nồng độ bụi của khí thải ra mơi trường < 30 mg/ Nm3. Tiến độ thực hiện

13

13


dự án là 24 tháng kể từ ngày quyết định đầu tư, tổng mức đầu tư 793,9 tỷ đồng.
b. Mở rộng quy hoach :
- Diện tích đề xuất nghiên cứu điều chỉnh mở rộng là 5.091,4 ha, bao gồm một
phần các xã thuộc huyện Hà Trung: xãHà Long,Hà Giang,Hà Bắc ,Hà Vân,Hà
Dương ,Hà Thanh ,Hà Vinh.
- Mở rộng không gian theo quốc lộ 1A về phía Nam qua đồi Bỉm để phát triển
thêm một phần công nghiệp và các khu chức năng của đô thị.

Phát triển mạng lưới đô thị và các điểm dân cư: Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây
dựng đô thị đến năm 2020 là 1.872ha, trong đó: Đất dân dụng: 1.053ha; đất ngồi dân
dụng: 819ha.

• Đất dân dụng được phân chia thành các phân khu chức năng:
Các khu trung tâm đơ thị gồm có:
- Trung tâm hành chính – chính trị: Diện tích 25ha;
- Trung tâm thương mại: Được bố trí phân tán thành 5 cụm chính, với diện tích
40,3 ha.
- Khu dân cư đơ thị, diện tích 578.0 ha

• Khu ngồi dân dụng, gồm:
- Khu cơng nghiệp tập trung có diện tích 540 ha;
- Khu cơng nghiệp vừa và nhỏ có diện tích 24 ha.
-Tính chất đơ thị: Là đơ thị cơng nghiệp, sản phẩm sản xuất chủ yếu là vật liệu
xây dựng xi măng và sau xi măng, công nghiệp nặng ,chế tạo máy,động lực, máy nông
nghiệp, kết cấu thép xây dựng, cơ khí sửa chữa, sản xuất hàng gia dụng, đặc biệt là
công nghiệp dệt, may, da, giày, dép.
- Khu công nghiệp: Chủ yếu bố trí phía Bắc thị xã dọc đường Trần Hưng Đạo,
mở rộng, kéo dài sang phía Tây đường sắt Bắc Nam đến sát địa giới hành chính huyện
Hà Trung. Tận dụng những khu đất dọc Quốc lộ 1A từ đồi Nghĩa trang đến cầu Ba Lá
để phát triển các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ.
2.2.1.2.2.

Điều kiện giao thơng nội vùng
- Vị trí: Cơng ty xi măng Bỉm Sơn : 28,Trần Phú ,Ba Đình ,Bỉm Sơn,Thanh
Hố .

14


14


- Giao thông nội vùng: Hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế đồng bộ
và hiện đại để phục vụ cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ
dàng ,thuận tiện hệ thống đường trung tâm rộng 32,5m. Đường nhánh rộng 26,5m. Hệ
thống chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường.
- Cách sân bay Thanh Hoá 40km,sân bay quốc tế Nội bài 140km
- Gần ga Bỉm Sơn –trên trụ đường Bắc Nam
- Bỉm Sơn chỉ cách các TP lớn như Hà Nội 120 km, cách Cảng Lễ Môn 35km
cách TP. Vinh (Nghệ An) và TP. Hải Phòng độ 170km... Thị xã là “trạm trung chuyển”
giữa các đô thị lớn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhờ có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt
Bắc – Nam chạy qua, thuận lợi về giao thương...

 Thuận lợi về cung cấp điện, nước, giao thông và dịch vụ dễ thu hút các nguồm lao
động chất lượng cao, chi phí đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng hơn nhiều so với các khu
công nghiệp khác ở miền Bắc Việt Nam
2.2.1.2.3.

Điều kiện xử lý nước thải
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công nghiệp và nước thải
sinh hoạt) được xây dựng thiết kế riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống
mương, cống và thoát ra các cửa xả trong khu vực. Nước thải được thu gom về nhà
máy xử lý nước thải của khu cơng nghiệp
- Tồn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được doanh nghiệp xử lý
sơ bộ đạt tiêu chuẩn theo quy đinh trước khi xả thải ra hệ thống đường nước thải
chung của khu cơng nghiệp. Sau đó khu cơng nghiệp sẽ tiếp tục xử lý theo quy định
hiện hành
- Hệ thống thu gom xử lý nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt: Tất cả KCN có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bể tự

hoại trước thải hệ thống thoát nước chung của KCN
+ Nước thải sản xuất: Sau khi được xử lý cục đạt giới hạn cho phép nước thải
ngành. Sau đó đấu nối vào hệ thống đường ống thu gom nước thải công nghiệp ống
nhựa D300, ống bê tông D400 chạy dọc theo tuyến đường nội KCN thu gom vào hố

bơm để vào trạm xử lý tập trung KCN
2.2.1.2.4. Nguồn điện
Như mọi người đã biết , bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố lựa chọn
địa điểm sản xuất của cơng ty xi măng Bỉm Sơn thì nhân tố về nguồn điện , nước cũng

15

15


là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi nguồn điện , nguồn nước là hai yếu tố góp phần
trực tiến vào quá trình sản xuất xi măng , là một yếu tố khơng thể thiếu .

• Nguồn điện :
- Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định được lấy từ tuyến điện cao thế
110KV đi qua hàng rào Khu công nghiệp Bỉm Sơn.
- Mạng lưới điện trung thế được đầu tư hiện đại và đồng bộ, chạy dọc các tuyến
đường giao thông cung cấp điện đến chân hàng rào các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tự đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tuỳ theo công suất tiêu thụ.
Điện áp
Công suất nguồn
Giá điện

2.2.1.2.5.


Power line: 35/110KV
2x25MW
Giờ cao điểm
0.1 USD
Bình thường
0.05 USD
Giờ thấp điểm
0.03 USD
Phương thức thanh tốn Monthly
Nhà cung cấp
EVN

Nguồn nước
- Khu cồn nghiệp sử dụng nguồn cung cấp nước TNHH Thanh Hóa đường ống
400 chạy dọc phía Nam quốc lộ 47 với công suất lớn.
- Nước được cung cấp ổn định từ nhà máy cung cấp nước với công suất 7.000
m3/ngày.
- Hệ thống cấp nước được đấu nối đến tận chân tường rào từng Doanh nghiệp.
- Trạm bơm bể chứa đặt cốt xây dựng 2,30m tầng cao xấy dựng 1,5 tầng
- Lắp đặt máy bơm có áp lực tự H= 30m đảm bảo áp lực tới tất cả điểm tiêu thụ
nước.

16

16


Nước sạch

Cơng suất

Cơng suất cao nhất
Giá nước
Phương thức thanh tốn
Giá nước sạch Nhà cung cấp nước

8.400m3/day
0.4 USD/m3
Monthly
Charged by Gov.
suppliers

2.2.1.2.6. Nguồn nhân lực
Phương hướng lao động của Công ty là xin lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật
từ các nơi khác về, đồng thời tự lo việc tuyển dụng, tổ chức đào tạo bộ máy cán bộ,
công nhân kỹ thuật cho Công ty. Được sự giúp đỡ của bộ xây dựng và các nhà máy
sản xuất vật liệu khác, Công ty xi măng đã tiếp nhận một số cán bọ kỹ sư công nhân
kỹ thuật lành nghề ở các nhà máy; Xi măng Hải Phòng, gang thép Thái Nguyên….. số
còn lại là do Công ty chịu tráhc nhiệm tổ chức tay nghề; Xây dựng lấy lực lượng cơng
nhân do chính mình. Cơ sở đào tạo các cơng nhân cho Cơng ty là trường cơng nhân kỹ
thuật đó của ngành xi măng. Những cơng nhân có trình độ sau khi học ra trường là bậc
2/7. Sau khi vào sản xuất, Công ty tiếp tục nâng cao đội ngũ lao động của mình bằng
cách cử cán bộ cơng nhân đi thực tập tay nghề ở Liên Xô với thời gian 6 - 9 tháng.
Sau khi hoàn thành nâng cao tay nghề, các đối tượng này đã nhanh chóng tiếp cận kỹ
thuật vận hành thành thạo máy móc, nắm vững quy trình cơng nghệ máy móc. Hàng
năm Cơng ty vẫn tiếp tục đầu tư đào tạo bổ sung lực lượng lao động bằng các hình
thức như kèm cặp tại chỗ, mở các lớp học bồi dưỡng tay nghề tại Công ty, do các giáo
viên Việt Nam và chuyên gia Liên Xô giảng dạy, đã nhanh chóng được triển khai và
đem lại hiệu quả cao, bình qn tay nghề bậc thoạ của cơng nhân đạt yêu cầu của sản
xuất Xi măng là bậc 4/7. Bên cạnh việc mở các lớp dạy nghề nâng cao trình độ kỹ
thuật chun mơn Cơng ty cịn chú ý mở các khoá học đào tạo về quản lý kinh tế, điều

hành sản xuất ….
Đi đôi với công tác đào tạo, việc sử dụng cán bộ và nguồn nhân lực, bố trí đúng
người đúng việc, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng người cũng được cán bộ lãnh
đạo công ty chú trọng thực hiện. Cơng tác trẻ hố đội ngũ công nhân viên của nhà
máy được tiến hành thông qua:

17

17


-Tuyển chọn con những cán bộ cơng nhân viên tình nguyện nghỉ hưu sớm.... gửi
đi đào tạo tại trường công nhân kỹ thuật của tổng cơng ty tại Hải Phịng.
-Tài trợ cho con cán bộ, công nhân viên đang học đại học những ngành mà cơng
ty đang thiếu tình nguyện về công ty công tác sau khi tốt nghiệp.
-Tuyển bổ sung một số kỹ sư trẻ những ngành mà công ty đang cần.
Ngồi ra cơng ty quan tâm đến việc tổ chức nâng cao điều kiện làm việc cho
người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong cơng ty. Vì khi
người lao động có điều kiện làm việc tốt họ mới yên tâm làm việc, phát huy hết khả
năng của mình trong cơng việc giúp doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. Công ty xi
măng Bỉm Sơn đã tiến hành nhiều dự án liên quan tới việc cải tạo môi trường làm việc
cho người lao động: Dự án cải tạo dây chuyền số 2, xây dựng dây chuyền mới... tạo
điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc của mình. Cơng ty xi
măng Bỉm Sơn xác định: “ Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động, tạo môi trường để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời
thu hút nhân tài là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”.
Chính vì vậy, cơng ty đã tiến hành một số biện pháp sau:
-Giữ bình quân thu nhập trên 5.000.000đ/người /tháng. Với mức tiền lương ổn
định sẽ khiến người lao động ổn định cuộc sống yên tâm sản xuất kinh doanh. Thực
hiện đổi mới công tác tiền lương cho cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty phù hợp với

tình hình sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo tiền lương trả đúng người, đúng việc,
khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Đối với từng đối tượng lao động khác
nhau mà xây dựng chính sách tiền lương khác nhau. Điều này tạo điều kiện cho người
lao động phát huy hết khả năng làm việc để tăng thu nhập cho bản thân.
-Sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, giảm số lượng lao động thừa sức khoẻ
yếu, trình độ kém. Nâng cao chất lượng lao động tồn cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty
cịn tổ chức tốt đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên như tổ chức phong trào
văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao, thăm quan du lịch trong và ngoài nước... Đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây cũng chính là cách để doanh nghiệp
có thể cạnh tranh trên thị trường chính vì vậy cơng tác đầu tư phát triển nguồn nhân

18

18


lực cần phải được quan tâm đúng mực hơn nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà
công ty Xi măng Bỉm Sơn đang trong quá trình đổi mới.
2.2.2. Phương pháp đánh giá lựa chọn địa điểm sản xuất
Qua nghiên cứu sơ bộ có thể chọn 1 trong 2 địa điểm Bỉm Sơn (A) và Lễ
Môn( B)
- KCN Lễ Môn có diện tích quy hoạch 87,61; Vị trí địa lý: KCN Lễ Mơn thuộc
phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, cách thành phố Hà Nội 160km, cách
thành phố Thanh Hóa quốc lộ 1A 5km về phía Đơng; Hệ thống giao thông: hiện
đường KCN thiết kế mạng lưới ô cờ, tổ chức tuyến phụ hợp lý phục vụ đến lô đất xây
dựng, khoảng cách tuyến trung bình 300-400m phù hợp với lô đất công nghiệp, mật
độ mạng lưới đường đạt 6km
Dùng phương pháp đnahs giá theo các nhân tố để so sánh 2 địa điểm này từ đó
giúp cơng ty đưa ra địa điểm phù hợp nhất , ta lập bảng tính như sau:

Yếu tố

Trọng số

Nguồn lao
0,25
động
Giao thơng
0,05
nội vùng
Giáo dục
0,1
Diện tích
0,39
Tài ngun
0,21
Tổng
1,00
Qua tính tốn chúng ta có

Điểm số
A
70

B
60

Điểm có trọng số
A
B

17,5
15

50

60

2,5

85
70
60

80
70
70

3

8,5
8
29,3
27,3
12,6
14,7
70,4
68
thể thấy khu cơng nghiệp BỈm Sơn có tổng số điểm

cao hơn có nghĩa là nên chọn Bỉm Sơn là nơi sản xuất của công ty.


19

19


CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LỰA CHỌ ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT
CỦA CƠNG TY.
3.1. Ưu điểm của cơng tác lựa chọn địa điểm sản xuất của công ty xi măng
Bỉm sơn
- Vị trí của nhà máy nằm gần núi đá vơi, đất sét có trữ lượng dồi dào với chất
lượng tốt và ổn định. Đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất
lượng cao. Nằm gần quốc lộ 1A, có đường sắt vào nhà máy nên rất thuận lợi cho viêc
vận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng
thị trường tiêu thụ.
- Tiếp tục duy trì thực hiện được các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, như đẩy nhanh quá trình xây dựng dây chuyền mới hiện đại sản xuất xi măng
theo phương pháp khô, dây chuyền 2 triệu tấn xi măng/năm (dự kiến năm 2010 hoàn
thành và đi vào hoạt động). Duy trì hoạt động hiệu quả của các lọc bụi tay áo, lọc bụi
tĩnh điện, đảm bảo nồng độ bụi thải ra môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (giới
hạn B TCVN 5939 - 1995).
- Hệ thống xử lý nước thải duy trì hoạt động ổn định, nước thải sau xử lý đạt tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995 (giới hạn B). Nước thải như nước thải sản xuất,
nước vệ sinh nhà xưởng nên được xử lý theo các mương thải được bố trí trong mặt
bằng nhà máy qua bể xử lý chung trước khi thải ra ngồi. Khơng có tình trạng xả nước
thải bừa bãi làm ơ nhiễm môi trường ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh
khác cũng như ảnh hưởng tới người dân sống gần công ty.
3.2. Nhược điểm của công tác lựa chọn địa điểm sản xuất của công ty xi
măng Bỉm sơn
- Xa cảng biển nên việc đưa xi măng vào thị trường Miền trung và Miền Nam

gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Cơng ty chưa có một bộ phận Marketing chuyên
nghiệp, cán bộ ở Ban kế hoạch thị trường còn thiếu những người có trình độ chun
mơn cao, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường.

20

20


- Nằm trong vùng nhà máy có nhiều nhà máy xi măng có cơng suất lớn và trang
thiết bị hiện đại và nhu cầu tiêu thụ không cao.

KẾT LUẬN
Trong kinh doanh, địa điểm ln đóng vai trị quan trọng, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp kinh doanh và phân phối hàng hóa, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp sẵn
sàng bỏ chi phí cao cho những địa điểm có tính cạnh tranh cao. Tất cả đều mong muốn
sở hữu những địa điểm kinh doanh đắc địa, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh, các CEO phải
cân nhắc rất nhiều tiêu chí, dựa trên chiến lược, mục tiêu kinh doanh và cả khả năng
tài chính của doanh nghiệp mình. Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc lựa
chọn địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chính là dựa trên đặc điểm và thói
quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu.

21

21




×