Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Vì mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.34 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH
-----------------------------

BÀI THẢO LUẬN
Mơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ TÀI
Phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm: “Vì mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”_ Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hà
Nhóm: 6
Lớp học phần: 2109HCMI0111

2021-2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ĐIỂM..............................................2
1. Luận điểm: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người” của Hồ Chí Minh đưa ra...........................................................................2
1.1. Hoàn cảnh, nguồn gốc ra đời....................................................................................2
1.2. Cơ sở đưa ra luận điểm............................................................................................2
2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò và xây dựng con người.................................3
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị con người.................................................3
2.1.1.Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách
mạng.................................................................................................................................. 3
2.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng,
chăm sóc, phát huy nhân tố con người...........................................................................4
2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người............................................6


2.2.1. Nội dung xây dựng con người................................................................................6
2.2.2. Phương pháp xây dựng con người........................................................................7
2.2.3. Ý nghĩa xây dựng con người..................................................................................7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY................................................................................................................................... 9
1. Thực trạng xây dựng con người ở nước ta hiện nay..................................................9
2. Kết quả hoạt động của công tác xây dựng con người trong năm gần đây.............13
2.1. Thành tích đạt được trong những năm gần đây...................................................13
2.2. Khó khăn trong cơng tác xây dựng con người ở nước ta.....................................14
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM...................................................................17
3.1. Xây dựng con người với đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn.......17
3.2. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm xây dựng con
người phát triển toàn diện, giao lưu quốc tế với phương châm “hịa nhập khơng hịa
tan”.................................................................................................................................. 18
3.3. Tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước theo hướng
xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đọa của Đảng Cộng sản Việt Nam.............................18
3.4. Xây dựng các kế hoạch, chiến lược để cải thiện giáo dục và đào tạo ở Việt nam
với mục tiêu đào tạo ra những con người mới phát triển toàn diện...........................19
3.5. Giải pháp trong tình hình dịch bệnh Covid-19.....................................................19
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................22


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng con người có ý nghĩa rất quan trọng quyết định sự thành công của sự
nghiệp xây dựng và phát triển ở quốc gia. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng: Nhờ quán triệt sâu sắc lời căn
dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác bồi dưỡng, chăm sóc thế hệ trẻ - thế hệ tương

lai mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã luôn xây dựng được một lực lượng kế cận
hùng hậu, trung thành, có đủ phẩm chất và năng lực đưa đất nước vượt qua những thời
điểm gian khó, từng bước đưa cách mạng đến những thắng lợi vinh quang, ghi dấu ấn
đậm nét vào tiến trình phát triển của dân tộc.
Để tuân theo lời Bác dạy, hiện nay đất nước ta đã đưa ra những chính sách nhằm
chú trọng về vấn đề này. Qua nhiều Đại hội, nước ta không ngừng tập trung vào việc phát
triển cho dân về các vấn đề như nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng: năng lực trí tuệ,
lý luận chính trị, văn hóa, khoa học-kỹ thuật,... Tất cả cũng để nhằm mục đích phát triển
đất nước. Việc tuân theo lời Bác dạy không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, Đảng bộ,
nó cịn là trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cá nhân.
Qua bài thảo luận này, hi vọng từng cá nhân thấy được cái hay và ý nghĩa sâu sắc
trong câu nói : “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người” của Hồ Chí Minh.Từ đó càng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối
với xã hội và đất nước. Mặc dù nhóm đã nghiên cứu và chuẩn bị kỹ nội dung xoay quanh
đề tài nhưng vẫn không thể tránh khỏi sai sót trong q trình làm bài, hy vọng cơ có thể
góp ý và sửa chữa để trong những lần tới bài của nhóm sẽ tốt hơn. Chúng em cảm ơn cô.

1


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ĐIỂM

1. Luận điểm: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người” của Hồ Chí Minh đưa ra
1.1. Hồn cảnh, nguồn gốc ra đời
Sau khi giành chiến thắng tại trận địa Điện Biên Phủ đi đến kí kết hiệp định
Giơnevơ với Pháp miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với
vai trò là một nhà cách mạng, cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh hy sinh phấn đấu
cho lý tưởng nhằm giải phóng con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác rất coi trọng
công việc “trồng người”, Bác đã chỉ rõ trong hội nghị cán bộ giáo dục: “Vì lợi ích mười

năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đó là hai câu mở đầu
bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc vào
ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân dân 1645 vào ngày 14-9-1958.
1.2. Cơ sở đưa ra luận điểm
Cơ sở lí luận
Vai trị của con người thể hiện qua tư tưởng của Hồ Chí Minh, “trồng người” là một
sự nghiệp có tính chiến lược, Người mong muốn biến khát vọng và chủ trương của các
thế hệ cha anh về “khai dân trí” thành hiện thực. Do đó từ khi có chính quyền, Hồ Chí
Minh đã thực hiện một sự nghiệp “khai dân trí” rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước
ta và thu được những thành công hết sức to lớn, mặc dù sự nghiệp ấy được tiến hành
trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Người xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ tư
trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhất của đất nước lúc bấy giờ, Người chỉ rằng: “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ
nghĩa là con người có tư tưởng chủ nghĩa xã hội” và Người khẳng định sự nghiệp giáo
dục ảnh hưởng trực tiếp đến con người: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân
ra kẻ dữ hiền. Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Ngoài ra, luận điểm này được lấy ý từ Cổ văn Trung Hoa “Đạo đức kinh”: “Nhất
niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc
như thụ nhân” (Kế một năm, chi bằng trồng lúa; Kế 10 năm, chi bằng trồng cây; Kế trọn
đời, chi bằng trồng người), mang ý ẩn dụ từ hình ảnh “trồng cây”để đề cao vai trị của

2


con người. Qua đây khẳng định rõ và nhấn mạnh sự cần thiết coi trọng giáo dục con
người.

 Cơ sở thực tiễn
Đất nước đang bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì việc “trồng
người” rất quan trọng. Con người chính là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng đất

nước. Ở tại các Hội nghị đại biểu nhiệm kỳ đã xác định mục tiêu đất nước chuyển dần
sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải
thiện hơn nữa đời sống vật chất. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân nước ta đang thực hiện
cuộc động vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trị và xây dựng con người
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò con người
2.1.1.Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành cơng của sự nghiệp
cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, "Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới
khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân". Vì vậy, vơ luận việc gì, đều do
người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả". Người cho rằng "việc dễ mấy
khơng có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong". Việc phát triển đất
nước cũng do con người là yếu tố quyết định vì vậy Bác rất quan tâm đến việc phát triển
giáo dục nước nhà.
Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào
cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm sẻ
áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.
Nhân dân là người tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, Hồ Chí Minh tổng kết
ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Dân ta được Người đánh giá là những con người tài năng, trí
tuệ và sáng tạo. Họ biết "giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ,
mà những người tài giỏi, những đồn thể to lớn, nghĩ mãi khơng ra"'. Đặc biệt là lịng sốt
sắng, hăng hái của dân để thực hiện cách mạng. Hồ Chí Minh có vững chắc rằng với tinh
thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lịng u nước và chí kiên quyết
3


của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất
định thắng lợi. Là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. "Lịng u nước và sự
đồn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi".

2.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
Vì sống gần dân, giữa lịng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ Chí Minh thấy
rõ u cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng xã hội. Bác chỉ ra rằng:
“Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng”.
Hồ Chí Minh khẳng định: mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người
Người nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong Di chúc, Người cũng dành mối quan tâm đầu
tiên là công việc giải phóng đối với con người. Cả cuộc đời của Bác ln đấu tranh vì
mục tiêu đó.
Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than.
Người ra đi với ý chí "quyết giải phóng gơng ta được hồn tồn độc lập, dân ta được hồn
tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc”. Người xác định rõ trách nhiệm của
Người cũng là của Đảng và Chính phủ là "làm sao cho nước học hành". Có sự thơng cảm
sâu sắc với thân phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự
cảm thông kiểu tôn giáo, ngược lại, người có niềm tin vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của
con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để
xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh
phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của
từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước cịn nơ lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết trên
hết là giải phóng dân tộc. giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân,
thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, "Nếu
nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì". Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”.
4


Con người là mục tiêu của cách mạng, giải phóng con người, xây dựng con

người chủ nghĩa xã hội
Theo Bác “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa,
con người chủ nghĩa là con người có tư tưởng chủ nghĩa xã hội”. Mọi chủ trưởng đường
lối của Đảng ta đưa ra đều vì lợi ích chính đáng cho con người. Có thể là lợi ích lâu dài,
lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.
Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức làm. Việc gì
hại cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức tránh.
Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của
quần chúng. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: "Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa", "có dân thì có tất
cả"…Niềm tin vào sức mạnh của nhân dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân
dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ
khơng đủ lực lượng, nếu khơng có Chính phủ thì nhân dân khơng có ai dẫn đường”. Đảng
lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là
nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần
chúng sẽ tạo nên sức mạnh vơ địch. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động
sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh tin ở dân cịn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là nguời cộng
sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho người cộng
sản. Người nói: “dân tộc ta là một dân tộc anh hùng”. Trong khi giữ vững niềm tin vào
dân thì phải chống các bệnh: xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy
nhân dân: không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân. Không yêu thương và
tin tưởng nhân dân là nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm – bệnh quan liêu, mệnh lệnh.
Bệnh này sẽ dẫn đến kết quả là "hỏng việc". Trong khi khẳng định mục tiêu của cách
mạng, HCM cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con
người thực hiện. Nghĩa là con người là động lực của cách mạng. Điều này thể hiện niềm
tin mãnh liệt của HCM vào sức mạnh của nhân dân.

5



Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước,
toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân
Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Nhà nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy cơng – nơng – trí làm
nền tảng. Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai
cấp đứng ở trung tâm của thời đại mới, đó là giai cấp cơng nhân. Chỉ có giai cấp công
nhân với những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn chủ
nghĩa tư bản. Muốn vậy, giai cấp cơng nhân chỉ có liên minh với giai cấp nơng dân và
gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh.
Nhưng không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những con
người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được
nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt
Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con người.
Con người có vai trị rất quan trọng, họ vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
cách mạng nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh
đạo.
Vì vậy
 Cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Giữa con người – mục tiêu và con người
– động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau.
 Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người
– động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người – động
lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
 Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ
chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân. Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: thói
quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè khơng dám nói. khơng
dám làm, khơng dám đề ra ý kiến, tóm lại khơng dám đổi mới và sáng tạo.

6



2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
2.2.1. Nội dung xây dựng con người
Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Xây dựng con người với những khía cạnh chủ yếu sau:
Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng: “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”.
Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
Có lịng u nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu
gương.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm: nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, bồi dưỡng: năng lực trí tuệ, lý luận chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sức khỏe…

7


2.2.2. Phương pháp xây dựng con người
Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng. Hồ Chí Minh
thường nói đến “tu thân, chính tâm” thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ”. Người nói
rằng “Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là rất cần thiết và
bổ ích”.
Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng. Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng :“
hiền , dữ của con người khơng phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Theo
người, các cháu mẫu giáo, tiểu học như tờ giấy trắng. Chúng ta vẽ xanh thì xanh, vẽ đỏ
thì đỏ. Có nghĩa là việc giáo dục mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi khi đứa trẻ
được đến trường thì sẽ giúp trẻ có những nhận thức đầu tiên về xã hội; ở đó trẻ khơng
phải là trên hết, không được cưng chiều như ở nhà mà trẻ sẽ được tiếp xúc với các bạn,

các thầy cô giáo, trẻ sẽ được dạy các cách ứng xử cơ bản, bổ trợ thêm những điều cha mẹ
dạy ở nhà. Vì vậy việc phát triển giáo dục mầm non là rất cần thiết. Tuy nhiên, để hình
thành 1 con người là cả 1 q trình dài trong đó giáo dục là 1 điều kiện cần phát triển và
trải qua nhiều cấp học khác nhau, hết mầm non là đến giáo dục phổ thông; giáo dục phổ
thông là 1 bước đệm quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu cho mỗi
người, ở cấp học này sẽ giúp mọi người xác định hướng đi cho mình, đem lại sự thay đổi
về chất cũng như về lượng trong mỗi người, hình thành ra con người mới phát triển vượt
trội.
Chú trọng vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng. Thông qua
các phong trào cách mạng như “Thi đua yêu nước”,“Người tốt việc tốt”. Đặc biệt phải
dựa vào quần chúng theo quan điểm: “ dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ
và tổ chức của ta ” .
2.2.3. Ý nghĩa xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp
bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược .
Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát
triển đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội .

8


Hồ Chí Minh nêu hai quan điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây dựng con
người .
“ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ” .
“Trồng người”
 Là cơng việc lâu dài, gian khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là
cơng việc của văn hóa giáo dục .
 Phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và
phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng.

 Phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
 Phải được tiến hành bền bỉ, thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người. Với ý
nghĩa vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất
nước, vừa là trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị xã hội kết hợp
với tính tích cực, chủ động của từng người.
“ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người và
xã hội chủ nghĩa ”
Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ
nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa
được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội .
“ Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa ”
Cần được hiểu trước hết cần có những con người với những nét tiêu biểu của xã hội
xã hội chủ nghĩa như lý tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa. Đó là
những con người đi trước, làm gương lôi cuốn người khác theo con đường xã hội chủ
nghĩa .
Hồ Chí Minh chỉ rõ:“ Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số
ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng cao
hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến "

9


10


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thực trạng xây dựng con người ở nước ta hiện nay

Vì chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn từng quan niệm “Con người là mục tiêu, là động lực
của cách mạng”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa”… do yếu tố con người ln là yếu tố nịng cốt nên Đảng và Nhà nước ta
phải luôn thực hiện công tác xây dựng con người. Không những thế, trong thời kỳ xã hội
hiện đại hóa - cơng nghiệp hóa đất nước, địi hỏi con người cần phải có nhiều yếu tố vì
thế Đảng ta đã thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện phát triển giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Do vậy, việc xây dựng con người là yêu cầu khách quan
của Đảng, phải có những nhân tài cả về trí tuệ lẫn đạo đức thì “lực lượng nòng cốt” của
Đảng mới thực sự vững mạnh, cuộc sống của nhân dân mới hạnh phúc lâu dài. Như trong
khoảng thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra hết sức phức tạp. Đại dịch
toàn cầu gây ra rất nhiều vấn đề nan giải ảnh hướng lớn tới sức khỏe, kinh tế của hầu hết
các quốc gia tên thế giới. Ấy vậy mà có nơi Đảng và Chính phủ đã dẫn đầu đất nước, đưa
ra những đường lối và chính sách vơ cùng đúng đắn để đối mặt với nguy hiểm dịch bệnh.
Một nơi mà nhân dân hiểu và trân trọng “Đoàn kết dân tộc” để tin vào sự lãnh đạo của
Đảng để dịch bệnh được kiếm soát triệt để. Kết quả là Việt Nam ta là quốc gia đứng thứ 3
trên toàn thế giới với số ca mắc Covid-19 và mức độ ảnh hưởng kinh tế đều ở mức thấp.
Đảng ta luôn xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý
nghĩa quyết định năng lực lãnh đạo của Đảng, quyết định sự thành bại của cách mạng, sự
sống còn của chế độ. Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, Đảng lại càng đặc
biệt chú trọng công tác này.
Từ quan điểm đúng đắn và khoa học về con người đến vấn đề xây dựng con người “trồng người” là bước phát triển hợp logic của tư tưởng Hồ Chí Minh. “Trồng người” trở
thành yêu cầu khách quan, là vấn đề chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài, là quy luật của
cách mạng Việt Nam: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người”, “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm quan
trọng”. Mẫu số chung của những con người cụ thể, trong những thời kỳ cụ thể đó chính là
có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chí hướng, phấn đấu
cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Những người có đạo đức cách mạng trung với
11



nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; có trí tuệ, năng lực chun
mơn; có thể lực, sức khỏe với nghĩa cả vật chất lẫn tinh thần, thể xác lẫn tâm hồn; có
năng lực thẩm mỹ; biết đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu xa, lạc hậu, phản tiến
bộ, phi nhân văn…
Theo đó, nhìn chung năm 2020, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn,
Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm
pháp luật đạt được kết quả tích cực; bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại
nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Giải quyết vấn
đền liên quan đến tình trạng xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ.
Về cơng tác phịng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh
tế, buôn lậu năm 2020
Đã phát hiện 22.105 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế
(nhiều hơn 38,56 %), 313 vụ phạm tội, vi phạm pháp luật về tham nhũng và các vi phạm
khác về chức vụ (ít hơn 2,49%). Đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án
tham nhũng, kinh tế lớn, góp phần duy trì khí thế mạnh mẽ trong cơng tác phịng, chống
tham nhũng; phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống
dịch bệnh Covid-19 để trục lợi. Bên cạnh đó, cơng tác phịng, chống tội phạm, vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực: môi trường, tài nguyên, an tồn thực phẩm; cơng nghệ
thơng tin, mạng viễn thơng; phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; điều
tra, xử lý tội phạm;… cũng được triển khai quyết liệt và đạt những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra
một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn cịn diễn
biến phức tạp; cơng tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn một số tồn tại, thiếu sót,
cịn kẽ hở cho tội phạm lợi dụng hoạt động. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội nhấn mạnh, mặc dù tình hình chung vi phạm pháp luật và tội phạm về trật tự xã
hội giảm nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng lại gia tăng, như: hiếp dâm tăng
13,51% (trong đó hiếp dâm trẻ em tăng 30,38%); gây rối trật tự công cộng tăng 53,51%;
chống lại lực lượng Công an đang thi hành nhiệm vụ tăng 260%.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu là do tình hình thế

giới, khu vực diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tình
hình trong nước; hệ thống các văn bản pháp luật vẫn đang tiếp tục được hồn thiện; các
nguồn lực cho cơng tác phịng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu
12


thực tiễn; trình độ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ thực thi pháp luật
còn hạn chế, thậm chí có sai phạm, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ... làm ảnh hưởng
đến hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật.
Về nạn xóa đói giảm nghèo xóa giảm mù chữ trên toàn Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế
hoạch hành động, phân cơng trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương; xác định rõ lộ
trình thực hiện. Chính phủ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo
thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Nhìn chung, các
Bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao; khuôn
khổ văn bản pháp lý về giảm nghèo được xây dựng, ban hành khá kịp thời, đầy đủ, toàn
diện để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; cơ
chế quản lý điều hành, phân công phân cấp, phối hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện
công tác giảm nghèo đã từng bước được hình thành và đi vào nền nếp; các mục tiêu giảm
nghèo đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra.
Trong 4 năm đã có 1.353.805 hộ/2.338.569 hộ nghèo đã thốt nghèo, chiếm 58%.
Như vậy, sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ
tiêu Quốc hội giao; đối với tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm cịn 27,85%, bình
qn trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm bình quân 4%/năm;
ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo cịn khoảng 24%. Đã có
8/64 huyện nghèo thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, đạt 12,5% và 14/30 huyện
nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến đến
cuối năm 2020 khoảng 32 huyện thoát khỏi huyện nghèo, đạt chỉ tiêu đề ra; Có 95/292 xã

đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó
khăn, đạt tỷ lệ 32,5% (vượt 2,5%). Đến nay, có 1.298/3.973 thơn đặc biệt khó khăn
(chiếm tỷ lệ 32,67%), 125/2.193 xã đặc biệt khó khăn (chiếm tỷ lệ 5,69%) hồn thành
mục tiêu Chương trình 135 (thốt khỏi tình trạng ĐBKK), phù hợp với mục tiêu đề ra của
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (20-30% số
thơn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó
khăn). Năm 2019, số hộ nghèo về thu nhập là 917.367 hộ, tương ứng 93,15% so với tổng
số hộ nghèo; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 67.126 hộ, tương ứng 6,85% so với tổng
13


số hộ nghèo. Số người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-35 năm 2016 là 99,48%, đến
năm 2019 là 99,71%. Số người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi 15-60 năm 2016 là
98,93%, đến năm 2019 là 99,41%. Số người tái mù chữ giảm từ 1.011 người (năm 2016)
xuống còn 512 người (năm 2019).
Vào năm 2020, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 – 60 của tồn quốc là 97,85%. Cả
nước vẫn cịn hơn 1,49 triệu người mù chữ. Trung bình mỗi năm huy động được khoảng
30 nghìn người mù chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ. Trong giai đoạn từ nay đến
năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về nơng thơn mới tiếp tục tăng cường đầu tư
nhằm đáp ứng tối thiểu yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; tiếp tục củng cố duy
trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, trong đó duy trì 100% đơn vị
cấp tỉnh và cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, phấn đấu đến năm 2025 có
30/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3...
Xây dựng được những con người với những tiêu chuẩn theo tư tưởng của
Bác
Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là phải có những biện pháp “trồng” thích hợp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc “Đường lối chủ trương có rồi, phải có biện pháp
thực hiện cho tốt. Chủ nghĩa xã hội là phải có biện pháp. Kế hoạch một phần, biện pháp
phả phải hai phần và quyết tâm phải ba phần”. Chiến lược “trồng người” không phải đơn
giản, dễ làm mà đó là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, sự nghiệp của “trăm năm”, địi hỏi

chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn về con người, phải hiểu biết thực sự về con
người và phải có những biện pháp tiến hành thích hợp, sáng tạo.
Cụ thể như trong khoảng thời gian vừa qua, trước tình hình diễn biến phức tạp của
dịch bệnh Covid-19, cùng với cả nước, toàn ngành giáo dục đã tham gia tích cực vào
cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid-19. Ngành giáo dục đã triển khai quyết liệt,
mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch với mục tiêu “bảo đảm sức khỏe, an
toàn của học sinh, sinh viên, giáo viên lên trên hết”; đồng thời thực hiện phương châm
“tạm dừng đến trường, không dừng học”. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường dạy học
qua internet, trên truyền hình; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho các học sinh,
giáo viên trong quá trình dạy học qua internet; ban hành kịp thời hướng dẫn tinh giản
chương trình giáo dục phổ thơng học kỳ II năm học 2019 - 2020 để các địa phương kịp
thời thực hiện.

14


Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, toàn ngành giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong các hoạt động quản lý, dạy và học. Lần đầu tiên, đã xây dựng cơ sở dữ liệu ngành
về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, được triển khai tại 63/63 sở GD-ĐT, 710
phòng GD-ĐT, thu thập được 22 triệu hồ sơ học sinh, 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên
và cán bộ quản lý từ 53.000 trường học và thông tin về cơ sở vất chất, nhà vệ sinh trường
học. Hệ thống thống kê về giáo dục đại học được triển khai đến nay đã thu thập được
khoảng 1,3 triệu hồ sơ sinh viên, 94.000 hồ sơ giảng viên từ 247 trường đại học, học
viên, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm. Đây là cơ sở dữ liệu rất quan trọng phục vụ
công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của ngành. Thời điểm bùng phát dịch Covid-19, với
phương châm “tạm dừng đến trường, không ngừng học”, 80% trường phổ thông, 240 cơ
sở đào tạo đã tổ chức dạy-học trực tuyến; trong đó có 79 cơ sở tổ chức quản lý dạy học
hoàn toàn qua mạng. Với sự linh hoạt ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong GD-ĐT này,
ngành giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020, bảo đảm sức khỏe cho học
sinh, giáo viên.

Thực trạng hiện nay cho ta thấy những minh chứng rõ ràng, cho thấy dân tộc
ta có những người lãnh đạo vơ cùng xuất sắc, người dân một lịng đồn kết với châm
ngơn “khơng ai bị bỏ lại”, đúng như những gì Bác tin tưởng: “Nhân dân ta cần có ý
thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng: mình vì mọi người, mọi
người vì mình”
2. Kết quả hoạt động của công tác xây dựng con người trong năm gần đây
Từ sau khi Nghị quyết 33 ra đời, Đảng ra đã ban hành một số văn bản nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững
của nước nhà. Các tầng lớp trong xã hội đã chủ động hơn trong cơng tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, cách
mạng, nhân văn, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2.1. Thành tích đạt được trong những năm gần đây
Các lãnh đạo cấp Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai tuyên
truyền, ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý việc giáo dục trẻ nhỏ ngày càng sát
sao.
Tính tới năm 2020, nạn xóa mù chữ đã có nhiều tiến triển tốt. Trong năm 2019,
99,63% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tăng 3,12% so với năm 2010; tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn

15


thành chương trình tiểu học là 95,63%. Năm 2018, tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục
THCS là 100%.
Con người Việt Nam được đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo hơn, nâng
cao trình độ hiểu biết, nhận thức, chuyên môn.
Cụ thể, theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tuổi thọ trung bình con
người Việt Nam năm 2019 là 73,6 tuổi. Từ 1990 đến 2018, tổng thu nhập bình quân đầu
người đã tăng lên 354,5%. Năm 2019, tổng thu nhập bình quân đầu người gần 2.800
USD. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số phát triển con
người (HDI) cao nhất trên thế giới, với tăng trưởng trung bình HDI ở mức 1,36% trong

suốt giai đoạn 1990 - 2018. Đây là thành tựu rất đáng để Việt Nam tự hào về xây dựng
con người.
 Nâng cao sức khỏe về thể lực, tầm vóc và nâng cao ý thức bảo vệ mơi
trường xanh – sạch – đẹp của người Việt Nam
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai
thực hiện rộng khắp trên các địa bàn từ thành thị đến nông thôn. Thể lực, tầm vóc con
người Việt Nam được cải thiện, ý thức bảo vệ mơi trường sống được nâng lên.
Cơng tác phịng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, suy thối tư tưởng
chính trị có chuyển biến tích cực
Cụ thể, năm 2020 đã đấu tranh làm giảm 2,76% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều
tra khám phá án đạt 85,69 % (vượt chỉ tiêu Quốc hội giao), triệt phá được nhiều băng
nhóm tội phạm nguy hiểm, các vụ án gây bức xúc dư luận đều được khẩn trương điều tra
làm rõ. Trong đó, đã điều tra, làm rõ 40.026 vụ phạm pháp về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ
85,69%; triệt phá 3.070 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại; các vụ án nổi cộm, gây
bức xúc dư luận đều được khẩn trương điều tra làm rõ. Qua đó thấy được việc đẩy mạnh
công tác giáo dục, xây dựng con người góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, tạo mơi trường văn hóa, xã hội lành mạnh
2.2. Khó khăn trong cơng tác xây dựng con người ở nước ta
Suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, thanh niên
 Tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền diễn biến phức tạp và ngày càng tinh
vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và sự trong sạch nghiêm minh của bộ
máy nhà nước. Những năm gần đây đã khởi tố, điều tra nhiều vụ tham nhũng, làm thất
thoát tiền của của nhà nước, tiêu biểu như: vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, Đinh La
16


Thăng,... Ngồi ra, căn bệnh lệch lạc giữa nói và làm với những biểu hiện như: nói nhiều
làm ít, nói hay làm dở, nói mà khơng làm, nói một đằng làm một nẻo cũng là một điểm
tiêu cực trong văn hóa chính trị nước ta.
 Tệ nạn xã hội ở tầng lớp thanh thiếu niên có tầng lớp gia tăng. Tỉ lệ người nghiện

ma túy ở mức cao. Bên cạnh đó, những vụ giết người hàng loạt xảy ra ở trẻ vị thành niên,
thanh niên với mức độ và tính chất đặc biệt quan trọng, điển hình là vụ Lê Văn Luyện
(Bắc Giang), Nguyễn Hải Dương (Bình Dương),.. đã dấy lên hồi chng cảnh báo về sự
tha hóa nhân cách con người. Hay ngay thời gian gần đây, sự việc nhiều phụ nữ nước
ngoài bị sàm sỡ tại hồ Tây, mà đối tượng thực hiện lại là các thanh niên chưa đầy 18 tuổi
cũng khiến nhiều người lo ngại về tệ nạn hiện nay.
Đây là những hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội và nó có nhiều nguyên
nhân: sự bng lỏng quản lí của gia đình, xã hội; sự thực thi pháp luật thiếu nghiêm
minh; sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân,..
Đứt gãy hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa giữa các thế hệ
 Đây là một hạn chế trong công tác chăm lo, phát triển con người mà một trong
các nguyên nhân là tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản
phẩm văn hóa nước ngồi; biểu hiện thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích, chưa làm
tốt chức năng định hướng dư luận và xây dựng con người của một số cơ quan truyền
thông. Điều này gây ra những tác động tiêu cực đên đời sống văn hóa của một bộ phận
nhân dân, nhất là lớp trẻ.
 Trong thời kì bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của
internet, mạng xã hội, truyền hình giải trí,... đã tạo điều kiện để con người tiếp cận thông
tin nhanh chóng, tiếp nhận thơng tin nhanh chóng,... Tuy nhiên, điều đó cũng tạo ra nhiều
hệ lụy như: nạn nghiện game online, sự gia tăng của ngơn từ kí hiệu, tiếng lóng làm méo
mó và mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt,.. Nhiều người sống trong không gian ảo và
đánh mất đi những giá trị thực khiến mỗi cá nhân là một khơng gian kín, thiếu sự chia sẻ
gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, thiếu sự quan tâm tới các vấn đề xã hội và làm
giảm trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.
 Ngoài ra, các hiện tượng như: nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, li hơn giữa các
gia đình trẻ.. cũng ngày càng tăng. Những rạn nứt trong cung cách ứng xử, lối sống của
các thế hệ trong một gia đình diễn biến phức tạp, nhiều mâu thuẫn khó có thể điều hịa.
Bạo lực có xu hướng gia tăng và diễn ra trên diện rộng: gia đình, học đường, xã hội và
17



thậm chí cịn ở trên mạng xã hội. Những điều này tạo ra những rào cản, xung đột ngầm
giữa các thế hệ.
Sự trỗi dậy của những thói quen xấu.
 Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, từng là thuộc địa của
đế quốc thực dân, con người Việt Nam bên cạnh những phẩm chất tốt thì vẫn cịn nhiều
thói quen xấu như: chủ nghĩa cơ hội, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, khả năng làm việc
tập thể chưa cao, ... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hóa thì
càng có nhiều cám dỗ khiến người ta trụy lạc. Chủ nghĩa cá nhân, thói vơ cảm, ích kỉ,
ham muốn vật chất đang ngày càng trở thành mối lo ngại cho xã hội.
Giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa phát triển toàn diện năng lực
của con người
 Giáo dục đang chú trọng tới mục tiêu phát triển trí tuệ là chính và ít khả năng chú
trọng tới khả năng, sở thích và năng khiếu của học sinh. Nhiều cơ sở giáo dục coi trọng
thành tích thi cử nên chỉ tập trung vào một số môn thi mà xem nhẹ công tác giáo dục đạo
đức, sức khỏe, thẩm mĩ – những yếu tố then chốt trong hình thành nhân cách học sinh.
 Khoảng cách thụ hưởng giữa miền núi, miền sâu, miền xa với đô thị và trong các
tầng lớp nhân dân cịn có sự chênh lệch và chậm được rút ngắn. Ngành giáo dục hiện nay
chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng quy mô với nâng cao chất lượng, giữa
dạy chữ và dạy người.

18


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Bước vào thế kỉ mới, với những biến đổi lớn lao, đặt ra nhiều thách thức mà con
người phải đối mặt như: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển; vấn đề
môi trường; dân số; bệnh tật; vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhân sinh, an sinh xã hội; vấn
đề dân tộc, tôn giáo, khủng bố và các tệ nạn xã hội mới phát sinh. Điều đó khiến con

người đứng trước những mâu thuẫn to lớn và hết sức gay gắt, buộc con người phải tự
hoàn thiện bản thân để theo kịp xu thế mới của thời đại. Để làm được điều đó ta cần có
những giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao công tác xây dựng con người đó làm sao
cho chúng ta phải phát triển một cách tồn diện trong đó: trọng tâm là bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.
3.1. Xây dựng con người với đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên
môn
Các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, giáo dục nhằm sự chuyển biến tích cực về
nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị của con người trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển bền vững đất nước như mở các buổi họp mặt, ngoại khóa,
giao lưu trao đổi kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng môi trường dân chủ,
công bằng, tiến bộ, tạo động lực cho cán bộ, đảng viên tích cực học tập, rèn luyện, cống
hiến và trưởng thành.
Đảng phải thường xuyên tự phê bình và phải phê bình một cách nghiêm túc,
ngoài ra tăng cường cong tác kiểm tra kỷ luật trong Đảng chống nạn tham nhũng. Những
năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta điều tra và khởi tố nhiều vụ tham nhũng của các lãnh
đạo lãnh cao.
Nhà nước cần có các chính sách, cách thức tổ chức thực hiện nhằm giảm thiểu
những nguy cơ tiềm ẩn đối với việc phát triển con người như các vấn đề: thất nghiệp, thu
nhập, lạm phát, nghèo đói, ơ nhiềm mơi trường, lao động chưa đủ tuổi, tệ nạn xã hội, bao
lực, c’on người ít tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa... Đặc biệt
Nhà nước cần quan tâm, giáo dục đến những người dân ở các vùng miền núi, vùng sâu
xa, vùng giáp biên giới giúp họ nhận thức, phân biệt chính nghĩa.

19


3.2. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm xây dựng
con người phát triển tồn diện, giao lưu quốc tế với phương châm “hịa nhập khơng
hịa tan”

Phổ cập rộng rãi các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình giáo dục
văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ,
bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm nhân văn, tạo bản lĩnh và sức đề kháng giúp người dân chủ
động hội nhập quốc tế về văn hóa, bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Giáo dục thể chất, đưa phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại” lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người,
mỗi chủ thể văn hóa, phối hợp và có giải pháp đồng bộ đấu tranh loại trừ các sản phẩm
văn hóa độc hại, nội dung trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây
dựng con người.
Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các khuynh hướng sáng tác phản tiến bộ,
nhân văn, tha hóa con người trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. Chủ động phát
hiện, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong
nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
3.3. Tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước theo
hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đọa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đào tạo người lao động thông qua hoạt động thực tiễn, con người sẽ được tạo ra
một thế giới cho riêng mình, thế giới của văn hóa tinh thần và vật chất những điều kiện
cho sự tồn tại và phát triển.
Nhà nước khuyến khích nhân dân tham gia vào lao động sản xuất sẽ rèn luyện ý
chí, nghị lực vượt qua khó khăn, ý thức bảo vệ và không ngừng nâng cao thể lực, sức
khỏe góp phần cho q trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế Việt Nam ngày càng
giàu mạnh. Cùng nhau chung tay chống chủ nghĩa cá nhân, làm việc tập thể một người vì
mọi người.
Tập trung nghiên cứu làm rõ những mặt hạn chế của con người Việt Nam, có giải
pháp khắc phục. Từng bước khắc phục mâu thuẫn trong nhận thức, lối sống giữa các thế
hệ người Việt Nam, tạo sự kết nối, đồng thuận cao trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

20



Kiểm tra, rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý giải
phóng mọi tiềm năng xã hội chăm lo, phát triển con người. Đổi mới cơ chế và phương
pháp giáo dục nhân cách, tư tưởng, lý luận chính trị, đạo đức cách mạng phù hợp với
từng đối tượng, ngay từ cấp học mầm non.
Khẩn trương đúc kết và sớm ban hành hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Xây dựng lối sống “mỗi người
vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, uống
nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái, quan tâm giúp đỡ người khác,
tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn.
3.4. Xây dựng các kế hoạch, chiến lược để cải thiện giáo dục và đào tạo ở Việt
nam với mục tiêu đào tạo ra những con người mới phát triển toàn diện
Đề ra những nội dung, chương trình giảng dạy và học tập thực sự khoa học, trong
đó việc dạy chữ, dạy nghề và dạy người phải được kết hợp chặt chẽ, hài hòa, cân đối để
xây dựng và phát triển con người đáp ứng được q trình cơng nghiệp, hiện đại hóa đất
nước.
Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
Tiếng Hàn, tiếng Đức vào Ngoại ngữ 1 thay vì chỉ có tiếng Anh tạo cơ hội giao lưu với
các nước trong khu vực. Nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình và nơi dung
chuẩn quốc gia cho từng môn học, ở từng cấp trên cơ sở, cập nhật những tri thức của
khoa học hiện đại, các thức đào tạo tiên tiến để đáp ứng “nguồn nhân lực chất lượng
cao”.
Tăng đầu tư cho giáo dục, hiện đại hóa chương trình nội dung đào tạo khơng
qn chú trọng hơn nữa đến cơ cấu, cách thức đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của
học sinh bằng chế độ thi cử, tuyển chọn. Việc thi cử phải luôn ln cơng bằng, bình đẳng,
nghiêm minh đối với tất cả học sinh trên cả nước tránh tình gian lận trong thi cử, mua
điểm, hối lộ, đút lót, con ơng cháu cha. Kiểm soát số lượng bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
hằng năm.
3.5. Giải pháp trong tình hình dịch bệnh Covid-19
Xã hội: Nhà nước đã đưa ra các chính sách phịng dịch, khoanh vùng, phong tỏa

các địa điểm có người dương tính, cách ly người nhập cảnh ngay khi xuống máy bay.
Thực hiện việc giãn cách xã hội, khuyến khích người dân luôn luôn đeo khẩu trang khi ra
21


ngoài hoặc tiếp xúc với mọi người, hạn chế ra ngồi đường khi khơng thật sự cần thiết.
Trong khi tình hình dịch diễn biến phức tạp, cho đóng cửa các khu vui chơi, nhà hàng,
quán cafe, không tụ tập đông người. Có những mức phạt nặng cho những đối tượng
khơng tuân thủ quy định như: phạt từ 1.000.000-3.000.000 đồng những người khơng đeo
khẩu trang, xử phạt hình sự những người lây lan dịch bệnh sang cho người khác...Ngăn
chặn các tin đồn vơ cắn cứ, khơng chính xác, sai sự thật trên các trang mạng xã hội.
Giáo dục: Bộ đã cho học sinh, sinh viên học online ở nhà đảm bảo được cung
cấp đầy đủ kiến thức như ở trên lớp. Tổ chức và hồn thành các kì thi lớn cho học sinh
mà khơng gây khó khăn hay trở ngại nào. Đối với các vùng dịch, khu vực bị phong tỏa
hay các em học sinh bị cách ly luôn tạo điều kiện để các em có thể làm bài thi ma vẫn
đảm bảo an toàn giãn cách xã hội.
Kinh tế: Kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân vùng dịch, những
thương lái không thể xuất khẩu nông sản như thanh long, dưa hấu,... sang nước ngoài.
Hợp tác thành công với các nước phương Tây xuất khẩu các thực phẩm khô như gạo, mỳ,
bún Việt Nam với mong muốn cải thiện nền kinh tế. Do vậy, trong năm 2020, nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng dương trong khi các nước lớn đang khủng khoảng đối mặt với
Covid-19 tăng trưởng dương.

22


KẾT LUẬN
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời
mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng

tạo, mọi người đều được học hành, khơng phân biệt giai cấp tuổi tác trình độ,… Luận
điểm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người” đã nêu lên tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Chứng minh cho việc “trồng
người” là rất quan trọng. Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm,
chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo con người luôn soi
sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó khơng chỉ là cơ sở lý luận cho
việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối phát triển nền giáo
dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng mà còn là những bài học, những
kinh nghiệm thực tiễn hết giáo dục sức sinh động thiết thực và hiệu quả đối và người
làm công tác giáo dục hiện nay. Để hoàn thành sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội, hồn
thành cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhất định phải coi trọng sự
nghiệp “trồng người” mà trong đó là sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Thực hiện lời Bác đã dặn thế hệ trẻ: “Nước nhà trông mong, chờ đợi các em rất
nhiều. Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm chấu được hay khơng, chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

23


×